(Giai đoạn 1963-1975)
Chống Bầu Cử Tổng Thống Nhiệm Kỳ II - 1971
Chống bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ II.
1971 là năm bầu cử Tổng Thống nhiệm kỳ II vào ngày 1-10 1971, chỉ độc nhất có một liên danh ra ứng cử là liên danh Nguyễn Văn Thiệu - Trần văn Hương, vì thế báo chí đối lập gọi cuộc bầu cử này là “Bầu cử độc diễn”
Phật giáo Ấn Quang chống đối mãnh liệt “Bầu cử độc diễn”. Các khuôn hội Phật giáo, Tỉnh Hội Phật giáo được lệnh chỉnh đốn hàng ngũ để chờ lệnh “Thầy” hành động.
Hoàng Kim Loan nhảy vào cuộc, mọi cơ sở nội, ngoại thành, nằm trong Phật giáo, học sinh, sinh viên, tiểu thương chợ Đông Ba được lệnh sẵn sàng tham chiến. Ngoài hai lực lượng kể trên, còn có những thành phần đối lập, phe nhóm chính trị chống đối Tổng thống Thiệu, đã âm thầm nhảy vào ăn có, tạo cho tình hình chính trị, an ninh tại Huế vừa phức tạp, vừa nguy hiểm.
Đương nhiên, tôi có nhân viên nằm vùng trong mọi tổ chức của bọn họ, nên nắm vững và rõ ràng, kế hoạch hành động của bọn chúng trong ngày bầu cử. Bọn chúng áp dụng kỹ thuật tác chiến của Tướng Trung Cộng Lâm Bưu :
Dùng 5 mũi giáp công tiến vào thành phố (ba mũi đã chết ngắc, huống gì năm mũi), đồng thời tại trung tâm thành phố bọn chúng dùng chiến thuật “Nở hoa trong lòng địch”.
Năm mũi giáp công đó là 5 đoàn biểu tình, mỗi đoàn khoảng hơn 1 ngàn người kéo vào thành phố từ 5 hướng khác nhau: Từ Đàm, An Cựu, Đập Đá, Bao Vinh, An Hoà.
Nở hoa trong lòng địch là lực lượng Sinh Viên Đại Học Huế, và Tiểu thương chợ Đông Ba.
Bộ chỉ huy điều khiển cuộc biểu tình này đóng tại Đại Học Văn Khoa, ngay đầu cầu Tràng Tiền, đối diện với đài phát thanh Huế, do nhóm sinh viên cơ sở nội thành của Hoàng kim Loan chỉ huy.
Trước một ngày xảy ra biến động (ngày bầu cử Tổng Thống VNCH, nhiệm kỳ II), tôi làm phiếu trình Đại tá Tỉnh Trưởng về lực lượng, kế hoạch hành động của Phật giáo Ấn Quang và đám sinh viên tranh đấu vào sáng sớm ngày hôm sau, ngày bầu cử 1-10-1971, cuối bản phúc trình tôi còn nhớ tôi đã viết: ''Xin Đại Tá Tỉnh Trưởng ban chỉ thị cho Ty tôi thi hành''. Phúc trình gởi đi, chẳng thấy hồi âm, Đại Tá Tỉnh trưởng chẳng có một chỉ thị nào.
Trong đêm trước, sau khi phân phối công việc cho mọi cấp chỉ huy, tôi cho rút các đơn vị CSDC hiện đang tăng phái cho các quận yểm trợ cho chương trình Phụng Hoàng cấp tốc về BCH tỉnh.
7:30 sáng ngày 1-10-1971 ngày bầu cử Tổng Thống, các địa điểm thùng phiếu bắt đầu mở cửa cho dân chúng đi bầu, Đại tá Tỉnh Trưởng gọi tôi đến gặp ông tại sân bay trực thăng ngay trước trường Quốc học:
- Đại úy, tôi đã đọc phiếu trình của anh hồi đêm, tôi chẳng có chỉ thị gì cho anh cả. Tốt hơn anh nên liên lạc với Tư Lệnh của anh tại Sàigòn để xin chỉ thị của ông ta. Bây giờ tôi phải đi thanh tra Quận, mọi chuyện anh liên lạc máy báo cáo cho tôi biết.
Nói dứt câu, ông bắt tay tôi bước lên trực thăng, máy bay cất cánh, tôi chưa kịp nói một lời nào, nhìn lên cao bóng dáng chiếc trực thăng chỉ còn là một chấm nhỏ giữa bầu trời xanh biếc. Một thoáng buồn chợt đến với nỗi bất bình trong lòng .
Ông là Tỉnh Trưởng, Hiến Pháp VNCH đã quy định quyền hạn và nhiệm vụ của ông, ông là Tổng Thống tại địa phương này, ông có đầy đủ quyền hạn để ra lệnh cho thuộc cấp, cùng gánh trách nhiệm với thuộc cấp, đó là trách nhiệm và bổn phận của ông, tại sao lại phủi tay.
Huế là trung tâm điểm của những trận cuồng phong chính trị, cơn lốc có thể kéo đến tận Sàigòn và giựt sập chính phủ Trung ương, vì vậy mà đã hơn một tuần nay, ông Nguyễn văn Ngân, Phụ tá Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu và bộ tham mưu của ông đã có mặt tại Tòa Đại Biểu Huế, tiếp xúc với thân hào nhân sĩ, đảng phái chính trị, tôn giáo, mưu tìm sự hổ trợ cho Tổng Thống Thiệu, và cũng để theo dõi, giám sát cuộc bầu cử.
Một vài hôm trước ngày bầu cử, theo chỉ thị, tôi cũng đã gặp ông Nguyễn văn Ngân và bộ tham mưu của ông để trình bày mọi tin tức liên quan đến cuộc bầu cử, đặc biệt là những tin tức Phật giáo Ấn Quang kết hợp với lực lượng Sinh Viên sẽ phá rối, ngăn chặn cuộc bầu cử, và kế hoạch bảo vệ an ninh, duy trì trật tự của BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế trong ngày bầu cử.
Bây giờ 8 giờ sáng ngày bầu cử, 1-10-1971, Huế sắp phải gánh chịu tai ương, gây rối loạn, bạo động trong thành phố của Phật giáo Ấn Quang và đám cơ sở học sinh, sinh viên “Giải Phóng” của Trung tá Việt cộng Hoàng Kim Loan, lần này cũng tương tự như cuộc nổi loạn của họ vào tháng 6-1966.
Tôi không có một chỉ thị nào, một lệnh lạc nào của thượng cấp, cho dù là khẩu lệnh, để đối phó với tình hình nguy kịch này. Tôi hiểu, nếu tôi có xin lệnh vị Tư Lệnh trực tiếp của tôi, ngành CSQG tại Trung ương cũng bằng thừa, lý do dễ hiểu: ông Tư Lệnh ở xa nơi xảy ra biến động cả trên 1200 cây số, làm sao nắm vững tình hình để cho lệnh tôi hành động, và lẽ đương nhiên ông không thể chen vào quyền hạn của Tỉnh Truởng tại địa phương, vì đây là vấn đề chính trị rắc rối nhiều mặt, và hậu quả sẽ vô cùng tai hại nếu tôi hành động sai.
Tôi hiểu, lệnh hành động giờ này không xuất phát từ đâu xa, mà từ lý trí, trách nhiệm và bổn phận của tôi, của một người cầm đầu lực lượng CSQG tại Thừa Thiên Huế và của tất cả anh em Sĩ Quan và Hạ sĩ quan thuộc BCH/CSQG Thừa Thiên - Huế, chúng tôi có trách nhiệm và bổn phận duy trì luật pháp quốc gia, giữ gìn an ninh trật tự và bảo vệ sinh mạng đồng bào. Đã nắm rõ mục đích, bản chất của đám sẽ gây rối loạn là ai, tôi quyết định đàn áp không nương tay với đám gây rối bạo động này.
Khoảng 9 giờ 10, sáng 1-10-1971, năm đoàn biểu tình từ các quận nông thôn kéo lên thành phố đã xuất hiện tại 5 cửa ngõ ra vào thành phố Huế, đại đa số lực lượng này là người của các khuôn hội Phật giáo tại các quận. Các đoàn biểu tình không gặp trở ngại tại năm cửa ngõ vào thành phố, họ không bị ngăn chặn bởi lực lượng Cảnh sát, thật ra điều này nằm trong kế hoạch của tôi, tôi muốn để họ vào và trực diện với họ một lần cho xong, tôi không đủ lực lượng CSDC để trấn áp bạo động và giải tán biểu tình từng điïa điểm.
Với quân số 500 CSDC, nếu xé lẻ thì nỗ lực chính tại trung tâm thành phố sẽ yếu đi, khó đương đầu nổi với lực lượng biểu tình của bọn họ gần mười ngàn người.
9 giờ 40 phút sáng 1-10-71, lực lượng biểu tình đã tập trung đông đảo tại hai địa điểm:
1- Đường Phan Bội Châu, đường Trần Hưng Đạo, ngay mặt tiền của Ty Thông Tin cạnh đầu cầu Tràng Tiền là hai dãy phố chính của thành phố, và khu chợ Đông Ba ngay trung tâm thành phố, vào khoảng 4, 5 ngàn người, đủ mọi thành phần học sinh, sinh viên, tiểu thương chợ Đông Ba, và lực lượng của 2 mũi giáp công An Hoà, Bao Vinh kéo đến.
2- Trong và ngoài khuôn viên Đại Học Văn Khoa, Đài phát thanh Huế, dọc đường Lê Lợi, Duy Tân, khoảng 3 ngàn sinh viên, học sinh, côïng thêm lực lượng của 3 mũi giáp công Đập Đá, An Cựu, Từ Đàm nhập vào.
Cũng tại khuôn viên Đại học Văn khoa, loa phóng thanh của lực lượng biểu tình bắt đầu kêu gọi học sinh, sinh viên bãi khóa, mọi nơi đình công bãi thị xuống đường chống bầu cử “độc diễn”. Mọi sinh hoạt bình thường của dân chúng trong thành phố bị ngưng đọng, giao thông trong thành phố và các tuyến đường đi Đà Nẵng, Quảng Trị bị cắt đứt hoàn toàn, cảnh tượng chẳng khác gì những ngày xáo trộn của cuộc tranh đấu Phật Giáo vào tháng 6-1966 tại Huế.
Để chống bạo loạn và dẹp tan đám biểu tình, bảo vệ an ninh cho ngày bầu cử, đêm hôm trước, BCH chúng tôi đã họp bàn soạn kế hoạch đối phó, tôi xử dụng và phối trí lực lượng CSQG Thừa Thiên-Huế như sau :
- 500 CSDC ( Đại đội 102 CSDC)
- 400 Cảnh sát sắc phục .
- 600 Cảnh Sát Đặc Biệt cộng Biệt đội Thiên Nga.
- Biệt Đội Hình cảnh.
Lực lượng được chia làm hai phần, nỗ lực chính và nỗ lực phụ :
-Nỗ lực chính do tôi chỉ huy cùng với Đại Úy Trần văn Tý Đại đội trưởng 102 CSDC.
-Nỗ lực phụ do Đại úy Trương văn Vinh Chỉ huy Phó chỉ huy, cùng với Đại úy Bác sĩ Hồ, Đại đội phó 102 CSDC.
Đại úy Trương công Ân, Trưởng phòng Cảnh Sát Đặc Biệt, tung 600 nhân viên trà trộn vào các đám biểu tình ghi nhận mọi tin tức quan trọng, thông báo ngay để kịp thời phản ứng, đồng thời bắt giữ các thành phần nòng cốt trong đám biểu tình.
Khác với những lần giải tán biểu tình trước đây, lần này tôi cho lệnh trang bị tối đa lựu đạn cay cho lực lượng trấn áp bạo động, và cho lệnh các đơn vị xử dụng tối đa, tổng cộng gần 2 ngàn lựu đạn cay được phân phối cho các đơn vị.
Kim đồng hồ chỉ đúng 10 giờ sáng ngày 1-10-1971 cuộc bạo động tại thành phố Huế bắt đầu.
Tại Quận II, trung tâm của thành phố, đoàn biểu tình bắt đầu di chuyển từ đường Trần Hưng Đạo, ngang qua chợ Đông Ba, tiểu thương chợ Đông Ba ào ra, nhập vào đoàn biểu tình. Đại Úy Trương Công Ân, Trưởng phòng CSĐB báo về Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực, số lượng đồng bào biểu tình tại quận II khoảng hơn 6 ngàn nguời.
Tại Khu Đại Học Văn Khoa số lượng học sinh, sinh viên tập trung khoảng gần 5 ngàn, họ đang có ý định kéo sang cầu Tràng Tiền nhập vào với đoàn biểu tình Quận II.
Tôi nói với ông phó Trưởng Ty Trương Văn Vinh:
- Mình xuất phát, anh đổ quân bao vây khu Đại học Văn Khoa, và chặn ngay bên này cầu Tràng Tiền không cho bọn chúng kéo sang nhập với đoàn biểu tình Quận II, cố gắng cầm chân bọn họ, đợi tôi giải tán đám biểu tình ở Quận II xong, giao lại cho Đại úy Tý tôi sẽ quay sang với anh ngay.
Xe tôi dẫn đầu, theo sau là xe Đại úy Tý, băng qua cầu Tràng Tiền vừa đến đoạn cuối của chiếc cầu thuộc phạm vi Quận II, tất cả đoàn xe phải dừng lại, ngay trước mặt tiền của Ty Thông Tin đường Trần Hưng Đạo, sát ngay đầu cầu Tràng Tiền, lửa khói đã bốc cao từ một đống khoảng 40 vỏ xe hơi. Ân cũng báo cho biết một số địa điểm bỏ phiếu bị đập phá, một vài nơi khác đang bị đốt cháy.
Tôi gọi máy nói với Đại úy Tý:
- Tý, mình dừng tại đây, đổ quân, cho lệnh các Trung đội đi bộ và dàn đội hình, mình sẽ tiến sát và khi đối diện với đám biểu tình thì anh cho lệnh dừng lại.
- Nhận rõ thẩm quyền.
Nhìn cách dàn quận, bố trí đội hình, phải công nhận Đại úy Tý là một tay chuyên nghiệp giải tán biểu tình, không chê vào đâu được. Khi đụng việc, Tý là một sĩ quan trầm tĩnh, cương quyết, cứng rắn.
Đại úy Tý là một Sĩ Quan CSQG rất trẻ, đẹp trai, còn độc thân, tay chơi thứ thiệt, một tay nhậu thuộc loại trời nghiêng đất lở, mấy ông quan ba, quan tư, Nguyễn Lô, Lê văn Mễ, Phạm Như Đà Lạt, Phan Nhật Nam trong Sư Đoàn Nhảy Dù đấu tay đôi với hắn, chưa chắc đã thắng nỗi hắn. Hắn mang chiến tích đầy người vì nhậu, nướng mực khô với rượu đế, rượu bốc cháy, hắn bị phỏng đầy người ở cấp độ hai, ba mươi phần trăm, tôi phải gởi hắn ra Hạm đội Mỹ chữa trị, về lại đơn vị hắn tiếp tục nhậu.
Ngoài Tý, đại đội 102/CSDC còn có những Thiếu úy Trung Đội trưởng cự phách như Thiếu úy Hoàng Công Sủng, Thiếu úy Nguyễn Thế Quang, Thiếu Úy Truật, họ là những sĩ quan rất trẻ, năng động và là những chuyên viên trấn áp bạo động thứ thiệt của Đại đội 102 Cảnh Sát Dã Chiến .
Tôi, Tý và khoảng 300 CSDC đối diện với đám biểu tình, khoảng trên 5 ngàn người, một rừng biểu ngữ đả đảo “Bầu cử độc diễn”, đả đảo Tổng thống Thiệu, và nhiều thứ đả đảo loạn xà ngầu, chẳng đâu vào đâu. Đứng đầu đoàn biểu tình là một lũ đầu trâu mặt ngựa, khoảng hơn 1 trăm tên, không biết từ đâu ra, bắt đầu văng tục, la hét, chửi bới um xùm, chửi ông Thiệu, ông Kỳ, ông Khiêm và thậm tệ nhất là ông ..... Liên Thành.
Tôi lấy trong túi áo giáp ra băng cờ biểu tượng cho Quốc gia khoác ngang vào người, đó là thủ tục pháp lý khi giải tán biểu tình, và bắt đầu dùng loa phóng thanh nhân danh đủ thứ để kêu gọi đám biểu tình, tôi còn nhớ đại khái lời kêu gọi có nội dung như sau:
- ''Nhân danh luật pháp quốc gia, nhân danh Tổng Thống VNCH, tôi yêu cầu đồng bào giải tán, bằng không, buộc lòng nhân viên công lực phải hành động giải tán cuộc biểu tình này. Mọi cản trở lưu thông, ngăn cản sinh hoạt của dân chúng trong giờ này là vi phạm luật pháp quốc gia, yêu cầu đồng bào giải tán. Đây là lần đốc thúc thứ nhất''
Luật pháp quy định phải kêu gọi ba lần, mỗi lần cách nhau 5 phút.
Tôi và Tý đã giải tán hằng chục lần biểu tình trong vòng 5 năm nay, nên đến lần đốc thúc thứ nhì, Tý cho lệnh anh em mang mặt nạ chống hơi cay và sẵn sàng hành động.
Tôi nhắc lại với Tý:
- Anh nhớ dặn lính bắn phi tiễn sát đất, cấm không được bắn trực xạ, lỡ có ai bị thương, tình hình thêm rắc rối. Mình sẽ đẩy đoàn biểu tình chạy về cầu Gia Hội, chặn đường Phan Bội Châu, chừa đường Chi Lăng cho họ chạy, sau đó anh canh giữ cầu Gia Hội không cho họ kéo lên nữa. Sau khi kêu gọi lần thứ 3, tôi sẽ bắn quả phi tiễn đầu tiên vào đám biểu tình và ngay lập tức anh cho lệnh đơn vị xử dụng tối đa phi tiễn và lựu đạn cay đẩy lui đám biểu tình.
Vừa dứt lời đốc thúc lần thứ 3, tôi bắn quả phi tiễn đầu tiên sát mặt đất, vào ngay đám biểu tình, lập tức hằng trăm quả lựu đạn cay và phi tiễn được tung vào đám biểu tình. Đám biểu tình dùng bao nylon che mặt chống hơi cay, dùng những bom xăng chống trả với lực lượng CSDC. Bom xăng được chế tạo bằng cách đổ xăng vào chai với một số vòng cao su, trên miệng chai là một nùi vải, châm lửa và ném vào CSDC, thường gọi là bom lửa Molotov, tôi cũng chẳng biết tại sao có danh từ này.
Đám biểu tình chịu đựng và chống trả được cuộc tấn công của CSDC đợt lựu đạn cay đầu tiên, nhưng đợt tấn công lần thứ 2 thì họ hết chịu nổi, đoàn biểu tình lùi dần về phía cầu Gia Hội. Mặt nạ chống hơi cay còn chịu không nổi, bao nylon và vài quả chanh có sá gì với gần cả ngàn quả lựu đạn cay chúng tôi tung vào.
Bây giờ thì thành phố Huế đầy khói của lốp xe hơi bị đốt và lựu đạn cay, Huế ngày xưa trong buổi thanh bình của thi sĩ Hàn Mạc Tử với : “Ở đây sương khói, mờ nhân ảnh” đã không còn nữa, mà “sương khói mờ hơi cay”, ngày hôm nay, vào giờ này, không phải của thiên nhiên, của trời, của đất, của Hàn Mạc Tử, mà là khói lựu đạn cay, của lực lượng CSQG/ Thừa Thiên-Huế đang chống biểu tình.
Khói lựu đạn cay bồng bềnh giăng đầy phố Huế, từ đường Trần hưng Đạo, chợ Đông Ba, Phan Bội Châu, Hàng Bè, Bạch Đằng, Chi Lăng, chùa Diệu Đế, đến tận Gia Hội, Bãi Dâu, mơ màng trên sông Hương, qua đến quận III, khu Đại Học, Tòa Đại Biểu, và lang thang từ đường lớn, đường nhỏ đến tận hang cùng ngõ hẻm trong thành phố Huế.
Quần thảo với đám biểu tình này khoảng hơn một giờ chúng tôi mới đẩy lui họ qua được vùng Chi Lăng, Gia Hội, đoàn biểu tình chạy tán loạn và giải tán.
An ninh trật tự đã vãn hồi tại Quận II vào khoảng 12 giờ trưa ngày 1-10-1971. Tôi yêu cầu ty Thông Tin dùng xe phóng thanh kêu gọi đồng bào trong quận đi bỏ phiếu.
Qua hệ thống máy Motorola, tiếng của Đại úy Vinh Chỉ huy phó gọi tôi:
- Thẩm quyền, ông qua gấp bên này, bọn chúng bắt đầu đốt Đại học Văn Khoa.
- Nhận rõ, tôi và Tý sang ngay, bình tĩnh.
Tôi giao trách nhiệm lại cho Đại Úy Ngô Trọng Thành, Chỉ Huy Trưởng CSQG quận II, tôi cùng với Đại Úy Tý và lực lượng CSDC quay sang Khu Đại học Văn Khoa.
Đại học Văn Khoa nằm ngay đầu cầu Tràng Tiền thuộc quận III, đối diện với đài phát thanh Huế và trường trung học Kiểu Mẫu, mặt tiền là giao điểm của đường Lê Lợi và Duy Tân. Chúng tôi vừa đổ quân ngay ngã tư Lê Lợi - Duy Tân, cạnh Đài phát Thanh Huế, nhìn lên trên sân thượng của lầu Đại học Văn khoa đã thấy lửa bắt đầu cháy phía mặt tiền của Đại học Văn Khoa rồi .
Lực lượng biểu tình ở đây cũng đông không khác gì bên quận II. Bọn họ chia làm 3 toán : một toán ở góc đường Lê Lợi, một toán ở góc đường Duy Tân, một toán trong khuôn viên Đại học và trên sân thượng lầu Đại học Văn Khoa.
Năm anh em chúng tôi Vinh, Ân, Tý, Hồ và tôi đứng ngay tại lề đường, đối diện với Đại học Văn Khoa, tôi chia phần cho 4 Đại uý:
-Đường Lê Lợi phần của Đại Úy Tý, Đại đội trưởng.
-Đường Duy Tân là phần của Đại đội phó Bác sĩ Hồ.
-Đại úy Vinh chỉ huy phó chia đôi lực lượng tăng cường cho Tý và Hồ. Đại úy Vinh đi với lực lượng Đại uý Hồ.
-Tôi lãnh phần tấn công thẳng vào Đại học Văn Khoa.
Tôi nói nhỏ với Vinh, Ân, Hồ, Tý . . . . . . cả 4 đại úy đều khen ý kiến hay, tôi cười nhìn ho ï:
- Bọn mình hay từ lâu rồi.
- Khi Ân thi hành kế hoạch.. . xong, đợi tôi nói dứt câu: “Đây là lần đốc thúc thúc 3” là tấn công ngay, xử dụng tối đa lựu đạn cay, cho lệnh bắn trực xạ phi tiễn vào các cửa kính để đưa hơi cay vào trong khuôn viên đại học.
Ân lặng lẽ đi thi hành kế hoạch, chúng tôi đợi Ân.. . . . . .
Chỉ 15 phút sau một xe Dodge của Cảnh Sát mệt nhọc lăn bánh chạy chậm chậm ngang qua đoàn biểu tình đến ngay mặt tiền Đại học Văn Khoa thì xe bị hư máy không chạy được nữa. Tài xế xuống xe, mở nắp xe cúi mình vào sửa chữa, thì bỗng trong đám biểu tình có nhiều tiếng la lớn:
-Đốt xe Cảnh Sát,... đốt xe Cảnh Sát. . .
Một nhóm người trong đám biểu tình xông ra đổ xăng châm lửa, ngọn lửa bốc cao chiếc xe bắt đầu cháy lớn.
Như vậy là quá đủ, vừa đốt cháy Đại học Văn khoa, vừa đốt xe nhân viên công lực, đám biểu tình đã vi phạm luật pháp một cách trầm trọng:
Phá hoại tài sản Quốc gia, nhân viên công lực buộc lòng phải can thiệp. Đám biểu tình và sinh viên không còn to miệng la lớn: “Đại Học tự trị”. Chúng tôi sẽ xông thẳng vào khuôn viên Đại học để dẹp bọn quá khích này, tái lập an ninh trật tự, và bảo vệ tài sản Quốc gia.
Tôi vừa dứt câu: “Đây là lần đốc thúc thứ 3”, Tý ở góc đường Lê Lợi, Hồ ở góc đường Duy Tân bắn hàng lọat phi tiễn và lựu đạn cay vào hai đoàn biểu tình, phần tôi cho lệnh bắn trực xạ vào tất cả các cửa kính của trường Đại học Văn khoa nằm về phía đường Lê Lợi và Duy Tân để chuyển hơi cay vào khuôn viên Đại học.
Đám biểu tình và sinh viên phản công lại bằng bom xăng Molotov, hàng trăm chai xăng đỏ lửa bay tới tấp về phía chúng tôi, một vài Cảnh Sát Dã Chiến bị phỏng nhẹ vì bom xăng.
Hai đoàn biểu tình la hét vang dội cả khu Đại học:
“Đả đảo Nguyễn văn Thiệu, đảù đảo bầu cử độc diễn”, “đả đảo Liên Thành đàn áp học sinh sinh viên”. Yêu cầu đồng bào đình công bãi thị, bãi khoá, chống bầu cử độc diễn, v...v. . .
Khói lựu đạn cay và phi tiễn hòa lẫn với khói bom xăng bay mù mịt, phủ kín cả khu đại học Văn khoa. Sau đợt tấn công lần đầu của CSDC, đám biểu tình vẫn chưa nao núng, vẫn la hét chửi bới, vẫn tiếp tục ném hằng loạt bom xăng vào CSDC.
Tôi gọi máy nói với Tý, Vinh và Hồ:
- Chuẩn bị tấn công đợt 2, sau khi xử dụng lựu đạn cay và phi tiễn, xông vào cận chiến, không nhân nhượng được nữa.
Tôi hỏi Tý:
- Anh cần tôi tăng cường cho anh không? Vì đám biểu tình bên phía anh quá đông.
- Không cần thẩm quyền, vừa rồi tôi chỉ mới mời họ ăn điểm tâm, bây giờ tôi mời họ ăn trưa, ông yên tâm, mười lăm phút nữa là xong.
- Vinh, Hồ, hai anh cần tăng cường không?
- Chúng tôi dư sức chơi với bọn này, thẩm quyền lo cho Tý đi, bên cánh Tý nặng hơn chúng tôi.
Sau nhiều loạt lựu đạn cay và phi tiễn, cả hai cánh quân đều xông vào cận chiến với đám biểu tình bằng khiên và gậy cao su.
Bây giờ là 12 giờ 40 trưa ngày 1-10-1971, nắng thu vàng không đủ xuyên qua làn khói hơi cay, cả khu Văn khoa, Lê Lợi, Duy Tân mịt mù chìm trong khói xám dày đặc, chỉ cách nhau khoảng năm mười thước đã thấy mờ nhân ảnh. Hơi cay thấm vào da thịt, vào mắt vào mũi, tượng đá cũng phải tuôn lệ có xá gì mặt nạ hoặc bao nylon. Cảnh Sát Dã Chiến và cả đám biểu tình đều khóc, tuôn trào nước mắt không ngưng.
Đám biểu tình không còn chịu nổi sức ép cận chiến quá mạnh của Tý, Vinh và Hồ, hai đám biểu tình lùi dần... lùi dần, cuối cùng cánh quân của Tý dẹp tan đoàn biểu tình ngay tại khu thư viện đại học, đối diện với Câu lạc bộ thể thao - Cánh quân của Vinh và Hồ đẩy đám biểu tình chạy dài đến ngã tư Duy Tân và Lê Thánh Tôn, đám biểu tình tự động tan hàng, rã đám. Tý gọi tôi:
- Xong rồi thẩm quyền, tôi để lại một Trung đội chặn ngay khu đó.
- Đồng ý, số còn lại, anh kéo hết về ngay nhà thuốc tây Lê đình Phòng, tôi đợi anh ở đó.
- Nhận rõ thẩm quyền.
Tôi gọi máy cho Đại úy Hồ:
- Ông Bác sĩ, phía ông và Đại uý Vinh xong chưa?
Dân trí thức, khoa bảng của bộ chỉ huy CSQG/Thừa Thiên-Huế văng tục:
- Xong lâu rồi thẩm quyền, chỉ mười phút là xong ngay, giống như đi vào động. . .
- Chưa xong đâu ông bác sĩ, để lại một trung đội giữ khu đó, số còn lại kéo hết về đây, mình dứt điểm khu Đại học Văn khoa.
Mười phút sau, chúng tôi gặp nhau tại ngã ba Lê Lợi-Lý thường Kiệt cạnh nhà thuốc tây Lê đình Phòng, đối diện với cổng vào Đại học Văn Khoa.
Bây giờ chỉ còn mục tiêu cuối cùng là Đại học Văn khoa, nơi bộ chỉ huy đầu não của cuộc biểu tình, theo phân chia từ trước, tôi chỉ huy thanh toán mục tiêu này.
Lực lượng của Vinh, Hồ, làm thành phần trừ bị vòng ngoài, tôi, Tý chỉ huy 3 trung đội CSDC, Đại úy Ân với hơn một trăm CSĐB xông thẳng vào khuôn viên Đại học Văn Khoa.
Tôi dặn Ân và Tý:
- Ân, đám đầu não hốt trọn gói đem về trung tâm thẩm vấn.
- Tý, số sinh viên, học sinh còn lại là đám a dua, ham chơi, chừa đường cho bọn hắn chạy. Còn lại bao nhiêu lựu đạn cay và phi tiễn dùng hết, Đại úy Vinh đã gọi về Đại úy Trinh TTHQ/Cảnh Lực, yêu cầu tái tiếp tế rồi anh khỏi lo.
Tý dàn đội hình, tôi và Tý đứng ngay hàng đầu với phi tiễn cầm tay, 3 trung đội đã mang mặt nạ chống hơi cay, tôi và Tý vẫn đội trên đầu chưa kéo xuống mặt.
Loa phóng thanh trong khuôn viên Đại học Văn khoa có lẽ đã bị hơi cay quá nhiều nên tiếng nói vừa rè vừa ấp úng:
- Đả đảo Đại úy Liên Thành, Đại úy Trần Văn Tý đàn áp sinh viên, học sinh.
- Yêu cầu Đại úy Liên Thành tôn trọng “quy chế Đại Học tự trị”, lực lượng Công An Cảnh Sát không có quyền xâm phạm vào khu đại học Văn Khoa. . . .
Tôi dùng loa trả lời họ:
- Quy chế Đại học tự trị trong hoàn cảnh này không còn được nhân viên công lực tôn trọng, các anh đã dùng công ốc của đại học biểu tình chống đối chính phủ, các anh đã vi phạm luật pháp khi nổi lửa đốt đại học Văn Khoa, hủy hoại tài sản quốc gia, đốt xe của nhân viên công lực khi đang thi hành phận sự.
- Tôi cho phép năm phút để lực lượng biểu tình đang chiếm giữ khu đại học phải giải tán, bằng không, để bảo vệ tài sản quốc gia, tái lập an ninh trật tự, lực lượng CSQG/Thừa Thiên- Huế buộc lòng phải can thiệp.
Tiên lễ, hậu binh, sau 5 phút chờ đợi, tôi xoay qua Tý và Ân:
- Mình bắt đầu.
Sau hai trái phi tiễn của tôi và Tý bắn đi, hàng loạt, hàng đợt phi tiễn và lựu đạn cay được gởi vào đại học Văn Khoa. Khoảng gần hai trăm Cảnh Sát Dã Chiến và Cảnh Sát Đặc Biệt xông vào sân trường Đại học Văn khoa, vì địa thế quá hẹp không khai triển đội hình được, tôi nói nhanh với Tý:
- Mình chia đôi lực lượng, anh bên mặt, tôi bên trái, xử dụng thêm một đợt lựu đạn cay nữa, ép đẩy bọn chúng ra cổng chính.
Khói cay bay mù mịt, đám sinh viên phản công bằng hàng loạt bom xăng tung vào chúng tôi, hơi xăng và hơi cay trộn lẫn vào nhau, sức trâu còn không chịu nỗi huống gì sức người, tôi và Tý đều cho gia tăng tối đa hơi cay và xông thẳng vào cận chiến với đám sinh viên, hai cánh quân của tôi và Tý một bên phải, một bên trái khép chặt vòng vây, đẩy đám sinh viên vào giữa và đẩy họ ra cổng chính của khu đại học Văn Khoa.
Đám sinh viên vừa thoát ra được cổng chính chạy về hướng đường Lê Lợi, gặp ngay lực lượng của Hồ, Hồ đẩy họ lui, chạy về hướng đường Lý Thường Kiệt, Trần Cao Vân, Hồ cho 3 trung đội rượt theo đến ngay ty Bưu Điện Huế, đám sinh viên tan hàng. Trong khi đó, lực lượng CSĐB của Đại úy Ân đã bắt giữ toàn bộ đám sinh viên nòng cốt của cuộc biểu tình.
Chúng tôi chiếm lại và kiểm soát khu đại học Văn Khoa vào khoảng 1 giờ 45 trưa ngày 1-10-1971.
2 giờ 30 ngày 1-10-1971 an ninh trật tự đã được tái lập. Sinh hoạt bình thường của dân chúng đã vãn hồi, phố phường mở cửa trở lại, khu chợ Đông Ba mọi người lại tấp nập mua bán, và đồng bào lũ lượt kéo đến địa điểm bỏ phiếu.
Huế trong triền miên biểu tình, hàng tháng, hàng năm, vì thế mà người Huế đâm ra thành thói quen, cứ sau mỗi lần hít thở hơi lựu đạn cay, họ lại tỉnh bơ trở lại sinh hoạt bình thường, xem như không có hơi cay thì . . . nhớ, có rồi lại thôi, hết nhớ. . .
9 giờ 30 phút tối 1-10-71 các địa điểm bỏ phiếu trong toàn tỉnh Thừa Thiên và Thị xã Huế đóng cửa.
11 giờ 45 khuya ngày 1-10-71 trung tâm kiểm phiếu trung ương đặt tại toà Hành Chánh tỉnh kiểm phiếu xong. Liên danh Nguyễn văn Thiệu-Trần văn Hương thắng phiếu tại Thừa Thiên- Huế.
Trường hợp vị Tỉnh Trưởng tỉnh Thừa Thiên, Thị trưởng thành phố Huế, ông làm Tỉnh Trưởng là làm một nghề chính trị, nhưng ông đã đánh sai ván cờ chính trị lần này, vì vậy mà chỉ vỏn vẹn có mấy giờ, sau khi Trung tâm kiểm phiếu tại toà hành chánh tỉnh Thừa Thiên-Huế thông báo kết quả bầu cử, thì 9 giờ sáng ngày hôm sau, 2-10-1971 ông bị cách chức, bàn giao chức vụ lại cho Đại Tá Tôn Thất Khiên, Tỉnh Trưởng Tỉnh Quảng Trị vào thay thế.
Từ 10 giờ sáng ngày 2-10-1971, hầu hết các cơ quan Tình báo hoạt động tại Huế đến gặp tôi xin bảo lãnh người, vì khoảng một phần ba trong số sinh viên bị bắt là người của họ.
Sở dĩ tôi đề cập đến cuộc biểu tình chống bầu cử Tổng Thống vào năm 1971, là để chứng minh một điều :
-Tổng hội Sinh Viên Đại học Huế là một chiến trường Tình báo, Gián điệp, của mọi cơ quan tình báo VNCH, hợp lực đấu trí với tình báo Việt cộng tại đó.
Biến Động Miền Trung
(Giai đoạn 1963-1975)
- Phần 11
HUẾ, MÙA HÈ ĐỎ LỬA 1972
***
- CSQG phá vỡ kế Hoạch Tổng nổi dậy của VC tại Huế.
- Bắt Trung tá VC Hoàng kim Loan và 1500 cơ sở VC.
Ngày 30-3-1972, chiến dịch Nguyễn Huệ của Bắc quân bắt đầu. Trên 10,000 quân bộ chiến, gồm Sư Đoàn 304, 308 và 4 Trung đoàn đặc công 31, 426, 270 của mặt trận B2, với sự yểm trợ của 3 trung đoàn pháo nặng, 38, 68, 84, cùng với 200 chiến xa, vượt vùng phi quân sự tấn công thị xã Đồng Hà một thành phố nhỏ nằm về cực Bắc. Thị xã Đồng Hà thất thủ.
***
- CSQG phá vỡ kế Hoạch Tổng nổi dậy của VC tại Huế.
- Bắt Trung tá VC Hoàng kim Loan và 1500 cơ sở VC.
Ngày 30-3-1972, chiến dịch Nguyễn Huệ của Bắc quân bắt đầu. Trên 10,000 quân bộ chiến, gồm Sư Đoàn 304, 308 và 4 Trung đoàn đặc công 31, 426, 270 của mặt trận B2, với sự yểm trợ của 3 trung đoàn pháo nặng, 38, 68, 84, cùng với 200 chiến xa, vượt vùng phi quân sự tấn công thị xã Đồng Hà một thành phố nhỏ nằm về cực Bắc. Thị xã Đồng Hà thất thủ.
Ngày 30-4-1972, một phần phía Bắc tỉnh lỵ Quảng Trị lọt vào tay quân Côïng sản. Chiều ngày 30-4-1972, Tướng Vũ văn Giai, Tư Lệnh Sư Đoàn 3 cùng bộ tham mưu và Cố vấn My, đã dùng trực thăng rời khỏi Cổ Thành Quảng Trị, nơi đặt BTL/Sư Đoàn 3. Tỉnh lỵ Quảng Trị thất thủ, lọt vào tay CSBV.
Vào lúc 5 giờ sáng ngày 1-5-72, tôi tăng cường cho trạm kiểm soát An Hòa một trung đội Cảnh Sát Dã chiến để kiểm soát và hướng dẫn đồng bào Quảng Trị, trên đường di tản vào thành phố Huế. Khoảng 8 giờ 30 sáng, đoàn người chạy giặc đầu tiên đã xuất hiện tại trạm kiểm soát. Họ là dân tỉnh Quảng Trị chạy giặc, di tản bằng đường bộ, dọc theo quốc lộ I, xuôi về hướng Nam vào thành phố Huế.
Bắc quân trải pháo trên một đoạn đường dài 9 cây số, đoạn đường mà dân chúng đang tháo chạy về hướng Nam. Hàng ngàn thân xác ông già, bà lão, trẻ thơ gục chết trên đoạn đường 9 cây số, thịt xương rơi vãi khắp nơi, quân cộng sản tạo đoạn đường này thành
''Đại lộ Máu, Đại lộ Kinh Hoàng''. Họ đã dã man tàn sát dân lành đang tìm đường chạy thoát khỏi sự chiếm đóng của họ.
Dân chúng thuộc các quận phía Bắc Thừa Thiên-Huế như Phong Điền, Quảng Điền, Hương Điền, nhập với đoàn người chạy giặc Quảng Trị vượt sông Mỹ Chánh chạy vào Huế. Gần cả trăm ngàn người chạy giặc trên đoạn đường máu, đoạn đường của tử thần, nhưng dù chết dù sống, đoàn người tỵ nạn vẫn cố vượt qua để xuôi về hướng Nam.
Đoạn đầu của đoàn người đã vào đến cửa phía Bắc thành phố Huế, cửa An Hòa, đoạn cuối của đoàn người này vẫn còn tại quận Phong Điền, giáp ranh với tỉnh lỵ Quảng Trị. Họ hốt hoảng, kinh hoàng, đói khát, nối tiếp nhau tiến vào thành phố, dưới cơn nắng bốc lửa của mùa hạ.
Từ cửa An Hòa, đến cầu Bạch Hổ, xuống Phu văn Lâu, đường Trầân Hưng Đạo, Chợ Đông Ba, Cầu Mới, cầu Tràng Tiền, trường Trung học Kiểu Mẫu, khu Đại học Văn Khoa, người tỵ nạn nằm ngồi la liệt, rục rã bất động. Hằng trăm chiếc xe máy cày từ vùng đồng quê Phong Điền, Quảng Điền, chất đầy người và vật dụng, chiếu, mền, nồi niêu soong chảo, treo lủng lẳng hai bên, nối tiếp nhau, mệt nhọc lăn bánh vào thành phố. Dân chạy giặc đã đến được thành phố, nhưng rồi còn chạy đi đâu? Sau Quảng Trị, Huế đang nằm trong vòng vây của Bắc quân.
Phía Bắc Thừa Thiên-Huế đã có mặt các đại đơn vị của cộng quân từ Đồng Hà, Quảng Trị kéo vào. Phía Tây thành phố Huế ngay vòng đai an ninh xa, địch đã xuất hiện với lực lượng gồm Sư Đoàn 324B, Công trường 5 đặc công, Công trường 4, 6, cùng với 1 trung đoàn pháo nặng, tất cả được đặt dưới sự chỉ huy của Quân khu Trị Thiên cộng sản, đang giao tranh với Sư Đoàn I BB. Cao điểm chiến lược Bastogne, phía Tây Huế đã bị cộng quân chiếm giữ từ tháng 2/1972.
Địch bắt đầu pháo kích vào Huế từng giờ một, bằng các loại hỏa tiễn 122 ly và 130 ly. Huế bắt đầu rối loạn, Huế kinh hoàng, Huế hốt hoảng. Huế từ từ rã ra từng mảnh trong ngơ ngác, sợ sệt. Hình ảnh đám sát thủ Cộng sản của năm Mậu Thân 1968 lại hiện về với người dân Huế. Việt cộng vào thành phố là đem theo chết chóc, chết đứng, chết ngồi, chết hàng loạt, chết tức tưởi, chết bị trói hai tay bằng dây kẽm gai, chết bị chôn sống, ngộp thở dưới đáy hố sâu, hàng chục, hàng trăm thi thể cùng một hố, mồ chôn tập thể.
Dân tỵ nạn Quảng Trị nhập với dân Huế, bắt đầu di tản, chạy giặc xuôi về hướng Nam, hướng Đà Nẵng. Bằng mọi phương tiện, xe hai bánh, xe 4 bánh, bằng đôi chân, họ kéo nhau di tản trên quốc lộ I, Huế - Đà Nẵng, đoạn đường dài 102 Km. Họ băng qua Dạ Lê, Phù Lương, Phú Bài, An Nông 1, An Nông 2, Truồi, Cầu Hai, Phú Lộc, Lăng Cô, vượt đèo Hải Vân cao ngút ngàn !!! vào Đà Nẵng.
Tất cả rời bỏ xứ Huế thân yêu, rời bỏ quê hương xứ sở, bỏ lại nhà cửa, tài sản, chỉ mong thoát khỏi vùng lửa đạn, lánh xa bọn quỉ dữ cộng sản. Tôi đứng ngay cầu Tràng Tiền nhìn đoàn người chạy giặc lòng bỗng chùng xuống, nỗi buồn vô hạn làm uất nghẹn lòng tôi, sao điêu linh, khổ nạn cứ bám sát nguời dân Huế mãi không thôi.
Bây giờ là 2 giờ chiều ngày 4-5-1972, từ sáng sớm đến giờ, Bắc quân đã pháo kích 6 đợt hỏa tiễn 122 và 130 ly vào Huế, nhắm vào Bộ Tư lệnh Tiền Phương Quân Đoàn I tại Mang Cá, Thành Nội, vào BCH/Cảnh Sát, Tiểu Khu, Mac-V thuộc quận 3. Bọn chúng bắn khá chính xác, có lẽ tiền sát pháo binh của bọn chúng ngụy trang chạy theo đoàn người tỵ nạn đã lọt vào thành phố.
9giờ 30 tối ngày 4-5-1972, sau một vòng tuần tiễu và kiểm soát các đơn vị CSQG bố trí phòng thủ tại các nút chận và các yếu điểm trong thành phố, tôi đậu xe ngay Cầu Mới, cây cầu cạnh bệnh viện Trung Ương Huế và Câu lạc bộ Thể Thao. Đang mải nhìn phía Chùa Thiên Mụ, Văn Thánh, nơi có ánh hỏa châu soi sáng, và xa hơn tận chân núi là những ánh lửa loé sáng của đạn pháo, thì bỗng có tiếng la thất thanh của Nguyễn Đình Ánh, người cận vệ của tôi, vừa là nhân viên truyền tin đang ngồi trên xe :
- Đại Úy, Đại Úy, Chợ Đông Ba cháy ! ! !
Quả thật, chợ Đông Ba cháy. Ngọn lửa mới bắt đầu bùng lên, nhưng cũng đã soi sáng một góc phố Trần Hưng Đạo và Phan Bội Châu. Ngay lúc đó tôi nghe giọng nói của Đại Úy Ngô Trọng Thành, Chỉ Huy Trưởng CSQG quận 2, phát qua loa khuyếch đại của máy truyền tin Motorola gọi tôi:
- Tango,Tango (danh hiệu truyền tin của tôi): Trình thẩm quyền chợ Đông Ba bị cháy.
- Tôi nghe anh, tôi đang đứng ở cầu Mới tôi thấy rồi, nhưng tại sao cháy?
- Trình thẩm quyền chưa rõ nguyên nhân, nhưng nhiều người trong chợ chạy ra họ nói: ''Lính chạy làng Sư Đoàn 3 đốt chợ''.
- Tôi cho xe cứu hỏa qua giúp anh ngay, anh cẩn thận, để lại trung đội CSDC giữ BCH quận, đề phòng bọn đặc công Việt cộng tấn công, còn tất cả nhân viên xông vào chợ cứu số đồng bào đang bị kẹt trong đó. Tôi sẽ đến ngay.
Tôi vào hệ thống truyền tin C.46 báo cáo cho Đại Tá Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu khu Trưởng, Đại Tá Tôn Thất Khiên :
-Trình thẩm quyền chợ Đông Ba đang bị cháy, chưa rõ nguyên nhân, tai nạn hay bị phá hoại, tôi đã cho 5 xe cứu hỏa sang chữa cháy.
- Anh đang ở đâu?
- Tôi đang ở cầu Mới.
- Anh đợi, tôi đến ngay.
Có lẽ Đại Tá Tỉnh Trưởng cũng đang đi tuần tra gần đó, nên chưa đầy 2 phút sau ông đã có mặt tại Cầu Mới. Sang xe tôi, ông ngồi ghế trưởng xa và tôi lái. Tôi bật còi hụ và đèn khẩn cấp, lái thật nhanh, chỉ khoảng 5 phút là đã đến ngay trước chợ Đông Ba.
Bây giờ thì ngọn lửa đã quá lớn, bốc cao đỏ rực cả thành phố. Năm xe cứu hỏa sắp cạn nước, đội cứu hỏa, và gần 100 nhân viên Cảnh sát tăng cường, cả tôi lẫn Đại Tá Tỉnh trưởng lăn xả vào chợ. Cuối cùng cũng phải đành bó tay trước ngọn lửa điên cuồng, thiêu rụi gần cả mặt trước của khu chợ Đông Ba. Trong khi đó thì lực lượng Nhân Dân Tự Vệ phường, khóm, nổ súng loạn xạ. Dân chúng cư ngụ dọc dãy phố Trần Hưng Đạo, Phan Bội Châu, Huỳnh thúc Kháng, Chi Lăng, cộng thêm dân tỵ nạn Quảng Trị nằm dọc hai bên vệ đường, vừa thấy chợ Đông Ba cháy, vừa nghe tiếng súng nổ, tưởng Việt cộng đã vào thành phố, ùn nhau kéo chạy.
Cảnh tượng vô cùng hỗn loạn, tưởng chừng không thể tái lập được an ninh trật tự. Tôi nói với Đại Tá Tỉnh Trưởng:
- Đại Tá, ông rời khỏi đây ngay, nơi này nguy hiểm quá, nếu Đại tá có chuyện gì là dân Thừa Thiên-Huế như rắn không đầu, ở đây tôi lo được. Miệng nói, tay ngoắc 2 người lính cận vệ của ông, và 4 người của tôi, hộ tống ông ra xe rời khỏi vùng chợ Đông Ba.
Tôi dùng loa phóng thanh trên xe kêu gọi đồng bào bình tĩnh, và giải thích cho họ rõ, chợ cháy là do tai nạn, tiếng súng nổ là do lực lượng Nhân dân tự vệ bắn bừa bãi chứ không phải của Việt cộng. Nửa giờ sau, an ninh, trật tự vãn hồi. Khu chợ Đông Ba đã cháy rụi gần một nửa. Những ngày sau vẫn còn dư âm : '' Lính chạy làng đốt chợ Đông Ba''.
Tôi vẫn không tin, sau này, khi bắt được tên Hoàng Kim Loan, tôi là người trực tiếp thẩm vấn Hoàng Kim Loan nhiều lần, có một lần đang hỏi hắn về những vấn đề khác, tôi đột ngột nhìn thẳng vào mặt hắn và hỏi:
- Tại sao anh cho lệnh đốt chợ Đông Ba?
Với câu hỏi đột ngột, không kịp phản ứng, hắn trả lời:
- Đúng, người cho lệnh đốt chợ là tôi, thi hành công tác là cơ sở nội thành của tôi.
- Tại sao?
- Gây hoang mang, hỗn loạn trong quần chúng, và tạo tiếng vang, chuẩn bị cho cuộc Tổng nổi dậy.
- Các anh mệnh danh là quân “Giải Phóng”, sao lại Giải phóng luôn cả tính mạng và tài sản của dân lành vô tội. Anh có biết là khi anh cho lệnh đốt chợ Đông Ba là đốt luôn tài sản của dân chúng và đốt luôn cả cuộc đời của họ. Giờ đây hàng ngàn gia đình không còn phương tiện sinh sống, vì tài sản của họ đã bị anh giải phóng sạch sẽ. Các anh đốt chợ, lại phao tin '' Lính Sư Đoàn 3 chạy làng, đốt chợ Đông Ba'', có phải chính anh cho cơ sở phao tin này hay không?
- Đúng, khi đó chúng tôi muốn dân chúng Huế ghê tởm các anh, những kẻ tay sai và lính đánh thuê cho giặc Mỹ xâm lược.
- Anh lầm, với kinh nghiệm Mậu Thân 1968, dân Huế đã quá biết thủ phạm trong vụ đốt chợ Đông Ba là quân “giải phóng” các anh, là những người cộng sản, không còn có chút nhân tính.
Từ mùa hè đỏ lửa năm 1972 đến nay là năm 2007, đã 35 năm trôi qua, người dân xứ Huế và những ai đã ở lại Huế trong những ngày binh lửa và đã chứng kiến cảnh chợ Đông Ba bị đốt cháy, đến nay mỗi lần nhắc đến Huế, hoài niệm những ngày tháng cũ, chắc hẳn trong lòng vẫn còn câu hỏi, ai đốt chợ Đông Ba? Lính Quốc Gia hay là Việt cộng?
Đã 35 năm trôi qua, giờ đây tôi mới có cơ hội trình bày sự thật và nêu đích danh thủ phạm vụ đốt chợ Đông Ba. Tôi mong những nạn nhân trong vụ cháy và những ai đã từng chứng kiến cảnh tượng bi thảm, hãi hùng đêm hôm đó, ngày hôm nay, còn ở quê nhà, xứ Huế hay ở hải ngoại, xin hiểu cho rằng:
- Người lính VNCH, lính Sư Đoàn 3 BB mặc dầu trong điều kiện ngặt nghèo họ phải di tản, nhưng không vô kỷ luật đến độ đi đốt phá tài sản của đồng bào, và chợ Đông Ba bị đốt cháy là do tên Trung Tá cộng sản Hoàng Kim Loan, Ủy Viên Thành Ủy Huế và cơ sở nội thành của hắn thực hiện, để gây kinh hoàng, xáo trộn, tạo điều kiện và hoàn cảnh thuận lợi cho cuộc tổng nổi dậy tại thành phố Huế, mà bọn chúng định thực hiện trong tháng 5, mùa hè đỏ 1972. Thủ phạm là Hoàng Kim Loan và đồng bọn.
Xin trả lại sự công bằng và minh oan cho nguời lính Sư Đoàn 3 BB, đã phải gánh chịu một hàm oan nhục nhã, mà bọn cộng sản đã phao vu và gán ghép cho họ.
Trở lại tình hình Huế, từ nhiều ngày nay, kể từ khi Bắc quân vượt vùng phi quân sự tấn công Đồng Hà, Quảng Trị. Tin tức từ các đường giây đơn tuyến nằm sâu trong Quân khu Trị Thiên và hai cơ quan Tỉnh Ủy và Thành Ủy Huế của cộng sản dồn dập gởi về, xác nhận Quân khu Trị Thiên sắp tung một cuộc tấn công lớn vào thành phố Huế. Tỉnh thị Ủy Thừa Thiên-Huế đã có kế hoạch ''Dùng lực lượng quân sự hổ trợ cho lực lượng chính trị'', Tổng nổi dậy cướp chính quyền tại Huế.
Nhân vật lãnh đạo trong kế hoạch cướp chính quyền tại Huế chính là Hoàng Kim Loan.
***
Nhân vật lãnh đạo trong kế hoạch cướp chính quyền tại Huế chính là Hoàng Kim Loan.
***
Hoàng Kim Loan, hắn là ai ?
Hoàng Kim Loan sinh và chánh quán tại xã Phong An, Quận Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên. Tính đến tháng 5-1972 hắn vừa đúng 56 tuổi. Có vợ trú ngụ tại xã Phong An. Có hai con, một gái và một trai. Con trai của hắn phục vụ trong Binh chủng Thiết Giáp Quân lực VNCH cấp bậc Đại úùy, con gái buôn bán và sống với mẹ.
Hoàng Kim Loan sinh và chánh quán tại xã Phong An, Quận Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên. Tính đến tháng 5-1972 hắn vừa đúng 56 tuổi. Có vợ trú ngụ tại xã Phong An. Có hai con, một gái và một trai. Con trai của hắn phục vụ trong Binh chủng Thiết Giáp Quân lực VNCH cấp bậc Đại úùy, con gái buôn bán và sống với mẹ.
Ngoài ra, em ruột của hắn là Hoàng Mạnh Hùng, làm Chủ tịch Hội đồng Xã Phong An, Chính quyền VNCH.
Hoàng Kim Loan theo Cộng sản từ thời kháng chiến chống Pháp, cùng lứa với Đại Tá Thân Trọng Một, Trung Đoàn trưởng, trung đoàn 5 Đặc Công cộng sản. (Thân Trọng Một quê ở Nguyệt Biều, Lương Quán, thuộc quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên). Tính đến năm 1972, Hoàng Kim Loan đã có 18 năm tuổi Đảng, “quân hàm” Trung Tá.
Năm 1954, thay vì tập kết ra Bắc, hắn được gài ở lại. Địa bàn họat động của hắn là Thừa Thiên và thành phố Huế. Hoàng Kim Loan gốc thuộc Nha Liên Lạc hay Cục Tình Báo Chiến Lược, sau này vì nhu cầu đòi hỏi, hắn kiêm chức Thành Ủy Viên Thành Ủy Huế, phụ trách Tôn Giáo vận, Trí thức vận, kể cả Học sinh và Sinh viên.
Với thời gian dài gần 20 năm hoạt động trong vùng quốc gia, địa bàn Thừa Thiên-Huế, từ tôn giáo, đảng phái chính trị, giới trí thức, sinh viên, học sinh, viên chức chính quyền và ngay cả quân đội, đều bị Hoàng Kim Loan cấy, gài người vào hoạt động cho hắn. Mọi biến động chính trị, lên đường xuống đường, chống đối chính quyền Trung Ương VNCH và tại Thừa Thiên-Huế đều do một tay hắn và đám cơ sở của hắn nằm trong tôn giáo, học sinh, sinh viên khuấy động. Hắn biết nắm thời cơ, lợi dụng sức mạnh và quyền lực của Phật giáo Ấn Quang tại Thừa Thiên-Huế. Sau ngày đảo chánh lật đổ nền Đệ I Cộng Hòa và Tổng Thống Ngô Đình Diệm, qua các cơ sở quan trọng nằm vùng trong Phật giáo như Thích Đôn Hậêu, Chánh Đại diện Phật giáo Ấn Quang miền Trung, Thích Trí Quang, Thích Thiện Siêu, trụ trì chùa Từ Đàm, Thích Chánh Trực trụ trì chùa Tường Vân và hàng ngàn cơ sở nằm trong các khuôn hội tại 13 quận thuộc Thừa Thiên-Huế, để thi hành các công tác khuấy động chính trị, gây xáo trộn và rối loạn tại miền Trung và Thừa Thiên Huế. Hắn áp dụng đúng sách lược :'' Dùng Phật Giáo làm ngọn cờ, dùng sinh viên, học sinh làm ngòi nổ''.
Những công tác mà hắn đã thực hiện sau 1963:
- Vô hiệu hóa các cơ quan, và nhân viên tình báo của Chính Phủ thuộc Đệ I Cộng Hòa. Áp lực chính quyền sau ngày “cách mạng”, truy tố và sau đó xử bắn ông Phan Quang Đông, Giám Đốc cơ quan Tình Báo hoạt động bên kia vỹ tuyến 17, qua các biểu tình rầm rộ tại Huế, vu khống, chụp mũ họ là Mật Vụ Nhu-Diệm đàn áp Phật giáo, bắt cóc thủ tiêu quý Thầy v..v..
- Giải thoát một số Cán bộ cao cấp côïng sản bị giam giữ tại Chín Hầm (một địa danh ở Huế) sau ngày “cách mạng” 1-11-63.
- Vụ nổi loạn miền Trung của Thích Trí Quang mùa hè năm 1966.
- Mậu Thân 1968, Hoàng Kim Loan phụ trách công tác Tổng Khởi Nghĩa, thành lập Ủy Ban Nhân dân Cách Mạng tại Thừa Thiên-Huế, cùng với Nguyễn Trung Chính cán bộ nằm vùng, Phan Nam tức Lương, cán bộ Thành Uûy, đã đưa Nguyễn Hữu Vấn, giáo sư trường Quốc Gia âm nhạc làm Chủ Tịch Ủy ban Nhân dân quận I. Nguyễn Thiết, bí danh Hoàng Dung làm Chủ Tịch ủy ban Nhân dân Quận 2. Năm 1955 (?) Thiết vượt vỹ tuyến 17 ngoài Bắc vào Nam với ngụy thức tìm tự do, sau đó học luật và len lỏi vào được ban chấp hành Tổng Hội Sinh Viên Đại Học Huế, tại đây Thiết phụ trách Sinh Viên vận.
Trước Mậu Thân mấy ngày, Hoàng Kim Loan đưa Lê văn Hảo, giáo sư Nhân chủng học, đại học Huế lên mật khu nhận chức Chủ Tịch Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hòa Bình và sau đó là Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thừa Thiên Huế.
Ngày 14-2-1968, trong thời gian Cộng sản chiếm Huế, Hà Nội tuyên bố đã thành lập chính quyền Cộng sản tại Thừa Thiên-Huế.
Chủ Tịch là Lê văn Hảo, đồng phó Chủ Tịch là Hoàng Phương Thảo, Thành Ủy Viên Cộng sản và Bà Tuần Chi tức Đào thị Yến, Hiệu Truởng Trường Nữ Trung Học Đồng Khánh, Huế. Bà Tuần Chi là mẹ nuôi của Bà Hoài Nam, vợ của một Trung Tướng trong Quân lực VNCH.(* Sau 1975 Lê văn Hảo không còn giá trị lơị dụng nữa, bọn cộng sản cho hắn chức Phó Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc Trị-Thiên, ngồi chơi xơi nước, Hảo bất mãn, nhờ một Giáo Sư Đại Học người Pháp, thuộc Đảng Cộng sản Pháp, mời hắn Sang Paris thuyết trình. Nhân cơ hội đó, Hảo trốn ở lại Paris).
Mậu Thân 1968, Hoàng Kim Loan cùng với tên Lê Minh, Tư lệnh mặt trận Huế - Trưởng ban An Ninh Khu Ủy Trị Thiên, tên Tống Hoàng Nguyên, tên Nguyễn Mậu Huyên tức Bảy Lanh, cán bộ An Ninh Cấp Khu Ủy, điều khiển những cuộc bắn giết, chôn sống đồng bào, nhân viên chính quyền, Cảnh Sát Quốc Gia và Quân nhân mà tổng số nạn nhân vô tội lên đến trên 5000 người. (*Nguyễn Mậu Huyên tức Bảy Lanh là con nuôi chủ tiệm Thuốc Bắc Thiên Tường ngay đường Duy Tân, đối diện chợ An Cựu, Quận 3). Nếu dùng danh từ luật pháp thì tội danh của Hoàng kim Loan và đồng bọn trong dịp Tết Mậu Thân tại Cố Đô Huế là tội diệt chủng, cũng giống bọn Khmer Rouge của xứ Cao Miên.
Tóm lại sau gần 20 năm hoạt động tại địa bàn Thừa Thiên-Huế, Hoàng Kim Loan đã xây dựng và tổ chức được một hệ thống tình báo mạnh, vững chắc, kín đáo, nằm sâu vào mọi cơ quan dân sự, quân sự, an ninh, Cảnh Sát Quốc Gia, đảng phái chính trị, tầng lớp trí thức, học sinh, sinh viên, của chính quyền quốc gia tại Thừa Thiên-Huế. Đặc biệt là Phật Giáo Ấn Quang, bị hắn cài người xâm nhập nặng nề nhất. Cơ sở nội tuyến của hắn phải tính đến hằng ngàn, thật kinh khủng ngoài sức tưởng tượng.
Bây giờ là tháng 5-1972, mùa hè đỏ lửa, cộng sản Hà Nội và Hoàng Kim Loan đang sửa soạn diễn lại màn bi kịch Mậu Thân 1968, tổng nổi dậy và tắm máu dân Huế một lần nữa.
Nhưng Hoàng kim Loan không ngờ lần này, hắn gặp một một đối thủ dù tuổi đời mới ngoài 30, chỉ hơn phân nửa tuổi hắn, vào nghề sau hắn 18 năm, nhưng đầy khả năng, lòng can đảm, ý chí sắt đá của một Sĩ quan Quân lực Việt Nam Côïng Hoà, lại đang là nhân viên công lực trong lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia VNCH. Viên sĩ quan trẻ tuổi này đã bẻ gãy kế hoạch của Hà Nội và Hoàng Kim Loan. Bắt giữ gần 1500 cơ sở nội tuyến mà hắn, Cục Tình Báo Chiến Lược, và Tổng Cục 2 Quân Báo cộng sản, của ban An Ninh Khu Ủy Trị Thiên, và của Tỉnh, Thị Ủy Thừa Thiên-Huế, đã bỏ ra gần 20 năm gây dựng tại Thừa Thiên-Huế. Và chính hắn, Trung Tá Việt côïng Hoàng Kim Loan cũng phải đưa tay chịu trói.
Vốn tính khiêm nhường, nhưng tôi cũng phải mạnh dạn thưa thật : Viên Sĩ quan đó là tôi, Đại Úy Liên Thành, Chỉ Huy Trưởng CSQG/Thừa Thiên và Thị Xã Huế, với sự đóng góp công sức của toàn thể nhân viên các cấp thuộc BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế .
Công bằng mà nói, Hoàng Kim Loan là một trong những điệp viên xuất sắc của cộng sản, hoạt động trong lòng “địch” gần 20 năm. Trong 15 năm đầu, không một cơ quan tình báo nào của Chính phủ VNCH phát giác được hắn. Khi bị tôi còng tay vào tháng 5/1972, hắn 56 tuổi, cao khoảng 1m60, nặng khoảng 58kg, da trắng, mái tóc bềnh bồng, bạc hoa râm, mang kính trắng. Hắn có dáng dấp của một học giả, một nhà thơ, hay giáo sư văn chương. Bất kỳ ai, ngay cả nhân viên công lực, tình báo, không thể ngờ hắn là một cán bộ cộng sản cao cấp, một điệp viên cộng sản.
Hắn hoạt động, tổ chức cơ sở dưới dạng đơn tuyến, ngăn cách và rất thận trọng, bảo mật tối đa. Sống bất hợp pháp trong thành phố Huế gần 20 năm, thay đổi chỗ ở đến độ các toán theo dõi hắn mà tôi phái đi phải chóng mặt. Có một chỉ dấu nào hắn hơi nghi là lập tức hắn đổi chỗ ở, nhưng đó cũng là yếu điểm, chính hắn đã tự tố cáo các cơ sở nằm vùng của hắn cho tôi. Thường thì hắn chọn các cơ sở của hắn có thế lực, có uy tín và các cơ sở có chức vụ trong chính quyền, các cơ sở tôn giáo như các chùa để trú ngụ, hầu tránh mọi nghi ngờ phát giác. Những nơi hắn đã ở điển hình như :
- Nhà của Nguyễn Hữu Đính, cơ sở nội thành ở đường Nguyễn Huệ, cạnh Toà Đại Biểu. Nguyễn Hữu Đính là anh ruột của thầy Nguyễn Hữu Thứ, giáo sư trường Quốc học và là Chánh Án toà Sơ thẩm Huế. Nguyễn hữu Đính có con trai Nguyễn Hữu Châu Phan, cơ sở nội thành, sinh viên tranh đấu.
-Nhà của Tổng Thư Ký Viện Đại Học Huế.( niên khoá 1967-1968)
- Nhà của Nguyễn Đóa, Giám thị Trường Quốc Học .
- Nhà của Trưởng Ty Cảnh Sát thành phố Huế, Nguyễn văn Cán, thường gọi là Quận Cán, ở đường Triệu Ẩu, gần ngã tư bùng binh chợ An Cựu.
- Nhà của Tôn thất Dương Tiềm ở đường Hoà Bình quận Thành Nội (quận I)
- Chùa Tường Vân phía trên dốc Nam Giao, sau đồi Quảng Tế.
- Chùa Trà Am, nằm về phía Tây núi Ngự Bình cách núi Ngự khoảng 3Km.…..Và nhiều, nhiều nữa...
Mỗi lần di chuyển trong thành phố hắn rất khôn ngoan, lựa những giờ 12 giờ trưa, hoặc 6 giờ chiều là những giờ cao điểm lưu thông, công chức bãi sở, học sinh, sinh viên tan học, nhân viên công lực đổi phiên, lơ là kiểm soát. Một đôi khi hắn ngụy trang đi với một cặp vợ chồng cơ sở của hắn, dắt con dại đi theo, hắn đóng vai ông nội hoặc ông ngoại của đứa bé, qua mặt nhân viên công lực trong thành phố tỉnh bơ và dễ dàng.
Hắn đâu ngờ hành tung của hắn đã bị chúng tôi phát giác và nhận diện từ tháng 11-1966, sau vụ hắn và Thích Trí Quang dấy loạn tại miền Trung và Thừa Thiên-Huế.
Sau một thời gian phối kiểm với một số cơ sở nội tuyến của chúng tôi, vào tháng 5-1967 tôi quyết định cho mở hồ sơ, và mở chiến dịch xâm nhập vào tổ chức của Hoàng Kim Loan.
Thông thường thì một dự án (project) xâm nhập phải xét qua những chính điểm sau:
- Mục tiêu xâm nhập .
- Thời gian .
- Ước tính ngân khoản .
- Nhân sự : tuyển chọn nhân viên và cán bộ điều khiển .
- Phương tiện : Nhà an toàn, xe cộ để theo dõi mục tiêu, phương tiện kỹ thuật.
Tôi đặt tên cho chiến dịch này là:'San hô đỏ' vì thằng này hắn lặn sâu quá, giống như san hô nằm dưới đáy biển.
Ngân khoản, phương tiện và máy móc do Cố vấn Mỹ cung cấp.
Tôi tuyển chọn một số nhân viên thượng đẳng của ban xâm nhập, thuộc phòng CSĐB tung vào chiến dịch.
Trong suốt thời gian 5 năm, từ 5-1967 đến 5-1972, nhờ xâm nhập theo dõi Hoàng Kim Loan và đám cơ sở nội thành của hắn, mà lực lượng CSQG Thừa Thiên- Huế, đã ngăn chận được một số hoạt động phá hoại của bọn chúng trong thành phố Huế, đã chặn đứng được những cuộc âm mưu khuấy động chính trị do Hoàng Kim Loan núp phiùa sau thế lực tôn giáo và đám Sinh Viên Học Sinh nội thành, do hắn điều khiển. Chúng tôi đã khám phá được nhiều cơ sở của hắn, biết rõ từng địa điểm hội họp, và những nơi Hoàng Kim Loan trú ngụ. Trong khoảng thời gian này, nếu tôi muốn bắt Hoàng Kim Loan thì thật quá dễ dàng, nhưng nguyên tắc xâm nhập là lún sâu và trèo cao, dại gì ăn non.
Vào ngày 5-5-1972, Huế bây giờ đang trong cơn “thập tử nhất sinh”, mười chết một sống, giống như con bệnh sắp đến hồi kết thúc, thần chết lảng vảng chung quanh. Huế còn thở được bao lâu? Huế bây giờ giặc ngoài, loạn trong. Giặc ngoài đã có các đại đơn vị tinh nhuệ của Quân lực VNCH chận đánh, nhưng loạn trong là trách nhiệm và bổn phận của lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế.
2 giờ 40 chiều ngày 5-5-1972, Huế vừa nhận thêm đợt pháo hỏa tiễn 122 ly của Việt cộng gởi về từ vùng núi phía Tây thành phố, đây là đợt pháo thứ tư trong ngày. Cứ sau mỗi đợt pháo, dân chúng lại hốt hoảng, rời bỏ Huế chạy về hướng Đà Nẵng.
Nếu Việt cộng thực hiện cuộc Tổng nổi dậy trong thời gian này thì thật là một đại họa cho đồng bào Huế.
Trong hoàn cảnh này, muốn chận đứng kế hoạch Tổng nổi dậy của Việt cộng là phải ra tay trước, thật nhanh và thật mạnh. Bắt tên cầm đầu Trung Tá VC Hoàng Kim Loan, đám cơ sở nội thành của hắn, và đám cơ sở của ban An ninh Khu Ủy Trị Thiên – Huế, mà chúng tôi đã phát giác và thiết lập danh sách từ 4 năm nay, con số đã lên gần 1500.
Đám cơ sở Việt cộng này phải được nhanh chóng bắt giữ, cô lập, và vô hiệu hoá bọn chúng ngay. Cũng giống như cua bị bẻ gãy càng lớn, chân nhỏ, thì bò được đi đâu, có như vậy mới chận đứng và đập tan mưu toan tổng nổi dậy tại Huế của bọn Việt cộïng.
Tôi quyết định mở cuộc hành quân trên khắp 10 quận nông thôn của tỉnh Thừa Thiên, và 3 quận trong thành phố Huế, đồng loạt truy bắt bọn này.
Tôi quyết định mở cuộc hành quân trên khắp 10 quận nông thôn của tỉnh Thừa Thiên, và 3 quận trong thành phố Huế, đồng loạt truy bắt bọn này.
Tôi bàn với Đại Úy Trương Công Ân, Trưởng phòng Cảnh Sát Đặc Biệt, Ân cũng đồng ý.
Tôi nói Ân mời Đại Úy Trương văn Vinh, Chỉ huy Phó, Cố vấn CSĐB, Thiếu Tá Cố Vấn chương trình Phụng Hoàng, Cố vấn Đại Đội CSDC, cố vấn trưởng BCH, và Đại Úy Trần văn Trinh, Trung tâm trưởng Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực, một giờ sau họp khẩn cấp tại văn phòng tôi.
5 giờ 25 chiều ngày 5-5-1972, bốn Cố vấn Mỹ đến văn phòng tôi, người nào cũng nón sắt, áo giáp, súng M18 cầm tay, nét mặt căng thẳng, viên Thiếu tá Cố vấn chương trình Phụng Hoàng hỏi ngay:
- Sao rồi Đại Úy, tình hình trầm trọng lắm không?
Tôi mời mọi người ngồi vào bàn họp chậm rải trả lời:
- Đúng, tình hình an ninh mỗi ngày mỗi tệ hơn, như chúng ta đã biết, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đã đến Huế (ngày 2-5-1972) thay thế Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư lệnh Quân Đoàn I, chỉ huy mặt trận Trị Thiên.
Mặt trận phía Bắc Thừa Thiên- Huế, các đại đơn vị của quân lực VNCH, đang thiết lập tuyến phòng thủ Huế bên này bờ sông Mỹ Chánh. Liên Đoàn Biệt Động Quân, Sư Đoàn Thủy Quận Lục Chiến, Sư Đoàn Nhảy Dù, đang chận đánh các Sư Đoàn của Việt cộng trên trục tiến quân vào Huế. Mặt trận phiùa Tây thành phố Huế, Sư Đoàn I BB đang đụng nặng với Sư Đoàn 324B và các trung đoàn 4 5, 6, của Quân khu Trị Thiên, tình hình vẫn chưa sáng sủa. Điều quan trọng nhất mà giờ này tôi mời quý vị họp khẩn cấp là tình hình an ninh tại thành phố Huế.
Như quý vị đã được tôi thông báo nhiều ngày trước đây, nếu lực lượng quân sự của Việt cộng tiến sát gần thành phố Huế, thì ngay lập tức bọn Việt cộng sẽ phát động cuộc tổng nổi dậy tại thành phố, cướp chính quyền, và thành lập “chính quyền cách mạng” của bọn chúng như đã xảy ra hồi Tết Mậu Thân 1968. Hậu quả sẽ là một cuộc tắm máu lần thứ hai, mà lần này có lẽ còn tàn bạo hơn, khốc liệt hơn Mậu thân 1968. Vì vậy tôi quyết định ra tay trước khi quá trễ. Lực lượng CSQG/Thừa Thiên-Huế sẽ mở một cuộc Hành Quân đại quy mô trong 10 quận nông thôn, trải dài từ Bắc Thừa Thiên đến Nam Thừa Thiên và 3 quận trong thành phố Huế, truy bắt tất cả hạ tầng cơ sở Việt cộng, và các cán bộ Cộng sản nằm vùng trong các cơ quan của chính quyền, học sinh, sinh viên, các thành phần côïng tác với địch, nằm vùng trong Quân đội, đảng phái, trong các giới thương gia, tiểu thương v.v.
Tất cả những người này, chúng tôi đã có hồ sơ từ lâu, nhưng vì một số lớn nằm trong các tổ chức nội thành của Việt cộng mà Cảnh Sát Đặc Biệt đã mở những chiến dịch xâm nhập, nên chưa đến lúc phải phá vỡ, nhưng nay vì tình hình khẩn trương, để chận đứng cuộc tổng nổi dậy của bọn chúng, tôi quyết định giữ lại một số chiến dịch xâm nhập lâu dài, số còn lại phá vỡ và bắt giữ toàn bộ. Số lượng nằm trong danh sách khoảng 1500 cơ sở, và sẽ phải di chuyển họ rời khỏi Huế ngay.
Chúng ta không còn nhiều thì giờ, nếu tình hình quân sự diễn biến nhanh và bất lợi cho quân lực VNCH, thì lập tức bọn cán bộ chính trị Việt cộng sẽ phát động cuộc tổng nổi dậy. Vì thế tôi nghĩ cuộc hành quân của chúng ta chậm nhất là phải khai diễn vào 6 giờ sáng ngày mai 6-5-1972.
Nếu theo kiểu nói giang hồ, thì lần này tôi đem hết tài sản của BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế ra chơi cạn láng canh xì phé với tên Trung Tá Việt Côïng Hoàng Kim Loan cùng đám giặc cỏ của hắn và tôi tin chắc chắn, tôi sẽ làm cho hắn cháy túi.
Tôi sẽ xử dụng 2/3 lực lượng CSQG Thừa Thiên- Huế vào cuộc Hành Quân này, gồm có :
- Cảnh Sát Đặc Biệt .
- Cảnh Sát Dã Chiến .
- Cảnh sát sắc phục .
*(BCH /CSQG Thừa Thiên-Huế là đơn vị CSQG lớn nhất toàn quốc. Tổng số khoảng 5300 nhân viên CSQG, chịu trách nhiệm an ninh lãnh thổ của 10 quận nông thôn, gồm 73 xã thuộc tỉnh Thừa Thiên, và 3 quận 1, 2, 3 thị xã Huế)
Chúng ta sẽ có cuộc họp toàn bộ các Chỉ Huy Trưởng, và phụ tá CSĐB quận, các cấp chỉ huy của BCH vào khoảng 9 giờ tối ngày hôm nay, vì vậy tôi yêu cầu văn phòng Cố Vấn Đặc Biệt, hoặc Phụng Hoàng giúp phương tiện trực thăng, chở các Chỉ Huy Trưởng và phụ tá Đặc Biệt quận về BCH tỉnh trước 9 giờ tối nay, và hoàn trả họ lại đơn vị sau khi họp xong.
Thiếu tá Cố Vấn Phụng Hoàng cho biết:
- Đại Úy Thành, tôi có thể giúp, hiện tôi đang có trực thăng trực cho tôi và Đại tá Cố Vấn Tỉnh, Ông có thể xử dụng. Tôi có một yêu cầu: Vào ngày hôm qua, tất cả những thành phần không quan trọng thuộc cơ quan Cố Vấn Tỉnh (Cord) đã di tản vào Đà Nẵng, chỉ còn một số ít nhân viên ở lại Huế, tôi muốn Đại Úy cho phép tôi và một toán nhỏ về đóng tại Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực để tiện liên lạc.
- Không có gì trở ngại, Ông liên lạc với Đại Úy Trinh, Trung Tâm trưởng TTHQCL, Trinh sẽ sắp xếp cho ông.
Cố vấn CSĐB hỏi tôi:
- Đại Úy, phần trước ông cho biết có thể số người bị tạm giữ gần 1500, ông định di chuyển họ ra khỏi Huế, vậy đưa họ đi đâu và bằng phương tiện nào?
- Bình thường những tù nhân đã lãnh án, đều được di chuyển ra Côn Sơn, và phương tiện di chuyển đều do Bộ Tư Lệnh CSQG tại Sàigòn cung cấp, tuy nhiên lần này vì tình hình đặc biệt, ngoài Bộ Tư Lệnh CSQG Sàigòn, tôi sẽ trình bày với Đại Tá Tỉnh Trưởng và nhờ ông can thiệp với Bộ Tư Lệnh Tiền phương Quân Đoàn I, cung cấp phương tiện chuyển vận, và địa điểm là Côn Sơn. Họ sẽ bị giữ tại đây trong một thời gian ngắn, khi tình hình Huế ổn định, tôi sẽ đem họ về và tuần tự thanh lọc.
Ngoài số người này, hiện tại Trung Tâm Cải Huấn có khoảng 400 tù Cộng sản, số này đáng lý phải di chuyển hơn một tuần trước đây, nhưng vì tình hình chiến sự, họ vẫn còn tại Trung tâm Cải Huấn. Số 400 tù Cộng sản này phải di chuyển ngay, nếu họ nổi loạn phá nhà lao, hoặc lực lượng Đặc Công Việt cộng tấn công trung tâm Cải Huấn giải thoát đám này ra ngoài, thì hậu quả thật khó lường.
Điểm cuối cùng, tôi có ý định đặt tên cho cuộc Hành Quân này là “Chiến Dịch Bình Minh”, với mong mỏi sau cuộc Hành Quân phá vỡ âm mưu Tổng nổi dậy của bọn Việt cộng, một Bình Minh an lành sẽ đến với đồng bào Huế.
Mọi người đều thuận ý lấy tên như vậy.
Tôi nói Đại Úy Trần văn Trinh cho quay ronéo 1500 lệnh tạm giữ, tôi sẽ ký khống chỉ và giao cho các Chỉ Huy Trưởng quận trong phiên họp tối nay. Riêng Đại Úy Ân liên lạc ngay với các Chỉ Huy Trưởng Quận và phụ tá CSĐB, chuẩn bị hồ sơ hạ tầng cơ sở địch trong phạm vi trách nhiệm, mang theo khi trực thăng đón lên họp tại BCH Tỉnh tối nay.
Phiên họp chấm dứt, và hẹn gặp lại 9 giờ tối.
CHIẾN DỊCH BÌNH MINH
***
9 giờ 15 tối ngày 5-5-1972, tại phòng hội BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế, thành phần tham dự gồm có:
Phiên họp chấm dứt, và hẹn gặp lại 9 giờ tối.
CHIẾN DỊCH BÌNH MINH
***
9 giờ 15 tối ngày 5-5-1972, tại phòng hội BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế, thành phần tham dự gồm có:
-Chỉ huy Trưởng CSQG/Thừa Thiên-Huế, kiêm Tổng thư ký điều hành Ủy Ban Phụng Hoàng :
Đại Úy Liên Thành
Đại Úy Liên Thành
-CHP/ CSQG/Thừa Thiên-Huế :
Đại Úy Trương Văn Vinh
Đại Úy Trương Văn Vinh
-Trưởng Phòng CSĐB : Đại Úy Trương Công Ân
- Biệt Đội Trưởng Biệt Đội Thiên Nga: Nữ Đại Úy. .
-Trưởng Phòng Cảnh Sát Tư Pháp :
Đại Úy Nguyễn văn Ngôn
-Trung Tâm Trưởng TTHQ/Cảnh Lực, kiêm phụ tá Tổng thư ký ỦyBan Phụng Hoàng Tỉnh :
Đại Úy Trần văn Trinh
Đại Úy Trần văn Trinh
-Trưởng phòng Hành Chánh, tiếp liệu :
Đại Úy Trần văn Quế
Đại Úy Trần văn Quế
-Trưởng Ban Nhân Viên : Trung Úy Phạm Thìn.
-Trưởng ban An Ninh Nội Bộ : Trung Úy Lê khắc Kỷ
-Đại Đội trưởng ĐĐ/CSDC : Đại Úy Trần Văn Tý
-Trưởng ban Tuần tiễu Hỗn hợp : Đại Úy Đoàn Đích
-Biệt Đội Trưởng BĐ Hình Cảnh :
Trung Uý Văn Hữu Tuất
Trung Uý Văn Hữu Tuất
-Biệt Đội Trưởng Biệt Đội Giang Cảnh :Đại Úy ... ...
-Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Thẩm Vấn:
Trung Úy Hồ Lang .
Trung Úy Hồ Lang .
-Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Tạm giam :
Trung Úy Trần Văn Hồng .
Trung Úy Trần Văn Hồng .
-Trưởng Ban Hoạt Vụ : Thiếu Úy Dương Văn Sỏ.
-CHT Quận 1, phụ tá CSĐB : Đại Úy Lê Khắc Vấn.
-CHT Quận 1, phụ tá CSĐB : Đại Úy Lê Khắc Vấn.
-CHT Quận 2, Phụ tá CSĐB :
Đại Úy Ngô Trọng Thành .
Đại Úy Ngô Trọng Thành .
-CHT Quận 3 , Phụ tá CSĐB : Trung Úy Phạm Cần .
-CHT Quận Phong Điền và PT/CSĐB:
Đại Úy Trần Thế Hiển.
Đại Úy Trần Thế Hiển.
-CHT Quận Quảng Điền và PT/ CSĐB:
Đại Úy Trần Đức Tuất
Đại Úy Trần Đức Tuất
-CHT Quận Hương Điền, Phụ Tá CSĐB : Đại Úy. .
-CHT Quận Hương Trà, PT/ CSĐB :
Đại Úy Lê Văn Phi
Đại Úy Lê Văn Phi
-CHT Quận Nam Hoà, PT/ CSĐB :
Đại Úy Dương Phước Tấn
Đại Úy Dương Phước Tấn
-CHT Quận Hương Thủy, PT/ CSĐB :
Đại Úy Phạm Bá Nhạc
Đại Úy Phạm Bá Nhạc
-CHT Quận Phú Vang, PT CSĐB :
Đại Úy Nguyễn văn Hướng
Đại Úy Nguyễn văn Hướng
-CHT Quận Phú Thứ, PT/ CSĐB :
Đại Uùy Lê văn Thiện.
Đại Uùy Lê văn Thiện.
-CHT Quận Vinh Lộc, PT/ CSĐB:
Đại Úy Tôn Thất Trang
Đại Úy Tôn Thất Trang
-CHT Quận Phú Lộc, PT/ CSĐB:
Đại Úy Nguyễn văn Toàn
Đại Úy Nguyễn văn Toàn
-Đại Úy Dụng đại diện Ty An Ninh Quân đội ThừaThiên tại Ủy Ban Phụng Hoàng Tỉnh.
-Trung Úy Lợi, Đại diện Phòng 2 và Trung Tâm Hành Quân Tiểu Khu Thừa Thiên tại Ủy Ban Phụng Hoàng Tỉnh.
Về phía phái bộ Cố vấn Hoa Kỳ gồm có:
-Thiếu tá Cố vấn chương trình Phụng Hoàng Tỉnh.
-Đại diện văn phòng cố vấn CSĐB.
-Cố vấn Đại đội CSDC.
-Cố Vấn Trưởng BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế.
Mở đầu buổi họp là phần thuyết trình diễn biến tình hình chiến sự của hai mặt trận phía Bắc và phía Tây thành phố Huế, do Đại Úy Trinh, Trung Tâm trưởng TTHQ/Cảnh Lực trình bày. Kế tiếp, Đại Úy Trương Công Ân, Trưởng phòng CSĐB trình bày kế hoạch và khả năng của địch trong âm mưu phát động cuộc Tổng nổi dậy tại thành phố Huế trong những ngày sắp đến.
Phần tôi, tôi thông báo cho mọi đơn vị trưởng biết quyết định của Bộ Chỉ Huy Tỉnh, trong phiên họp hồi chiều là mở cuộc Hành Quân rộng lớn, bắt giữ tất cả các thành phần nòng cốt, hạ tầng cơ sở địch trong toàn tỉnh Thừa Thiên và thị xã Huế, để chận đứng cuộc Tổng Nổi Dậy của bọn chúng. Ngoài ra, thành phố phải được kiểm soát thật chặt chẽ, đề phòng các toán tiền phương đặc công Việt cộng xâm nhập, bất thần tấn công các cơ sở quan trọng của chính quyền như : Trung Tâm Cải Huấn (nhà lao Thừa Phủ), Toà Hành Chánh Tỉnh, đài Phát Thanh, đài Truyền hình, Ty Ngân khố, Ty Bưu điện, các trụ sở phát tuyến hệ thống phát thanh ra miền Bắc của các đài Tiếng Nói Tự Do, Gươm Thiêng Ái Quốc, và nhất là đặc công thủy, có thể đặt chất nổ phá sập 3 cây cầu quan trọng đó là cầu Bạch Hổ, cầu Mới và cầu Tràng Tiền. Vì thế trách nhiệm của chúng ta, lực lượng CSQG Thừa Thiên-Huế trong giờ phút này hết sức nặng nề, chúng ta phải đối phó hai mặt :
- An ninh trong thành phố .
- Ngăn chận cuộc Tổng nổi dậy.
- Ngăn chận cuộc Tổng nổi dậy.
Vì vậy tôi có ý định xử dụng khoảng 3000 nhân viên vào hai công tác này và được phân chia như sau:
- Đại Đội 102 Cảnh Sát Dã Chiến có 10 trung đội, quân số vào khoảng 500 người (không giống như cấp số của quân đội)
- 1 Trung đội tăng cường cho Cảnh Sát sắc phục tại các nút chận cửa ngõ ra vào thành phố như : An Hòa, Bao Vinh, Đập Đá, Chợ Cống, An Cựu, Nam Giao, Cầu Lòn.
- 2 Trung đội tăng cường canh giữ các yếu điểm quan trọng trong thành phố.
- 3 Trung đội tăng cường cho phòng CSĐB yểm trợ cho cuộc Hành Quân.
Biến Động Miền Trung
(Giai đoạn 1963-1975)
- Phần 11
HUẾ, MÙA HÈ ĐỎ LỬA 1972
***
- CSQG phá vỡ kế Hoạch Tổng nổi dậy của VC tại Huế.
- Bắt Trung tá VC Hoàng kim Loan và 1500 cơ sở VC.
...
***
- CSQG phá vỡ kế Hoạch Tổng nổi dậy của VC tại Huế.
- Bắt Trung tá VC Hoàng kim Loan và 1500 cơ sở VC.
...
Các trung đội còn lại là lực lượng trừ bị sẵn sàng ứng phó mọi biến động xảy ra trong thành phố và nhất là trấn áp các cuộc biểu tình bạo động.
Đơn vị 102 CSDC, đặt dưới quyền chỉ huy và điều động của Đại Úy Trần văn Tý, Đại đội trưởng, và đại đội phó Đại Úy Bác Sĩ Chung Châu Hồ (Bác sĩ Hồ xuất thân Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia, ra trường phục vụ tại BCH/CSQG Thừa Thiên. Đại đội phó 102 CSDC, anh ta học y khoa tại Đại Học Y Khoa Huế, rất hiếu học, vì thế tôi giúp anh ta có thì giờ học hành, mặc dầu đã tốt nghiệp Bác Sĩ, nhưng anh ta vẫn làm đại đội phó 102 CSDC).
Tôi lưu ý Đại Úy Trần văn Tý, với tình hình hiện tại nếu có biểu tình bạo động xảy ra, thì đó là cuộc biểu tình của đám cơ sở nội thành Việt cộng, vì thế phải đàn áp thật mạnh và dập tắt tức thời, những ai chống lại bằng vũ khí, cho lệnh nổ súng bắn trả ngay, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lệnh này.
- Đơn vị Biệt Đội Hình Cảnh. Trung Úy Văn Hữu Tuất, Biệt Đội Trưởng .
- Đơn vị Tuần tra Hỗn Hợp. Đại Úy Đoàn Đích chỉ huy.
Trong 2 ngày nay đã có những vụ cướp giựt trên đường phố, và trộm cắp tài sản của nhiều gia đình đã chạy giặc vào Đà Nẵng. Để bảo vệ an ninh và tài sản của đồng bào, hai đơn vị trên phải phối hợp chặt chẽ, truy bắt hết bọn bất lương này, giao cho phòng Tư Pháp, đợi tình hình ổn định, lập thủ tục truy tố bọn chúng ra toà.
- Phòng Cảnh Sát Đặc Biệt. Nỗ lực chính của Chiến dịch Bình Minh. Xử dụng 1200 nhân viên CSĐB, tăng cường 100 Cảnh Sát Dã Chiến yểm trợ, và 400 nhân viên Cảnh Sát Sắc Phục yểm trợ lục soát và lập biên bản theo đúng thủ tục luật pháp quy định. Lực lượng này được đặt dưới quyền chỉ huy của Đại Úy Trương Công Ân, Trưởng Phòng Cảnh Sát Đặc Biệt.
Tôi lưu ý với các cấp chỉ huy hiện diện trong phiên họp:
Tình hình Huế mỗi giờ mỗi trầm trọng, cơ quan Tỉnh Ủy và Thị Ủy Việt cộng sẽ phát động cuộc Tổng nổi dậy cướp chính quyền tại Huế bất cứ giờ nào, kể từ ngày mai 6-5-1972, vì vậy chúng ta cần phải ra tay trước thật nhanh, mạnh mẽ và quyết liệt. Bất kỳ ai, dù họ là cấp nào, giới chức nào, tôn giáo hay phe phái nào, đã nằm trong danh sách đều phải bị bắt giữ. Tất cả phải được giải giao về trại tạm giam và trung tâm thẩm vấn.
Trung Úy Hồng, trại trưởng Tạm Giam và Trung Úy Nguyễn Thế Thông, Trung tâm Trưởng Trung Tâm Thẩm vấn, phối hợp lập hồ sơ thật nhanh, chờ phương tiện di chuyển họ ra Côn Sơn.
Tôi cũng tiên liệu rằng, trong thời gian cuộc hành quân đang tiếp diễn, hoặc sau khi chấm dứt, chúng ta sẽ gặp rất nhiều chống đối, bôi nhọ, vu khống của những phe phái đối lập, tôn giáo, và ngay cả những cơ sở Việt cộng nằm trong cơ quan lập pháp của Chính Phủ VNCH, v.v. . . Mọi hậu quả, với tư cách là người chỉ huy, tôi nhận lãnh trách nhiệm. Vì vậy tôi đã ký khống chỉ gần 2000 lệnh bắt giữ, chốc nữa đây Đại Úy Ân trưởng phòng CSĐB sẽ giao cho anh em chỉ huy trưởng quận. Đây là lệnh của tôi, của Chỉ Huy Trưởng CSQG Thừa Thiên- Huế, bằng bút ký lệnh, bằng giấy trắng mực đen, chứ không bằng khẩu lệnh, anh em yên tâm thi hành.
Tôi chỉ xin anh em một điều duy nhất :
- Cũng như tôi, hãy đem danh dự, tuổi trẻ, và tâm hồn trong sáng của một sĩ quan Quân lực VNCH, của một sĩ quan Cảnh Sát Quốc Gia, thi hành nghiêm chỉnh lệnh thượng cấp giao phó. Đừng đem tư thù, hoặc quyền lợi nhỏ nhen cá nhân mà vu khống, chụp mũ, bắt người vô tội. Nhớ kỹ: “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại”. Gieo oan ức cho kẻ khác, cho dù anh em thuộc tôn giáo nào, cũng phải tin rằng, nếu đời này ta không trả món món nợ oan nghiệt đó, thì đời sau con cháu chúng ta sẽ phải trả nặng gấp bội phần.
Tôi nhắc lại:
- Bất kỳ cấp nào vi phạm những điều tôi vừa nêu trên, ngay lập tức sẽ bị câu lưu và truy tố ra toà.
- Ngày N của chiến dịch Binh Minh là ngày mai: 6-5-1972 .
- Giờ G là 6 giờ sáng.
Một lực lượng Đặc nhiệm được thành lập để truy bắt Trung Tá Việt cộng Hoàng Kim Loan gồm có:
- 20 nhân viên CSĐB
- 30 nhân viên CSDC yểm trợ
Tôi trực tiếp chỉ huy, Đại Úy Ân trưởng phòng CSĐB, Thiếu Úy Dương văn Sỏ trưởng ban Hoạt Vụ, phụ tá.
- Giờ xuất phát của lực lượng đặc nhiệm là G -2 tức 4 giờ sáng ngày 6-5-1972.
Sở dĩ tôi chọn 4 giờ sáng, 2 giờ trước chiến dịch Bình Minh khai diễn là để khỏi bị động, tên này có thể chạy thoát.
Phiên họp Hành Quân chấm dứt vào lúc 11 giờ 20 tối. Các Chỉ Huy truởng và phụ tá Đặc biệt lần lượt lên trực thăng trở về nhiệm sở.
Các đơn vị trưởng khác không cần điều động đơn vị đều đựơc giữ lại BCH, để khỏi bị tiết lộ tin tức hành quân. Tất cả đều dùng cơm khuya tại Câu lạc Bộ của BCH.
KẾT QUẢ :
- 4 giờ 54 phút sáng ngày 6-5-1972, Trung Tá Việt cộng Hoàng Kim Loan, Thành Ủy viên Thành Ủy Huế - Bị Lực Lượng Đặc Nhiệm BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế bắt sống tại Vỹ Dạ.
KẾT QUẢ :
- 4 giờ 54 phút sáng ngày 6-5-1972, Trung Tá Việt cộng Hoàng Kim Loan, Thành Ủy viên Thành Ủy Huế - Bị Lực Lượng Đặc Nhiệm BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế bắt sống tại Vỹ Dạ.
Diễn tiến hành động :
Từ nhiều ngày nay, các toán theo dõi đã bám sát mục tiêu Hoàng Kim Loan, và gần nhất ghi nhận :
- Ngày 2-5-1972 hắn di chuyển đến nhà tên Lê Vân, cở sở nội thành, nhà nằm trên khu thượng thành, gần cửa Thượng Tứ.
- Ngày 3-5-1972 di chuyển ra ở khách sạn Hương Bình ngay tại đường Trần Hưng Đaọ đối diện với vườn hoa Nguyễn Hoàng, đóng vai làm bồi phòng khách sạn. Khách sạn Hương Bình là cơ sở kinh tài của cơ quan Thành Ủy Huế.
- Ngày 4-5-1972, di chuyển đến tiệm ảnh Lê Quang cũng ở đường Trần Hưng Đaọ, tại đây còn có một hầm bí mật trong nhà.
- Sáng ngày 5-5-1972, Hoàng Kim Loan di chuyển đến nhà Lê Phước Á, giáo sư trường Trung Học Nguyễn Du, Lê phước Á có vợ là Huyền Tôn Nữ Kim Cương. Cả hai vợ chồng đều là cơ sở Trí Vận của Hoàng Kim Loan.
Đây là địa điểm cuối cùng, hắn chọn nơi đây làm BCH điều khiển cuộc Tổng Nổi Dậy. Hắn là người Cộng sản nên không tin vào tướng số, phong thủy, hắn đã chọn đúng tử địa chui vào, và gặp ngay khắc tinh của hắn là tôi, có lẽ số hắn đã tận.
Đúng 4 giờ sáng ngày 6-5-1972, Lực lượng Đặc Nhiệm xuất phát. Trước khi rời BCH tôi dặn Đại Úy Vinh là chỉ huy phó và Đại Úy Trần văn Trinh, Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực:
- Tôi và Ân đi đón khách quý, anh trực máy với tôi nhưng im lặng vô tuyến, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp. Chỉ 2 giờ sau chúng tôi trở về.
Đại Uý Trinh nói với giọng hơi lo lắng:
- Hai ông cẩn thận, lực lượng trừ bị của Đại Úy Tý đã sẵn sàng, có chuyện tôi gọi Tý điều động tiếp ứng ngay.
Ân lái, tôi ngồi bên cạnh, đoàn xe lặng lẽ rời khỏi BCH, trời vẫn còn tối. Khi đoàn xe đến Đập Đá tôi chợt ngước nhìn phiùa Phu văn Lâu, bến Thương Bạc, khu Hoàng Thành, tất cả đều im lìm, mờ nhạt. Huế trong những ngày thanh bình giờ này đã có những chuyến đò dọc, xuôi nguợc trên giòng sông Hương, những chuyến đò chở đầy cát, sạn, từ hướng chùa Thiên Mụ, Nguyệt Biều, Lương Quán xuôi về Bao Vinh, làng Sình, hoặc những chuyến đò đầy những thùng nước, được lấy từ Điện Hòn Chén, chở về bán cho dân thành phố. Vào mùa hè giòng sông Hương về phía Tây thường bị nước mặn Thuận An tràn vào. Bây giờ Huế đang trong những ngày lửa đạn, chinh chiến, giờ này không một bóng đò xuôi ngược, giòng sông không một gợn sóng, lạnh lùng, âm thầm lặng lẽ trôi, giống như đời người dân Huế suốt đời an phận.
Tôi nhìn phía bên kia Đập Đá là thôn Hô Lâu, Thọ Lộc, nơi có Phủ của Ngài Đông Cung Anh Duệ Hoàng Thái Tử Cảnh, vị con trưởng của Vua Gia Long. Thuở nhỏ, anh em chúng tôi thường theo cha về Phủ trong những ngày kỵ giỗ, từ sáng tinh mơ đã có những chiếc đò nhỏ lưới cá trên dòng sông Hô Lâu, trước mặt Phủ, với giọng hò vang vọng giữa dòng sông mờ ảo:“Gió đưa cành trúc là đà. Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương” nghe buồn lạ lùng, nhưng giờ này, đi ngang qua đây, không còn nghe tiếng chuông Thiên Mụ, mà chỉ nghe tiếng đạn pháo từ Thiên Mụ vọng về, và ánh hoả châu chập chùng trên dòng sông Hô Lâu. Huế đang trong cơn binh lửa.
Đoàn xe đi qua Đập Đá, Ân có vẽ trầm tư. Tôi hỏi Ân:
- Sao Ân, hồi hộp không ?
- Có một tí Đại Úy.
- Không sao đâu, đừng lo, mình sẽ tóm được hắn.
Câu nói, vừa an ủi Ân mà cũng vừa trấn an cho mình.
Ân là một Sĩ Quan Cảnh Sát thứ thiệt, không phải là thứ đồ giả như tôi, biệt phái từ quân đội sang. Ân rời bỏ sân trường Đại Học Huế, chọn ngành CSQG. Xuất thân Học Việân Cảnh Sát Quốc Gia, Biên tập viên khoá I. Là một sĩ quan trẻ, trầm tĩnh và mưu lược, dư khả năng chuyên môn và thừa sức để chỉ huy một lực lượng Cảnh Sát Đặc Biệt đông đảo gần 2000 nhân viên.
- 4 giờ 20 phút sáng ngày 6-5-1972, chỉ còn cách mục tiêu khoảng 300 mét, Ân giảm tốc độ, tắt đèn và đậu xe sát lề đường, các xe khác tuần tự theo sau tấp vào. Lực Lượng Đặc Nhiệm đổ quân, sẵn sàng xuất phát bao vây căn nhà.
Thôn Vỹ Dạ vào sáng sớm mùa hè 72, sương mù bao phủ, ánh sáng của những ngọn đèn đường không đủ soi lối đi, tầm nhìn hạn chế, tôi nói Ân cho lệnh đơn vị di chuyển sát vào nhau để khỏi ngộ nhận, chúng tôi di chuyển thật nhanh đến mục tiêu.
- 4 giờ 30 phút sáng, chúng tôi đã đến cổng chính của ngôi nhà.
Theo kế hoạch: Toán 1 gồm 30 CSDC, 10 nhân viên CSĐB, lực lượng bao vây căn nhà, chận cửa trước và bít cửa sau, Thiếu úy Dương văn Sỏ, Trưởng ban Hoạt Vụ, và Thiếu úy Trung đội trưởng trung đội CSDC chỉ huy.
Toán 2, nỗ lực chính, do tôi và Đại úy Ân chỉ huy gồm có 10 CSDC, và 9 nhân viên CSĐB. Nhiệm vụ của toán 2 là xông thẳng vào nhà bằng cửa chính.
Đây là một ngôi nhà nhỏ nằm sâu trong khu vườn rộng mênh mông, với những tàn cây nhãn lồng và cây vú sữa lâu đời che khuất. Từ cổng vào nhà là con đường đất với hai hàng cây hoa ngâu chạy dọc theo lối đi, mùa này, sáng tinh mơ hoa ngâu tỏa hương thơm phảng phất nhẹ nhàng, có một ánh đèn nhỏ le lói sau tàn cây.
Rất nhanh, và không gây một tiếng động nào, lực lượng CSDC và CSĐB của Thiếu úy Sỏ đã âm thầm vây kín căn nhà.
Tôi nói rất nhỏ với Ân :
- Bây giờ đến phiên mình xông vào cửa chính. Anh chọn 2 CSDC thật mạnh, đạp cửa chính, tôi chạy trước, anh và anh em phiùa sau, có thể bị bọn chúng bắn ra, nếu ai bị đạn cứ để toán sau tiếp cứu, mình phải thật nhanh không cho hắn một cơ hội nào đào thoát, hoặc tự sát.
Mọi người sẵn sàng, tôi hướng dẫn chạy trước. Đoạn đường từ cổng chính vào nhà khoảng 150 mét, chúng tôi chạy đến đích tưởng chừng như chỉ mất một giây đồng hồ. Đến cửa chính tôi vừa lách người sang một bên, cánh cửa đã bị 2 nhân viên CSDC đạp mở tung.
Mười nòng súng M16 chĩa vào 3 người đang ngồi nơi chiếc bàn nhỏ với ba tách trà. Vì sự việc xảy quá nhanh, họ không kịp phản ứng, thần kinh tê liệt, nỗi sợ hãi đã làm cho họ tê cứng, cấm khẩu, ngồi yên bất động giống như những vị sư đang ngồi thiền. Ba người đó là:
- Trung tá Việt cộng Hoàng Kim Loan .
- Lê Phước Á, giáo sư trường Trung học Nguyễn Du.
- Lê quang Nguyện, Nghị viên Hội Đồng Tỉnh Thừa Thiên (Chính quyền VNCH).
Tôi nhận ra ngay người ngồi giữa là Hoàng Kim Loan, vì đã nhiều lần nhìn mặt hắn qua các bức ảnh mà các toán theo dõi đã chụp lén được.
Tôi tiến ngay đến trước mặt hắn và dùng đúng ngôn ngữ của bọn Việt cộng:
- Chào Trung Tá Hoàng Kim Loan, Thành Ủy Viên Thành Ủy Huế, tôi Đại Úy Liên Thành Trưởng Ty Công An Thừa Thiên-Huế. Cuộc chơi của mình chấm dứt ở đây. Ông thua rồi !!!
Trong phút chốc, hắn lấy lại bình tĩnh và trả lời tôi:
- Ông lầm rồi Đại Úy Liên Thành, kẻ thua cuộc chính là ông, là đám Ngụy quân, Ngụy quyền các ông. Chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ nữa đây, trong ngày hôm nay, quân Giải Phóng và Quân đội Nhân Dân sẽ tiến vào thành phố, nhân dân anh hùng Thừa Thiên-Huế sẽ Tổng nổi dậy lật đổ chính quyền bù nhìn các anh, chính quyền cách mạng sẽ thành lập. Hắn còn buông câu thơ con cóc của ông Hồ:
Mỹ thua, Mỹ chạy về Mỹ.
Ngụy thua Ngụy chạy về đâu?
Ngụy thua Ngụy chạy về đâu?
Đại Úy Liên Thành, ông buông súng đầu hàng đi, Chính quyền Cách Mạng sẽ khoan hồng cho ông.
Hắn vừa dứt câu, tôi cảm thấy tức ngực và chóng mặt, nổi giận đến tột độ. Nếu trong đời, cho tôi được phép một lần, chỉ một lần thôi, tôi sẽ chọn lúc này bóp nguyên băng M18 đang cầm trên tay. Nhưng rất nhanh, tôi chế ngự được, bình thản trả lời hắn:
- Trung Tá Loan, bây giờ đã gần 5 giờ sáng, ông cũng đã thức dậy từ lâu, sao còn mơ ngủ, mộng du vậy. Lực lượng Giải Phóng và quân đội Nhân Dân của các ông chẳng bao giờ tiến được nửa bước vào vòng đai ngoài của thành phố Huế, bởi vì mặt trận phía Bắc thành phố, các đại đơn vị của các ông đang bị các Sư Đoàn thiện chiến Nhảy Dù, TQLC, BĐQ/ QLVNCH chận đánh tan nát bên kia bờ sông Mỹ Chánh. Mặt trận phía Tây thành phố Huế, Sư Đoàn 324B, các trung đoàn 4, 5, 6 của các ông đang bị thiệt hại năïng nề và không nhích đựơc một bước khi phải giao tranh với một trong những sư đoàn thiện chiến nhất của quân lực VNCH, đó là Sư Đoàn I BB. Như vậy, ông còn gì để hy vọng lực lượng Giải Phóng, quân đội Nhân Dân sẽ vào thành phố Huế trong vài giờ nữa đây.
Nói về cuộc tổng nổi dậy sắp đến của ông và của đám nhân dân anh hùng Thừa Thiên-Huế, tôi cho ông biết sự thật ông lại càng thất vọng hơn nữa.
Từ hơn 5 năm nay, hành tung của ông và đám cơ sở của ông đã bị lực lượng Công An Thừa Thiên-Huế của chúng tôi phát giác và theo dõi chặt chẽ, mọi âm mưu, mọi hành động gây rối của ông, và đám cơ sở đó đã từng bị chúng tôi chận đứng. Bây giờ chỉ còn 30 phút nữa thôi, đúng 6 giờ sáng ngày hôm nay 6-5-1972, một cuộc Hành Quân rộng lớn khắp toàn tỉnh Thừa Thiên và Thị Xã sẽ khai diễn để bắt giữ đám nhân dân anh hùng Thừa Thiên Huế của ông, đập tan cuộc Tổng nổi dậy.
Các ông mang danh là lực lượng Giải Phóng, là quân đội Nhân Dân, sao lại đem hoả tiễn 130 ly, B40, Ak 47 chọn nhân dân làm mục tiêu để giải phóng, để chiến thắng cái mà ông gọi là Ngụy Quân, Ngụy Quyền, thật là hèn hạ.
Người dân Huế bây giờ hễ nghe đến quân Giải Phóng, nghe đến Việt cộng các ông là bỏ hết tài sản, nhà cửa, đất đai, ruộng vườn bồng bế con ù té chạy, chạy vắt chân lên cổ, chạy bá thở ù tai, để khỏi gặp các ông. Họ đã có quá nhiều kinh nghiệm đau thương tang tóc trong mùa xuân năm Mậu Thân 1968. Các ông vào thành phố Huế là dân chết hàng loạt, họ chết oan chết ức, chết đứng, chết nằm, chết ngồi, chết trên bờ cây ngọn cỏ, chết trên đường lớn, đường nhỏ, chết trong hang cùng ngõ hẻm. Chính ông là thủ phạm giết hại hơn 5000 nạn nhân vô tội trong Tết Mậu Thân. Ông đã nhân danh Cách Mạng mở toà án Nhân Dân tại quận 1, 2, 3 trong thành phố Huế, xử bắn và chôn sống hàng ngàn người. Bản chất độc ác và thù hận của người cộng sản như ông thật quá lớn, ông đã gây oan nghiệt quá nhiều, sao không chiụ ngừng tay, bây giờ còn mưu toan tái diễn một Mậu Thân thứ 2.
Tôi xoay qua nói với tên Lê quang Nguyện :
- Ông Nghị viên, nếu tôi nhớ không lầm thì Đức Phật có dạy: “Buông dao xuống sẽ thành Phật”, có đúng vậy không ông nghị viên? Sao Ông chưa chịu buông. Hắn im lặng không trả lời.
Lê Quang Nguyện là một tên cộng sản nằm vùng trong Phật giáo Ấn Quang tại Huế đã từ bao nhiêu năm nay. Hắn nằm trong tổ Tôn giáo vận của Hoàng Kim Loan. Điều oái oăm là hắn đắc cử chức Nghị Viên Hội Đồng tỉnh Thừa Thiên là do Phật giáo Ấn Quang hổ trợ mạnh mẽ cho hắn trong kỳ bầu cử.
Trở lại đấu lý với Hoàng Kim Loan:
- Bây giờ thì chắc ông đã tỉnh cơn mê. Ông chẳng còn gì để kêu gọi tôi buông súng đầu hàng, người thua trong cuộc chơi này chính là ông. Ông là gã lái buôn, buôn sinh mạng, và xương trắng máu đào của đồng bào vô tội, gã lái buôn đã kiệt vốn, ông còn gì nữa để mưu toan buôn bán lớn, ngừng tay đi.
Bây giờ tôi chứng minh cho ông thấy ai là người thua trong cuộc chơi này:
- Nhân danh luật pháp Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà, Tôi Đại Úy Liên Thành, Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Thừa Thiên và Thị Xã Huế, ra lệnh Đại Úy Trương Công Ân trưởng phòng Cảnh Sát Đặc Biệt BCH/CSQG Thừa Thiên Huế bắt :
- Trung Tá Việt cộng Hoàng Kim Loan.
- Giáo Sư Lê Phưóc Á.
- Lê Quang Nguyện, Nghị viên Hội Đồng Tỉnh Thừa Thiên .
Một nhân viên CSĐB rút còng số 8 định còng tay Hoàng Kim Loan nhưng tôi cản lại:
- Không cần thiết, cứ để ông ta ngồi thoải mái với xe Đại Uý Ân, có các anh ngồi cạnh là được rồi.
Thiếu úy Dương văn Sỏ nói nhỏ với tôi và Ân:
- Đã lục soát kỹ, tịch thu được một số tài liệu quan trọng. Tôi dặn Thiếu úy Sỏ:
- Anh nhớ lập biên bản soát nhà, đúng thủ tục, luật pháp, đưa chủ nhà ký vào để tránh rắc rối sau này.
Xoay qua Ân, tôi nói:
- Đấu lý với hắn đủ rồi, bây giờ mình rút. Nhớ để lại một toán nhỏ bám sát cơ sở của hắn đến họp sáng nay, hốt hết đem về Trung Tâm Thẩm Vấn. Tên Hoàng Kim Loan anh đưa về nhà an toàn, lấy lời khai sơ khởi ngay. Hai tên kia giao cho anh Sỏ đem về giao cho Trung úy Nguyễn thế Thông, Trung tâm trưởng Trung tâm thẩm vấn. Tôi về BCH, Hành Quân Bình Minh sắp khai diễn, sắp xếp xong mọi việc tôi sẽ đến ngay nhà an toàn đổi phiên cho anh.
Chúng tôi rời khỏi địa điểm vào đúng 5 giờ 52 phút sáng ngày 6-5-1972, trả lại sự yên tĩnh cho ngôi nhà với ánh đèn le lói và một toán CSĐB phục kích bên trong.
Về đến BCH đúng 6 giờ 10 phút sáng 6-5-1972, vừa thấy tôi xuất hiện tại ngưỡng cửa của TTHQ/ Cảnh Lực, mọi người đều túa ra vây quanh, Chỉ huy Phó Trương Văn Vinh là người hỏi tôi đầu tiên :
- Sao rồi ông, được không?
Tôi làm ra bộ thất vọng, nhưng rồi nói lớn :
- Bắt được rồi, cá mập.
Mọi người cùng la to vang dội cả căn phòng. Tôi kể chi tiết cuộc đột kích và đấu lý với Hoàng Kim Loan, Phó Vinh nổi nóng :
- Sao ông không cho hắn một đạp.
Lần đầu tiên tôi thấy ông Phó nổi nóng, nên nói :
- Mình dân anh hùng mã thượng, đâu cần đạp người dưới ngựa - Vinh cười, nụ cười hiền lành giống như ông thầy giáo, mà thầy giáo thiệt. Trước đây Vinh là giáo sư trường trung học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị, bỏ nghề dạy học vào lực lượng CSQG, xuất thân Học Viện Cảnh Sát, Biên tập viên khoá I, cùng khoá với Ân. Là một người luôn luôn nói đến nguyên tắc và luật pháp, đang học luật tại Đại học Luật Khoa Huế, vì thế mọi việc trong BCH tôi rất yên tâm giao hết cho Vinh điều hành, kiểm soát, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến Tư pháp, ngoại trừ phòng CSĐB.
Đang nói chuyện với mọi người, thì Trinh trao cho tôi một ly café nóng, uống một tí café đã thấy tỉnh táo. Nhiều khi trong đời người, hạnh phúc không cần tìm kiếm đâu xa, mà hạnh phúc chỉ là ly càfe nhỏ mà đồng đội trao cho, là tiếng reo hò chiến thắng của anh em trong đơn vị.
Thời gian qua mau, chiến dịch Bình Minh đã khai diễn gần 2 tiếng đồng hồ. Mọi hệ thống liên lạc truyền tin từ BCH các quận đến TTHQ/Cảnh lực Tỉnh, và từ Tỉnh chuyển vào BCH/CSQG Quân khu I, và Trung tâm HQ/CL Bộ Tư lệnh CSQG tại Sàigòn, đều bận rộn vì chiến Dịch Bình Minh.
Sau khi dặn Vinh và Trinh báo cáo lên Đại Tá Tỉnh Trưởng, BCH/CSQG Vùng I và BTL/CSQG Sài gòn, kết quả sơ khởi của Chiến dịch Bình Minh và vụ bắt Trung tá Việt cộng Hoàng Kim Loan, tôi rời BCH đến nhà an toàn thay Ân, bắt đầu vào việc với Hoàng Kim Loan. ….
***
THẨM VẤN HOÀNG KIM LOAN
***
Nhà an toàn, danh từ hơi khó hiểu và mập mờ, nếu không ở trong giới tình báo thì ít người được nghe và biết đến. Hầu như không có một cơ quan tình báo nào không có nhà an toàn, đó là một trong những căn nhà được thuê mướn, nằm trong khu nhà cửa đông đúc của dân chúng, hoặc công thự của cơ quan ít ai để ý, và địch khó phát giác. Nhà an toàn là nơi :
***
THẨM VẤN HOÀNG KIM LOAN
***
Nhà an toàn, danh từ hơi khó hiểu và mập mờ, nếu không ở trong giới tình báo thì ít người được nghe và biết đến. Hầu như không có một cơ quan tình báo nào không có nhà an toàn, đó là một trong những căn nhà được thuê mướn, nằm trong khu nhà cửa đông đúc của dân chúng, hoặc công thự của cơ quan ít ai để ý, và địch khó phát giác. Nhà an toàn là nơi :
- Tiếp xúc với các nguồn tin.
- Tiếp xúc các nhân viên của cơ quan đang hoạt động trong hàng ngũ địch.
- Để thẩm vấn những nhân vật quan trọng của địch mà cơ quan bắt được, hầu bảo vệ tính mạng cho chính đương sự, và bảo mật các tin tức quan trọng không bị tiết lộ ra ngoài. Trong vài trường hợp các nhân vật này chịu hợp tác, họ được bí mật tung ngược trở lại hàng ngũ địch ..v.v...
***
Bây giờ là giai đoạn khó khăn và cam go nhất, bắt được Hoàng kim Loan đã là chuyện khó, nhưng muốn hắn nói thành thật những gì mình muốn biết lại là chuyện khó khăn bội phần. Nhiều người thường có ý nghĩ thẩm vấn thường đi kèm với bạo lực, đó là một ý tưởng hết sức sai lầm, nếu thẩm vấn đi kèm với bạo lực, sẽ đồng nghĩa với thiếu khả năng, đầu hàng đối tượng và càng khích động lòng trung kiên của đối tượng mà thôi. Kết quả thâu lượm được sẽ là số không.
Vì thế, một thẩm vấn viên giỏi cần phải :
Trầm tĩnh, luôn luôn chế ngự được sự nóng giận do đối tượng khiêu khích trong mọi tình huống. Hiểu biết thật rộng rãi về hệ thống tổ chức, địa bàn hoạt động, đối tượng móc nối, kết nạp, và các nhân vật trong tổ chức của địch, nếu không, rất dễ dàng bị đối tượng man khai, cung cấp những tin tức sai lạc khó phân tích và hậu quả hết sức tai hại.
Tỉnh Ủy Thừa Thiên và Thành Ủy Huế là hai đối tượng và mục tiêu mà chúng tôi phải đương đầu hằng ngày, nên chúng tôi nắm rất vững vàng về tổ chức, nhân sự, và mọi hoạt động của họ, và được cập nhật thường xuyên. Ngay cả những thay đổi nhân sự trong nội bộ của địch, chỉ trong một thời gian rất ngắn, vài tuần là chúng tôi biết ngay.
Nhưng đối với Tổng cục 2 Quân Báo, và Cục Tình Báo Chiến Lược, phải thành thật mà nhận rằng, hiểu biết của chúng tôi về hai cơ quan này rất hạn hẹp, vì không nằm trong trách nhiệm của chúng tôi, mà là của các cơ quan tình báo quân sự và dân sự cao cấp trong chính phủ VNCH tại Sài gòn. Mọi hồ sơ liên quan đến hai cơ quan này hầu như không được phổ biến. Đây là điểm khó khăn chính trong khi thẩm vấn Hoàng Kim Loan, cũng may, tôi hỏi văn phòng Cố vấn CSĐB, được họ thuyết trình và cung cấp đầy đủ mọi tài liệu thật chi tiết về hai cơ quan Tổng Cục 2 Quân Báo và Cục TBCL.
Ngày 6-5-72 vào lúc 10giờ sáng, Đại úy Ân đón tôi ngay ngoài cửa nhà an toàn, Ân lắc đầu :
- Miếng mồi khó nuốt thật, tinh thần hắn còn vững lắm, từ sáng sớm đến giờ ngoại trừ bản khai lý lịch vắn tắt, hắn chẳng nói gì thêm, hắn muốn gặp anh.
Ân đưa bản khai của hắn cho tôi xem, trong phần gia cảnh hắn khai : Có vợ và 2 con, vợ và con gái hiện ở tại Hà Nội, con trai hiện đang du học tại Liên Sô. Tôi bàn với Ân:
- Bây giờ mình vào gặp hắn, sau đó anh gọi máy Thiếu úy Sỏ và Trung úy Thông thay thế, mình ra quán bún chị Sỏ ăn một tí gì, đói lắm rồi, vừa ăn vừa bàn kế hoạch đối phó.
Tôi và Đại úy Ân bước vào nhà an toàn. Căn nhà trang hoàng bình thường giống như mọi tư gia, một giường nhỏ, một bàn ăn, một bộ salon nhỏ tiếp khách, chỉ khác chăng là khắp nơi trong nhà đều có gắn những mirophone cực nhỏ và 2 chiếc máy thâu âm tinh vi, có thể thâu âm 24/24, mà không cần thay băng.
Hoàng Kim Loan đang ngồi, nét mặt trầm tư, đối diện là 1 nhân viên thẩm vấn và 2 nhân viên an ninh. Vừa thấy tôi hắn đứng dậy, tôi bắt tay hắn và hỏi ngay:
- Sao rồi Trung tá Loan, ông muốn gặp tôi?
- Vâng, tôi muốn gặp ông Trưởng ty, tôi muốn trình bày với ông Ty một vài việc :
- Thứ nhất: Tôi quân hàm Trung Tá, vì vậy tôi yêu cầu ông chuyển tôi qua quy chế tù binh.
- Thứ hai : Tôi là một đảng viên Cộng sản cao cấp, suốt đời phục vụ cho đảng, cho lý tưởng của tôi, vì vậy mà ông Trưởng ty sẽ không có một hy vọng nào để thẩm vấn, khai thác tin tức nơi tôi, tôi sẽ giữ im lặng hoàn toàn, muốn đánh, muốn đập, muốn bắn, muốn giết đó là quyền của ông Trưởng ty.
Tôi mỉm cười nhìn hắn :
- Ông ngồi xuống đi, mình nói chuyện. Ông và tôi đều là nhà binh, tôi hy vọng mình có thể nói chuyện thẳng thắn và thành thật với nhau, mặc dầu ông là lính miền Bắc, tôi là lính miền Nam. Hắn ngồi xuống ghế đối diện với tôi và Đại úy Ân.
- Thứ nhất, về yêu cầu của ông, muốn tôi chuyển ông qua quy chế tù binh. Ông và tôi đều là dân Tình báo chuyên nghiệp, hơn nữa ông lại là một điệp viên bị bắt trong khi hoạt động, mình đều biết rõ, cả miền Bắc lẫn miền Nam làm gì có quy chế tù binh cho một điệp viên, cho loại dân tình báo như ông và tôi. Tình báo chỉ có luật giang hồ và chỉ đối xử với nhau bằng luật lệ đó, có khác chăng một bên là Tà phái, một bên là Chánh phái, ông đang được đối xử bằng luật lệ giang hồ của Chánh phái. Hiện tại ông không bị đưa vào nhà lao, không mặc áo tù, không ăn cơm tù, không bị ràng buộc bởi kỷ luật của nhà lao, ông muốn ăn uống nghỉ ngơi, càfé, thuốc lá bất cứ giờ nào ông muốn, anh em ở đây đâu có ai cấm đoán ông đâu. Tôi nghĩ như vậy còn tốt hơn quy chế tù binh nhiều. (Thật tình tôi mù mờ không hiểu có quy chế tù binh cho những gián điệp bị bắt hay không? Phải gặp những chuyên viên của VNCH về vấn đề tù binh để hỏi mới thông hiểu rõ ràng).
Trở lại nói chuyện với Hoàng Kim Loan tôi nói tiếp:
- Thứ hai, trong quyền hạn tôi có thể làm được là chuyển ông sang quy chế Chiêu Hồi, nhưng chuyện đó hoàn toàn tùy thuộc vào ông, vào thái độ hợp tác của ông.
Thật tình tôi nói vậy để dụ hắn và cũng để dò xem tinh thần hắn ở mức độ nào. Cho dù hắn có hợp tác đến đâu, kết thúc, tôi vẫn lôi hắn và đám giặc cỏ "nhân dân anh hùng Thừa Thiên-Huế" của hắn ra tòa trả lời trước công lý về hành động man rợ của hắn, của đám giặc cỏ, và của bọn Việt cộng trong Chính Trị Bộ Cộng sản miền Bắc về tội diệt chủng. Tội bắn giết, chôn sống trên 5000 ngàn dân lành vô tội tại Huế vào Tết Mậu Thân năm 1968. Để chính hắn, Hoàng Kim Loan và đồng bọn phải trả lại cho 5000 ngàn oan hồn tử sĩ món nợ mà bọn chúng đã vay : đó là nợ oan, nợ ức, nợ xương, nợ máu, nợ bị trói tay bằng giây kẽm gai xô xuống hố sâu chôn sống, ghê rợn và kinh hồn đến độ vài tháng sau, khi tìm thấy những ngôi mộ tập thể trong những vùng cát khô, thi thể chưa bị hủy, đào lên, một giòng máu tươi ứa ra nơi miệng người chết. Họ chết trong uất hận, trong nỗi sợ tột cùng, tóc tai dựng đứng, họ chết không yên lành, không mơ, như văn chương chữ nghĩa của Trịnh Công Sơn “nằm chết như mơ”.
Tôi trả lời tiếp câu thứ 2 của Hoàng Kim Loan:
- Trung tá Loan, ông đã quá lầm nghĩ rằng khi rơi vào tay chúng tôi ông sẽ bị chúng tôi dùng bạo lực hành hạ, để mong lấy được một một số tin tức nơi ông. Miền Nam Việt Nam hay nói khác hơn là Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà là một quốc gia pháp trị, có luật pháp hẳn hoi, luật pháp không cho phép chúng tôi hành hạ tù nhân. Tù nhân có quy chế của họ, từ vấn đề thực phẩm, y tế, thăm nuôi, sinh hoạt và được theo dõi, kiểm soát từ chính quyền Trung ương Saigòn và Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế thường xuyên thăm viếng kiểm soát các trung tâm cải huấn.
Hãy so sánh những người tù Quốc Gia được người Cộng sản các ông thả về, họ như những thây ma, bệnh hoạn, suy nhược. Ngược lại, những đồng chí của ông được chúng tôi thả về, họ mập mạp, to béo, khoẻ mạnh, thời gian ở tù của họ chỉ là khoảng thời gian để họ bồi dưỡng sức khoẻ rồi khi được chúng tôi thả ra họ lại tái hoạt động.
Ông thấy đó, chế độ giam giữ tù nhân của Chính phủ VNCH nhân đạo gấp cả triệu lần những người Cộng sản các ông. Đừng suy bụng ta ra bụng người, đừng lấy dạ tiểu nhân đo lòng quân tử. Hơn nữa, thế hệ chúng tôi, những người trẻ, chúng tôi rời bỏ sân trường, rời xa gia đình xông vào cuộc chiến, kề vai và còng lưng chống đỡ cuộc xâm lăng của các ông từ miền Bắc muốn đem chủ nghĩa Cộng sản vô thần, tàn bạo, ác độc trùm lên 17 triệu dân miền Nam. Chúng tôi chiến đấu vì tự vệ, và với tấm lòng trong sáng không hận thù, như vậy thì không có lý gì khi bắt được ông chúng tôi lại hành hạ, bắn giết ông, để làm gì ?
Ngoài ra, chính Phủ Việt Nam Cộng Hoà còn có Bộ Chiêu Hồi, Chính phủ VNCH sẵn sàng đón tiếp những người Cộng sản quay về với chúng tôi. Chúng tôi, hay nói rộng hơn là 17 triệu dân miền Nam, trong đó có hơn nửa triệu nguời dân Huế, họ ghê tởm, và kinh hoàng trước hành động bạo lực, bắn giết, mà các ông, những người Cộng sản đã tặng cho dân Huế vào năm Mậu Thân 1968. Tôi không gởi trả lại ông những điều ông đã làm cho dân Huế trong những ngày đầu xuân năm 1968 - không bao giờ - tin hay không là tùy ông.
Kế tiếp, ông có quyền im lặng, tôi chẳng cần ông khai báo một lời nào. Chúng tôi đã khám phá hành tung của ông, đã biết rõ toàn bộ đám cơ sở nội, ngoại thành của ông từ hơn 5 năm nay. Mọi mưu toan, kế hoạch của ông, của Tỉnh ủy Thừa Thiên và Thị ủy Huế, chúng tôi đã nắm thật rõ ràng và tường tận từng chi tiết một, vì vậy mà ngày hôm nay ông bị bắt và đám cơ sở nội, ngoại thành của ông hiện đang lần lượt bị lực lượng CSQG Thừa Thiên-Huế bắt giữ.
Cuộc hành quân chống lại kế hoạch Tổng Nổi Dậy của ông và đám "Nhân dân anh hùng Thừa Thiên - Huế" hiện giờ này đang tiếp diễn, như thế ông hiểu cho rằng tôi chẳng cần thiết một lời khai báo hoặc tin tức nào của ông cả. Điều tôi muốn không phải là tin tức quân sự, hoặc tình báo mà ông biết, mà là sự hợp tác của ông, và mong ông trở về với chúng tôi. Như ông đã biết và nhớ rõ, những đồng chí, và đồng đội của ông trong cơ quan Cục Quân Báo, Cục tình Báo Chiến Lược trước đây đã bị bắt, và sau đó đã trở về với chúng tôi như anh Lê Đình Khôi, anh Lê văn Lự. Ông biết hai người đó hiện giờ ở đâu và giữ chức vụ gì trong chính quyền VNCH không?
Anh Lê đình Khôi là Chủ Sự phòng Cảnh Sát Đặc Biệt BCH/CSQG vùng I. Tức là người Chỉ huy lực lượng CSĐB vùng I. Anh Lê văn Lự là Giám Đốc trường Tình Báo CSGQ vùng I Chiến thuật. Hoàng Kim Loan nhìn tôi và trả lời:
- Đó là những kẻ phản bội.
- Trung tá Loan, ông lầm rồi, thế hệ của ông và của hai anh đó là những người yêu nước thật sự, nhưng bị ông Hồ phỉnh gạt, đưa ông và họ vào con đường Cộng sản vô luân, tàn bạo, và bần cùng hóa cả một dân tộc, hai người đồng chí của anh đã sớm thấy là mình đi lạc đường, nên trở về với những người Quốc gia, tại sao gọi họ là phản bội.
- Những gì ông cần gặp tôi, tôi đã nói xong. Tôi đã đọc bản viết tay về lý lịch và gia cảnh do chính ông viết, tôi cám ơn và hoàn trả lại ông, vì chẳng có một tí giá trị nào cả, vì chúng tôi đã biết từ lâu lắm rồi, nhất là gia cảnh, ông có vợ, vợ và con gái hiện ở tại Hà Nội, con trai ông hiện đang tu nghiệp tại Liên Sô.
Vừa nói tôi vừa đưa tờ giấy lại cho hắn và nhìn thẳng vào mặt hắn, hắn ngại ngùng đưa tay đón mảnh giấy, tôi biết trong đầu hắn đang nghĩ gì: “Tên Đại uý “ngụy” này khó nói láo với hắn quá !"
- Trung tá Loan, ông suy nghĩ kỹ những điều tôi vừa nói với ông, và bất cứ lúc nào cần gặp tôi, ông cứ nói với anh em ở đây, tôi sẽ đến gặp ông ngay.
***
Tôi và Ân rời nhà an toàn ra quán bún bò chị Sỏ, hai anh em ngôì trầm ngâm suy nghĩ, tôi bàn với Ân:
***
Tôi và Ân rời nhà an toàn ra quán bún bò chị Sỏ, hai anh em ngôì trầm ngâm suy nghĩ, tôi bàn với Ân:
- Anh thấy đó, tôi đấu khẩu với hắn gần cả tiếng đồng hồ, tinh thần hắn cứng ngắc, việc đầu tiên là mình phải đánh gục tinh thần hắn trước. Mặc dầu hắn là người Cộng sản, nhưng hoạt động lâu trong vùng quốc gia, nên còn có chút nhân tính. Hắn còn tình cảm gia đình, muốn bảo vệ vợ con, vì thế trước tiên mình đánh vào yếu điểm này trước. Như vậy anh sẽ phải làm như thế này . . . thế này . . . . .
- Việc thứ hai là mình sẽ liên lạc với Anh Lê Đình Khôi hoặc anh Lự, nhờ họ ra thăm hắn với tình đồng chí cũ và tình đồng đội trong đơn vị Quân Báo và Cụm Tình Báo Chiến Lược.
- Việc thứ ba là anh sắp xếp cho hắn thấy mặt những cơ sở quan trọng của hắn vừa bị mình bắt trong chiến dịch Bình Minh.
- Việc thứ tư là anh sắp xếp và cùng với Trung úy Thông, Trung tâm Trưởng trung tâm Thẩm vấn tuyển lựa khoảng 15 nhân viên thẩm vấn có kinh nghiệm và thật giỏi, thay phiên nhau thẩm vấn hắn 24/24, mình dùng chiến thuật xa luân chiến, ngoại trừ giờ ăn, cứ hỏi hắn liên tục, bất cứ chuyện gì, miễn sao làm cho hắn mỏi mệt, tinh thần xuống thấp, khi đó anh và tôi nhảy vào phần chính - Đồng ý không ?
Ân khen tôi giỏi, tính kế nhanh. Tôi cười :
- Giỏi lâu rồi bây giờ anh mới khen, không giỏi thì làm sao mới Trung úy đã làm trưởng ty Cảnh Sát, mấy năm rồi bây giờ vẫn còn Đại úy. Hai anh em cùng cười.
Ân về thẳng trại tạm giam và trung tâm thẩm vấn lo công việc vì số hạ tầng cơ sở Vc bị giữ trong chiến dịch Bình Minh từ các Quận chuyển về mỗi giờ mỗi đông.
Phần tôi đi gặp Đại Tá Tỉnh Trưởng Tôn Thất Khiên trình bày kết quả sơ khởi của cuộc Hành Quân và nhờ ông xin phương tiện của BTL Tiền phương Quân Đoàn I, chuẩn bị di chuyển số tù cộng sản trong Trung Tâm Cải Huấn và số hạ tầng cơ sở Việt cộng vừa mới bắt giữ sáng nay đi Côn Sơn, càng sớm càng tốt.
12 giờ 30 khuya ngày 7-5-1972 Đại úy Ân theo kế hoạch, cho di chuyển tạm thời Hoàng Kim Loan sang một nhà an toàn khác, để sáng mai tôi diễn phần I, đoạn tuồng hát ly kỳ, hấp dẫn cho Hoàng Kim Loan thưởng thức.
3 giờ 15 chiều ngày 7-5-1972 tôi đến nhà an toàn tạm thời, vừa gặp Hoàng kim Loan tôi nói ngay:
- Xin lỗi, làm ông mất ngủ hồi đêm, nhưng vì nhu cầu an ninh tôi chuyển ông sang đây, tối nay ông về lại nhà cũ.
- Tôi là tù nhân của ông Ty, đưa tôi đi đâu, làm gì, đó là quyền của ông Ty, hà tất ông Ty phải xin lỗi.
- Trung tá Loan, ngày hôm qua khi đọc bản lý lịch của ông, đoạn về gia cảnh ông có cho biết bà nhà và cô con gái hiện đang ở Hà Nội, cậu con trai hiện đang tu nghiệp ở Liên Sô, ông có thư từ liên lạc với gia đình không ? từ bao lâu rồi trước ngày ông bị bắt ?
- Cũng đã từ lâu tôi không nhận được thư từ của họ, nhưng tôi nghĩ họ vẫn bình thường, sống ở ngoại thành Hà Nội, và con trai tôi vẫn còn tu nghiệp tại Liên Sô, có lẽ đến năm tới mới xong.
Hoàng kim Loan trả lời câu hỏi của tôi trong phong cách bình thường, giọng nói hắn chậm rãi.
Tôi cười nhẹ, nhìn hắn:
- Chiều này tôi đến gặp ông là muốn đem đến tặng ông món quà, tôi xoay qua Ân :
- Cho đem quà vào đi.
Cánh cửa lớn bật mở, một người đàn bà bước vào và theo sau là một người đàn ông mặc quân phục Quân lực VNCH, cấp bậc Đại úy, bên vai mang phù hiệu Binh chủng Thiết giáp.
Cánh cửa lớn bật mở, một người đàn bà bước vào và theo sau là một người đàn ông mặc quân phục Quân lực VNCH, cấp bậc Đại úy, bên vai mang phù hiệu Binh chủng Thiết giáp.
Vừa thấy 2 người đó, Hoàng Kim Loan sững sờ bất động, mặt tái xanh.
- Trung tá Loan, bà này ở ngoại thành Hà Nội vào thăm ông, và người này đang tu nghiệp ở Liên Sô về thăm ông.
Người đàn bà đó chính là vợ Hoàng Kim Loan, hiện đang trú ngụ tại Xã Phong An, quận Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, khoảng chừng 50 tuổi, dáng dấp hiền lành, mặt mày phúc hậu. Người kia, là con trai độc nhất của Hoàng Kim Loan đang phục vụ trong Quân lực VNCH, đơn vị Thiếp Giáp, cấp bậc Đại úy.
Hoàng Kim Loan che dấu vì sợ liên lụy đến vợ, con. Đó là một trong những yếu điểm của hắn mà tôi đã đánh trúng, và cũng là khuyết điểm của cơ quan tình báo Việt cộng, đã để cho một cán bộ hoạt động trong “vùng địch” quá lâu.
Trong phút chốc bàng hoàng, cả ba người đều xúc động, đứng yên không nói được với nhau một lời nào, bỗng chốc đôi giòng nước mắt chảy dài trên khuôn mặt tiền tụy của người đàn bà, không hiểu những giọt nước mắt đó vì xúc động khi gặp lại chồng trong nghịch cảnh, hay chính là những giọt nước mắt vì lo sợ cho chồng, con, và bản thân mình. Tôi là đạo diễn và là diễn viên trong trong màn bi kịch này cũng không tránh khỏi nỗi xúc động, nhưng biết làm sao hơn, vì bổn phận và trách nhiệm, vì sự an nguy, mất còn của Huế trong giờ phút quyết liệt, thật tình trong lòng không muốn tạo dựng ra cảnh bi thương này. Tôi nói với vợ Hoàng Kim Loan:
- Chị lau mước mắt đi, đừng sợ, chị và ông Đại úy không có tội tình gì cả, chị và ông Đại úy không có một liên hệ nào trong công việc của Trung tá Loan. Luật pháp VNCH đặt những người cộng sản ra ngoài vòng pháp luật (Dụ 59A từ thời Đệ I Cộng Hoà) nhưng không có một chữ nào quy tội vợ, con, những người cộng sản, ngoại trừ những người đó có liên hệ tiếp tay hoạt động cho Cộng sản. Trong cuộc chiến tàn khốc và bi thảm này, điều nghịch lý là cả Bắc lẫn Nam đều có gia đình, thân nhân liên hệ, cha Cộng sản, con Quốc Gia, anh Quốc Gia, em Cộng sản, như vậy thì quy tội họ hết sao. Tôi quay qua nói với Hoàng Kim Loan :
- Trung tá Loan, ông có một giờ để gặp gia đình, vợ, con. Tôi buộc lòng phải để lại 2 nhân viên giám thị, vì không muốn ông dùng vợ con để thông tin ra ngoài. Riêng Đại úy, tôi mời ông đến đây, trước là để ông có dịp gặp lại cha, và kế tiếp tôi muốn ông nói rõ cho Trung Tá Loan biết về tình hình chiến sự hiện đang diễn biến giữa ta và địch, đừng thêm vào và cũng đừng bớt đi, để Trung Tá Loan có một nhận định sáng suốt và thực tế có lợi cho bản thân ông ta và gia đình.
Tôi xác nhận một lần nữa, ông vô tội, không liên quan, vì không bị địch móc nối hoạt động. Tôi không bắt ông, và cũng không báo cho Ty An Ninh Quân đội chuyện này. Sau khi nói chuyện xong, ông có thể đưa mẹ ông về. Có một điều quan trọng cần nói rõ với ông là ông không được tiết lộ cuộc gặp gỡ này với bất kỳ một ai, vì chưa phải lúc, bằng không, ông sẽ gặp rắc rối ngay, và tôi cũng nhờ ông chuyển lời với mẹ ông như vậy.
***
Một giờ sau, tôi và Ân trở vào, hai nhân viên thẩm vấn cho biết họ chẳng nói gì ngoài chuyện gia đình, tuy nhiên Hoàng kim Loan, hắn đưa chiếc đồng hồ Oméga của hắn cho vợ, nói là đem bán đi để có tiền chi tiêu trong gia đình.
Cả ba người bây giờ có vẽ bình tĩnh hơn, tôi nói với vợ Hoàng Kim Loan:
- Bây giờ chị có thể về, sau này bất cứ lúc nào chị muốn thăm ông, gặp tôi hay Đại úy Ân. Tôi mò túi áo có được 1500 đồng (tiền VNCH), hiểu ý tôi, Ân cũng cũng đưa ra được 1200, tôi hỏi nhỏ Ân:
- Tiền nhậu phải không? “Ôi Thiên Tường, ôi ba xi đế ” phải không? (rượu). Ân cười.
Tôi cuộn tròn số bạc dúi vào tay chị ta:
- Chị cầm lấy, lần sau chúng tôi giúp chị nhiều hơn. chị giao lại chiếc đồng hồ cho ông, không cần thiết phải bán. Chị ta lúng túng nói nhỏ lời cám ơn và giao lại chiếc đồng hồ cho Hoàng Kim Loan. Tôi và Ân giúp chị ta một ít tiền xuất phát từ tấm lòng nhân hậu, đối với một người đàn bà nghèo khó đang gặp khổ nạn, hoàn toàn không có ý lợi dụng hành động đó để mua chuộc Hoàng Kim Loan.
Ân đưa vợ con Hoàng Kim Loan ra về, tôi nói với Hoàng kim Loan:
-Trung tá Loan, tôi cho ông gặp mặt vợ con để chứng minh một điều: - Chúng tôi biết rõ và rất tường tận về ông, gia đình ông, về mọi hoạt động, mọi kế hoạch và cơ sở nội tuyến mà ông đã cài đặt. Xin ông chấm dứt trò chơi tung hỏa mù này.
Ngày mai, tôi sẽ cho ông xem những hình ảnh sinh hoạt của ông, mà các toán theo dõi của chúng tôi đã chụp được, và nhất là những hình ảnh các cơ sở quan trọng và bí mật của ông hiện đã bị bắt và đang bị thẩm vấn tại Trung tâm thẩm vấn.
Tôi cũng nói rõ thêm, lực lượng CSQG Việt Nam Cộng Hoà không chơi trò hèn hạ bắt vợ con ông làm áp lực để ép ông, trò chơi đó chỉ có những người Việt cộng các ông dùng, chúng tôi lực lượng CSQG miền Nam Việt Nam không thèm dùng đến, vì thế tôi xác nhận với ông là vợ con ông không bị bắt, không bị làm khó dễ. Họ an toàn, ông yên tâm.
Từ giờ này trở đi, hợp tác và thành thật hay không là quyền ông quyết định, nếu không, ông sẽ phải đối đầu vơí 15 thẩm vấn viên của tôi, họ sẽ nói chuyện với ông liên tục.
Một điều quan trọng nữa, mọi lời khai của ông đều được kiểm chứng qua tin tức, tài liệu mà chúng tôi đã có sẵn, và chúng tôi sẽ yêu cầu ông đo máy sự thật (Test Polygrap) để kiểm chứng. Tôi để ông có thì giờ suy nghĩ, mai tôi sẽ trở lại.
***
Trở lại BCH, tôi họp bàn với Đại úy Ân, soạn thảo một số nhu cầu tin tức cần phối kiểm và cần biết để hướng dẫn cho các thẩm vấn viên:
1- Kế hoạch và lực lượng Tổng nổi dậy của VC tại Huế.
2- Lực lượng quân sự và kế hoạch tấn công Huế
3- Sơ đồ trận liệt và lý lịch các nhân vật chủ chốt của Quân Khu, Quân ủy Trị Thiên, Tỉnh ủy, Thị ủy Huế và các ban An ninh liên hệ.
4- Các cơ sở bí mật nằm trong chính quyền, CSQG, Quận đội, Đảng phái, Tôn Giáo, Học sinh, sinh viên, thương gia, tiểu thương, và quần chúng v. v. . .
5- Các đường dây giao liên, các trạm giao liên, cửa ngõ xâm nhập.
6- Tổ chức kinh tài, tiếp tế.
7- Sơ đồ trận liệt, cách thức hoạt động, móc nối, các cơ sở và những điệp viên của hai cơ quan Tổng Cục 2 Quân Báo và Cụm Tình Báo Chiến Lược hiện đang hoạt động tại Thừa Thiên-Huế.
2- Lực lượng quân sự và kế hoạch tấn công Huế
3- Sơ đồ trận liệt và lý lịch các nhân vật chủ chốt của Quân Khu, Quân ủy Trị Thiên, Tỉnh ủy, Thị ủy Huế và các ban An ninh liên hệ.
4- Các cơ sở bí mật nằm trong chính quyền, CSQG, Quận đội, Đảng phái, Tôn Giáo, Học sinh, sinh viên, thương gia, tiểu thương, và quần chúng v. v. . .
5- Các đường dây giao liên, các trạm giao liên, cửa ngõ xâm nhập.
6- Tổ chức kinh tài, tiếp tế.
7- Sơ đồ trận liệt, cách thức hoạt động, móc nối, các cơ sở và những điệp viên của hai cơ quan Tổng Cục 2 Quân Báo và Cụm Tình Báo Chiến Lược hiện đang hoạt động tại Thừa Thiên-Huế.
Trong 2 ngày kế tiếp 9, 10 tháng 5-72 Hoàng Kim Loan bắt đầu thấm mệt vì những loạt thẩm vấn lâu dài của 15 thẩm vấn viên. Đêm ngày 10-5-72 hắn xin được nghỉ một đêm.
Theo báo cáo, hắn thức suốt đêm đó, trong đêm tối lâu lâu lại thấy hắn dùng tay gạt nước mắt. Có lẽ, lương tâm hắn có răng và biết cắn, lương tâm hắn đang cắn rứt giữa lời thề và sự phản bội. Trong 2 ngày này, Việt cộng vẫn đều đặn bắn từng đợt pháo 130 ly vào thành phố.
9 giờ 30 sáng ngày 10-5-72, sau đợt pháo kích lần thứ 2, Trung úy Uyên, phụ tá trưởng phòng Tư Pháp đang đứng nói chuyện với tôi ngoài sân cờ BCH ông ta bỗng nói với tôi :
- Đại úy, ông cho phép tôi về thăm nhà một tí, mấy ngày nay cấm trại không về nhà.
- Được, ông đi đi, chiều tối về, không cần gấp. Tôi cười nhìn ông tiếp :
- Mấy ngày cấm trại, nhớ vợ rồi phải không?
- Không đâu Đại úy, thăm nhà một chút tôi về ngay.
15 phút sau, Việt cộng pháo đợt thứ 3, lần này nặng hơn, 30 quả 130 ly rớt vào vùng BTL tiền phương Quân Đoàn I và vùng hồ Tịnh Tâm. Tôi chạy vào TTHQ Cảnh Lực để theo dõi tình hình và nghe báo cáo thiệt hại. Trên hệ thống máy tuần tiễu tôi nghe giọng của Đại Uý Đoàn Đích la lớn hốt hoảng:
- Được, ông đi đi, chiều tối về, không cần gấp. Tôi cười nhìn ông tiếp :
- Mấy ngày cấm trại, nhớ vợ rồi phải không?
- Không đâu Đại úy, thăm nhà một chút tôi về ngay.
15 phút sau, Việt cộng pháo đợt thứ 3, lần này nặng hơn, 30 quả 130 ly rớt vào vùng BTL tiền phương Quân Đoàn I và vùng hồ Tịnh Tâm. Tôi chạy vào TTHQ Cảnh Lực để theo dõi tình hình và nghe báo cáo thiệt hại. Trên hệ thống máy tuần tiễu tôi nghe giọng của Đại Uý Đoàn Đích la lớn hốt hoảng:
- Trình thẩm quyền. . . . Trung úy Uyên chết rồi, một quả pháo 130 nổ gần ông tại hồ Tịnh Tâm.
Tôi bóp chặt ống liên hợp máy Motorola trả lời:
- Tôi nhận rõ.
Tôi buông ống liên hợp đứng im lặng sững sờ, tự nhiên thấy cay mắt và mặn ở môi, thì ra tôi chảy nước mắt. Chỉ 15 phút trước, phải chi tôi không cho ông đi, hoặc nói chuyện với ông thêm vài phút nữa thì ông đâu đến nỗi tử vong.
Ngày 11-5-72 Đại úy Ân trình tôi một loạt lời khai của Hoàng Kim Loan, đọc xong tôi trả laị cho Ân và cùng có nhận xét như Ân:
-Thằng này rất khôn, hắn khai toàn những cơ sở của hắn trong thời gian tranh đấu Phật Giáo tại Miền Trung và Mậu Thân 68. Tất cả các cơ sở đó một số lớn đã bị bắt, số còn lại đã lên mật khu hoặc đi ra Bắc. * [Số cơ sở này tôi đã đề cập trong bài Biến động Miền Trung 1966].
Chúng tôi cùng đồng ý với nhau thời gian ngoại giao đã qua, bây giờ là lúc phải tăng áp lực thật mạnh với Hoàng Kim Loan để buộc hắn phải hợp tác.
Tôi thay Ân thẩm vấn Hoàng Kim Loan, lên xe đến nhà an toàn. Xe vừa rời BCH nhìn lại phía băng ghế sau thiếu mất tên đệ tử phụ trách máy truyền tin, tôi hỏi Thêm, người tài xế lái xe:
- Ông thần Ánh đâu rồi, hồi đêm lại nhậu say rồi phải không? - Cả hai tên đệ tử không trả lời tôi mà chỉ khúc khích cười.
- Ông thần Ánh làm chuyện gì nữa đây, sao hai đứa không trả lời mà lại cười. Người lính tên Minh ngồi sau trả lời:
- Không phải hắn nhậu đâu ông ơi, hồi đêm hắn xuống vạn đò, đò Mụ Lừ, hắn uống càfe đen, sáng nay hắn đái ra café sữa. Hắn sợ quá đi tìm Bác Sĩ Đại đội phó CSDC xin thuốc, hắn sợ ông la, dặn tụi tui dấu ông .
- Uống café có chi quan trọng mà phải dấu, tại sao uống café đen mà lại đái ra café sữa, bọn bây nói chuyện gì ta không hiểu chi cả.
- Ông thiệt không hiểu?
- Hiểu thì hỏi tụi bây làm chi.
- Hồi đêm hắn xuống đò Mụ Lừ chơi bời, gặp em gái hậu phương bị lậu, hắn dính vào, sáng ni bị đái ra mủ, hắn bị lây bệnh lậu.
- Chết cha, bệânh lậu đó có lây không? Nói hắn nghỉ 1 tuần chữa bệnh cho lành rồi hãy đi làm.
- Bệnh đó không lây, chỉ đàn ông, đàn bà làm chuyện đó với nhau thì mới lây. Nhưng bị thì sợ và mất tinh thần lắm, đái vừa ra mủ, vừa rát vừa đau, khủng khiếp lắm.
- Mi cũng rành quá hả, tụi bây bị rồi phải không?
- Hắn cười, tụi em thằng nào cũng qua đoạn đường chiến binh đó rồi. Không qua đoạn đường chiến binh làm sao trở thành lính chiến được. [Tất cả đám cận vệ của tôi đều là quân nhân biệt phái, họ là lính tác chiến bị thương, biệt phái sang Cảnh sát].
- Ông thần Ánh làm chuyện gì nữa đây, sao hai đứa không trả lời mà lại cười. Người lính tên Minh ngồi sau trả lời:
- Không phải hắn nhậu đâu ông ơi, hồi đêm hắn xuống vạn đò, đò Mụ Lừ, hắn uống càfe đen, sáng nay hắn đái ra café sữa. Hắn sợ quá đi tìm Bác Sĩ Đại đội phó CSDC xin thuốc, hắn sợ ông la, dặn tụi tui dấu ông .
- Uống café có chi quan trọng mà phải dấu, tại sao uống café đen mà lại đái ra café sữa, bọn bây nói chuyện gì ta không hiểu chi cả.
- Ông thiệt không hiểu?
- Hiểu thì hỏi tụi bây làm chi.
- Hồi đêm hắn xuống đò Mụ Lừ chơi bời, gặp em gái hậu phương bị lậu, hắn dính vào, sáng ni bị đái ra mủ, hắn bị lây bệnh lậu.
- Chết cha, bệânh lậu đó có lây không? Nói hắn nghỉ 1 tuần chữa bệnh cho lành rồi hãy đi làm.
- Bệnh đó không lây, chỉ đàn ông, đàn bà làm chuyện đó với nhau thì mới lây. Nhưng bị thì sợ và mất tinh thần lắm, đái vừa ra mủ, vừa rát vừa đau, khủng khiếp lắm.
- Mi cũng rành quá hả, tụi bây bị rồi phải không?
- Hắn cười, tụi em thằng nào cũng qua đoạn đường chiến binh đó rồi. Không qua đoạn đường chiến binh làm sao trở thành lính chiến được. [Tất cả đám cận vệ của tôi đều là quân nhân biệt phái, họ là lính tác chiến bị thương, biệt phái sang Cảnh sát].
Xe gần đến nhà an toan, bỗng tôi nói với người đệ tử:
- Thêm, quay xe trở về BCH.
Nhiều khi chỉ là một câu chuyện vu vơ, như chuyện tên đệ tử đi chơi bời bị bệnh lậu mà lại giúp được việc lớn.
Một ý tưởng đến thật nhanh trong đầu tôi, thật tồi bại, hạ cấp, nhưng biết làm sao hơn, khi tôi đã đối xử với Hoàng Kim Loan bằng luật giang hồ của Chánh phái, nhưng không có kết quả, bây giờ tôi phải dùng luật giang hồ của Tà phái.
Tự cổ chí kim đã có biết bao nhiêu nguời quyền cao chức trọng bị rơi vào bẫy “Mỹ nhân kế” của đối thủ mà thân bại danh liệt, trong giới tình báo cũng thường dùng loại này, nhưng tôi sẽ dùng, không phải là “Mỹ nhân kế” mà là “Tình dục kế” với tên Việt cộng Hoàng Kim Loan.
Tôi quay điện thoại gọi Trung úy Tuất, Biệt đội trưởng Biệt đội Hình Cảnh, bảo qua BCH gặp tôi, nhưng tình cờ lại gặp ngay Nguyễn văn Quan, Trưởng ban Bài trừ Mãi dâm, đúng là người tôi muốn gặp.
- Anh sang BCH gặp tôi, có chuyện cần nhờ anh.
Nguyễn văn Quan, tay này còn trẻ, 23 tuổi, dáng dấp thư sinh, trắng trẻo, đẹp trai hơn tài tử phim Hồng Kông nhiều. Con nhà thế gia. Nguyễn văn Quan là tay chơi thứ thiệt, năm học Đệ I, Quốc Học, tôi làm thầy dạy kèm cho hắn, học thì nhác, nhưng chơi thì không ai địch hắn nổi. Tôi và hắn thân tình như anh em ruột, lớn lên hắn vào Cảnh Sát lại gặp tôi, thật là oan gia. Tôi đặt hắn vào Trưởng ban Bài trừ Mãi Dâm thật là đúng chỗ.
Hắn gặp tôi tại văn phòng, tôi hỏi hắn:
- Trong đám các chị em ta bị anh bắt, có người nào dáng dấp coi được, tuổi chừng 25 – 26 ? Hắn trố mắt nhìn tôi ngạc nhiên:
- Có 5 người, trong đám đó có một em trông ngộ lắm, khoảng 25 tuổi, người Nam, mới từ Saigòn ra Huế mấy tuần thì bị bắt, đang làm phiếu trình chờ anh ký lệnh tống xuất khỏi Huế, nhưng em này bị bệnh, nhẹ thôi.
- Sao anh biết ?
- Mấy thằng đệ tử của tôi dính rồi.
- Tôi muốn em này, anh đem sang đây gặp tôi được không?
Hắn nói lớn trong phòng:
- Thiên hạ ơi! thầy tu phá giới.
- Nói nhỏ thôi, đám tà lọt ngoài cửa nghe hết bây giờ, anh suy nghĩ bậy bạ rồi phải không? Vụ này là “Điệp Vụ” thứ thiệt đấy !!!
Một giờ sau, Nguyễn văn Quan đem cô gái đến văn phòng tôi. Thoạt nhìn, không thể tưởng tượng nổi đây là một cô gái làm nghề mãi dâm, cô ta còn rất trẻ, dáng dấp hiền lành, điểm đặc biệt là người Nam mà lại có mái tóc thề. Vừa bước vào trông thấy tôi, cô ta sợ sệt đứng sát vào người Nguyễn văn Quan.
- Không có chi phải sợ, cô ngồi xuống đi, cô tên gì, mấy tuổi ?
- Dạ thưa quan Đại Tá, em 25 tuổi, tên Thu Cúc. Em ở Cần Thơ mới ra Huế có mấy tuần thì bị bắt.
- Tôi không phải là quan Đại Tá, mà Đại Úy, Trưởng Ty Cảnh Sát. Tôi có tí việc cần nhờ cô giúp, nếu cô hoàn tất được công việc này, tôi sẽ tha cô, cho cô vé máy bay và một ít tiền về lại Cần Thơ, chịu không ?
- Dạ được. . . dạ chiụ.
- Cô nấu ăn được không?
- Dạ được, đàn bà con gái ai mà chẳng biết nấu ăn, em nấu theo kiểu người Nam.
- Nam, Bắc, Trung gì cũng được, không phải là chuyện chính. Chúng tôi có một người bạn trên 50 tuổi, nhiều năm rồi chỉ ăn chay chứ không chịu ăn mặn, anh em chúng tôi cá với nhau ai làm cho hắn chịu ăn mặn thì người đó thắng cuộc, cô giúp chúng tôi được không ?
- Nam, Bắc, Trung gì cũng được, không phải là chuyện chính. Chúng tôi có một người bạn trên 50 tuổi, nhiều năm rồi chỉ ăn chay chứ không chịu ăn mặn, anh em chúng tôi cá với nhau ai làm cho hắn chịu ăn mặn thì người đó thắng cuộc, cô giúp chúng tôi được không ?
- Dạ dễ, em làm được, như vậy ông này tu tại gia, ông ăn chay sao lại bắt ăn mặn làm gì, tội ông ta.
- Sao cô biết tu tại gia?
- Dạ em có người anh cả, tu tại gia, đạo Cao Đài, ông ăn trường chay.
Nguyễn văn Quan, thằng cha đại ba trợn, hắn chen ngay vào :
- Không phải đâu em gái ơi ! Không phải ăn chay, ăn mặn thứ thiệt như em nghĩ đâu, mà ăn mặn là thứ em thường nằm sấp, nằm ngửa với khách hàng đó, hiểu chưa em.
Cô gái thẹn thùng, có một tí mắc cở hiện trên khuôn mặt. Thì ra trong tận cùng đáy lòng của một cô gái giang hồ còn giữ được bản chất của một nguời phụ nữ.
- Dạ, tưởng gì chứ chuyện đó em làm được, nghề của em mà.
Nguyễn văn Quan lại chen vào:
- Thì đúng rồi, tên em là Thu Cúc, nói lái đi một tí, đúng là nghề của em.
- Dễ mà khó, cái khó là làm sao cô dụ được ông ta.
- Dạ được, em bảo đảm .
- Vậy tốt, tôi cho cô thời hạn 1 tuần, trong thời gian này, cô sẽ ở với ông ta, nấu ăn cho ông, và ban đêm ngủ lại. Cô thành công, chỉ một lần với ông ta cũng được, tuần sau cô sẽ nhận được vé máy bay và một ít tiền để về lại Cần Thơ.
Có một điều quan trọng là cô không được nói cô là ai, không được nói đã gặp tôi, nếu ông ta có hỏi cô, cô chỉ nói người trong nhà thuê cô đến giúp việc mà thôi, nếu cô nói ra, sẽ không được về lại Cần Thơ mà còn bị giữ lại lâu lắm. Cô lặp lại đi, lời tôi vừa dặn cô.
Cô gái lặp lại gọn gàng và rõ ràng sau đó ngập ngừng, bẽn lẽn nhìn tôi:
Thưa Đại Úy có điều này em muốn thưa với Đại úy.
- Cô nói đi.
- Em bị bệnh, đang uống thuốc, gần lành rồi.
- Tôi biết rồi, xong việc, tôi cho bác sĩ khám bệnh chữa cho cô. Yên tâm đi !
Chiều ngày 11-5-72 Hoàng Kim Loan được nhân viên an ninh thông báo : Kể từ nay sẽ có người nữ đến giúp việc, lo cơm nước cho ông, khỏi cần bới xách bất tiện, ông muốn ăn gì cứ việc nói với người giúp việc.
Lẽ đương nhiên, đây là một trò ấu trĩ, người bình thường còn đặt nghi vấn, huống gì hắn là một tay cáo già lão luyện trong nghề tình báo, hắn sẽ nghĩ đây là « Mỹ nhân kế » mà tôi sắp đặt, chắc hẳn trong lòng hắn nghĩ thằng ‘’Đại úy Công An Ngụy’’ quá trẻ con chơi trò này, đời nào hắn có thể bị vướng vào bẫy.
Nhưng hắn không ngờ, đây không là mỹ nhân kế mà là 'Tình dục kế' do tôi sáng chế, tuy hạ cấp, tồi bại, và bẩn thỉu, nhưng hắn không đỡ nổi, vì hắn là người trần tục, cũng tham sân si, hỉ nộ ái ố, và cũng đã từ lâu lắm không gần đàn bà, lại gặp phải 'chị em ta', đã biết cách khiêu khích mà còn được cố vấn và sắp đặt, thì hắn phải vào bẫy là cái chắc. Sau này, khi nghe kể lại câu chuyện, thấy tôi tỏ ý áy náy vì đã áp dụng kế sách này, bạn bè thường nói với tôi:-Suy cho cùng, thì « Mỹ nhân kế » cũng chỉ là khởi đầu để đưa đến ‘tình dục kế’ chứ có gì « thơm tho » hơn đâu mà Thành cứ phải nghĩ ngợi ?! .
Trong những ngày này, chúng tôi giảm giờ thẩm vấn Hoàng Kim Loan, để tạo điều kiện cho Thu Cúc, ngoài giờ cơm nước, có cơ hội tiếp cận khiêu khích Hoàng Kim Loan, hắn bị dồn nén từ bao nhiêu năm, nay hằng ngày được nhìn thấy một thiếu nữ xinh đẹp, mặc áo cánh không nịt ngực, nhìn xa nhìn gần đều thấy rõ, thử hỏi Hoàng Kim Loan hắn đang nghĩ gì ?
Căn nhà an toàn Hoàng Kim Loan đang trú ngụ chúng tôi đặt 3 vòng đai an ninh :
- Vòng đai an ninh tiếp cận . [trong phòng]
- An ninh gần . [chung quanh nhà]
- An ninh xa . [cách nhà khoảng 200m]
- An ninh gần . [chung quanh nhà]
- An ninh xa . [cách nhà khoảng 200m]
Kể từ ngày 11-5-72. Vào mỗi buổi tối sau 9 giờ, nhóm an ninh tiếp cận có 4 nhân viên theo kế hoạch rút ra ngoài phòng, để lại bên trong chỉ còn lại Hoàng kim Loan ngủ ở chiếc giường gỗ, và em gái hậu phương Thu Cúc ngủ ở chiếc giường bố. Thời gian khiêu chiến, dụ địch đã quá ba ngày, tôi cho lệnh em gái hậu phương Thu Cúc đêm nay 14-5-72 tấn công, dứt điểm mục tiêu.
Sáng ngày hôm sau 15-5-72, xem như mọi chuyện bình thường, Thu Cúc viện cớ đi chợ, gặp chúng tôi trình bày tường tận trận đánh quyết liệt hồi đêm, vì chữ nghĩa không được phép trình bày ở đây, mà chỉ có thể tóm lược kết quả trận đánh như sau :
Ta và địch đánh cận chiến. Ta tấn công, địch phản công thô bạo, nhưng chỉ được hai lần rưỡi thì địch đuối sức. Trận chiến kết thúc, Trung tá Việt cộng Hoàng Kim Loan, Ủy viên Thành Ủy Huế và em gái Nam bộ, Thu Cúc, ký nghị định thư đình chiến, cùng ca bài: “Như có Hồ râu trong ngày vui đại thắng”. Giữ đúng lời hứa, sau khi Bác Sĩ Đại đội phó CSDC khám bệnh, chích thuốc và cho cô ta một số thuốc trụ sinh chữa bệnh, tôi cám ơn cô ta và cho cô ta số tiền hai mươi ngàn (do văn phòng Cố vấn CSĐB yểm trợ), trưởng ban Bài trừ mãi dâm đưa cô ta ra phi trường Phú Bài, đi chuyến bay sớm nhất về Saigon.
Thu Cúc ra đi không một lời từ biệt Trung Tá Loan, nhưng cô em đã gởi lại cho Trung Tá Loan một kỷ niệm khó quên, đó là bệnh. .. .
Trong hai ngày kế tiếp, Đại úy Ân cho gia tăng số giờ thẩm vấn, các thẩm vấn viên luân phiên hỏi Hoàng kim Loan bất cứ chuyện gì, chuyện trên trời, dưới đất, không đâu vào đâu, mục đích làm cho hắn rối loạn, đuối dần, cộng thêm Ân cho hắn xem những tấm hình đã chụp lén hắn vớí đám cơ sở của hắn từ trước khi hắn bị bắt, và những tấm ảnh chụp các cơ sở quan trọng của hắn hiện đã bị bắt và đang bị thẩm vấn.
Cũng trong 2 ngày này, chúng tôi sắp xếp để một vài người bạn cũ của hắn, từng hoạt động với hắn trong Cục Quân Báo và Cục TBCL, đã rời bỏ hàng ngũ, hiện đang giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan của chính quyền VNCH đến thăm hắn. Hoàng Kim Loan bị giao động mạnh, tình thần sa sút. Đến ngày 18-5-72 thì hắn gục ngã, mất hết bản năng tự vệ, đối kháng.
Hắn nói với nhân viên an ninh, xin phép cho hắn gặp Bác sĩ khám bệnh, vì không hiểu sao đã gần 2 ngày nay, 'cái đó'. . . của hắn bị sưng, đi tiểu rát và đau lắm, chẳng biết bệnh gì.
Đại úy Ân, trưỏng phòng CSĐB đến gặp hắn và đưa điều kiện :
- Trung tá Loan, trong hơn tuần nay, tôi và ông Trưởng ty đã đã đối xử với ông rất đàng hoàng, nhưng ngược lại ông vẫn dẫn chúng tôi đi vòng quanh, những tin tức của ông cung cấp hoàn toàn vô giá trị, nếu không nói là quá cũ, đã mất thời gian tính. Đã đến lúc phải đặt điều kiện trao đổi với nhau - Bác sĩ sẽ đến khám bệnh và chữa trị cho ông, ngược lại chúng tôi phải nhận được những tin tức có giá trị, đứng đắn và không mất thời gian tính.
Trong khi đó Bác Sĩ Hồ, Đại đội phó CSDC/102 gặp tôi :
- Bác sĩ, tôi cần anh chữa bệnh cho một người, hắn bị bệnh nhưng chưa cần chữa dứt hẳn, chỉ cầm chừng.
- Ông Ty lại chơi trò gì nữa đây, sao lại không chữa cho lành luôn ?
- Thằng này Việt cộng thứ hạng nặng đã bị mình bắt, hắn bị em gái hậu phương Thu Cúc cấy 'Sinh tử phù' vào người hắn, hắn bị rồi.
Anh chữa cầm chừng, mình cần làm áp lực với hắn.
- Tôi hiểu rồi, chuyện dễ, tôi chỉ cho chích và uống thuốc nhẹ thôi, thì bệnh hắn sẽ kéo dài, không nặng, không nhẹ, đến khi nào có lệnh của ông, tôi chữa lành ngay. Bệnh này thường lắm, nếu chỉ nóng sốt , đau nhức ở chỗ đó, khó tiểu và có tí mủ.
- Đúng là bệnh của hắn, tôi sẽ gọi anh bất cứ khi nào, nhanh nhất là ngày mai để cùng đi gặp hắn.
Đúng như dự tính, ngày hôm sau 19-5-72, Hoàng Kim Loan xin gặp tôi, tôi gọi Bác Sĩ Hồ cùng đi, gặp bệnh nhân.
Trung tá Loan có vẻ dè dặt khi thấy một người mặc sắc phục rằn ri CSDC mang cấp Đại úy, tôi giới thiệu với Hoàng Kim Loan:
- Bác sĩ Hồ, Đại úy Cảnh Sát, Đại đội phó đại đội CSDC của tôi, ông là Bác sĩ thứ thiệt, tốt nghiệp Đại Học y khoa Huế, hành nghề đã hơn 1 năm, Bác sĩ đến để khám bệnh cho ông. Tôi ra ngoài để Bác sĩ Hồ khám bệnh cho hắn, nửa giờ sau Bác sĩ Hồ trở ra nói với tôi :
- Tôi khám cho hắn rồi, bị sốt nhẹ, tôi chích cho hắn 1 mũi và cho hắn uống thuốc rồi, khi nào ông muốn hắn lành bệnh tôi chỉ chữa vài ngày là xong. Tôi phịa chuyện vì hắn ở dơ lâu ngày nên bộ phận đó hiện đang bị nhiễm trùng nặng, hơi nguy hiểm, phải chữa trị liên tục một vài tuần thì mới khỏi. Tôi trực ở Đaị đội, ông gọi là có ngay, tôi về trước.
Tôi và Ân vào phòng gặp Hoàng Kim Loan, hắn ở trong tình trạng bệ rạc, xuống dốc cả về thể xác lẫn tinh thần, một phần vì bị thẩm vấn liên tục, bị rúng động mạnh khi xem hình ảnh của hắn, của đám cơ sở nòng cốt đã bị bắt, vì lời khuyên của những đồng chí cũ đã đến thăm hắn, vì bệnh . . . đang hành hạ hắn.
Quan trọng nhất là sự chờ đợi “quân Giải Phóng” vào thành phố Huế, đã 7 ngày qua mà chẳng thấy đâu, và cuối cùng là cuộc Tổng nổi dậy tại Huế do hắn cầm đầu đã bị lực lượng CSQG Thừa Thiên- Huế đập nát từng mảnh vụn, bẻ gãy kế hoạch của hắn ngay từ trong trứng nước, hắn và đám người của hắn giờ đây mang thân cá chậu chim lồng. Nỗi thất vọng hiện rõ trên khuôn mặt hắn. Ân nhắc tôi:
- Anh đừng bắt tay hắn, hắn đang bị bệnh . . . đó.
Tôi không bắt tay hắn, nhưng hỏi ngay:
- Sao rồi Trung Tá Loan, ông muốn gặp tôi ? Những gì ông yêu cầu tôi đã làm cho ông, bây giờ đến phiên ông.
- Tôi đã suy nghĩ nhiều, và quyết định ngày hôm nay muốn gặp ông Trưởng ty để cung cấp một vài tin tức, tôi nghĩ ông Trưởng ty đang cần. Ngược lại tôi có những điều kiện sau đây:
1- Tôi xin được bảo vệ an ninh tối đa, tôi nghĩ cơ quan chúng tôi đã biết tôi bị bắt, vì thời gian ấn định cuộc tổng nổi dậy do tôi lãnh đạo đã trôi qua, tôi không liên lạc được với cơ quan, mặt khác, bên ngoài các cơ sở nội ngoại thành của chúng tôi đang bị lùng bắt, tất nhiên họ nghĩ tôi đang bị khai thác và tiết lộ những tin tức quan trọng, hậu quả họ sẽ tung lực lượng trinh sát tìm kiếm tôi để thủ tiêu bịt miệng, trước đây vào khoảng ngày 2-5-72 đã có 3 toán Trinh sát đột nhập vào thành phố Huế rồi, những toán trinh sát này họ có cơ sở riêng, có thể tìm ra tôi bất cứ khi nào. Nơi này hoàn toàn không an ninh, ngày hôm qua khi ông Trưởng ty cho tôi gặp những người bạn cũ của tôi, tôi không tin tưởng ở họ. Nơi này đã bị lộ, tốt hơn ông Ty nên dời tôi qua một địa điểm khác ngay, càng sớm, càng tốt.
2- Xin đừng bắt giữ vợ con tôi, họ là những người vô tội, không dính dấp gì đến những hoạt động của tôi, và cũng xin ông Ty bảo vệ cho họ, tôi sợ cơ quan tôi sẽ có hành động đối với họ.
3- Bây giờ còn quá sớm, nhưng tôi xin nói trước, tôi muốn đổi sang quy chế Hồi chánh viên. Tôi trả lời ngay cho hắn :
- Cả 3 yêu cầu của ông đều nằm trong quyền hạn của tôi, không có gì trở ngại – Tôi diễn giải thêm cho hắn yên tâm :
- Điều kiện thứ 2 về vợ con ông, ông yêu cầu hơi thừa, tôi nhắc lại cho ông rõ và sẽ chẳng bao giờ đề cập nữa : Vợ con ông vô tội, họ an toàn, liên hệ gia đình với người Cộng sản không là tội, ngay tôi muốn làm khó dễ họ cũng không được. Luật pháp VNCH bảo vệ, che chở họ, chúng tôi là nhân viên công lực, là lực lượng CSQG, những người thừa hành luật pháp quốc gia, bổn phận của chúng tôi là phải bảo vệ họ, huống gì tôi không hề có ý nghĩ làm khó họ. Ông yên tâm đi, ông muốn gặp họ khi nào cũng được cả.
Tôi cũng đồng ý với ông, căn nhà này không còn an toàn nữa, chúng tôi đã nghĩ đến điều đó, tối nay, Đại úy Ân sẽ đổi nhà cho ông. Ông có nhận xét rất đúng và kịp thời, chuyện ông bị bắt đã lộ, vì quá thời gian tính, cơ quan ông, họ đã biết ông bị bắt, đương nhiên họ đang tìm kiếm ông. Đường về của ông đã bị bọn họ khóa chặt, ông đã bị họ loại, vì sau khi ông bị bắt, hầu hết các cơ sở quan trọng của ông, của ban an ninh Quân khu Trị Thiên, của 2 ban an ninh Tỉnh Ủy và Thị Ủy Thừa Thiên Huế đều bị bắt giữ, thử hỏi tại sao? Họ nghĩ ông đã tiết lộ, và ông là kẻ phản bội. Đối với một cơ quan Tình báo, nhất là cơ quan Tình báo Việt cộng của ông, kẻ phản bội sẽ lãnh hậu quả tàn khốc như thế nào, ông hiểu rõ hơn tôi nhiều - Đường về đã bị bít kín, không còn nữa, tại sao không ở lại với chúng tôi ?
Nghề nghiệp của ông và tôi đều tạo cho mình đa đoan, mưu lược và quỷ quyệt, đương nhiên ông chưa hẳn đã tin tôi, và tôi cũng vậy, vì thế tôi nói trước để ông hiểu:
Mọi tin tức của ông sẽ được thâu băng, và cũng do ông viết trên giấy trắng mực đen, sau đó chúng tôi sẽ phối kiểm qua các nhân viên của chúng tôi hiện đang nằm trong hàng ngũ các ông, và cuối cùng qua hệ thống máy đo sự thật (Test Polygrap) mà chúng tôi sẽ đo trên người ông, tôi mong ông hiểu đuợc điều đó.
Hoàng Kim Loan trả lời tôi:
- Tôi hiểu rõ điều đó ông trưởng Ty.
- Mọi chuyện đã thông suốt, rõ ràng, và minh bạch, bây giờ những điều gì ông muốn cho tôi biết, ông có thể bắt đầu.
- Tôi sẽ nói những gì trong phạm vi của tôi và những gì ngoài phạm vi của tôi mà tôi biết được qua nhiều đối tượng khác nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét