Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

ÔNG NGHĨ GÌ KHI ĐỨC GIÁO HOÀNG XIN THOÁI VỊ?

 Tiến Sỹ Đặng Huy Văn (Viết tặng một người bạn học cùng trường, cùng tuổi)               

Ông nghĩ gì lúc nghe tin Đức Giáo Hoàng xin thoái vị?
Khi Ngài vừa mới tiếp ông cách đó hai mươi ngày[1]
Trải sáu trăm năm rồi mới có một lần như thế
Một vị Giáo Hoàng xin từ chức hôm nay!

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

BẢN CÁO TRẠNG TỘI ÁC CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM



Đặng Chí Hùng  - Để tiếp nối Phần 1 của Bản cáo trạng đã đăng tạiDanlambao, tôi xin gửi đến bạn đọc bài số 2 này để bạn đọc tiếp tục tìm hiểu và góp ý về những sự thật cần phải cho thế giới thấy được tội ác cũng như bản chất tàn độc và dối trá của ông Hồ Chí Minh và đảng cộng sản đối với dân tộc Việt Nam.

HÀ NỘI: NGĂN CẢN KHÔNG CHO VÀO VIẾNG ĐÀI LIỆT SĨ


Sáng nay, 17.2.2013, kỷ niệm 34 năm Chiến tranh biên giới 2/1979 chống Trung Cộng xâm lược, một đoàn các vị nhân sĩ trí thức và đồng bào, gồm các vị: Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Uỷ viên TW Đảng, lão thành Cách mạng; TS. Nguyễn Đình Lộc nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Ông Nguyễn Trung cựu Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, Nhà thơ Việt Phương nguyên Thư ký của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Ông Trần Đức Nguyên thanh viên Ban Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, GS. Phạm Duy Hiển, TS Nguyễn Quang A, Doanh nhân Nguyễn Hữu Vinh, TS Nguyễn Xuân Diện.... và nhiều thanh niên, trí thức Hà Nội đã mang vòng hoa: ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CÁC LIỆT SỸ CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC, tới viếng Đài Tưởng nhớ Liệt sỹ tại Hà Nội.

TÌNH HÌNH NHÂN QUYỀN VIỆT NAM NĂM 2012



An Nhiên - Ngày 20 tháng 2 năm 2013 HRW công bố bản cáo thế giới hằng năm trên 90 quốc gia lần thứ 23. Mục đích nêu rõ tình trạng các quốc gia vi phạm nhân quyền, bản báo cáo dài 680 trang, trong đó nói về tình trạng Chính Phủ Việt Nam vi phạm nhân quyền gồm 7 trang. 

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

MẬU THÂN 1968 “GUINESS” NÓI LÁO CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM



Hoàng Thanh Trúc - Có loại bom, đạn pháo Mỹ nào đủ tàn bạo và dã man để đi lựa từng cái sọ người mà đập cho vỡ trước khi phát nổ và còn lấp đất lại? Loại bom nào đủ “thông minh” để trói tay từng chùm nạn nhân trước khi nổ, nhưng lại làm cho nạn nhân chết mà không banh xác? Loại “đạn pháo” nào lùa hàng trăm thầy cô giáo ra bờ suối cột tay chân đập đầu dìm họ xuống đó?...

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

LÊ PHONG LAN VÀ ĐỒNG BỌN CÓ CÒN LÀ CON NGƯỜI NỮA KHÔNG?


Nguyễn Thu Trâm, 8406
Dối trá, bịp bợm vốn là thói thường của cộng sản bởi cộng sản nghĩa là tội ác mà tội chỉ có thể được che đậy với một lời nói dối, và lời nói dối chỉ có thể được duy trì nhờ tội ác. Và phàm kẻ nào từng đem tội ra làm phương thức để đạt đến cứu cánh thì chắc chắn sẽ buộc phải lấy dối trá làm nguyên tắc. Chính vì vậy mà thế gian chẳng ai còn xa lạ gì sự dối trá của cộng sản.

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

VỊ THẨM PHÁN CUỐI CÙNG: LƯƠNG TÂM



Hành Khất (Danlambao) - Phàm làm người, không ai không phạm ít nhiều sai lầm trong cuộc sống. Những người có tâm hồn hướng thiện, dù họ không thuộc về tôn giáo nào, chỉ nhờ vào những "lời hay ý đẹp" nào đó từ trong sách báo, trên mạng, hay trong nhân cách hành xử đáng phục của người chung quanh, ngầm tự nhìn nhận vị Thẩm phán Cuối cùng: Lương tâm như cán cân chừng mực để cố gắng sửa đổi, sống theo tình nhân loại. Và cũng có những tâm hồn không dám hướng thiện, dù họ có xưng tôn giáo nào đó, hay ngạo mạn với chữ "Vô thần", ngang nhiên đối mặt với những vị Thẩm phán pháp luật, luôn tự chối bỏ vai trò của vị Thẩm phán Cuối cùngđó để tự cảm thấy an lòng, trốn thoát được bản án Lương tâm bằng những lời tự biện ngụy tạo hay ngay cả vu khống, hay tố cáo người khác chịu thay cho mình. Nhưng lời phán cuối cùng vẫn vang lên trong tận thâm tâm kẻ đó, dù cố tình tránh phải đối mặt với ánh sáng công lý của Đấng Siêu Nhiên.

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

LÊ PHONG LAN, LÁO XÁC CHẾT, LỪA NGƯỜI SỐNG



Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Nếu năm 1968 nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác bài “Hát trên những xác người” sau khi ông chứng kiến cảnh người dân xứ Huế của ông bị thảm sát trong Tết Mậu Thân, thì nay 45 năm sau, đạo diễn gái Lê Phong Lan không biết từ đâu chui ra làm phim láo trên những xác người dân Huế.

GỞI LÊ PHONG LAN VÀ ĐỒNG BỌN



Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Tôi là một người sinh sau đẻ muộn và cũng là dân Bắc, hay còn gọi là sinh trong cái nôi xã hội chủ nghĩa “đỉnh cao trí tuệ loài người”. Nói như vậy cho bà rõ tôi không có thân nhân nào trong vụ thảm sát Mậu Thân năm 1968. Tuy nhiên tôi nói cho bà và đồng bọn rõ rằng: “Dù một giọt máu của DÂN TỘC tôi, ĐỒNG BÀO tôi đổ xuống do tội ác của đồng bọn của bà cũng không thể tha thứ. Huống chi bà và đồng bọn còn cho quay một bộ phim tài liệu lịch sử đổi trắng thay đen 100% để vu cáo tội ác của Hồ Chí Minh và đồng bọn cho người khác - đó là tội ác không thể dung tha.”

TỘI ÁC VIỆT CỘNG TRONG THẢM SÁT ĐỒNG BÀO HUẾ - MẬU THÂN 1968

Thảm Sát Huế Mậu Thân 1968

PHẢN ĐỐI VIỆT CỘNG CÁI LÊ PHONG LAN LÀM PHIM MẬU THÂN DỐI TRÁ

Bộ phim thay trắng đổi đen lịch sử dài 12 tập có tên Mậu Thân 1968:
Tập 1  : Cuộc đối đầu lịch sử
Tập  2  : Bí mật kế hoạch X
Tập 3  : Trước giờ G
Tập 4  : Nghi binh Khe Sanh
Tập 5  : Tết Mậu Thân 1968
Tập 6  : Mục Tiêu Chiến Lược.
Tập 7  : Huế- 26 ngày đêm
Tập 8  : Khúc ca bi tráng
Tập 9  : Quyết tử cho Tổ quốc Quyết Sinh
Tập 10: Không có gì quý hơn độc lập tự do
Tập 11: Mậu Thân trong lòng nước Mỹ
Tập 12 : Tượng đồng bia đá.

MẬU THÂN 3: "CÔNG LAO CỦA BÁC"



Đây là Mậu Thân 3.
Bạn sẽ không thấy một thuyền nhân nào trong này cả.
Và bạn cũng không thấy xác square1, nằm úp mặt,
đầu bị đập vỡ, tay bị trói ngoặt sau lưng bằng dây kẽm gai, 
da thịt rữa, nằm lẫn lộn với vài ngàn thi thể khác,
trong những mồ tập thể của Huế Mậu Thân.

ĐỒNG BÀO HUẾ GỬI "QUÀ XUÂN" CHO NỮ ĐẠO DIỄN LÊ PHONG LAN



Hoàng Thanh Trúc - “Đồng bào Huế có thể hỏi y thị Phong Lan rằng: Ngay từ bây giờ y thị có đủ can đảm đối chất công khai với nhân dân Huế không? và hãy vào Huế trưng ra mọi hình ảnh, hoặc chỉ cho nhân dân Huế thấy những nơi nào là: Bom đạn, pháo Mỹ từ Hạm đội 7 ngoài khơi Thái Bình Dương bắn vào, 80% thành Huế đổ nát và bị san phẳng như một bãi chiến trường? - (Trong khi toàn bộ các đình, chùa, nhà thờ và hoàng cung, Thành Nội bao la, sau 1975 còn nguyên vẹn tới 90%)”

HOÀNG SA VIỆT NAM NỖI ĐAU MẤT MÁT, NỖI THỐNG KHỔ CỦA NGƯ DÂN VN

Nỗi Đau Mất Biển Đảo Quê Hương:
Nỗi Nhục Mất Nước:

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013

KỶ VẬT MẬU THÂN


Thiện Giao (Người Việt) - Âm nhạc, và những tài liệu sót lại từ biến cố Mậu Thân 1968 sẽ là nguồn lưu giữ lâu dài nhất, chính xác nhất, những chứng tích liên quan đến vụ thảm sát Mậu Thân tại Huế. 

"HÁT TRÊN NHỮNG XÁC NGƯỜI": VIỆT CỘNG LẠI TIẾP TỤC DỐI TRÁ, BỊP BỢM VỀ MẬU THÂN 1968


Dân Làm Báo - Bạn email hỏi (và trách): chuyện Mậu Thân đã mấy mươi năm rồi, lôi lại những hận thù làm gì!? Hãy hướng về tương lai và cho quá khứ yên nghỉ... Entry này xin được thay thế cho câu trả lời. Mời bạn nghe vài khúc Hát trên những xác người của chế độ mà bạn đang "cùng đồng hành để hướng về tương lai."

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

CHUYÊN ĐỀ MẬU THÂN 1968 - BÀI 4



Tâm Chung (Chính Luận) - HUE 12-4- Người ta lại mới tìm thêm được 48 xác nạn nhân bị C.S. hành quyết trong cuộc tấn công dịp Tết Mậu Thân tại khu Huế. Như vậy cho tới nay tổng số xác tìm thấy đã lên đến gần 2.000 người. Đại tá Lê Văn Thân Tỉnh Trưởng Thừa Thiên kiêm Thị Trưởng Huế cho biết tổng số nạn nhân có lẽ sẽ lên tới 3.000 hoặc hơn. Ông so sánh vụ hành quyết tập thể này của C.S. với "những hành động dã man nhất trong Thế Chiến 2". 

CHUYÊN ĐỀ MẬU THÂN - BÀI 3


Trần Quốc Việt / Dân Làm Báo - Ngày người cộng sản vào Huế là ngày họ đã bỏ lại sau lưng hai mươi thế kỷ văn minh tinh thần của con người. Và ngày họ rút ra khỏi Huế là ngày những người văn minh cảm thấy kinh hoàng và không thể tưởng tượng nổi trước sự tàn ác không thể nào diễn tả nỗi... 

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

KHAI BÚT ĐẦU XUÂN TRƯỚC TƯỢNG ĐÀI LÝ THÁI TỔ

Tết Quý Tỵ
Sáng mùng hai
Trời lất phất mưa xuân
Mưa đang rơi hay nước mắt rơi
Trên tượng đài Đức Thái Tổ?
Một ngàn lẻ ba năm rồi
Sao dân mình vẫn khổ?
Hỡi những kẻ đã ngộ xưng
“Đầy tớ của nhân dân”!

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

THẦN TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM

Thần Tướng NGUYỄN KHOA NAM
Tiểu Sử Tướng NGUYỄN-KHOA-NAM

Tướng Nguyễn Khoa Nam sinh tại Đà Nẵng ngày 23 tháng 9 năm 1927, gốc Làng An Cựu Tây, Huyện Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên, xuất thân từ một gia đình văn học, tôn sùng đạo Phật.

Thân phụ ông là cụ Nguyễn Khoa Túc, Thanh Tra Học Chánh thời Pháp thuộc tại Đà Nẵng, hồi hưu năm 1941. Thân mẫu ông là cụ Công Tôn Nữ Mộc Cẩn, thuộc dòng Tuy Lý Vương. Trong nhiều khía cạnh, ông được thừa hưởng tất cả tinh anh của hai bên nội, ngoại.

Ông là con trai giữa trong gia đình có năm anh em, nhưng hai anh lớn mất sớm, đến năm 1975 chỉ còn lại ba chị em. Chị ông là bà Nguyễn Khoa Diệu Khâm, phục vụ trong ngành Y Tế tại Sài Gòn và đã hồi hưu. Em trai là ông Nguyễn Khoa Phước, phục vụ trong ngành Giáo Dục và cũng là cựu Nghị Sĩ dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

THẦN TƯỚNG LÊ VĂN HƯNG


Cửu Đại Thần Tướng Việt Nam
Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần 
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.
Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo
(trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)
8/ Thần tướng Lê Văn Hưng (1933 - 1975)
lịch sử việt nam, tướng lê văn hưng
Thần tướng Lê Văn Hưng
Tướng Lê Văn Hưng: Từ Sư Ðoàn 21 Ðến Sư Ðoàn 5BB
* Lược ghi về đời binh nghiệp của Tướng Lê Văn Hưng
Tướng Lê Văn Hưng xuất thân khóa 5 Sĩ quan Trừ bị Thủ Ðức, mãn khóa vào tháng 1/1955. Sau ngày ra trường, ông đã có một thời gian dài chiến đấu tại chiến trường Miền Tây qua các chức vụ các chức vụ chỉ huy từ cấp đại đội, tiểu đoàn, Trung đoàn thuộc Sư đoàn 21 Bộ binh (BB). Năm 1966, ở cấp Thiếu tá, ông là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2/Trung đoàn 31 BB. Cũng trong năm 1966, ông được các phóng viên chiến trường vinh danh là một trong năm ngũ hổ U Minh Thượng (ngoài Tiểu đoàn trưởng Lê Văn Hưng, 4 sĩ quan khác là: Thiếu tá Lưu Trọng Kiệt, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 42 BÐQ; Thiếu tá Nguyễn Văn Huy, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 44 BÐQ, Ðại úy Vương Văn Trổ, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3/33BB; Ðại úy Hồ Ngọc Cẩn, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/33BB).

THẦN TƯỚNG TRẦN VĂN HAI


Cửu Đại Thần Tướng Việt Nam
Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần 
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.
Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo
(trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)
7/ Thần tướng Trần Văn Hai (1929 - 1975)
quân sự việt nam
Thần tướng Trần Văn Hai
Chuẩn tướng Trần Văn HaiCuộc Đời Binh Nghiệp vô cùng gian nan
Chuẩn tướng Trần Văn Hai sanh năm 1929 tại Cần Thơ.  Ông tốt nghiệp Khoá 7 Sĩ Quan Hiện Dịch, tình nguyện về binh chủng Nhảy Dù và phục vụ tại chiến trường miền Bắc cho tới khi đất nước chia đôi.
Sau khi trở về miền Nam, ông phục vụ tại nhiều đơn vị khác nhau tại miền Trung cho tới khi được gởi sang thụ huấn khóa Chỉ huy và Tham mưu Cao cấp tại Hoa Kỳ năm 1960.  Lúc đó ông mang cấp bậc đại uý.
Trở về nước, ông tình nguyện sang phục vụ tại binh chủng Biệt Động Quân vừa mới được thành lập và đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng trung tâm huấn luyện Dục Mỹ của binh chủng này. Cho tới ngày nay, các cố vấn Hoa Kỳ vẫn còn dùng tên gọi Hai Highway khi nhắc tới ông bởi vì trong thời gian này, ông thường lái chiếc xe ủi đất để làm nền cho các cấu trúc sau này. Sau khi trung tâm huấn luyện đã hoàn thành, ông là người đề xướng ra Khoa Huấn luyện Rừng Núi Sình Lầy, đào tạo biết bao cán bộ cho tất cả các đại đơn vị của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà.

THẦN TƯỚNG LÊ NGUYÊN VỸ


Cửu Đại Thần Tướng Việt Nam
Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần 
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.
Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo
(trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)
6/ Thần tướng Lê Nguyên Vỹ (1933 - 1975)
lịch sử việt nam, tướng lê nguyên vỹ
Thần tướng Lê Nguyên Vỹ
Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ (1933-1975) là Tư lệnh Sư đoàn 5 bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hoà, là một trong năm tướng lĩnh đã tự sát trong sự kiện 30 tháng 4, 1975.
Ông sinh ngày 22 Tháng Tám năm 1933 tại Sơn Tây. Năm 1951 ông theo học khóa 2 (Lê Lợi) trường Võ bị Địa phương Huế đến năm 1965 được thăng Thiếu tá.
Ông tham gia trong chiến trường An Lộc tử thủ căn cứ chỉ huy. Sau khi chiến thắng, được đề bạt lên làm Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 21 Bộ Binh.
Năm 1974, ông được thăng chuẩn tướng sau khi học một khóa học chỉ huy và tham mưu cao cấp tại Hoa Kỳ và giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh.

THẦN TƯỚNG PHẠM VĂN PHÚ


Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần 
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.
Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo
(trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)
5/ Thần tướng Phạm Văn Phú (1929 - 1975)
lịch sử việt nam, tướng phạm văn phú
Thần tướng Phạm Văn Phú
Phong Cách Anh Hùng Của Tướng Phạm Văn Phú
Từ 1975 tới nay, có một số người viết về Tướng Phạm Văn Phú, một cấp chỉ huy trong ngành LLĐB và Nhảy Dù cũ. — San Jose có tờ báo cũng cho đăng bài của một sĩ quan cấp Tá, nặng lời với một chiến hữu đã mất. Các cấp bậc của Tướng Phú đều được gắn tại mặt trận, và ông cũng đã nhiều lần nếm mùi thất bại, cắt lon, giáng chức, để cho có đủ…”khi vinh lúc nhục” của một đời binh nghiệp. Huyền thoại Phạm Văn Phú đã được mỗi người nhắc tới một cách khác nhau. Ông đã chết nên…ngoại trừ nhà văn Phạm Huấn, người cũng đeo bằng Dù trên ngực áo như Tướng Phú, và đã sống cạnh ông trong những ngày cuối của 1974-1975, là hơn một lần lên tiếng bênh vực cho cấp chỉ huy cũ khi ông Phú bị chỉ trích. Nhà văn tiền bối Nguyễn Đông Thành, đeo cấp Trung Úy từ năm 1947 và là một cây viết chủ lực của cơ quan truyền thông thời Đệ Nhị Cộng Hòa và các tờ báo đứng đắn tại hải ngoại hiện nay. Ông đã đúc kết về Tướng Phạm Văn Phú (Đại Đội Trưởng và Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù năm 1953 tại Điện Biên Phủ) qua tài liệu khách quan nhất của những người ngoại quốc có thẩm quyền và tiếng nói của họ có đủ giá trị để chúng ta suy nghĩ.

THẦN TƯỚNG ĐỖ CAO TRÍ


Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần 
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.
Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo
(trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)
4/ Thần tướng Đỗ Cao Trí (1929 - 1971)
lịch sử việt nam
Thần tướng Đỗ Cao Trí
Tướng Đỗ Cao Trí 
Cái chết đột ngột của Tướng Đỗ Cao Trí vì tai nạn trực thăng ở phía Bắc Tây Ninh trên đường ra mặt trận sáng ngày 23-2-1971 là bước ngoặt của cuộc chiến tranh ở Miền Nam Việt Nam.
Đại Tướng Đỗ Cao Trí là một tài năng kiệt xuất của Quân Lực VNCH. Thật hiếm có một tướng lãnh nào của chúng ta vừa có mưu lược vừa có dũng khí như Tướng Trí. Ông luôn chủ động đánh trúng địch vào chỗ bất ngờ nhứt và luôn xuất hiện ở điểm nóng nhứt trên chiến trường. Nếu Pháp có De Lattre De Tassigny, Mỹ có Patton, Đức có Rommel, thì VNCH chúng ta có Đỗ Cao Trí.

THẦN TƯỚNG NGUYỄN VIẾT THANH


Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần 
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.
Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo
(trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)
3/ Thần tướng Nguyễn Viết Thanh (1930 - 1971)
lịch sử việt   nam cận đại, tướng nguyễn viết thanh
Thần tướng Nguyễn Viết Thanh
Ông sinh năm 1930 tại Đà Lạt. Nhập ngủ khóa 5 trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt năm 1952. Thăng cấp Chuẩn tướng năm 1966 giữ chức Tư lịnh Sư đoàn 7 bộ binh thuộc Quân đoàn IV Quân khu IV. Trong trận Mậu Thân 1968, ông và đơn vị thuộc quyền đã giữ vững an ninh trong toàn khu vực trách nhiệm, và năm sau 1969 được vinh thăng Thiếu tướng. Đồng thời được đề cử giữ trách nhiệm Tư lịnh quân đoàn IV quân khu IV. Đức tính bình dị, thân ái của ông đã lan tỏa đến các quân nhân thuộc quyền cũng như đối với dân chúng, đã khiến cho mọi người kính trọng và ngưỡng mộ một vị tướng lãnh tài ba, đức độ như ông. Sự ngưỡng mộ và kính trọng đã cũng đã thể hiện nơi vị Tướng cố vấn trưởng quân đoàn IV.

THẦN TƯỚNG TRƯƠNG QUANG ÂN VÀ PHU NHÂN

quân sự, lịch sử việt nam
Thần tướng Trương Quang Ân và phu nhân

Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần 
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.
Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo
(trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)
2/ Thần Tướng Trương Quang Ân và Phu nhân (1932 - 1968; 1931-1968)

hài cốt tướng   ân và phu nhân
Hài cốt của Thần tướng Trương Quang Ân và phu nhân
được phụng thờ ở chùa Vạn Phước Sài Gòn
từ sau ngày 30/04/1975
... Để biết được đầy đủ hơn về cuộc đời kiệt liệt của một người lính cực lớn, chúng ta phải bắt đầu lại chuyện kể từ thời điểm sớm nhất, ngày TSQ Trương Quang Ân tốt nghiệp thiếu úy khóa 7 Sĩ Quan Hiện Dịch Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt với vị thứ thủ khoa, tháng 12, năm 1952.
Thiếu úy Trương Quang Ân có đủ tất cả điều kiện thuận lợi để được thuyên chuyển đến một văn phòng bình yên tránh nơi lửa đạn, hoặc một đơn vị tham mưu, chuyên môn (mới thật sự đúng với khả năng tham mưu sắc sảo của ông sẽ được chứng thực ở thời gian sau). Nhưng không, ông đã chọn binh chủng Nhảy Dù, đơn vị tổng trừ bị cho những chiến trận lớn nổ rộng suốt miền châu thổ Bắc Việt Nam, nơi những đỉnh núi cao lẫn trong mây vùng bắc Trường sơn dọc biên giới Lào Việt.

DANH TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM

Tướng NGUYỄN KHOA NAM: Cuộc Đời Đã Thành Huyền Thoại! 
Phạm Văn Thanh

Nguyên là Hải Quân Trung Úy thuộc QLVNCH vào năm 1975, được giao trách nhiệm nhuận bút và hoàn thành tác phẩm “Nguyễn Khoa Nam” ấn bản đầu tiên 2001. 

Từ ngày nhập ngũ cho đến khi tuẫn tiết, Tướng Nguyễn Khoa Nam đã dâng trọn cuộc đời cho quân đội, chiến đấu bên cạnh các chiến hữu của ông trên khắp mọi miền đất nước từ Bắc vào Nam. Chín năm sau, hài cốt ông đã được bà Nguyễn Khoa Phước (em dâu ông) cải táng, hỏa thiêu và trong cuộc hành trình về lại Sài Gòn, rải tro cốt xuống giòng sông Hậu, sông Tiền, nơi mà Tướng Nam đã sống và chết bảo vệ an ninh lãnh thổ cho vùng Đồng Bằng Cửu Long. Xác thân ông đã hoà vào giòng nước đục phù sa, linh hồn ông đã nhập cùng hồn thiêng sông núi! Tướng Nam không bỏ người chiến hữu nào mà đã vĩnh viễn ở lại cùng họ, những người lính chiến VNCH đã hi sinh mạng sống hay một phần thân thể để bảo vệ nền tự do, dân chủ non trẻ của miền Nam suốt 20 năm dài. Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy ông bình thản chu toàn trách vụ của vị tướng Tư Lệnh Quân Đoàn IV tới phút cuối cùng xong mới thanh thản trở về với lòng đất mẹ. Tướng Nam đã không đành đoạn bỏ nước và dân chúng ra đi hay chịu yên vui sống tiếp quãng đời còn lại trên xứ người, nhìn đất nước bị Cộng Sản nhuộm đỏ và đồng bào ông sống trong cảnh tủi nhục đọa đày.

CÁC TƯỚNG TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN IV


Vùng 4 Chiến Thuật Về Mặt Quân Sự

Đồng bằng sông Cửu Long tức là Vùng 4 Chiến Thuật, chia thành 3 khu chiến có 3 Sư Đoàn Bộ Binh chính quy QLVNCH trách nhiệm. Khu Chiến Thuật Tiền Giang từ ranh giới của tỉnh Long An (V3CT) chạy xuống các tỉnh Định Tường (Mỹ Tho), Gò Công, Kiến Hò a (Bến Tre), Kiến Tường do Sư Đoàn 7 Bộ Binh trách nhiệm về an ninh lã nh thổ. Bộ Tư Lệnh SĐ 7 đặt tại Thị xã Mỹ Tho, sau chuyển qua Căn cứ Đồng Tâm, do SĐ 9 BB Mỹ bàn giao lại cho QLVNCH. Đây là các tỉnh tả ngạn của sông Tiền từ Biển Hồ (Tonlé Sap) ở xứ Chùa Tháp chảy xuống. Hữu ngạn sông Tiền có các tỉnh: Kiến Phong (Cao Lã nh), Sa Đéc, Vĩnh Long, Vĩnh Bì nh (Trà Vinh). Bắc Mỹ Thuận cò n gọi Bến phà Mỹ Thuận (nay thành cầu Mỹ Thuận) nằm trên thủy lộ sông Tiền, bến phà bên trái (nghĩa là từ Thủ Đô Sài Gò n đi xuống) thuộc tỉnh Định Tường, bên phải thuộc tỉnh Sa Đéc và Vĩnh Long. Các tỉnh ở hữu ngạn sông Tiền tức là các tiểu khu về mặt quân sự thuộc Khu 41 Chiến Thuật, đặt thuộc quyền trách nhiệm của Sư Đoàn 9 BB, bản doanh tại Thị xã Sa Đéc.

DANH TƯỚNG NGUYỄN VĂN HIẾU

Danh Tướng Nguyễn Văn Hiếu
Nguyễn Văn Hiếu

23 tháng 6, 1929 - 8 tháng 4, 1975(45 tuổi)



Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu
Tiểu sử
Nơi sinhThiên Tân, Trung Quốc
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1951-1975
Cấp bậc Thiếu tướng
Chỉ huy Quân đội Quốc gia Việt Nam
 Quân lực Việt Nam Cộng hòa



Nguyễn Văn Hiếu (1929 – 1975) là một tướng lĩnh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ông được nhiều người đánh giá là một vị tướng liêm khiết, từng được cử giữ chức Phụ tá Đặc trách trong Ủy ban Chống Tham nhũng thuộc Phủ Phó Tổng thống Trần Văn Hương. Ở vị trí công tác này, ông đã làm mất lòng nhiều đồng nghiệp mà họ vốn có nhiều tai tiếng tham nhũng. Nhiều người cũng cho rằng đây là lý do dẫn đến cái chết bí ẩn của ông trong văn phòng tại bản doanh Quân đoàn III tại Biên Hòa ngày 8 tháng 4 năm 1975, khi đang giữ chức Tư lệnh phó Hành quân Quân đoàn.

HÀNG TƯỚNG, ĐẠI HÈN TƯỚNG DƯƠNG VĂN MINH

Đại Hèn Tuớng Dương Văn Minh
Tiểu sử
Biệt danh Big Minh, Minh Cồ
Nơi sinh Mỹ Tho, Liên bang Đông Dương
Nơi mất California, Cờ Hoa Kỳ Hoa Kỳ
Binh nghiệp
Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ 1940-1975
Cấp bậc Đại tướng
Chỉ huy Quân đội Pháp
Quân đội Quốc gia Việt Nam
Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Dương Văn Minh (16 tháng 2 năm1916 – 6 tháng 8 năm 2001), còn gọi là Minh Cồ hay Big Minh,  là tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa.

ĐAI TƯỚNG ĐỖ CAO TRÍ, DANH TƯỚNG CHIẾN TRƯỜNG

Tướng Đỗ Cao Trí

Đại Tướng Đỗ Cao Trí - Danh Tướng - Chiến Tuớng

Tiểu sử
Nơi sinh Biên Hòa, Đông Dương thuộc Pháp
Nơi mất Campuchia
Binh nghiệp
Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ 1947-1971
Cấp bậc Đại tướng (Truy phong)
Đơn vị Liên đoàn Dù Việt Nam Cộng hòa
Quân đoàn I Việt Nam Cộng hòa
Quân đoàn II Việt Nam Cộng hòa
Quân đoàn III Việt Nam Cộng hòa.
Chỉ huy Quân đội Pháp

Đại tướng Đỗ Cao Trí (1929–1971) là Tư lệnh Quân đoàn 3, Vùng 3 chiến thuật, được đánh giá là vị tướng chiến trường tài giỏi nhất trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

CÁC DANH TƯỚNG VÀ LOẠN TƯỚNG CỦA QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

ĐẠI TƯỚNG CAO VĂN VIÊN

Trần Đông Phong

Đại tướng CAO VĂN VIÊN (1921-2008)
Kể từ khi Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, tiền thân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, được thành lập dưới thời Quốc Trưởng Bảo Đại cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, người nắm giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu lâu đời nhất, từ 1965 đến 1975, tưc là gần 10 năm, là Đại Tướng Cao Văn Viên, kế đó là Thống Tướng Lê Văn Tỵ, gần 8 năm, từ 1955 đến 1963, còn những vị khác thì thời gian họ nắm giữ chức vụ này rất ngắn ngủi, có người chỉ chừng vài năm, có người chỉ chừng vài tháng mà thôi. Tuy nhiên trong số những vị này, Đại Tướng Cao Văn Viên là người duy nhất đã nắm quyền Tổng Tham Mưu Trưởng khi quân số của Quân Lực VNCH lên đến trên 1 triệu người cả nam lẫn nữ và vào những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, ông đã được Tổng Thống Trần Văn Hương bổ nhiệm làm Tổng Tư Lệnh QLVNCH, một chức vụ mà trong suốt thời Đệ Nhị Cộng Hòa do chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nắm giữ.

CÁC LOẠN TƯỚNG CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐÃ TIẾP TAY CHO CỘNG SẢN BẮC VIỆT CƯỠNG CHIẾM MIỀN NAM

Tướng Lâm Văn Phát


Lâm Văn Phát (1927-1998) là một cựu tướng lĩnh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ông là một quân nhân có vai trò quan trọng trong giai đoạn 1963 - 1965 và là Tư lệnh Biệt khu Thủ đô cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa.