Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

TIẾN SỸ CÙ HUY HÀ VŨ RA TÙ


- Đài VOA dẫn theo một thông cáo của dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ cho biết:  Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ vừa được 'phóng thích' sau quãng thời gian 3 năm 6 tháng bị chế độ cộng sản bỏ tù. 

AN NINH, CÔN ĐỒ ĐÁNH DÂN OAN TẠI TRỤ SỞ TIẾP DÂN


Mặc Lâm  - Sáng hôm nay 8 tháng 4 hơn 50 dân oan tại nhiều tỉnh thành đã tập trung tới trước số 1 Ngô Thời Nhiệm để nộp đơn khiếu kiện đất đai. Họ không gặp được người trách nhiệm và trong khi chờ đợi đã có những cuộc gây hấn từ những côn đồ và an ninh mặc thường phục với người khiếu kiện.

CHỦ TỊCH PHƯỜNG HIỆP BÌNH CHÁNH TÙY TIỆN BẮT NGƯỜI, 'HỐT' TÀI SẢN CỦA DÂN

Thanh Nhã – Dẫn theo hàng chục người tràn vào khu vực nhà, mua bán của người dân, tự tay “hốt” tài sản rồi ra lệnh bắt người về công an mà không tiến hành lập biên bản… Đó là một phần của những việc làm trái pháp luật của ông Trần Minh Tú, Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM.

TÔI THAM DỰ THÁNH LỄ AN TÁNG THẦY ĐINH ĐĂNG ĐỊNH



Một Giáo Dân  - Trước 7h sáng nay ngày 8/4/2014, tôi có mặt tại Thánh Đường Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, số 38 Kỳ Đồng, Q. 3, TP. Sài Gòn, cùng với đông đảo bà con giáo dân lẫn những người từ nhiều nơi trong nước, về đây để cầu nguyện và tiễn đưa người một người “tù lương tâm”, thày giáo yêu nước và anh hùng Đinh Đăng Định về cõi Vĩnh Hằng.

NHỮNG HÌNH ẢNH LỄ VIẾNG THĂM THẦY GIÁO ĐINH ĐĂNG ĐỊNH Ở BA MIỀN ĐẤT NƯỚC

Thân xác Thầy Giáo Đinh Đăng Đăng Định đã hòa vào lòng đất mẹ, linh hồn của Thầy đã về với cõi vĩnh hằng. Thầy là một nhà giáo mẫu mực, liêm chính can đảm. Thầy bị kết án 6 năm tù theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự, vào tháng 8 năm 2012, vì đã công khai lên tiếng phản đối các dự án bauxite ở Tây Nguyên, và kêu gọi đa nguyên đa đảng cho Việt Nam. Ngày 21.11.2012 Tòa án Phúc Thẩm phán quyết y án 6 năm tù theo bản án Sơ Thẩm cho nhà giáo Đinh Đăng Định.

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI BẠN VỪA RA ĐI

Phạm Minh Hoàng - Ngày 3/4/2014, thầy giáo Đinh Đăng Định đã trút hơi thở cuối cùng.
Mặc dù biết rằng hình ảnh u buồn này sẽ phải tới nhưng có lẽ tất cả đều đau khổ vì sự ra đi của thầy.
Tôi chỉ biết thầy Định vào đầu năm 2012 vì khi thầy bị bắt (10/2011) tôi cũng đang nằm trong trại B34. Đến khi xử phúc thẩm y án 6 năm (tháng 11/2012) thì tôi nghĩ sẽ phải đợi thêm một quãng thời gian nữa để có dịp gặp thầy.

Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

NHÀ CẦM QUYỀN NỢ CHA TÔI MỘT LỜI XIN LỖI

Ông Định bị tuyên án 6 năm tù vì tội 'tuyên truyền chống nhà nước' vào năm 2013.
Ngay tại đám tang đang diễn ra ở Sài Gòn của tù nhân lương tâm Đinh Đăng Định, gia đình của ông nói chính quyền nợ ông 'một lời xin lỗi' vì ông vô tội.
Hôm 05/4/2014, cô Đinh Phương Thảo, con gái đầu lòng của ông Định - người vừa qua đời hôm thứ Sáu, sau một thời gian ngắn được 'đặc xá' về nhà trị bệnh, cũng đưa ra quan điểm gia đình không loại trừ ông Định đã bị 'đầu độc' trong thời gian ở trong tù. 

CỒN DẦU: “MẤT TỔ BẦY CHIM DÁO DÁC BAY”


Đã hơn 5 năm nay, Cồn Dầu trở thành cái tên đã quá quen thuộc với nhiều sự kiện nóng bỏng. Cồn Dầu được người ta biết đến với bao đau thương, tang tóc, với bao tiếng khóc than kêu cứu của người dân nơi đây. Giờ đây, nhìn về Cồn Dầu thấy quả đúng như câu thơ trong bài thơ Chạy Giặc của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu: “Mất tổ bầy chim dáo dác bay”. Bài thơ được sáng tác khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm nước ta. Nhưng giờ nó lại đúng khi nói về Cồn Dầu, chỉ khác rằng, giờ đây kẻ khiến bà con mất nơi chôn rau cắt rốn lại chính là chính quyền Việt Nam, với lý do "vì lợi ích cộng đồng".

NGÔ VƯƠNG TOẠI – MỘT THỜI KHÓ QUÊN (12/04/1947 – 03/04/2014)

“Sinh viên Ngô Vương Toại - Giữa cái sống và cái chết”
Phạm Trần  - Đó là Tựa đề một bản tin của hãng TV (Tin Việt) viết ngày 18/11/1967 được các báo ở Sài Gòn đăng tải, hai ngày sau khi sinh viên Ngô Vượng Toại bị đặc công Cộng sản bắn trọng thương tại Trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn.

NGÔ VƯƠNG TOẠI, MỘT NGƯỜI MÊ LÀM BÁO

Nguyễn Tuyển  - Tôi biết Ngô Vương Toại ở những năm còn lê la trên sân trường Đại Học Văn Khoa ở Sài Gòn. 
Thời đó, trường Đại Học Văn Khoa còn nằm trên đường Nguyễn Trung Trực. Số sinh viên ngày mỗi đông hơn mà cơ sở, giảng đường thì giới hạn, chật hẹp. Các lớp dự bị (tức năm đầu tiên, học một số môn tổng quát. Nếu đậu, được ghi tên học các loại chứng chỉ chuyên biệt cho từng môn) quá đông đảo phải sử dụng khu nhà “tiền chế” trên bãi đất trống (vốn là nền nhà tù của Sài Gòn thời Pháp đô hộ bị phá bỏ).

NGÔ VƯƠNG TOẠI – NGƯỜI CHẾT HAI LẦN

Nguyễn Bảo Trân
Đọc hai mẩu tin có nội dung: 
- Hai sinh viên bị đặc công CS bắn trọng thương trong đêm văn nghệ Trịnh Công Sơn- Khánh Ly ngày 16/12/1967 tại giảng đường Đại Học Văn Khoa Saigon đều đã qua đời tại Hoa Kỳ: Nhà báo Cao Sơn Nguyễn Văn Tấn bị bắn gãy chân, qua đời ngày 15/12/2013 tại San Jose. Nhà báo Ngô Vương Toại bị bắn lủng dạ dày, qua đời ngày 3 tháng 4 năm 2014 tại Virginia (Phạm Bằng Tường) 

SÀI GÒN: CHUYỂN ĐỊA ĐIỂM TANG LỄ THẦY GIÁO ĐINH ĐĂNG ĐỊNH DO CA QUẤY PHÁ

Linh cữu thầy giáo Đinh Đăng Định đã được gia đình và bạn bè đưa về nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn vào lúc 18h30 tối ngày 5/4/2014. (Ảnh: Facebook "Tưởng nhớ Thầy Đinh Đăng Định")

VIẾT KHI NHẬN 'GIẤY MỜI' CỦA CÔNG AN

Phạm Đình Trọng  - 21 giờ khuya ngày 2.4.2014, ông công an khu vực đến nhà đưa cho tôi Giấy Mời: 8 giờ 30 ngày 4.4.2014 đến trụ sở công an để “trao đổi liên quan đến một số bài viết”. Giấy mời có hai Liên. Tôi nhận Liên 2 và kí vào Liên 1 để người chuyển Giấy mời mang về trình. Trước khi kí, tôi ghi: Tôi đã nhận. Công an có việc cần trao đổi xin mời đến nhà tôi. Tôi không có việc cần gặp công an.

HỒ CHÍ MINH ĐƯA GIÁO DỤC ĐI CÂU CÁ MẬP

Nguyễn Việt Nữ - Ngày 28/03/2014 nhật báo Nhân Dân Điện Tử (NDĐT), tiếng nói chính thức của Đảng Cộng Sản Việt Nam có lệnh truyền quan trọng cho Bộ Giáo Dục & Đào Tạo về Hiến Pháp mới với tựa đề và nội dung: (Nguyên văn)

PHẢN KHÁNG XÃ HỘI BẮT ĐẦU LAN RỘNG!

Người dân Văn Giang cất tiếng "đả đảo"...
“Đả đảo!”
Phạm Chí Dũng - Không gian Việt Nam đã không còn quá hiếm tiếng hô “Đả đảo!”. Nửa cuối năm 2013 và những tháng đầu năm 2014 thậm chí còn vang dội tiếng thét “Đả đảo quân giết người!” và “Đả đảo chính quyền!”.

ĐI VỀ PHÍA MẶT TRỜI

Phan Nhật Nam - Do vận động của Đỗ Thông Minh, Người Bạn Đông Kinh từ hai thập niên qua của giới báo chí truyền thông, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của cộng đồng người Việt hải ngoại, tiếp theo lần tìm gặp, tiếp xúc chạy vòng từ đông-tây, dọc theo trục nam-bắc nước Mỹ qua trung gian của Dương Phục (Đài Phát Thanh Sài Gòn- Houston, Texas), và Huỳnh Lương Thiện (Báo Mõ, San Francisco, CA).. Cuối cùng, người bạn kiếm ra anh nơi hẻm hóc, chốn giá lạnh, nóc nhà nước Mỹ để giao nhiệm vụ - Đi về phía Đông, đến nói cùng người Nhật và thế giới Ký Ức về Chiến Tranh Việt Nam - Công việc mà tự thân anh đã tình nguyện gánh vác dài theo hơn bốn mươi năm của đời người, từ đầu thập niên 60, lúc chọn nghiệp lính vào năm thanh xuân 17 tuổi.

BẮT ÐẦU... TỪ MỘT ÐÊM TRĂNG

Với Quê xa, Ðà Nẵng
Với Trường xưa, Phan Châu Trinh
VÀ MỖI NGƯỜI BẠN LUÔN HIỆN MỚI.
Bạn tôi, nếu mới gặp lần đầu, ta có thể nghĩ đấy là gã tay chơi, kẻ sống theo lề lối, sinh hoạt sôi nổi bề mặt. Cũng có thể đúng như thế, một phần do bạn vốn môn đồ Thiếu Lâm, vô địch điền kinh học sinh, khuôn mặt sắc nét tươi vui, đều đặn. Bạn cũng có thể trở nên một tay hào hoa ăn chơi không âu lo với cung cách quen thuộc của dân học trường Tây, gia đình tài sản lớn. Nhưng, đời bạn đã không theo con đường dễ dàng thuận lợi đó. Bạn chọn ngã chông chênh, nguy biến hơn, cũng là lối đi rực rỡ huyền hoặc của tất cả nhân sinh - Ðường của người-yêu- người với phương tiện đặc thù để diễn đạt tình yêu ấy - Nghệ Thuật. Và bạn đã chọn hướng nghệ thuật hàng đầu - Âm Nhạc - Với thanh sắc kỳ ảo của riêng.

DỰA LƯNG NỖI CHẾT - PHẦN 1

Phan Nhật Nam - Tháng Mười, tháng của chuyển động hoài hoài giữa hai điểm ngất ngây đớn đau và hạnh phúc. Tháng của những lạnh tanh bất chợt cứng ngắc và nồng nhiệt tràn đầy thác đổ. Tháng của đỉnh cao và vực sâu. Tháng tiếng động núi lở và im lặng đáy biển. Năm tháng căng thẳng giữa hai điểm không cùng.
Làm sao để sống? Giữa những buồn phiền tanh tưởi độc địa, người muốn tan đi theo cơn gió rã rời, trôi vào lượn sóng nhạt thếch vô tri… Bỗng nhiên xôn xao những ý tình rực rỡ, bỗng choáng váng giữa niềm tin chói sáng, như mặt trời khởi đầu những ngày hè ở cực Bắc… Sống thật khó. Khó những ngày lặng lẽ rơi xuống, sáng trưa chiều trôi đi như lá khô, lặng lẽ đốt thêm điếu thuốc, xòe bàn tay, tay nhiều chỉ, tay nát bấy. Chiến tranh sắp chấm dứt và bàn tay chiến đấu cũng đã mỏi mệt. Xếp hai bàn tay, mở hai ngón, kẹp lấy điếu thuốc, thở ra lớp khói tàn tạ. Nhưng tháng Mười không hoàn toàn như thế. Tháng Mười, đêm thức giấc mở đôi mắt chợt xoay người để thấy một tình yêu thần bí hiện rõ từng đường nét khối lượng. Một tình yêu có thật cho người. Nhưng tháng Mười trong lòng hạnh phúc vẫn có những đớn đau câm lặng không ngừng nghỉ – phút rình rập của định mệnh độc ác…

DỰA LƯNG NỖI CHẾT - PHẦN 2

Nguyễn Nhật Nam
CHƯƠNG 4
Chiều cuối năm phủ sương mờ, nắng hanh vàng đỏ, rét ngọt có hình khối đọng li ti trên đá, châm chích nỗi bồn chồn vô hình nghi ngút bay lên cao. Thuấn châm điếu thuốc thở ra vòng khói khó khăn, nhịp tim nặng nề váng vất. Bàn rượu im lìm thiếu vắng không khí ồn ào khi cơn men bốc lên dưới lớp áo lính. Chiều cuối năm thoi thóp như chút nắng cố váng lên sau lớp sương dày đặc. Uống nữa chứ anh em, ngồi nhìn nhau hoài như thế này sao? Thuấn nắm cổ chai rượu lên rót một chút vào chiếc ly, cợn nước đá màu vàng loãng trên lượng rượu phôi pha. Có những bàn tay hờ hững đun ly vào giữa bàn. Lạc dùng mũi giày di chiếc ly đi ngúc ngắc, hai tay vẫn gối sau gáy, người ngửa trên thành ghế…

DỰA LƯNG NỖI CHẾT - PHẦN CUỐI

Phan Nhật Nam
CHƯƠNG 7
Thuấn ngừng xe trên cầu, nhìn xuống dòng sông Bồ loáng sáng, ánh sáng đầu tiên của một ngày. Trời lạnh, sương mù ở mặt nước bay lên đặc cứng nồng nàn. Dòng sông sâu mịt mờ dưới chân xa, hai bờ cát trắng váng vất lạnh lùng. Sáu giờ sáng đường chưa mở, mình có thể đứng ở cầu chơi… Thuấn nhủ thầm.
"Đại uý đi đâu mà sớm rứa?" Người lính gác cầu hỏi thủ thỉ thân mật.
"Tôi ở Huế về…"
"Đại uý thật liều, đi chặng này nguy hiểm lắm, hay bị mìn, xe hàng cũng không dám đi”.
"Chết có số, sợ gì, anh hút thuốc?"

NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ: KHÔNG CHỈ DO GIÁO DỤC MÀ CÒN HƠN THẾ

Kami – Không thể phủ nhận sự phát triển của công nghệ thông tin đã và đang có tác động lớn đến sự tiếp nhận thông tin của người dân hiện nay. Cùng với việc tiếp nhận thông tin ngày càng lớn về số lượng, cũng như chủng loại tin tức, nếu quá tải phần ào đó cũng sẽ tạo nên sức ép về tâm lý của người đọc đặc biệt là trong các trường hợp quá nhiều thông tin về một vấn đề xã hội mà nó có liên quan đến bản thân mình. Người Việt xấu xí là một trong các chủ đề có tính chất như thế.

Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

THÊM MỘT NHÀ VẬN ĐỘNG UPR BỊ SÁCH NHIỄU KHI TRỞ VỀ


Sau khi trở về nước vào ngày 31/3, một nhà hoạt động tham gia vân động nhân quyền cho Việt Nam ở kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về nhân quyền (UPR) vừa qua, anh Đặng Văn Ngoãn liên tục bị chính quyền sách nhiễu trong những ngày vừa qua.

Trao đổi với blog Cùi Các, Anh Ngoãn cho biết sau khi vừa về đến nhà anh liên tục nhận được giấy mời bởi Công an tỉnh An Giang để làm việc.
Lần đầu tiên là một ngày sau khi về tới nhà, và lần thứ hai là chiều ngày 3/4 hôm qua,  Phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an tỉnh An Giang đã đã vô nhà gửi thơ mời cho anh về việc "có liên quan tới hồ sơ xuất nhập cảnh".

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

CÔNG NHÂN NHÀ MÁY WONDERFUL SAIGON ELECTRIC CO. BIỂU TÌNH ĐỤNG ĐỘ VỚI CÔNG AN: BÃO NỖI LÊN RỒI?

Vào khoảng lúc 10h sáng nay, 03/04/2014 hàng ngàn công nhân nhà máy Wonderful Saigon Electric Co, ltd khu công nghiệp V.Sip huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương đã đình công biểu tình phản đối việc Công ty chuyển đổi ca làm việc từ 12h xuống 8h và phải làm 3 ca trong một ngày... Được biết với chính sách này công ty sẽ được hưởng lợi còn những người công nhân thì quá thiệt thòi trong việc hưởng lương. Để phản đối chính sách bắt chẹt công nhân, làm giảm thu nhập lao động hàng ngàn công nhân đã biểu tình phản đối chính sách nêu trên của công ty.

NHỮNG CON NGƯỜI KHÔNG CÓ TRÁI TIM


Nguyễn Thu Trâm, 8406
Ngành tư pháp Việt Nam từ lâu nay đã là một nỗi ô nhục lớn cho chế độ cộng sản, bởi trong chế độ độc tài đảng trị như tại Việt Nam, cả Lập Pháp Hành Pháp và Tư Pháp vốn chỉ là một thực thể thống nhất đặt dưới sự điều hành và chỉ đạo chung của đảng cộng sản, và mọi hoạt động của thực thể thống nhất này là nhằm mục tiêu duy nhất đó là bảo vệ đảng cộng sản và chế độ cộng sản mà thôi. Cho nên mọi phiên tòa đều mang tính chất chiếu lệ bởi các mức án đã được đảng, được Bộ Chính Trị, thông qua cơ quan nội chính ấn định sẵn cả rồi theo tinh thần bảo vệ chế độ, bảo vệ những kẻ bảo vệ chế độ và răn đe đối với mọi người dân.

CÁC CHUYÊN GIA NHÂN QUYỀN LHQ LÊN TIẾNG VỀ VỤ CỒN DẦU

Hôm 26 tháng 3 vừa qua các chuyên gia về nhân quyền Liên hiệp Quốc đã ra thông cáo báo chí kêu gọi chính quyền Việt Nam phải can thiệp khẩn cấp vào trường hợp cưỡng chế đất đai ở Cồn Dầu, Đà Nẵng. Theo thông cáo, trong năm 2013, hàng trăm người dân tại đây đã phải bị ép phải bỏ nhà của mình. Quyết định cưỡng chế được chính quyền Đà Nẵng đưa ra từ năm 2007 bất chấp những phản đối từ người dân địa phương. Việt Hà phỏng vấn Báo cáo viên đặc biệt về văn hóa, bà Farida Shaheed, người đã có chuyến thăm Việt nam, và đặc biệt là tới Cồn Dầu vào tháng 11 năm ngoái. Phần chuyển ngữ do Thanh Trúc thực hiện.

CHỮA SÁNG MẮT ĐỂ LÀM GÌ?

Ông Bút  - Ở bên Mỹ, có anh Việt Kiều Nguyễn Hữu Thông, đôi mắt của anh, mới hơi mờ mờ, tháng 6/2009 nhân chuyến về VN chơi, tiện thể anh đến bệnh viện mắt Sài Gòn, khám và chữa trị. Sau khi bác sĩ chẩn đoán bệnh và yêu cầu phẫu thuật theo phương pháp Phaco IOL, với giá 8 triệu đồng.

NỀN GIÁO DỤC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NHỮNG HỆ LỤY

Thanh Quang RFA - Trong thời gian gần đây, người Việt mình bị nhiều tai tiếng ở hải ngọai, cụ thể là tại Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, trong khi ở trong nước, người mình cũng bị mang tiếng hôi của của những người lâm nạn. 

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

TẠI SAO NHÀ CẦM QUYỀN HÀ NỘI VẪN TỒN TẠI VÀ HỌ TỒN TẠI BAO LÂU?

Bằng Phong Đặng Văn Âu - Mới đây, nhà báo Nam Phương phỏng vấn giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, đặt câu hỏi: Tại sao nhà cầm quyền Hà Nội vẫn tồn tại và họ tồn tại được bao lâu?. Là Giáo sư Tiến sĩ dạy môn “Bang Giao Quốc Tế”, ông Nguyễn Mạnh Hùng có đủ thẩm quyền và kiến thức để trả lời câu hỏi nêu trên. Theo tôi, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng nhận định vấn đề chỉ có tính cách “chuyên khoa” dựa trên sách vở khi so sánh một nước Việt Nam “quái đản” với các nước độc tài khác. Có thể ông giáo sư ngại nói lên SỰ THẬT làm mất lòng nhiều người hay đó là phong cách nói của nhà trí thức? 

NGUYỄN CHÍ THIỆN RA ĐI NHƯNG ĐỂ LẠI “TRÁI TIM HỒNG”

Nhà Thơ Nguyễn Chí Thiện 2/27/1939-2/10/2012
Tính đến đầu tháng 10 – 2013, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã từ bỏ cõi trần được một năm. Ông ra đi, để lại cho nhân gian một trái tim hồng, như hai câu thơ trăn trối của ông
Một trái tim hồng với bao chan chứa
Ta đặt lên bờ dương thế, trước khi xa
Nhà văn Trần Phong Vũ đã lấy lời và ý của hai câu thơ trên để đặt tên cho cuốn sách mới nhất của mình:“Nguyễn Chí Thiện, Trái Tim Hồng”, do Tủ Sách Tiếng Quê Hương ấn hành. 
Có lẽ tôi là một trong những người may mắn được đọc soạn phầm này rất sớm, dưới dạng bản thảo, trước khi được gửi sang Đài Loan in.

VỤ ÁN NGÔ THANH KIỀU, TÒA ÁN TUY HÒA THÁCH THỨC CÔNG LUẬN VÀ LƯƠNG TRI LOÀI NGƯỜI

Mặc Lâm - Trong 4 ngày liên tiếp Tòa án Nhân dân thành phố Tuy Hòa đã xử một vụ án được cả nước theo dõi với tình tiết mỗi ngày một lôi cuốn hơn. Người ta đặc biệt chú ý vì đây là vụ án xử 5 viên công an đánh dân đến chết nhưng chỉ có một người bị Viện Kiểm sát đề nghị bản án 5 năm tù giam bốn kẻ còn lại cho hưởng án treo.
Công an lộng hành tra tấn như thời trung cổ

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

VĂN TẾ QUỐC TỔ VÀ ANH LINH TỬ SĨ

Nguyễn Lộc Yên
Hỡi ơi!

Người Việt Hải Ngoại, ngưỡng trông Quốc Tổ;
Uống nước nhớ nguồn, nhắc nhở tâm can.
Ba triệu đồng bào xa quê, nhớ xóm làng, trông cương thổ;
Mùng mười tháng ba giỗ Quốc Tổ, người dựng nước Văn Lang.
Kính cáo: Chung huyết thống, sao có kẻ hiện hình quỉ đỏ?!
Xin thưa: Cùng một bào, lại có loài hại giống da vàng?!

30 THÁNG 4 MÁU VÀ NƯỚC MẮT

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền - Kể từ giờ phút tên phản tặc Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng để dâng Miền Nam Tự Do vào tay của cộng sản Hà Nội; thì hàng năm cứ đến ngày Quốc Hận 30- 04, là mọi người dân Việt, dù ở quốc nội, hay nơi hải ngoại cũng đều cảm thấy xót đau; bởi tất cả đều không bao giờ quên; và mãi mãi vẫn nhớ đến một ngày tang thương đã trùm phủ xuống quê hương. Ngày nước Việt Nam Cộng Hòa rơi vào tay giặc thù cộng sản. 

BIỂU TÌNH NỔ RA KHẮP NƠI BÁO HIỆU SỰ THAY ĐỔI ĐỘT BIẾN TRONG NĂM 2014?

Bút Tre - Liên tục trong những ngày gần đây nhiều cuộc biểu tình phản đối của người dân đã diễn ra trên khắp các miền đất nước, thu hút sự chú ý của truyền thông lề trái và mạng xã hội.

BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA PHONG TRÀO NHÂN VĂN - GIAI PHẨM

Trương Quang Đệ - Gần đây, trang web tiếng Việt của Đài BBC có đăng bài của Lê Quỳnh giới thiệu một cách đánh giá mới về phong trào Nhân văn-Giai phẩm do một học giả Mỹ, Peter Zinoman, Giáo sư Khoa lịch sử ở Đại học Berkeley, đề xuất (1). Tôi lấy làm tiếc chưa được đọc nguyên bản bài nghiên cứu của vị giáo sư Mỹ, nhưng qua bài giới thiệu của Lê Quỳnh, vị giáo sư Mỹ cho rằng các nghiên cứu từ trước đến nay thường “thổi phồng” giá trị đối kháng chế độ của Nhân Văn Giai Phẩm mà không nghiên cứu kỹ những bài viết thực sự của phong trào này, tìm hiểu bản chất của họ là gì. Căn cứ vào những bài viết của Nhân Văn Giai Phẩm, học giả Mỹ nhận xét như sau:

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

TƯỜNG TRÌNH VIỆC CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM ĐÁNH, BẮT, XÚC PHẠM THÂN THỂ, NHÂN PHẨM, QUẤY RỐI TÌNH DỤC NGÀY 23/03/2014

Kính gửi:
- Tổ chức nhân quyền thế giới.
- Tổ chức EU
- Đại sứ quán các nước Mỹ, Úc, Thụy Điển, Đức, Na Uy,....
Tên tôi: Trần Thị Nga sinh ngày 28/04/1977. số chứng minh: 168125829.
Địa chỉ: số nhà 254 đường Trần Thị Phúc, tổ 8 Phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý,
Hà Nam
Điện thoại: 0972572585
Tôi xin trình bày sự việc như sau:

CHUYỆN ''KHÓ TIN NHƯNG CÓ THẬT'' Ở XỨ "TƯ BẢN BÓC LỘT ĐANG GIÃY CHẾT": CẢNH SÁT MỸ ĐƯA "HỐI LỘ" CHO THƯỜNG DÂN

Anh Hayden Carlo là cư dân Texas, đã bị cảnh sát chặn xe lại vì thấy biển số (License Plate) xe của anh quá hạn. Anh bảo rằng anh không có gì để giải thích lý do vì sao anh chưa gia hạn, ngoại trừ một lý do duy nhất là anh không có tiền. Anh chỉ có thể dùng tiền đó để nuôi vợ, nuôi con hoặc là dùng số tiền đó để gia hạn đăng ký biển số xe. Sau khi viết giấy phạt, cảnh sát kẹp tờ $100 đô vào giấy và trao cho anh Hayden. 

NHÀ HOẠT ĐỘNG NHÂN QUYỀN BÙI THỊ MINH HẰNG ĐÃ NGƯNG TUYỆT THỰC, NHƯNG CON TRAI BÙI TRUNG LẠI VỪA BỊ BẮT



Mục Sư Nguyễn Trung Tôn -Theo nguồn tin từ luật sư Trần Thu Nam cho biết thì sáng nay vào lúc 4h, luật sư cùng cháu Trần Bùi Trung con chị Bùi Minh Hằng từ Sài Gòn xuống trại giam An Bình tỉnh Đồng Tháp, để luật sư Nam tham gia buổi lấy cung của công an huyện Lấp Vò đối với chị Bùi Thị Minh Hằng.

HAI NGÀY VẬN ĐỘNG NHÂN QUYỀN CHO VIỆT NAM TẠI QUỐC HỘI HOA KỲ

Chiến dịch hai ngày, nhằm vận động nhân quyền cho Việt Nam tại quốc hội Hoa Kỳ, kết thúc chiều thứ Năm 27 trong dư âm một tiếng nói chung của gần 600 người Mỹ gốc Việt từ các tiểu bang khắp nước Mỹ bên cạnh người về từ Đức, Canada và Châu Âu.

KỲ ÁN NHÃ THUYÊN

Thư Hiên - Mấy tuần qua, dư luận cộng đồng mạng rúng động bởi “kỳ án” Nhã Thuyên. Diễn biến gần đây nhất là sự kiện ngày 27/3, cô Đỗ Thị Đoan bị Trường ĐH Sư phạm Hà Nội mời đến để nhận các quyết định thu hồi bằng và hủy luận văn thạc sĩ nhưng cô từ chối không nhận các quyết định này. Trước đó thì PGS TS Nguyễn Thị Bình, người hướng dẫn Nhã Thuyên làm luận văn này không được kéo dài thời gian làm việc dù luật định cho phép. 

VIẾT VỀ CÁI CHẾT CỦA CHÍNH THỂ VIỆT NAM CỘNG HÒA

“We betrayed you” (W.Westmoreland)
Từ ba thập niên nay, không đợi đến ngày 30 tháng tư trở lại mới có thêm tài liệu giải mật được phổ biến từ ba phiá Mỹ, Cộng sản và Quốc gia liên hệ đến giai đọan hấp hối của chính phủ Nguyễn Văn Thiệu kết thúc bằng cuộc tháo chạy của Hoa kỳ năm 1975. Về cánh quốc gia, người viết bài này may mắn gặp lại và phỏng vấn một số nhân vật chính yếu trong cuộc như cố Tổng thống Thiệu, đại tướng Cao Văn Viên (tác giả của The Final Collapse và Những ngày cuối cùng của VNCH), ngọai trưởng Trần Văn Lắm trước khi ông qua đời tại Úc, bác sĩ Nguyễn Lưu Viên, nguyên chủ tịch phái đoàn VN tại Hội nghị La Celle Saint Cloud và ông Nguyễn Xuân Phong, cựu Quốc vụ khanh phụ trách đàm phán tại Paris, thay thế đaị sứ Phạm Đăng Lâm sau tháng giêng 1973. Những bài phỏng vấn vưà kể được đưa lên internet và đăng trên báo.

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

LUẬT SƯ TRONG VỤ 5 CÔNG AN ĐÁNH CHẾT NGƯỜI: “TÔI KHÔNG SỢ VÌ MÌNH LÀM ĐÚNG“


Tôi quá xót xa, đau lòng trước cảnh hai đứa trẻ mồ côi, trong đó cháu bé sinh ra mà chưa bao giờ được nhìn thấy mặt cha, trong khi gia đình lại quá nghèo. Hơn nữa, tôi rất bức xúc trước hiện tượng có nhiều nghi can, bị can chết bất thường tại các trại tạm giam, nhà tạm giữ.

UCRAINE CHÌM NGẬP TRONG NỢ NẦN, VIỆT NAM THÌ KHI NÀO MỚI BỊ LỘ?

Nguyễn Hữu Quý

1. Từ thực trạng Ukraine

Ngày 30.3.2014, báo An ninh Thủ đô, trong bài viết tựa đề “Ucraine chìm ngập trong nợ nần”(1), cho biết:
“… Ai sẽ trả lương hưu? Ukraine đang rất cần tiền. Ngân sách đã cạn kiệt trong khi năm 2014 nước này cần khoảng 6 tỷ USD để trả nợ. Tới đây khi EU và Mỹ có trợ giúp thì vẫn không thể nào đủ để giải quyết các vấn đề kinh tế hiện nay của Ukraine.

QUYỀN ĐƯỢC BIỂU TÌNH CỦA NGƯỜI DÂN

Kẻ đúng thì rụt rè, do dự, vì e là phạm luật
Người sai lại năng nổ, thẳng tay, bởi tin rằng có lý
Biểu tình là một hoạt động hợp hiến và hết sức thông thường ở xã hội văn minh. Nhưng đến nay, biểu tình (ngoài sắp đặt của cơ quan Nhà nước) vẫn còn là một chuyện tương đối xa lạ ở Việt Nam, thậm chí như một điều “phạm húy”. Biểu tình bị ngăn cản, dù có diễn ra thì người ta vẫn quanh co, không dám gọi đúng tên. Đa số người dân nhìn nhận quyền biểu tình như một thứ xa xỉ phẩm, không liên quan đến cuộc sống của mình, thậm chí còn nhìn nó như một miếng mồi nhử nguy hiểm: Ừ thì Hiến pháp cho phép đấy, nhưng cứ thử động vào mà xem… Vốn dĩ thuộc phạm trù đối nội, quyền biểu tình được nêu trong Hiến pháp trên thực tế chỉ còn để đối ngoại.

XÂY DỰNG CON NGƯỜI TỰ CHỦ, ĐỂ DÂN TỘC TỰ CHỦ, CHƯƠNG TRÌNH VĨ ĐẠI BỊ DỞ DANG CỦA PHAN CHÂU TRINH

Phan Châu Trinh (1872-1926)
Nguyên Ngọc - Đầu thế kỷ XX, sau thất bại của các cuộc khởi nghĩa Cần vương, đã xuất hiện Phong trào Duy Tân, thoạt tiên được khởi xướng bởi một nhóm trí thức ưu tú, thường được gọi là “bộ ba Quảng Nam” gồm Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng. Phong trào nhóm lên ở Quảng Nam, nhanh chóng loan ra khắp Trung Kỳ, ảnh hưởng sâu rộng đến cả nước, đưa tới cuộc Trung Kỳ dân biến năm 1908, cuộc bạo loạn chống Pháp lớn nhất trước Cách mạng tháng Tám. Cuộc nổi dậy bị đàn áp nặng nề, Trần Quý Cáp bị chém ở Khánh Hòa, Phan Châu Trinh bị đày ra Côn Đảo, về sau thoát tù đã sang Pháp để tiếp tục hoạt động, đến năm 1925 trở về nước, và mất ngày 24/3/1926, đến nay vừa đúng 85 năm. Huỳnh Thúc Kháng cũng bị đày Côn Đảo, sau khi ra tù đã chuyển sang hoạt động hợp pháp, chủ trương báo Tiếng Dân, tờ báo đậm khuynh hướng yêu nước chống Pháp sống được lâu nhất dưới thời Pháp thuộc; và trong số ba người, ông cũng là người còn sống được lâu nhất, để trở thành Phó Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1945. 

CÓ THỂ CƯỜI SAU KHI TRA TẤN ĐẾN CHẾT NGƯỜI DÂN SAO?

Hà Văn Thịnh - Một trong những phiên tòa đó vừa được… diễn ở thành phố Tuy Hòa, Phú Yên. 5 bị cáo – là 5 sĩ quan công an, hành hạ, tra tấn người dân từ sáng đến tối, gây nên cái chết tức tưởi của nạn nhân Ngô Thanh Kiều, chỉ “bị” Viện KSND TP Tuy Hòa đề nghị “hình phạt” một án tù, còn lại là… án treo(!)?

CHÂN DUNG CỦA MỘT TÊN BỒI BÚT

Trần An Lộc - Vụ án bà Nguyễn Thị Năm tức bà Cát Hanh Long là người đầu tiên bị xử bắn để phát động phong trào "cải cách ruộng đất" năm 1953 bởi đảng Cộng sản Việt Nam tại nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lại đang như những giòng máu chảy dài trên báo mạng trong nước.

LẠI ĐƯỢC XEM NÀNG KIỀU TRINH DIỄN XUẤT

Minh Dân  - Thưa ông Trần Bình Minh, tôi là cư dân hoặc thần dân mạng gọi thế nào cũng được, cũng là khách hàng trung thành của bổn đài, tôi thưa gửi ông đường hoàng và tên họ ông tôi hoa bông đầy đủ, đổi lại tôi xin ông nghe lấy đôi nhời như một thứ dân dám nói với kẻ sỹ.

ĐẢNG ĐÃ DÀN XẾP BẢN ÁN NHẸ NHÀNG CHO 5 CÔNG AN ĐÁNH CHẾT DÂN

BBC - Cơ quan nội chính và chính quyền ở tỉnh Phú Yên có thể đã có dàn xếp để tòa sơ thẩm đưa ra mức án nhẹ đối với các sỹ quan công an thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đã hành hung tới chết hôm 13/5/2012 một nghi phạm hình sự với hàng chục vết thương từ đầu tới chân. 

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

TỔNG LÃNH SỰ HOA KỲ THĂM BS NGUYỄN ĐAN QUẾ


Mới đây Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh là bà Rena Bitter đã có cuộc viếng thăm bác sĩ Nguyễn Đan Quế tại nhà riêng để tìm hiểu tình hình tự do tôn giáo và nhân quyền từ cựu tù nhân lương tâm nổi tiếng này. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn BS Nguyễn Đan Quế để tìm hiều thêm chi tiết.
Mặc Lâm: Trước tiên xin được cám ơn Bác sĩ Nguyễn Đan Quế đã giúp chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này. Thưa BS theo nhận xét của ông thì bà Tổng Lãnh sự Rena Bitter có nắm vững các vần đề về nhân quyền hay các quyền tự do khác tại Việt Nam hay không?

“ĐÁNH CHẾT NGƯỜI SAO CHỈ ĐỀ NGHỊ ÁN TREO?”

Tuổi Trẻ - Bà Ngô Thị Tuyết, chị gái của nạn nhân Ngô Thanh Kiều, đã nghẹn ngào thốt lên như vậy trong phần tranh luận phiên tòa xét xử năm nguyên công an tội “dùng nhục hình” sáng 29-3 tại TAND TP Tuy Hòa (Phú Yên).

BÀI HỌC UKRAINA – NƯỚC TA TRƯỚC HỌA TÀU NGA

Lê Thiên - Sau một thời gian quốc gia độc lập Ukraina rơi vào những rối loạn về chính trị vì thái độ khinh dân cùng hành vi bạo lực và tham nhũng của Tổng thống Viktor Yanukovych, ngày 22/2/2014, Quốc hội Ukraina đã bỏ phiếu truất quyền tổng thống của ông này.

TRÒ CHUYỆN CÙNG CỤ LÊ HỒNG HÀ VỀ QUÁ TRÌNH DÂN CHỦ HÓA ĐẤT NƯỚC


 “…Có lẽ là nhờ có nhân duyên mà từ những ngày tết 2014 đến gần đây, tôi đã có nhiều lần được trò chuyện cùng cụ Lê Hồng Hà, lại được cụ tin cẩn trao gửi tôi lưu giữ nhiều bản thảo đã công bố và cả chưa công bố của cụ. Bài phỏng vấn này là một tóm tắt không đầy đủ sau những đối thoại có ghi chép gần đây giữa tôi và cụ.
Buồn thay hai năm trước, tại thành phố biển Đà Nẵng -“Nơi đáng sống nhất hành tinh này” (NBT), bệnh tật và tuổi tác đã quật ngã cụ Trần Lâm (1925), Nguyên Thẩm Phán Toà Án nhân dân tối cao và những tai ương đó, lại diễn ra tại phòng cấp cứu Bệnh viện hữu nghị Việt Xô Hà Nội với cụ Lê Hồng Hà (1926), nguyên Chánh Văn Phòng, nguyên uỷ viên Đảng Đoàn Bộ công an.

NỮ TIẾP VIÊN VIETNAM AIRLINES BỊ BẮT TẠI NHẬT, ĐÁNG THƯƠNG HAY ĐÁNG TRÁCH?

Xin thưa luôn là vừa đáng thương lại vừa đáng trách.
Đáng thương vì chỉ với 21 món hàng quần áo ăn cắp trị giá khoảng 25,7 triệu đồng từ tháng 9 năm ngoái mà bị bắt giữ, thẩm vấn và bị truyền thông quốc tế rùm beng mấy ngày hôm nay. Đáng trách vì “mang hình ảnh Việt Nam ra thế giới” (quảng bá của Vietnam Airlines trên VTV) như thế là làm xấu hình ảnh của một đất nước mà cha ông ta đã từng tự hào “lành cho sạch rách cho thơm”.

GÓC KHUẤT MỘT GIA TỘC: BÀI VIẾT CỦA BỒI BÚT XUÂN BA ĐỂ CHẠY TỘI CHO HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CSVN VỀ HÀNH ĐỘNG THỦ TIÊU CỤ PHẠM QUỲNH

Đương tỏ dần góc khuất một gia tộc (Kỳ 1)

- Có một gia đình thuộc vào loại hiếm có trong lịch sử hiện đại nước ta mà qua mấy thế hệ con cháu đã đóng góp cho xã hội những nhân tài nổi tiếng, có những đóng góp to lớn cho dân tộc. Đó là gia đình nhà văn hóa Phạm Quỳnh (1892-1945). Hơn nửa thế kỷ trôi qua từ khi Phạm Quỳnh từ giã cõi trần, những thông tin về ông vẫn chưa đầy đủ và những thế hệ con cháu ông cũng còn nhiều người chưa được biết. Cách đây hơn 7 năm, nhà văn Xuân Ba đã ngược dòng thời gian, tìm hiểu và phát hiện thêm những sự kiện, tình tiết mang ý nghĩa lịch sử và văn hóa về gia tộc của vị Thượng thư Phạm Quỳnh. Báo điện tử Petrotimes sẽ giới thiệu với bạn đọc nội dung ghi chép ấy.

THỬ NHẬN DẠNG LẠI CHÂN DUNG NHÂN VẬT PHẠM QUỲNH

I) Thử nhận dạng lại chân dung nhân vật Phạm Quỳnh

Phạm Quỳnh ngoài bút hiệu Hồng Nhân hoặc Hoa Đường còn có bút hiệu Thượng Chi. Ông quê gốc ở làng Lương Ngọc (nay là xã Thúc Kháng) phủ Bình Giang tỉnh Hải Dương, nhưng gia đình ra Hà Nội sinh sống lập nghiệp và sinh ra ông tại đây ngày 17 tháng 12 năm 1892.

TẠI SAO CỘNG SẢN GIẾT PHẠM QUỲNH?

Việt Minh cộng sản đã giết Phạm Quỳnh (1892-1945) hai lần: Lần thứ nhất hạ sát, che giấu và phi tang thân xác ông tại Huế năm 1945. Lần thứ hai, bóp méo lịch sử, viết sai lạc về Phạm Quỳnh, nhằm hủy diệt luôn sự nghiệp và thanh danh của ông. Một câu hỏi cần được đặt ra là lúc đó Phạm Quỳnh đã rút lui khỏi chính trường, tại sao cộng sản lại giết Phạm Quỳnh, trong khi cộng sản không giết Trần Trọng Kim và toàn bộ nhân viên nội các Trần Trọng Kim, là những người đang còn hoạt động? Câu hỏi nầy cần tách ra làm hai phần để dễ tìm hiểu: 

SAO LẠI XÂY DỰNG NHÀ TƯỞNG NIỆM HỒ CHÍ MINH TRONG KHU DI TÍCH ĐỀN HÙNG?

Nguyễn Thu Trâm - Theo bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam tại Hà Nội, thì lãnh đạo tỉnh Phú Thọ sẽ đầu tư khoảng 60 tỷ đồng để xây dựng Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đồi Phân Trà thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng. 

Theo đó, nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh dự kiến sẽ được xây dựng trên diện tích 8.400m2 và được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống, gồm tứ trụ, nhà bia ghi công lao to lớn của Bác với đất nước, dân tộc; tiền tế, đại bái hậu cung và các công trình phụ trợ khác như: Nơi đón tiếp, nơi trưng bày hiện vật, khuôn viên, đường đi, cây xanh…

NHẠC SĨ PHẠM TUYÊN - NGƯỜI CON THỨ CHÍN CỦA PHẠM QUỲNH

Bài của Nguyễn Liệu 
Tục ngữ Việt nam nói “ Nên khôn từ thuở lên ba”, nhưng nhạc sĩ Phạm Tuyên lên ba có khôn không thì không biết, nhưng đến lúc mười lăm mười sáu tuổi thì chứng tỏ Phạm Tuyên là người chí ngu, chí dại, rồi từ đó dấn thân vào hết sai lầm này đến sai lầm khác và mãi đến nay tới tuổi 80 có lẽ là lần dại cuối cùng rồi giả từ cuộc sống.
Cuộc khởi nghĩa 1945 Việt minh tức Việt cộng cướp chánh quyền lập tức giết Phạm Quỳnh, một học giả số một của Việt Nam. Bốn học giả nổi tiếng của Việt Nam lúc bấy giờ là Phạm Quỳnh, Nguyễn văn Vĩnh, Nguyễn văn Tố và Phạm duy Tốn. Người đời thường nói tắt ông Quỳnh ông Vĩnh ông Tố ông Tốn.