Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

ĐAI TƯỚNG ĐỖ CAO TRÍ, DANH TƯỚNG CHIẾN TRƯỜNG

Tướng Đỗ Cao Trí

Đại Tướng Đỗ Cao Trí - Danh Tướng - Chiến Tuớng

Tiểu sử
Nơi sinh Biên Hòa, Đông Dương thuộc Pháp
Nơi mất Campuchia
Binh nghiệp
Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ 1947-1971
Cấp bậc Đại tướng (Truy phong)
Đơn vị Liên đoàn Dù Việt Nam Cộng hòa
Quân đoàn I Việt Nam Cộng hòa
Quân đoàn II Việt Nam Cộng hòa
Quân đoàn III Việt Nam Cộng hòa.
Chỉ huy Quân đội Pháp

Đại tướng Đỗ Cao Trí (1929–1971) là Tư lệnh Quân đoàn 3, Vùng 3 chiến thuật, được đánh giá là vị tướng chiến trường tài giỏi nhất trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Thân thế và bước vào binh nghiệp

Đỗ Cao Trí sinh ngày 20 tháng 11 năm 1929 tại làng Bình Trước, Biên Hòa, cháu của một vị quan lại triều Nguyễn và là con của một điền chủ giàu có[cần dẫn nguồn]. Sau khi tốt nghiệp trung học với bằng Baccalauréat Part II (Tú Tài phần hai) tại trường Petrus Ký Saigon, gia nhập quân đội Pháp vào năm 1947 và được cử theo học khóa đào tạo sĩ quan Đỗ Hữu Vị tại tỉnh Biên Hòa. Năm 1948, ông tốt nghiệp khóa đào tạo sĩ quan người Việt phục vụ trong quân đội Pháp, sau đó được gởi sang Pháp theo học trường đào tạo Sĩ quan Thiết giáp Saumur và trường Sĩ quan Nhảy dù Pau ở Pháp. Năm 1949 ông tốt nghiệp và trở về nước.

Sau khi về nước, với sự thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam, Ðại đội 1 Nhảy dù Phòng vệ Bắc Việt được thành lập, ông được chuyển sang giữ chức vụ Trung đội trưởng, với cấp bậc Trung úy. Năm 1953, ông tham dự khóa học Chỉ huy và Tham mưu tại Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, ông được thăng chức Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Việt Nam 19 (BVN 19), với cấp bậc Đại úy, và là một trong những tiểu đoàn trưởng đầu tiên của Quân đội Quốc gia Việt Nam.
Phục vụ trong Quân đội Việt Nam Cộng hòa

Sau khi thất trận Điện Biên Phủ, quân đội Pháp phải rút khỏi Việt Nam theo những điều khoản của Hiệp định Genève, 1954. Ngày 29 tháng 9 năm 1954, quân đội Pháp bàn giao lại Liên đoàn 3 Nhảy dù lại cho Quân đội Quốc gia Việt Nam, tuy nhiên bộ chỉ huy tạm thời vẫn là người Pháp. Khi đó, ông đang là Tiều đoàn trưởng Tiểu đoàn 6 Nhảy dù với cấp bậc Thiếu tá. Ngày 1 tháng 5 năm 1955, Bộ chỉ huy Liên đoàn Nhảy Dù được chính thức thành lập, ông được cử giữ chức Chỉ huy trưởng với cấp bậc Trung tá. Tháng 11 năm 1955 ông được thăng Đại tá. Quân đội Quốc gia Việt Nam cải danh thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Vì thế, ông nghiệm nhiên trở thành chỉ huy trưởng đầu tiên của Binh chủng Nhảy dù Quân lực Việt Nam Cộng Hòa lúc chưa đầy 30 tuổi.

Tháng 9 năm 1956, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Đệ tam Quân khu vừa mới thành lập (gồm các tỉnh Kon Tum, Pleiku, Phú Yên, Bình Định). Năm 1958, ông được chuyển sang giữ chức Tham mưu trưởng Quân đoàn 1, dưới quyền Trung tướng Trần Văn Đôn.

Cuối năm 1958, ông sang Mỹ theo học tại Trường Chỉ huy & Tham mưu Lục quân Hoa Kỳ ở Fort Leavenworth. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1959, ông trở về nước, tiếp tục giữ chức vụ Tham mưu trưởng.

Năm 1961, ông được chỉ định vào chức vụ Chỉ huy trưởng Trường Hạ sĩ quan Nha Trang. Tháng 7 năm 1963, ông được thăng cấp Thiếu tướng. Tháng 9 năm 1963, ông được đề cử làm Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh, kiêm nhiệm xử lý thường vụ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 1.
Tướng quân ngoài vòng chính trị

Tuy không tham gia vào Cuộc đảo chính 1963 tại Nam Việt Nam lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, ngày 2 tháng 11 năm 1963, ông vẫn được các tướng lĩnh chủ chốt của cuộc đảo chính thăng cấp Trung tướng và được chính thức giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 1 và Vùng 1 Chiến thuật.

Không lâu sau đó, tướng Nguyễn Khánh thực hiện cuộc "chỉnh lý" và lên nắm quyền. Ông được bổ nhiệm vào chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 2 và Vùng 2, thay cho tướng Nguyễn Khánh.

Tuy nhiên, ngày 14 tháng 9 năm 1964, ông bị giải nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 2 và Vùng 2 vì bị nghi ngờ có liên quan đến cuộc chính biến do Trung tướng Dương Văn Đức cầm đầu nổ ra trước đó một ngày. Trong suốt gần một năm, ông không được phân công vào bất kỳ chức vụ quan trọng nào. Đến tháng 8 năm 1965, ông bị giải ngũ và được bổ nhiệm làm đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Đại Hàn.
Trở lại quân đội

Trong kế hoạch loại trừ thế lực của các tướng lĩnh ủng hộ Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, tháng 8 năm 1968, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã triệu hồi và bổ nhiệm tướng Đỗ Cao Trí thay Trung tướng Lê Nguyên Khang giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 3 và Vùng 3, kiêm Tư lệnh Biệt khu Thủ đô. Việc lựa chọn tướng Trí là một sự thỏa hiệp vì ông là một tướng lĩnh có uy tín nhưng không tham gia phe phái nào. Chính sự độc lập này đã đưa ông trở lại với binh nghiệp, đồng thời cũng không chịu ảnh hưởng của tổng thống khi thực hiện các kế hoạch tái tổ chức lại binh lực dưới quyền để nâng cao sức chiến đấu, kể cả việc cách chức hai tư lệnh sư đoàn là người thân tín của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Ngày 23 tháng 2 năm 1971 ông tử nạn phi cơ trực thăng[1] khi đang thị sát chiến trường Campuchia, sau đó được truy phong Đại tướng. (Có tin đồn rằng ông bị mưu sát do sự tranh giành quyền lực của chính quyền Sài Gòn)[2]. Cái chết của Đỗ Cao Trí để lại một khoảng trống lớn trong cấp chỉ huy chiến trường trong một thời gian dài.

Đỗ Cao Trí được đánh giá là tướng lĩnh có tầm nhìn chiến lược sắc bén, có tài cầm quân, có mưu lược, có dũng khí, có khả năng kích thích tinh thần chiến đấu binh sĩ và không có tham vọng chính trị. Tướng William Westmoreland đã nhận định: "Tướng Trí là một con cọp của chiến trường, một tướng George Patton (tướng thiết giáp lừng danh Mỹ) của Việt Nam." Tuy nhiên ông bị phê phán bởi lối sống xa hoa, ngang tàng và bị tai tiếng tham nhũng.


Cái chết đột ngột của Tướng Đỗ Cao Trí vì tai nạn trực thăng ở phía Bắc Tây Ninh trên đường ra mặt trận sáng ngày 23-2-1971 là bước ngoặt của cuộc chiến tranh ở Miền Nam Việt Nam.

Đại Tướng Đỗ Cao Trí là một tài năng kiệt xuất của Quân Lực VNCH. Thật hiếm có một tướng lãnh nào của chúng ta vừa có mưu lược vừa có dũng khí như Tướng Trí. Ông luôn chủ động đánh trúng địch vào chỗ bất ngờ nhứt và luôn xuất hiện ở điểm nóng nhứt trên chiến trường. Nếu Pháp có De Lattre De Tassigny, Mỹ có Patton, Đức có Rommel, thì VNCH chúng ta có Đỗ Cao Trí.

Là Đại Sứ VNCH ở Nam Triều Tiên, Ông tình nguyện xin trở về nước sau Tết Mậu Thân để ra trận ngày 5-8-68, Ông thay Trung Tướng Lê Nguyên Khang làm Tư Lệnh Quân Đoàn III kiêm Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Lúc bấy giờ quân địch ở khắp mọi nơi từ thành thị đến nông thôn. Quân chánh quy cộng sản Bắc Việt xuất hiện ngay trong các trung tâm thành phố lớn như Sài-Gòn, Chợ Lớn, Biên Hòa v.v... và Quân Đội Mỹ phải rút quân từng phần theo Kế Hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh của Tổng Thống Richard Nixon vì áp lực chống chiến tranh của nhân dân Mỹ.

Đại Tướng Đỗ Cao Trí với tài thao lược xuất chúng, chỉ trong một thời gian ngắn, vừa bình định xong lãnh thổ đem lại an ninh ở nông thôn, vừa mở các cuộc hành quân tấn công liên tục các Sư Đoàn Cộng Sản Bắc Việt: Công Trường 5, 7, 9, và các Trung Đoàn Địa Phương Việt Cộng ở các tỉnh Biên Hòa, Hậu Nghĩa, Bình Dương, Tây Ninh, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Long và Phước Long, gây cho chúng nhiều tổn thất nặng nề buộc chúng phải rút chạy qua trú ẩn trên lãnh thổ Campuchia.

Kể từ tháng 3-1970, Ông đưa chiến tranh ra khỏi lãnh thổ Vùng 3 Chiến Thuật. Ngay sau đó, Ông mở cuộc "Hành Quân Toàn Thắng 42", phối hợp với Lực Lượng II Dã Chiến Hoa Kỳ, lần lượt bứng tận gốc các căn cứ của Quân Cộng Bắc Việt dọc theo bên kia biên giới Việt-Campuchia ở khu Mỏ Vẹt và Lưỡi Câu, đồng thời đẩy Cục "R" và các Sư Đoàn Cộng Sản Bắc Việt lên tận Đông Bắc Campuchia ở Đambe và Chlong.

Thừa thắng xông lên, ngày 18-2-1971, Ông trực thăng vận Chiến Đoàn 5 Biệt Động Quân cùng Ông xuống Chlong, đồng thời điều động LLXKQĐIII và Chiến Đoàn 333 Biệt Động Quân tấn công, chiếm và càn quét Đambe, buộc quân địch phải co về thế thủ.

Nhưng mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất trong cuộc "Hành Quân Toàn Thắng 1/71" này là Kratié, căn cứ chiến lược chủ yếu của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Ông nói nếu ta chiếm Kratié, chúng ta sẽ cắt đứt con đường tiếp vận huyết mạch chính từ Miền Bắc xuống tận vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ông dự định sử dụng Sư Đoàn Nhảy Dù trực thăng vận xuống Kratié, đồng thời LLXKQĐIII sẽ tấn công từ Chlong lên phía Bắc giao tiếp với Dù ở Kratié. Liên Đoàn 30 Công Binh được lệnh của Ông đã đưa đơn vị cầu vào Đambe chuẩn bị bắc cầu ở Chlong yểm trợ LLXKQĐIII vượt sông.

Ngày 20-2-1971: Ông gặp tôi ở Chlong. Ông lắc đầu, mặt có vẻ buồn rầu lo lắng. Ông cho tôi hay là Sư Đoàn Nhảy Dù đã được Bộ Tổng Tham Mưu điều động ra Đông Hà (tham dự cuộc Hành Quân Lam Sơn 719 ở Hạ Lào), làm đảo lộn kế hoạch hành quân của Ông. Mặc dù vậy, Ông không bỏ ý định đánh Kratié. Ông ra lệnh cho tôi sẵn sàng. Ông định sẽ sắp xếp và điều động 1 trong 3 Sư Đoàn của Quân Đoàn III để thay thế Sư Đoàn Nhảy Dù trong giai đoạn tấn công tới này.

Chiều ngày 22-2-1971: Vào khoảng 18:00 giờ, Ông còn bay trên bầu trời Đambe-Chlong gọi tôi trên máy truyền tin hẹn gặp ngày mai tại căn cứ hành quân của tôi — Dambe. LLXKQDIII đã được không vận thả dù tái tiếp tế xong xuôi, hàng ngũ sắp xếp chỉnh tề chuẩn bị lên đường. Tôi biết sắp tới là những ngày chiến đấu quyết liệt nhất.

Sáng ngày 23-2-1971: Tôi và Đại Tá Lê Văn Nghĩa, Liên Đoàn Trưởng LĐ 30 Công Binh chờ đón Ông ở Đambe. Sau khi dự buổi thuyết trình sáng ở Bộ Tư Lệnh Hành Quân QĐ III tại Tây Ninh, như thường lệ, Ông lên trực thăng chỉ huy bay sang Campuchia. Trực thăng vừa cất cánh bay lên hướng Bắc được vài phút thì phát nổ. Tất cả đều tử vong. Ngoài đoàn tùy tùng gồm có Trung Tá Châu, Truyền Tin, Trung Tá Sỹ, Trung Tâm Hành Quân Quân Đoàn, Đại Úy Tuấn, Sĩ Quan Tùy Viên, còn có nhà báo Mỹ gốc Pháp nổi tiếng Francois Sully và Đại Úy Thành Pilot.

Tin Đại Tướng Đỗ Cao Trí tử trận làm xúc động dư luận trong nước và thế giới. Báo Times và Newsweek loan tin ca ngợi tài năng và lòng dũng cảm của Ông. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu truy thăng Ông lên Đại Tướng. Đại Tướng Creighton Abrams nghiêng mình trước linh cửu Ông.

Đại Tướng Đỗ Cao Trí sinh ngày 20-11-1929, ở Biên Hòa, tốt nghiệp Trường Võ Bị Coetquidan, Trường Nhảy Dù Pau ở Pháp năm 1949 và tốt nhiệp Trường Chỉ Huy & Tham Mưu Lục Quân Hoa Kỳ ở Fort Leavenworth năm 1959. Ông sống được 42 tuổi. Ông là vị Tư Lệnh Nhảy Dù đầu tiên của QLVNCH. Lúc 34 tuổi, Ông là trung tướng trẻ nhất của Quân Lực chúng ta. Ông đã từng là Tư Lệnh Quân Đoàn I và Quân Đoàn II kiêm Đại Biểu Chính Phủ ở Miền Trung và Cao Nguyên trong 2 năm 1963-64 khi còn rất trẻ, và nổi tiếng điều quân khiển tướng nghiêm minh tài giỏi. Ông vận dụng nghệ thuật lãnh đạo chỉ huy một cách tuyệt vời. Những đơn vị nào do Ông chỉ huy cũng đều có kỷ luật, thiện chiến và lập nhiều chiến công to lớn. Quân cộng sản rất sợ Ông. Chúng tìm cách cho tay sai len lỏi trong hàng ngũ Quốc Gia dèm pha hạ bệ Ông, nhưng vô ích, Quân Lực chúng ta vẫn kính trọng Ông. Ông vẫn cùng với ba quân xông pha trận mạc bảo vệ Tổ Quốc.

Trong buổi lễ xuất quân đánh sang Campuchia của LĐ3KB tháng 1-1971, Đại Tướng tuyên bố là Ông sẽ sống và chết với ba quân trên chiến trường. Ông đã giữ đúng lời hứa. Ông đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho Quân Đội và Tổ Quốc.

Đại Tướng Đỗ Cao Trí là tấm gương chiến đấu sống động nhất cho tuổi trẻ Việt Nam. Ngày nay, sách báo thế giới tự do vẫn ca ngợi Ông là một Anh Hùng Dân Tộc của VNCH. Đại Tướng sống, chiến đấu và hy sinh đúng với danh ngôn của người xưa:

Mỹ nhân tự cổ như danh tướng,
Bất hứa nhân gian kiến bạc đầu.

Dân tộc Việt Nam mất đi một Lãnh Tụ Quân Sự vĩ đại, Quân Lực VNCH mất đi một Tướng Lãnh kiệt xuất. Còn tôi, tôi mất đi vị chỉ huy lỗi lạc chưa từng thấy và người bạn chiến đấu tâm đầu hợp ý nhất.


Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi
Virginia, 1/11/1995

Khi ông Thiệu đắc cử Tổng Thống nhiệm kỳ đầu thì đưa Tướng Trí về Quân Đoàn 3 thay Trung tướng Khang, do sự tiến cử của Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Trước đó, Tướng Trí đang giữ chức Đại Sứ ở Đại Hàn.

Khi tướng Trí về nắm chức Tư Lịnh Quân Đoàn 3 thì tình cờ cả 3 vị Tư Lịnh Sư Đoàn của Quân Đoàn 3 đều xuất thân từ Khóa 3 Đà Lạt. Thiếu Tướng Nguyễn Xuân Thịnh giữ chức Tư Lịnh Sư Đoàn 25, Thiếu Tướng Hiếu, Sư Đoàn 5 và Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ, Sư Đoàn 18. Trong 3 vị Tư Lịnh vừa kể thì Tướng Trí tỏ vẻ trọng dụng Tướng Hiếu nhứt vì Tướng Hiếu đã từng làm tham Mưu Trưởng cho Tướng Trí trước kia ở Quân Đoàn 1 và Quân Đoàn 2 vào năm 1963.

Thời gian Tướng Trí nắm chức Tư Lịnh quân Đoàn 3 là thời gian làm cho các Công Trường 5, 7, 9 của Việt Cộng điêu đứng nhứt. Tướng Trí đã chuyển từ thế thủ sang thế công, đẩy các đơn vị của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam qua bên kia biên giới. Các chiến khu Dương Minh Châu, mật khu Hố Bò bị cày nát, không còn là nơi ẩn an toàn cho Trung Ương Cục Miền Nam nữa.

Tôi có dịp theo Tướng Trí lên họp với Bộ Tổng Tham Mưu của Quân Đội Cao Miên ở Nam Vang mấy lần để phối hợp hành quân. Lúc đó, Tướng In Tam của Cao Miên làm Thủ Tướng. Nghe nói Tướng In Tam xưa kia từng làm việc dưới quyền của Tướng Trí khi hai người còn ở trong Tiểu Đoàn Dù của Quân Đội Liên Hiệp Pháp. Có nhìn thấy thái độ nể nang của tướng lãnh Cao Miên đối với Tướng Trí mình mới thấy quả thật Tướng Trí là một tướng lãnh có nhiều uy tín. Mọi việc lớn nhỏ gì, Quân Đội Cao Miên đều phải hỏi qua ý kiến của Tướng Trí. Ngoài ra, không riêng gì Quân Đội Cao Miên mà cả đến các cố vấn Mỹ của Quân Đoàn 3 cũng đều tỏ vẻ thán phục khả năng điều binh khiển tướng của Tướng Trí. Tiếc thay, tướng tài thường yểu mạng. Âu cũng là vận nước mình gặp lúc không may!


Đại Tá Nguyễn Khuyến
San Jose, 16-10-98


Đại Tướng Đỗ Cao Trí - Danh Tướng - Chiến Tuớng
Tướng Patton của Vùng Mỏ Vẹt


"Ông này rõ là điên khùng", một người Mỹ quen biết Trung Tướng Đỗ Cao Trí nhiều năm phát biểu như vậy. "Ngay cả thời kỳ không phải là một tướng lãnh, ông luôn xông thẳng vào cuộc chiến." Trong những năm tồi bại trước đây của QLVNCH, tính xông xáo khiến ông thuộc hạng ngoại lệ. Nay khi quân đội bắt đầu khá khắm, ông là một tiêu biểu của tinh thần năng nổ của toàn quân. Trong tư cách tư lệnh của Hành Quân Toàn Thắng, trong đó không quân và thiết giáp QLVNCH tiến sâu vào vùng Mỏ Vẹt và sâu hơn thế nữa, Tướng Trí tiến bước khai hỏa xa hơn như chưa từng bao giờ. Một phóng viên tháp tùng ông trong một chuyến đột phá mới đây lấy làm ngạc nhiên khi Tướng Trí ra lệnh cho trực thăng đáp xuống ngay giữa một cuộc đụng độ, và rồi bất kể hỏa lực liên thanh và hỏa tiễn của địch quân, ông tiến bước tới một chiến xa và thôi thúc viên tài xế tỏ vẻ dụt dè miễn cưỡng tấn công. Ông hét lớn tiếng, "Tiến mau lên, chú em! Tiến, tiến !"

Vào tuổi 40, cao 5 ft. 4 in., Tướng Trí có một dáng vẻ nhanh nhẹn không mảy may thua sút lối chỉ huy của ông. Thêm vào bộ đồ trận hóa trang cây lá rừng, Tướng Trí còn đội một chiếc mũ baseball đen có gắn ba sao, đeo choàng vai một khẩu súng lục Smith & Wesson .38, ngậm một ống điếu xì gà đầu bọc da, và nghênh ngang kẹp nách một cây gậy tướng. "Tôi xử dụng cây gậy này để phát đít Việt Cộng," Tướng Trí nhe răng cười toe toét nói vậy.

Ông lấy làm khoái trí với hìng tượng liều lĩnh của mình, nhưng ông cũng quả thật là một viên sĩ quan đã từng biểu dương những chiến tích ngoại hạng trong và ngoài chiến trường. Cháu của một viên quan lại và con của một điền chủ giàu có, Tướng Trí gia nhập quân đội Pháp năm 1947 và thụ huấn quân trường tại Hà Nội. Từ khi nắm quyền chỉ huy lần đầu trong tư cách một viên sĩ quan dù, ông đã thoát chết qua ba vụ mưu toan ám sát, khiến cho ông tự tin vào số mạng bất tử ngoài chiến trận của mình.

Hầu hết các trận đánh tiên khởi của ông mang tính cách chính trị. Ông bắt đầu nổi tiếng vào giữa năm 1950 khi ông mang lon trung tá chỉ huy một đơn vị dù tại Sài Gòn. Khi nghe tin có ba vị tướng lãnh bị các phe nhóm ủng hộ Tổng Thống Ngô Đình Diệm quản thúc tại dinh tổng thống, Trung Tá Trí điện thoại và đưa ra một tối hậu thư hỗn xược: "Thả các vị tướng lãnh ra nội trong nửa tiếng đồng hồ, nếu không tôi sẽ phá hủy dinh thự và tiêu diệt mọi thứ trong đó." Một trong số tướng lãnh được giải cứu là Tướng Nguyễn Văn Vỹ, đương kim Bộ Trưởng Quốc Phòng.

"Tôi khoái chiến đấu," Tướng Trí nói. Trong nỗ lực chiến đấu tuần qua, Tướng Trí đã bay hơn 250 miles, từ bản doanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III ở Biên Hòa tới đồn điền cao su rộng lớn Chup. Đối với Tướng Trí, ngày làm việc chấm dứt vào lúc 6 giờ rưỡi chiều, khi ông trở về ngôi biệt thự khang trang trang bị một hồ tắm tại Biên Hòa, cách Sài Gòn 15 miles, để thư giãn với vợ và sáu người con. Ngày hôm sau vào lúc 7 giờ rưỡi sáng, ông đáp trực thăng trực chỉ tới văn phòng làm việc - nhưng trong những ngày mới đây văn phòng của ông lại là một mảnh đất đang tranh chấp thuộc lãnh thổ Căm Bốt và công việc của ông, theo lời ông, "là một cuộc săn đuổi quần thảo giữa các lực lượng của ông và quân Cộng Sản."

Time Magazine
Monday, June 08, 1970


Cái Chết của một Chiến Tướng

Quan ngại bởi bước tiến chậm chạp xâm nhập vào Hạ Lào, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lấy một quyết định nan giải đầu tuần trước. Ông phải đặt để một người chỉ huy mới. Vào 7 giờ sáng, ông triệu Trung Tướng Đỗ Cao Trí, 41 tuổi, một quân nhân mang nhiều huy chương nhất và danh tiếng nhất nước, đến dinh tổng thống tại Sài Gòn. Và ông ủy thác cho Tướng Trí công việc này. Hai người thảo luận ngắn ngủi thể thức và lúc nào Tướng Trí sẽ nắm quyền chỉ huy Lam Sơn 719 thay tư lệnh Quân Đoàn I Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm. Sau buổi đàm thoại, Tướng Trí đáp trực thăng đi thị sát quân lính của ông đang hành quân vượt biên trong một cuộc săn đuổi địch quân ngay tại các mật khu nằm trong vùng đông nam Căm Bốt. Không đầy 2 tiếng rưỡi sau, xác Tướng Đỗ Cao Trí được lôi ra khỏi thân xác tan tành của trực thăng trong tỉnh lỵ Tây Ninh.

Cả thảy mười người tử nạn trong chuyến bay, gồm có một vài cộng sự viên của Tướng Trí và phóng viên Newsweek François Sully. Theo lời thuật chính thức của phát ngôn nhân chính phủ, một bộ phận trực thăng bị hư hỏng khiến cho máy bay bị phát nổ trong khi đang bay cao 100 feet. Lẽ đương nhiên là lời đồn đãi thì đưa ra một giả thuyết khác: Tướng Trí là nạn nhân của một cuộc âm mưu tinh vi - theo thói thông thường và là một lời giải thích không chính xác cho bất cứ biến cố nào xảy ra tại Nam Việt Nam. Theo lập luận này, ông bị bắn hạ bởi các kẻ thù cá nhân hay chính trị. Các sĩ quan tình báo Mỹ nghi là trực thăng Tướng Trí bị hỏa lự̣c súng phòng không ̣địch bắn hạ; giới chức chính quyền tung tin trục trặc máy móc để ngăn ngừa địch lấy công là đã hạ thủ được một trong những anh hùng tài ba nhất của Nam Việt Nam.

Tướng Trí thường được đánh giá là chiến tướng cừ khôi nhất của QLVNCH, và các thành tích dũng cảm của ông đã được thần thoại hóa. Trong chiến dịch vượt biên Căm Bốt trong tháng 5 vừa qua, Tướng Trí thường đáp trực thăng xuống đất để nắm lấy quyền chỉ huy một đơn vị đang lâm nguy. Một lần nọ, sau khi người đứng cạnh ông bị mảnh pháo kích đốn hạ, Tướng Trí can trường nhảy lên một thiết vận xa và thôi thúc chiến xa tiến thẳng vào nơi phát xuất hỏa lực, "Tiến tới, tiến tới!"

Y phục chiến trường thông thường của Tướng Trí là một bộ đồ ngụy trang cây lá rừng, một chiếc mũ baseball với ba ngôi sao và một cây gậy, mà ông nói bông đùa luôn cầm trên tay để "phát đít Việt Cộng." Ông say sưa với địa vị nổi bật và đơn sơ đủ để nhìn nhận điều đó. "Tôi thích trở nên một anh hùng," ông nói một cách thật là thẳng thừng trong cuộc xâm chiếm Căm Bốt năm ngoái. Điều ít biết đến hơn là sự kiện "Tướng Patton của Vùng Mỏ Vẹt", danh xưng được gán cho ông, cũng còn là một nhân vật hành chánh khôn khéo chỉ huy ba trong bốn vùng chiến thuật và có lúc được nhắm bổ nhiệm cho vùng chiến thuật thứ bốn. Ông hỗ trợ việt nam hóa chiến tranh lâu trước khi điều này trở thành quốc sách.

Sinh trưởng trong một gia đình điền chủ giàu có trong tỉnh Tây Ninh, Tướng Trí bay trực thăng hằng ngày giữa chiến trường và ngôi biệt thự sang trọng của ông, gồm có một hồ bơi, bên cạnh một con sông tại Biên Hòa. Tại đây, Tướng Trí ham thích đóng vai trò chủ khách, nhậu nhẹt và chuyện vãn tán gẫu. Ông cũng còn làm chủ một vườn thú gồm vịt, ngỗng, chim bồ câu, một con nai, một con bò và một con heo chạy quanh trong vườn. Tướng Trí chăm lo vợ và sáu người con; ông dạy kinh tế cho mấy đức nhỏ bằng cách dùng tiền túi của chúng để mua thực phẩm cho heo, rồi chia phần lời với chúng khi bán được con heo. Nhưng cách lối sống của ông quá xa xỉ khiến cho người đời luôn nghi ngờ ông tham nhũng, và năm 1965, trong một vụ chính phủ điều tra tài sản ông, ông toan tính quyên sinh. Một trong số người bảo lãnh cho cuộc điều tra là Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ, lúc đó cầm đầu Không Quân. Hai người trở nên thù địch không đợi trời chung, và tuy là họ thường thấy mặt nhau tại các công vụ sau khi Tướng Trí trở lại nắm quyền chỉ huy quân sự năm 1967, họ không bao giờ bắt tay nhau.

Tướng Trí thường nói ông sung sướng nhất khi ông ở cạnh bên các chiến binh của ông ngoài mặt trận. Tuần qua, trong khi một quân nhân cầm trên tay một bó hoa hồng với một dải ruy băng có ghi hàng chữ VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC, quan tài Tướng Trí được hạ huyệt tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Y phục, mũ, găng tay, cây kiếm và cây gậy của ông được cài đặt trên mặt quan tài.

Time Magazine
Monday, Mar. 08, 1970


Lượng Giá Tướng Trí, Tư Lệnh Quân Đoàn III

Khi trở về Mỹ, sau khi mãn nhiệm kỳ phục vụ trong tư cách Cố Vấn Phó của Quân Đoàn III (từ tháng 12 năm 1969 đến tháng 11 năm 1970), Chuẩn Tướng D.P, MacAuliffe đệ trình Bản Tường Trình của Sĩ Quan Cao Cấp do ông thảo lên Bộ Quân Lực ngày 26 tháng 11 năm 1970. Trong tài liệu này, Tướng McAuliffe có viết phần lượng giá về Tướng Đỗ Cao Trí như sau:

Tôi có dịp phục vụ với Trung Tướng Đỗ Cao Trí trong một mối giây liên hệ làm việc rất gần kề, phải kể là thường nhật với ông trong năm vừa qua. Tôi rất cảm kích bởi lòng ái quốc, tận tâm đối với Quân Đội và sứ mạng, một lối lãnh đạo rất là thực tiễn, một ý chí quyết tâm kiên trí chống kẻ thù, loìng dũng cảm cá nhân (tính khí anh hùng của ông trong chiến trận là một huyền thoại), danh dự, và yêu mến đối với quân lính Việt Nam dưới quyền ông. Không thể chối cãi phần lớn công lao khiến cho sự tiến triển khác thường trong Quân Đoàn III và Vùng 3 Chiến Thuật trong năm qua là của cá nhân Tướng Trí, là do tài lãnh đạo, sáng kiến, quyết tâm, cảm thức và cảm quan của ông. Mặc dù vậy, tiếng đồn đ ãi tham nhũng bám sát ông, chẳng hạn, cho là ông nhận tiền đút lót từ các tỉnh trưởng và từ giới đốn cây làm gỗ, và ông can dự vào các sinh hoạt chợ đen. Tướng Trí nhìn nhận là ông giàu có, nhưng khẳng định là ông thừa hưởng sự giàu sang của cha ông. Gia đình ông, qua nhiều thế hệ, làm chủ nhiều ruộng đất trong tỉnh Biên Hòa. Ông không mẩy may che đậy nề nếp sống xa hoa của ông tại doanh trại cũng như tại tư gia. Vốn sanh trưởng trong sự giàu sang, ông không lấy gì làm điều. Tôi thấy là các lời cáo buộc tham nhũng -- theo như chúng ta hiểu theo quan niệm âu mỹ -- hoàn toàn không tương đồng với các phẩm chất trổi vượt trong cá tính con người của ông. Hơn nữa, theo nhận xét riêng của tôi thì các lời đồn đ ãi tham nhũng liên hệ với Tướng Trí hình như thăng trầm theo trính độ thăng tiến và mức độ nổi tiếng đương thời của ông. Vùng 3 Chiến Thuật, và phải nói là toàn quốc sẽ là những đối tượng thua thiệt thật sự nếu những lời cáo buộc đó được phép vô hiệu hóa hay cách chức quyền lãnh đạo của ông. 

Bản tường trình này được giải mật ngày 11 tháng 6 năm 1983

Nguyễn Văn Tín
Ngày 28 tháng 8 năm 2009 


Hai Vị Tướng Tác Chiến Giỏi
Đỗ Cao Trí và Nguyễn Viết Thanh

Những vị Tướng lớn chỉ huy quân đội lớn. Lịch sử đã chứng minh như vậy. Nhưng tại Việt Nam Cộng Hòa, quân lực bị sa lầy trong tham nhũng, đố kỵ, và chính trị hóa quá mạnh, nên những vị Tướng có tài muốn nổi cũng không được. Trong lúc lực lượng Mỹ rút bỏ lại những khoảng trống quá lớn, trên chiến trường, nước nhà đã nẩy sinh ra hai vị Tướng tài giỏi làm nâng cao tinh thần quân đội có thể lấp vào chỗ trống trên.

Bấy giờ, Cơ Quan Viện Trợ Mỹ MACV đã đưa ra bản tường trình có tính cách phê bình các vị Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn. Điều nghịch lý ở đây là một vị Tướng nổi danh về tài hành binh bố trận, được binh sĩ trung thành, lại bị đe dọa chính trị, trong một nước đầy cuộc đảo chánh quân sự. Một nhà quan sát Mỹ ở Sài Gòn hồi đó đã giải thích: "Đây là một quốc gia không cho phép ai được làm anh hùng quá lâu. Nhưng người ta vẫn xài anh hùng nhất thời."

Lúc đó QLVNCH có hai anh hùng tài ba trên chiến trường (không phải anh hùng chính trị), đã vượt trội và lãnh trọng trách chỉ huy Quân Đoàn III và IV ngay sau vụ Tổng Phản Công Tết Mậu Thân 1968. Đó là Cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí và Cố Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh. Hai ông đã chứng tỏ là những vị Tướng có tầm nhìn chiến lược sắc bén và có tài điều quân trận địa chiến. Trong lần chấn chỉnh sau vụ Tết Mậu Thân 1968, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã loại những sĩ quan trung thành với PTT Nguyễn Cao Kỳ, và giao cho Tướng Trí và Tướng Thanh đảm nhận chức Tư Lệnh hai Vùng Chiến Thuật đông dân và nhiều yếu tố tế nhị chính trị nhất.

Tướng Nguyễn Viết Thanh nguyên là Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh, một đơn vị nổi danh cách tiêu cực là "Sư Đoàn Tìm và Tránh Địch", tuy trội hơn hai Sư Đoàn 9 và 21 của Quân Đoàn IV đương thời. Tướng Thanh được Tướng William Westmoreland, Tư Lệnh Lực Lượng Mỹ ở Việt Nam, ca ngợi như là một Tướng tài giỏi của QLVNCH, ông e ngại sự quan tâm của ông và các Cố Vấn Mỹ sẽ biến Tướng Thanh trở thành đối thủ của các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự ở Thủ Đô Sài Gòn. Tuy nhiên, Tổng Thống Thiệu không những công nhận tài ba và đức độ của Tướng Thanh mà ông cũng an tâm vì biết vị Tướng này không có tham vọng chính trị nào khác, nên ông đã mạnh mẽ nâng đỡ hết lòng.

Tướng Thanh được thuộc cấp thương mến hết mực đến nỗi trong kỳ Tết Mậu Thân, ông suýt mất mạng nếu không được quân sĩ yêu mến. Ông và gia đình bị kẹt trong lòng địch, nhưng nhờ binh sĩ trung thành nên cả nhà được thoát hiểm. Vị Tướng Cố Vấn Quân Đoàn IV đã kể chuyện Tướng Thanh được ái mộ như thế nào: Trong một dịp, lúc đó Tướng Thanh còn làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV ở Cần thơ, ông cùng vị Tướng Cố Vấn bay lên Bản Doanh BTL Sư Đoàn 7 Bộ Binh ở Mỹ Tho. Hai vị Tướng ăn cơm trưa một cách kín đáo trong một nhà hàng ở Thị Xã; người ta xầm xì rỉ tai và mọi người cuối cùng rồi cũng hay tin. Dân chúng và binh sĩ ùn ùn kéo đến chào mừng vị Tư Lệnh cũ của họ. Trong suốt cả tiếng đồng hồ, Tướng Thanh phải gật đầu, bắt tay liên tục cả trăm người. Nên biết rằng ít có vị Tướng Lãnh, sĩ quan cao cấp có sự gần gũi hòa đồng thân thiện với lính và dân ở miền quê như Tướng Thanh. Ông là một trong những vị Tướng thanh liêm trong sạch "Nhất Thắng, nhì Chinh, tam Thanh, tứ Trưởng" được lưu danh muôn thuở.

Tại Quân Đoàn III, Tướng Đỗ Cao Trí đã chỉnh đốn lại khả năng tác chiến của ba Sư Đoàn 5, 18 và Sư Đoàn 25 Bộ Binh. Ông có bản lãnh hoàn thành những việc dù khó khăn cách mấy. Thoát chết ba lần ám sát. Không ai dám làm phật lòng chính phủ và Bộ TTM Sài Gòn, nhưng Tướng Trí đã dám thay thế hai vị Tư Lệnh bất tài và là tay chân thân tín của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Nhưng ông không gặp phản ứng nào của dinh Độc Lập. Tướng Trí hứa sẽ biến ba sư đoàn bộ binh yếu kém thành tinh nhuệ trong vòng 2 năm, và ông đã giữ đúng lời hứa.

Tướng Trí và Tướng Thanh đã cùng các sư đoàn thuộc quyền đã được thử lửa một trận đánh lớn, với cuộc hành quân phối hợp đổ bộ vào Campuchia tháng 5/1970. Tổng Thống đã cử Tướng Trí làm Tư Lệnh cuộc hành quân càn quét cục R, căn cứ an toàn của VC ở vùng Mỏ Vẹt, và cử Tướng Thanh chỉ huy bốn lực lượng đặc nhiệm Bộ Binh, Thiết Giáp của Quân Đoàn IV đánh từ dưới thốc lên (từ Nam lên Bắc) để bắt tay với lực lượng của Tướng Trí.

Trong ngày đầu tiên của cuộc hành quân, Tướng Thanh bay lên chiến trường chỉ huy và điều động các đơn vị trực thuộc. Khi bay sâu vào nội địa Campuchia khoảng 10 dặm, chiếc trực thăng của ông đụng vào một chiếc Cobra. Tai nạn thật khủng khiếp, không một ai sống sót! Cái chết của Tướng Thanh là một cái tang lớn cho QLVNCH, một màu tang chế phủ lên cuộc hành quân! Để tỏ lòng ngưỡng mộ và tri ân vị Tướng tài ba, quân nhân thuộc cấp đã hết lòng chiến đấu để đem lại chiến thắng dâng lên hương hồn vị chỉ huy tài đức vẹn toàn.

Trong khi tin tức chiến thắng lớn lao của QLVNCH bay về Sài Gòn tới tấp, cái chết của Tướng Nguyễn Viết Thanh làm mọi người luyến tiếc. Tướng Đỗ Cao Trí được ca ngợi như vị anh hùng của Quốc Gia, ông làm việc không mệt mỏi, kế hoạch hành quân được chuẩn bị rất kỹ càng, chu đáo, và linh động, cùng sự có mặt thường xuyên ở chiến trường khích động lòng quân là những yếu tố đem lại chiến thắng cho đơn vị thuộc quyền của ông. Tướng Trí đã dùng chiến thuật "Diều hâu" và "Nhị thức chiến xa bộ binh" phối hợp một cách thần kỳ nên đã gặt hái kết quả không thể ngờ được. Không ai can đảm và xông xáo như vị Tướng ba sao này, mặc đồ rằn ri, đội mũ lưỡi trai, tay cầm cây gậy chỉ huy, nhảy theo toán quân đổ trực thăng đầu tiên; hoặc đứng trên pháo tháp xe tăng hô to: "Nhanh lên! Tiến nhanh lên các em!"

Trước ngày thực sự đổ quân qua Campuchia, có lần khi đang tới thị sát BCH Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, Tướng Trí nghe báo cáo lính Miên đang "Cáp Duồn" chặt đầu thả trôi sông đồng bào Việt Nam ở vùng đồn điền Michelin bên kia biên giới. Ông vội điều động một tiểu đoàn Nhảy Dù cấp tốc đổ bộ bằng trực thăng Việt Nam (vì trực thăng Mỹ chưa có lệnh Tổng Thống Nixon nên không dám vượt biên) xuống sân banh trong đồn điền cao su. Khi hai đại đội vừa xuống thì chiếc trực thăng của ông cũng đáp xuống theo, ông lấy tay cầm "Can" chỉ về phía trước hô xung phong. Khiến anh Thiếu Tá Tiểu Đoàn Phó giật mình vội báo cáo về xin đổ quân xuống bảo vệ an toàn cho ông. Tướng Dư Quốc Đống, Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù cũng cấp tốc bay đến hiện trường. Binh sĩ thấy hai vị Tướng cùng có mặt tại trận địa, nên ai nấy đều hăng hái xung phong đánh đuổi giặc ác ôn và giải thoát hằng ngàn đồng bào chở về bên nây biên giới (sau này dân chúng địa phương đã tạc tượng Tướng Trí thờ cúng ơn cứu mạng).

Đối với một người tài ba và khát khao chỉ huy lập chiến tích oai hùng như Tướng Trí, xá gì chiếc trực thăng an toàn hay không, xá gì chiến trường hung hiểm ra sao, Tướng Westmoreland đã cảm phục tài ba và lòng can đảm này nên ông đã viết: "Tướng Trí là một con cọp của chiến trường, một Tướng Patton của Việt Nam." Tuy nhiên, cái tài của Tướng Trí đã làm nhiều Tướng Lãnh khác ghen tị, họ đã nêu ra những hành động của ông trong trận đánh đồn điền cao su Chup ở Cam Bốt; bắt bẻ ông đã nhảy xuống hồ bơi tắm chơi trong lúc cuộc giao trang đang hồi dữ dội nhất. Họ rêu rao rằng: "Tướng Trí chỉ muốn tạo tiếng tăm anh hùng cho riêng mình, chứ không đếm xỉa đến lợi ích quân sự." Ngoài ra lối sống xa hoa ngang tàng và giàu có của ông đã gây ganh ghét và nghi ngờ ở Sài Gòn. Hai Thượng Nghị Sĩ Nam Việt Nam đã gọi là "vụ tham nhũng trắng trợn", khi tố cáo ông có chân trong đường giây buôn lậu tiền. Vụ tham nhũng này tung ra cùng lúc với những tin chiến thắng của Tướng Trí bay về thủ đô Sài Gòn. Mặc dù đời sống cá nhân bị tai tiếng, Tướng Trí vẫn nổi danh như cồn, ông là vị Tướng Lãnh chiến trường tài giỏi nhất QLVNCH. Ngay cả sau cuộc hành quân Campuchia kết thúc. Dưới sự chỉ huy của ông, QLVNCH đã liên tiếp mở nhiều cuộc hành quân vượt biên triệt hạ sào huyệt an toàn của địch, khiến chúng chạy xất bất sang bang.

Trong lúc Tướng Trí hăng hái với kế hoạch tấn công của QLVNCH, ông có ý định đưa quân sĩ QĐ III lên Kratie để bắt tay với cánh quân ở đây thì bị tử nạn phi cơ trực thăng cuối tháng 2/1971. Trên máy bay còn có ký giả Pháp nổi tiếng là Francois Sully.

Chuẩn Tướng Mỹ George Wear đã ghi lại: "Khi quân sĩ VNCH được cấp chỉ huy giỏi sẽ chiến đấu xuất sắc không thua bất cứ quân đội nào khác. Họ chỉ cần những vị chỉ huy hết lòng với họ, chiếm được lòng tin của họ, và làm cho họ dám chết vì chính nghĩa." Tướng Đỗ Cao Trí và Tướng Nguyễn Viết Thanh là hai vị chỉ huy có được tư cách và tài ba đó.

David Fulghum, Terrence Mailand
South Vietnam on Trial - The Vietnam Experience.
Boston Publishing Company
chuyển ngữ: Trương Dưỡng 


Tướng Đỗ Cao Trí và Tướng Nguyễn Viết Thanh
Dưới Cái Nhìn Của Người Ngoại Quốc

Cuộc chiến đấu gian khổ chống lại làn sóng xâm lăng của đại khối cộng sản quốc tế của quân dân Việt Nam Cộng Hòa, trong đó quân lực Việt Nam Cộng Hòa làm nỗ lực chính thường không được báo chí ngoại quốc coi như là biểu tượng của chính nghĩa. Báo chí Pháp thì vẫn cay cú vì cú đá "Điện Biên Phủ" của người Mỹ, hất cẳng đám con cháu của ông già mũi lõ De Gaulle ra khỏi Đông Dương, đâm ra giận lây đất nước non trẻ Việt Nam Cộng Hòa, cho nên thường lái ngọn bút hướng dẫn sai dư luận quần chúng, coi thường tư thế quốc tế và ý nghĩa chiến đấu của miền Nam. Báo chí Pháp không nói làm gì, đến báo chí Mỹ "phe ta" mà cũng kiếm chuyện bôi nhọ quân lực VNCH mới là chuyện ly kỳ. Có nhiều kẻ đoán già đoán non cho rằng có lẽ lũ chúng nó ngậm miệng ăn tiền của Việt cộng và mấy "ông thày " vĩ đại như Liên Xô, Trung cộng đến bạc tỉ nên chúng nó cứ chửi bới ba họ nhà miền Nam, bóp méo sự thật làm cho dân chúng Hoa Kỳ hoảng kinh hồn vía dậy lên những làn sóng phản chiến ồn ào vui vẻ đếch chịu nổi.

Tuy nhiên không phải lúc nào quân lực VNCH cũng chiến đấu trong cô đơn thầm lặng và trong nỗi đắng cay cơ cực không ai biết đến. Cũng vẫn còn những cái đầu sáng suốt và tỉnh táo, những lương tâm trong sáng và những tấm lòng trân trọng với Việt Nam Cộng Hòa. Thí dụ như nhóm của đại tài tử Charlton Heston, ông từng thủ diễn trong nhiều bộ phim vĩ đại như Ben Hur, Mười Điều Luật Chúa, Con Thuyền Noé,v.v...Charlton Heston đã cất công sản xuất một cuốn phim tài liệu bênh vực quân lực VNCH và đích thân Charlton Heston đứng thuyết trình để tăng thêm liều lượng thuyết phục quảng đại quần chúng. Công việc hoàn toàn vô vị lợi và không thu vô được một xu nhỏ nào, vì VNCH nghèo lắm không có tiền lo lót. Charlton Heston chỉ thấy "ngứa mắt" vì thiên hạ bất công với VNCH cho nên ông nổi máu người hùng miền viễn Tây lên bênh vực kẻ cô thế. Một khuôn mặt khác từ giới báo chí Mỹ, ông David Fulghum, cựu sĩ quan hải quân Mỹ, tốt nghiệp ngành "Lịch Sử Quân Sự và Ngoại Giao" tại đại học danh tiếng Georgetown, làm việc cho tổ chức U.S. News & World Report Book Division; và ông Terrence Mailand viết cho báo Newsweek và Boston Globe. Hai ông này có một bài viết chung trong quyển "South Vietnam On Trial" (Miền Nam Trên Đà Thử Nghiệm), nhận định "sơ khởi" về tình hình khan hiếm chỉ huy chiến trường cấp sư đoàn và cấp quân đoàn trong cuối thập niên 60. Hai ông đã đưa ra hai khuôn mặt tiêu biểu và kiệt xuất nhất của quân lực VNCH trong thời điểm đó là Đại Tướng Đỗ Cao Trí, Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh mà chúng tôi xin được tóm lược nội dung bài viết như sau. Dĩ nhiên dưới cái nhìn của những người ngoại quốc dù là có thiện cảm rất nhiều nhưng có thể cũng có một số điểm phê bình đụng chạm một cách phiến diện đến tình hình chung của tướng lãnh thời ấy. Chưa chắc họ đã nhận đúng và chúng ta cứ tự an ủi là hết thảy tướng tá của ta đều số dzách, cho vui vẻ cả làng.

Theo hai me sừ như đã giới thiệu ở trên, hai ông cho rằng hễ một khi có tướng lãnh lừng lẫy thì sẽ có quân đội anh dũng, lịch sử giữ nước của Việt Nam đã chứng tỏ điều đó. Cho nên để chận đứng đà tiến công mạnh mẽ của Bắc quân, Nam quân cần có những tướng lãnh giỏi có thể thổi bùng lên niềm hùng khí chiến đấu của quân sĩ và tư cách của những vị ấy có thể thay thế được chỗ trống to tổ bố một khi quân Mỹ rút hết về nước. Nhưng theo một bản tường trình dài dằng dặc và đáng buồn của cơ quan MACV (Military Assistance Command in Vietnam), tức Bộ Tư Lệnh Yểm Trợ Quân Sự tại Việt Nam, về tình hình chỉ huy chiến trường trong cuối những năm 1960, thì hầu hết những tướng lãnh Việt Nam nằm trong bảng phong thần đều được cho điểm...rớt lạch bạch như những chiếc lá mùa thu. Đại khái MACV dám cả gan phê bình giới tướng lãnh là "hết sức thụ động", nào là "yếu kém", nào là "thầy chạy" (coward). Tuy vậy để bào chữa cho những yếu kém ấy, bản tường trình đã cho thêm một câu thòng là có thể những cái đó xuất phát từ thái độ thận trọng, không muốn bộc lộ tài năng chăng. Vì thực trạng miền Nam lúc đó bất cứ một tướng lãnh nào cùng với một đội quân thiện chiến và trung thành với ông ta cũng đều bị những cặp mắt nhòm ngó nghi kỵ từ cấp cao nhất. Kinh nghiệm của những cuộc đảo chánh năm 1960 và 1963 đã chứng minh điều đó, một xứ sở không cho phép bất cứ một ai trở thành người hùng dài lâu.

Rà tới rà lui mãi mới đề ra được hai khuôn mặt sáng giá nhất, có tài chỉ huy trên chiến trường nhưng không có tham vọng chính trị. Đó là Trung Tướng Đỗ Cao Trí, tư lệnh Quân Đoàn 3 kiêm Vùng 3 Chiến Thuật (năm 1972 tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu ký sắc lệnh chuyển những vùng chiến thuật thành quân khu) với các sư đoàn thuộc quyền là Sư Đoàn 5 Bộ Binh, SĐ18BB và SĐ25BB. Vị thứ hai là Thiếu Tướng Nguyễn Viết Thanh, tư lệnh Quân Đoàn 4 và Vùng 4 Chiến Thuật với các SĐ7BB, SĐ9BB và SĐ12BB. Cả hai vị tướng đều trẻ, tự tin và vô cùng năng động, chỉ mới nổi lên sau Tết Mậu Thân, chứng tỏ được là những vị tướng có thực tài, có khả năng kích thích tinh thần chiến đấu quân sĩ và có tầm nhìn chiến lược. Sự nổi lên của hai vị tướng lãnh một phần cũng xuất phát từ ý đồ chính trị của TT Thiệu nhằm loại bớt một số tướng lãnh thuộc "phe" Phó TT Kỳ, đưa những tướng lãnh "trung lập" lên hay ít ra, không có tham vọng chính trị, chỉ biết đánh giặc làm niềm...vui duy nhất mà thôi. Hay biết chắc là họ sẽ trung thành và cho họ trấn đóng ở hai quân khu giàu có nhất và gần cận nhất để đem quân về cứu giá khi cần. Cho nên những vị tướng tá nào được cho về làm tư lệnh SĐ7BB coi như nắm chắc chiếc ghế tư lệnh quân khu trong tương lai gần. Thí dụ như trường hợp Tướng Nguyễn Viết Thanh, kế đến là Thiếu Tướng Nguyễm Khoa Nam, đều là những vị tư lệnh quân khu 4 xuất thân từ tư lệnh SĐ7BB.

Theo bảng lượng định của MACV thì tuy SĐ7BB không có gì xuất sắc hơn SĐ9BB hay SĐ21 BB, tuy nhiên Thiếu Tướng Thanh có phần nhỉnh hơn với những tiếng tốt trong quân đội. "Nhất Thắng, Nhì Chinh, tam Thanh, Tứ Trưởng", là những vị tướng đánh giặc lả lướt nhưng cũng rất thanh liêm. Hơn nữa, Tướng Thanh được Đại Tướng William C. Westmoreland đánh giá là viên tướng kiệt xuất nhất trong các vị tư lệnh sư đoàn. Tuy nhiên Westmoreland và bộ tham mưu của ông ta cũng rất dè dặt không dám ra mặt thổi phồng Tướng Thanh nhiều hơn nữa, vì sự ủng hộ về phía Mỹ đối với một tướng lãnh nào đó một cách lộ liễu, ở một khía cạnh nào đó có thể là bản án...tử hình cho ông ta mà thôi. Nhưng may mắn cho Tướng Thanh, Tonton không những hài lòng khả năng tác chiến của Tướng Thanh mà "người" còn rất tán thưởng thái độ thờ ơ với chính trị của ông.

Trở lại với những huyền thoại về Thiếu Tướng Thanh. Có thể nói ông là một trong những vị tướng hiếm hoi được lòng binh sĩ và cả lòng dân. Chỉ có những vị tướng lừng lẫy khác như Trung Tướng Ngô Quang Trưởng hay Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam mới đạt được cả hai thứ ấy. Danh tiếng của Tướng Thanh và lòng dân thương yêu ông to lớn như thế nào, chúng ta hãy nghe một câu chuyện cảm động do Thiếu Tướng Cố Vấn Quân Đoàn 4, ông George Eckhardt, kể lại. Trong một dịp đi thanh sát đơn vị cũ của ông là SĐ7BB tại Mỹ Tho, đoàn của Tướng Thanh đang dùng cơm trưa trong một nhà hàng, vô cùng âm thầm và không kèn không trống. Nhưng không hiểu sao tin tức xì ra ngoài và chẳng mấy chốc dân thị xã rần rần kéo tới như đi hội chợ và reo hò chào mừng vị tướng thân mến của họ. Trung Tướng Thanh buộc phải ngừng bữa ăn và tiến ra chào hỏi bắt tay từng người dân một trong suốt 45 phút. Một sự kiện kỳ lạ lẫn kỳ diệu xảy ra ngay trước những cặp mắt sửng sốt của người Mỹ.

Cũng trong thời điểm ấy Trung Tướng Đỗ Cao Trí mới vừa nhiệm chức đã hăng hái bắt tay ngay vào việc chỉnh đốn những sư đoàn nghiêng ngả và rách nát của ông, mà theo lượng giá của các cố vấn quân sự Mỹ thì SĐ5BB là "sư đoàn bết bát nhất chưa từng thấy", còn SĐ25BB thì là "sư đoàn dở nhất trong tất cả các sư đoàn", trong khi SĐ18BB cũng không khá hơn và đã được cải đổi từ sư đoàn "bù mười nút", tức SĐ10BB ra thành sư đoàn "hên chín nút", tức SĐ18BB cho mãi đến ngày nay. Công việc của Tướng Trí hết sức vất vả, nhưng chẳng mấy chốc phần thưởng xứng đáng đã hiện ra rõ nét. Trong cuộc tấn công của Quân Đoàn 3 vào đất Kampuchea, SĐ5BB đã không phụ lòng trông cậy của ông và đã đánh những trận để đời. Sau này Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng cũng đã cùng với SĐ5BB tử thủ anh dũng ở An Lộc, viết nên trang sử hào hùng trong chương sử hoàng tráng của Việt Nam Cộng Hòa. SĐ18BB trong những giờ phút hấp lối của VNCH đã vượt trội lên thành sư đoàn thiện chiến nhất của QLVNCH dưới quyền của Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo đã làm cho Văn Tiến Dũng, vị tướng "hay không bằng hên", phải ngừng ngay tiếng hót và ngậm bồ hòn ngay tại ngưỡng cửa Sàigòn. Việt Cộng đã cay đắng quá đối và đã hèn hạ trả thù vị tướng anh dũng ấy sau năm 75 bằng cách giam ông hơn 20 năm và có lẽ ông là vị tướng ra về chót hết trong số những vị tướng VNCH. SĐ25BB của Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá trấn thủ vững vàng ở mặt Tây Bắc Sàigòn và chỉ chịu rã ngũ vào những giờ phút cuối cùng nhất của cuộc chiến. Riêng viên tướng trẻ từng nổi danh thế giới trong mùa hè binh lửa 72 ở mặt trận Kontum, chỉ với một mảnh rách nát của SĐ23BB đã chuyển bại thành thắng, góp phần tống tiễn tướng "hên" trong trận Điện Biên Phủ Võ Nguyên Giáp cay đắng lui về vườn đuổi gà, nằm gậm nhấm nỗi buồn bại tướng.

Đánh giá của bảng tường trình thì Tướng Trí là mẫu người ngoại hạng, có thể hoàn thành những công việc hầu như là vượt quá sức người. Ngôi sao Đỗ Cao Trí sáng chói quá đỗi cho nên cấp chỉ huy cao nhất cũng không thích ông và có tin đồn rằng cả 2 cuộc mưu toan ám sát ông bất thành đều có sự nhúng tay từ trên tận chóp đỉnh quyền lực. Tướng Trí cũng bị tung hỏa mù là một tay tham nhũng gộc, có lẽ muốn hạ uy tín quá lớn của ông. Những tờ báo lá cải thì tung tin Tướng Trí đào địch lăng nhăng trong giới thượng lưu. Bỏ qua hết thảy những tin tức giật gân và tào lao đó, Tướng Trí đúng là một con người cứng đầu cứng cổ, khi ông dám đương nhiên thay thế hai viên tư lệnh sư đoàn cục cưng của Tonton bằng hai viên tướng có thực tài khác. Một vị tướng tài năng về nắm SĐ5BB, chính là Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu từng 2 lần làm Tư Lệnh SĐ22BB ngoài Quân Khu 2 và đã tạo được nhiều chiến công vang dội, ông đã bỏ nhiều công sức nhào nặn sư đoàn "Hắc Tam Sơn Bạch Nhị Hà" 22 Bộ Binh thành một lá chắn thép không thể nào Bắc quân có thể đánh thủng nổi để cắt Việt Nam Cộng Hòa ra làm hai khúc. Giờ đây, Thiếu Tướng Hiếu về làm tư lệnh SĐ5BB, ông đã dẫn dắt sư đoàn làm nỗ lực chính, mũi đột phá của Quân Đoàn 3 trong chiến dịch tấn công sang lãnh thổ Kampuchea trong năm 1970. Để xoa dịu tự ái Tonton, Tướng Trí đã hứa chỉ đến cuối năm 1970 là ông sẽ nhào nặn 3 sư đoàn của Vùng 3 Chiến Thuật thành những sư đoàn thiện chiến nhất.

Cả hai viên tướng ấy và 6 sư đoàn thiện chiến đã sẵn sàng cho cuộc thử lửa trong chiến dịch tấn công sâu vào đất Kampuchea vào tháng 5, 1970 mà chúng ta quen gọi là chiến dịch KPC70. Tướng Trí được chỉ định làm tư lệnh quân đoàn VNCH làm cỏ các căn cứ Bắc quân trong khu vực Mỏ Vẹt (Parrot's Beak). Trong khi đó Tướng Thanh làm tư lệnh 4 chiến đoàn bộ binh-thiết giáp tấn công từ Vùng 4 Chiến Thuật lên hướng Bắc đến khi bắt tay với quân đoàn của Tướng Trí. Một nỗi bất hạnh cho người dân vùng 4 nói riêng và cho quân lực VNCH nói chung là trong ngày đầu của chiến dịch, Trung Tướng Thanh bay thị sát chỉ huy mặt trận để thúc giục lòng quân và nhịp độ tiến quân. Chiếc UH1 trực thăng chở Tướng Thanh đã vào sâu trong nội địa KPC được gần 20 cây số thì bất ngờ đụng nhau với một chiếc trực thăng tấn công Cobra. Tất cả những người trên 2 chiếc phi cơ đều tử nạn. Cái chết của Thiếu Tướng Thanh, giờ đây là Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh, đã phủ một màu tang tốc lên hai quân đoàn đang hừng hực hùng khí tiến công. Nhưng trái với sự hí hửng hả hê của cộng quân, Quân Đoàn 4 tuy thiếu vắng con chim đầu đàn đã tràn lên tấn công như vũ bão và đã đánh một trong những trận lừng lẫy nhất. Chuẩn Tướng Trần Bá Di, Tư Lệnh SĐ9BB đã điều động sư đoàn làm mũi đột phá chính của Quân Đoàn 4.

Tướng Trí đã tạo ấn tượng rất mạnh lên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Nhìn tới nhìn lui, nếu Tướng Trí không ở trên trực thăng gọi máy chỉ huy thì đã thấy ông ngồi ngất ngưởng trên thiết vận xa M113 cùng tiến lên với binh sĩ. Lúc nào ông cũng mặc chiếc áo rằn Nhảy Dù, binh chủng hào hoa ông xuất thân, không đội nón sắt, chỉ tà tà chiếc mũ lưỡi trai đính 3 sao, dưới nữa là cặp kính đen quen thuộc nằm thường trực trên khuôn mặt đẹp hùng dũng, tay cầm cây "ba toong" vung vẩy về phía trước gào to: "Tiến lên! Nhanh Lên!". Westmoreland đã phải viết trong bản báo cáo: "Trí đúng là một con hổ trong chiến đấu, một George Patton (tướng thiết giáp lừng danh của Mỹ) của Việt Nam." Tuy vậy nhiều vị tư lệnh sư đoàn thuộc quyền cũng không khoái mấy cung cách chỉ huy quá lả lướt ấy, họ cho rằng Tướng Trí muốn chơi trội, ông ta chỉ chú ý đến việc tạo ánh hào quang anh hùng cho riêng mình hơn là những quyết định quân sự thích ứng. Có ít nhất hai vị thượng nghị sĩ đã lên tiếng tố giác Tướng Trí có dính líu tới đường dây buôn lậu tiền tệ ở Sàigòn. Và nhiều cáo giác khác nữa, nhưng không làm lu mờ được những chiến công hiển hách và rõ ràng của ông.

Mặt trận Hạ Lào với cuộc hành quân Lam Sơn 719 khởi diễn hồi đầu tháng 2.1972 do Quân Đoàn 1 cùng với các binh chủng Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân và Thiết Giáp bị khựng lại bất lợi trong khoảng trung tuần cùng tháng. Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu triệu hồi Tướng Trí từ mặt trận KPC về để trao cho ông quyền tư lệnh mặt trận Hạ Lào thay thế cho Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm. Tướng Trí như thường lệ đứng nghiêm chào vui vẻ nhận nhiệm vụ mới, to lớn hơn, khó khăn hơn. Tuy nhiên công vụ bề bộn ở Quân Đoàn 3 và diễn biến của chiến dịch KPC còn cần đến sự hiện diện của Trung Tướng Trí. Trong một phi vụ quan sát hành quân, Trung Tướng Trí bay trên một chiếc UH1 về hướng biên giới Miên-Việt. Nhưng ông không biết rằng đó là chuyến phi hành cuối cùng. Khi chiếc UH1 bay ra khỏi không phận Biên Hòa và đang tiến vào không phận tỉnh Tây Ninh thì thình lình nó lảo đảo nghiêng ngửa, mất cao độ và đâm sầm xuống đất nổ tung lên. Một số các vị trí dưới đất các chiến sĩ Mũ Nâu nhìn thấy một chiếc trực thăng bao bọc bởi khói và lửa mất cao độ và rơi chúi đầu xuống cực nhanh. Không ai có thể ngờ đó chính là chiếc trực thăng đang chở vị tướng lừng danh nhất của Nam quân. Trung Tướng Trí, giờ đây là Đại Tướng Đỗ Cao Trí đã tuẫn nạn phi cơ cùng với toàn bộ phi hành đoàn. Lại thêm một mất mát quá lớn khác cho quân lực VNCH. Có nguồn tin cho rằng Tướng Trí bị mưu sát vì thanh danh quá lừng lẫy của ông. Nhưng theo bản phúc trình của phái bộ MACV thì chính là do tình trạng thiếu kinh nghiệm bảo trì phi cơ của các chuyên viên Việt Nam, Nếu Đại Tướng Trí không bất ngờ bị tử nạn và ông ra Vùng 1 làm tư lệnh chiến dịch Hạ Lào Lam Sơn 719, biết đâu lịch sử chiến đấu bảo quốc của người miền Nam và Vùng 1 Chiến Thuật sẽ được viết bằng những trang chữ vàng chói lọi hơn. Nam quân dưới sự điều động thần sầu của vị tướng tài sẽ đánh những trận lừng lẫy, đập nát các căn cứ tiếp liệu quân sự quan trọng của Bắc quân nằm trên tục đường Hồ Chí Minh, từ đó Bắc quân không còn tiềm lực để mở trận tấn công Việt Nam Cộng Hòa trong mùa hè năm 1972.

Hai viên đại tướng cùng hy sinh vì tổ quốc đã để lại một khoảng trống lớn trong cấp chỉ huy chiến trường trong một thời gian dài và phần nào làm khựng lại đà tiến của hai Quân Đoàn 3 và 4 QLVNCH. Viên Thiếu Tướng Mỹ George Wear đã đưa ra nhận xét như sau để thay cho lời kết thúc một chương sử u ám của QLVNCH: "Một khi mà QLVNCH được chỉ huy tốt thì họ chiến đấu dũng mãnh như bất cứ quân đội nào. Họ cần những vị chỉ huy biết cách hỗ trợ một cách thích đáng và lấy được lòng tin của lính tráng thì với giá nào binh sĩ cũng sẵn sàng dâng hiến đời họ cho những giá trị tuyệt đối của chiến thắng. Trung Tướng Thanh và Đại Tướng Trí chính là những mẫu người ấy."

Phạm Phong Dinh
phỏng theo
David Fulghum, Terrence Mailand
South Vietnam on Trial - The Vietnam Experience.
Boston Publishing Company


Ai Giết Tướng Đỗ Cao Trí ?

Có một khoảng thời gian sau 1970, dư luận ở miền Nam than phiền: cứ để Tổng Thống Thiệu ôm chân Mỹ kiểu này thi` có ngày mất nước. Thời điểm đó, trong quân đội, người ta chú y' đến Trung Tướng ?ổ Cao Trí, đương kim Tư Lệnh vùng III chiến thuật, một trong những người bạn chí thân của tôi. Thậm chí một số người coi tướng Trí là một viên tướng không mấy ủng hộ Tổng Thống Thiệu. Tôi không hiểu dư luận này bắt nguồn từ đâu. Chúng tôi thường tâm ti`nh với nhau tự do thoải mái, từ chuyện ti`nh duyên, dạy dỗ con cái, buồn phiền gia đi`nh đến chính trị và quân sự. Có một hôm Tướng ?ỗ Cao Trí bị cúm, nằm đắp chăn trên giường, tôi đến chơi không đúng lúc, tùy viên đem ghế tôi ngồi đối diện với anh thăm hỏi vấn an. Tôi co`n nhớ anh nói với tôi:

- Triều à, moa là thằng lính nhà binh không biết chính trị, nhưng moa thấy ông Thiệu lừng khừng quá. Hi`nh như ông ta không biết mi`nh muốn gi`. Hay là ông ta bị Mỹ khóa tay khóa chân. Hoặc ông ta tự mi`nh bán thân cho Mỹ rồi.

Tôi ngạc nhiên hỏi lại:

- Tại sao toa nói như vậy?

- Thi` chính toa cũng thấy và chắc toa co`n hiểu nhiều hơn moa.

- Chính Tướng Kỳ cũng có than phiền điều đó với moa vài lần. Nhưng biết làm sao bây giờ?

- Nếu moa làm một cuộc đảo chánh, toa thấy có nên không? Thú thật với toa từ khi mới có binh quyền trong tay cho đến ngày nay moa chưa hề đánh thua một trận nào. Tụi Mỹ kính phục moa về vấn đề nầy và chúng nó luôn luôn thỏa ma~n mọi yêu cầu của moa.

Tôi giật mi`nh suy nghĩ, ?ỗ Cao Trí nhi`n tôi ngạc nhiên vi` không thấy tôi trả lời. Trong khi tôi nghĩ rằng: thằng bạn mi`nh muốn dấn thân vào đại sự. Trước kia như tôi đa~ viết trong hồi ky' tập I, Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ có đề nghị với tôi hai lần nhưng tôi không thấy lo`ng mi`nh có chút lo lắng nào. Lần nầy có lẽ vi` ?ỗ Cao Trí với tôi thân thiết nhiều nên tôi có phần lo cho anh nhiều hơn là lo cho tôi. Sự im lặng của tôi gần cả phút làm nặng nề cho cả đôi bên. Tôi hỏi lại?

- Liệu toa có thể đảo chánh thành công không?

- ?ó là chuyện chơi đối với moa.

- ?ừng có đùa. Bộ toa đang lên cơn sốt nên nói sảng phải không?

- Ê, toa quên rằng moa là Tư lệnh quân đoàn III và Trung Tướng Minh là em út ruột của moa, hiện đang nắm quyền Tổng Trấn Saigon sao? Co`n bao nhiêu em út khác rải rác mà toa chưa biết. ?ời binh nghiệp của moa toa có biết sơ rồi. Phần toa, liệu có khả năng đảm nhận trọng trách lèo lái con thuyền quốc gia không?

- Khả năng thi` chắc chắn có, hơn nữa bạn bè đông, thừa sức hành xử đối phó với mọi vấn đề. Nhưng moa đề nghị tụi mi`nh nên suy nghĩ kỷ việc nầy. Khi toa hết bệnh mi`nh sẽ gặp lại bàn rộng hơn.

Một tuần sau đó, Trung Tướng Trí mời tôi dùng cơm trưa tại dinh Tỉnh Trưởng Biên Ho`a, vừa là tư gia tạm của ông vừa dùng làm văn pho`ng Bộ Tư Lệnh Quân ?oàn. Cơm dọn xong, tùy viên và người hầu biến mất. Chúng tôi tay đôi bàn việc tương lai, nhận định về những khó khăn chính trị, về nguy cơ quân sự do cộng sản Bắc Việt xâm nhập miền Nam khá nhiều, về chính sách Hoa Kỳ thi` chúng tôi chỉ đoán mo`. ?iều chúng tôi biết chắc là Mỹ muốn có một nhà la~nh đạo của miền Nam sẵn sàng bán mi`nh cho họ. ?ối với Việt Nam yếu tố Mỹ vô cùng quan trọng vi` sự hiện diện của năm trăm ngàn quân, vi` số tiền và vũ khí viện trợ. Nhưng ngược lại lấy trí mà suy thi` đối với Mỹ yếu tố Việt Nam cũng có tầm quan trọng tại vi` sao?

Nhi`n lại cuộc chiến ?ông Dương những năm 45-54, Pháp thua trận tại Paris chớ không phải tại ?iện Biên Phủ. Phong trào đo`i ho`a bi`nh cho ?ông Dương làm tê liệt nước Pháp hằng ngày, làm sụp đổ chính phủ liên tục. Cho đến ngày Mendes France bị bắt buộc ky' hiệp ước Ho`a Bi`nh với cộng sản Bắc Việt vào giờ cuối cùng của đêm khuya sắp chấm dứt hội nghị, chỉ vi` lời hứa với Quốc Hội trước khi đi Genève: giá nào cũng phải có hiệp ước Ho`a Bi`nh. Nếu Mendes France trở về Pháp tay không thi` nội các của ông phải cuốn gói ra đi. Yếu tố Việt Nam đối Với Mỹ quan trọng là vi` phong trào phản chiến ngày càng ồn ào chia rẽ nước Mỹ, Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ Mỹ muốn giữ ghế phải chạy theo sự đo`i hỏi của cử tri. Người Mỹ không muốn đưa con cái mi`nh đi ti`m cái chế ở Việt Nam nữa. Nếu có một chính quyền mạnh ỏ Miền Nam Việt Nam, nếu tập thể quân đội kiên cường anh dũng có được Tướng La~nh chỉ huy xứng đáng, thi` Việt Nam Cộng Ho`a hùng mạnh sẽ giúp chính quyền Mỹ mạnh dạn giải thích với nhân dân của họ, thi` bọn phản chiến khó sách động quần chúng.

?ổ hết tội lỗi cho đồng minh Mỹ bỏ rơi Việt Nam Cộng Ho`a cũng đúng, nhưng ta nên xét lại mi`nh đa~ góp đủ phần để cho phép Mỹ giúp ta hết ti`nh chưa? Cái khó là làm cho quyền lợi của mi`nh phù hợp song song với quyền lợi của Mỹ trong giai đoạn đó. Vấn đề là nếu ta có đủ sức mạnh để đương đầu và có đủ khả năng thúc đẩy toàn dân đoàn kết thi` thời cuộc có thể chuyển hướng ngược vo`ng, phần lợi về ta. Chính sách của Mỹ thay đổi tùy thuộc nhiều yếu tố ngoại lại, giải pháp nào có lợi cho nước Mỹ thi` họ chọn.

Theo chủ quan của Trung Tướng ?ỗ Cao Trí thi` ông có thể tạo được sự đoàn kết trong quân đội và cũng theo chủ quan của tôi thi` đông đảo bạn bè có thừa khả năng đặt nhiều kế hoạch kích thích toàn dân tham gia xây dựng kinh tế, thực hiện công bằng xa~ hội, phá vỡ môi trường hoạt động và tuyên truyền của cộng sản. Chúng tôi bàn thảo sâu rộng, đắn đo cũng nhiều. Cuối cùng quyết định thực hiện kế hoạch thay Tổng Thống Thiệu. Tướng ?ỗ Cao Trí âm thầm và khéo léo chuẩn bị hành động, nhưng dường như Nguyễn Văn Thiệu đánh hơi thấy một điều gi` đó, tôi chưa biết ro~ nhưng tôi có linh cảm như thế.

Rồi có một ngày Trung Tướng Trí có vẻ lo ngại vừa thông báo vừa hỏi y' tôi về đề nghị của cố vấn Mỹ, yêu cầu anh đưa trực thăng của mi`nh vào ba~i đáp của Mỹ để họ giữ an ninh giùm. Tôi hỏi ngược Tướng Trí: “Toa giữ an ninh cho cả một vùng III được mà giữ anh ninh cho một chiếc trực thăng của toa không được sao?” Liền sau đó, Trung Tướng Trí đổi hết phi đoàn trực thăng của ông thay bằng những bà con xa gần trong đó có Thiếu Tá ?ẳng vai chú của ?ỗ Cao Trí. Một tuần lễ sau Trí lại hỏi: “Mỹ bảo moa không chịu đưa trực thăng vào ba~i đậu cho nó giữ an ninh giùm mi`nh không chịu vậy thi` trước khi bay đưa cho tụi nó kiểm máy lại giùm, y' toa nghĩ sao?

Bất cứ một người bi`nh thường nào cũng phải đánh hàng trăm dấu hỏi, trừ hai người chúng tôi mù mờ, u mê vi` y' trời xui khiến hay là số mạng của ?ỗ Cao Trí đến hồi sắp tận, chúng tôi đồng y' nghĩ rằng: Trực thăng do Mỹ sản xuất, thợ sửa máy bay của mi`nh do Mỹ huấn luyện, thi` bây giờ đưa trực thăng cho họ kiểm máy là hợp ly' và bi`nh thường. Hai ngày sau trực thăng nổ cháy. Toàn bộ phi hành đoàn theo Trung Tướng ?ỗ Cao Trí đều tử nạn.

Khoảng 10 giờ trưa ngày hôm đó tôi đang làm việc tại Tổng Tham Mưu, ?ại Tá Trần Kim Hoa, Chánh Vo~ Pho`ng Phủ Thủ Tướng, hiện định cư ở Texas, điện thoại cho tôi báo tin nói: “Ông bạn của ông chết rồi” Tôi hỏi gặn: Ông bạn nào? Bên kia đầu dây trả lời ngắn gọn: “Thi` ông Trung Tướng Tư Lệnh bạn của ông đó”. Tôi đờ người bỏ ống nghe xuống, bước ra cửa về.

Thông báo chính thức của chính phủ trên đài phát thanh và truyền hi`nh là trực thăng của vị Tư Lệnh Quân ?oàn III bị hỏa tiễn Việt Cộng bắn rơi. Ma~i về sau này, anh ruột của ?ỗ Cao Trí là nha sĩ ?ỗ Cao Minh, hiện định cư tại Pháp, to nhỏ cho tôi biết về một lời tâm sự của ?ại Tá Chiêm, đàn em của Tướng Trí, Phụ trách ban anh ninh phủ Tổng Thống tường thuật với ?ỗ Cao Minh như sau: Sáng hôm đó ky' giả tuần báo Newsweek, ông Francois Sully, diện kiến Tổng Thống Thiệu đúng 8 giờ, sau đó ky' giả nầy có hẹn với Trung Tướng ?ỗ Cao Trí lúc 9 giờ để tháp tùng đi thi sát mặt trận Campuchia. Theo thông lệ mọi người vào diện kiến các cấp la~nh đạo cũng phải để xách tay lại văn pho`ng bí thư hay tùy viên. Francois Sully gia~ từ Tổng Thống xách cặp của ông ra đi. Không hiểu giữa thời gian đó, có ai bỏ bom nổ chậm trong cặp không?

Ai giết Trung Tướng ?ổ Cao Trí? Việt Cộng chăng? Người Mỹ chăng? Tổng Thống Thiệu chăng? Cho tới nay, chưa có một cuộc điều tra nào khả dĩ khẳng định chính xác nguyên nhân cái chết của Tướng ?ỗ Cao Trí. Tôi nghĩ chỉ có Thượng ?ế mới trả lời được thắc mắc tại sao chiếc trực thăng của Tướng Trí lâm nạn mà thôi.

Võ Long Triều
Trích Hồi Ký Võ Long Triều - Tập II- 8
Việt Nam on line
Ngày 21 tháng 10 năm 2007


Nhân chứng cái chết của Tướng Đổ Cao Trí
Posted on November 30, 2011

(Trung Tướng Đổ Cao Trí QL VNCH)

John Paul Vann dám bẻ gảy kế hoặch không cho Hà-Nội chiếm Tỉnh Kuntom làm Thủ đô cho MTGPMN để có tiếng nói trong Hòa-đàm Paris-1973, dù rằng CSBV đã có 3 Sư-đoàn bao vây không kể pháo binh diện điạ và phòng không, cùng 3 Tiễu đoàn chiến xa PT-76, T-54 thuộc Trung Đoàn 203, trong vòng 2 tháng, trong khi phi trường Kontum phải đóng vì trận địa pháo và tiếp tế hoàn toàn bị cắt đứt. [John Paul Vann’s Mystenous Death – Institute of International studies globetrotter Berkeley edu/conversations/Sheehan-con4.html. Harry Kreisler interviews Neil Sheehan on covering the Vietnam War; November 1988]

Ngày 14/5/1972 B-52 và KQVN Sư-đoàn-6 đã oanh liệt triệt tiêu lực lượng của 3 Sư-đoàn nầy loại ra khỏi vòng chiến đấu khoảng 16.000 quân, thể theo sách A Better War, trang 337, hàng 34. Và lời nhận xét của Vann ca ngợi chỉ có Ðịa phương quân và Nghĩa quân mà đã chống giử Kontum một cách oanh liệt, tất cả Tăng T-54 đều bị triệt hạ xung quanh vòng đai thị xả. Thật là một sự mầu nhiệm vô lý cần phải suy gẫm !? Các bạn là quân nhân có tin 3 sư-đoàn và 3 thiết-đoàn mà không chiếm được Kontum hay không? Mà chĩ có ÐPQ và Nghĩa quân trấn giữ, và chĩ có con đường độc đáo tiếp viện duy nhứt từ Pleiku tới ? Dưới đây là bút tích cũa John Paul Vann:
“John Vann credited the Territorial Forces, not the Army, with much of what went right in MR-2. The RF and PF, in most places, have performed quite well and were a much more stabilizing force than the ARVN” Vann bị thanh toán là phải rồi vì nói theo luật gian hồ là “phản đảng” hay nói theo tin huyền thoại thì “Vann đả từng vì nước quên mình nhưng chuyện nầy có thể Vann vì gái Việt mà bỏ mạng?

Cũng như Tướng Westmoreland dám gợi ý tại Quốc-hội chiếm vùng hành quân Hạ-Lào nầy bằng cuộc Hành Quân Lam Sơn 689 [năm 68 trên đường 9] với lực lượng Mỹ cùng LLÐB/Biệt Kích Dù của VNCH vào những năm trước đó nên phãi bị cách chức Tư lệnh chiến trường tức khắt, lập lại sự việc đề nghị cũng y chang của Tướng Mc Arthur khi đề nghị với Quốc Hội đòi giải phóng lục địa Trung-Hoa, trong lúc Mỹ độc quyền nguyên tử. Nói tóm lại dù Mỹ hay Việt ai đụng đến Xa-lộ Harriman [đường mòn HCM] đều bị thảm hại.
Dưới đây nhân chứng ghi lại cái chết của tướng Đổ Cao Trí:
CIA đả dùng quỹ kế chiếc C&C có trang bị đặc biệt để ám-sát Tướng Đổ Cao Trí hầu xoa dịu Liên Xô và Lê Đức Thọ, vì vi phạm Rule Of Engagement (không được phá hủy kho vũ khí hậu trạm của Cục R (COSVN) để chiếm Saigon theo axiom-1: There was never a legitimate non-communist in Saigon) mà Thọ đả chuyển vận từ Hải-cảng Sihanouk Ville đến Cục R vào khoản 4000 lược xe Molotova, làm chết oan một phóng viên Francois Sully, người mà chính phủ Ngô Đình Diệm đả trục xuất vì viết báo có lợi cho CS – Dưới đây là nhân chứng:

Tôi là Cơ phi thuộc in Saigon. PĐ 221, ngày đó tôi đi gunship chung với tr/uý Thanh (tức Thanh hề và tr/uy Hiển (tức Hiển Mad).Chúng tôi theo hợp đoàn đáp xuống phi trường Tây Ninh East chờ lệnh, lúc đó Trung Tướng Đổ Cao Trí đang họp trong phòng Hành Quân Chiến Thuật đặt tại phi trường TN East.Tôi có qua nói chuyên với Cơ Phi của chiếc UH biệt phái cho Trung Tướng vi cùng chung PĐ 221 cùng khoá 4/69 với tôi, khoảng chừng 20 phút thì ông Đ/uý Thắng(không phải Đ/uý Thanh) có hỏi tôi chừng nào biệt phái về để đi chung với ông ấy(vì ông là chú của tôi nên tôi gọi bâng chú không có gọi bằng cấp bậc) Dạ thưa chú tuần tới con về) luc đó tôi còn đứng đó thi nghe Đ/tá cố vấn Mỷ nói rằng chiếc trực thăng của Trung Tướng Radio Box không có gọi được nên đổi phi cơ qua chiếc C&C của My Radio tốt hơn ( Mổi chiếc tàu C&C đều có 1 Radio Box nằm ngay giửa sàn tàu).

Lúc bấy giờ thì chúng tôi đươc lệnh cất cánh trước theo hợp đoàn221 và 2 hợp đoan khác để đi qua Kampongcham, chúng tôi tới Thiện Ngôn thì nghe trên tần số tât cả hợp đoàn quay về phi trường TN East chờ lệnh còn những gunship thì có nhiệm vụ đi tìm chiếc trực thăng rớt, khi chúng tôi tới chổ khói bốc cháy thì thấy chỉ còn có cái đuôi có chử US Army chúng tôi chỉ nghỉ là trực thăng của mỷ.

Sau đó chúng tôi về đáp tại phi trường TN East, khi về đáp thì chúng tôi vẩn thấy chiếc trực thăng của Trung Tướng vẫn còn đó (Sơn màu rằn ri) khoảng chừng 10-15 phút thì ở trong phòng hành quân cho hay là chiếc trực thăng của Trung Tướng Đỗ Cao Trí bị rớt làm tôi bật khóc, cách đây khoãng nửa tiếng tôi còn nói chuyện với chú tôi bây giờ ông đã ra đi.

Đó là những gì tôi kể lại đây là lúc đó tôi hiện đang có mật tại đó và những phi hành đoàn đang đi hành quân chung.

Quách thanh Tòng
Khoá 4/69 Co Khí Viên Phi Hành.
Phi Đoàn 223, 221, 245, 251.
KĐ43CT/SĐIIIKQ/BH.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét