“Kẻ hèn nhát hỏi: ‘Có an toàn không?’ Kẻ cơ hội hỏi: ‘Có khôn khéo không?’ Kẻ rởm đời hỏi: ‘Có được tiếng tăm gì không?’ Nhưng, người có lương tâm hỏi: ‘Có là lẽ phải không?’ Và có khi ta phải chọn một vị trí không an toàn, không khôn khéo, không để được tiếng tăm gì cả, nhưng ta phải chọn nó, vì lương tâm ta bảo ta rằng đó là lẽ phải.”
Có những người chết đi nhưng thế giới không bao giờ quên được họ, vì đời sống họ đã ảnh hưởng tới xã hội này nhiều quá. Sự nghiệp họ được truyền tụng từ thế hệ này qua thế hệ khác, nhưng không bao giờ bớt phần vinh quang rực rỡ. Tư tưởng và hành động của họ vẫn được người đời coi như khuôn vàng thước ngọc để noi theo bắt chước. Họ là ai? Xin thưa đó là các vị Anh Hùng của Dân Tộc.
Trong dòng lịch sử bốn ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt, trải qua các triều đại Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn, người ta thấy trên giang sơn gấm vóc thân yêu của chúng ta đã phát sinh nhiều vị Anh Hùng Dân Tộc, mà ngày nay chúng ta là con cháu luôn ngưỡng mộ và tri ân. Mỗi thời đại đều xuất hiện những vị Anh Hùng khác nhau để Kiến Quốc và Cứu Quốc. Nếu sau thời đại các vị Vua Hùng, chúng ta thấy có Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh thì trong thời đại kế tiếp, chúng ta có Lê Lợi, Lý Thái Tổ, Lê Thánh Tôn, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ và trong thời cận đại, chúng ta có Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Trường Tộ v.v…
Khi hay tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị ám sát, Cố Tổng Thống Tưởng Giới Thạch của Trung Hoa Dân Quốc, đã nhận xét: Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề trong việc vụ ám sát xấu xa này. Trung Hoa Dân Quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp… Tôi khâm phục ông Diệm, ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu, Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm nữa mới tím được một lãnh tụ cao quí như vậy. Nhưng khi đọc xong tác phẩm Chính Đề Việt Nam của ông Ngô Đình Nhu[2], tôi nghĩ cần phải thêm vào lời nhận xét đó, Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm hay nhiều hơn nữa mới tìm được một nhà lãnh đạo có viễn kiến chính trị sâu sắc như ông Nhu..
Cái chết của một Tổng thống như ông Ngô Đình Diệm, tất nhiên không phải là một sự vô lý đơn giản như người ta thường nghĩ. Nó đã được sửa soạn tinh vi, vì làm thế nào để giết một ông Tổng thống đã cầm quyền chín năm không phải là chuyện “tùy hứng”.
Người em út Quanh cái chết của Tổng thống Diệm đầy rẫy những sự vô lý nông nổi bi thảm. Sau khi ông chết đi, lại còn bao nhiêu sự vô lý khác. Chữ vô lý ở đây xin được hiểu theo sự suy đoán trong bản chất và tinh thần Việt Nam vốn trọng tình cảm, sự trung hậu và lễ nghĩa. Một trong những sự vô lý đó là cái chết của ông Ngô Đình Cẩn người em thứ 5 của Tổng thống Diệm. Cái chết này đã được công khai hợp pháp hóa vì ông Cẩn được ra tòa xét xử. Nếu bị viên công tố gay gắt buộc tội thì cũng chả có cái gì vô lý. Khi đảo chính bùng nổ thì Tướng Đỗ Cao Trí đang là Tư lệnh Vùng I chiến thuật. Ông tướng này là người có thẩm quyền duy nhất tiếpthu toàn vẹn những gì có ở bên trong căn nhà tổ ấm của gia đình họ Ngô. Ông Cẩn tưởng đã thoát thân… dù tấm thân chỉ còn hai bàn tay trắng. Trong cuốn Việt Nam Crisis, hai tác giả Stephen Pan và Daniel Lyons đã viết như sau:
Năm 1954, sau khi nhậm chức Tổng Thống, vị lãnh đạo dân cử đầu tiên của nước Việt Nam Cộng Hòa nói riêng, và của cả nước Việt Nam nói chung, Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng những người cộng sự liền bắt tay vào việc ổn định lại miền Nam Việt Nam, trong tình trạng rối ren tương tự như loạn sứ quân thời Nhà Đinh nước ta thuở xưa vậy. Đồng thời xây dựng và phát triển nền dân chủ non trẻ tại miền Nam tự do....
Trong suốt 9 năm lãnh đạo miền Nam Việt Nam (1954-1963), Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng là vị Tổng Tư Lệnh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, đã không chỉ nhận được sự ủng hộ của đại đa số người dân miền Nam yêu chuộng tự do, cùng những người đã từng chịu ơn của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa như hơn một triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam tránh họa cộng sản, mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bị các phe nhóm, đảng phái chính trị, bọn cộng sản nằm vùng đội lốt tăng ni... xách động quần chúng gây náo loạn, phá rối trị an ngay trong lòng chế độ. Và, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã từng bị ám sát ba lần bất thành. Những lý do ngụy tạo là “độc tài, gia đình trị, kỳ thị tôn giáo”.... Tất cả mọi sự thật, nhân chứng sống, lần lượt phơi bày trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, những kẻ theo giặc, tiếp tay cho giặc, phản loạn trong thời Đệ nhất Cộng Hòa, cho tới nay, chúng vẫn ngụy biện bằng nhiều bài báo, sách vở, tài liệu giả tạo, thiên cộng để chạy tội trực tiếp, hoặc gián tiếp đã đẩy cả một dân tộc đến bờ vự thẳm như chúng ta đã và đang chứng kiến.
Do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Quốc - Cộng đã chấm dứt cách đây hơn ba thập niên (1960-1975), một cuộc chiến được mang nhiều tên gọi, thí dụ nhìn từ quan điểm của người Cộng Sản thì là cuộc chiến tranh giải phóng, từ quan điểm của người Việt quốc gia, đó là cuộc chiến tranh bảo vệ tự do, và với người ngoại quốc như Hoa Kỳ chẳng hạn, họ gọi đó là chiến tranh Việt Nam (The Vietnam War), nhưng rồi mới đây giới nghiên cứu sử học lại gọi đó là cuộc chiến tranh ủy nhiệm [1], một số sự kiện lịch sử cùng nhiều nhân vật có ảnh hưởng trên lịch sử Việt Nam trong đó có một số nhân vật của tỉnh Quảng Bình cho tới nay vẫn không được nhắc nhở tới, thậm chí còn là những nhân vật “kị húy” nghĩa là giới nghiên cứu sử học nói riêng và giới cầm bút nói chung trong nước không ai được quyền viết tới hoặc đề cập đến khi chưa được phép của nhà cầm quyền đương nhiệm. Đây là trường hợp cụ Ngô Đình Khả, thân sinh của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm (1901-1963) của Miền Nam Việt Nam, một trong những nhân vật lịch sử quan trọng của tỉnh Quảng Bình. Người ta sở dĩ không dám hay không muốn nhắc nhở tới cụ Ngô Đình Khả thì ngoài lý do huyết tộc (là thân sinh của một vị từng là Tổng Thống đứng đầu Việt Nam Cộng Hòa) còn có nhiều lý do khác mang tính cách chính trị, tôn giáo và tri thức.
Vẫn nằm trong loạt bài đánh giá về nhân vật Ngô Đình Diệm nhân 45 năm ngày xảy ra cuộc đảo chính tháng 11.1963, xin giới thiệu với quý vị bài viết của tiến sĩ Kathryn Statler, Phó Giáo sư Khoa Lịch sử, Đại học San Diego, Hoa Kỳ.
Trong cuốn sách của tôi, Thay thế Pháp: Nguồn gốc của sự can thiệp của Mỹ ở Việt Nam, tôi đánh giá cách người Mỹ thay Pháp ở miền Nam sau Hội nghị Geneva 1954.
Kathryn C. Statler
Hiệp định Geneva đã tạm tái lập hòa bình giữa lực lượng của Hồ Chí Minh và Pháp, và chia đôi Việt Nam ở vĩ tuyến 17.
Các lãnh đạo Pháp tin rằng họ sẽ duy trì ảnh hưởng ở Nam Việt Nam, nhưng không được khi người Mỹ bắt đầu chiếm các vị trí trước đây nằm trong tay Pháp.
Khôn hơn người ta tưởng
Có lẽ yếu tố quan trọng nhất định hình sự chuyển đổi ảnh hưởng từ Pháp sang Mỹ chính là Diệm. Sau khi đã loại bỏ được ảnh hưởng của Pháp ở miền Nam, ông lại xoay sang mục tiêu tìm kiếm độc lập trước người Mỹ.
Các quan chức Mỹ ủng hộ Diệm sau Geneva vì họ bị thu hút bởi nhãn hiệu chống tham nhũng, chống cộng, thân phương Tây, Thiên Chúa giáo. Nhưng hóa ra Diệm, một cách có hệ thống, đã phá ngang các yêu cầu của Mỹ ở miền Nam, tuyên bố ông là một lãnh đạo Á châu tự chủ.
Lúc Diệm trở thành Thủ tướng, cả đồng minh lẫn kẻ thù đều nghĩ Diệm là một người có đạo đức, nguyên tắc, trung thực nhưng không khôn lắm về chính trị.
Ông Ngô-Đình-Diệm đã đi vào lịch-sử Việt-nam với tư-cách là vị Tổng-Thống dân-cử đầu-tiên của nền Đệ-Nhất Cộng-Hòa. Một nhà lãnh đạo với một viễn-kiến rõ rệt và độc-đáo về một mô-hình phát-triển xã-hội Việt-nam thời hậu thuộc-địa. Trong một bài điểm sách, Giáo-sư Sử-gia Edward Miller viết:
“Ngô Đình Diệm là một người có hoài bão. Với tư cách là người lãnh đạo miền Nam từ 1954 đến 1963, Diệm mong muốn trở thành nhà lãnh đạo hàng đầu trong việc xây dựng chính quyền quốc-gia, Ông cương quyết tìm ra một đường lối khác biệt với con đường mà Hồ Chí minh và Đảng Cộng-Sản Việt-nam đang theo đuổi.” (2003)
Và Sử gia Henry Fairbanks đã tóm tắt sự thật lịch sử này bằng lời lẽ khách quan, trong một bài báo tưạ đề “The Enigma of Ngô Đình Diệm”, được đăng trong tờ Commonweal, như sau:
Mấy lúc gần đây, người ta hay nhắc tên tôi trong những thông cáo, trong những buổi truyền thanh hay trên mặt báo chí: người ta bàn đến sự tổ chức một chính phủ Ngô Đình Diệm, và rồi người ta cũng tuyên bố hoãn lại. Người ta còn nêu ra lý nọ lý kia phần nhiều là bịa đặt do những bộ óc giàu tưởng tượng.
Những người có thiện cảm với tôi cũng như những người có ác cảm, đã bàn tán mông lung về thái độ của tôi. Muốn tránh những hiểu lầm; tôi tưởng nên nói tóm lại ba điểm sau đây, mong rằng những ý kiến nêu ra có thể đem lại đôi chút êm dịu trong lòng người, và góp sức vào việc tạo nên một nền tảng vững chắc, ngõ hầu những đồng bào có tâm huyết có thể dùng để hoàn thành công cuộc tranh thủ độc lập cho Tổ quốc và đem lại thuận hoà giữa quốc dân.
Tuy là bạn tâm giao với người viết từ lâu, ông Quách Tòng Đức luôn luôn tỏ ra dè dặt và thận trọng khi nhắc đến những năm dài làm Đổng Lý Văn Phòng cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm, vị lãnh tụ khai sáng nền Đệ Nhứt Cộng Hoà Việt Nam. Sau chính biến 1.11.1963, ông Đức trở lại ngành Tư Pháp và được thăng trật Chủ Tịch Tham Chính Viện năm 1969. Tháng 4.1975, Sàigòn thất thủ, ông và gia đình xin tị nạn chánh trị tại Paris. Chánh phủ Pháp tuyển dụng ông vào Phòng Tố Tụng Tổng Quát của thị xã Paris, thời thị trưởng Jacques Chirac. Ông về hưu đầu năm 1984. Nay 89 tuổi, trí tuệ còn minh mẩn tuy sức khỏe không tốt như trước. Gần đây, trong những lần gặp nhau lại ở Pháp cũng như qua nhiều cuộc điện đàm có ghi âm, ông Đức đã chịu thố lộ với người viết nhiều điều liên hệ đến giai đoạn chín năm phục vụ vị nguyên thủ quốc gia bị sát hại năm 1963.
Gần đây, một vài vị khán giả của đài truyền hình STBN có liên lạc với người viết để hỏi thăm thêm về một bài thơ của cụ Phan Bội Châu tặng cho ông Ngô Đình Diệm vào năm 1933 mà họ đã nghe được trong một buổi nói chuyện giữa người viết và ký giả Tường Thắng, người phụ trách Chương Trình Lịch Sử Cận Đại trên đài truyền hình STBN, hồi mấy tháng về trước.
Người viết xin mượn bài viết này để trả lời cho câu hỏi đó.
Trong số những nhà cách mạng chống lại thực dân Pháp trong lịch sử Việt Nam thời đầu thế kỷ thứ 20, có hai người cùng họ Phan được toàn dân xem như là hai nhà cách mạng vĩ đại nhất, đó là cụ Phan Sào Nam tức là Phan Bội Châu và cụ Phan Tây Hồ tức là Phan Chu Trinh. Cụ Phan Chu Trinh từ trần tại Sài Gòn vào năm 1926 và Cụ Phan Bội Châu từ trần vào năm 1940, sau hơn 15 năm bị quản thúc tại Bến Ngự, Huế.
Lời Tác Giả: Luật Biển VN được Quốc Hội nước CHXHCN VN thông qua ngày
21/6/2012 đã thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là một phần lãnh thổ không thể tách
rời của Việt Nam. Vậy có nghĩa là, những ai đã hi sinh trong các cuộc chiến bảo
vệ Hoàng Sa trước giặc ngoại xâm đều là những Liệt Sĩ hi sinh vì Tổ Quốc. Thế
tại sao, 74 người lính VNCH hi sinh trong Hải Chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974,
mới cách đây 39 năm thôi mà chưa được nhà nước Việt Nam hay một cấp chính quyền
địa phương nào công nhận họ là những Liệt Sĩ? Phải chăng, việc hi sinh của
thiếu tá Ngụy Văn Thà và 73 đồng đội của anh đã đi ngược lại ý nguyện của cố
thủ tướng Phạm Văn Đồng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thể hiện trong bức công
hàm gửi chính phủ Trung Quốc ngày 14/9/1958, nên nhà nước CHXHCN Việt Nam không
dám chấp nhận?
Nhân ngày Hoàng Sa, 19/1/2013, kính xin gửi tới quí vị độc giả
gần xa.
Lời Tác Giả:Chỉ
còn đúng một ngày nữa là tròn 39 năm ngày Hoàng Sa bị quân xâm lược Trung Quốc
cưỡng chiếm. Ngày 19/1/1974 đó đã được đánh dấu bằng một trận Hải Chiến Hoàng
Sa oanh liệt giữa Hải Quân VNCH với quân Trung Quốc xâm lược. Do phía Trung
Quốc có lực lượng đông, chuẩn bị kĩ lại được Hoa Kỳ bật đèn xanh và Miền Bắc
làm ngơ, nên Hải Quân VNCH đã thất bại! Nhưng tấm gương chiến đấu dũng cảm và
xả thân vì Tổ Quốc của các chiến sĩ ta thì muôn đời sau sẽ được lịch sử ghi
danh.
Nguyễn Thu Trâm - Xuân lại
về, một mùa đoàn viên nữa lại về trên quê hương Việt Nam. Dù tất bật mưu sinh trên
khắp mọi miền của đất nước, dù cơm vẫn chưa đủ no, áo vẫn chưa đủ lành, nhưng
Xuân về Tết đến mọi người Việt Nam đều trở lại quê nhà để sum họp với gia đình
để vui Xuân, đón Tết, để tống cựu, nghênh tân, để tiễn đưa những buồn đau, những
đen đủi những bất hạnh của năm cũ và đón nhận những niềm vui, những phước hạnh
và những điều an lành trong năm mới. Xuân về, Tết đến cũng là dịp để người ta
dành cho nhau những lời chúc tụng tốt đẹp cùng những ước vọng cho một năm mới, ấm
no hơn, hạnh phúc hơn, tự do hơn, dân chủ hơn và nhân quyền hơn. Vì vậy, dù
trong hoàn cảnh nào đi nữa thì những ngày Xuân ở quê nhà cũng ấm cúng hơn gấp vạn
lần so với những ngày Tết đến, Xuân về nơi khám lạnh của những người đã dấn
thân vì nền tự do, dân chủ nhân quyền cho quê hướng đất nước và vì quyền sống,
quyền làm người của 90 triệu đồng bào mà phải lụy vòng lao lý.
Vũ Thế Phan (Danlambao) - Lời người đăng: Tôi không là người Huế cũng chẳng quen biết anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường và Hoàng Phủ Ngọc Phan, nhưng qua những tài liệu tôi sưu tầm được về họ trong sự kiện Mậu Thân 1968 ở Huế và sau khi đối chiếu, tôi nghĩ phải cho đăng bài này chỉ để chứng minh cùng cư dân mạng rằng hai anh em nhà Hoàng Phủ là hai tay bất nhất, nói láo. Dám làm mà không dám chịu: công thì đã lãnh, tội thì vẫn chối quanh! Nếu họ có oán tôi thì tôi xin chịu, nhưng họ nên oán Internet thì đúng hơn!
Đừng khoe tôi, hỡi người bạn tài hoa,
Những tấm ảnh mang ra từ địa ngục,
Nơi bạn mới về rong chơi hạnh phúc,
Dù bao người vẫn tủi nhục xót xa.
Đừng khoe tôi hình ảnh một quê nhà,
Mà bạn nghĩ đang trên đà “đổi mới”,
Những thành thị xưa hiền như bông bưởi,
Nay bỗng dưng rã rượi nét giang hồ.
Đừng khoe tôi những cảnh tượng xô bồ,
Những trụy lạc giờ vô phương cứu chữa.
Đất nước đã từ lâu không khói lửa,
Sao rạc rài hơn cả thuở chiến chinh.
Đừng khoe tôi những yến tiệc linh đình,
Những phố xá ngập phồn vinh giả tạo,
Nơi thiểu số tung tiền như xác pháo,
Khi dân nghèo không muỗng cháo cầm hơi.
Đừng khoe tôi cảnh tụ họp ăn chơi,
Của những kẻ đã một thời chui nhủi,
Bỏ tất cả, trong đêm dài thui thủi,
Ngược xuôi tìm đường xăm xúi vượt biên.
Đừng khoe tôi những con phố “bưng biền”,
Những quảng cáo, những mặt tiền nham nhở,
Những khách sạn ánh đèn màu rực rỡ,
Trơ trẽn bày, dụ dỗ khách phương xa.
Đừng khoe tôi chốn thờ phượng nguy nga,
Những dinh thự xa hoa nằm choán ngõ,
Những màu sắc lam, vàng, đen, tím, đỏ,
Đang uốn mình theo gió đón hương bay.
Đừng khoe tôi ảnh Hà Nội hôm nay,
Thành phố đã chết từ ngày tháng đó,
Khi bị ép khoác lên màu cờ đỏ,
Khi triệu người phải trốn bỏ vô Nam.
Đừng khoe tôi những cảnh tượng giàu sang,
Đã được bạn tóm càn vô ống kính,
Những hình ảnh mà kẻ thù toan tính,
Muốn tung ra để cố phỉnh gạt người.
o O o
Bạn thân ơi, sao không chụp giùm tôi,
Nỗi thống khổ của triệu người dân Việt,
Nửa thế kỷ trong ngục tù rên xiết,
Oán hờn kia dẫu chết chẳng hề tan
Bỏ tất cả, trong đêm dài thui thủi,
Ngược xuôi tìm đường xăm xúi vượt biên.
Đừng khoe tôi những con phố “bưng biền”,
Những quảng cáo, những mặt tiền nham nhở,
Những khách sạn ánh đèn màu rực rỡ,
Trơ trẽn bày, dụ dỗ khách phương xa.
Đừng khoe tôi chốn thờ phượng nguy nga,
Những dinh thự xa hoa nằm choán ngõ,
Những màu sắc lam, vàng, đen, tím, đỏ,
Đang uốn mình theo gió đón hương bay.
Đừng khoe tôi ảnh Hà Nội hôm nay,
Thành phố đã chết từ ngày tháng đó,
Khi bị ép khoác lên màu cờ đỏ,
Khi triệu người phải trốn bỏ vô Nam.
Đừng khoe tôi những cảnh tượng giàu sang,
Đã được bạn tóm càn vô ống kính,
Những hình ảnh mà kẻ thù toan tính,
Muốn tung ra để cố phỉnh gạt người.
o O o
Bạn thân ơi, sao không chụp giùm tôi,
Nỗi thống khổ của triệu người dân Việt,
Nửa thế kỷ trong ngục tù rên xiết,
Oán hờn kia dẫu chết chẳng hề tan
Chụp giùm tôi đàn thiếu nữ Việt nam,
Thân trần trụi xếp hàng chờ được lựa,
Hay bầy trẻ mặt chưa phai mùi sữa,
Bị bán làm nô lệ ở phương xa.
Chụp giùm tôi đôi mắt mẹ, mắt cha,
Mà suối lệ chỉ còn là máu đỏ,
Khóc con cháu ra đi từ năm đó,
Biển dập vùi, đà tách ngõ u minh.
Chụp giùm tôi số phận những thương binh,
Đã vì nước quên mình trên chiến trận,
Mà giờ đây ôm hận,
Tấm thân tàn lận đận giữa phong ba.
Chụp giùm tôi hình ảnh những cụ già,
Bọn đầu nậu gom ra đường hành khất,
Để đêm đến, nộp hết tiền góp nhặt,
Đổi chén cơm dầm nước mắt nuôi thân.
Chụp giùm tôi xác chết những ngư dân,
Bị Tàu giết bao lần trên biển rộng,
Hay những chiếc quan tài chưa kịp đóng,
Chở cha, anh lao động Mã Lai về.
Chụp giùm tôi thảm cảnh những dân quê,
Chịu đánh đập chán chê dù vô tội,
Hay cảnh những anh hùng không uốn gối
Gánh đọa đày trong ngục tối bao la.
Chụp giùm tôi mốc biên giới Việt Hoa,
Lấn vào đất của ông cha để lại,
Hay lãnh thổ cao nguyên còn hoang dại,
Lũ sài lang hèn nhát lạy dâng Tàu.
Chụp giùm tôi những nghĩa địa buồn đau,
Chúng tàn phá, chẳng còn đâu bia mộ.
Kẻ sống sót đã đành cam chịu khổ,
Người chết sao cũng khốn khó trăm đường.
o O o
Hãy chụp giùm tôi hết những tang thương,
Hình ảnh thật một quê hương bất hạnh,
Nơi mà bạn, xưa đêm trường gió lạnh,
Đã căm hờn quyết mạnh dạn ra khơi.
Chiếc thuyền con, ca nước lã cầm hơi,
Mạng sống nhỏ đem phơi đầu sóng dữ.
Rồi tha phương lữ thứ,
Tháng năm dài, quá khứ cũng dần phai.
Lòng người chóng nguôi ngoai,
Tháng Tư đến, có mấy ai còn nhớ!
Hàn Phi, phỏng chừng sinh vào năm 280 trước CN. vốn thuộc dòng dõi quý tộc nước
Hàn, tuy có theo hợc đạo Nho dưới môn Tuân Tử cùng Lý Tư, nhưng lại có tư tưởng
khác biệt với thầy. Tuân Tử chú trọng về việc giáo hóa Lễ Nghĩa, còn Hàn Phi
cùng Lý Tư thì nặng về pháp chế và quyền thuật, đi theo con đường hoàn toàn
trái ngược với đạo Nho. Hàn Phi từng bảo: "Ngô ái ngô sư, ngô bưu ái chân
lý". (Ta mến thầy ta, nhưng ta càng chuộng chân lý hơn). Hàn Phi viết rất
nhiều sách, và đã nhiều lần dâng kiến nghị lên vua Hàn, nhưng chẳng được trọng
dụng. Khi tác phẩm của Hàn Phi truyền sang nước Tần, lúc vua Tần đọc tới hai
thiên "Cô phẩn" và "Ngũ xuẩn", thấy rất hạp với ý tưởng của
mình, đã thán phục rằng: "Chao ôi, nếu trẫm mà có duyên gặp được người
này, thì có chết cũng chẳng còn ân hận ".
Mặc Tử tên Địch, người nước Lỗ. Cho đến nay, vẫn chưa xác định được năm sanh và
năm mất, chỉ biết khoảng chừng vào thời sau Khổng Tử, trước Mạnh Tử. Ban đầu có
theo học đạo Nho, nhưng về sau cho rằng, "Nhân nghĩa" của nhà Nho gần
như lẩm cẩm, "Lễ nhạc" của nhà Nho quá ư phiền toái, nên tự khởi
xướng ra học thuyết mới, nặng về công lợi và giá trì thực dụng.
Tuân Tử tên
Huống , tự Khanh, cũng tự Tôn Khanh. Đời Hán đặt tên sách của Tuân Tử là
"Tôn Khanh Tử", sang thời Đường mới đổi lại xưng hô "Tuân
Tử". Tuân Tử người nước Triệu, sanh vào năm nào không được rõ, chỉ biết
"Niên giám Tuân Tử", bắt đầu ghi chép sự tích của Người từ năm Triệu
Huệ Văn Vương nguyên niên, tức 298 tr. KN. TL và mất vào năm thứ 25 Sở Khảo
Liệt Vương, tức 238 tr. CN. Đại để là, trước 40 tuổi, Tuân Tử chuyên tâm về
việc trau dồi học vấn, khoảng trước sau 50 tuổi đi du hành qua các nước, từ 60
tuổi trở đi, những năm đầu làm huyện lệnh Lan Lăng của nước Sở, những năm sau
thì mở lớp dạy học, y như Khổng Tử, Mạnh Tử thuở trước. Đúng vào năm 50 tuổi,
Tuân Tử đến nước Tề. Tuy được người Tề hết sức kính nể, đã trước sau ba lần cử
làm "Tế tửu , một danh hiệu vinh dự trong buổi "quốc yến", nhưng
rốt cuộc chẳng được trọng dụng. Sau khi rời Tề sang Tần, Tuân Tử được gặp tể
tướng Phạm Tuy. Lúc đó Tần là một cường quốc, thường ỷ thế mạnh đe dọa chư hầu.
Phạm Tuy hỏi cảm nghĩ của khách ra sao, đối với Tần. Đáp lại câu hỏi đó, trước
hết, Tuân Tử ca ngợi Tần là một nước có tập tục tốt, núi non đẹp, hơn nữa là,
quan lại dốc lòng vì dân, triều đình làm việc mau mắn. Nhưng tiếp theo thì vuốt
mặt chẳng nể mũi, thẳng lời phê bình nước Tần hãy còn khiếm khuyết đạo Nho.
Chiếu theo tiêu chuẩn của Tuân Tử thì, thiếu đạo Nho tức là thiếu Lễ nghĩa, mà
lễ nghĩa là linh hồn của quốc gia. Tuân Tử khen điều hay, chê điều dở của Tần
một cách thẳng thắn, chẳng ngại mếch lòng ai như vậy là thái độ nhận chân
nghiêm túc, phải là phải, trái là trái của con người Nho học. Song cũng vì thế,
nên Tuân Tử đã thiếu dịp may thi thố tài đức, thực hiện lý tưởng chính trị của
mình, đành phải trở về cố quốc. Ở Triệu là nơi nước nhà, Tuân Tử từng biện luận
phép dụng binh với Lâm Vũ Quân, trước mặt Triệu Hiếu Thành Vương. Lâm Vũ Quân
dựa vào nguyên tắc "xuất kỳ bất ý, công kỳ bất bị" của Tôn Tử binh
pháp, cho ràng kẻ dùng binh giỏi, bao giờ cũng "quyền mưu thế lợi "
và "công đoạt biến trá", nghĩa là không từ bỏ bất cứ thủ đoạn gian
trá nào. Ngược lại, Tuân Tử có quan điểm khác hẳn, Người nhấn mạnh kẻ giỏi về
quân sự là biết "thiện phụ dân", tức là dựa vào sức mạnh của dân một
cách hiệu quả. Tuân Tử cho rằng, được dân ủng hộ mới nắm chắc phần thắng, cho
nên "thiện phụ dân", là cái vốn quý nhất của người điều khiển chiến
tranh.
Trang Tử tên Chu, người nước Tống gần như cùng thời với Mạnh Tử, nhưng vì là
một "ẩn giả", cho nên đời sau chẳng được rõ làm về thân thế cùng đời
tư của Trang Tử. Tuy nhiên, trong giới trí thức Trung Quốc, xưa cũng như nay,
ít có ai lại chẳng biết đến Trang Tử, bởi Người đã có trước tác để lại trên
trăm ngàn lời, trong đó có rất nhiều truyện ngụ ngôn, liên quan tới đời sống
bản thân của Trang Tử. Dù cho những truyện đó có thật hay giả tạo, cũng đã dựng
lên một hình bóng Trang Tử sống động trong lòng người, lưu truyền trên lịch sử
Trung Quốc hơn hai ngàn năm nay. Thật ra phần đông người Trung Hoa vẫn chưa rõ
lắm về triết lý nhân sinh của Trang Tử, nhưng ai nấy đều thích nghe truyện
Trang Tử. Từ đó, người ta cũng đã hiểu được phần nào, Trang Tử là một con người
ra sao.
Mạnh Tử họ Mạnh tên Kha, tự Tử Dư, sanh vào năm thứ tư Chu liệt Vương, 372 tr.
CN. Sau 107 năm, tính từ khi Khổng Tử qua đời. Người ta được biết về thân thế
của Mạnh Tử, có phần ít hơn Khổng Tử, nhất là chẳng ai được rõ đời sống thời
thơ ấu của Người ra sao. Tục truyền về truyện "Mạnh mẫu (mẹ thân sanh Mạnh
Tử) tam thiên". (Để chọn láng giềng tốt cho Mạnh Tử, bà mẹ đã phải dời chỗ
ở những ba lần), theo kết quả khảo cứu, thì chẳng có sự thật đó.
Lão Tử họ Lý, tên Nhĩ, tự Bá Dương, người Khổ huyện, nước Sở, sinh vào đầu năm
Chu Linh Vương, khoảng 570 tr. CN tuy cùng thời với Khổng Tử, nhưng lớn hơn
mười chín tuổi. Một việc mà người đời sau hay nhắc tới, là có lần Khổng Tử
thỉnh giáo cùng Lão Tử. Cứ theo sách cổ ghi lại, thì nội dung cuộc hội đàm đó như
sau (dịch theo ý chính cổ văn Hán):
Khổng Tử họ Khổng tên
Khâu, tự Trọng Ni nguyên quán ở Làng Xương Bình, nước Lỗ đời Chu. Nay là huyện
Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông. Cha tên Hột, là một lực sĩ trứ danh đương thời. Có lần
nước Tề tiến công nước Lỗ, quân Lỗ bị vây. Vào đêm, Khổng Hột chỉ huy 300 dũng
sĩ phá được vòng vây, cứu thoát quan Đại Phu là Tạng Hột. Sau đó, cưới bà Nhan
Thị, thân sinh Khổng Tử.
Socrates được xem là
người khai mở thời kỳ thứ hai của triết học Hi Lạp và bắt đầu triết học Tây
phương từ gần 25 thế kỷ nay. Có người so sánh ông với Khổng Tử, vị vạn thế sư
biểu á đông.
Dịch: trẻ thơ được hanh thông. Không phải ta tìm trẻ thơ mà trẻ thơ tìm ta. Hỏi (bói) một lần thì bảo cho, hỏi hai ba lần thì là nhàm, nhàm thì không bảo. Hợp với đạo chính thì lợi (thành công).
Theo Tự quái truyện thì sở dĩ sau hai quẻ Càn, Khôn tới quẻ Truân là vì có trời đất rồi vạn vật tất sinh sôi nảy nở đầy khắp, mà lúc sinh sôi đó là lúc khó khăn.
Chữ Truân [屯] có cả hai nghĩa đó: đầy và khó khăn
屯 : 元, 亨, 利, 貞, 勿 用 有 攸 往, 利 建 侯 .
Truân: Nguyên, hanh, lợi , trinh, vật dụng hữu du vãng, lợi kiến hầu.
Dịch: Gặp lúc gian truân, có thể hanh thông lắm (nguyên hanh), nếu giữ vững điều chính (trái với tà) và đừng tiến vội, mà tìm bậc hiền thần giúp mình (kiến hầu là đề cử một người giỏi lên tước hầu).