Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhân Vật Lịch Sử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhân Vật Lịch Sử. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2016

HIỆN TƯỢNG THÁI BÁ TÂN


Mặc Lâm RFA - Mạng xã hội hôm nay không những nóng lên vì tin biển đã sạch, phi trường Tân Sơn Nhất ngập như sông, máy bay huấn luyện rơi giết phi công còn rất trẻ và đâu đó người này người khác lại bực dọc vì một nhà thơ mà họ yêu mến nay bỗng dưng tuyên bố những điều gián tiếp từ khước tất cả những gì mà ông từng viết và được ưa chuộng trước đây. Nhà thơ ấy là Thái Bá Tân, với cung cách “khẩu thơ” của những bài ngũ ngôn tuyệt vời.

THÁI BÁ TÂN VÀ HỘI CHỨNG STOCKHOLM

Phó Giáo Sư, Tiến Sỹ NGUYỄN VĂN ĐỆ, Hiệu Trưởng Đại Học Đồng Tháp Chuyển TinĐÀN CHIM VIỆT: Thơ năm chữ, còn gọi là thơ Ngũ Ngôn, một dạng biến thể của thơ Đường luật, gồm có Ngũ ngôn Tứ cú (5 chữ, 4 câu), Ngũ ngôn Bát cú (5 chữ, 8 câu) và Ngũ ngôn Trường thiên (5 chữ, dài hơn 16 câu). Đại diện cho thể thơ Ngũ ngôn Trường thiên được nhiều người biết đến là nhà thơ Thái Bá Tân với những bài thơ diễn tả thực trạng chế độ, xã hội Việt Nam dưới sự cai trị của đảng CS. Ngoài những bài thơ ngắn, nhà thơ Thái Bá Tân có một bài thơ 5 chữ, dài 392 câu, đăng trên trang mạng Tinh Hoa, có tựa đề: “Thơ 5 chữ” Thái Bá Tân và mong muốn xã hội Việt Nam nhìn lại chính mình. Nội dung bài thơ chê văn hóa Tầu, đề cao văn hóa phương tây, đặc biệt là Mỹ.

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2016

NGƯỜI VIỆT NAM CÒN PHẢI ĐI TÌM TỰ DO VÌ "NỮ THẦN TỰ DO" Ở HÀ NỘI VIỆT NAM ĐÃ BỊ CHÚNG NẤU CHẢY VÀO NĂM 1952


Tượng Thần Tự Do được người Mỹ nói chung và người dân New York nói riêng coi là biểu tượng đáng tự hào của họ. Đó là pho tượng rỗng, bằng đồng, cốt thép lớn vào loại nhất thế giới. Tượng cao 46m, nặng 204 tấn được đặt đứng trên một bệ cao 45,7m tại một cù lao nhỏ nhìn ra cảng New York.
Nữ Thần Tự Do là quà tặng của nước Pháp cho nước Mỹ.

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

TOÀN VĂN BÀI PHÁT BIỂU CỦA TỔNG THỐNG BARACK OBAMA TẠI HÀ NỘI


Xin chào! Xin chào Việt Nam! 
Cảm ơn, cảm ơn rất nhiều. Cám ơn chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho tôi sự đón tiếp nồng hậu và lòng hiếu khách trong chuyến viếng thăm này.

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

BÀ QUẢ PHỤ ANH HÙNG “MŨ ÐỎ TÊN ÐƯƠNG” TÌM VỀ ÐỒI 31 HẠ LÀO NƠI NGƯỜI ANH HÙNG BỎ CUỘC…


QUẢNG TRỊ (NV) - Sau khi được cộng đồng người Việt ở hải ngoại giúp đỡ, trưa 12 Tháng Tư, 2016, bà quả phụ cố Ðại Úy Nguyễn Văn Ðương, tức Trần Thị Mai, và người con trai út Nguyễn Viết Xa đã có chuyến đi từ Sài Gòn đến đồi 31, Hạ Lào, nơi “Người Anh Hùng Mũ Ðỏ Tên Ðương” hy sinh.

VÒNG HOA TƯỞNG NHỚ CỐ TỔNG THỐNG VNCH NGÔ ĐÌNH DIỆM

Từ vịnh biển xanh San Diego, cựu Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ vừa gởi tặng tôi cuốn sách mới được ông cho ra mắt độc giả: "Nhớ lại những ngày ở cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm". Trên bìa sau đóng khung đen màu tang chế hàng chữ: "kỷ niệm 40 năm ngày Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị thảm sát" thể hiện rõ ràng tâm nguyện của tác giả trong việc hoàn thành hồi ký. Sau khi miền Nam thân yêu rơi vào ách thống trị bạo ngược của Cộng Sản, chúng tôi chỉ có một dịp siết chặt tay vui hưởng buổi trùng phùng trên xứ sở yên lành không áp bức Hoa Kỳ. Ngày đó, tôi vừa chân ướt chân ráo từ đảo thuyền nhân Mã Lai Á tới miền đất hứa,còn đang lận đận kiếm chỗ học hành thi cử, cố vá víu mảnh đời gần phá sản. Giáp mặt rồi mỗi kẻ lại một ngả mưu sinh thoát hiểm.Từ lần tạm biệt ấy, thời gian cứ lững lời trôi,thoáng chốc đã trên hai thập kỷ! Xin cám ơn cố nhân, dù đau yếu vẫn chưa quên người "Huynh đệ chi binh" đã cùng một thời phục vụ trong cùng một đơn vị mang danh hiệu: "Lữ Đoàn Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống" vào những năm tháng chính trường miền Nam ddậy sóng thù hận,âm mưu, lôi cuốn theo xã hội miền Nam vào cơn cuồng lốc tranh chấp quyền lực vô chính phủ.

PHÁT BIỂU CỦA TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM TRƯỚC ĐẠI HỘI ĐỒNG LHQ VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA

 President Ngo Dinh Diem
ADDRESS BEFORE “THE COUNCIL ON FOREIGN RELATIONS’’
(New York, May 1957)
Gentlemen,
It is for me both a great pleasure and an honor to be among you today, for you rightly represent the elite of the United States.
By accepting your kind invitation I have not only respected a long tradition, for other foreign statesmen have preceded me here and their eloquence can still be felt in these precincts. But still more, I have just seen a personal wish come true. I have always wanted to have the opportunity of meeting personally with men of good will and high learning who, in spite of their very important work, take time for the serious study of international questions.

BÍNH THÂN NÓI CHUYỆN MẬU THÂN Ở SÀI GÒN: TRẬN ĐÁNH CỦA VIỆT CỘNG VÀO TÒA ĐẠI SỨ MỸ, MẬU THÂN 1968


Đinh Từ Thức - Từ bốn mươi tám năm qua, cứ mỗi dịp Tết, lại có nhiều bài viết về vụ Mậu Thân. Nhưng phần lớn, những bài này đều nói về chuyện xẩy ra ở Huế. Có lẽ vì đó là trận địa đẫm máu nhất, tàn ác nhất. Trong khi ấy, mặt trận tại Thủ Đô Sài Gòn, nơi có hai địa điểm tiêu biểu cho chính quyền VNCH là Phủ Tổng Thống, và tiêu biểu cho Hoa Kỳ là Đại Sứ Quán Mỹ đều bị Việt Cộng tấn công, đã ít được nói tới. Đến nỗi, có nhiều người sống tại Sài Gòn thời đó, cũng không biết rõ cuộc chiến đã thực sự diễn ra như thế nào, hoặc chỉ biết với những chi tiết lờ mờ, hay sai lầm.

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

JEAN-MARIE-THÉRÈSE VŨ THÀNH AN

Bài viết của ông Phạm Liễn về nhạc sĩ Vũ Thành An rất rõ ràng, quá nhiều nhân chứng sống, rất đáng tin cậy. Ở trại cải tạo tôi có viết một bài thơ về VTA. Qua Mỹ đã sửa lại một vài chi tiết cho phù hợp với những tin tức mới nhận được về ông nhạc sĩ một thời tôi đã yêu mến này. Nhân tiện xin gởi đến quý anh chị đọc để vui buồn tùy ý.
Phạm Đức Nhì

Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

VỤ CƯỚP MÁY BAY QUÂN SỰ ĐỂ VƯỢT BIÊN VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU CHƯA TỪNG ĐƯỢC TIẾT LỘ

TRƯƠNG VĂN ẤM
Vào ngày 24/11/1979,  một cuộc không tặc máy bay quân sự C130 vô tiền khoáng hậu tại sân bay Tân Sơn Nhất của một nhóm 13 người trốn chạy khỏi VN gây chấn động thế giới. Họ là ai? Cuộc vượt biên bằng máy bay này ra sao? Ông Trương Văn Ẩm, người lên kế hoạch cuộc không tặc kể lại câu chuyện sau 36 năm:

BÀI VIẾT CỦA NGUYỄN BẢO TUẤN CON ÚT CỐ ĐẠI TÁ NGUYỄN ĐÌNH BẢO: TẠI SAO KHÔNG GIỮ LỜI HỨA VỚI MẸ TÔI

Cố Đại Tá NGUYỄN ĐÌNH BẢO
Trên FB tôi thấy đại đa số thường chọn hình mình hoặc hình con mình để làm avatar, ít hơn một chút thì lấy hình của người yêu, vợ hoặc chồng, hoặc một hình gì đó mà mình yêu thích. Riêng tôi thì tôi lại chọn một đối tượng khác mà hình như tôi thấy chưa một ai chọn giống như tôi: một người mà đã không giữ lời hứa với mẹ tôi. Tôi sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh đầy phong ba bão táp. Cả nhà 6 người mà chỉ có một chiếc xe đạp thay phiên nhau đi, gạo thì chạy ăn từng bữa, anh trai tôi ngày ngày cứ 5h sáng phải chạy lên Gò vấp để lấy bánh đậu xanh về đi bỏ cho các tiệm bánh rồi mới về đi học trong suốt 7 năm trời, từ năm học lớp 11 đến hết năm thứ 6 Y khoa.

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

TRUYỆN KIỀU

Nguyễn Du
(1766-1820)
Hiệu là Tố Như, Thanh Hiên, là con ông Nguyễn Nghiễm, làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Nghệ Tĩnh), văn chương vượt hẳn bạn bè, nhưng học vị chỉ là tam trường (tú tài). Nguyễn Du gặp nhiều khó khăn hồi con thanh niên. Mười một tuổi mồ côi cha, mười ba tuổi mất mẹ, suốt đời trai trẻ ăn nhờ ở đâu: hoặc ở nhà anh ruột (Nguyễn Khản), nhà anh vợ (Đoàn Nguyễn Tuấn), có lúc làm con nuôi một võ quan họ Hà, và nhận chức nhỏ: chánh thủ hiệu uý. Do tình hình đất nước biến động, chính quyền Lê Trình sụp đổ, Tây Sơn quét sạch giặc Thanh, họ Nguyễn Tiên Điền cũng sa sút tiêu điều: "Hồng Linh vô gia, huynh đệ tán". Nguyễn Du trải qua 10 năm gió bụi. Năm 1802, ra làm quan với triều Nguyễn được thăng thưởng rất nhanh, từ tri huyện lên đến tham tri (1815), có được cử làm chánh sứ sang Tàu (1813). Ông mất vì bệnh thời khí (dịch tả), không trối trăng gì, đúng vào lúc sắp sửa làm chánh sứ sang nhà Thanh lần thứ hai.

TRUYỆN KIỀU: PHẦN 2 - THÚY KIỀU GẶP KIM TRỌNG

245.. Chàng Kim từ lại thư song,
Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây.
Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.
Mây Tần khóa kín song the,
250.. Bụi hồng lẽo đẽo đi về chiêm bao.
Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao,
Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng.
Buồng văn hơi giá như đồng,
Trúc se ngọn thỏ, tơ chùng phím loan.
255.. Mành Tương phất phất gió đàn,
Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình.
Vì chăng duyên nợ ba sinh,

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

LINH NGHIỆM


Trần Huy Quang, 
LTS. Nhân Ngày Lễ Mẹ, trong khi khắp thế giới vinh danh hình ảnh phụ nữ với vai trò người mẹ, nhiều nhà nghiên cứu bùi ngùi vì thấy tội nghiệp cho các phụ nữ bị Ông Hồ vùi dập, bỏ rơi, như quý bà Nguyễn Thị Minh Khai, Tăng Tuyết Minh, Nguyễn Thị Xuân, Irene… Truyện ngắn “Linh Nghiệm” của nhà văn Trần Huy Quang đã được lưu hành trên các trang web trong dịp Lễ Mẹ này. Truyện viết về ông Hồ Chí Minh, gọi tắt là HINH, đã từng đăng nhiều năm trứơc trên báo quốc nội và tức khắc, cả báo và nhà văn cùng bị kỷ luật. Truyện cho mùa Lễ Mẹ này như một bản tiểu sử HCM cực ngắn mà rất đầy đủ như sau.

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

HOÀNG ĐẾ ĐƯƠNG TRIỀU BHUMIBOL ADULYADEJ CỦA VƯƠNG QUỐC THÁI LAN

Hoàng Đế Bhumibol Adulyadej
 Bhumibol Adulyadej hoặc Phumiphon Adunyadet (Thái Lan), phiên âm tiếng Việt là Phu-mi-phôn A-đun-da-đệt, chính thức được gọi là “Đại đế” (tiếng Thái:ภูมิพลอดุลยเดช; IPA: pʰu:mipʰon adunjadeːd; nghe (trợ giúp·chi tiết)) (sinh ngày 5 tháng 12 năm 1927), còn được gọi là VuaRama IX, là vua Thái Lan đăng cơ ngày 9 tháng 6 năm 1946. Bhumibol Aduladej được xem là một trong số những vị quân vương trị vì lâu nhất thế giới. Mặc dù Thái Lan theo thể chế quân chủ đại nghị, vị quốc vương này đã vài lần can thiệp vào chính trường, gần đây nhất là trong cuộc khủng hoảng chính trị năm 2005 – 2006. Bhumibol Adulyadej được coi là có công lớn trong nỗ lực kiến tạo tiến trình chuyển đổidân chủ ở Thái Lan trong thập niên 1990, mặc dù trong giai đoạn đầu của vương triều, ông đã ủng hộ các chính phủ quân sự. Ông sử dụng tài sản to lớn của mình để cung cấp tài chính cho nhiều đề án phát triển, đặc biệt là ở nông thôn. ông được người dân Thái Lan hết sức yêu kính. Đối với nhiều người dân Thái, nhà vua được sùng bái gần như một thần linh. Những người chỉ trích (hầu hết bên ngoài Thái Lan) xem điều này là hệ quả của chính sách đàn áp bất kỳ sự chỉ trích nào nhắm vào hoàng gia.

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

BA CHỊ EM NHÀ HỌ TỐNG - PHẦN 1

Từ Hy Thái Hậu
Trong lịch sử cận đại, không có một gia đình nào có thể khuynh đảo lịch sử quốc gia và đời sống của hàng trăm triệu người như gia đình họ Tống của Trung Hoa. Trên một nửa thế kỷ, những người của gia đình này đã dùng mọi thủ đoạn để độc chiếm quyền lực chính trị và tài chánh của Trung Hoa, và đã thu thập được những tài sản khổng lồ, lớn nhất thời đại.

Dòng họ Tống gồm những ai?
Họ là con cháu của một gã thiếu niên đi hoang. Gã thiếu niên đó gặp cơ duyên may mắn qua được Hoa Kỳ, sống dưới sự che chở của giáo hội Methodist vào khoảng cuối thế kỷ 19. Gã thiếu niên may mắn đó vốn người họ Hàn tại đảo Hải Nam, nhưng khi sang Hoa Kỳ, hắn đổi tên là Tống Charliẹ Khi trưởng thành và trở về Trung Hoa, Tống Charlie lấy tên là Tống Giáo Nhân, và tạo được một sản nghiệp đồ sộ bằng nghề in và bán sách Thánh Kinh. Tống Giáo Nhân cũng bí mật tham gia phong trào cách mạng của Tôn Dật Tiên, chống lại triều đình Mãn Thanh.

BA CHỊ EM NHÀ HỌ TỐNG - PHẦN 3

CHƯƠNG 11: TÔN DẬT TIÊN TỪ TRẦN VÀ TƯỞNG GIỚI THẠCH LÊN NGÔI
Ngày 15-5-1925 tờ New York Times loan báo cái chết của Tôn Dật Tiên. Trước khi chết, Tôn Dật Tiên tìm cách đi Bắc Kinh, hy vọng có thể tránh được biện pháp quân sự bằng cách liên hiệp với các tướng đang kiểm soát thủ đô miền bắc. Các sứ quân làm chủ miền bắc đã bị Phùng Ngọc Tường loại ra ngoài, và họ Phùng muốn nhường cho Tôn Dật Tiên chức tổng thống tại Bắc Kinh, thay vì chức Tổng thống Đặc Biệt tại Quảng Đông. Lời mời của Phùng Ngọc Tường đưa ra đúng lúc Tôn Dật Tiên đang muốn bỏ Quảng Châu và tìm một thủ đô khác.

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

BÀI DIỄN VĂN CỦA HOA HẬU HOA KỲ 2013

Bài diễn văn rất đặc biệt của Hoa Hậu Mỹ năm 2012- 2013 là cô gái Việt tên là Cung Hoàng Kim, cha : Cung Nhật Thành hiện phục vụ trong ngành Cảnh Sát Hoa Kỳ và mẹ là Giáo Sư Trần Thủy Tiên (đã về hưu sau 16 năm làm việc tại Colleges: College Advisor, Psychology/Sociology/ Vietnamese Professor. M.A in Counseling & Guidance và M.S. in Psychology/ Sociology) .


Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

NGÀY ĐỊNH MỆNH CỦA TỔNG THỐNG BỊ ÁM SÁT KENNEDY

Ngày cuối cùng của Tổng thống Mỹ John F. Kennedy, khi ông bị ám sát cách đây 50 năm, được khắc họa chi tiết qua những bức ảnh lịch sử. 


Tổng thống Kennedy chào đón người ủng hộ trong chuyến thăm Fort Worth, bang Texas, hôm 22/11/1963. Tháng 11 này đánh dấu 50 năm kể từ vụ ám sát ông ở Dallas, một sự kiện làm chấn động nước Mỹ và thế giới. Dưới đây là một số bức ảnh về ngày định mệnh của ông. Ảnh: AP