Nguyễn Thị Cỏ May - Tỉnh Sơn La dự tính sẽ khởi
công dựng tượng Hồ Chí Minh vào tháng 10/2015 với kinh phí 1400 tỷ đồng. Không
riêng gì đối với Sơn La vốn nghèo, trẻ con “ khố rách áo ôm” lội qua sông, đu
dây đi học, trường sở thiếu trước, trống sau, mà số tiền này cũng quá lớn đối với
những nơi giàu có chỉ cho việc dựng tượng Hồ Chí Minh . Có thật sự dân chúng
yêu Hồ Chí Minh, tưởng nhớ ông để phải dựng tượng ông ở khắp nơi, với tốn kém
quá phí phạm như vậy? Có thật sự “tình cảm không không thể đo đếm” trong ý
nghĩa dân chúng dành cho ông?
Về dựng
tượng Hồ Chí Minh, một bài báo trong nước viết “ Đọc báo thấy có người nói như
mếu máo là Bác Hồ đã từng về đây, vậy mà cho đến nay tỉnh vẫn chưa có tượng đài
của bác”. Nhưng có người lại cả quyết cho rằng “khắp nơi trên thế giới chỗ nào
cũng dựng tượng ông. Nước ngoài mà còn như thế thì chẳng lẽ Việt nam, quê hương
của ông, mà lại kém sao”?
Có ai
dám chắc dân chúng, và cả chánh quyền ở nhiều nơi, thật tình thương yêu, tưởng
nhớ Hồ chí Minh? Dân chúng thì chắc không đúng rồi. Chánh quyền khi đề nghị dựng
tượng Hồ Chí Minh thì chắc chắn đã thấy hình ”bác” trên những tờ giấy nho nhỏ rồi!
Và đã bị những tầm hình bác ám mất rồi chăng? Chánh quyền cộng sản đã có thành
tích “rút ruột công trình”. Nhưng ở Miền bắc, chẳng những rút ruột mà rút cả vỏ
công trình. Cứ bình tỉnh hỏi bất kỳ người dân nào trên đường phố Hà nội để xác
nhận lời dân gian này có đúng như vậy không?
Nhưng
điều quan trọng mà Cỏ May tôi muốn nói ở đây không phải là chuyện tham nhũng. Bởi
cộng sản là phải tham nhũng. Nếu không đồng ý, xin chỉ cho biết một chế độ cộng
sản nào không tham nhũng, không độc tài ác ôn. Cả nước Nga ngày nay! Thử hỏi
xưa nay có con chó đực nào đái mà không dở một cẳng sau lên không để cho rằng cộng
sản ở Việt nam là lương thiện?
Điều
mà Cỏ May sẽ nói ra ở đây là có phải thiệt tình những bức tượng Hồ Chí Minh ở hải
ngoại đều do Chánh quyền và dân chúng ở đó dựng lên để bày tỏ lòng yêu mến, tôn
kính, tưởng nhớ Hồ Chí Minh là nhà văn hóa, nhà giải phóng, người anh hùng của
dân tộc Việt Nam, được cả dân tộc Việt Nam kính yêu…và Việt Nam là bạn của năm
châu kia mà?
Đâu là
sự thật?
Hy-lạp
là nước có nhiều thần và nhiều thần thoại nhưng người dân và chánh quyền không
ai tin vào thần mà họ còn thờ và chuyện thần thọai vẫn còn lưu hành.
Tượng Hồ Chí Minh ở hải ngoại
Năm
1990, ở Moscou, gần Métro, có dựng một bức tượng Hồ Chí Minh dưới hình ảnh một
cái dĩa khổng lồ. Ngày 19/02/2015 vừa qua có một thanh niên cho ý kiến dân
chúng nga ngày nay, không có ai biết người trong tượng là ai hết cả. Trước đó,
một thanh niên khác đưa ra ý kiếng khá hay “Hình cái dĩa. Phải chi đem để trong
kệ chén bác hay hơn là ở đây không?”.
Theo
báo Nga, kinh phí bức tượng là 1, 6 triệu rúp. Họ phản đối sự phí phạm này vì nếu
là tiền của Chánh phủ nga, tại sao không dùng xây một chung cư cho dân chúng ,
chớ làm tượng đó làm gì? Có người cho rằng đặt tượng ở đó chỉ làm ô nhiễm môi
trường mà thôi.
Có lần,
chánh quyền Moscow, sau biến cố Xô-viết sụp đổ, đã muốn dẹp bỏ bức tượng nhưng
có lẽ nhá cầm quyền Hà Nội can thiệp, hoàn lại đủ chi phí nên tới nay, bức tượng
còn đó? Hay tháo gỡ lại tốn kém cũng không ít nên cứ để mặc kệ nó?
Báo
chí Hà Nội loan tin “ngày 19/5/2005, chính quyền thành phố Montreuil đã dựng tượng
bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Không gian Hồ Chí Minh” tại Bảo tàng Lịch
sử của thành phố”.
Nhưng
sự thật đây là bức tượng của Chánh phủ Hà Nội chở qua tặng cho thành phố
Montreuil vào năm 2005 để kỷ niệm sanh nhựt lần thứ 115 của ông.
Ngày
khai mạc, Đại diện Hà nội tới tham dự với chánh quyền Montreuil vốn cùng phe cộng
sản nhưng đúng hôm ấy, cửa vào “Không gian Hồ chí Minh “đã bị anh chị em tranh
đấu ở Paris lấy keo, thứ cực mạnh, xịt vào đầy ổ khóa nên không cách gì mở ra
được. Đại diện Hà Nội đành cùng với chánh quyền Pháp đi vòng bên ngoài nhìn
vào, vừa chỉ trỏ vào bác bị nhốt, khoá chặt như ở bên trong chiếc lồng khổng lồ.
Thành
phố Montreuil thuộc cộng sản từ mấy chục năm qua. Chỉ mới sau này bị Đảng Xã hội
chiếm.
Tương
tự như vậy để hiểu, ở những nơi khác, như ở Chí-lợi, Singapour, và gần đây nhứt,
ở một thành phố biển Miền Nam Anh quốc nơi lúc đi tàu, tàu của ông đi có ghé
qua, tượng Hồ Chí Minh cũng hoàn toàn do Chánh quyền Hà nội, qua quan hệ ngoại
giao, chở tới, ra công, ra tiền dựng lên mà thôi . Chớ chẳng có ai ngưởng mộ Hồ
Chí Minh để phải bỏ tiền của dân họ đóng góp ra làm tượng.
Cả việc
UNESCO năm 1990, tổ chức lễ vinh danh Hồ Chí Minh cũng hoàn toàn xạo. Cứ đọc lại
bài phản biện của Văn Chấn trên An Ninh Thế giới mười năm sau thì rỏ sự thật.
Vã lại, cứ nhớ laị năm 1990, tại Hà nội, lễ kỷ niệm 100 năm sanh nhựt của ông
có Đại diện UNESCO tới không, có mấy người ngoại quốc tới, thì biết đâu là sự
thật!
Đó là mọi người chưa biết rõ chân tướng của bác vốn là con người cộc cằn, thô lỗ, không có được cái lịch sự tối thiểu trong quan hệ với cán bộ bất chợt gặp bác. Xin kể lại một câu chuyện thật để thấy, không phải sự thiếu lịch sự tối thiểu mà thôi, mà là cái bản chất vô văn hóa của Hồ Chí Minh . Tưởng ở đây cũng nên nói rỏ là Hồ Chí Minh không có thứ văn hóa nhân bản phổ quát. Chớ ông vẫn thắm nhuần văn hóa xã hội chủ nghĩa.
Ông Đỗ
Đức Dục (Thứ trưởng Bộ Văn hóa, đảng viên Đảng Dân chủ, sau bị Lê Duẩn cách chức,
cho về Viện Văn học), hôm ấy, nhìn thấy tôi (Lưu Trọng Lư) đi ngoài hành lang
cơ quan Viện, ông gọi vào để trò chuyện. Nhân nói đến ông Hồ, ông Dục kể: “Một
con người vô văn hóa. Đầu năm 1946, hôm Chính phủ Liên Hiệp ra mắt ở Nhà hát Lớn,
ông ta nhìn thấy Cụ Tố (Nguyễn Văn Tố) mặc âu phục, ông thô lỗ chạy đến, kéo
chiếc cà-vạt Cụ Tố đang đeo ra, gắt: “Sao ông ăn mặc thế này”… (Vũ Đình Phòng,
Hồi ký về Lưu Trọng Lư, Viet-Studies, internet)
Trở lại
câu chuyện dựng tượng bác ở hải ngoại chỉ là một thứ “Cây đuốc Lê văn Tám” mà
cho tới ngày nay, Hà Nội vẫn chưa thấy ngượng khi nói dối chỉ nhằm tuyên truyền.
Cho
nên Nguyễn Tấn Dũng cương quyết không cho báo tư nhơn xuất hiện và hoạt động,
phải dành cho hơn 700 tờ báo nhà nước độc quyền nói dối.
Về tượng
Hồ Chí Minh đưa ra ngoại quốc, chúng ta có thể hiểu đó không khác gì đảng cộng
sản Hà Nội xuất khẩu lao động. Mà Hồ Chí Minh vốn là công nhân lao động cho
phòng bếp của tàu thủy.
Đừng quên dành một tượng đài cho thành phố
mang tên bác
Trên
báo CÔNG AN ngày 05/11/98, Thanh Lê nhận xét ”Sau ngày giải phóng, nhìn lại một
số tượng đài ở Tp.Hồ Chí Minh, như tượng đài Bác Hồ với thiếu nhi,… có cái gì
được và có cái gì chưa được. Được về ý đó tốt đẹp, nhưng chưa được vì đặt không
đúng chỗ. Như Tượng Bác Hồ với thiếu nhi phải được đặt tại Nhà Rồng là hợp lý
nhất. Ở công viên trước UBNDTP cần có tượng Bác, toàn thân đứng vẫy tay chào,
hay ít nhất là bức tượng bán thân, mới thật sự nghiêm túc, mỗi khi các đoàn đến
cung kính trước Người.
Nói
cho công bằng, nhóm tượng đài ở Thành phố xây dựng trước 1975 có một cái gì đó
hấp dẫn hơn, gây ấn tượng mạnh mẽ hơn. Nhìn những tượng đài Trần Hưng Đạo, An
Dương Vương, Trần Nguyên Hãn, Thánh Giống, Phan Đình Phùng… thấy vừa cao sang,
khí phách, hùng tráng, dũng mãnh, vừa đạt đến tính thẩm mỹ mang bản sắc dân tộc.
Mỗi lần ai đi qua đó đều dừng chân lại ngắm nghía, thưởng thức, ít nhất đôi mắt
của họ cũng phải dừng lại mấy giây… Những tượng đài đó đã tô đẹp cho Thành phố
của chúng ta trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai”.
Trước
đây, đảng cộng sản có đưa ra một chương trình thi đua tạc tượng Bác và một
chương trình tham khảo nguyên vọng nhân dân Nam bộ chọn nơi đặt tượng của Bác
khi tượng được làm xong. Văn phòng thu thập ý kiến đặt tại đường Nguyễn thị
Minh Khai (số nhà, Cỏ May quên mất. Tìm lại tài liệu ấy chưa được. Xin cáo lỗi.)
Sau một
thời gian thăm dò ý kiến, bỗng chương trình tượng đài và địa điểm đặt tượng bị
bỏ qua, không thấy báo chí nhắc tới. Trong lúc ấy, dân chúng ở Sài gòn truyền
tai nhau một bài thơ bày tỏ nguyện vọng của nhân dân Nam bộ chọn nơi đặt tượng
Bác Hồ, khi tượng tạc xong.
Cỏ May xin chép lại nguyên văn bài thơ ấy do chính tác giả cho “Ủy Ban Tố cáo tôi ác Hồ Chí Minh ở Paris” lúc đó để gọi là ”Tưởng niệm Bác nhân ngày 19/05 của Bác”:
Cỏ May xin chép lại nguyên văn bài thơ ấy do chính tác giả cho “Ủy Ban Tố cáo tôi ác Hồ Chí Minh ở Paris” lúc đó để gọi là ”Tưởng niệm Bác nhân ngày 19/05 của Bác”:
“Ở phía sau lưng Chợ Bến Thành
Có tòa Công thự dáng thanh thanh
Mỗi ngày dân chúng đua nhau đến
Trút ruột phơi gan rất nhiệt tình
Tượng Bác nên đem dựng chỗ này
Để cho Bác để nắm trong tay
Bao nhiêu lòng dạ người thiên hạ
Đem đến nơi đây trút mỗi ngày
Chẳng biết lấy chi hiến Bác giờ
Nên xin dâng tạm bốn câu thơ
Ngày nào đã tạc xong, xin cứ
Đem khắc vào chân tượng Bác Hồ:
“Đây tượng Bác Hồ, bực vĩ nhân
Một thân gánh vác việc gian nan
Của toàn thiên hạ và tay kiếm
Thu hết lòng dân nước Việt Nam.”
Nguyễn Ngọc Huy*
Có tòa Công thự dáng thanh thanh
Mỗi ngày dân chúng đua nhau đến
Trút ruột phơi gan rất nhiệt tình
Tượng Bác nên đem dựng chỗ này
Để cho Bác để nắm trong tay
Bao nhiêu lòng dạ người thiên hạ
Đem đến nơi đây trút mỗi ngày
Chẳng biết lấy chi hiến Bác giờ
Nên xin dâng tạm bốn câu thơ
Ngày nào đã tạc xong, xin cứ
Đem khắc vào chân tượng Bác Hồ:
“Đây tượng Bác Hồ, bực vĩ nhân
Một thân gánh vác việc gian nan
Của toàn thiên hạ và tay kiếm
Thu hết lòng dân nước Việt Nam.”
Nguyễn Ngọc Huy*
Ba câu cuối mượn ý ở câu đối của Lê Thánh Tôn ban cho làng Cổ Nhuế:
“Khoác tấm áo bào, giang tay gánh vác thiên hạ
Vung ba thước kiếm, tận thu lòng dạ thế gian“
Nguyên văn chữ hán:
“Thân
trụ nhất nhung y, năng đảm thế gian đa nan sự
Thủ trì tam xích kiếm, tận thu thiên hạ chí nhân tâm“
Lúc này, người Việt hải ngoại và cả trong nuớc, ai cũng nghĩ Sài gòn đã đổi tên từ sau 30/04/1975 và mang tên Bác thì đảng cộng sản hà nội phải giữ lại một pho tượng Bác đẹp nhứt, uy nghi nhứt, đừng vội xuất cảng hết, để đem đặt tại phía sau chợ Bến Thành, nơi mà toàn dân Miền Nam đã nhứt trí chọn . Được như vậy, Bác sẽ mãn nguyện vì trước kia “Bác (từng) nhớ Miền Nam, (như) bố nhớ nhà” (Tố Hữu).
Thủ trì tam xích kiếm, tận thu thiên hạ chí nhân tâm“
Lúc này, người Việt hải ngoại và cả trong nuớc, ai cũng nghĩ Sài gòn đã đổi tên từ sau 30/04/1975 và mang tên Bác thì đảng cộng sản hà nội phải giữ lại một pho tượng Bác đẹp nhứt, uy nghi nhứt, đừng vội xuất cảng hết, để đem đặt tại phía sau chợ Bến Thành, nơi mà toàn dân Miền Nam đã nhứt trí chọn . Được như vậy, Bác sẽ mãn nguyện vì trước kia “Bác (từng) nhớ Miền Nam, (như) bố nhớ nhà” (Tố Hữu).
Giáo
sư Nguyễn Ngọc Huy đưa cho NVT tại nhà ở Sarcelles, ngoại ô Paris (Ủy Ban Tố
cáo Tôi ác Hồ Chí Mnh) nhân lúc tố cáo tội ác Hồ Chí Minh để phản đối UNESCO .
Ông làm bài thơ này vào cuối thập niên 50, dĩ nhiên lúc đó chưa nghĩ tới đối tượng
Hồ Chí Minh, trước khi đi ra ngoại quôc tỵ nạn chánh trị vì bị chế độ Ngô Đình
Diệm đàn áp các đảng phái từng tranh đấu chống thực dân và cộng sản trước khi ông
Diệm được Hoàng Đế Bảo Đại bổ nhiệm Thủ tướng.
Nguyễn Thị Cỏ May
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét