Hiển thị các bài đăng có nhãn Hồi Ký. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hồi Ký. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016

TRẬN ẤP BẮC: THỰC TẾ VÀ HUYỀN THOẠI

Chuẩn-Tướng Lý Tòng Bá
Nguyên Chỉ-huy-trưởng Thiết-giáp
Tư-lệnh Sư-đoàn 23 và Sư-đoàn 25BB
By Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá - Edit by Hải Triều
Nhân mùa 30/4 năm nay, sau khi nói chuyện qua phone, cựu Tướng Lý Tòng Bá đã gửi tới tòa soạn một bài ký viết tay, trong đó, Tướng Bá đã viết lại tỉ mỉ những sự thực về trận Áp Bắc, những sự thực mà một số sách báo ngoại quốc và CS đã xuyên tạc hay bóp méo sự kiện.

Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

TRẬN KHE SANH 1968

 PHẦN 1

Hành Quân Lam Sơn 207A (Pegasus ) từ 1/4 đến 12/4/1968

Căn cứ Khe Sanh một tiền đồn đèo heo hút gió ở vùng cực Bắc của Việt Nam Cộng Hòa, tọa lạc trên một trảng cao của ngọn núi cao nhất vùng Đông Trị trong dảy Trường Sơn, cạnh sông Rào Quan, một chi nhánh của Sông Quảng Trị, bao quanh bởi núi đồi và cây rừng trùng điệp. Phía Bắc và Tây Bắc có 4 ngọn đồi án ngữ là 881 Bắc, 861, 558 và 881 Nam. Các ngọn đồi này được dùng như là các tiền đồn để bảo vệ căn cứ cũng như quan sát để xác định các vị trí pháo và phòng không của địch.

Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016

MÓN NỢ ÂN TÌNH


Ngân Bình - Tôi sang Mỹ cùng với Ba Dượng theo diện H.O - nhờ tờ khai sinh giả tôi có được qua những đồng tiền đút lót mà tôi trở thành con ruột của Ba. Cha mẹ tôi và một đứa em trai còn ở lại Việt Nam. Nhiều người rất ngạc nhiên, không hiểu vì sao mỗi khi nhắc đến gia đình ruột thịt tôi có phần lạnh nhạt trong khi tôi lại rất thương yêu và chăm sóc Ba Dượng. Thật sự, tôi thương Ba Dượng hơn cha ruột của tôi rất nhiều. Tôi không biết điều đó đúng hay sai nhưng tình cảm luôn xuất phát từ trái tim, không thể gượng ép và cũng không thể theo một khuôn mẫu đã định sẵn. Duy nhất một điều tôi có thể hiểu được là cha tôi chưa một ngày bồng ẵm tôi nhưng Ba Dượng đã nuôi nấng tôi từ thuở ấu thơ.

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

VIDEO THIÊN HỒI KÝ THÉP ĐEN CỦA ĐIỆP BÁO VIÊN ĐẶNG CHÍ BÌNH


Thiên Hồi Ký Thép Đen của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...

Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

VỤ CƯỚP MÁY BAY QUÂN SỰ ĐỂ VƯỢT BIÊN VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU CHƯA TỪNG ĐƯỢC TIẾT LỘ

TRƯƠNG VĂN ẤM
Vào ngày 24/11/1979,  một cuộc không tặc máy bay quân sự C130 vô tiền khoáng hậu tại sân bay Tân Sơn Nhất của một nhóm 13 người trốn chạy khỏi VN gây chấn động thế giới. Họ là ai? Cuộc vượt biên bằng máy bay này ra sao? Ông Trương Văn Ẩm, người lên kế hoạch cuộc không tặc kể lại câu chuyện sau 36 năm:

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

TRUNG SỸ KHÂM

Xóm Chợ Mới, Đà Nẵng - Mùa hè năm 1972
Chiếc xe lam từ An Hải thả tôi xuống Ngã Tư Quân Đoàn. Trời nắng chói chang, tôi vội vã đi bộ dọc theo con đường trước cổng Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I Quân Khu I (BTL QĐ1/QK1) để về nơi Đại đội 1 đang trú quân rải rác bên trong xóm Chợ Mới. Một khu phố đối diện với BTL QĐ1/QK1.

DƯỚI TẦNG ĐỊA NGỤC

 Vận nước chuyển đổi, sau ngày 30-4-1975 cuộc chiến tranh giữa Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và Cộng sản Bắc Việt (CSBV) kết thúc! Thay vì hòa hợp, hòa giải dân tộc để cùng nhau xây dựng một nước Việt Nam phú cường thì ngược lại nhà cầm quyền Hà Nội say men chiến thắng, tạo dựng lên hằng trăm nhà tù lớn, nhỏ với mỹ từ cải tạo để giam giữ: Quân, Dân, Cán, Chính. đảng phái, Tôn giáo, giới trí thức, văn nghệ sĩ... của VNCH còn ở lại trong nước vì nhiều lý do khác nhau.

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

GIẢI PHÓNG, NỖI KINH HOÀNG CỦA NGƯỜI DÂN NAM VIỆT

 
Ngày nay hầu như nhân loại trên khắp hoàn cầu đều lấy năm Chúa Kitô giáng sinh làm mốc định thời gian, chúng ta đang ở vào năm 2010, tức là 2010 năm kể từ ngày Chúa giáng thế. Nhiều sự kiện khoa học hay lịch sử cũng được xác định dựa trên mốc thời gian này cho dù những dữ kiện đó hoàn toàn không liên quan gì đến niềm tin tôn giáo hay tín ngưỡng. Chẵng hạn nhà toán học Pythagore sinh năm 580 và mất năm 500 trước Công Nguyên, Tề Hoàn Công trị vì từ năm 685 đến năm 643 trước Công Nguyên… Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng xảy ra năm 42 sau Công Nguyên… Các văn bản bằng tiếng Anh thì dùng BC (before Christ) hoặc AD (Anno domini) để chỉ những sự kiện xảy ra trước hoặc sau Thiên Chúa giáng thế. Riêng người Việt nam chúng ta từ trong Nam ngoài chí Bắc từ sau 30 tháng tư năm 1975 lại có một mốc định thời gian mới: “hồi trước giải phóng” hay “hồi sau giải phóng”, tất nhiên người Việt mình nghe mãi rồi quen tai và không thấy gì phản cảm khi dùng hoặc nghe cụm từ này… Nhưng khi tôi vô tình dùng nó lúc nói chuyện với một đồng nghiệp người nước ngoài rằng “…after the liberation of the south…” thì ông ta sững sốt hỏi ngay rằng “… liberation from what?…” – Giải phóng khỏi cái gì? Thì tôi mới hốt hoảng với cách dùng cụm từ này để định mốc thời gian của người Việt… bởi đối với hầu hết người Việt, nhất là người miền Nam hoặc đối với cả đồng bào miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 nữa, thì “giải phóng” là một nỗi ám ảnh trong cả đời người…

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

DƯƠNG THU HƯƠNG - BÊN KIA BỜ ẢO VỌNG PHẦN 1

CHƯƠNG 1
Người đàn bà thầm nghĩ: “Tại sao mình đã yêu Nguyên đến thế?”…
Cô chăm chăm nhìn anh qua làn ánh sáng xanh tái của rạng đông. Anh còn đang ngủ say, vừa hiền vừa xa lạ, như một hình nhân bằng sáp. Gương mặt, gờ cong trên sống mũi, vành tai… Vẫn con người ấy, da thịt ấy, trước kia anh là vầng hào quang ở trong cô. Giờ, không còn toả ra hơi ấm của tình yêu và niềm vui sống.

DƯƠNG THU HƯƠNG - BÊN KIA BỜ ẢO VỌNG PHẦN 2

CHƯƠNG 5
- Anh yêu em.
- Vâng.
- Em có hạnh phúc không?
- Vâng...
Người đàn bà trả lời, nhưng mắt nhìn về phía khác. Trần Phương không để ý tới thái độ của người yêu, ông có vẻ hoàn toàn mãn nguyện.

DƯƠNG THU HƯƠNG - BÊN KIA BỜ ẢO VỌNG - PHẦN 3

CHƯƠNG 7
Bà Phượng là người đầu tiên ngửi thấy mùi tai hoạ trong gia đình Nguyên. Ngay sau buổi đưa Linh tới quán cà phê gặp Trần Phương, bà đã dự cảm được tất cả những biến cố sẽ đến với người cháu gái sau cái nhìn đầy ma lực của người tình xưa. Bà tới bảo chàng cháu rể phải đề phòng những hiểm nguy có thể xảy tới trong mọi gia đình. Nguyên hiểu ý bà cô, nhưng chính anh cũng không ngờ Linh đã bị ông nhạc sĩ kia chinh phục nhanh chóng đến thế. Một tình yêu tự nó kết thúc bao giờ cũng chậm chạp, khó khăn. Nhưng khi có một tình yêu khác thay thế, nó sẽ bị treo cổ mau lẹ không thương tiếc. Bằng kinh nghiệm bản thân, bà Phượng hiểu tình cảnh cô cháu gái và ân hận vì dù sao bà cũng phải gánh chịu một phần trách nhiệm khi Linh lâm vào tình cảnh ấy.

DƯƠNG THU HƯƠNG - BÊN KIA BỜ ẢO VỌNG - PHẦN 4

CHƯƠNG 10
Trong vòng năm năm nay, chưa bao giờ Trần Phương có một buổi sáng vui vẻ như hôm nay. Ông vừa được gặp vị cán bộ lãnh đạo cao cấp – Chú của bà vợ. Bà đã tô vẽ cho ông khá đủ để vị lãnh đạo có sẵn lượng cảm tình cần thiết trước khi gặp ông. Và ông với sự nhạy cảm đặc biệt đã đánh giá được đối tượng tiếp xúc với mình ngay tức khắc:

DƯƠNG THU HƯƠNG - BÊN KIA BỜ ẢO VỌNG - PHẦN CUỐI

CHƯƠNG 12
Một chú bé mười lăm tuổi, khá kẻng trai, tay đút túi quần đi trên hè phố, vừa đi vừa hát mải mê. Đôi mắt cậu bé mơ màng làm sao… Nguyên nghĩ, anh nhớ lại hồi anh mười lăm tuổi, ngờ nghệch hơn và còn trẻ hơn chú bé ấy nhiều. Mười lăm tuổi bây giờ, đã biết hát bài hát về tình yeu. Mười lăm tuổi ngày xưa, anh đứng dưới gốc ổi, nước mắt chảy ròng ròng vì bị tước đi một miếng bánh ngọt…

Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

DƯƠNG THU HƯƠNG -NHỮNG THIÊN ĐƯỜNG MÙ - PHẦN 2

CHƯƠNG 5
Không chịu nổi oan ức, nhục nhã, bố tôi đã bỏ làng đi. Ông dắt theo lưng số vốn còm của người chị gái. Thoạt đầu, bố tôi lên huyện tìm người bạn cũ. Ông này trước đây dạy cùng trường với bố tôi, con 1 gia đình 3 đời làm nghề buôn nước mắm trên thị trấn. Tìm được tới nơi, người bạn cũng đã bỏ phố huyện lên Lào cai. Gia đình ông bị nghi là chứa chấp Quốc dân đảng, chính quyền quản thúc chờ ngày xét xử. Lúc ấy, ngay ở phố huyện, bãi cỏ lớn trước vốn là sân quần ngựa cũng đã biến thành trường đấu. Địa chủ lớn, cường hào, ác bá điển hình trong các xã được đưa lên đấu tố và đem ra trước tòa án của nông dân xét xử. Suốt đêm tiếng trống, tiếng kèn, tiếng hô, tiếng la hét của đám đông vang động. Đội du kích đi tuần tra, lưỡi lê giương sáng quắc. Các đội viên du kích, súng lăm lăm chĩa về phía trước, trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Mắt họ cũng sáng quắc như lưỡi lê vì tinh thần cảnh giác, nhìn như lục soát đám khách bộ hành. “Không để bọn địa chủ lọt lưới” – Khẩu hiệu kẻ ngang dọc trên đường, bằng đủ loại chữ. Bất cứ người nào bị họ gọi tới cũng run như cầy sấy, trước những ánh mắt hừng hực căm hờn – 1 sự căm hờn rất an nhiên không cần căn đế và lí trí.

DƯƠNG THU HƯƠNG -NHỮNG THIÊN ĐƯỜNG MÙ - PHẦN 3

CHƯƠNG 9
Mùa xuân qua rất nhanh. Rồi mùa hè. Cậu Chính tôi không đến nữa. Mẹ tôi không còn buồn khổ như hồi đầu tiên, khi bị cậu hất hủi. Tôi học khá, mỗi tháng 1 lần tôi viết thư cho cô Tâm báo cáo việc học hành. Từ nay, tôi là con người khác, tôi có guồng máy khác thống trị. Đó là vinh quang của dòng họ Trần, của ông tôi, của bố tôi. Và tất cả được giao lãnh cho cô Tâm. Thư tôi gửi cho cô chỉ vài dòng. Thư cô trả lời đặc 4 trang giấy. Phần đối thoại với cuộc đời bị ngắt quãng cô dồn cả về cho tôi. Cô kể cho tôi nghe đủ thứ chuyện: Nào là đêm rằm tháng trước cô tới chùa Pheo, nghe sư ông tunïg kinh cả đêâm, về nhà nhẹ lâng lâng như được uống thuốc cải lão hoàn đồnn. Nào là trong vườn cam, còn sót lại 1 gốc ổi, sát bờ dậu. Vừa rồi gốc ổi ấy bỗng bị mối đùn to như đống rơm, khiến người làng xôn xao bàn tán. Cô đã đi xem bói và ông thày mù bảo đó là điềm báo trước họ Trần sắp phát quí, phát phú. Ngôi sao ứng nghiệm lại là Thái âm nên người thành đạt là phụ nữ. Nào mùa cam năm nay, cô bán được 6000 quả, còn lại dăm trăm quả cô vùi cát nhờ người chuyển dần lên Hà Nội cho tôi ăn... Thư nào cũng có lời dặn dò, khích lệ.

DƯƠNG THU HƯƠNG -NHỮNG THIÊN ĐƯỜNG MÙ - PHẦN CUỐI

CHƯƠNG 13
Ngày tôi thi đại học, cô gửi nhà cho bà Đũa cả tuần. Tuần lễ ấy, cô ở nhà nấu nướng, chăm sóc tôi. Mẹ tôi vẫn đi chợ ngày ngày.
- Người buôn bán, tham buổi chợ, chẳng mấy khi dám nghỉ.
Cô bảo mẹ tôi như thế. Tôi thi xong, cô về quê. Nhưng tuần một lần, cô lại gửi thư lên thăm kết quả. Mặc dù, đã ba lần tôi nói với cô, phải vài tháng sau mới có thông báo chính thức.

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

ĐÚC KẾT NGÀY TRI ÂN THƯƠNG PHẾ BINH -VIỆT NAM CỘNG HÒA 28.04.2014


VRNs (28.04.2014) – Sài Gòn – Ngày Tri Ân TPB-VNCH đã diễn ra như dự định với 385 ông thương phế binh tham dự, và 60 người phục vụ.
Danh sách ghi danh khi kết lại là 422 người, và ngày hôm nay tiếp nhận thêm [vì không thể từ chối khi anh em thương phế binh đã đến] 13 người. Như vậy tổng danh sách là 435 người ghi danh, nhưng 50 ông TPB-VNCH không thể đến tham dự được. Tin ban đầu cho biết một số anh em đã bị công an đến nhà đe dọa không cho đi, một số khác do bệnh nặng, hoặc không có người đưa đi. ban tổ chức quyết định sẽ cử một số thiện nguyện viên đến tận nhà thăm những anh em đã ghi danh, mà không thể đến tham dự để an ủi, khuyến khích và trao món quà 1 triệu đồng tiền Việt cho anh em như những người đã đến tham dự.

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

NGÀY THỨ 40 - TRONG LOẠT BÀI 52 NGÀY ĐÊM 1975 MẤT NƯỚC

NGÀY 18-4-1975 TẠI CHIẾN TRƯỜNG QUÂN KHU III
18.4.1975: 

Trận Chiến Phan Thiết
* Tình hình Phan Thiết ngày 18-4-1975
Sau khi tỉnh Ninh Thuận thất thủ, tỉnh Bình Thuận trở thành phòng tuyến cuối cùng của VNCH tại miền Trung. Biết trước Cộng quân sẽ tấn công chiếm Phan Thiết, lực lượng VNCH đã bố phòng tại các ngã ba và ngỏ vào thị xã. Ngoài các đơn vị Địa phương quân của Tiểu Khu, lực lượng phòng thủ Phan Thiết còn có Trung đoàn 6 Bộ binh thuộc Sư đoàn 2 Bộ binh.

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

NHÀ BÁO PHÁP PIERRE DARCOURT VIẾT VỀ NHỮNG NGÀY GIỜ CUỐI CỦA VIỆT NAM CỘNG HOÀ: ĐẠI SỨ PHÁP MERILLON ĐẠO DIỄN MÀN ĐƯA TƯỚNG MINH LÊN LÀM TỔNG THỐNG

Tiếp tục trích lược Hồi Ký của Pierre Darcourt do Cựu Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa VNCH dịch sang Việt ngữ:
Sau khi TT Thiệu ra đi, Đại sứ Pháp Mérillon nghĩ rằng CPLTCHMN sẽ chấp nhận ông Dương văn Minh, nên hối thúc ông Trần văn Hương nên mời ông Minh lập một Chánh Phủ gọi là "Chánh Phủ để Thương Thuyết".