Hiển thị các bài đăng có nhãn Hồi Ký. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hồi Ký. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM, THẦY GIÁO VŨ HÙNG BỊ CHÁU CON BẢ CHÓ TẠM GIAM 2 THÁNG


RFA - Chị Lý Thị Tuyết Mai, vợ thầy giáo Vũ Văn Hùng cho chúng tôi biết, cán bộ điều tra Kim Minh Đức thông báo thầy giáo Vũ Văn Hùng đã có lệnh tạm giam 2 tháng. Người này cũng hứa sẽ đưa giấy cho gia đình vào thứ hai tuần tới.

CHÁU CON BẢ CHÓ TẠI NGHỆ AN ĐÃ TUYÊN Y ÁN 3 NĂM TÙ, 4 NĂM QUẢN CHẾ CHO NGƯỜI YÊU NƯỚC NGUYỄN VĂN OAI


RFA - Phiên tòa phúc thẩm xét xử nhà hoạt động Nguyễn Văn Oai đã được diễn ra tại tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An sáng ngày 15/01/2018 trong bầu không khí căng thẳng. Bên trong phiên tòa, những lời khai của bị cáo và luận chứng của luật sư đều bị bác bỏ và cuối cùng thẩm phán vẫn tuyên y án sơ thẩm 5 năm tù giam và 4 năm quản chế đối với ông Nguyễn Văn Oai. Bản án được luật sư nhận định là “oan sai”.

BẬT MÍ LỊCH SỬ - MỸ KHÔNG THẢ BOM VÀO BỆNH VIỆN BẠCH MAI - VẬY AI ĐÃ ĐÃ ĐẶT MÌN PHÁ VỠ BỆNH VIỆN BẠCH MAI ĐỂ ĐỔ THỪA MỸ!


Đả Đảo Cộng Sản - Qua tài liệu về Operation Linebacker II, thì Mỹ KHÔNG thả bom vào đêm 21 rạng sáng 22/12/1972- đây cũng là đêm Việt Cộng Bạch Mai bị "trúng bom Mỹ"! 

BI KỊCH TRỊNH CÔNG SƠN



Tôi gặp Trịnh Công Sơn vào năm 1958 tại Huế; lúc đó Sơn khoảng 17 tuổi và tôi 18 tuổi. Chúng tôi chơi với nhau vì cùng tâm hồn thi ca, và bởi vì lúc đó tôi chưa hề là họa sĩ.

VĂN PHÒNG CAO ỦY NHÂN QUYỀN LHQ LÊN TIẾNG VỀ VIỆC NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM KẾT ÁN NHÀ HOẠT ĐỘNG NHÂN QUYỀN TRẦN THỊ NGA


OHCHR - CTV Danlambao Lược dịch - Chúng tôi lấy làm quan ngại về tình trạng gia tăng đàn áp những người hoạt động bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam đã đặt vấn đề và phê phán những chính sách của chính phủ. 

Thứ Ba, 12 tháng 9, 2017

HỒI KÝ ĐƯỜNG ĐI KHÔNG ĐẾN CỦA XUÂN VŨ - KỲ 1

1      2      3      4      5
CẢM NGHĨ về “ĐƯỜNG ĐI KHÔNG ĐẾN” của Xuân Vũ

Bác sĩ Hồ Văn Châm

Tôi nghĩ rằng khi đọc xong tập hồi ký vượt Trường Sơn này của nhà văn Xuân Vũ, mỗi độc giả tùy theo thân thế và tâm sự riêng biệt của mình, có thể có những cảm nghĩ rất khác nhau. Người thích phiêu lưu mạo hiểm, say mê những chân trời xa lạ, những câu chuyện sôi nổi được tác giả ghi chú rất linh động trong tập sách. Kẻ ưa mơ mộng, thương cảm nỗi vất vả nhọc nhằn của người nữ vũ công có đôi bàn chân sáp đúc trầy trụa vì đá tai mèo trên những đỉnh núi cụng trời. Chính khách thời thượng gật gù khen nội dung tốt. Độc giả khó tính tặc lưỡi cho là sách tuyên truyền.

HỒI KÝ ĐƯỜNG ĐI KHÔNG ĐẾN CỦA XUÂN VŨ - KỲ 2

1      2      3      4      5
 - 7 -
Nghĩ quanh nghĩ quẩn mãi rồi cũng không thoát khỏi cái cực hình kéo dài không biết bao giờ chấm dứt: đó là ĐI. Phải đi! Và đi tới nghĩa là không thể lùi lại.
Dù sao thì cũng phải đi. Mà đi bằng cặp chân và cây gậy sau những cơn sốt và nằm ngoài mưa, kể ra cũng không phải là chuyện vui.
Nằm mà nhìn cảnh vật thì trông thấy cái cây, sườn núi cái gì cũng nghiêng như sắp đổ. Còn ngồi mà nhìn thì thấy nó xoay vần. Cây cối và sườn núi như cứ chạy quanh như vây chặt lấy mình.
Mắt tôi quen nhìn cái đầu võng của Thu. Ở trên đó có cái chân đau của Thu gác lên với những băng bó trắng xoá. Màu trắng gây thêm cảm giác buồn của thương tật.

HỒI KÝ ĐƯỜNG ĐI KHÔNG ĐẾN CỦA XUÂN VŨ - KỲ 3

1      2      3      4      5
- 13-
Chúng tôi về đến trạm được một lúc thì anh trạm trưởng và cậu Chân ra chơi. Hai người tỏ vẻ vui mừng khi trông thấy mớ thực phẩm sống của chúng tôi rất phong phú.
Tôi hỏi một cách rất ngây ngô:
- Ở đây sao các anh không đi đổi về dùng?
- Chúng tôi biết chớ, nhưng thú thật với các anh, chúng tôi đâu có cái gì để đổi chác?
Anh trạm trưởng tiếp:
- Các đồng chí thấy đó, ở trong vùng rừng núi này sắt đá gỗ lim còn mục nữa là quần áo. Quần áo của chúng tôi không đủ mặc, lấy gì mà đổi? Tôi làm trạm trưởng gần hai năm chỉ lãnh được một bộ đồ.
Công tác giao liên, các đồng chí coi đó, dầm nước mưa, nước suối suốt ngày, đâu có mấy tháng thì rã hết. Trước kia chúng tôi còn có một bộ nghiêm một bộ nghỉ. Đi về thì thay bộ đồ tác chiến ra treo trên nhánh cây đó, mặc bộ đồ khô vào, sáng hôm sau, bộ kia có khô hay chưa khô cũng cứ tra vào.. Cả năm này tháng nọ như thế. Nhưng bây giờ tụi tôi mỗi đứa chỉ còn một bộ, hễ ướt cởi ra phơi thì phải mặc “bộ đồ da”. Anh biết “đồ da” chưa? …

HỒI KÝ ĐƯỜNG ĐI KHÔNG ĐẾN CỦA XUÂN VŨ - KỲ 4

1      2      3      4      5
- 21-
Bộ đội ở ngoài rừng nấu nướng lửa đỏ rực khắp nơi. Anh giao liên đã trở về. Tự nãy giờ anh đi la ó vể việc tắt lửa mỗi khi có máy bay đến. Anh vừa leo lên thang vừa càu nhàu:
- Vô kỷ luật nhất là bộ đội! Ông nội ai bây giờ la hét cũng không nỗi. Máy bay tới bên đít mà thổi còi muốn lạc giọng cũng không chịu tắt lửa cho! Mặc kệ mẹ, tao không thèm la nữa, thí mạng cùi đó. Thằng nào muốn làm gì thì làm!
Ông Chín không tán thành cái thái độ của anh giao liên. Ông ta chúa sợ máy bay, làm sao ông nằm im được với cái cảnh bếp núc lửa khói loạn xạ như vậy?
Ông leo xuống thang và quờ quạng đi ra nhóm bộ đội gần nhất ở ven rừng. Giao liên không cho họ vô tới đây, nhưng họ không nghe, cứ chỗ nào thuận tiện thì họ tới. Thấy ông Chín đi dẹp cái trận “hoả công”, anh giao liên phì cười:

HỒI KÝ ĐƯỜNG ĐI KHÔNG ĐẾN CỦA XUÂN VŨ - KỲ CUỐI

1      2      3      4      5
- 28-
Tôi đang nằm suy nghĩ một lúc hằng trăm chuyện thì có một chú lính từ xa đi tới đập võng tôi và gọi tên tôi.
Tôi ngóc đậy. Cậu lính vỗ vỗ ngực:
- Cháu là Thiên đây, con của nhà thơ X. Nhà ở phố Hàng V… Hồi Tết năm ngoái chú có đến uống rượu với ba cháu đấy.
Tôi còn đang ngơ ngác thì cậu ta nhắc:
- Chú uống rượu còn ba cháu ngâm thơ. Ba cháu đem cái cốc đặc biệt ra uống Mao Đài tửu đấy.
Tôi đập vào đùi cậu thanh niên thật mạnh:

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

HỒI KÝ ĐỒNG BẰNG GAI GÓC CỦA XUÂN VŨ - KỲ 1

1      2      3      4   
Quyển thứ năm trong bộ trường thiên tiểu thuyết

VƯỢT TRƯỜNG SƠN của Xuân Vũ

XUÂN THU ấn hành lần thứ nhất tại Hoa Kỳ

tháng một , một chín chín sáu.
Nhà xuất bản và tác giả giữ bản quyền
Cấm trích dịch và in lại dưới mọi hình thức.
ISBN: 1-56295-009-1
Một quê hương tan nát, một cuồng vọng tiêu ma. Đồng khởi thực sự là cái gì ? Có giải phóng ba phần tư đất đai và bốn phần năm dân chúng không? Súng ngựa trời có tác dụng như đài Hà Nội rêu rao không? Đạo Quân Đầu Tóc có được mấy người và do ai chỉ huy ? Nữ tướng Ba Định làm gì trong kháng chiến chống Pháp, và trong chiến tranh chống Mỹ? Tại sao Nguyễn Chí Thanh bốc mụ ta lên đặt trên đầu bọn trí thức hùa và đám cán ngố Bắc Kỳ? Trần Văn Trà bị rượt chạy suýt chết vì mưu toan sát nhập bộ đội Hai Phải vào các đơn vị dưới quyền chỉ huy của y.

HỒI KÝ ĐỒNG BẰNG GAI GÓC CỦA XUÂN VŨ - KỲ 2

1      2      3      4   
- 8 –

Cả bọn uống trà ngon lành và hối hả, trò chuyện cũng hấp tấp. Bảy Quế nói:
- Cái chợ Cái Quan này chỉ cách tỉnh lỵ Bến Tre không đầy mười lăm phút trực thăng. Nó còn để đó để làm đầu mối đưa tin lấy tin. Giống như một cụm chà mà bà con thả dưới sông. Đám cá tưởng đó là nơi an toàn tránh khỏi tay thợ chài, nào biết đâu sẽ có một bữa bất ngờ người chủ bao đăng xúc một phát là sạch. Nào cá lóc, cá trê , cá lòng tong. . .
Tôi trỏ bộ râu của nó và nói.
- Và cá chốt nữa.
Ba Nha gạt ngang.

HỒI KÝ ĐỒNG BẰNG GAI GÓC CỦA XUÂN VŨ - KỲ 3

1      2      3      4   
- 12 -
Một buổi sáng thức dậy bỗng nghe chú Nhứt nói:
- Có hai, ba ông cán bộ R ở nhà bà Má Bảy.
Tôi và Tám Không lập tức chạy ra, thì đúng thật. Đó là tổ quay phim của Xưởng Phim Giải Phóng, trưởng tổ là Hai Nghi đã từng du học bên Đức về . Hắn được giao trách nhiệm giàn dựng câu chuyện Binh Biến Bình Dương (!). Sau một lúc hỏi han nhau, tôi và Tám Không ra về. Tám Không rỉ tai tôi:
- Mày biết thằng Nghi xuống đây làm gì không?
- Thì xây dựng bộ phim “Binh Biến” chớ làm gì nữa.
Tám Không cười:
- Mày ngây thơ bỏ bố đi !
- Sao?
- Nó xuống theo dõi mày đó.
- Theo dõi tao?

HỒI KÝ ĐỒNG BẰNG GAI GÓC CỦA XUÂN VŨ - KỲ CUỐI


1      2      3      4   
- 20 -
Một buổi chiều như những buổi chiều, tôi ra bến đò để đón tin vui. Thì tin vui đến thật. Một người đã đưa tôi một lá thơ của em gái tôi.
Anh Hai,
Chị Hai đã sanh con gái. Mẹ tròn con vuông. Má đặt tên cho cháu là Mỹ Hạnh. Chờ chị Hai cứng cát em sẽ đưa chị và cháu sang thăm anh.
Em. .
Tôi nghe như cả đất trời quay vun vút, tôi không đứng vững. Tôi đã có con. Tôi đã làm cha ! Dòng họ tôi được nối tiếp. Tía má tôi có cháu. Tôi phải tìm ngay một người để chia sớt niềm vui. Người đó không ai khác hơn là Tư Mô.

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN I - GIẢI PHÓNG - CHƯƠNG I

I   2 A    2 B    3   4   5   6   7   8   9   10   11 12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   KẾT


hông ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm.
*****
Published by
OsinBook∘2012
Copyright 2012 by Huy Đức & OsinBook∘2012
ISBN: 978-1-4675-5790-0
Huy Đức & OsinBook∘2012 giữ bản quyền
Thiết kế bìa và trình bày:
Phùng Văn Vinh & Trần Minh Triết
Bản giấy in tại California, USA
ISBN: 978-1-4675-5791-7
Phát hành toàn cầu

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN I - GIẢI PHÓNG - CHƯƠNG 2 a

I   2 A    2 B    3   4   5   6   7   8   9   10   11 12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   KẾT
Phần I: MIỀN NAM
Chương 2a: CẢI TẠO 


au hai mươi năm chia cắt, lịch sử đã đặt nhiều gia đình miền Nam vào những tình huống vô cùng nghiệt ngã. Có những gia đình trong khi vui mừng đón đứa con “nhảy núi” trở về thì đứa con “nguỵ” đang phấp phỏng nằm chờ trên gác; có những cán bộ cao cấp từ Hà Nội vô mới biết đứa con mà khi tập kết mình để lại đã trở thành “lính nguỵ”. Dù 175 nghìn khẩu súng các loại đã được giao nộp ngay trong mấy ngày đầu tiên sau 30-4, nhưng hơn nửa triệu sỹ quan, binh lính Việt Nam Cộng Hòa tan rã thì vẫn đang nhà ai nấy ở. Tất cả đều căng ra chờ đợi.

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN I - GIẢI PHÓNG - CHƯƠNG 2b

I   2 A    2 B    3   4   5   6   7   8   9   10   11 12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   KẾT
Phần I: MIỀN NAM
Chương 2b:  CẢI TẠO - TÙ CẢI TẠO

Cho dù ở tù hay cải tạo thì đều là thân phận của những người mất tự do. Nhưng được chuyển từ Đề lao Gia Định hay Chí Hòa ra trại “cải tạo” vẫn là những gì mà những “người tù” thèm khát.
Duyên Anh viết: “Nếu tôi đã phục vụ (trong quân đội) như Thanh Tâm Tuyền, Phan Nhật Nam, Tô Thùy Yên…97, tôi sẽ đóng một khoản tiền ăn mười ngày cho đơn vị tôi trình diện học tập ở trường Gia Long, ở trường Lasan Taberd hay ở cô nhi viện Don Bosco, chẳng hạn. Rồi tôi chờ đợi xe Molotova, xe GMC, xe đò nữa, chở tôi đến trại nào đó ở Long Giao, ở Suối Máu, ở Long Thành. Tôi đi tù với hàng ngàn, hàng vạn bạn bè, tôi không việc gì mà sợ hãi. Ít ra, hai ba năm đầu, bộ đội họ quản lý tôi cũng dễ dãi hơn công an. Tôi đi lại thong thả khắp trại và đêm đêm cửa phòng tôi không bị khóa chặt. Nhưng tôi đã thiếu vinh hạnh làm sĩ quan quân lực Việt Nam  Cộng Hòa, tôi là nhà văn phản động và công an đã đến còng tay tôi, đưa tôi đi một mình”98.

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN I - GIẢI PHÓNG - CHƯƠNG 3

I   2 A    2 B    3   4   5   6   7   8   9   10   11 12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   KẾT
Phần I: MIỀN NAM
Chương 3: ĐÁNH TƯ SẢN
 au khi hàng trăm ngàn binh lính đã được “học tập”, đã nhận thấy “tội lỗi” của mình, còn các sỹ quan thì đã bị giữ trong các trại cải tạo, Sài Gòn lại náo động bởi chiến dịch đánh tư sản mại bản. Theo nhận thức của những người cộng sản, đánh đổ giai cấp tư sản là bước đi tất yếu, là nhiệm vụ của “cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”. Chưa đầy ba năm sau khi chủ nghĩa xã hội được áp dụng ở miền Nam, các nhà doanh nghiệp, với tên gọi mới là “tư sản”, đã phải trải qua hai lần bị “đánh”.

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN I - GIẢI PHÓNG - CHƯƠNG 4

I   2 A    2 B    3   4   5   6   7   8   9   10   11 12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   KẾT

Phần I: MIỀN NAM

Chương 4: NẠN KIỀU

  ăm 1978, Hà Nội phát hiện Bắc Kinh hậu thuẫn cho Pol Pot quấy phá biên giới Tây Nam. Hơn một triệu người Hoa ở Việt Nam đã trở thành mối lo “con ngựa thành Troy” cho một cuộc chiến tranh khi ấy được tin là không tránh khỏi. Ba “phương án” đưa người Hoa ra khỏi Việt Nam đã được triển khai. Bắc Kinh tố cáo Việt Nam gây ra vụ “nạn Kiều”. Việt Nam tố cáo Bắc Kinh “kích động”. Ở giữa “hai làn đạn”, cộng đồng người Hoa ở Việt Nam đã phải trải qua cơn biến động không kể hết đau thương.