“Kẻ hèn nhát hỏi: ‘Có an toàn không?’ Kẻ cơ hội hỏi: ‘Có khôn khéo không?’ Kẻ rởm đời hỏi: ‘Có được tiếng tăm gì không?’ Nhưng, người có lương tâm hỏi: ‘Có là lẽ phải không?’ Và có khi ta phải chọn một vị trí không an toàn, không khôn khéo, không để được tiếng tăm gì cả, nhưng ta phải chọn nó, vì lương tâm ta bảo ta rằng đó là lẽ phải.”
“Một nền dân chủ vĩ đại sẽ không còn là vĩ đại và dân chủ nếu nó
không tiến bộ" Cựu Tổng thống Theodore Roosevelt, vào khoảng
năm 1910.
KHÓ KHĂN TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TÚY
Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể, nông dân
Mỹ vào cuối thế kỷ XIX đã phải trải qua nhiều thời kỳ đầy gian khó. Các tiến bộ
về cơ khí đã làm tăng sản lượng trên mỗi hecta đất trồng. Diện tích canh tác
tăng rất nhanh vào nửa sau thế kỷ XIX do các tuyến đường sắt và các cuộc khai
phá của người da đỏ ở vùng đồng bằng đã dần tạo ra các miền đất mới cho những
người định cư phương Tây. Tương tự, diện tích đất trồng cũng tăng lên ở các
quốc gia khác như Canada, Argentina và Australia, làm trầm trọng hơn những khó
khăn trên thị trường thế giới, nơi tiêu thụ phần lớn các loại nông sản của Mỹ.
Khắp mọi nơi, lượng cung quá lớn đã đẩy giá nông sản xuống thấp.
Đối với công chúng Mỹ, cuộc chiến tranh bùng
nổ ở châu Âu vào năm 1914 - khi quân đội Đức - áo - Hung tấn công Anh-Pháp-Nga
- đã gây nên một cú sốc. Lúc đầu, cuộc chiến ấy có vẻ như ở rất xa nước Mỹ,
nhưng lại gây ra những ảnh hưởng về kinh tế và chính trị rất nhanh chóng và sâu
sắc. Năm 1915, nền công nghiệp Mỹ đang bị suy thoái nhẹ nay đã được phục hồi
nhờ những đơn đặt hàng quân trang và vũ khí từ các nước đồng minh phương Tây.
Cả hai phe đã sử dụng những phương tiện tuyên truyền nhằm đánh thức những tình
cảm mạnh mẽ của người Mỹ - một phần ba trong số họ là người nước ngoài hoặc có
cha, mẹ hay cả bố và mẹ đều là người nước ngoài. Hơn nữa, cả Anh và Đức trước
kia đều đã phản đối vận tải đường biển của Mỹ ở ngoài khơi và điều đó đã khiến
Tổng thống Woodrow Wilson lên tiếng phản đối kịch liệt.
CHƯƠNG 11: CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI VÀ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ
HAI
“Chúng ta phải là kho vũ khí vĩ đại của nền dân chủ"
Tổng thống Franklin D. Roosevelt,1941
ROOSEVELT VÀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI
Vào năm 1933, vị tổng thống mới Franklin D.
Roosevelt đã mang tới một bầu không khí tự tin và niềm lạc quan, và điều đó đã
mau chóng tập hợp được dân chúng đến với tấm biểu ngữ chương trình của ông mang
tên Chính sách kinh tế mới (New Deal). Điều duy nhất khiến chúng ta sợ hãi
chính là bản thân nỗi khiếp sợ - vị tổng thống đã tuyên bố như vậy trong diễn
văn nhậm chức của mình trước dân tộc.
"Chúng ta phải xây dựng một thế giới mới, một thế giới tốt
đẹp hơn nhiều - trong đóchân giá trị vĩnh cửu của con
người phải được tôn trọng"
Tổng thống Harry S. Truman,1945
SỰ ĐỒNG THUẬN VÀ SỰ THAY ĐỔI
Trong những năm ngay sau Chiến tranh Thế giới
Thứ hai, nước Mỹ đã có ảnh hưởng lớn chi phối các công việc toàn cầu. Là người
chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Thế giới, lại không bị tàn phá bởi chiến
tranh, cả dân tộc Mỹ tin tưởng vào sứ mạng quốc gia trong cả chính sách đối nội
và đối ngoại. Những người lãnh đạo Hoa Kỳ muốn duy trì cấu trúc dân chủ mà họ
đã bảo vệ với một giá đắt và muốn chia sẻ rộng rãi những lợi ích của sự thịnh
vượng. Với họ, như Henry Luce, chủ bút tạp chí Time, đã nói, giai đoạn này là
thế kỷ của nước Mỹ.
CHƯƠNG 13: NHỮNG THẬP NIÊN CỦA SỰ THAY ĐỔI 1960-1980
"Tôi mơ ước có một ngày kia, trên những ngọn đồi cháy đỏ bang
Georgia, con cái của những người nô lệ và của chủ nô xưa có thể ngồi bên nhau
như những người anh em"
Martin Luther King Jr, 1963
Đến năm 1960, nước Mỹ đã sắp sửa chứng kiến sự
thay đổi xã hội lớn lao. Xã hội Mỹ luôn là một xã hội cởi mở và linh hoạt hơn
bất kỳ một quốc gia nào khác trên thế giới. Tuy nhiên, xã hội Mỹ cho đến thời
điểm đó vẫn do người da trắng thống trị. Trong những năm 1960, các nhóm dân cư
trước kia không có tiếng nói hoặc bị coi là thuộc tầng lớp dưới đã trở nên mạnh
mẽ hơn và đã đạt được thành công trong việc đòi quyền dân sự ở các phong trào
như: phong trào của người Mỹ gốc Phi, của người da đỏ, phụ nữ, con cái của các
dân tộc da trắng mới nhập cư và người châu Mỹ La-tinh. Phần lớn sự ủng hộ mà họ
nhận được đến từ tầng lớp thanh niên đông đảo hơn bao giờ hết, một tầng lớp
thanh niên được tiếp cận với hệ thống các trường cao đẳng và đại học đang phát
triển với tốc độ chưa từng có trong lịch sử. Thường đua theo những lối sống phản
văn hóa và các hệ tư tưởng chính trị cấp tiến, nhiều con cái của thế hệ Chiến
tranh Thế giới Thứ hai đã nổi lên như những người vận động cho một nước Mỹ mới
mà đặc trưng của nó là sự đa văn hóa và đa sắc tộc - một xã hội mà trước đây,
ông cha họ thấy khó có thể chấp nhận được.
CHƯƠNG 14: CHỦ NGHĨA BẢO THỦ MỚI VÀ TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI
"Tôi luôn tin tưởng rằng một sự sắp đặt thánh thần nào đó của
tạo hóa đã khiến cho châu lục rộng lớn nằm giữa hai đại dương này được tìm thấy
bởi những người có một tình yêu cháy bỏng đối với tự do và một lòng dũng cảm
đặc biệt" Thống đốc bang California, Ronald Reagan, 1974
MỘT XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
Bước sang thập niên
1980, sự thay đổi trong cấu trúc xã hội Mỹ vốn đã được bắt đầu từ nhiều năm,
thậm chí từ nhiều thập niên trước đây, đã trở nên rõ ràng. Cơ cấu dân cư và
những ngành nghề, những kỹ năng quan trọng nhất trong xã hội Mỹ đã có những đổi
thay căn bản.
"Hy vọng tốt nhất về hòa bình trên thế giới của chúng ta là
mở rộng tự do trên toàn thế giới"
Tổng thống George W. Bush, 2005
Đối với phần lớn người Mỹ, thập niên 90 là
giai đoạn của hòa bình, thịnh vượng và những tiến bộ nhanh chóng về công nghệ.
Một số người cho rằng có được điều này là nhờ Cuộc cách mạng của Reagan và việc
kết thúc Chiến tranh Lạnh. Một số người khác thì lại cho rằng đó là do Đảng Dân
chủ một lần nữa cai quản Nhà Trắng. Trong giai đoạn này, đại đa số người Mỹ -
nếu gạt chính trị sang một bên - đều khẳng định sự ủng hộ của họ đối với các
giá trị gia đình truyền thống, thường được đặt trong niềm tin của họ. Người phụ
trách chuyên mục của tờ New York Times đã bình luận rằng nước Mỹ đang có những
sửa chữa về đạo đức khi có những biểu hiện của sự đổ vỡ xã hội, đã từng tăng
trầm trọng trong những năm cuối cùng của thập niên 60 và 70, tạm chững lại
trong thập niên 1980 giờ đây đang giảm dần.
Người dịch Nguyễn Thành) - Ngày 31-5-2013, Đại sứ EU tại
Việt Nam, ông Franz Jessen, bày tỏ mối quan ngại của ông về các vụ bắt giữ và kết
án gần đây đối với một số nhà hoạt động, blogger và sinh viên, với mức án tù từ
2-13 năm, kèm theo nhiều năm quản chế tại gia, vì những hành vi liên quan đến
việc thực thi quyền tự do ngôn luận.
Trà Mi-VOA - Một giới chức cao cấp trong hành pháp
Hoa Kỳ cam kết thúc đẩy Việt Nam trả tự do cho hai nhà hoạt động trẻ bị tuyên
án tổng cộng 14 năm tù về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” vì
dán biểu ngữ, rải truyền đơn chống Trung Quốc và phản đối sự cai trị độc tài của
đảng cộng sản Việt Nam.
Hai
sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi, và Đinh Nguyên Kha, 25 tuổi, bị Tòa án
Nhân dân tỉnh Long An kêu án lần lượt là 6 tù giam cùng 3 năm quản chế và 8 năm
tù giam cùng 2 năm quản chế vì bị cáo buộc tội xuyên tạc các chính sách của
đảng và nhà nước liên quan đến tôn giáo, đất đai, và chủ quyền.
Tại
phiên điều trần có chủ đề “Các mối quan hệ Việt-Mỹ” do Tiểu ban Châu Á-Thái
Bình Dương thuộc Ủy ban Đối Ngoại Hạ viện Mỹ tổ chức hôm 5/6, Phó Trợ lý Ngoại
trưởng phụ trách Dân chủ - Nhân quyền - Lao động, ông Daniel Baer, tuyên bố:
“Tôi
cam kết sẽ tiếp tục nêu lên trường hợp của hai nhà hoạt động này cũng như thúc
đẩy nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho Uyên và bạn của cô ấy là Kha.”
Phát
biểu của ông Baer, người dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ sang Hà Nội đối thoại nhân
quyền hôm 12/4 vừa qua, được đưa ra trước yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại
Hạ viện Mỹ, dân biểu Ed Royce, đòi hỏi chính phủ của Tổng thống Barack Obama
phải làm sao để chứng tỏ rằng các cuộc đối thoại nhân quyền hằng năm với Việt
Nam mang lại những tiến bộ hay kết quả cụ thể.
Dân
biểu Ed Royce nói đòi hỏi đó cũng chính là lý do của cuộc điều trần.
Ông
Ed Royce nhấn mạnh với hai giới chức trong hành pháp Hoa Kỳ tham gia buổi điều
trần gồm Phó Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Baer và Quyền Trợ lý Ngoại trưởng đặc
trách Đông Á-Thái Bình Dương, Joseph Yun, rằng:
“Xin
quý vị làm ơn cho thấy ít nhất một ví dụ để chứng tỏ rằng các cuộc đối thoại
nhân quyền hiện tại với việt Nam có thể mang lại một số kết quả đúng với ý
nghĩa khi nói rằng chúng ta muốn cùng nhau làm việc cho nhân quyền và cho tương
lai. Bản án của Phương Uyên và Nguyên Kha là điểm quan trọng để nhà cầm quyền
Hà Nội bắt đầu trong tiến trình đó.”
Chủ
tịch Ủy ban Đối Ngoại Hạ viện Mỹ nói Hoa Kỳ không thể không hành động hay không
lên tiếng trước các vi phạm trầm trọng hàng loạt của Việt Nam khi mà chỉ trong
6 tuần lễ đầu năm nay Hà Nội đã tống giam hơn 40 các nhà bất đồng chính kiến
như Uyên và Kha.
Ông
Royce nói áp lực Việt Nam phóng thích Uyên và Kha hay những nhà hoạt động tương
tự khác không phải là một đòi hỏi quá đáng vì cái “tội” mà họ bị trừng phạt chỉ
là thực thi nhân quyền, bày tỏ quan điểm ôn hòa của công dân, vốn là những điều
mà Việt Nam đã tự nguyện cam kết tôn trọng với quốc tế.
Theo
dân biểu Royce, không có gì có thể biện minh được cho hành vi bắt bớ, đánh đập,
giam cầm của chính phủ Việt Nam đối với Phương Uyên và Nguyên Kha để trả đũa
cho việc họ đã rải truyền đơn kêu gọi bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Vẫn
theo lời Chủ tịch Ed Royce, Hoa Kỳ cần phải dùng đòn bẩy đang có để kiểm tra
các vi phạm nhân quyền của Việt Nam, để chứng tỏ hành động của Mỹ đi đôi với
lời nói trong lĩnh vực cổ xúy và bênh vực nhân quyền toàn cầu.
Dân
biểu Gerry Connolly thuộc đảng Dân chủ của Tổng thống Obama khuyến cáo rằng lập
pháp, tức Quốc hội, có thể khước từ đề nghị của hành pháp liên quan đến Hiệp
định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP với Việt Nam nếu thành tích nhân
quyền của Hà Nội không được cải thiện.
Ngay
sau phiên sơ thẩm của Phương Uyên và Nguyên Kha hôm 16/5, đại sứ quán Mỹ tại
Việt Nam đã phản đối bản án và kêu gọi trả tự do cho hai nhà hoạt động này.
Mới
đây, trường hợp của Uyên và Kha cũng được đại sứ Liên hiệp Châu Âu tại Việt Nam
nêu lên khi bày tỏ quan ngại về tình trạng bắt bớ, bỏ tù các nhà bất đồng chính
kiến và các blogger tại Việt Nam.
Tại
một cuộc gặp với giới hữu trách Việt Nam hôm 24/5, đại sứ EU, Franz Jessen, đã
kêu gọi Hà Nội ngay lập tức xem lại các bản án nặng nề dành cho các nhà hoạt
động như Phương Uyên, Nguyên Kha, và các thanh niên Công giáo thuộc Dòng Chúa
Cứu Thế.
Dịp
này, đại sứ Liên hiệp Châu Âu cũng đã phản đối việc chính quyền Việt Nam từ
chối yêu cầu của EU muốn được tham dự các phiên xử ấy.
Trong
cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, người nhà của Phương Uyên và Nguyên Kha bày tỏ
cảm kích và hy vọng rằng những sự quan tâm và áp lực từ Hoa Kỳ và Liên hiệp
Châu Âu sẽ giúp phần nào giảm nhẹ bản án của hai sinh viên chống Trung Quốc
trong phiên phúc thẩm tới đây.
Mẹ
của Phương Uyên, bà Nguyễn Thị Nhung, cho biết:
“Sau
phiên xử, ngày 30/5 gia đình được thăm gặp Uyên. Uyên nói hết sức sốc trước bản
án cũng như quá trình tranh luận trước tòa vì Uyên chưa được nói hết, Uyên rất
uất ức. Nhưng sau đó Uyên cũng bình tĩnh lại và làm đơn kháng cáo. Nội dung
kháng cáo là không xin giảm án vì Uyên cho rằng Uyên không có tội mà Uyên chỉ
yêu cầu tòa án làm sáng tỏ những vấn đề còn gút mắt rất nhiều.”
Gia
đình Đinh Nguyên Kha nói họ rất bức xúc vì kể từ sau phiên tòa sơ thẩm tới nay,
họ không được thăm gặp bị can mà không được giải thích lý do thỏa đáng dù đã
cùng luật sư gõ cửa và gửi đơn khắp nơi.
Ông
Đinh Nhật Uy, anh trai Đinh Nguyên Kha:
“Họ
ngăn cản phi pháp mà không đưa ra được một nghị định, nghị quyết, hay quyết
định nào bằng văn bản hết. Họ chỉ trả lời miệng. Mình đòi trả lời bằng văn bản,
họ không có. Đi xin giấy để thăm gặp thì cũng không được chứng. Lên trại giam,
họ chỉ xuống tòa. Xuống tòa, tòa nói hết trách nhiệm, chỉ qua phòng điều tra.
Qua đó, họ chỉ ngược lại qua trại giam. Họ cứ chỉ vòng vòng, không ai chịu
trách nhiệm. Ba nơi đó không nơi nào chịu ký giấy cho chúng tôi thăm gặp Kha.”
Cả
Phương Uyên và Nguyên Kha đều nhất định kháng án ngay sau phiên sơ thẩm hôm
16/5 vừa qua.
Ngày 3/6/2013 những người soạn thảo và ký bản Kiến nghị về sửa đổi
Hiến pháp năm 1992 mang chữ ký của 72 người (thường gọi tắt là Kiến nghị 72) đã
gửi cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và một số Đại biểu Quốc hội bản Phản đối Dự
thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 5. Xin trân trọng
giới thiệu với bạn đọc.
123 HỒ TẬP CHƯƠNG BỊ BẮT Ở HÀ NAM, GIAM TẠI NHÀ NGỤC "NAM THẠCH
ĐẦU"
Ngày
12 tháng mười một năm 1938, "Đài Loan nhật nhật tân báo" đưa tin, Hồ
Tập Chương bị bắt giam tại nhà lao Nam Thạch Đầu, Hà Nam. Rốt cuộc "Hà
Nam" là địa phương nào? Nam Thạch Đầu ngục ở đâu? Căn cứ vào "Lịch sử
tổ chức Đảng cộng sản thành phố Quảng Châu" "Hà Nam" ở phía nam
sông Châu, còn nhà giam Nam Thạch Đầu ở phố Nam Thạch Đầu, khu Hải Châu, thành
phố Quảng Châu gọi là "Trại trừng giới". Sự kiện ngày 15 tháng tư năm
1927, Quốc dân đảng mở cuộc càn quét bắt giữ hàng loạt đảng viên cộng sản giam
giữ tại đây. Liên quan đến sự kiện "Đài Loan nhật nhật tân báo" đưa
tin Hồ Tập Chương bị giam tại nhà lao Nam Thạch Đầu, phải chăng có dính dáng đến
việc đồng nhất thân phận Hồ Tập Chương với Hồ Chí Minh, khi Hồ Chí Minh vào
tháng mười một đến tháng mười hai năm 1938 đột nhiên mất tích ở cơ quan Bát lộ
quân Quế Lâm, Quảng Tây? Hồ Chí Minh bị giam ở Quảng Châu nhưng lại mất
tích ở Quế Lâm nửa tháng đều thuộc tiểu sử Hồ Chí Minh chưa bao giờ được
báo chí đưa tin, lại càng chứng thực Hồ Tập Chương chính là Hồ Chí Minh. Mối
quan hệ nhân qủa đặc biệt quan trọng này sẽ được trình bày cụ thể ở mục
"Cơ quan Bát lộ quân Quế Lâm" và "Đài Loan nhật nhật tân
báo" trong Thiên IV.
Trong “Hồ sơ Lư Sơn "Hồ Chí Minh bí mật đến Lư Sơn” có
ghi chép Hồ Chí Minh dùng ngón tay viết thư pháp: “Bí thư Đảng ủy Cục
quản lý Lư Sơn Lâu Thiệu Minh, phó bí thư Thái Thiệu Ngọc, Giang Vĩnh Đức nghe
tin Hồ Chí Minh sắp rời Lư Sơn, vội vã kéo nhau đến biệt thự 394, một
là để nghe ý kiến Hồ Chí Minh về thái độ tiếp đãi khách, hai là đề
nghị ghi lưu niệm. Nhận xét về cái gì đây? Hồ Chí Minh đề nghị mang
nghiên bút để trên bàn. Ông thử bút, cảm thấy ngọn bút hơi nhỏ liền khẽ hỏi:
Hai tuần sau khi bị tuyên án tổng cộng 14 năm
tù giam và 6 năm quản chế, Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha kháng cáo. Hai
sinh viên Việt Nam khẳng định biểu lộ tinh thần yêu nước qua hành động tố cáo «Trung Quốc xâm lăng Việt Nam». Tuy nhiên cả hai đều quyết định « không xin
giảm án tù » mà tòa án tỉnh Long An trong phiên xử ngắn ngủi ngày 16/05/2013
vừa qua đã trừng phạt hai sinh viên này.
RFI đặt câu hỏi với bà
Nguyễn Thị Nhung, mẹ của Phương Uyên :
Ngày 1 tháng 6 năm
2013, bị Tổng cục VIII từ chối cho giấy phép vào gặp TS Cù Huy Hà Vũ đang tiếp
tục ngày tuyệt thực thứ sáu với tư cách là luật sư, tôi vẫn tìm cách đến Trại
giam số 5 – BCA tại Thanh Hóa thăm chồng. Trong cuộc gặp 60 phút, TS Cù Huy Hà
Vũ đã tranh thủ đọc lá thư dưới đây cho tôi ghi lại. Đứng xung quanh hai vợ
chồng Dương Hà – Hà Vũ là bốn viên cán bộ trại giam giám sát, nghe từng lời
đọc, thỉnh thoảng lại dọa dẫm hoặc nói lời chọc tức … mặc dù vậy lá thư vẫn
được ghi lại, toàn văn như đính kèm.
Đề nghị Quý Báo cho
đăng để những ai quan tâm được biết.
“Phùm Gi cách buôn Nu khoảng sáu cây số thôi nhưng có tới hai kiểu
đường. Hai cây số đầu là đường nhựa láng o, khoảng bốn cây số sau thì lởm chởm
đá, ổ gà và mịt mù bụi bặm.
Thiên HỒI HÝ này viết xong đã lâu mà tôi vẫn ngần ngại chưa muốn xuất bản.
Thà phụ lòng người chết còn hơn gây hại cho những người còn sống. Nhưng bản
thảo bất ngờ lọt vào tay mật vụ thì tôi đành phải cho ra ngay, càng sớm càng
tốt.
Trong những
vở kịch Chekov có nhiều nhân vật trí thức khoái chơi trò dự đoán tương lai. Rằng
hai chục năm, ba chục năm, bốn chục năm tới những chuyện gì sẽ xảy ra trên đất
nước này. Chắc gì họ dám đoán 40 năm nữa dân Nga sẽ có dịp nếm mùi điều tra, thẩm
vấn? Nếu họ lại biết những mục điều tra, thẩm vấn ấy tiến hành như thế nào e
rằng kịch Chekov diễn chẳng bao giờ hạ màn nổi bởi lẽ bao nhiêu nhân vật đều
điên đầu, phải tống vô Dưỡng trí viện hết!
Đúng vậy,
xà lim và tình yêu cũng có thể nằm chung một chỗ lắm chớ? Có thể có tình với xà
lim lắm. Chẳng hạn như hồi Lêningrad bị địch bao vây cô lập thì được ở Trung
ương khám đường thì còn gì bằng! Nhờ ở tù mà còn sống chắc. Dưới từng đợt mưa
pháo kích thì còn chỗ nào an toàn mà đâu phải chỗ núp riêng của mấy ông điều
tra viên ăn ngủ tại chỗ?
Bên cạnh
"nhà ga" Byturki có một phòng đặc biệt. Đó là phòng khám người,
tuốt người để thằng nào mới vô là phải chịu lục soát thật kỹ cái đã. Phòng
đủ rộng để 5, 6 cán bộ Cơ quan làm 20 thằng ZEK một lúc. Có
mấy cái bàn nhưng mặt bàn trơ trụi chẳng có gì. Ở một bàn cuối phòng ngồi sừng
sững một ông Thiếu tá NKVD, quân phục chững chạc mớ tóc đen chải đàng hoàng
nhưng dưới ánh đèn chụp khuôn mặt hắn mới mệt mỏi, chán chường làm sao! In hình
hắn mệt vì có ngần ấy đứa mà cứ phải đưa vô từng đứa một, bắt hắn chờ đợi không
đáng. Nếu cần một chữ ký thì bắt chúng ký cả loạt việc và lẹ hơn nhiều.
Thấy tôi vô, ông Thiếu tá biểu ngồi, hỏi tên họ rồi đưa tay lục kiếm "hồ
sơ" của tôi trong chồng giấy phía mặt. Cách cái lọ mực cũng có một chồng
in hệt, giấy mỏng như giấy đánh máy nhưng chỉ nhỏ bằng nửa tờ. Kiểu bông lãnh
xăng, phiếu phát vật liệu các công sở. Đây rồi, hắn rút đúng tờ giấy của
tôi, cao giọng đọc cho biết "bản án": 8 năm đi đày. Sau đó hắn lật tờ
giấy nắn nót vài chữ, ra điều "án được đọc lên cho kẻ chịu án", đúng
ngày giờ đã định.
Điều 17
Hình Luật dự liệu xử bắn những thành phần lén lút trở về lãnh thổ Liên bang Xô
Viết. Thông lệ đã có luật định thì chắc chắn sẽ có vô số kẻ vướng những trường
hợp này khác: ai điên khùng đi chui đầu vào bẫy. Điên đầu nhât là Savinkov, bị
quả tang và ra toà không chối mà còn không bị khép vô điều 71 mà. Vậy là điều
71 do chính Lenin chỉ thị cho Kursky đành bỏ xó! Nhưng ngược lại, bản án tống
ra ngoại quốc thay vì xử bắn thì áp dụng tức khắc, liên miên.
Quần đảo
nằm đâu? Nó rải rác một dọc dài cả ngàn hòn, từ eo Bering chạy tuốt xuống vịnh
Bosporus! Nó lù lù đấy nhưng vẫn là vô hình. Cũng như những thằng dân quần đảo,
đám nô lệ có trọng lượng, cũng choán một khối lượng phải chuyển dịch từ đảo này
sang đảo khác không ngừng nghỉ nhưng chớ cho ai thấy.
Toa xe
Stolypin chen chúc, xe bít bùng ngột thở, khám tạm bồn chồn khó sống, sao bằng
vứt bỏ hết ngần ấy giai đoạn để lên toa xe chở súc vật, thẳng đường vào Trại
cho rồi. Tù vừa đỡ mệt mà tiện việc nhà nước biết mấy, thằng nào thành án là
đưa đi đày một mạch. Đỡ tốn chỗ xe lửa, khỏi cần xe bít bùng đưa đón, đỡ phải tổ
chức khám tạm tốn bao nhiêu nhân viên! Bộ máy Cải tạo hẳn nhận ra ngay điều đó
nên tù đi đảo tổ chức thành từng đoàn: Đi xe lửa thì từng đoàn dài toa chở súc
vật, đi đường thủy từng đoàn tàu. Không có đường hoả xa, đường sông thì đoàn tù
lũ lượt đi bộ. (Không lẽ đưa tù đi đày mà phải bắt ngựa, bắt lạc đà lao động?)
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 172 (01-06-2013)
Nguyễn
Phú Trọng, Tổng bí thư Cộng đảng, trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung
ương 7 sáng ngày 11-05-2013, đã đề cập đến một vấn đề quan trọng mang tính sống
còn đối với đảng: đó là vấn đề tuyên truyền, núp dưới mỹ từ “dân vận”: “Tăng cường
và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận là rất cần thiết trong
tình hình hiện nay”. Lý do là: “Trong điều kiện Đảng cầm quyền, xây dựng Nhà nước
pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, có rất nhiều vấn đề
mới đặt ra tác động đến tư tưởng, tình cảm, đời sống của cán bộ, đảng viên và
nhân dân. Những hiện tượng phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội, cùng với tệ
quan liêu, tham nhũng, xa dân, xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân, làm suy giảm
niềm tin của nhân dân đối với Đảng là thách thức đối với mối liên hệ giữa dân với
Đảng”. Nói cho đúng, đảng nhận ra rằng dân càng ngày càng thấy rõ: với việc
hành xử độc quyền, xây dựng một nhà nước công an trị, phát triển nền kinh tế chỉ
có lợi cho đảng, tạo ra hiện tượng chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn, củng cố
và bành trướng tệ quan liêu tham nhũng, xâm phạm không những quyền làm chủ của
nhân dân mà cả quyền tự quyết của dân tộc, đảng đã trở thành kẻ thù của đất nước.
"trời đã sập tối,
lúc này chúng tôi có thể nghe tiếng súng nhỏ nổ rất gần!. Đây là dấu hiệu của
những trận chạm súng giữa CSVN và lực lượng Khmer Tự do.... tiếng súng càng gần...
hoang mang và sợ hãi càng tăng...Khoảng thêm 1 tiếng sau, trại VNLR được lệnh bỏ
trại"
"Trên suốt con đường mòn trong rừng biên giới, chúng tôi đã
bị chận xét và lục soát để lấy của đến mấy chục lần, bởi hết toán lính này đến
toán lính khác. Cuối cùng, chúng tôi chẳng còn một thứ hành trang nào khác,
ngoài bộ quần áo đen mặc trên người.
Tiền hết, cơn đói rã rời, cơn khát cháy cổ, tất cả những lo âu
và bận tâm ấy làm chúng tôi mệt đến muốn ngất xỉu. Chúng tôi bèn hỏi những người
dân Miên đi buôn rằng bao giờ tới Thái Lan. Ai cũng trả lời còn năm hay mười
cây số nữa thôi. Tuy nhiên, lần nào hỏi cũng chỉ nghe năm hay mười cây số.
Chúng tôi tưởng chừng muốn điên lên vì qúa sức khổ và đói khát."