Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 12


1   2   3   4    5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17
CHƯƠNG 21
PHAN KHÔI (1887-1959)

I ● Sự chôn vùi Phan Khôi
 Sau Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, từ thập niên 1930 Phan Khôi tiếp tục xây dựng nền móng mới cho Việt học, bằng phương pháp độc đáo: phân tích, phê bình và phản biện, cổ võ phải viết lịch sử cho đúng, kể cả các chi tiết nhỏ. Phải viết tiếng Việt cho đúng từng câu, từng chữ, từng chữ cái, từng chấm, phẩy. Phải dùng từ Việt và từ Hán Việt cho thích hợp. Phải hiểu Khổng học cho đúng. Sự tìm hiểu nguồn gốc ngôn ngữ và triết học Tây phương đi từ Thánh Kinh. Nữ quyền bắt đầu với Võ Tắc Thiên. Phan Khôi luôn luôn tìm đến nguồn cội để giải thích vấn đề. Là một nhà báo, nhưng không phải nhà báo bình thường. Là một học giả, nhưng không phải học giả cổ điển chỉ biết nghiên cứu. Phan Khôi là khuôn mặt học giả phản biện duy nhất của Việt Nam trong thế kỷ XX. Nhưng sự nghiệp văn học của Phan Khôi bị chôn vùi trong gần nửa thế kỷ[1].

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 13


1   2   3   4    5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17
CHƯƠNG 22
VỤ ÁN NAM PHONG

Tuy không chính thức có vụ án Nam Phong, nhưng sau khi Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác, chủ nhiệm và chủ bút Nam Phong bị xử tử năm 1945; tại miền Bắc, toàn bộ trước tác trên Nam Phong, được coi là tờ báo của thực dân do "trùm mật thám" Louis Marty điều khiển, bị khai trừ khỏi nền giáo dục và văn học. Tại miền Nam từ 1954 đến 1975, các nhà nghiên cứu như Thanh Lãng, Phạm Thế Ngũ... tuy có nhắc đến nguồn cội phát xuất Nam Phong, từ chính quyền thực dân, nhưng vẫn xác nhận giá trị Phạm Quỳnh và đưa Nam Phong vào chương trình giáo dục trung-đại học. Sự kết án Phạm Quỳnh của Nguyễn Văn Trung, chỉ là một hình thức phản phê bình, chống lại quan điểm Thanh Lãng và Phạm Thế Ngũ, nhưng không đủ bằng chứng thuyết phục.

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 14


1   2   3   4    5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17
CHƯƠNG 23
 NGUYỄN MẠNH TƯỜNG (1909-1997)

Ngày 30/10/1956, Nguyễn Mạnh Tường diễn thuyết 6 tiếng trước Mặt Trận Tổ Quốc tại Hà Nội -3 giờ buổi sáng, 3 giờ buổi chiều- về những sai lầm trong Cải Cách Ruộng Đất. Trường Chinh, Xuân Thủy và Dương Bạch Mai yêu cầu ông viết lại nội dung cuộc nói chuyện ứng khẩu thành văn bản. Ông viết lại với tựa đề:"Qua những sai lầm trong Cải Cách Ruộng Đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo",đánh máy làm hai bản, trao cho Trường Chinh và Xuân Thủy, chỉ giữ lại bản nháp viết tay. Bài chính luận sâu sắc, chủ đích phân tích những sai lầm của chế độ, từ Cải Cách Ruộng Đất ở thôn quê, sang Cải Tạo Tư Sản, quản lý mậu dịch ở thị thành, chỉ ra nguồn cội của sai lầm: vì chế độ chính trị không dân chủ; và trình bàyphương pháp sửa đổi: thực hiện những nguyên tắc của một nhà nước pháp quyền, trong một chế độ dân chủ.

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 15


1   2   3   4    5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17
CHƯƠNG 24
UNE VOIX DANS LA NUIT - CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT VÀ CẢI TẠO TƯ SẢN

Trong buổi nói chuyện trên RFI tháng 9/1995, trả lời câu hỏi: "Từ sự đoàn kết dân tộc thời toàn quốc kháng chiến 1946, đến thời kỳ phân hoá chia rẽ dân tộc chỉ có 10 năm. Tại sao?" Nguyễn Hữu Đang giải thích:

 "Có thể hiểu việc đó như thế này: Ngay trong cương lĩnh của đảng Cộng Sản Đông Dương cũng ghi rõ là làm cách mạng để tiến tới Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa. Cho nên 10 năm sau, nhất định nước Việt Nam phải tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội và muốn tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội thì phải tiến hành Đấu Tranh Giai Cấp, phải xóa bỏ địa vị, quyền lợi của hai giai cấp bóc lột là giai cấp địa chủ và giai cấp tư sản. Trước kia đoàn kết Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc, giờ đây phải Đấu Tranh Giai Cấp để tiến tới Chủ Nghĩa Xã Hội. Trong Đấu Tranh Giai Cấp như thế thì quyết liệt lắm, có ảnh hưởng chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao Trạch Đông là quá tả, rất ác liệt, (...) Chúng tôi chống, là chống cái chủ nghĩa Staline và chống chủ nghĩa Mao Trạch Ðông.

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 16


1   2   3   4    5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17
CHƯƠNG 25
UNE VOIX DANS LA NUIT - VẤN ĐỀ TRÍ THỨC VÀ ĐỘC TÀI ĐẢNG TRỊ

Trong phần hai của tiểu thuyết Une voix dans la nuit, Nguyễn Mạnh Tường dùng hình thức đối thoại để mô tả cuộc chiến một mất một còn giữa người cộng sản và người trí thức, qua các cuộc nói chuyện tay đôi giữa Năng và Tổng Bí Thư; giữa Hiên và Đắc; giữa luật sư Mạn và bác sĩ Xuân. Người đọc tinh ý sẽ nhận ra Hiên và Mạn là hình ảnh Nguyễn Mạnh Tường, Đắc là Nguyễn Hữu Đang, người đến mời Nguyễn Mạnh Tường tham gia phong trào NVGP, và Xuân chính là bác sĩ Nguyễn Xuân Nguyên, người được chánh án Châu -Đặng Châu Tuệ- mời vào đảng Xã Hội cùng một lúc với Nguyễn Mạnh Tường. Tổng Bí Thư xuất hiện hai lần trong tiểu thuyết, lần đầu sau khi hoàn tất chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất -trên thực tế, trước tháng 10/1956, Trường Chinh làm Tổng Bí Thư, từ tháng 10/1956 đến tháng 9/1960, Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch kiêm Tổng Bí Thư- và lần thứ nhì, khi Đảng quyết định làm đám ma cho hai đảng Xã hội và Dân chủ[1] lúc đó Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí Thư.

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

NHỮNG CHUYỆN 'GIƯỜNG CHIẾU' HÃI HÙNG CỦA VUA CHÚA VIỆT


 Chỉ nói đến vua chúa ngày xưa. Chuyện vua chúa ngày nay để ngày sau chép.

Ân ái xong rồi giết, bắt mỹ nữ khỏa thân chèo thuyền, bỏ gái vào bao tải để thác loạn, “một đêm sáu bà”, “sưu tập gái đẹp" 5 châu... là những chuyện rùng mình về thói đam mê sắc dục của các vua chúa trong lịch sử Việt Nam. 

Lê Long Đĩnh bị trĩ giai đoạn 4 vì hoang dâm?  

CHUYỆN LẠ Ở HÀ NỘI: MỘT "ĐỒNG CHÍ" CÔNG AN VỪA MỚI ĐI TU KHÔNG LÂU ĐÃ THÀNH PHẬT

Pho tượng đồng được trụ trì Thích Minh Phượng tự ý đúc, để thay thế bức tượng phật cổ trong chùa Chân Long, bị người dân trong xã Chàng Sơn kéo ra giữa chợ.

Nguyên Anh  - Đừng có ai cho là vu khống đây là luận điệu của bọn thế lực thù địch phản động sau khi xem xong bài này nhé… Dưới sự điều hành đất nước của đảng CS, Việt Nam đã là một quốc gia tự sướng! 

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM 1897-1963

Tổng Thống VNCH NGÔ ĐÌNH DIỆM
Phạm Kim Vinh

Người ta còn nhớ rằng điều kiện tiên quyết do ông Ngô Ðình Diệm đặt ra cho Bảo Ðại là ông Diệm phải được ‘’toàn quyền về dân sự và quân sự’’ thì ông Diệm mới chịu trở về lãnh đạo nước Việt Nam. Những ngày chót của cuộc chiến tranh Ðông Dương I. Bảo Ðại phải chịu nhận điều kiện ấy. Do đó, khi nhận định về thành tích đối nội và đối ngoại của Chính Quyền Ngô Ðình Diệm, người ta nên nhận định từ cái bối cảnh ‘’toàn quyền dân sự và quân sự’’ đó.

HRW: VIỆT NAM MUỐN VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LHQ, HÃY CẢI THIỆN NHÂN QUYỀN


Trà Mi (VOA) - Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch ngày 5/11 gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi Hà Nội tuân thủ các chuẩn mực về “bảo vệ và thăng tiến nhân quyền” nhân dịp Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong cuộc biểu quyết vào ngày 12/11 tới đây.

ĐÂU LÀ TƯ CÁCH CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM: ỨNG VIÊN HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LHQ?

Hoàng Thanh Trúc  - Việt Nam đã nộp đơn ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) cho nhiệm kỳ 2014-2016 và cuộc bầu cử các thành viên mới trong số 47 thành viên của Hội đồng này cũng sẽ diễn ra trong tháng 11/2013.

TIẾN SỸ JONATHAN LONDON TRẢ LỜI PHỎNG VẤN VỚI QUỐC VIỆT TRÊN RADIO TIẾNG QUÊ HƯƠNG

CÔNG AN SÁCH NHIỄU ĐOÀN CỨU TRỢ BÃO LỤT CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT


Huỳnh Ngọc Tuấn - Phụng hành Thông bạch của Hòa thượng Thích Viên Định, Viện trưởng Viện Hóa Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, đoàn cứu trợ do Hòa thượng Thích Không Tánh, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện - xã hội cùng quý Hòa thượng Thích Nguyên Lý - Thủ bổn Viện Hóa Đạo, Thượng tọa Thích Viên Hỷ - Phó Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên hướng dẫn.

THẢM SÁT HUẾ MẬU THÂN 1968, TỘI ÁC TÀY TRỜI CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

CẢ MIỀN NAM BỊ RỦA SẢ

Quốc Anh  - Khi thủ đô Sài gòn chính thức thất thủ vào lúc 11h30 sáng ngày 30/4/75, nhiều người Công giáo luận bàn: “Thiên chúa đã dùng bàn tay cộng sản để trừng phạt những kẻ sát hại tôi tớ của Ngài, cũng như khi xưa Ngài đã trừng phạt dân Do Thái gần hai ngàn năm vong quốc, phiêu bạt vì nhạo báng và giết hại con một của Ngài treo trên cây Thập giá...”

HẬU QUẢ CỦA VIỆC HOA KỲ BỎ RƠI ĐÔNG DƯƠNG


Giáo sư Robert F. Turner

Trung tâm an ninh Luật Pháp Quốc Gia
Đại Học Luật Khoa Virginia & Học Viện Hải Quân.
(Trích trong “Những sự thật về Chiến Tranh Việt Nam)

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CÙNG BỬU QUYẾN CỤ TÔN THẤT TẦN

Bằng Phong Đặng Văn Âu  - Nhân đọc lại chuyện nhà văn Vũ Thư Hiên tường thuật về người tù dưới chế độ cộng sản lâu năm Tôn Thất Tần được Dân Làm Báo trích đăng lại, tôi xin kể thêm đôi chút để độc giả tường. Cụ Tôn thất Tần là anh ruột của Nghị sĩ VNCH Tôn Thất Uẩn và bà Tôn Nữ Oanh, tức là bà quả phụ Hà Thúc Ký – Chủ tịch Đảng Đại Việt Cách Mạng. Con gái của cụ Tôn Thất Tần là cô Tôn nữ Giáng Tiên, hiền thê của thi sĩ Trần Mạnh Hảo, là bạn thời thơ ấu của tôi. Tôi lớn tuổi hơn cô Tiên. Nhân được tin cụ Tôn Thất Tần qua đời, tôi xin thành kính chi buồn cùng anh Tôn Thất Uẩn, chị Hà Thúc Ký và cô Tôn nữ Giáng Tiên. Nguyện cầu hương linh người quá cố bình an nơi cõi vĩnh hằng.

CHUYỆN VỀ CỤ TÔN THẤT TẦN QUA LỜI KỂ CỦA NHÀ VĂN VŨ THƯ HIÊN


Cụ ông Tôn Thất Tần vừa qua đời hôm 4/11/2013 tại Sài Gòn, hưởng thọ 96 tuổi. Cụ ông Tôn Thất Tần sinh năm 1918 trong một gia đình hoàng tộc tại Huế, từng bị chế độ CS bỏ tù với thời gian kỷ lục lên đến 30 năm tù vì tội danh có tên 'phản cách mạng'.
Được xem một trong những người tù cộng sản phải chịu án lâu nhất tại Việt Nam, trong suốt thời gian từ năm 1946 đến 1976, cụ ông Tôn Thất Tần đã phải trải qua những nhà tù khắc nghiệt nhất tại miền Bắc. 
Trong hồi ký Đêm giữa ban ngày của nhà văn Vũ Thư Hiên, người tù Tôn Thất Tần được mệnh danh là "Jean Valjean gọi bằng cụ" vì sức chịu đựng ghê gớm với thời gian ở tù kỷ lục. Chúng tôi xin trích đăng lại chương 38 ĐÊM GIỮA BAN NGÀY CỦA Nhà Văn Vũ Thư Hiên, để quý độc giả có them thông tin về người tù mà "Jean Valjean gọi bằng cụ" này: Cụ TÔN THẤT TẦN

MÁY ÉP XÁC NGƯỜI RA NƯỚC

Người sáng lập Resomation là Sandy Sullivan 
Một nhà tang lễ ở Florida, Mỹ vừa giới thiệu một cách kỳ lạ để thay thế hỏa táng hoặc chôn cất người chết. Đó là dùng một chiếc máy để hóa lỏng xác chết thành một thứ xi rô màu nâu. 
Chiếc máy bằng thép không gỉ có thể phân hủy một xác chết trong vòng chưa đầy 3h và một thứ chất lỏng đậm đặc màu nâu sau đó sẽ được đổ vào hệ thống nước của thành phố. Sau quá trình này, xương cốt còn lại có thể đem chôn hoặc trả lại cho gia đình chứ không biến thành tro như hỏa táng.

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

SỨC LAY ĐỘNG CỦA "DẬY MÀ ĐI!"

Giáo Sư Tương Lai 
Có lẽ những chàng trai cô gái say sưa hát bài "Dậy mà đi" để chào đón Đinh Nhật Uy buộc phải được trả tự do tại Tòa án Long An hôm 29.10.2013 không biết và cũng không cần biết rằng bài đó ra đời từ trong nhà tù thực dân năm 1941, khi đất nước còn nằm trong xiềng xích nô lệ. Bài thơ làm trong nhà tù thuở ấy tự nhắc nhở: 
"Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?
Huống đường đi còn lắm bước gian truân
Đây chưa phải trận sau cùng chiến đấu"! 



"GIÁ NHƯ CÒN ÔNG DIỆM"...

Nguyễn Bá Chổi 
(Kính dân hương hồn cố TT Ngô Đình Diệm)

Nếu người dân Miền Nam “nhờ” mất nước vào tay CS mới thấm thía “được” thế nào là “trải qua một cuộc bể dâu, những điều trông thấy mà đau đớn lòng” như chuyện Kiều, thì hắn tự cho rằng nhờ sống đến nay để nhìn lại đời mình, hắn mới biết thương tiếc ông Ngô Đình Diệm hơn.