Lời Tác Giả: Nhà văn Thùy
Linh, một trong số hơn 20 biểu tình viên bị CA bắt lên trại Lộc Hà sáng ngày
2/6/2013 tại Hà Nội, đã viết: “Ở trại Lộc Hà lần này, mình gắn bó nhất với một
biểu tình viên nhí là cu Phú, mới hơn 5 tháng tuổi theo mẹ Nga đi biểu tình.
Hỏi Nga, con nhỏ thế sao cứ tha lôi đi thế này? Nga bảo: “Đi thế này còn hơn ở
nhà vì an ninh luôn vây nhà, gây sự...Khổ lắm! Ba mẹ con đành cứ ba lô trên vai
đi khắp nơi!”. Cu Phú vô cùng dễ thương, đẹp trai cả ngày ở nhà lưu trú của
trại nóng bức tuyệt không một tiếng khóc, vòi vĩnh... Bú mẹ xong lại ngủ, tỉnh
dậy lại cười, má lúm đồng tiền...
“Kẻ hèn nhát hỏi: ‘Có an toàn không?’ Kẻ cơ hội hỏi: ‘Có khôn khéo không?’ Kẻ rởm đời hỏi: ‘Có được tiếng tăm gì không?’ Nhưng, người có lương tâm hỏi: ‘Có là lẽ phải không?’ Và có khi ta phải chọn một vị trí không an toàn, không khôn khéo, không để được tiếng tăm gì cả, nhưng ta phải chọn nó, vì lương tâm ta bảo ta rằng đó là lẽ phải.”
Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013
Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013
KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NƯỚC MỸ - CHƯƠNG 1
Giới thiệu
Chương
trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, năm 2005
Khái
quát về lịch sử nước Mỹ là ấn phẩm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Ấn bản đầu tiên
(1949-1950) đã được hoàn tất theo sáng kiến của Francis Whitney, lúc đầu thuộc
Văn phòng Thông tin Quốc tế của Bộ Ngoại giao và sau này là Cục Thông tin Hoa
Kỳ (USIA). Richard Hofstadter, Giáo sư Sử học tại trường Đại học Columbia, và
Wood Gray, Giáo sư Lịch sử Hoa Kỳ tại trường Đại học George Washington, là tư
vấn học thuật. D. Steven Endsley thuộc trường Đại học Berkerley, California,
soạn tài liệu bổ sung. ấn phẩm này đã được cập nhật và hiệu chỉnh rất nhiều lần
trong những năm qua bởi Keith W. Olsen, Giáo sư Lịch sử Hoa Kỳ tại trường Đại
học Maryland, Nathan Glick, nhà văn và nguyên là biên tập viên tạp chí Dialogue
của USIA, cùng nhiều người khác. Alan Winkler, Giáo sư Sử học tại trường Đại
học Miami (Ohio), đã viết các chương về hậu Chiến tranh Thế giới Thứ hai cho
các lần xuất bản trước.
KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NƯỚC MỸ - CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 2: THỜI KỲ THUỘC ĐỊA
“Vậy dân tộc Mỹ, dân tộc mới ấy là gì?”
Nhà văn kiêm nhà nông học người Mỹ J. Hector St. John de Crevecoeur, 1782
NHỮNG DÂN TỘC MỚI
Phần lớn dân di cư tới Mỹ vào thế kỷ XVII là
người Anh, nhưng cũng có cả người Hà Lan, Thụy Điển và Đức ở miền Trung, một số
người Pháp theo đạo Tin Lành ở bang Nam Carolina và một số nơi khác, nô lệ châu
Phi chủ yếu ở miền Nam, và rải rác những nhóm nhỏ người Tây Ban Nha, người
Italia, người Bồ Đào Nha sống ở khắp các thuộc địa. Từ sau năm 1680, nước Anh
không còn là điểm xuất phát chủ yếu của phong trào di cư do số lượng người
Scotland và Scotland-Ireland (tín đồ Tin Lành ở Bắc Ai-len) đã nhiều hơn. Ngoài
ra, hàng chục ngàn người di tản đã rời bỏ Tây Bắc Âu để tránh chiến tranh,
những cuộc đàn áp và chế độ chiếm hữu ruộng đất. Đến năm 1690, dân số nước Mỹ
đã tăng lên tới một phần tư triệu người. Kể từ đó đến năm 1775, cứ 25 năm con
số này lại tăng lên gấp đôi cho đến khi đạt mức trên 2, 5 triệu người. Mặc dù
các gia đình thường chuyển đến hết thuộc địa này tới thuộc địa khác song giữa
các thuộc địa vẫn có những nét rất khác biệt. Những nét đặc thù đó thậm chí còn
nổi rõ hơn giữa ba nhóm thuộc địa phân định theo khu vực.
KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NƯỚC MỸ - CHƯƠNG 3
CHƯƠNG 3: CHẶNG ĐƯỜNG
GIÀNH ĐỘC LẬP
“Cuộc Cách mạng đã diễn ra trước khi chiến tranh bắt đầu. Cách
mạng đã nằm trong trái tim và khối óc của nhân dân".
Cựu Tổng thống John Adams, 1818
Suốt thế kỷ XVIII, tất cả các thuộc địa ở Bắc
Mỹ của Anh đang trưởng thành tất yếu đều xây dựng một bản sắc riêng. Họ đã lớn
mạnh cả về kinh tế và văn hóa. Gần như tất cả đều trải qua nhiều năm được hưởng
chế độ tự trị. Trong thập niên 1760, tổng số dân của họ đã vượt 1.500.000 người
- tăng sáu lần kể từ năm 1700. Tuy nhiên, mãi đến tận năm 1763, Anh và Mỹ mới
thực sự bắt đầu công khai chia tách sau hơn một thế kỷ rưỡi xây dựng khu định
cư lâu dài đầu tiên ở Jamestown, bang Virginia.
KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NƯỚC MỸ - CHƯƠNG 4
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG MỘT CHÍNH PHỦ QUỐC GIA
“Mỗi người dân thường, và tất cả mọi người trên trái đất này, đều
có quyền tự trị".
Thomas Jefferson, 1790 - Người soạn thảo Bản Tuyên ngôn Độc lập
HIẾN PHÁP CỦA CÁC TIỂU BANG
Thành công của cuộc cách mạng đã đem lại cho
người Mỹ cơ hội xây dựng khung pháp lý cho những lý tưởng của họ như đã được
trình bày trong bản Tuyên ngôn Độc lập, đồng thời khắc phục mọi nỗi oan Đức
thông qua các bản hiến pháp của tiểu bang. Ngày 10/5/1776, Đại hội Lục địa đã
thông qua một nghị quyết kêu gọi các thuộc địa thành lập các chính phủ mới đảm
bảo tốt nhất việc mưu cầu hạnh phúc và an toàn cho tất cả mọi cử tri. Một số
chính phủ đã làm được như vậy, và trong vòng một năm sau khi Tuyên ngôn Độc lập
ra đời, tất cả ngoại trừ ba tiểu bang, đã soạn thảo xong hiến pháp.
KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NƯỚC MỸ - CHƯƠNG 5
CHƯƠNG 5: MỞ RỘNG SANG PHÍA TÂY VÀ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC VÙNG
“Hãy tiến về phía tây, hỡi chàng trai, và hãy lớn lên cùng tổ
quốc"
Biên tập viên Horace Greeley, 1851
GÂY DỰNG TÌNH ĐOÀN KẾT
Cuộc Chiến tranh 1812, xét từ góc độ nào đó,
là cuộc chiến lần thứ hai giành độc lập và khẳng định sự đoạn tuyệt vĩnh viễn
của nước Mỹ với nước Anh. Khi chiến tranh khép lại, nhiều khó khăn trầm trọng
đặt ra với nền cộng hòa non trẻ kể từ thời cách mạng giờ đã biến mất. Nhà nước
liên bang theo Hiến pháp đã đem lại sự cân bằng giữa tự do và trật tự. Cùng với
khoản nợ công rất nhỏ và một lục địa đang ngóng chờ được khám phá, cánh cửa hòa
bình, thịnh vượng và tiến bộ xã hội đã mở ra trước dân tộc Mỹ.
KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NƯỚC MỸ - CHƯƠNG 6
CHƯƠNG 6: XUNG ĐỘT ĐỊA PHƯƠNG
“Một gia đình bị chia rẽ chống lại nhau thì không thể đứng vững
được. Tôi tin rằng nhà nước này không thể kéo dài mãi được tình trạng nửa nô
lệ, nửa tự do" Ứng
cử viên Thượng nghị sỹ Abraham Lincoln,1858
HAI NƯỚC MỸ
Không một vị khách nào đến thăm nước Mỹ lại để
lại một ghi chép tỉ mỉ về những cuộc du hành và quan sát của mình hơn nhà văn và
nhà luận thuyết chính trị người Pháp Alexis De Tocqueville. Cuốn Nền dân chủ ở
Mỹ của ông được ấn hành lần đầu tiên năm 1835 đã trở thành một trong số những
phân tích sắc bén và thấu đáo từ bên trong đời sống xã hội và chính trị của
nước Mỹ. Tocqueville là một nhà quan sát rất thông thái, vì vậy ông không thể
không phê phán nước Mỹ, tuy nhiên nhận định phán xét của ông về căn bản là tích
cực. Ông viết "Chính phủ của nền dân chủ đem lại khái niệm về quyền chính
trị cho những tầng lớp công dân bình thường nhất, cũng như việc phân phối của
cải đem lại nhận thức rằng ai cũng có quyền sở hữu tài sản". Tuy nhiên,
Tocqueville chỉ là một trong số nhiều nhà tư tưởng lo lắng rằng liệu một sự
bình đẳng sơ đẳng như vậy có thể tồn tại hay không trong cuộc chạm trán với hệ
thống nhà máy đang phát triển vốn đã đe dọa tạo ra những chia rẽ giữa những
người công nhân công nghiệp và tầng lớp quý tộc kinh doanh mới.
KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NƯỚC MỸ - CHƯƠNG 7
CHƯƠNG 7: NỘI CHIẾN VÀ CÔNG CUỘC TÁI THIẾT
“Dưới sự che chở của Chúa, dân tộc này sẽ có một nền tự do mới"
Tổng thống Abraham Lincoln, ngày 19/11/1863
LY KHAI VÀ NỘI CHIẾN
Việc Lincoln thắng cử tổng thống tháng 11/1860 đã khiến cho việc bang Nam Carolina ly khai khỏi liên bang ngày 20/12 là một kết quả có thể đoán trước. Bang này đã chờ đợi sự kiện này từ lâu, một sự kiện sẽ liên kết được miền Nam chống lại các lực lượng chống chế độ nô lệ. Cho tới ngày 1/2/1861, năm bang khác nữa đã ly khai. Vào ngày 8/2, sáu bang này đã thông qua hiến pháp tạm thời cho các bang ly khai. Tuy nhiên, các bang miền Nam còn lại vẫn ở trong liên bang cho dù bang Texas đã bắt đầu chuẩn bị ly khai.
“Dưới sự che chở của Chúa, dân tộc này sẽ có một nền tự do mới"
Tổng thống Abraham Lincoln, ngày 19/11/1863
LY KHAI VÀ NỘI CHIẾN
Việc Lincoln thắng cử tổng thống tháng 11/1860 đã khiến cho việc bang Nam Carolina ly khai khỏi liên bang ngày 20/12 là một kết quả có thể đoán trước. Bang này đã chờ đợi sự kiện này từ lâu, một sự kiện sẽ liên kết được miền Nam chống lại các lực lượng chống chế độ nô lệ. Cho tới ngày 1/2/1861, năm bang khác nữa đã ly khai. Vào ngày 8/2, sáu bang này đã thông qua hiến pháp tạm thời cho các bang ly khai. Tuy nhiên, các bang miền Nam còn lại vẫn ở trong liên bang cho dù bang Texas đã bắt đầu chuẩn bị ly khai.
KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NƯỚC MỸ - CHƯƠNG 8
CHƯƠNG 8: TĂNG TRƯỞNG VÀ CẢI CÁCH
“Nền văn minh nhân loại phụ thuộc vào chính sự bất khả xâm phạm
của tài sản"
Nhà công nghiệp, nhà từ thiện Andrew Carnegie, 1889
Nhà công nghiệp, nhà từ thiện Andrew Carnegie, 1889
Giữa hai cuộc chiến lớn - Nội chiến và Chiến
tranh Thế giới Thứ nhất - Hoa Kỳ đã phát triển và trưởng thành. Trong giai đoạn
chưa tới 50 năm, Hoa Kỳ đã chuyển từ một nước cộng hòa nông nghiệp thành một
nước công nghiệp. Biên giới dần biến mất. Các nhà máy lớn và xưởng luyện thép,
các tuyến đường sắt xuyên lục địa, các thành phố sầm uất, các khu nông nghiệp
rộng lớn xuất hiện khắp đất nước. Với đà tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng như
vậy nên đã kéo theo một loạt vấn đề. Xét trên bình diện cả nước, một số ít
doanh nghiệp đã chi phối toàn bộ các ngành công nghiệp theo phương thức hoặc là
kết hợp với các doanh nghiệp khác hoặc là tự độc quyền. Điều kiện làm việc
thường rất tệ. Các thành phố phát triển nhanh nên không cung cấp đủ nhà ở cho
cư dân hay không thể quản lý được dân số tăng lên quá nhanh.
KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NƯỚC MỸ - CHƯƠNG 9
CHƯƠNG 9: BẤT MÃN VÀ CẢI CÁCH
“Một nền dân chủ vĩ đại sẽ không còn là vĩ đại và dân chủ nếu nó
không tiến bộ"
Cựu Tổng thống Theodore Roosevelt, vào khoảng năm 1910.
Cựu Tổng thống Theodore Roosevelt, vào khoảng năm 1910.
KHÓ KHĂN TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TÚY
Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể, nông dân
Mỹ vào cuối thế kỷ XIX đã phải trải qua nhiều thời kỳ đầy gian khó. Các tiến bộ
về cơ khí đã làm tăng sản lượng trên mỗi hecta đất trồng. Diện tích canh tác
tăng rất nhanh vào nửa sau thế kỷ XIX do các tuyến đường sắt và các cuộc khai
phá của người da đỏ ở vùng đồng bằng đã dần tạo ra các miền đất mới cho những
người định cư phương Tây. Tương tự, diện tích đất trồng cũng tăng lên ở các
quốc gia khác như Canada, Argentina và Australia, làm trầm trọng hơn những khó
khăn trên thị trường thế giới, nơi tiêu thụ phần lớn các loại nông sản của Mỹ.
Khắp mọi nơi, lượng cung quá lớn đã đẩy giá nông sản xuống thấp.
KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NƯỚC MỸ - CHƯƠNG 10
CHƯƠNG 10: CHIẾN TRANH, THỊNH VƯỢNG VÀ SUY THOÁI
“Công việc chính của người Mỹ là kinh
doanh"
Tổng thống Calvin Coolidge, 1925
CHIẾN TRANH VÀ CÁC QUYỀN TRUNG LẬP
Đối với công chúng Mỹ, cuộc chiến tranh bùng
nổ ở châu Âu vào năm 1914 - khi quân đội Đức - áo - Hung tấn công Anh-Pháp-Nga
- đã gây nên một cú sốc. Lúc đầu, cuộc chiến ấy có vẻ như ở rất xa nước Mỹ,
nhưng lại gây ra những ảnh hưởng về kinh tế và chính trị rất nhanh chóng và sâu
sắc. Năm 1915, nền công nghiệp Mỹ đang bị suy thoái nhẹ nay đã được phục hồi
nhờ những đơn đặt hàng quân trang và vũ khí từ các nước đồng minh phương Tây.
Cả hai phe đã sử dụng những phương tiện tuyên truyền nhằm đánh thức những tình
cảm mạnh mẽ của người Mỹ - một phần ba trong số họ là người nước ngoài hoặc có
cha, mẹ hay cả bố và mẹ đều là người nước ngoài. Hơn nữa, cả Anh và Đức trước
kia đều đã phản đối vận tải đường biển của Mỹ ở ngoài khơi và điều đó đã khiến
Tổng thống Woodrow Wilson lên tiếng phản đối kịch liệt.
KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NƯỚC MỸ - CHƯƠNG 11
CHƯƠNG 11: CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI VÀ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ
HAI
“Chúng ta phải là kho vũ khí vĩ đại của nền dân chủ"
Tổng thống Franklin D. Roosevelt,1941
ROOSEVELT VÀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI
Vào năm 1933, vị tổng thống mới Franklin D.
Roosevelt đã mang tới một bầu không khí tự tin và niềm lạc quan, và điều đó đã
mau chóng tập hợp được dân chúng đến với tấm biểu ngữ chương trình của ông mang
tên Chính sách kinh tế mới (New Deal). Điều duy nhất khiến chúng ta sợ hãi
chính là bản thân nỗi khiếp sợ - vị tổng thống đã tuyên bố như vậy trong diễn
văn nhậm chức của mình trước dân tộc.
KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NƯỚC MỸ - CHƯƠNG 12
CHƯƠNG 12: NƯỚC MỸ SAU CHIẾN TRANH
"Chúng ta phải xây dựng một thế giới mới, một thế giới tốt
đẹp hơn nhiều - trong đó chân giá trị vĩnh cửu của con
người phải được tôn trọng"
Tổng thống Harry S. Truman,1945
SỰ ĐỒNG THUẬN VÀ SỰ THAY ĐỔI
Trong những năm ngay sau Chiến tranh Thế giới
Thứ hai, nước Mỹ đã có ảnh hưởng lớn chi phối các công việc toàn cầu. Là người
chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Thế giới, lại không bị tàn phá bởi chiến
tranh, cả dân tộc Mỹ tin tưởng vào sứ mạng quốc gia trong cả chính sách đối nội
và đối ngoại. Những người lãnh đạo Hoa Kỳ muốn duy trì cấu trúc dân chủ mà họ
đã bảo vệ với một giá đắt và muốn chia sẻ rộng rãi những lợi ích của sự thịnh
vượng. Với họ, như Henry Luce, chủ bút tạp chí Time, đã nói, giai đoạn này là
thế kỷ của nước Mỹ.
KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NƯỚC MỸ - CHƯƠNG 13
CHƯƠNG 13: NHỮNG THẬP NIÊN CỦA SỰ THAY ĐỔI 1960-1980
"Tôi mơ ước có một ngày kia, trên những ngọn đồi cháy đỏ bang
Georgia, con cái của những người nô lệ và của chủ nô xưa có thể ngồi bên nhau
như những người anh em"
Martin Luther King Jr, 1963
Đến năm 1960, nước Mỹ đã sắp sửa chứng kiến sự
thay đổi xã hội lớn lao. Xã hội Mỹ luôn là một xã hội cởi mở và linh hoạt hơn
bất kỳ một quốc gia nào khác trên thế giới. Tuy nhiên, xã hội Mỹ cho đến thời
điểm đó vẫn do người da trắng thống trị. Trong những năm 1960, các nhóm dân cư
trước kia không có tiếng nói hoặc bị coi là thuộc tầng lớp dưới đã trở nên mạnh
mẽ hơn và đã đạt được thành công trong việc đòi quyền dân sự ở các phong trào
như: phong trào của người Mỹ gốc Phi, của người da đỏ, phụ nữ, con cái của các
dân tộc da trắng mới nhập cư và người châu Mỹ La-tinh. Phần lớn sự ủng hộ mà họ
nhận được đến từ tầng lớp thanh niên đông đảo hơn bao giờ hết, một tầng lớp
thanh niên được tiếp cận với hệ thống các trường cao đẳng và đại học đang phát
triển với tốc độ chưa từng có trong lịch sử. Thường đua theo những lối sống phản
văn hóa và các hệ tư tưởng chính trị cấp tiến, nhiều con cái của thế hệ Chiến
tranh Thế giới Thứ hai đã nổi lên như những người vận động cho một nước Mỹ mới
mà đặc trưng của nó là sự đa văn hóa và đa sắc tộc - một xã hội mà trước đây,
ông cha họ thấy khó có thể chấp nhận được.
KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NƯỚC MỸ - CHƯƠNG 14
CHƯƠNG 14: CHỦ NGHĨA BẢO THỦ MỚI VÀ TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI
"Tôi luôn tin tưởng rằng một sự sắp đặt thánh thần nào đó của
tạo hóa đã khiến cho châu lục rộng lớn nằm giữa hai đại dương này được tìm thấy
bởi những người có một tình yêu cháy bỏng đối với tự do và một lòng dũng cảm
đặc biệt"
Thống đốc bang California, Ronald Reagan, 1974
Thống đốc bang California, Ronald Reagan, 1974
MỘT XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
Bước sang thập niên
1980, sự thay đổi trong cấu trúc xã hội Mỹ vốn đã được bắt đầu từ nhiều năm,
thậm chí từ nhiều thập niên trước đây, đã trở nên rõ ràng. Cơ cấu dân cư và
những ngành nghề, những kỹ năng quan trọng nhất trong xã hội Mỹ đã có những đổi
thay căn bản.
KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NƯỚC MỸ - CHƯƠNG 15
CHƯƠNG 15: CÂY CẦU BẮC SANG THẾ KỶ XXI
"Hy vọng tốt nhất về hòa bình trên thế giới của chúng ta là
mở rộng tự do trên toàn thế giới"
Tổng thống George W. Bush, 2005
Đối với phần lớn người Mỹ, thập niên 90 là
giai đoạn của hòa bình, thịnh vượng và những tiến bộ nhanh chóng về công nghệ.
Một số người cho rằng có được điều này là nhờ Cuộc cách mạng của Reagan và việc
kết thúc Chiến tranh Lạnh. Một số người khác thì lại cho rằng đó là do Đảng Dân
chủ một lần nữa cai quản Nhà Trắng. Trong giai đoạn này, đại đa số người Mỹ -
nếu gạt chính trị sang một bên - đều khẳng định sự ủng hộ của họ đối với các
giá trị gia đình truyền thống, thường được đặt trong niềm tin của họ. Người phụ
trách chuyên mục của tờ New York Times đã bình luận rằng nước Mỹ đang có những
sửa chữa về đạo đức khi có những biểu hiện của sự đổ vỡ xã hội, đã từng tăng
trầm trọng trong những năm cuối cùng của thập niên 60 và 70, tạm chững lại
trong thập niên 1980 giờ đây đang giảm dần.
THÔNG ĐIỆP CỦA ĐẠI SỨ EU TẠI VIỆT NAM, FRANZ JESSEN
Người dịch Nguyễn Thành) - Ngày 31-5-2013, Đại sứ EU tại
Việt Nam, ông Franz Jessen, bày tỏ mối quan ngại của ông về các vụ bắt giữ và kết
án gần đây đối với một số nhà hoạt động, blogger và sinh viên, với mức án tù từ
2-13 năm, kèm theo nhiều năm quản chế tại gia, vì những hành vi liên quan đến
việc thực thi quyền tự do ngôn luận.
PHÓ TRỢ LÝ NGOẠI TRƯỞNG MỸ HỨA THÚC ĐẨY VN TRẢ TỰ DO CHO PHƯƠNG UYÊN, NGUYÊN KHA
Trà Mi-VOA - Một giới chức cao cấp trong hành pháp
Hoa Kỳ cam kết thúc đẩy Việt Nam trả tự do cho hai nhà hoạt động trẻ bị tuyên
án tổng cộng 14 năm tù về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” vì
dán biểu ngữ, rải truyền đơn chống Trung Quốc và phản đối sự cai trị độc tài của
đảng cộng sản Việt Nam.
Hai
sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi, và Đinh Nguyên Kha, 25 tuổi, bị Tòa án
Nhân dân tỉnh Long An kêu án lần lượt là 6 tù giam cùng 3 năm quản chế và 8 năm
tù giam cùng 2 năm quản chế vì bị cáo buộc tội xuyên tạc các chính sách của
đảng và nhà nước liên quan đến tôn giáo, đất đai, và chủ quyền.
Tại
phiên điều trần có chủ đề “Các mối quan hệ Việt-Mỹ” do Tiểu ban Châu Á-Thái
Bình Dương thuộc Ủy ban Đối Ngoại Hạ viện Mỹ tổ chức hôm 5/6, Phó Trợ lý Ngoại
trưởng phụ trách Dân chủ - Nhân quyền - Lao động, ông Daniel Baer, tuyên bố:
“Tôi
cam kết sẽ tiếp tục nêu lên trường hợp của hai nhà hoạt động này cũng như thúc
đẩy nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho Uyên và bạn của cô ấy là Kha.”
Phát
biểu của ông Baer, người dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ sang Hà Nội đối thoại nhân
quyền hôm 12/4 vừa qua, được đưa ra trước yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại
Hạ viện Mỹ, dân biểu Ed Royce, đòi hỏi chính phủ của Tổng thống Barack Obama
phải làm sao để chứng tỏ rằng các cuộc đối thoại nhân quyền hằng năm với Việt
Nam mang lại những tiến bộ hay kết quả cụ thể.
Dân
biểu Ed Royce nói đòi hỏi đó cũng chính là lý do của cuộc điều trần.
Ông
Ed Royce nhấn mạnh với hai giới chức trong hành pháp Hoa Kỳ tham gia buổi điều
trần gồm Phó Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Baer và Quyền Trợ lý Ngoại trưởng đặc
trách Đông Á-Thái Bình Dương, Joseph Yun, rằng:
“Xin
quý vị làm ơn cho thấy ít nhất một ví dụ để chứng tỏ rằng các cuộc đối thoại
nhân quyền hiện tại với việt Nam có thể mang lại một số kết quả đúng với ý
nghĩa khi nói rằng chúng ta muốn cùng nhau làm việc cho nhân quyền và cho tương
lai. Bản án của Phương Uyên và Nguyên Kha là điểm quan trọng để nhà cầm quyền
Hà Nội bắt đầu trong tiến trình đó.”
Chủ
tịch Ủy ban Đối Ngoại Hạ viện Mỹ nói Hoa Kỳ không thể không hành động hay không
lên tiếng trước các vi phạm trầm trọng hàng loạt của Việt Nam khi mà chỉ trong
6 tuần lễ đầu năm nay Hà Nội đã tống giam hơn 40 các nhà bất đồng chính kiến
như Uyên và Kha.
Ông
Royce nói áp lực Việt Nam phóng thích Uyên và Kha hay những nhà hoạt động tương
tự khác không phải là một đòi hỏi quá đáng vì cái “tội” mà họ bị trừng phạt chỉ
là thực thi nhân quyền, bày tỏ quan điểm ôn hòa của công dân, vốn là những điều
mà Việt Nam đã tự nguyện cam kết tôn trọng với quốc tế.
Theo
dân biểu Royce, không có gì có thể biện minh được cho hành vi bắt bớ, đánh đập,
giam cầm của chính phủ Việt Nam đối với Phương Uyên và Nguyên Kha để trả đũa
cho việc họ đã rải truyền đơn kêu gọi bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Vẫn
theo lời Chủ tịch Ed Royce, Hoa Kỳ cần phải dùng đòn bẩy đang có để kiểm tra
các vi phạm nhân quyền của Việt Nam, để chứng tỏ hành động của Mỹ đi đôi với
lời nói trong lĩnh vực cổ xúy và bênh vực nhân quyền toàn cầu.
Dân
biểu Gerry Connolly thuộc đảng Dân chủ của Tổng thống Obama khuyến cáo rằng lập
pháp, tức Quốc hội, có thể khước từ đề nghị của hành pháp liên quan đến Hiệp
định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP với Việt Nam nếu thành tích nhân
quyền của Hà Nội không được cải thiện.
Ngay
sau phiên sơ thẩm của Phương Uyên và Nguyên Kha hôm 16/5, đại sứ quán Mỹ tại
Việt Nam đã phản đối bản án và kêu gọi trả tự do cho hai nhà hoạt động này.
Mới
đây, trường hợp của Uyên và Kha cũng được đại sứ Liên hiệp Châu Âu tại Việt Nam
nêu lên khi bày tỏ quan ngại về tình trạng bắt bớ, bỏ tù các nhà bất đồng chính
kiến và các blogger tại Việt Nam.
Tại
một cuộc gặp với giới hữu trách Việt Nam hôm 24/5, đại sứ EU, Franz Jessen, đã
kêu gọi Hà Nội ngay lập tức xem lại các bản án nặng nề dành cho các nhà hoạt
động như Phương Uyên, Nguyên Kha, và các thanh niên Công giáo thuộc Dòng Chúa
Cứu Thế.
Dịp
này, đại sứ Liên hiệp Châu Âu cũng đã phản đối việc chính quyền Việt Nam từ
chối yêu cầu của EU muốn được tham dự các phiên xử ấy.
Trong
cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, người nhà của Phương Uyên và Nguyên Kha bày tỏ
cảm kích và hy vọng rằng những sự quan tâm và áp lực từ Hoa Kỳ và Liên hiệp
Châu Âu sẽ giúp phần nào giảm nhẹ bản án của hai sinh viên chống Trung Quốc
trong phiên phúc thẩm tới đây.
Mẹ
của Phương Uyên, bà Nguyễn Thị Nhung, cho biết:
“Sau
phiên xử, ngày 30/5 gia đình được thăm gặp Uyên. Uyên nói hết sức sốc trước bản
án cũng như quá trình tranh luận trước tòa vì Uyên chưa được nói hết, Uyên rất
uất ức. Nhưng sau đó Uyên cũng bình tĩnh lại và làm đơn kháng cáo. Nội dung
kháng cáo là không xin giảm án vì Uyên cho rằng Uyên không có tội mà Uyên chỉ
yêu cầu tòa án làm sáng tỏ những vấn đề còn gút mắt rất nhiều.”
Gia
đình Đinh Nguyên Kha nói họ rất bức xúc vì kể từ sau phiên tòa sơ thẩm tới nay,
họ không được thăm gặp bị can mà không được giải thích lý do thỏa đáng dù đã
cùng luật sư gõ cửa và gửi đơn khắp nơi.
Ông
Đinh Nhật Uy, anh trai Đinh Nguyên Kha:
“Họ
ngăn cản phi pháp mà không đưa ra được một nghị định, nghị quyết, hay quyết
định nào bằng văn bản hết. Họ chỉ trả lời miệng. Mình đòi trả lời bằng văn bản,
họ không có. Đi xin giấy để thăm gặp thì cũng không được chứng. Lên trại giam,
họ chỉ xuống tòa. Xuống tòa, tòa nói hết trách nhiệm, chỉ qua phòng điều tra.
Qua đó, họ chỉ ngược lại qua trại giam. Họ cứ chỉ vòng vòng, không ai chịu
trách nhiệm. Ba nơi đó không nơi nào chịu ký giấy cho chúng tôi thăm gặp Kha.”
Cả
Phương Uyên và Nguyên Kha đều nhất định kháng án ngay sau phiên sơ thẩm hôm
16/5 vừa qua.
Trà Mi-VOA
Trà Mi-VOA
Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013
TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI BẢN DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP ĐANG TRÌNH QUỐC HỘI
PHẢN ĐỐI DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP
TRÌNH QUỐC HỘI KHÓA XIII TẠI KỲ HỌP THỨ 5
Ngày 3/6/2013 những người soạn thảo và ký bản Kiến nghị về sửa đổi
Hiến pháp năm 1992 mang chữ ký của 72 người (thường gọi tắt là Kiến nghị 72) đã
gửi cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và một số Đại biểu Quốc hội bản Phản đối Dự
thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 5. Xin trân trọng
giới thiệu với bạn đọc.
Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013
HỒ CHÍ MINH SINH BÌNH KHẢO CỦA HỒ TUẤN HÙNG - KỲ 1
“HỒ CHÍ MINH SINH BÌNH KHẢO”
Hồ Tuấn Hùng
Người dịch: Thái Văn
Tập sách “Hồ Chí Minh
Sinh Bình Khảo” đã đưa ra những chứng liệu rất thuyết phục về Nguyễn
Ái Quốc và Hồ Chí Minh
Đảng CSVN có trách
nhiệm phải soi sáng các chứng liệu này đối với 3 triệu đảng viên và với nhân
dân Việt Nam
Tập sách đã nêu lên
hình hài đang nằm trong mộ Hồ Chí Minh tại Hà Nội là một người Tàu Khựa
Phải chăng Người Việt
Nam có nhiệm vụ đóng tiền cho đảng CSVN thờ cúng một tên Tàu Man?
KÝ TẾ kính gởi tập tài
liệu này đến toàn bộ đảng viên đảng CSVN và 700 tờ báo đảng của đảng CSVN
Phần 1
Phần 2
Phần 3
HỒ CHÍ MINH SINH BÌNH KHẢO CỦA HỒ TUẤN HÙNG - KỲ 2
Ngày
12 tháng mười một năm 1938, "Đài Loan nhật nhật tân báo" đưa tin, Hồ
Tập Chương bị bắt giam tại nhà lao Nam Thạch Đầu, Hà Nam. Rốt cuộc "Hà
Nam" là địa phương nào? Nam Thạch Đầu ngục ở đâu? Căn cứ vào "Lịch sử
tổ chức Đảng cộng sản thành phố Quảng Châu" "Hà Nam" ở phía nam
sông Châu, còn nhà giam Nam Thạch Đầu ở phố Nam Thạch Đầu, khu Hải Châu, thành
phố Quảng Châu gọi là "Trại trừng giới". Sự kiện ngày 15 tháng tư năm
1927, Quốc dân đảng mở cuộc càn quét bắt giữ hàng loạt đảng viên cộng sản giam
giữ tại đây. Liên quan đến sự kiện "Đài Loan nhật nhật tân báo" đưa
tin Hồ Tập Chương bị giam tại nhà lao Nam Thạch Đầu, phải chăng có dính dáng đến
việc đồng nhất thân phận Hồ Tập Chương với Hồ Chí Minh, khi Hồ Chí Minh vào
tháng mười một đến tháng mười hai năm 1938 đột nhiên mất tích ở cơ quan Bát lộ
quân Quế Lâm, Quảng Tây? Hồ Chí Minh bị giam ở Quảng Châu nhưng lại mất
tích ở Quế Lâm nửa tháng đều thuộc tiểu sử Hồ Chí Minh chưa bao giờ được
báo chí đưa tin, lại càng chứng thực Hồ Tập Chương chính là Hồ Chí Minh. Mối
quan hệ nhân qủa đặc biệt quan trọng này sẽ được trình bày cụ thể ở mục
"Cơ quan Bát lộ quân Quế Lâm" và "Đài Loan nhật nhật tân
báo" trong Thiên IV.
HỒ CHÍ MINH SINH BÌNH KHẢO CỦA HỒ TUẤN HÙNG - KỲ CUỐI
CHỮ HÁN “NHẬT KÝ TRONG TÙ” VÀ “DI CHÚC”
KHẢ NĂNG TRUNG VĂN CỦA HỒ CHÍ MINH
Trong “Hồ sơ Lư Sơn "Hồ Chí Minh bí mật đến Lư Sơn” có ghi chép Hồ Chí Minh dùng ngón tay viết thư pháp: “Bí thư Đảng ủy Cục quản lý Lư Sơn Lâu Thiệu Minh, phó bí thư Thái Thiệu Ngọc, Giang Vĩnh Đức nghe tin Hồ Chí Minh sắp rời Lư Sơn, vội vã kéo nhau đến biệt thự 394, một là để nghe ý kiến Hồ Chí Minh về thái độ tiếp đãi khách, hai là đề nghị ghi lưu niệm. Nhận xét về cái gì đây? Hồ Chí Minh đề nghị mang nghiên bút để trên bàn. Ông thử bút, cảm thấy ngọn bút hơi nhỏ liền khẽ hỏi:
- Tôi dùng ngón tay viết dược không?
Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013
NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN - ĐINH NGUYÊN KHA KHÁNG ÁN NHƯNG KHÔNG XIN GIẢM ÁN
Hai tuần sau khi bị tuyên án tổng cộng 14 năm
tù giam và 6 năm quản chế, Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha kháng cáo. Hai
sinh viên Việt Nam khẳng định biểu lộ tinh thần yêu nước qua hành động tố cáo «Trung Quốc xâm lăng Việt Nam». Tuy nhiên cả hai đều quyết định « không xin
giảm án tù » mà tòa án tỉnh Long An trong phiên xử ngắn ngủi ngày 16/05/2013
vừa qua đã trừng phạt hai sinh viên này.
RFI đặt câu hỏi với bà
Nguyễn Thị Nhung, mẹ của Phương Uyên :
Bà Nguyễn Thị Nhung – 03/06/2013
THƯ CỦA TIẾN SỸ, LUẬT CÙ HUY HÀ VŨ GỬI TỪ TRẠI TÙ SỐ 5 THANH HÓA
HRW: CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM VẪN DUY TRÌ CHÍNH SÁCH ĐÀN ÁP
Human Rights
Watch - Bản điều trần của John
Sifton, Giám đốc Vận động, Ban Á Châu, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền
ỦY BAN ĐỐI NGOẠI
TIỂU BAN CHÂU PHI, Y TẾ TOÀN CẦU, NHÂN QUYỀN
TOÀN CẦU VÀ CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ
Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013
THÊM DẦU VÀO LỬA
Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013
HỒI KÝ QUẦN ĐẢO NGỤC TÙ - CỦA ALEKSANDR SOLZHENITSYN - KỲ 2
Trong những vở kịch Chekov có nhiều nhân vật trí thức khoái chơi trò dự đoán tương lai. Rằng hai chục năm, ba chục năm, bốn chục năm tới những chuyện gì sẽ xảy ra trên đất nước này. Chắc gì họ dám đoán 40 năm nữa dân Nga sẽ có dịp nếm mùi điều tra, thẩm vấn? Nếu họ lại biết những mục điều tra, thẩm vấn ấy tiến hành như thế nào e rằng kịch Chekov diễn chẳng bao giờ hạ màn nổi bởi lẽ bao nhiêu nhân vật đều điên đầu, phải tống vô Dưỡng trí viện hết!
HỒI KÝ QUẦN ĐẢO NGỤC TÙ - CỦA ALEKSANDR SOLZHENITSYN - KỲ 3
Đúng vậy,
xà lim và tình yêu cũng có thể nằm chung một chỗ lắm chớ? Có thể có tình với xà
lim lắm. Chẳng hạn như hồi Lêningrad bị địch bao vây cô lập thì được ở Trung
ương khám đường thì còn gì bằng! Nhờ ở tù mà còn sống chắc. Dưới từng đợt mưa
pháo kích thì còn chỗ nào an toàn mà đâu phải chỗ núp riêng của mấy ông điều
tra viên ăn ngủ tại chỗ?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)