Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

CÁC TƯỚNG TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN IV


Vùng 4 Chiến Thuật Về Mặt Quân Sự

Đồng bằng sông Cửu Long tức là Vùng 4 Chiến Thuật, chia thành 3 khu chiến có 3 Sư Đoàn Bộ Binh chính quy QLVNCH trách nhiệm. Khu Chiến Thuật Tiền Giang từ ranh giới của tỉnh Long An (V3CT) chạy xuống các tỉnh Định Tường (Mỹ Tho), Gò Công, Kiến Hò a (Bến Tre), Kiến Tường do Sư Đoàn 7 Bộ Binh trách nhiệm về an ninh lã nh thổ. Bộ Tư Lệnh SĐ 7 đặt tại Thị xã Mỹ Tho, sau chuyển qua Căn cứ Đồng Tâm, do SĐ 9 BB Mỹ bàn giao lại cho QLVNCH. Đây là các tỉnh tả ngạn của sông Tiền từ Biển Hồ (Tonlé Sap) ở xứ Chùa Tháp chảy xuống. Hữu ngạn sông Tiền có các tỉnh: Kiến Phong (Cao Lã nh), Sa Đéc, Vĩnh Long, Vĩnh Bì nh (Trà Vinh). Bắc Mỹ Thuận cò n gọi Bến phà Mỹ Thuận (nay thành cầu Mỹ Thuận) nằm trên thủy lộ sông Tiền, bến phà bên trái (nghĩa là từ Thủ Đô Sài Gò n đi xuống) thuộc tỉnh Định Tường, bên phải thuộc tỉnh Sa Đéc và Vĩnh Long. Các tỉnh ở hữu ngạn sông Tiền tức là các tiểu khu về mặt quân sự thuộc Khu 41 Chiến Thuật, đặt thuộc quyền trách nhiệm của Sư Đoàn 9 BB, bản doanh tại Thị xã Sa Đéc.
Các tỉnh bị ảnh hưởng trực tiếp của con sông Hậu mà người Cần Thơ thường gọi theo người Pháp là sông Bassac. Khu 42 Chiến Thuật của vùng sông Hậu này, gồm các Tiểu khu Phong Dinh, Ba Xuyên, Chương Thiện, Kiên Giang (Rạch Giá), Bạc Liêu và An Xuyên (Cà Mau). Hai tỉnh Châu Đốc và An Giang có lúc thuộc Khu 42 Chiến Thuật, có lúc thuộc Biệt Khu 44 hay Khu 41 Chiến Thuật.

Hồi thời cò n là Vùng Chiến Thuật, V4CT có thêm Biệt Khu 44 (tương đương với Khu chiến thuật - Sư đoàn), bản doanh đặt tại Cao Lãnh (tỉnh Kiến Phong) bao gồm các tỉnh Kiến Phong, Kiến Tường, Châu Đốc (các tỉnh có biên giới với nước láng giềng Kampuchia nên có rất nhiều trại Lực Lượng Đặc Biệt - Trại Biệt Kích, thiết đặt tại các vùng biên cương này). Mỗi trại Biệt Kích gọi là A, nhiều trại A trong một khu vực trực thuộc B và cấp cao hơn B, chỉ huy tổng quát ở cấp Vùng, gọi là C nên Vùng 4 Chiến Thuật có C4 - LLĐB, bản doanh đặt ở sân bay Cần Thơ.

Biệt Khu 44 có 4 vị Tư Lệnh tạo dấu ấn khó quên đối với những chiến sĩ phục vụ ở khu vực trọng yếu này, có cùng biên giới với xứ Chùa Tháp - Kampuchia. Đại Tá Phạm Văn Phú, Tư Lệnh BK 44 được vinh thăng Chuẩn Tướng. Khi đổi ra Quân Đoàn 1, Chuẩn Tướng Phú giữ chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 BB, sau lên Thiếu Tướng về giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 & Quân Khu 2. Vị Tư Lệnh thứ hai là Đại Tá Nguyễn Hữu Hạnh có đến 16 đứa con được Tò a Thánh Vatican vinh danh (cựu Tham Mưu Trưởng QĐ4), khi làm Tư Lệnh Biệt Khu 44 được vinh thăng Chuẩn Tướng và sau ngày 30.4.75, Chuẩn Tướng Hạnh lộ nguyên hì nh là Việt gian cộng sản nằm vùng. Giờ thứ 25 của ngày 30.4.75, Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh được cử làm quyền Tổng Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu khi Trung Tướng Vĩnh Lộc, vị Tổng Tham Mưu Trưởng cuối cùng của QLVNCH lên máy bay đi tỵ nạn. Vị Đại Tá Tư Lệnh thứ ba, Đại Tá Trần Văn Hai, nguyên Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, vinh thăng Chuẩn Tướng và đơn vị cuối cùng, Tư Lệnh Sư Đoàn 7 BB và tuẩn tiết chết vì sự đầu hàng của Đại Tướng Dương Văn Minh, sụp đổ của chế độ VNCH ngày 30.4.1975. Người Tư Lệnh thứ tư cũng nổi tiếng là mê đào hát BT, bị vợ ghen tưng bừng hoa lá làm hư bột hư đường nên không bắt được 1 sao như 3 vị Tư Lệnh tiền nhiệm. Tiếc thay! Cái khổ của người sĩ quan mê đào hát làm tắt nghẽn con đường hoạn lộ đang mở rộng thênh thang ở phía trước vì ông Đại Tá Tư Lệnh này thuộc gia đì nh qúy phái "hoàng tộc" đang "trị vì thiên hạ".

Tại Cần Thơ, có Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 4 và Vùng 4 Chiến Thuật cũng như Toà Đại Biểu Chánh Phủ Miền Tây đặt bản doanh ở đây.

Tôi từng làm sĩ quan Thông tin Báo chí của đại đơn vị này từ cuối năm 63 đến đầu năm 1970, trải qua thời 7 vị tướng làm Tư Lệnh, trong đó có Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, sau là Tổng Thống Việt Nam Cộng Hò a với 2 nhiệm kỳ.

Những Năm Tháng Vang Danh Vùng 4 Chiến Thuật

Sau cuộc lật đổ nền Đệ nhất Cộng hò a 1.11.1963, Đại tá Bùi Hữu Nhơn, Tư Lệnh Sư Đoàn 21 BB vinh thăng Thiếu Tướng, về đảm trách Tư Lệnh Quân Khu 5 (Quân đoàn 4 & V4CT sau này) thay thế Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao. Ở chức vụ này, Thiếu Tướng Bùi Hữu Nhơn đảm nhận rất ngắn, chừng 1 vài tháng và Thiếu Tướng Nhơn được điều về Trung ương - Sàigò n. Trong vò ng 1 năm sau, Thiếu Tướng Bùi Hữu Nhơn bị giải ngũ vì không cùng phe cánh với các vị tướng khác đang nắm quyền lã nh đạo đất nước. Hiện cựu Thiếu Tướng Bùi Hữu Nhơn đang cư ngụ tại California. Trung Tá Cao Hảo Hớn Tư Lệnh Phó Sư đoàn 21 BB vinh thăng Đại tá giữ chức Tư Lệnh SĐ. 21BB (thay Thiếu Tướng Bùi Hữu Nhơn). Giai đoạn này, tôi đang phục vụ tại BCH Trung đoàn 33 BB, Bộ Chỉ Huy Hành Quân của Trung đoàn đóng tại Chà Là (Giá Ngựa) thuộc vùng U Minh Hạ, tỉnh An Xuyên (Cà Mau).

Đây là thời điểm lên lon thăng chức và thay đổi cấp chỉ huy đơn vị xoành xạch vì có nhiều cuộc " chỉnh lý, biểu dương lực lượng - xuống đường - biểu tì nh", thay đổi cấp lãnh đạo, chỉ huy…như ăn cơm bữa tại trung ương Sài Gò n và tại các đại đơn vị.

Trung Tướng Nguyễn Hữu Có

Trước ngày đảo chánh 1.11.63, Đại Tá Nguyễn Hữu Có hì nh như giữ chức vụ Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 3 do Thiếu Tướng Tôn Thất Đính làm Tư Lệnh và ông là một trong 2 vị Đại Tá (Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh) nòng cốt cùng với các vị tướng lã nh khác trong cuộc lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Hò a.

Sau cuộc đảo chánh, Đại Tá Có, Đại Tá Thiệu được thăng lên Thiếu Tướng 2 sao và giữ những chức vụ cao cấp trong Hội Đồng Tướng Lãnh tại trung ương. Thiếu Tướng Có được phân công về nắm chức Tư Lệnh Quân Đoàn 4 (Quân Khu 5 ở Cần Thơ mà Đại Tá Trần Thiện Khiêm từng làm Tư Lệnh đem quân về cứu nguy Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong cuộc đảo chánh hụt ngày 11.11.60 do phe Đại Tá Nguyễn Chánh Thi cầm đầu nên Đại Tá Khiêm được vinh thăng Thiếu Tướng trong chiến công này. Tướng Khiêm được đổi về trung ương đảm nhận chức vụ cao hơn, Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu và cũng là cái họa sau này cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Tướng Khiêm - một người chủ xướng quan trọng trong cuộc đảo chánh thành công 1.11.63). Trung Tướng Có về Cần thơ sau Thiếu Tướng Bùi Hữu Nhơn, cũng một thời gian ngắn và được thuyên chuyển về trung ương, giữ chức vụ cao hơn. Có thời quyền lực cao nhất của chánh thể VNCH với 3 nhân vật gọi là "chóp bu" mà CSBV thường rêu rao là Thiệu-Kỳ-Có. Tôi ở dưới quyền của vị Tư Lệnh Nguyễn Hữu Có một thời gian rất ngắn, chừng hơn 1 tuần. Được biết Trung Tướng Nguyễn Hữu Có tốt nghiệp Khóa 1 Đập Đá tức Khóa Quốc Trưởng Bảo Đại năm 1948 tại Huế. Thiếu Úy Nguyễn Hữu Có đỗ Thủ khoa khóa này, ông nguyên là thiếu sinh quân được tuyển đi học. Sau 6 tháng thụ huấn tại đây, 10 sĩ quan đỗ đầu được Quân đội Pháp đưa sang Pháp học tiếp 1 năm tại trường École d'Application d'Infanterie ở tỉnh Bretagne. Mười sĩ quan được tuyển chọn theo học khóa đặc biệt đó gồm có các Thiếu Úy: Nguyễn Hữu Có, Nguyễn Văn Thiệu, Đặng Văn Quang, Tôn Thất Đính, Nguyễn Văn Chuân…Trong khóa 1 Đập Đá, Thiếu Úy trẻ tuổi nhất là Đặng Văn Quang vì ông sinh năm 1929, khi tốt nghiệp Thiếu Úy tại Huế năm 1948 chưa tròn 19 tuổi. Các vị tốt nghiệp Khóa Quốc Trưởng Bảo Đại đầu tiên hầu hết đều nắm giữ những chức vụ quan trong trong guồng máy lãnh đạo quốc gia nền Đệ Nhị Cộng Hòa.

Trung Tướng Dương Văn Đức

Tiếp theo vị Tư Lệnh tiền nhiệm là Trung Tướng Dương Văn Đức. Đây là một sĩ quan cấp tướng làm việc nhiều hơn nói, gương mặt vị tướng này lầm lì, uy nghiêm, thuộc cấp kính sợ…với cái liếc mắt nhìn thuộc cấp rất "có thần" của một cấp chỉ huy. Trong suốt thời gian tôi làm sĩ quan Thông Tin & Báo Chí QĐ4 & V4CT (lúc đó Ban TTBC chưa có quy chế tổ chức rõ ràng, trực thuộc Phòng 5 - CTTL, sau này trực thuộc Khối CTCT) thường làm việc trực tiếp với quý vị Tư Lệnh hoặc qua trung gian của vị Tham Mưu Trưởng hoặc Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chính Trị. Nhưng tôi thường tháp tùng cùng ngồi trên chiếc trực thăng chỉ huy của vị Tư Lệnh QĐ4 & V4CT làm nhiệm vụ của sĩ quan thông tin báo chí ghi nhận, phổ biến tin tức và hình ảnh.

Trong thời gian gần 7 năm với chức vụ nóng hổi này vì gần "Mặt Trời", tôi chưa gặp một ông tướng thứ hai có cái uy như Trung Tướng Dương Văn Đức. Tôi cũng chưa hề thấy ông tướng Đức có một nụ cười với ai dù là khi đang dự một bữa tiệc tiếp tân của tỉnh hay đơn vị quân sự nào đó. Tướng Đức miệt mài làm việc, không kể thời gian, ít tiếp xúc với thuộc cấp khi không có chuyện thật cần thiết.

Chính thời điểm làm Tư Lệnh Quân Đoàn 4 & Vùng 4 Chiến Thuật, Trung Tướng Dương Văn Đức là người đầu tiên có kế hoạch "thu phục nhân tâm", thành lập các Đại đội, Tiểu đoàn địa phương quy tụ các cựu chiến sĩ của giáo phái Hòa Hảo ở các tỉnh Phong Dinh, Vĩnh Long, Sa Đéc, Châu Đốc, An Giang, Kiến Phong, Kiến Tường…và các cựu chiến sĩ đạo Cao Đài ở An Xuyên, Bạc Liêu, Kiên Giang …có tinh thần chống cộng cao độ.

Với tư cách là sĩ quan thông tin báo chí, tôi thường cùng với sĩ quan tùy viên của vị Tư Lệnh đi đây đi đó với "Mặt Trời" nên tôi cũng hiểu ít nhiều cá tánh của mỗi vị. Thời Trung Tướng Dương Văn Đức làm Tư Lệnh Quân Đoàn 4 & Vùng 4 Chiến Thuật, bỗng dưng ông tướng "nổi hứng" hay ai thúc đẩy làm cuộc biểu dương lực lượng, đưa quân về Thủ Đô Sài Gòn (sau cuộc chỉnh lý của Trung Tướng - Đại Tướng Nguyễn Khánh). Đại quân của QĐ4 tiến tới gần Phú Lâm thì dừng lại, theo lẽ, thế mạnh của QĐ4 lúc bấy giờ và trong Thủ Đô đã có đơn vị nội ứng sẽ làm chủ tình hình một cách dễ dàng và hạ bệ những vị tướng đang nắm quyền trong tầm tay. Nhưng, Trung Tướng Đức không có cơ duyên làm nên chuyện lớn (tốt hay xấu hơn cho đất nước?), vì có sứ giả ở Sài Gòn bay xuống (hình như là Tướng Nguyễn Cao Kỳ) thảo luận, điều đình với điều kiện gì đó, ông Tướng Đức ra lệnh cho các đơn vị cơ hữu của QĐ4 lui binh về vị trí cũ, nghĩa là rút lui về Vùng 4 Chiến Thuật. Có lẽ, thâm tâm của Tướng Đức tin rằng qua cuộc điều đình thỏa thuận ở Phú Lâm, ông sẽ trở về Cần Thơ làm việc lại một cách bằng an, nghĩa là chức vụ Tư Lệnh QĐ4 & V4CT không vuột khỏi tầm tay ông. Nhưng bé cái lầm tai hại, ông Tướng rất đáng thương của chúng ta vì luôn có tinh thần kỷ luật của một quân nhân gương mẫu và đúng là ông Tướng võ biền được "mời" về Sài Gòn và ông ngoan ngoãn tuân lệnh thượng cấp. Sau đó, ông bị bắt tạm giam và đưa ra tòa án quân sự xét xử chỉ bị giải ngũ (không nhớ rõ có bị lột lon và bao nhiêu ngày trọng cấm như đàn em của Tướng Đức?). Có lẽ vì uất hận, thua trí người khác, vốn đàn em của ông, làm ông Tướng Dương Văn Đức trở thành một người mất trí sau này. Đến khi CSBV cưỡng chiếm miền Nam, thật bất hạnh cho vị Tướng mà tôi kính mến nhất, Trung Tướng Dương Văn Đức cũng bị bắt đi tù cải tạo và khi được thả ra, không bao lâu sau, ông chết tại quê nhà trong âm thầm lặng lẽ.

Cuộc đời của Trung Tướng Dương Văn Đức có thể tóm gọn, một cấp huy có tài nhưng bất phùng thời. Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, ông thăng quan tiến chức rất nhanh và vì tính bộc trực và thiếu chánh trị nên ông bị Thủ Tướng (Tổng Thống) Ngô Đình Diệm không cho Thiếu Tướng Dương Văn Đức nắm binh quyền nữa mà được "cất nhắc" qua ngành ngoại giao với chức vụ Đại Sứ ở Nam Triều Tiên? Vào ngành ngoại giao, làm việc ở ngoại quốc nên ông Tướng có vợ là người Đức. Khi cuộc đảo chánh 1.11.1963 thành công, Thiếu Tướng Dương Văn Đức cũng được vinh thăng 1 cấp lên Trung Tướng và cuộc đời binh nghiệp của ông chấm dứt bi đát với chức vụ cuối cùng Tư Lệnh Quân Đoàn 4 &Vùng 4 Chiến Thuật.

Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu

Khi Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu về Vùng 4 Chiến Thuật thay thế Trung Tướng Dương Văn Đức bị tước hết binh quyền và giải ngũ, lúc đó ông còn mang lon Thiếu Tướng 2 sao và Trung Tướng Nguyễn Khánh gắn thêm 1 sao nữa. Lúc bấy giờ quyền bính điều hành, lãnh đạo quốc gia do Trung Tướng Nguyễn Khánh nắm hết.

Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu về giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn 4 & Vùng 4 Chiến Thuật kiêm Đại Biểu Chánh Phủ Miền Tây. Tại 3 khu chiến thuật với 3 vị Đại Tá sau này đều được vinh thăng Trung Tướng, có một thời gian làm Tư Lệnh Quân Đoàn. Khu Chiến Thuật Tiền Giang với Sư Đoàn 7 BB trách nhiệm, Đại Tá Nguyễn Bảo Trị - Tư Lệnh, sau lên Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 3 & V3CT. Khu 41 Chiến Thuật, Đại Tá Vĩnh Lộc Tư Lệnh và khi lên Trung Tướng giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 & V2CT. Thời gian nắm chức Tư Lệnh SĐ9 BB, Chuẩn Tướng Vĩnh Lộc "dính" mối tình với ca sĩ Minh Hiếu, kéo dài cho đến ngày nay. Khu 42 Chiến Thuật, Đại Tá Đặng Văn Quang đang giữ chức Trưởng Phòng 4 Bộ Tổng Tham Mưu (quyền hành như vị Tổng Cục Trưởng Tiếp Vận sau này) được bổ nhiệm về làm Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh thay thế Đại Tá Cao Hảo Hớn về trung ương nhận nhiệm vụ mới. Đại Tá Đặng Văn Quang khi được thăng lên Chuẩn Tướng, sau lên Thiếu Tướng về đảm nhận chức vụ Tư Lệnh QĐ4 & V4CT và sau đó, ông được vinh thăng Trung Tướng năm 1965.

Xin mở dấu ngoặt ở đây. Chính Trung Tướng Nguyễn Khánh có sáng kiến tạo thêm cấp tướng 1 sao gọi là Chuẩn Tướng và tôi biết rõ 3 vị Đại Tá Tư Lệnh 3 sư đoàn thuộc QĐ4 là Đại Tá Đặng Văn Quang, Đại Tá Vĩnh Lộc, Đại Tá Nguyễn Bảo Trị cùng với một số Đại Tá khác được gắn 1 sao tại bạch dinh ở Vũng Tàu năm 1964. Đây có thể nói dấu ấn quan trọng của Quân Đội có cấp tướng mới 1 sao và các vị Đại Tá nói trên là những cấp chỉ huy cấp sư đoàn như đồng loạt được phong lên hàng tướng đầu tiên. Cũng thời Trung Tướng - Đại Tướng Nguyễn Khánh quy chế quân nhân hiện dịch và trừ bị được ban hành và Tư Lệnh Sư Đoàn có công trạng sẽ được gắn 2 sao, Quân Đoàn 3 sao, Lữ Đoàn Trưởng 1 sao, Trung Đoàn Trưởng 3 mai bạc, Tiểu Đoàn Trương 2 mai bạc…(Đại Tướng Nguyễn Khánh đang cư ngụ tại Sacramento).

Tôi nhớ mài, ngạch quân nhân trừ bị khi tốt nghiệp (sau 1955 - từ khóa 6…) ra trường sĩ quan Thủ Đức mang lon Chuẩn Úy. Những sĩ quan ngành Bảo An, sau này gọi là Địa Phương Quân cũng học tại trường sĩ quan Thủ Đức như chủ lục quân được đeo lon Thiếu Úy dù không có bằng Trung học ĐNC, chỉ có chứng chỉ tam nhị cũng tình nguyện thi tuyển vào được. Trong khi đó từ Khóa 13 Thủ Đức (1962) trở về sau sinh viên sĩ quan chủ lực quân phải có văn băng tối thiểu Tú Tài 1 và tương đương. Những Chuẩn Úy từ khóa 6 đến khóa 13, có người mang lon 5-6 năm mà vẫn chưa"tự động" lên Thiếu Úy. Với quy chế mới thời Tướng Khánh, cấp Chuẩn Úy ra trường đúng 1 năm không vi phạm kỷ luật quan trọng đương nhiên lên Thiếu Úy mà là Thiếu Úy tạm thời (nhiệm chức) và 1 năm sau mới lên Thiếu Úy thực thụ. Như vậy, từ Chuẩn Úy mới ra trường, đúng 2 năm sau lên Thiếu Úy thực thụ và 2 năm sau nữa được thăng Trung úy như bên ngạch hiện dịch. Tất cả sĩ quan cấp Chuẩn Úy của Khóa 13 Thủ Đức đương nhiên được đặc ân hưởng trọn vẹn quy chế mới mẻ này. Khóa 13 Thủ Đức ra trường ngày 28.12.62 đến cuối năm 63 (sau cuộc đảo chánh 1.11.63) được 1 năm vài ngày, đương nhiên đeo 1 mai vàng và các khóa Thủ Đức trước cũng đều lên lon Thiếu Úy và được hồi tố hường thâm niên cấp bậc.

Khi Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu về Vùng 4 Chiến Thuật gần cuối năm 1964, chiến trường vùng đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu sôi động mà sôi động nhất và cũng là lúc QLVNCH thu gặt nhiều chiến thắng vẻ vang nhất, đó là thời Trung Tướng Đặng Văn Quang làm Tư Lệnh nối tiếp Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu về trung ương nhận nhiệm vụ mới.

Trung Tướng Đặng Văn Quang

Những ai từng phục vụ trong các đơn vị thuộc Vùng 4 Chiến Thuật thời gian 1964 - 65 - 66… có thể công nhận rằng, Trung Tướng Đặng Văn Quang giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn 4 & Vùng 4 Chiến Thuật kiêm Đại Biểu Chánh Phủ Miền Tây rất "mát tay", là thời điểm kiêu hùng nhất của quân dân miền Tây, chiến thắng nối tiếp chiến thắng, an ninh lãnh thổ được vững chắc nhất.

Với 3 sư đoàn bộ binh tinh nhuệ cùng các đơn vị Biệt Động Quân biệt lập, các trại Lực Lượng Đặc Biệt biên phòng ở dọc theo biên giới từ Hà Tiên qua Châu Đốc, Kiến Phong và Kiến Tường, trên 200 cây số làm rào cản sự xâm nhập vũ khí, tiếp liệu và bộ đội chính quy CSBV xâm nhập qua từ bên xứ Chùa Tháp - Kampuchia. Cũng thời Trung Tướng Đặng Văn Quang, 3 sư đoàn cơ hữu của QĐ4: Sư Đoàn 7, 9, 21 Bộ Binh - bộ binh là hoàng hậu của chiến trường như một vị tướng của quân đội Pháp đã nói. Các đơn vị này đều tạo nhiều chiến thắng vẻ vang liên tục, đặt tên riêng các cuộc hành quân cấp sư đoàn. Khu Chiến Tiền Giang với SĐ7BB, tên cuộc hành quân là Tiền Giang (Tiền Giang 1,2,3…). Khu 41 Chiến Thuật với tên cuộc hành quân của SĐ9BB là Cửu Long và SĐ21BB - Khu 42 Chiến Thuật với tên gọi là Dân Chí.

Riêng Sư Đoàn 21 Bộ Binh, từ lúc Đại Tá Đặng Văn Quang về làm Tư Lệnh, ông đã đặt tên Dân Chí cho các cuộc hành quân sư đoàn. Các cuộc hành quân nhỏ cấp Tiểu khu và Trung đoàn cơ hữu của Khu 42 Chiến Thuật cũng dùng tên Dân Chi và kèm theo TK là cấp tiểu khu và TRĐ ở cấp trung đoàn…Vì vậy, khi Tướng Quang về Cần Thơ, ông đã ra lệnh 3 SĐ thuộc quyền cũng đều có tên như nêu trên. Thời điểm này, Ban Thông Tin Báo Chi của chúng tôi được cưng chìu nhất và đích thân Trung Tướng Quang cho thêm nhiều phương tiện, thiết lập được 1 nhà in để in bán nguyệt san Chiến Sĩ Miền Tây mà tôi là Tổng Thư Ký Tòa Soạn. Ban Thông Tin Báo Chí được tăng cường thêm nhiều người có khả năng như nhà văn Nguyên Vũ - Vũ Ngự Chiêu, nhà thơ Tô Thùy Yên - Đinh Thành Tiên, giáo sư triết: Lê Văn Tấn - Nguyễn Văn Oánh (họ và chữ lót có thể sai), giáo sư Pháp văn Phan Thông Hảo, kỹ sư Canh nông Nguyễn văn Hoàng, luật sư Võ Tứ Cầu, Mai Hòa - một phóng viên chiến trường nổi tiếng, cơ hữu của Ban TTBC/QĐ4…có sĩ quan vừa ra trường được xin hoặc thuyển chuyển về đây. Ban Thông Tin Báo Chí lúc này lên cao điểm và mở rộng về thông tin, viết phóng sự chiến trường cung cấp cho phát thanh và cả báo chi trung ương. Nhà in riêng của QĐ4 (in truyèn đơn, báo bán nguyệt san Chiến Sĩ Miền Tây, in 2 tập sách cái nhìn mới mẻ về xây dựng nông thôn, chính Trung Tướng Quang gọi anh Tấn và anh Oánh lên văn phòng, ông chỉ thị 2 anh viết về đề tài này do sự chỉ đạo của ông Tướng và đích thân ông sửa chữa, hiệu đính hoàn chỉnh mới xuất bản). Ngoài ra chúng tôi có chương trình phát thanh trên hệ thống Đài Phát Thanh Ba Xuyên gọi là Tiếng Nói Vùng 4 Chiến Thuật (Đài PT Ba Xuyên ở trên đường từ Thị xã Khánh Hưng - Sóc Trăng đi Bãi Xào - quận lỵ Châu Thành hay Mỹ Xuyên, nơi bán đuông chà là sống và món nhậu tại chỗ, nhiều nhất ở miền Tây).

Tóm lại, thời Trung Tướng Đặng Văn Quang "trị vì' miền Tây là thời cực thịnh của Ban Thông Tin Báo Chí do tôi làm Trưởng Ban, bên cạnh có 1 Thiếu Tá và 2 Đại Úy Mỹ làm cố vấn cùng với nhân viên 8 người, quân số ngang bằng với Ban TTBC của QĐ4. Chúng tôi làm việc rất dễ dàng, khi nghe có tin chiến thắng hay những cuộc hành quân lớn cấp sư đoàn với tên Tiền Giang, Cửu Long, Dân Chí chúng tôi biết thuộc khu chiến thuật nào, xin trực thăng đưa ký giả VN hoặc ngoại quốc đang ở Sài Gòn đến ngay mặt trận. Nếu phía VN chưa có phương tiện thì cố vấn Mỹ xin cho chúng tôi ngay. Thí dụ cuộc hành quân Tiền Giang, chiến thắng vẻ vang, ông Tướng Vùng ra lệnh Ban Thông Tin Báo Chí mời ký giả từ Sài Gòn xuống quay phim, chụp hình, thực hiện phóng sự. Chúng tôi liên lạc với SĐ7 đưa xe về Sài Gòn đón ký giả xuống Mỹ Tho và đến BTL/SĐ7 ở Mỹ Tho để có thể giúp phương tiện trực thăng đưa đến chiến địa. Khi Sư Đoàn 21 BB có cuộc hành quân Dân Chí ở rừng U Minh - Cà Mau và chiến thắng lớn, muốn mời ký giả xuống thì chúng tôi phải vận động, xin cấp 1 hay 2 chiếc trực thăng từ Sài Gòn (sau này, thường thông qua Khối Thông Tin Giao Tế Dân Sự của Tổng Cục Chính Trị mời giúp và xin phương tiện với Tổng Cục Tiếp Vận).

Nếu tôi nhớ không lầm, tên các cuộc hành quân của các Sư đoàn không thay đổi khi Thiếu Tướng Nguyễn Văn Mạnh về thay thế Trung Tướng Đặng Văn Quang. Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng về thay thế Thiếu Tướng Nguyễn Văn Mạnh sau vụ Tết Mậu Thân 68, Trung Tướng Thắng có thay tên các cuộc hành quân, tên một vị tướng anh hùng đã chống quân ngoại xâm Pháp tại chiến trường miền Tây: Trương Công Định…

Năm 1966, Trung Tướng Đặng Văn Quang được Thiếu Tướng Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương Nguyễn Cao Kỳ "mời" về giữ chức vụ nghe thì lớn lắm, Tổng Ủy Viên Kế Hoạch trong Nội Các Chiến Tranh. Đây là chức vụ "ngồi chơi xơi nước", Trung Tướng Quang là một vị tướng trẻ (35-36 tuổi đã đeo 3 sao) và đã hoàn thành chức trách tuyệt vời ở miền Tây tạo nhiều chiến thắng vẻ vang và được lòng dân chúng, nhất là lực lượng giáo phái Phật Giáo Hòa Hào tin tưởng và kính trọng. Có thế nói Tướng Quang là Tướng Vùng Chiến Thuật có nhiều uy tín nhất lúc bấy giờ. Ông lại có công rất lớn trong việc vận động đặt nền móng thành lập Viện Đại Học Cần Thơ, chính Trung Tướng Quang là vị tướng Vùng đã xây dựng một nghĩa trang Quân Đội rộng lớn khang trang tại Cần Thơ chỉ thua tầm vóc Nghĩa Trang Quân Đội (Biên Hòa). Trung Tướng Đặng Văn Quang đã hỗ trợ hết mình nhà văn nhà báo An Khê Nguyễn Bính Thinh xuất bản tờ nhựt báo Miền Tây, tòa soạn đặt gần bến Ninh Kiều mà tôi là "con thoi" (lo giúp đỡ tờ báo) giữa Trung Tướng Đặng Văn Quang và nhà văn An Khê (sau này thời Thiếu Tướng Nguyễn Văn Mạnh tờ báo sống ngoắc ngoải, đến Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng về thì nhựt báo Miền Tây "tắt thở"). Tờ nhựt báo Miền Tây là tờ báo đầu tiên trong lịch sự báo chí VN xuất bản tại miền Tây. Hiện nay, Ban biên tập của nhựt báo Miền Tây do nhà văn An Khê làm chủ nhiệm (cựu Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng bị thương nặng thành phế binh và anh An Khê đã chết ở Pháp chừng hơn 10 năm) có một người hiện đang hoạt động báo chí, văn học tại thung lũng hoa vàng San Jose: nhà báo nhà văn Nguyễn Thiếu Nhẫn tức Lão Móc có thể biết sự kiện lịch sử này.

Chính xác hơn, Vùng 4 Chiến Thuật kiêu hùng nhất là thời điểm 64 - 65 - 66 hơn hẳn các ông Tướng từng chỉ huy ở vùng này trước đó (và có thể nói sau này, cho đến ngày 30.4.75).

Trung Tướng Đặng Văn Quang là tướng lãnh gần gũi nhất với Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu (cùng Khóa 1 Đập Đá ở Huế tức là Khóa Quốc Trưởng Bảo Đại, tiền thân của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam - Đà Lạt) và là cấp chỉ huy đại đơn vị tài giói được Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu tin cậy và đề bạt thay thế ông ở đồng bằng sông Cửu Long. Ông là người thân cận với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trong những chức vụ cao cấp nhất như Phụ Tá (Cố Vấn) Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu về Quân Sự, An Ninh & Tình Báo Quốc Gia, Tổng Thơ Ký Hội Đồng An Ninh Quốc Gia… cho đến ngày Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức trao quyền lại Phó Tổng Thống Trần Văn Hương… Trung Tướng Đặng Văn Quang đeo 3 sao từ năm 1965 và cho đến 30.4.75, 10 năm dài


Tôi xin mở dấu ngoặc ở đây, tại sao Trung Tướng Đặng Văn Quang, người hùng của miền Tây bị Tướng Kỳ "chơi" bằng nhiều cách phao tin ông Tướng vốn sinh đẻ tại Phú Lâm Châu Đốc, sống và lớn lên ở Sóc Trăng (cùng quê vớí Trung Tướng Dương Văn Đức) là kỳ thị Nam Bắc và "xào nấu", thổi phồng lên là tướng lãnh tham nhũng gộc. Tình báo CSBV muốn Tướng Quang phải thân bại danh liệt, mất uy tín của cấp chỉ huy tài giỏi; nên chúng phao tin xấu như buôn bán bạch phiến, thuốc tây lậu, tiền gời ngân hàng Thụy Sĩ nhiều triệu dollars…cho ông Tướng Quang nhằm trả thù, cách điều quân tài tình của ông, đánh tan tành các đơn vị chính quy của CSBV xâm nhập bằng đường biển và đường biên giới Kampuchia. Tướng Quang là cánh tay đắc lực của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sau này. Kế đên, ông Tướng cùng với giới trí thức, dân miền Tây, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo xin thiết lập Viện Đại Học Cần Thơ. Không biết vì lý do gì, thời uy quyền Tướng Kỳ nắm hết trong tay (Nội Các Chiến Tranh) cương quyết không đồng ý. Tướng Quang theo phe miền Tây xin cho bằng được thành lập Viện Đại Học Cần Thơ nên làm phật ý Tướng Kỳ. Khi Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu lập liên danh ra ứng cử Tổng Thống năm 1967, Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ cũng có liên danh tranh cử. Cả 2 ông Tướng cùng ra tranh cử 2 liên danh khác nhau, chia phiếu quân nhân, có thể cả 2 liên danh đều thất cử và liên danh dân sự như liên danh Trương Đình Dzu (luật sư, thiên tả) hay liên danh dân sự nào khác sẽ đắc cử. Vì vậy Hội Đồng Tướng Lãnh mới có cuộc họp quyết định sáp nhập 2 liên danh của Trung Tướng Thiệu và Thiếu Tướng Kỳ làm một. Tôi nghe kể lại buổi họp đó rất gây cấn, các ông Tướng vốn xuất thân từ khóa 1 Nam Định (cùng khóa với Tướng Kỳ) đều nhiệt liệt ủng hộ Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ. Đối nghịch lại, Trung Tướng Đặng Văn Quang hết lòng ủng hộ Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu và nhiều tướng lãnh khác gốc miền Trung, miền Nam cũng ủng hộ, nên có thể là cái lý do Tướng Kỳ "ghét" Tướng Quang thậm tệ nên chuyện phao tin, thêu dệt Tướng Quang tham nhũng gộc được phe Tướng Kỳ khuấy động dữ dội thời điểm đó. Chuyện này còn kéo dài đến trại tập trung người tỵ nạn CS ở Texas năm 1975, cũng có người muốn hành hung, nói ông Tướng Quang "đầu nậu' tham nhũng nên mất nước...

Ngoài ra, còn một yếu tố quan trọng khác, thời Trung Tướng Đặng Văn Quang làm Tư Lệnh V4CT, cố vấn Mỹ đề nghị đưa vài đơn vị lớn của Mỹ về V4CT kể cả Đại Tướng Mỹ Westmoreland cũng có ý kiến đó nữa. Trung Tướng Đặng Văn Quang viện nhiều lý do là QLVNCH được sự tích cực ủng hộ của dân chúng và các đơn vị giáo phái tân tuyển có tinh thần chiến đấu tuyệt vời; các đơn vị chủ lực và địa phương của các tiểu khu đủ sức ngăn chặn sự xâm nhập của bộ đội CSBV và luôn chiến thắng nên không cần có các đơn vị lớn của Hoa Kỳ và xin Hoa Kỳ tăng cường giúp các Vùng Chiến Thuật khác. Nghĩa là Tướng Quang mạnh dạn từ chối Hoa Kỳ đổ quân xuống miền Tây. Có một lần Tướng Quang tâm sự với chúng tôi cùng ngồi trên trực thăng chỉ huy C & C, nếu quân Mỹ ồ ạt đổ vào miền Tây thi chúng ta mất phần nào chánh nghĩa chống quân CSBV mà chúng ta dư sức, ăn thua đủ với quân chánh quy CSBV. Một vụ khác CIA, cố vấn Mỹ muốn Tướng Quang phải triệt hạ Đại Úy LLĐB Dan Marvin cùng với 5 nhân viên Mỹ khác luôn cả trại biệt kích hoặc bắt Đại Úy Dan Marvin giải giao về Sài Gòn. Lý do, Đại Uý Dan Marvin không thi hành lịnh ám sát Quốc Trưởng Sihanouk ở Kampuchia (nhằm bịt miệng vụ tai tiếng này). Điều cần lưu ý toán LLĐB này đang làm cố vấn cho Trại Biệt Kích biên phòng Dân Nam thuộc quận An Phú - Châu Đốc rất được sự mến mộ của dân chúng địa phương và Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo. Trại Biệt Kích biên phòng Dân Nam do các cựu chiến sĩ Hòa Hảo dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Lê Văn Phồi (Trung Tá Phồi đang định cư ở Hoa Kỳ) điều hành chỉ huy. Nếu sử dụng đơn vị chính quy QLVNCH tiêu diệt trại này thì sẽ có hàng trăm chiến sĩ chống cộng nhiệt thành cũng bị chết lây. Vì vậy, Tướng Quang cũng chống và ông tự giải quyết tốt đẹp nên cũng không được lòng Hoa Kỳ, không ngoan ngoãn làm theo bất cứ cái gì cố vấn Hoa Kỳ muốn. Thời gian sau khi Tướng Quang về Trung ương thì Mỹ đã đưa cả Sư Đoàn 9 BB đặt bản doanh tại căn cứ Đồng Tâm - Mỹ Tho, đơn vị này cũng chẳng tạo được thành tích chiến thắng vẻ vang nào như QLVNCH.

Vì vậy, có thể vài phóng viên của Hoa Kỳ mượn cớ bên phía VNCH, CSBV tung tin Tướng Quang tham nhũng số 1 của chế độ và các cơ quan truyền thông bị nhiễm nộc độc của Tướng Kỳ lại phóng đại lần nữa nên giới truyền thông Mỹ lại nêu đích danh Tướng Quang tham nhũng gộc…nên có nhiều người Việt tỵ nạn CS tin mới làm phiền ông Tướng đáng thương.

Chuyện tình báo CSBV phao tin Tướng Quang buôn bán bạch phiến và thuốc Tây lậu khi ông làm Tư Lệnh V4CT (và sau này khi Tướng Quang làm Phụ Tá Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu). Chuyện 1 ông Tướng ở miền Tây mà buôn bán ma tuý và thuốc Tây lậu thì quả thật là chuyện của cõi trên mà cũng có người tin cho tới ngày nay mới là lạ. Hiện nay, ông và bà Tướng cùng đang nằm trong Nursing Home ở Sacramento do 2 vợ chồng đệ tử, làm dưới quyền ông năm xưa ở QĐ4 hết lòng chăm sóc, thăm viếng vì tất cả 7 đưa con của ông bà Tướng Quang đều ở xa như Pháp, Úc, Canada và 2 người ở Maryland và Indiana. Cuộc sống của 2 ông bà hiện nay chỉ tính bằng tháng thôi vì lớn tuổi vào hàng 8, ông bị bệnh Alzheimer, bà bị bệnh tim và tiểu đường…

Xin mời các chiến hữu và độc giả tìm đọc bài báo (đính kèm) viết về cuộc đời của Tướng Quang với những thử thách bi thảm từ Sài Gòn đến Sacramento, với cái tít: The Trial of General Dang - From Saigon to Sacramento, a South Vietnamese General's Journey Proves Old Soldiers Don't Fade Away, They Stick Together của nhà báo R.V. Scheide (email: rvscheide@newsrewiew.com) đăng trên tờ tuần báo Sacramento News & Review (SN & R), phát hành tại Sacramento và có ấn bản ở nhiều thành phố khác ở miền Bắc Cali. Bài báo có kèm theo nhiều tấm hình hồi còn oai quyền của Trung Tướng Quang mà cựu Trung Tá LLĐB Dan Marvin có được và ông đã viết thành sách với tựa đề Expendable Elite - One Soldier's Journey Into Covert Warfare xuất bản năm 2003 nói về cuộc đời của ông Dan, 1 sĩ quan LLĐB Mỹ tham chiến tại VN và có lòng câu chuyện Tướng Quang cứu mạng tác giả.

Bài báo này có trong số Volume 20, Issue 27 ngày thứ năm 4.12.08. Địa chỉ tòa soạn 1015 20th Street - Sacramento, CA. 95811, tel: 916.498.1234 và Editorial Fax: 916.498.7920 hoặc lên Web site: www. newsreview.com trong mục Local Stories. Bài báo có trích dẫn lời của ông Tom Polgar, trùm tình báo CIA ở Sài Gòn lên tiếng chánh thức, Tướng Quang không tham nhũng, không có tiền gởi ngân hàng Thụy Sĩ và những chuyện ly kỳ khác mà người ta áp đặt tham nhũng cho một ông Tướng trẻ và thực tài của QLVNCH trong hơn 40 năm qua. Nhờ có sự xác minh của trùm CIA, Thượng Nghị sĩ, Dân Biểu Liên Bang và có đơn thỉnh nguyện của Trung tá Dan Marvin gởi lên Tổng Thống Bush (Bush cha), Bộ Ngoại Giao Mỹ cho Tướng Quang nhập cảnh và định cư ở Hoa Kỳ thập niên 90. Trước đó Bộ Ngoại Giao Mỹ từ chối cấp Visa cho Tướng Quang với 2 lý do vì ông bỏ trại tỵ nạn ở Texas hơn 1 tháng như quy định và quan trọng ông bị ghép tội tham nhũng nên không được vào nước Mỹ…

Có một lần, cách nay chừng 6 năm khi cựu Trung Tướng Đặng Văn Quang còn ở Atlanta - Georgia, tôi, từ Sacramento có bay sang thăm "thầy cũ" và đem câu hỏi ông bị tố tham nhũng gộc của chế đô VNCH mà CSBV, phe ta Quốc gia và cơ quan truyền thông Mỹ cùng "bề hội đồng" mà nay ông Tướng lại nghèo xơ xác. Trung Tướng Quang nói rằng, thiên hạ kể cả người Việt quốc gia, CSBV và vài nhà báo Mỹ thêu dệt đủ điều nào tôi buôn bán bạch phiến, đầu cơ tích trữ thuốc tây nhập vào để chuyển lên Sài Gòn bán, có tiền đến nhiều triệu dollars Mỹ gởi ngân hàng Thụy Sĩ…Tôi (đại ý lời TT Quang) như cái thùng rác họ liệng vô những gì dơ bẩn của chế độ, tôi không lên tiếng vì tôi tin có Chúa biết là đủ, ngoài ra Tổng Thống Thiệu biết và lương tâm tôi biết, còn người đời nói gì mặc kệ họ. Vì những lời nói chân tình đó của một người thầy cũ mà vợ chồng tôi hết lòng giúp đỡ mời ông bà Tướng về định cư tại Sacramento, cách nay hơn 3 năm, và chúng tôi tự nguyện lo cho 2 ông bà Tướng đến ngày được Chúa bổ nhậm lần cuối về Vùng 5 Chiến Thuật.

Trung Tướng Nguyễn Văn Mạnh

Trung Tướng Đặng Văn Quang khi được Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ "cất nhắc" về trung ương làm Tổng Ủy Viên, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Mạnh được điều về thay thế. Tướng Mạnh gặp trận tồng công kích tổng nổi dậy của cộng sản, vụ Tết Mậu Thân năm 1968. Cờ tướng của ông treo tại Bộ Tư Lệnh QĐ4 ở đại lộ Hòa Bình Cần Thơ, bị VC pháo kích vào làm rớt cờ tướng vào sáng Mồng Một Tết. Trong khi đó, VC đã xâm nhập vào khu trường Tiểu Học gần vòng rào BTL/QĐ4, khu nhà Xã Đài, Viện Đại Học Cần Thơ, Thánh Thất Chiếu Minh (?) của đạo Cao Đài, đối diện gần đài phát thanh Cần Thơ. Các nơi này ở ngay lỗ mũi của vị tướng Vùng 4 Chiến Thuật. Chiến trận ác liệt xảy ra đồng loạt tại các khu chiến thuật. Cờ tướng bị bay là điềm gở, ông Tướng Mạnh bị thay ngay bởi Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng từ trung ương về.

Trung Tướng Nguyễn Văn Mạnh vốn xuất thân từ khóa 2 Đập Đá cùng khóa với Thiếu Tướng Hồ Văn Tố (Thủ Khoa) chết vì "cỡi ngựa gió' khi ông đang nắm chức Chỉ Huy Trưởng Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức mà khóa 13 Ấp Chiến Lược chúng tôi đang học, năm 1962, Đại Tá Lam Sơn Phan Đình Thứ về thay thế.

Trong các vị Tướng trấn nhậm Vùng 4 Chiến Thuật, Trung Tướng Mạnh là vị tướng đeo kính cận, trông rất thư sinh thiếu cái oai phong như các vị tướng Tư Lệnh tiền nhiệm. Ông Tướng quá hiền lành nên các ông tướng cấp sư đoàn không nể vì như thời Trung Tướng Đặng Văn Quang. Trong số đó có Chuẩn Tướng Lâm Quang Thi, Tư Lệnh SĐ9 BB mà tôi chứng kiến khi 2 vị tướng trao đổi lệnh lạc…Với tác phong của Trung Tướng Nguyễn Văn Mạnh là tướng tham mưu, đúng chỉ số nên sau này, Trung Tướng Nguyễn Văn Mạnh giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu lâu dài nhứt hơn các vị tướng tiền nhiệm.

Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng

Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng có thể nói là cánh tay phải của Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, từ chức Tổng Ủy Viên Xây Dựng Nông Thôn, Tướng Thắng về thay thế Tướng Mạnh trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng tại vùng đồng bằng sông Cứu Long. Chính Trung Tướng Thắng là vị tướng bình định an ninh lãnh thổ nhanh và các đơn vị thuộc quyền kính sợ nhất. Ông là vị tướng Tư Lệnh có tác phong võ biền tại tiền tuyến, tạo ấn tượng nhất đôi với thuộc cấp, xe jeep 3 sao lúc nào cũng mui trần đi thanh sát các đơn vị đồn trú chung quanh Cần Thơ bất cứ ngày đêm. Toán cận vệ của ông Tướng là những người lính chịu đựng khổ nhọc nhất, không được quyền rời khỏi xe hay địa điểm xe đậu vì ông Tướng chợt đến chợt đi, toán cận vệ trở tay không kịp và thuộc cấp thường bị phạt hơn là được tưởng thưởng.

Tôi nhớ mãi, vài lần tôi được lệnh theo ông Tướng cùng đi quan sát chiến trường hoặc đến tỉnh nghe thuyết trình về kế hoạch xây dựng nông thôn… Ông Tỉnh Trưởng thường tổ chức ăn uống tươm tất sau khi làm việc xong, có nhiều vị tai mắt của tỉnh kể cả các vị dân cử đến tham dự đông đủ. Gần chấm dứt chương trình làm việc, bàn tiệc đã dọn xong gần phòng họp chi chờ mời Trung Tướng Thắng nhập tiệc. Nhưng cái tính lập dị của ông (muốn nêu gương liêm khiết?), không cần xã giao, cám ơn ông Tỉnh Trưởng mời dùng cơm trưa rồi chỉ thị tài xế trực chỉ ra phi trường, tôi cùng với 2 phi công đang đói meo cũng đành tức tốc lên xe chạy theo. Lên ngồi trên trực thăng, sĩ quan tùy viên của ông Tướng là Trung Úy Pháo Binh (cùng binh chủng với Tướng Thắng) Huỳnh Văn Huỳnh móc trong ba lô lấy ra 1 ổ bánh mì kẹp thịt dài tổ chảng, ông ngồi ăn ngon lành, báo hại phi hành đoàn và tôi bị cơn đói hoành hành dữ dội. Ăn xong ông uống chừng hơn nửa bi đông nước, ông mới ra lệnh cho trực thăng cất cánh đi thanh sát vài địa điểm khác hoặc các đơn vị đang hành quân, đến chiều mới về lại Cần Thơ. Tôi và phi hành đoàn bị đói vài lần phát "tởn", sau này đi đến tỉnh nào có dự thuyết trình buổi trưa thế nào cũng có thết đãi quan khách thì chúng tôi làm sao ăn trưa được. Vỏ quit dày có móng tay nhọn, hể đến chỗ họp có thuyết trình, tôi xin ngay tài liệu và chương trình, sau đó nhờ ông Trưởng Ty Thông Tin hoặc Trưởng Khối Chiến Tranh Chính Trị Tiểu Khu xin ông Trưởng Ty Tài Chánh tỉnh cấp phiếu đi ăn do công quỹ tỉnh đài thọ. Chúng tôi thường chọn nhà hàng sang trọng của tỉnh và gần địa điểm thuyết trình. Còn chuyện quay phim chụp hình, tôi nhờ khối CTCT hoặc Ty Thông Tin cung cấp khi tôi trở lại hội trường để đợi tháp tùng ông Tướng ra phi trường. Mọi chuyện đều tốt đẹp tới khi ông Tướng "bị" thuyên chuyển về trung ương ngồi chơi xơi nước để Thiếu Tướng Nguyễn Viết Thanh, Tư Lệnh SĐ7 BB về thay thế.

Cái lập dị của Trung Tướng Thắng thấy rõ nhất là trước văn phòng của Đại Tá Tham Mưu Trưởng QĐ4, đối diện với BTL, ông Tướng Thắng cho lệnh để một cái mobile home cũ mèm, chắc một ông cố vấn Mỹ nào đó về nước bỏ lại. Ông ăn ở trong đó sau khi đi thanh sát về hoặc hết giờ làm việc, không chịu về ở tư dinh khang trang và đồ sộ nhất của tỉnh Cần Thơ. Mỗi buổi chiều có 1 ông sĩ quan Quân Y của Ban QY/ QĐ4 (gần căn phòng tôi đang ở trong cư xá sĩ quan - Miếu Tiên Sư) đến "lụi" cho ông tướng 1 mũi thuốc khỏe (hay thuốc bổ). Từ cổng chính của BTL/QĐ4 & V4CT mới qua trạm gác thấy một cái mobile home nằm chình ình, trông mất thẩm mỹ. Ai cũng biết Tướng Thắng thường đêm khuya thức giấc, ông đến Trung Tâm Hành Quân, cách chừng chục bước, theo dõi chiến sự của các đơn vị để ông có kế hoạch tức thời vào sáng hôm sau. Một sự lập dị khác, từ Bộ Tổng Tham Mưu cho đến tất cả các đơn vị, hể chiến sĩ nào có công trong thời gian VC tấn công Tết Mậu Thân 1968, miễn có 1 năm thâm niên cấp bậc đều được vinh thăng 1 cấp, anh Huỳnh Văn Huỳnh và tôi là 2 sĩ quan thường đi theo Tướng Thắng như kể ở trên. Chúng tôi chỉ còn một vài tháng là có đủ 2 năm thâm niên cấp bậc Trung Úy, theo lẽ được vinh thăng Đại Ùy đợt thăng cấp đại trà này. Nhưng ông Tướng lập dị của chúng tôi ra lệnh phòng Tổng Quản Trị không cho ai thăng cấp chưa có đủ 2 năm thâm niên, theo ông Tướng, BTL/QĐ4 phải làm gương (các đơn trực thuộc QĐ4 đóng trong Thị xã Cần Thơ và TK Phong Dinh, hễ ai có 1 năm thâm niên cấp bậc, xét có công, đều vinh thăng 1 cấp) nên tôi và anh Huỳnh Văn Huỳnh đều mất cơ hội thăng Đại Úy, năm sau tôi được thăng Đại Úy nhiệm chức đầu năm vì nhu cầu Quân Lực và cuối năm 1969 đủ điểm thăng lên Đại Úy thực thụ.

Chúng tôi thường "nói lén" Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng dù là một tướng tài, hết lòng phục vụ cho lý tưởng đất nước, nhưng có tánh bốc đồng, gàn dở, có người nói ông Tướng bị điên không biết khen thưởng, nâng đỡ thuộc cấp và chỉ có biết trừng phạt, ký củ hay cách chức. Tôi nghĩ rằng, ông Tướng được cấp dưới kinh sợ hơn kính mến như các vị tướng Tư Lệnh khác.

Trong đời quân ngũ, tôi biết Trung Tướng Nguyễn Văn Minh (Minh đờn) là vị tướng luôn đùm bọc, thương yêu, giúp đỡ hết lòng thuộc cấp, nhất là những người gần gũi bên ông. Còn Tướng Thắng là ông Tướng sử dụng nhân viên trực thuộc làm việc dưới quyền ông cực nhọc nhất cũng không được ông ban cho chút ân huệ nào. Ông Tướng Thắng quả không biết đắc nhân tâm nên tương lai sự nghiệp của ông cũng dở dang và ông trở lại học lấy bằng cử nhân toán đẻ ngắm nhìn cho vui khi được giải ngũ trước năm 1975.

Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh

Thiếu Tướng Nguyễn Viết Thanh, Tư Lệnh SĐ7 BB, từ Mỹ Tho ông được thượng cấp bổ nhậm về Cần Thơ thay thế Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng.

Thiếu Tướng Nguyễn Viết Thanh được báo giới lúc bấy giờ phong tặng danh hiệu một trong 4 ông Tướng thanh liêm, trong sạch nhất trong QLVNCH: nhứt Thắng, nhì Chinh, tam Thanh, tứ Trưởng. Phu nhân của Thiếu Tướng Thanh là một cô giáo vẫn còn dạy học ở Mỹ Tho, không bỏ nghề sư phạm gõ đầu trẻ khi Tướng Thanh về Cần Thơ, sống trong một tư dinh rộng lớn thênh thang. Cả hai ông bà có cuộc sống trầm lặng, đạo đức cho đến ngày Thiếu Tướng Nguyễn Viết Thanh đang ngồi trên chiếc máy bay chỉ huy cuộc hành quân vượt biên sang lãnh thổ Kampuchia và bị tai nạn phi cơ, cả 2 chiếc trực thăng đều bị rơi và bốc cháy. Thiếu Tướng Thanh là vị tướng tài giỏi và đạo đức bị tử nạn, QLVNCH mất thêm một vị tướng tài sau Trung Tướng Đỗ Cao Trí Tư Lệnh QĐ3 & V3CT cũng trong cuộc hành quân vượt biên trước đó sang Kampuchia cũng thiệt mạng trong 1 phi vụ trực thăng. Trung Tướng Đỗ Cao Trí được truy thăng Đại Tướng và Thiếu Nguyễn Viết Thanh cũng được truy thăng Trung Tướng. Cố Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh được dân làng của ông tôn thờ ông trong một ngôi đình, là một vị Thần Hoàng Bổn Cảnh của địa phương, đúng với câu Sinh Vi Tướng, Tử Vi Thần. Tôi làm việc dưới quyền Thiếu Tướng Thanh chừng 1 năm và tôi xin đổi về Tổng Cục

Chiến Tranh Chính Trị ở Sài Gòn.

Có một kỷ niệm với Thiếu Tướng Thanh, tôi được ông Châu Kim Nhân (sau làm Tổng Trưởng Tài Chánh), Tổng Cục Trưởng Cơ Quan Tiếp Vận Trung Ương (trực thuộc Phủ Thủ Tướng) xin với Bộ Quốc Phòng cho tôi biệt phái về đảm nhiệm chức vụ Giám Đốc Nha Tiếp Vận (Hành Chánh) Miền Tây, một Nha mới đang thành lập. Thiếu Tướng Nguyễn Viết Thanh gọi tôi tới văn phòng và ông Tướng nói chức vụ này lớn thật, nhưng anh đi thì ai thay thế, anh tìm được người thay thế thì tôi cho anh đi. Ngẫm lại khẩu lệnh của Tướng Thanh làm sao tôi rời khỏi được chức vụ Trưởng Ban Thông Tin Báo QĐ4 & V4CT để biệt phái sang hành chánh giữ chức quan trọng này, chậm trễ sẽ có người vào ngay vì nhu cầu cần thiết gắp. Tôi bìết sức học mình chẳng bao nhiêu, nhưng chẳng ai được cấp trên ở QĐ4 lưu ý như tôi vì ngoài nhiệm vụ đi theo ông Tướng, còn làm phát thanh, xuất bản nguyệt san Chiến Sĩ Miền Tây, viết bình luận phát thanh, phóng sự chiến trường, chụp hình… và việc quan trọng viết diễn văn, nhật lệnh cho vị Tư Lệnh dù mỗi năm chừng 6 lần… Gần Mặt Trời nên thường bị nóng, các ông Tướng có thể giũa te tua sĩ quan TTBC, như thời Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng. Có 1 lần ông Tướng Thắng sỉ vả đã rồi còn hăm đổi tôi đi đơn vị khác, vì một chuyện cố vấn thông tin báo chí Mỹ sắp xếp với 1 ký giả Mỹ đến "rình" chụp hình quay phim, phỏng vấn Tướng Tư Lệnh vừa mới đáo nhậm đơn vị mới. Ông Tướng Thắng tưởng tôi làm chuyện đó mà không trình trước. Tôi nổi sùng trình lớn với ông Tướng tại Trung Tâm Hành Quân, tôi làm sai nguyên tắc hệ thống quân giai, Trung Tướng phạt hay đổi tôi đi đâu cũng được. Có vị Đại Tá sau đó nói nhỏ với tôi sao em trả lời với Trung Tướng cứng cỏi vậy, ông Tướng giận đổi em đi thì sao? Sau đó, có lẽ Tướng Thắng hiểu rõ câu chuyện khi tiếp xúc với ký giả Mỹ, không biết ông Tướng và anh ký giả này nói gì mà tôi tai qua nạn khỏi.

Người sĩ quan tuỳ viên của Thiếu Tướng Thanh, anh Liên Khía Ích, nguyên là giáo sư trung học dạy Anh Văn trường trung tiểu Phước Kiến (sau đổi là Phước Đức). Anh Liên Khía Ích gốc là người Hoa 100% cùng dạy với tôi trường này mà tôi đang giữ chức Giám Học các môn dạy bằng tiếng Việt, còn anh Liên Khía Ích dạy tiếng Anh giảng bằng tiếng quan thoại. Anh Liên Khía Ích sinh trưởng ở Chợ Lớn nên bị động viên như tôi và anh học Thủ Đức sau tôi chùng 5-6 khóa. Tội nghiệp, anh Liên Khiá Ích cùng chết theo ông thầy vì anh là tuỳ viên của Tướng Nguyễn Viết Thanh, lúc đó anh đeo lon Đại Úy và chắc chắn anh cũng được truy thăng 1 cấp như ông thầy của anh.

Kết Luận

Như trên đã trình bày, tôi từng phục vụ một chức vụ từ ngày được thuyên chuyển về Miền Tây năm 1963 cho đến ngày (đầu năm 1970), tôi rời nơi đất lành chim đậu Phong Dinh về lại Sài Gòn, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị. Tôi phụ trách về thông tin báo chí của đại đơn vị này với 7 vị Tư Lệnh Quân Đoàn 4 & Vùng 4 Chiến Thuật. Thời gian ngắn nhất, thời Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, thời kỳ lâu nhất với Trung Tướng Đặng Văn Quang.

Quân Đoàn 4 & Vùng 4 Chiến Thuật quả là vùng đất gần như bất khả xâm phạm của cộng quân với các vị tướng tài về trấn nhậm như Trung Tướng Dương Văn Đức, Trung Tướng Đặng Văn Quang, Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng, Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam…Chiến thắng nhiều nhất là thời Trung Tướng Đặng Văn Quang, thời điểm đó 5 vị Tiểu Đoàn Trưởng kiệt liệt nhất được phong tặng là "Ngũ Hổ Tướng Miền Tây": Lê Văn Hưng, Hồ Ngọc Cẩn, Lưu Trọng Kiệt, Lê Văn Dần và Vương Văn Trổ (hiện nay chỉ có Trung Tá Vương Văn Trổ còn sống, định cư ở Houston - Texas) đưa QĐ4 thành một đơn vị kiêu hùng vào bậc nhất của QLVNCH. An ninh, toàn vẹn lãnh thổ trách nhiệm QK4 được bảo toàn cho đến lúc CSBV cưỡng chiếm từ QK1 đến Thủ Đô Sài Gòn. Khi có lệnh buông súng đầu hàng giặc sáng ngày 30.4.75, toàn bộ Quân Khu 4, mãi vài ngày sau mới hoàn toàn bị nhuộm đỏ sau khi 3 danh tướng anh hùng đã tuẫn tiết theo vận nước ngã nghiêng: Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam Tư Lệnh QĐ4 & QK4, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng Tư Lệnh Phó QĐ4 & QK4 và Chuẩn Tướng Trần Văn Hai Tư Lệnh SĐ7 BB. Trong khi đó 2 vị tướng anh hùng khác cũng tuẫn tiết : Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, nguyên Tư Lệnh QĐ2 & QK2, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh SĐ5 BB cùng nhiều sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ QLVNCH thà chết tuẩn tiết hơn là đầu hàng giặc. Gương sáng anh dũng Tướng chết theo thành muôn đời sau vẫn còn trong lịch sử Việt Nam.

Chính Trung Tướng Đặng Văn Quang là vị Tư Lệnh có số năm tháng trấn nhậm vùng đồng sống Cửu Long này lâu nhất và được đồng bào địa phương quý trọng nhất. Đó cũng là thời điểm QĐ4 nổi danh kiêu hùng nhất trong quân sử, QĐ4 & V4CT luôn chiến thắng nối tiếp chiến thắng làm quân thù CSBV khiếp sợ. Ngoài ra, có nhiều thành tích phát triển kinh tế nông nghiệp, ông Tướng Quang tiếp sức xây dựng được Viện Đại Học Cần Thơ, thiết lập được một Nghĩa Trang Quân Đội tầm cở, Bộ Tư Lệnh QĐ4 có nhà in riêng, xuất bản được sách báo và giúp một chiến sĩ phế binh xuất bản được tờ nhựt báo đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long. Chính Trung Tướng Đặng Văn Quang cũng là người bị chụp mũ, tố cáo tham nhũng vào bậc nhất của chế độ VNCH. có nhiều triệu đô la Mỹ gởi bí mật sang ngân hàng Thụy Sĩ cất giữ. Quả tôi nghiệp cho ông Tướng tứ bề thọ địch, có nhiều kẻ thù như CSBV, Mỹ, phe ta và những kẻ a dua. Khi tỵ nạn CS như bao người khác, Trung Tướng Quang phải đi làm thuê kiếm sống ở tiệm café Martin chuyên lo rửa ly, bồi phòng hoặc làm thợ sản xuất ly chén tại một cơ xưởng ở Montreal - Canada từ 1975, đến 1989 mới được có Visa sang định cư Hoa Kỳ do cựu Trung Tá LLĐB Dan Marvin vận động. Ông bà Tướng Quang sống trong cảnh thiếu thốn cơ hàn ở Nam Cali trong căn nhà thuê, dư luận cũng không buông tha, họ chữi bới thậm tệ trên báo chí hay các nơi công cộng nên ông Tướng không dám trường mặt ra những nơi đó. Trong lúc đó, bà Tướng phải làm dưa món, bánh quai vạc, bánh bao… đi bỏ mối kiếm sống qua ngày. Thế cũng bị thiên hạ nguyền rủa, nói rằng ông bà Tướng giàu quá vì tham nhũng, nay giả bộ che mắt thế nhân.

Cuộc đời của ông bà Tướng sống quá bi thảm ở Nam Cali, rồi qua Atlanta-Georgia còn bi đát hơn, ở trong 1 garage mướn, thiếu điện nước, nhà vệ sinh…và cuối cùng được hai vợ chồng một cặp Thiếu Tá, đàn em làm dưới quyền ông Tướng hơn 40 năm trước mời về định cư tại Sacramento và gần đây 2 ông bà Tướng vì bị mãn tính nặng nên được đưa vào một nhà dưỡng lão chờ ngày về với Chúa.

Cuộc đời bi thảm của Trung Tướng Đặng Văn Quang với bao nỗi hàm oan mà ông đã gánh chịu hơn 40 năm, nay cần được người đời phán xét lại một cách công minh và lương thiện, để đánh tan mọi sự hiểu lầm của rất nhiều người trong giới từng cầm súng chống cộng như Trung Tướng Đặng Văn Quang và người viết bài này. Danh dự của Trung Tướng Đặng Văn Quang cần phải được phục hồi trọn vẹn./.

Lời Người Viết

Chắc chắn qua một thời gian quá dài hơn 40 năm, người viết có thể nhớ sai đôi chút, nhưng quả tình người viết trình bày theo sự hiểu biết giới hạn của mình để mong lấy danh dự lại của vị tướng tài có nhiều hàm oan mà nhiều người hiểu lầm khinh ghét ra mặt. Xin nói rõ, dù tôi là đệ tử của Trung Tướng Đặng Văn Quang lúc ở Vùng 4 Chiến Thuật - Miền Tây cũng từng bị ông Tướng Quang (Tư Lệnh SĐ21 BB) ký phạt 30 ngày trọng cấm khi bỏ đơn vị Trung Đoàn 33 về trình diện đơn vị mới P.5/QĐ4 mà đến ngày nay, tôi luôn một lòng kính trọng và hình ảnh ông Tướng Quang luôn ngự trị trong trái tim tôi. Nếu quý vị thức giả có điều chi cần liên lạc, bổ chính, góp ý, sửa chữa những gì gọi là sai, xin quý vị cứ tự nhiên gới Email: tranvannga@hotmail.com, điện thoại: 916.427.6638 (nhà) và Cell: 916.519.8961. Xin đa tạ.

Trần Văn Ngà (cựu Thiếu Tá - Khóa 13 Thủ Đức)
Cựu Trưởng BanThông Tin Báo Chí QĐ4 & V4CT
Sacramento vào Đông 2008 (22.12.08)

(Trích bài hồi ký: Trang Quân Sử Cũ: Bí Ẩn Về Trung Tướng Đặng Văn Quang - Vùng 4 Chiến Thuật Kiêu Hùng)


Thiếu tướng Lê Quang Vinh tự "Ba Cụt"

Trần Nguơn Phiêu

Thiếu tướng Lê Quang Vinh tự "Ba Cụt"

Năm 2005 đã được đánh dấu bằng sự phổ biến Bạch thư về Nhân quyền của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Trong lúc hầu hết các diễn đàn dân chủ trên thế giới đều đồng loạt lên án nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay là một trong những tập đoàn độc tài, tham nhũng nhất trên thế giới, cuốn Bạch Thư thật đã là một tài liệu trơ trẽn, xấu hổ, nói cho có được, những việc không ai dại dột gì tin tưởng. Một đất nước khoe khoang có hơn 600 tờ báo nhưng không kể được có một tờ nào của tư nhân, một quốc gia không dám chấp nhận cho dân chúng tự do thực hành tín ngưỡng của các đạo giáo mà cố vỗ ngực khoe là một quốc gia tự do dân chủ bật nhất, thật không có gì có thể khôi hài hơn nữa! 

Trong những tháng cuối năm 2005, đặc biệt ở miền Nam, nhà cầm quyền Cộng sản lại phát động một phong trào đàn áp khốc liệt đối với tín đồ Phật giáo Hòa Hảo. Trong chủ trương ngăn cản việc phát huy các tôn giáo, người Cộng sản đã lấy quyết định chọn giáo phái Hòa Hảo để ra tay trước tiên vì họ nghĩ rằng Phật giáo Hòa Hảo không có uy danh quốc tế nên dễ đàn áp mà ít bị mang tiếng. Nếu thành công, họ sẽ tiếp tục tỉa dần các giáo phái khác.

Trong quá khứ, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đã nhiều lần phải gánh nhiều pháp nạn, kể cả trong thời Đệ nhất Cộng hòa dưới chánh thể của T.T. Ngô Đình Diệm. Mặc dầu trong những buổi đầu trở về Việt Nam chấp chánh, T.T. Diệm đã được sự ủng hộ mạnh mẽ của các giáo phái Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo...nhưng về sau, do những toan tính củng cố quyền hành của cố vấn Ngô Đình Nhu, ông Diệm đã quyết định dẹp bỏ các lực lượng giáo phái, giải tán Dân Xã Đảng...làm suy yếu những thành phần đã có công đối đầu từ lâu với lực lượng Việt Minh ở miền Nam.

Vốn là một nhân vật xa lạ đối với dân chúng miền Nam, không có quá trình tham dự vào cuộc chiến từ ngày xảy ra cuộc Nam bộ Kháng chiến, ông Ngô Đình Diệm đã có những đối xử làm mất hẳn lòng ủng hộ của giới nông dân miền Nam. Trường hợp T.T. Diệm đối xử với nhân vật Ba Cụt của Nghĩa Quân Cách Mạng Hòa Hảo đã khiến ông mất hẳn uy tín đối với dân chúng nông dân. Với cái nhìn của một trí thức khoa bảng quan chức miền Trung, T.T. Diệm đã không thấu hiểu được tâm trạng của một chiến sĩ như Ba Cụt, một nông dân yêu nước chân chất đã từ trong quần chúng đồng bằng Sông Cửu, quật khởi đứng lên chống đối Việt Minh đã ám hại giáo chủ thần tượng của giới nông dân Phật giáo.

Lê Quang Vinh tự Ba Cụt sanh năm 1923 tại rạch Bằng Tăng, xã Thới Long, quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ, thuộc một gia đình nông dân, đã được một người cậu tên Huỳnh Kim Hoành nuôi dạy học cho đến hết chương trình tiểu học. Lê Quang Vinh, đã phụ trách công việc đồng áng từ lúc nhỏ, nhưng khi lớn lên, đã được biết những lời giảng của Huỳnh Giáo chủ về Phật pháp và bổn phận tranh đấu chống ngoại xâm. Vinh mê thích học võ nghệ với một ông thầy Sáu Kim. Anh đã có lần bị cha quở mắng nặng vì chểnh mảng bỏ bê công việc. Anh đã dùng phãng phát cỏ, tự chặt một lóng tay và nói: “ Nếu ngón tay này mọc lại, sẽ về làm ruộng cho vui lòng tía.” Kể từ ngày đó Vinh thường được biết với tên Ba Cụt.

Thực dân Pháp trở lại tái chiếm miền Nam sau Đệ nhị Thế chiến. Năm 1945 Lê Quang Vinh, năm ấy được 21 tuổi, đã tụ họp các thanh niên ở rạch Bằng Tăng, phát động việc “Đâm Tây” giựt súng để thành lập toán võ trang địa phương đánh Pháp. Toán cảm tử quân Ba Cụt càng ngày càng bành trướng và năm 1946, được sát nhập vào Vệ Quốc Liên Đội Nguyễn Trung Trực của ông Nguyễn Giác Ngộ. Ngày 16 tháng Tư năm 1947, Việt Minh ám hại Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ tại Đốc Vàng Hạ. Việt Minh càng ngày càng gia tăng khủng bố giáo dân Hòa Hảo. Kẹt trong thế lưỡng đầu thọ địch, ông Trần Văn Soái tức Năm Lửa, ngày 18-5-1947 đã phải ký kết Hiệp định Liên quân với Cluzet, Đại tá Tư lịnh miền Tây của Pháp. Ba Cụt không tán thành Hiệp định Liên quân và kéo quân vào bưng tiếp tục kháng chiến dưới danh nghĩa mới: Nghĩa Quân Cách Mạng. Vốn là nông dân địa phương, nắm vững địa hình địa vật, bộ đội của Ba Cụt đã nhiều lần di chuyển nhanh chóng lâm trận để tiếp ứng các toán võ trang bạn bị quân đội Pháp truy nã. Ba Cụt đã tỏ ra là một chỉ huy gan dạ, luôn luôn sát cánh với đồng đội, nhiều mưu lược nên đã được tôn vinh, kính nể. Những lần đụng độ với các chi đội Việt Minh, các chiến sĩ kháng chiến Hòa Hảo đã cang cường đương đầu với bộ đội của Nguyễn Bình nên thanh thế càng ngày càng tăng.

Trong vùng người viết bài đã ở trước kia đã có một lần các toán võ trang Việt Minh định xâm nhập vùng trú quân Hòa Hảo. Vào thời đó, các kháng chiến quân Hòa Hảo đã áp dụng chiến thuật đóng chốt với các toán võ trang quyết tử đóng rải rác ở các vị trí hiểm yếu, khiến trận mạc này kéo dài từ sáng đến tối rồi cuối cùng Việt Minh đã phải thảm bại rút lui. 

Những ai có cơ hội theo dõi được hậu trường các hoạt động Hòa Hảo đều biết rằng Ba Cụt trong nhiều dịp, đã bí mật đến gặp Năm Lửa xin yểm trợ khí giới để tiếp tục chiến đấu. Ngay cả chính bộ phận võ trang của Ba Cụt cũng đã có đến năm lần đồng ý hợp tác với quân đội Pháp, gọi là năm lần liên quân để mong tạm giảm sức bị ép giữa Việt Minh và quân Pháp. Lần đầu tiên, muốn tiếp xúc với Ba Cụt, Pháp cũng đã nhờ đến ông Nguyễn Ngọc Thơ, lúc ấy là Tỉnh trưởng Long Xuyên. Ông Thơ, qua lời khuyên của ông Nguyễn Văn Tâm đã giúp cho Savany, Phòng Nhì Pháp gặp Ba Cụt ở vàm Lai Vung. Ba Cụt theo thỏa hiệp, về đóng quân ở Nha Mân (Sa Đéc) trong độ ba tháng, nhưng rồi cũng rút quân vào khu Trung An. Năm lần liên quân với Pháp nhưng cả năm lần, Ba Cụt là người hiếu động, không muốn đóng quân một nơi cố định, chờ Việt minh đến tấn công và cũng vì Ba Cụt không bao giờ tin tưởng người Pháp nên đã năm lần kéo quân trở ra khu. Tuy Pháp đã nhiều phen bực tức nhưng vẫn phải tiếp nhận mỗi khi Ba Cụt về hợp tác. Mỗi lần trở về, quân của Ba Cụt lại được tăng thêm võ khí mới. Pháp cũng nghi ngờ có sự âm mưu qua lại giữa Ba Cụt và ông Năm Lửa nhưng họ không nắm được chứng cớ cụ thể nên phải làm ngơ. Vì vậy Ba Cụt đã được người Pháp gán cho biệt danh đứa con bất trị của Phật giáo Hòa Hảo”(L'enfant terrible des Hoa Hao).

Sau khi nhờ quân đội dẹp được lực lượng võ trang Bình Xuyên của Bảy Viễn ở Sài Gòn-Chợ Lớn và Rừng Sát, ông Ngô Đình Diệm đã xoay qua chỉ thị tiếp tục thanh toán các lực lượng Hòa Hảo. Đại tá Dương văn Đức đã phối hợp Hải, Lục, Không quân trong chiến dịch Đinh Tiên Hoàng đợt I từ 23-5-1955 đến 12-8-1955 và đợt II từ 29-9- 1955 đến cuối tháng 12 năm 1955 nhưng đã không đạt được kết quả đáng kể. Tướng Dương Văn Minh sau đó đã được chỉ định để nắm quyền chỉ huy Chiến dịch Nguyễn Huệ từ 1-1-1956 đến 31-5-1956. Để có được cơ hội tiếp xúc với Ba Cụt, ông Ngô Đình Diệm - theo đề nghị của ông Dương Văn Minh (?) - đồng ý nhờ ông Nguyễn Ngọc Thơ lúc ấy đang làm Đại sứ ở Nhật, trở về tìm cách tiếp xúc với Ba Cụt. Ông Nguyễn Ngọc Thơ nguyên gốc Long Xuyên, là một công chức cao cấp từng làm Tỉnh trưởng ở tỉnh này đã có nhiều công trình khuếch trương cho tỉnh nhà và có nhiều liên hệ với dân chúng ở đây. Ba Cụt như đã nói ở phần trên, đã lớn khôn nhờ được người cậu Huỳnh Kim Hoành nuôi dưỡng nên ông Thơ đã nhờ người cậu này làm môi giới để gặp được Ba Cụt.

Vì lòng kính nể người cậu đã nuôi dưỡng mình và cũng vì ý thức được nước nhà nay đã thâu hồi độc lập sau Hiệp định Genève, Lê Quang Vinh đã đồng ý gặp ông Nguyễn Ngọc Thơ mà lúc nào Ba Cụt cũng kính nể gọi là ông Đại sứ, ở Thường Phước thuộc quận Hồng Ngự, ven biên giới Việt Miên. Lần tiếp xúc đầu tiên ngày 29-2- 1956 ở Cồn Tảo trên sông Mékông về phía bắc quận Tân Châu. Lần tiếp xúc thứ nhì vào ngày 4-4-1956, Ba Cụt đã đưa cho ông Nguyễn Ngọc Thơ những đề nghị cần được thỏa thuận để đem kháng chiến quân dưới quyền về gia nhập tổ chức quân đội. Hình ảnh cuộc gặp mặt này đã được ghi lại và ông Thơ đã cho Ba Cụt biết các yêu cầu của Ba Cụt có thể giải quyết được, ngoại trừ lời yêu cầu xin vinh thăng cấp tướng cho Ba Cụt thì ông Thơ phải về trình lại T.T. Diệm. Có thể coi hai lần gặp gỡ nầy chỉ là những tiếp xúc thăm dò giữa hai cá nhân, để tìm hiểu nguyện vọng, không phải là những cuộc họp chính thức, có biên bản. Việc thương lượng như vậy là vẫn còn trong tình trạng cần phải tiếp diễn trong tương lai, hay đây chỉ là những mưu mô có tính toán của Ngô Đình Nhu để nhử cho Ba Cụt xuất đầu lộ diện?.

Việc Ba Cụt yêu cầu được chấp nhận vinh thăng cấp tướng, theo kinh nghiệm, đã không phải là một chuyện động trời, không thể giải quyết vào thời buổi các thập niên 1940-1950. Thực dân Pháp đã từng chấp nhận phong ông Năm Lửa làm tướng mặc dầu là tướng một sao. Bảy Viễn cũng là một tướng Bình Xuyên. Chính quyền T.T. Ngô Đình Diệm cũng đã phong tướng cho ông Trịnh Minh Thế, khi tướng Thế đem toán quân Cao Đài gia nhập quân đội quốc gia. Lê Quang Vinh tức Ba Cụt đã chánh thức là Trung tá Trừ bị của Quân đội Quốc Gia do Sắc lịnh số 7/QP ngày 14-7-1954 (S.L. có đăng trên Công Báo) và mang lon Đại tá Giả định, Chỉ huy trưởng Trung đoàn 6 Khinh Binh. Cũng như Trịnh Minh Thế trong giáo phái Cao Đài, Lê Quang Vinh, trong giáo phái Hòa Hảo, là người đã có công chống Pháp, chống Việt Minh kể từ khi khởi đầu cuộc kháng chiến Nam Bộ từ ngày 23 tháng 9 năm 1945. Trong hầu hết các binh chủng trên thế giới, trong giới quân nhân, những vị xuất thân từ cấp dưới lên đến cấp tướng, thường được coi là những người can trường, những cấp chỉ huy giỏi vì đã có nhiều kinh nghiệm chiến trường. Quân đội Pháp rất quý trọng loại sĩ quan này, xuất thân từ cấp dưới lên (Officiers sortis des rangs), không xuất thân từ các quân trường danh tiếng.

Trong khi còn trong vòng chờ đợi cuộc tiếp xúc thương thảo tiếp theo với ông Nguyễn Ngọc Thơ, sáng sớm ngày 13 tháng Tư năm 1956, tại Chắc Cà Đao, Lê Quang Vinh và một toán võ trang đã bị một đội Tình báo Bảo an phục kích bắt. Ba Cụt trong tinh thần đi ra để tiếp xúc điều đình đã ra lịnh cho toán hộ vệ võ trang không nổ súng kháng cự. Theo một nguồn tin xuất phát từ bà vợ thứ của Ba Cụt (bà C.T.N.), Lê Quang Vinh sau hai lần gặp gỡ nhưng chờ không thấy kết quả với ông Nguyễn Ngọc Thơ, đã có ý định và đã có những liên lạc để xin ra gặp tướng Dương Văn Minh. Lê Quang Vinh nghĩ rằng giữa người chiến sĩ với nhau, việc tiếp xúc với tướng Minh sẽ có nhiều ý nghĩa hơn.(Cho đến nay, khi thuật lại nguồn tin này, người viết bài rất tiếc chưa có được dịp gặp trở lại bà C.T.N. để xác tín về tin này).

Những diễn tiến sau ngày Lê Quang Vinh bị bắt đã được các báo chí thời bấy giờ tường thuật, nhưng trong chính thể nhà Ngô, phóng viên không thể viết tất cả các điều cần phải nói. May thay có được ký giả Anh Thành, một trong những nhà báo đã có công lưu giữ nhiều tài liệu về 3 phiên tòa xử Ba Cụt. Nhìn trở lại các thủ tục truy tố Lê Quang Vinh, có những điểm chính yếu cần nêu trở lại để thấy rõ những đều bất ổn trong ba phen tòa của vụ xử án đưa đến tử hình này. Ông Nguyễn Ngọc Thơ, nhân vật quan trọng đã đi gặp Ba Cụt hai lần, lại không hề thấy được tòa án gọi ra tòa làm nhân chứng!

- Phiên tòa thứ Nhất: Ngày 11-6-1956 Tòa sơ thẩm Đại hình nhóm tại Cần Thơ để xử riêng Ba Cụt và tuyên án tử hình. Ba Cụt bị cáo là tòng phạm trong nhiều vụ ám sát, như trong vụ bị cha vợ của Huỳnh Văn Y đứng đơn thưa là Huỳnh Văn Y bị giết vì không chịu đóng thuế cho bộ đội Ba Cụt. Ông chưởng lý buộc tội: ...Đại đội 21 của anh thường bắt buộc người ta. Ba Cụt đã trả lời: “...chiến sĩ tôi hoạt động bí mật, phân tán đóng quân, tôi làm sao kiểm soát hết được cấp dưới...”

Luật sư Phạm Ngọc Thu đã nêu 2 yếu tố pháp lý: Tòng phạm bị tội là phải có nhúng tay vào, chớ thụ động thì không tội. Làm sao kết tội là Ba Cụt đã có thỏa thuận với chánh phạm trong 8 vụ vì không có tên chánh phạm nào đả bị bắt, không có lời cung khai hay có thể đối chất với chánh phạm. Không có một bằng chứng cụ thể nào nói rằng Ba Cụt đã có nhúng tay vào những vụ cố sát, đốt nhà để buộc tội Ba Cụt tòng phạm. Tòa chỉ có tài liệu giấy tờ và chỉ suy luận theo giấy tờ mà thôi!

Tưởng cũng nên kể thêm những phút khôi hài trong phiên tòa xử án. Ba Cụt nói: Đã không bắt được thủ phạm giết người, không biết thủ phạm là ai, tại sao lại nói chúng nó là người của Ba Cụt? Ông chánh án: Nhưng người ta thấy rõ những kẻ ấy mặc đồ đen. Ba Cụt đưa tay lên trời: Nếu mặc đồ đen mà đi làm bậy rồi căn cứ vào bộ đồ đen đó nói là người của Ba Cụt, thì chết tôi rồi, ở thôn quê mà không mặc đồ đen chớ mặc đồ gì?”

- Phiên tòa thứ Hai: Ngày 26-6-1956 tức là chỉ 15 ngày sau, tòa Thượng thẩm Đại hình đáng lý ra phải được diễn ra ở trụ sở cố định là Sài Gòn như từ bao nhiêu năm trước kia, lại được tổ chức lần đầu tiên trong lịch sử pháp đình Việt Nam ở Cần Thơ. Tổng thống Ngô Đình Diệm đã phải ký Dụ số 33 ngày 14-6-1956 để tòa được nhóm ngoài trụ sở. Dụ này đã được ký chỉ 3 ngày sau khi tòa sơ thẩm Đại hình kết án tử hình Ba Cụt ngày 11-6-1956 và sau khi Ba Cụt đã kháng cáo. Dụ số 33 chưa kịp đăng vào Công báo mà ông Tổng trưởng Tư pháp đã ký sửa thành phần của tòa. Luật sư Vương Quang Nhường đã nêu việc pháp lý này để xin tuyên bố phiên tòa là bất hợp pháp nhưng phiên tòa vẫn cứ được tiếp tục để tuyên bố y án tử hình cho Ba Cụt.

- Phiên tòa thứ Ba: Đây là phiên tòa Quân sự Đặc biệt ngày 3-7-1956, chỉ có 7 ngày sau phiên tòa Thượng thẩm đã xử Ba Cụt bị án tử hình. Nay Tòa Quân sự được tổ chức để gia thêm một án tử hình thứ hai cho Ba Cụt trên danh nghĩa là Trung tá Trừ bị, Chỉ huy Trung đoàn 6 Khinh Binh. Bản án tòa Quân sự là loại án được đem ra thi hành ngay, không có thủ tục kháng cáo. Chiều ngày 4-7-1956 phiên tòa này đã gán một án tử hình thứ hai cho Ba Cụt.

Ba phiên tòa liên tiếp nhóm trong vòng chỉ có 23 ngày, dồn dập, gấp rút tuyên hai án tử hình cho một tội nhân, bất chấp những lời phản kháng của các luật sư, đã nói lên chủ tâm của chánh quyền Ngô Đình Diệm muốn giết Ba Cụt càng nhanh càng tốt. 

Lê Quang Vinh chẳng những đã bị xử như một quân nhân phiến loạn mà còn được gán cho tội danh chánh là cướp bóc tài sản, bạo hành dân chúng. Ba Cụt đã nói trước tòa: “...Tôi nhìn nhận đã từng đụng chạm với quân đội vì chưa hiểu rõ lập trường của chánh phủ như thế nào..., còn buộc tội tôi phản quốc chống lại quốc gia Việt Nam thì tôi nhất định không nhận...Nói tôi giết người cướp của thì xin quý Tòa nhớ giùm: tôi không có nhà lầu, xe hơi, tiền gởi ở nhà băng. Nhà cửa của tôi là bưng biền, sự nghiệp tôi chỉ là một chiếc nóp mà thôi!”

Việc bất thường trong diễn tiến các bản án là kể từ ngày bị bắt (13-4-1956) cho đến ngày bị hành hình (13-7-1956) , kể cả các thủ tục kháng cáo, thời gian để định đoạt một mạng người, chỉ vỏn vẹn có ba tháng, một thời gian kỷ lục quá ngắn trong lịch sử pháp đình ở miền Nam, không đếm xỉa đến các lời phản kháng chánh thức của các luật sư Lê Ngọc Chấn, Đinh Xuân Các, Phạm Ngọc Thu và Vương Quang Nhường. Một phiên tòa Quân sự xử chung thẩm cũng đã được tổ chức để ra thêm một án tử hình thứ Hai!

Quyết định tối hậu về mạng sống của Ba Cụt đến lúc chót này ở trong tay ông Ngô Đình Diệm. Với tư cách một Tổng Thống, ông Diệm là người có quyết định cứu xét đơn thỉnh cầu ân xá của tội nhân. Trong một cuộc phỏng vấn được thâu hình và phát thanh do đài Sai Gòn TV ở California, ông Lâm Lễ Trinh có cho biết là ông đã tình cờ chứng kiến được việc ông Ngô Đình Nhu vào trình lên ông Diệm, thơ can thiệp của Đại sứ Anh quốc ở Việt Nam, đề nghị xin nên ân xá Ba Cụt.

Tuy là một tín đồ đạo Gia Tô, một trong những tôn giáo lớn trên thế giới với những lời thuyết giảng về tình thương và tôn trọng sự sống, ông Ngô Đình Diệm đã ký sắc lịnh số 98-TP ngày 8-7-1956, không ân xá cho Lê Quang Vinh!

Là một quân nhân có cấp bậc chánh thức là Trung Tá trong quân đội Việt Nam, Lê Quang Vinh xin được xử bắn ở pháp trường. Nhưng lời yêu cầu được chết trong danh dự này của một sĩ quan cũng không được chấp thuận! Cái máy chém của thực dân Pháp sử dụng trong thời Pháp thuộc đã được đao phủ thủ là Đội Phước lau chùi, đem từ Sài Gòn xuống Cần Thơ để xử trảm Ba Cụt. 

Sau khi đã bị chặt đầu, thi thể Lê Quang Vinh đã không được trao trả cho thân nhân chôn cất. Xác của người quân nhân áo vải Nam Bộ này hình như đã bị chặt thành nhiều đoạn và phân tán ở những nơi bí mật nào đó, một việc làm tàn ác, bất nhân, trái với đạo lý và văn hóa dân tộc Việt.

Nhân dịp nói đến cái máy chém (Guillotine) của thực dân Pháp đã dùng ngày trước trong vụ xử án 13 liệt sĩ Yên Báy và để đe dọa các nhà cách mạng Việt Nam chống Pháp, người viết bài đã thực sự chán chê mỗi khi đọc hay tiếp xúc với các người làm văn hóa miền Bắc và nghe họ lải nhải câu: Ngô Đình Diệm đã “lê máy chém” đi khắp các vùng chiến thuật để triệt tiêu cán bộ Cộng sản nằm vùng. Cầu mong sao trong các chứng nhân có liên hệ đến ngành Tư Pháp ở miền Nam trước 1975, hãy lên tiếng chánh thức, để cho biết cái máy chém ở khám Lớn Sài Gòn củ, đã được “lê đi”sử dụng bao nhiêu lần, sau phiên xử Ba Cụt?

Một bản án đưa đến xử tử hình một tội nhân trong thời gian vỏn vẹn trong vòng ba tháng, cộng thêm việc từ chối đơn xin ân xá án, đã chứng tỏ ông Ngô Đình Diệm dứt khoát muốn loại trừ bộ phận võ trang Hòa Hảo dưới sự chỉ huy của Ba Cụt, một người đã bắt đầu cuộc kháng chiến từ ngày thực dân Pháp trở lại thôn tính Việt Nam sau Đệ nhị Thế chiến. Kể về thành tích chiến đấu, khó có thể kể được một sĩ quan Việt nào có thể tự hào vỗ ngực đã có thành tích chỉ huy đương đầu với quân đội Pháp, bộ đội Việt Minh và cả...quân đội Quốc gia! Chỉ có Ba Cụt mới làm được việc đó thôi, nhưng Ba Cụt đã nói thêm trước tòa án: sở dĩ phải đụng chạm với quân đội quốc gia là vì tôi ở trong cái thế kẹt tứ phía, chớ mỗi lần đụng độ như vậy, tôi hết sức đau lòng. Bởi vì tôi nghĩ rằng một ngày nào đây, tôi cũng trở về với quân đội quốc gia.

Điều động cả một ông Đại sứ Nguyễn Ngọc Thơ đang công cán ở ngoại quốc về để tìm cách chiêu dụ Ba Cụt ra hàng, nhưng đã hành sử không trong sáng, cạn tàu ráo máng với một người đã góp nhiều công trong việc đương đầu với Việt Minh, với quân đội Pháp, một chiến sĩ gốc nông dân nhưng đã giữ vững được ba khu vực quân sự: khu Thốt Nốt Cờ Đỏ (Đồn điền Mazin), khu Đồng Tháp Mười và khu rừng tràm Long Châu Hà, ông Ngô Đình Diệm đã thật sự đánh mất lòng tin tưởng của người đồng bằng Sông Cữu.

Nhiều việc làm về sau lại làm cho giáo dân Hòa Hảo đinh ninh thêm, gán cho ông Ngô Đình Diệm là người thất tín vì đã thủ tiêu hoặc trù đập sau này những nhân vật từng có công ủng hộ ông, khi ông trở về nước làm Thủ tướng năm 1955 như các ông Nguyễn Bảo Toàn, Nhị Lang, Vũ Tam Anh, Hồ Hán Sơn, Trần Văn Ân, Nguyễn Thành Phương....Đặc biệt ông Nguyễn Bảo Toàn, một nhà ái quốc đã từng bôn ba tranh đấu thời thực dân Pháp, tuy ông không phải thuộc giáo dân Hòa Hảo nhưng đã được Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ tín nhiệm trong chức vụ Tổng Bí Thơ đầu tiên của Dân Xã Đảng. Mật vụ của Ngô Đình Nhu đã bí mật bắt Nguyễn Bảo Toàn, bỏ vào bao bố, cột vào trụ xi măng và xô nhận chìm thân xác ở sông Nhà Bè. Khi Bảo Đại từ Cannes gởi liên tiếp hai công điện ngày 28-4 và 30-4-1955 để triệu hồi”Ngô Đình Diệm, ông Diệm đã không tuân hành, chính nhờ có Hội nghị các 18 Chính đảng và 29 Nhân sĩ miền Nam ngày 29-4-1955 do Nguyễn Bảo Toàn chủ tọa đã đưa đến Quyết định: Truất phế Bảo Đại, giải tán chánh phủ Diệm và ủy nhiệm Ngô Đình Diệm thành lập Chánh phủ Cách Mạng Lâm Thời, tổ chức tổng tuyển cử. Ông Diệm về sau đã trở thành Tổng Thống, chế độ Cộng Hòa đã được thành hình phần lớn là do Hội nghị ủng hộ ông Diệm này, do Nguyễn Bảo Toàn chủ tọa.

Vì e ngại uy tín có thể lấn lướt của Nguyễn Bảo Toàn nên Ngô Đình Nhu đã nhẫn tâm bí mật thủ tiêu người đã giúp thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa ở miền Nam. Cũng tại khúc sông Nhà Bè này, vào khoảng tháng 10 năm 1962, các thủ hạ thân tín của Ngô Đình Nhu như Đào Quang Hiển, cũng đã lập lại việc thủ tiêu tàn ác tương tự, với 4 cán bộ cao cấp của bộ tham mưu Tổ Đình Hòa Hảo được phái lên Sài Gòn để tham dự một phiên họp. Phái đoàn cùng đi chung trong một xe Ford Vedette số NBI-010 của Đức Ông Huỳnh Công Bộ và đã bị mất tích. Bà dân biểu Hòa Hảo Long Xuyên đương thời là Nguyễn Kim Anh đã đến gặp Ngô Đình Nhu để nhờ điều tra tông tích các cán bộ Hòa Hảo mất tích, không đến Sài Gòn họp. Ngô Đình Nhu đã ỡm ờ hứa sẽ chỉ thị cho điều tra sự việc. Bà Kim Anh sau đó đã đến gặp các chức sắc Tổng Nha Cảnh Sát ở đường Nguyễn Trãi. Nơi đây cũng cho biết là việc điều tra chưa đưa đến kết quả nào. Khi ra về, đứng chờ xe trước cửa Tổng Nha, tình cờ bà chợt nhận dạng ra chiếc xe Vedette của phái đoàn Hòa Hảo đã dùng, đang chở nhân viên cảnh sát ra cổng, có lẽ là để đi ăn trưa! (Người viết bài có được tài liệu về việc này, do bà Nguyễn Kim Anh chính thức thuật lại). Việc phát giác này về sau đã đưa đến phiên xử trước tòa án Đại hình Sài Gòn các tay sát nhân, sau khi nhà Ngô bị đảo chánh. Các thủ phạm này thú nhận đã thi hành chỉ thị của Ngô Đình Nhu. Khưu Văn Hai và các bị can đã khai là Đào Quang Hiển đã ra lịnh cho họ thủ tiêu các cán bộ Hòa Hảo. Họ đã siết cổ, cột xác vào trụ xi măng và quăng giữa sông Nhà Bè. Đại tá Tổng Giám đốc Cảnh sát Nguyễn Văn Y đã vào tù trong vụ án này.

Trong việc xử án Ba Cụt, việc cố tình thủ tiêu đối thủ của các ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu đã quá rõ ràng. Các nhà viết sử trong tương lai cũng nên truy tìm xem những ai ở hậu trường trong ngành Tư pháp vào thời buổi này, đã bày mưu đặt kế để các thủ tục pháp lý có thể đưa đến xử một án tử hình gấp rút trong ba phiên tòa liên tiếp trong vòng 23 ngày? Không cần phải suy luận dông dài: Đây là một cố tình chánh trị, dứt khoát thủ tiêu một chướng ngại trong tương lai cho quyền lực của Ngô triều. Thái độ đó có lẽ sau này cũng đã được những người lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm suy nghiệm lại, đưa đến quyết định cuối cùng là cái chết thê thảm của hai ông Diệm và Nhu?

Ngày 13 tháng 7 năm 1964, một Lễ Kỷ niệm 18 năm Ba Cụt bị bức tử đã được long trọng tổ chức ở Thốt Nốt với sự tham dự của hơn năm ngàn chiến sĩ Dân Xã Đảng. Đại diện Chánh phủ có Tổng trưởng Nội vụ, Thiếu tướng Lâm Văn Phát và Tổng trưởng Thông tin ông Phạm Thái. Một Kiến nghị xin hủy bỏ các bản án, phục hồi công quyền và phục chức của Lê Quang Vinh đã được trình lên Chánh phủ nhưng Ba Cụt đã đi vào cõi vĩnh hằng!

Cái chết đáng thương tâm của Lê Quang Vinh chỉ là một trong những pháp nạn trong những pháp nạn to lớn khác của Phật giáo Hòa Hảo. Dưới các chánh thể từ thời thực dân Pháp chiếm đóng cho đến thời Xã hội Chủ nghĩa, một giáo phái Phật giáo bình dân, đề cao Tứ Ân, khuyên dạy giáo hữu giác ngộ làm lành, lánh dữ, lại phải nhiều phen bị điêu đứng vì các thế lực chánh trị muốn lôi kéo, lợi dụng khối tín đồ trên mấy triệu người này. Trớ trêu nhất là chánh quyền hiện hữu, một chánh quyền luôn luôn vỗ ngực tự xưng là chánh quyền nhân dân, lại là chánh quyền đã đàn áp quyết liệt nhất, dã man nhất một giáo phái Phật giáo nhân dân, một giáo phái đã uyển chuyển gia nhập vào đời sống nhà nông miền Nam. Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, trong tình thương từ bi người nông dân chất phác Nam bộ, đã thuyết giảng gầy dựng ở địa linh Sông Cữu, một nền Phật giáo thời đại, không chủ trương xây chùa hay đúc tượng, không hệ thống tăng ni, không chuông mõ..., một hình thái Phật giáo phát xuất từ nhân dân đi lên, đáp ứng được nhu cầu tâm linh của giới bình dân chưa có đủ trình độ để thông hiểu thiên kinh vạn quyển của nhà Phật.

Ba Cụt, một nông dân, được giáo huấn trong tinh thần Phật giáo Hòa Hảo, với những công trạng và thành tích chiến đấu can trường, một quân nhân đã giữ vững phẩm cách một người chiến sĩ cho đến giờ phút chót trước khi bị hành quyết, thật đáng được vinh danh là Tướng Lê Quang Vinh, một cấp bậc mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã không đồng ý ban cấp mặc dầu ông đã đặc cách phong Tướng cho Trịnh Minh Thế của Liên Minh Cao Đài. Tướng Trịnh Minh Thế, người hùng của hai chiến khu Bù Lu và Núi Bà Đen đã vinh quang tử trận tại dốc cầu Tân Thuận vào ngày 3 tháng 5 năm 1955. Những ai từng để công nghiên cứu về Kháng chiến Nam Bộ đều biết: Trịnh Minh Thế và Ba Cụt là hai chiến sĩ đã từng hỗ trợ cho nhau trong cuộc chiến về mặt huấn luyện, vũ khí, phối hợp chiến thuật... So với tư cách một vài trường hợp của những vị tướng khác, những vị tướng trong hàng trí thức, xuất thân từ những trường võ bị, nhưng vị thì chết vì thượng mã phong, hay vị thì chỉ được biết vì thành tích đoạt người yêu của thuộc cấp hoặc cướp vợ của bạn, thì Lê Quang Vinh, xét cho cùng, quả thật xứng đáng được vinh danh là một Tướng, một loạn tướng anh hùng. 


Houston, Texas, 20/10/2005


1923 - 13 tháng 7, 1956 (33 tuổi)

Tiểu sử
Nơi sinh Ô Môn, Cần Thơ, Đông Dương thuộc Pháp
Nơi mất Cần Thơ, Việt Nam Cộng hòa
Binh nghiệp
Thuộc Quân đội giáo phái Hòa Hảo
Flag of South Vietnam.svg Quân đội Quốc gia Việt Nam
Năm tại ngũ 1945-1956
Cấp bậc Thiếu tướng
Chỉ huy Quân đội giáo phái Hòa Hảo
Flag of South Vietnam.svg Quân đội Quốc gia Việt Nam
Tham chiến Chiến tranh Đông Dương

Ba Cụt (1923-1956) là biệt danh của một thủ lĩnh quân sự của giáo phái Hòa Hảo chống lại chính quyền thực dân Pháp và Việt Minh vào những năm cuối thập niên 1940 và đầu thập niên 1950. Ông cũng là một trong những thủ lĩnh ly khai của Hòa Hảo chống lại chính quyền Thủ tướng Ngô Đình Diệm và Quân đội Quốc gia Việt Nam vào những năm 1954-1956, sau đó bị bắt sống và bị xử tử.

Thời niên thiếu

Ông tên thật Lê Quang Vinh, sinh năm 1923 tại rạch Bằng Tăng, xã Thới Long, quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ[1], trong một gia đình nông dân khá giả. Tuy nhiên, từ thuở nhỏ ông sống ở làng Chắc Cà Đao, huyện Châu Thành, tỉnh Long Xuyên (nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh An Giang). Ông được một người cậu tên Huỳnh Kim Hoành nuôi dạy học cho đến hết chương trình tiểu học. Đồng thời, ông cũng thụ giáo võ nghệ với một võ sư tên là Sáu Kim.

Sớm ảnh hưởng bởi hoạt động truyền đại của giáo chủ Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ, Lê Quang Vinh gia nhập đạo vào năm 1939, khi mới vừa 16 tuổi. Tính tình cứng rắn, ngang tàng và cuồng nhiệt, ông đã để tóc dài để trọn đời theo đạo, đồng thời tự chặt đứt một ngón tay của mình để khước từ nguyện vọng của cha mình muốn ông trở về làm ruộng[2]. Từ đó ông có biệt danh là Ba Cụt.
Thủ lĩnh quân sự Hòa Hảo

Khi lực lượng Việt Minh khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước, thì ở tại miền Nam, lực lượng của họ không đủ sức kiểm soát toàn bộ tình hình. Nhiều nhóm vũ trang không Cộng sản tự thành lập và đứng dưới danh nghĩa của các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, và giang hồ Bình Xuyên. Ba Cụt cũng tập hợp lực lượng của mình cát cứ vùng Ô Môn. Khi Pháp tái chiếm Nam Bộ, dưới sự kêu gọi của Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, nhóm vũ trang của Ba Cụt sát nhập về danh nghĩa với lực lượng Vệ Quốc Liên Đội Nguyễn Trung Trực do Nguyễn Giác Ngộ làm chỉ huy trưởng và đặt dưới quyền tổng chỉ huy các lực lượng quân sự Hòa Hảo của Trần Văn Soái. Tuy nhiên, về thực tế, lực lượng của Ba Cụt hoạt động hoàn toàn độc lập với các nhóm vũ trang Hòa Hảo khác.

Đặc biệt là từ sau khi Giáo chủ mất tích, các lực lượng quân sự Hòa Hảo phân hóa thành 4 nhóm cát cứ chính gồm nhóm Năm Lửa, với tổng hành dinh ở Cái Vồn, Cần Thơ; nhóm Hai Ngoán với tổng hành dinh ở Cái Dầu, Châu Ðốc; nhóm Nguyễn Giác Ngộ với tổng hành dinh ở Chợ Mới, Long Xuyên. Riêng nhóm Ba Cụt đóng tổng hành dinh đặt ở Thốt Nốt, Long Xuyên.

Ngày 18 tháng 5 năm 1947, nhân danh Tổng chỉ huy các lực lượng quân sự Hòa Hảo Trần Văn Soái đã ký kết Hiệp định Liên quân với Đại tá Cluzet, Tư lệnh Phân khu Tây Nam Bộ của Pháp, với những cam kết lực lượng quân sự của giáo phái Hòa Hảo sẽ được quân đội Pháp hậu thuẫn và như là Lực lượng Bổ sung (Suppletif Forces) để chống Việt Minh. Ba Cụt không tán thành Hiệp định này và tiếp tục chỉ huy lực lượng của mình tiếp tục chống Pháp và Việt Minh với tên gọi mới là Nghĩa Quân Cách Mạng.

Được xem là một tín đồ cuồng tín theo kiểu Rasputin"[4], Ba Cụt cai trị dân chúng trong vùng cát cứ của mình rất cứng rắn. Nhà báo Pháp Bernard B. Fall nhận xét Ba Cụt "đối xử tàn ác lạ thường và không có ý thức nhiệm vụ công cộng"[5]. Nhà báo Mỹ Joseph Alsop thì cho rằng Ba Cụt là một kẻ hiếu chiến ("war-drunk")[6]. Ba Cụt còn được cho là đã phát minh ra một kiểu tra tấn bằng cách đóng một chiếc đinh thép vào tai của nạn nhân[7], một trong những cách thường dùng của Ba Cụt đối với dân làng và nhà giàu để "vận động" đóng góp cho đội quân của ông[8].

Ba Cụt quy cho Việt Minh đã ám sát Giáo chủ Huỳnh, vì vậy ông chủ trương không khoan nhượng với Việt Minh. Với tính cách can đảm, liều lĩnh, thông thạo địa phương, Ba Cụt chỉ huy hoạt động du kích gây nhiều khó khăn cho cả Pháp lẫn Việt Minh. Không những thế, ông còn va chạm với các nhóm quân phiệt Hòa Hảo khác có chủ trương hợp tác với Pháp để tiêu diệt Việt Minh. Thậm chí vào năm 1950, ông từng có một trận giao tranh khốc liệt với vị chỉ huy cũ của mình là Nguyễn Giác Ngộ tại vùng Chợ Mới[9].

Đứa con bất trị của Hòa Hảo

Vào lúc đó, Pháp đã ở trong trạng thái tài chính tai hại sau Thế chiến thứ hai và đã gặp nhiều khó khăn trong nỗ lực của mình để tái lập kiểm soát thuộc địa Đông Dương[10]. Về quân số, họ thiếu nhân sự cho các đội quân để có thể kiểm soát lãnh thổ. Chính vì vậy, họ nhìn nhận các quân phiệt cát cứ như những đồng minh có thể thu nhận trong trận chiến chống Việt Minh. Người Pháp đã thực hiện chính sách cung cấp viện trợ vật chất để trang bị cho những đội quân cát cứ này như những lực lượng bổ sung (Suppletif Forces) để ngăn chặn sự bành trướng của những người Cộng sản.

Người Pháp lần lượt thành công với nhóm Bảy Viễn, Léon Leroy[11], các quân phiệt Cao Đài, Hòa Hảo. Ba Cụt cũng nằm trong số đó. Có 5 lần, Ba Cụt chấp nhận hợp tác trên danh nghĩa liên quân với quân Pháp để tiếp tục chống Việt Minh. Nhưng cả 5 lần, sau khi được quân Pháp tiếp viện thêm vũ khí, củng cố lực lượng, Ba Cụt đều kéo quân về vùng cát cứ tiếp tục chống cả Pháp cả Việt Minh. Vì vậy Ba Cụt đã được người Pháp gán cho biệt danh "đứa con bất trị của Hòa Hảo” (L'enfant terrible des Hoa Hao)[5][12].

Tuy cho rằng Ba Cụt là người gian trá và không đáng tin cậy, người Pháp vẫn tiếp tục chấp nhận Ba Cụt[13]. Các quân phiệt khác dù cũng chống Việt Minh và cũng nhận được nguồn cung cấp từ Pháp, nhưng hầu hết họ chú ý nhiều vào việc củng cố thế lực và lơ là trong việc phối hợp chống Việt Minh[14]. Vì vậy, dù Ba Cụt khét tiếng với sự tàn bạo và tráo trở, ông vẫn được người Pháp xem là người chống Việt Minh tích cực nhất trong các thủ lĩnh Hòa Hảo[9]. Ngày 20 tháng 8 năm 1950, khi về hợp tác với người Pháp lần thứ tư, Ba Cụt được người Pháp gắn lon Thiếu tá[15]

Một trong những chiến tích đáng chú ý nhất của Ba Cụt là việc hỗ trợ người Pháp kiểm soát vùng châu thổ xung quanh Mỹ Tho vào giữa năm 1953. Tuy vậy, Pháp đã quyết định chuyển dần việc kiểm soát cho đồng minh thân cận nhất của mình: Quân đội Quốc gia Việt Nam. Khi nhận ra người Pháp đang cố gắng làm giảm ảnh hưởng của mình, căng thẳng của Ba Cụt với người Pháp tăng lên. Ngày 25 tháng 6, Ba Cụt ra lệnh cho đội quân của mình san bằng và rút khỏi các căn cứ hỗ trợ cho người Pháp để về căn cứ của mình ở Châu Đốc, mang theo toàn bộ vũ khí mà người Pháp đã cung cấp cho họ[14][16]. Kết quả là sức mạnh người Pháp ở vùng này bị suy yếu đi đáng kể và Việt Minh đã hưởng lợi nhiều nhất trong sự tan vỡ liên minh này[17]. Chính vì vậy, nhằm xoa dịu Ba Cụt, ngày 1 tháng 12 năm 1953, sau khi Ba Cụt về hợp tác lần thứ 5, ông được người Pháp gắn lon Đại tá[15].
Chống đối Ngô Đình Diệm

Tháng 5 năm 1954, Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ. Tháng 7 năm 1954, Hội nghị Geneva về chấm dứt chiến tranh tại Đông Dương đã quy định 2 vùng tập kết tạm thời và thời hạn 2 năm để thống nhất Việt Nam bằng một cuộc Tổng tuyển cử. Người Pháp phải từ bỏ quyền thống trị và rút khỏi Đông Dương[18]. Miền Bắc hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tại miền Nam, Thủ tướng Ngô Đình Diệm gặp nhiều khó khăn hơn do sự tồn tại của nhiều thế lực chính trị và quân sự chống đối. Ngay từ năm 1954, tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam đã công khai tuyên bố không tôn trọng sự lãnh đạo của Thủ tướng Diệm và thề sẽ lật đổ ông. Tuy nhiên, cuộc đảo chính đã không trở thành hiện thực[19]. Dưới áp lực của người Mỹ vốn ủng hộ thủ tướng Diệm, Quốc trưởng Bảo Đại ra lệnh triệu hồi tướng Hinh phải sang Pháp. Diệm lập tức giao quyền Tổng tham mưu cho một tướng lĩnh trung thành với ông là tướng Lê Văn Tỵ.

Sau khi đã nắm được quyền chỉ huy quân đội, với sự hỗ trợ về tài chính và chính trị của các cố vấn Mỹ, Diệm đã tiến hành chính sách chia rẽ, mua chuộc và thu phục lần lượt các quân phiệt cát cứ. Một số thế lực quân sự khác, ông cương quyết dùng sức mạnh trấn áp như nhóm quân sự của Đại Việt Quốc dân đảng tại miền Trung.

Là một tín đồ Hòa Hảo cuồng tín, Ba Cụt khó chấp nhận quyền lãnh đạo của Diệm, một tín đồ Công giáo đang tìm cách phát triển mạnh ảnh hưởng tôn giáo mình. Tháng 8 năm 1954, Ba Cụt đã cho lực lượng khoảng 3.000 người của mình ly khai khỏi Quân đội Quốc gia Việt Nam và công khai tuyên bố chống chính quyền Diệm[20]. Điều này cũng gây nên những xung đột giữa Ba Cụt với các quân phiệt Hòa Hảo khác, những người chịu chấp nhận các khoản thanh toán của chính phủ để sát nhập các lực lượng của họ vào quân đội quốc gia[21].

Diệm đã cho tiến hành thương thuyết với các giáo phái để thống nhất lực lượng quốc gia, tiến tới thành lập Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng dưới sự hỗ trợ và khuyến khích của Pháp, Ba Cụt không những không hợp tác mà còn liên minh với quân Bình Xuyên để chống lại chính phủ.

Ngô Đình Diệm cho tiến hành các chiến dịch Đinh Tiên Hoàng (mở ngày 23 tháng 5 năm 1955) và chiến dịch Nguyễn Huệ (mở ngày 1 tháng 1 năm 1956) để tiêu diệt quân Ba Cụt nhưng vẫn không thanh toán được. Sau đó Ngô Đình Diệm chỉ đạo cho Nguyễn Ngọc Thơ [22] âm mưu giả vờ thương thuyết, chấp nhận cho Ba Cụt về hợp tác với chính quyền, phong thiếu tướng, rồi vào phút cuối trở mặt, bắt ông.

Bị bắt và xử từ

Ba Cụt bị xét xử tại tòa án
Cả hai phiên tòa sơ thẩm (ngày 11 tháng 6 năm 1956) và thượng thẩm (ngày 26 tháng 6 năm 1956 của Tòa Đại Hình và phiên tòa ngày 4 tháng 7 năm 1956 của Tòa án Quân sự đều tuyên án tử hình ông với tội danh mưu phản. Đại sứ Anh Quốc tại Việt Nam Cộng Hòa có thư cũng có thư đề nghị ân xá cho Ba Cụt.

Ngày 8 tháng 7 năm 1956, tổng thống Ngô Đình Diệm đã ký sắc lịnh số 98-TP, không ân xá cho ông.

Ba Cụt xin được xử bắn ở pháp trường (chết trong danh dự) nhưng không được chấp thuận.

Vào lúc 5 giờ 45 phút sáng, ngày 13 tháng 7 năm 1956, ông đã bị hành quyết bằng cách chém đầu tại Cần Thơ.

Tính ra từ ngày Ba Cụt bị bắt (13 tháng 4 năm 1956) cho đến ngày bị hành hình (13 tháng 7 năm 1956), chỉ vỏn vẹn có ba tháng, một thời gian kỷ lục quá ngắn trong lịch sử pháp đình ở miền Nam Việt Nam.

Sau khi hành quyết Ba Cụt, tướng Dương Văn Minh hạ lệnh cho Nguyễn Văn Nhung (người sau này giết tổng thống Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu) đến đào mả lên băm xác lên thành nhiều khúc, để đề phòng người của Ba Cụt đến lấy xác đem về chôn cất trong chiến khu của họ.[23][24]

Ngày 13 tháng 7 năm 1964 (sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ), một Lễ Kỷ niệm 8 năm Ba Cụt bị giết đã được tổ chức ở Thốt Nốt với sự tham dự của hơn năm ngàn chiến sĩ Dân Xã Đảng. Đại diện Chính phủ có Thiếu tướng Lâm Văn Phát, Tổng trưởng Nội vụ, và ông Phạm Thái, Tổng trưởng Thông tin. Một Kiến nghị xin hủy bỏ các bản án, phục hồi công quyền và phục chức của Ba Cụt đã cũng được trình lên Chánh phủ.
Gia đình

Ông lập gia đình với bà Trần Thị Hoa, còn có tên là Phấn. Bà từng là dân biểu trong Quốc hội Đệ nhị Cộng hòa trong hai nhiệm kỳ. Hiện bà đang sinh sống tại Bỉ.


Tướng Trần Văn Soái - Năm Lửa
Tướng Trần Văn Soái 

Năm Lửa tên thật Trần Văn Soái, xuất thân từ dân bến xe là trung tướng của quân đội Hòa Hảo, hoạt động chống lại Quân đội Quốc gia Việt Nam, Việt Minh, vào những năm cuối thập niên 1940 và đầu thâp niên 1950.

Năm 1947, giáo chủ Huỳnh Phú Sổ đột ngột mất tích khi đến Tân Phú, Đồng Tháp Mười để hòa giải sự xung đột giữa Việt Minh và Phật Giáo Hòa Hảo. Một số đệ tử của ông đua nhau tập hợp tín đồ, thành lập lực lượng vũ trang riêng, cát cứ từng vùng. Hiệp định Liên quân ngày 18 Tháng Năm năm 1947 giữa lực lượng Hòa Hảo và Pháp cho phép Hòa Hảo rộng quyền ở Miền Tây (Hậu Giang). Trần Văn Soái cũng nhận hàm tướng một sao của Quân đội Pháp.

Lực lượng Trần Văn Soái, tức Năm Lửa, đặt bản doanh tại Cần Thơ chiếm vùng Cần Thơ, Vĩnh Long, Sa Đéc.
Lực lượng Lâm Thành Nguyên, tức Hai Ngoán, bản doanh đặt tại Cái Dầu, hoạt động tại 2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc.
Lực lượng Lê Quang Vinh (tức Ba Cụt) đóng bản doanh tại Thốt Nốt (Long Xuyên), kiểm soát vùng Rạch Giá, Long Xuyên.
Lực lượng Nguyễn Giác Ngộ đặt bản doanh tại Chợ Mới, đóng quân tại một vài khu vực trong tỉnh Long Xuyên.

Cho đến năm 1955, nhờ sự giúp đỡ của Pháp, Tướng Trần Văn Soái, đã lập được những căn cứ vững chắc trong vùng Đồng Tháp Mười với khoảng 3.800 quân chia thành 7 trung đoàn và một số tiểu đoàn độc lập.

Ngày 1 tháng 1 năm 1956, Ngô Đình Diệm cho mở Chiến Dịch Nguyễn Huệ bình định miền Tây, nhằm tiêu diệt lực lượng của các giáo phái như quân Ba Cụt, Năm Lửa.

Với chiến thuật vừa đánh vừa đàm, sau khi dồn quân Tướng Soái vào ngỏ cụt. Ngày 11 tháng 2 năm 1956, ông Nguyễn Ngọc Thơ [2], đại diện chính phủ đã tiếp xúc với Tướng Soái. Sau khi thương lượng, chính phủ đã đồng ý như sau:

- Tướng Soái đặt toàn bộ lưu lượng vũ trang của ông dưới quyền của chính phủ.

- Các tài sản đã tịch thu thuộc quyền chính phủ. Các tài sản chưa tịch thu, Tướng Soái có quyền sử dụng.

- Binh sĩ Hòa Hảo được quyền tự do lựa chọn hoặc gia nhập quân đội chính phủ hoặc trở về với gia đình và làm ăn.

Ngày 17 tháng 2 năm 1956, Tướng Soái đã mang quân ra quy thuận. Sự trở về của lực lượng này đã làm cho tình hình miền Tây lắng dịu và cũng đã chấm dứt cuộc đời hoạt động chính trị, quân sự của Tướng Trần Văn Soái.

Ông TRẦN-VĂN-SOÁI và Ông NGUYỄN-GIÁC-NGỘ

Tôi vừa hội hiệp với ông Bửu-Vinh bỗng có sự biến-cố xảy ra, tôi và ông Vinh suýt chết, chưa rõ nguyên-nhân còn điều-tra; trong mấy anh em phòng-vệ không biết chết hay chạy đi, nếu có ai chạy về báo-cáo rằng tôi bị bắt hay mưu sát thì các ông đừng náo động.

Cấm chỉ đồn đãi, cấm chỉ kéo quân đi tiếp cứu, hãy đóng quân y tại chỗ.

Sáng ngày tôi sẽ cùng ông Bửu-Vinh điều-tra kỹ-lưỡng rồi về sau.

Phải triệt-để tuân lịnh.

Ngày 16-4-47: 9 giờ 15 đêm

Ký tên: S.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét