Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

BLOGGER TẠ PHONG TẦN BỊ ĐÁNH TRONG PHÒNG GIAM


Sài Gòn - "Từ trại giam Thanh Hóa, chị Tần gọi điện thoại về cho tôi, chị nói là, chị đang bị bệnh và ho rất nhiều. Có một số tù nhân mới vào ở chung phòng chị Tần, họ sỉ nhục chị Tần, nếu chị Tần chống cự lại thì sẽ bị họ đánh. Họ [có hành vi phỉ báng lên] di ảnh của mẹ [bà Đặng Thị Kim Liêng]. Chị Tần đã làm đơn khiếu nại. Chị Tần nói, nếu tháng sau chị Tần không điện thoại về nhà [tức là] tụi nó đánh chị”. Cô Tạ Minh Tú, em gái Blogger Tạ Phong Tần cho VRNs hay.

KỊCH BẢN CHÍNH TRỊ DÀNH CHO TRUNG QUỐC: XẤU HAY RẤT XẤU?

Phạm Chí Dũng - Sau vụ thảm sát ở Côn Minh, bầu không khí động loạn không chỉ áp chế xã hội mà cả với thể chế chính trị ở Trung Quốc. Những dấu hiệu ngày càng rõ nét về suy thoái kinh tế càng gợi cảm cho một cuộc khủng hoảng tương lai của đất nước “vĩ đại” này.
“Voi cưỡi xe đạp” – một hình ảnh mà giới quan sát phương Tây dành tặng cho Trung Quốc, xem ra đang mang tính linh ứng. Một lần nữa chúng ta cần phác ra những kịch bản biến động kinh tế – chính trị với độ dài trước mắt đến năm 2015 cho quốc gia vẫn đang say sưa với chủ thuyết “Trung Quốc trỗi dậy”.

BÀI HỌC XƯƠNG MÁU NÀO CHO NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM?

Nguyễn Thu Trâm
Trong những ngày qua, cả báo chí Việt Nam lẫn Quốc Tế đều đầy kín các bản tin về cuộc chính biến ở Ukraine, về việc cảnh sát chống bạo động đã bắn thẳng vào những người biểu tình khiến hơn 80 người thiệt mạng, mà theo một tài liệu tìm được trong một căn hầm gần nhà của cựu Tổng thống Viktor Yanukovych, thì đích thân Viktor Yanukovych đã vẽ lên kế họach đàn áp đẫm máu người biểu tình Ukraine. Chính ông chuẩn bị đưa 10.000 lính dù, bộ binh và xe tăng phối hợp cùng 20.000 cảnh sát vũ trang sẽ bao vây khu vực chiếm đóng của người dân biểu tình.

CHUYỆN VỀ BÀ CÁT HANH LONG

Bà Cát Hanh Long và các con
Bà Cát Hanh Long tức bà Nguyễn Thị Năm, bị cách mạng vô sản quy là địa chủ cường hào gian ác, lôi ra xử bắn năm 1953. Hôm nay 13.3, tôi may mắn được đọc trên tờ báo An ninh thế giới số mới nhất (12.3) bài viết về bà Năm của nhà báo Xuân Ba bạn tôi. Chỉ mong sao cái chính quyền này biết cúi đầu thừa nhận những sai phạm tày trời của họ để chiêu tuyết cho những nạn nhân mà họ đã đày ải oan ức khốn cùng. Nhưng tôi (và có lẽ cả bạn tôi nữa) đều hiểu rằng điều ấy rất khó.
Giờ thì anh Xuân Ba mới lên tiếng chứ tôi và em gái tôi, cô Người Làng Trà đã viết về bà Năm từ năm 2007 cơ, trong lần đi tìm mộ người chú ruột hy sinh và được chôn cất tại đồn điền của bà Năm ở Đồng Bẩm, Thái Nguyên. Chính chú tôi là một trong hàng nghìn người được bà Năm cưu mang thời kháng chiến, vì vậy gia đình tôi rất biết ơn bà.

ĐẠI VỆ CHÍ DỊ - CHUYỂN NGÔI

Người Buôn Gió - Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 69.
Nạn đói kém không dứt, nạn đạo tặc cướp của giết người không giảm.
Mùa xuân năm ấy, nhà Sản nghị triều chuẩn bị nhân sự cho vương triều kế tục.
Chúa gọi con trai đầu đang giữ chức phó thượng thư vào phủ. Trưởng nam nhà Chúa tuổi 37 tuổi, tướng mạo béo tốt đẫy đà. Làm quan bấy lâu không có tiếng tốt cũng chẳng có tiếng xấu.

ĐI TÌM SỰ THẬT VỀ NỖI HÀM OAN CỦA PGS.TS NHÀ GIÁO ƯU TÚ NGUYỄN THỊ BÌNH: TỪ LÁ ĐƠN KÊU CỨU

PGS. TS. Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Thị Bình bị cho về hưu, dù theo quy định thì đến năm 2018 mới đến tuổi nghỉ. Bà Bình làm đơn kêu cứu trên báo Kinh doanh và Pháp luật. Bài đã được đăng lên ngày 5/3/2104 (kinhdoanhvaphapluat.com.vn) nhưng sau đó bị gỡ xuống, tuy nhiên vẫn có thể đọc được qua Google’s cache.

XIN ĐỪNG XÚC PHẠM TỚI PHẨM HẠNH CỦA TRÂU BÒ

Trâu Quỳ
Gocomay -  Chuyện xưa kể rằng, khi đã trở thành Ỷ Lan Phu Nhân vợ yêu của vu Lý Thánh Tông rồi, Ỷ Lan vẫn dắt theo một con trâu mộng mang từ làng Thổ Lỗi vào chăn ở bãi cỏ trong cung. Không những giữ mãi bên mình con vật kỷ niệm thuở hàn vi nơi thôn dã của mình. Mà còn với hàm ý khuyến khích nông tang.
Bà dâng biểu tấu với vua:

BẢN LÊN TIẾNG CỦA CÁC HỘI QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG VÀ LIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC QUẢNG NAM ĐÀ NẴNG HẢI NGOẠI VỀ VIỆC NHÀ CẦM QUYỀN CSVN LIÊN TỤC SÁCH NHIỄU VÀ KHỦNG BỐ GIA ĐÌNH NHÀ VĂN HUỲNH NGỌC TUẤN

Trước sự đàn áp thô bạo tất cả những nhà đấu tranh dân chủ trong nước từ trước đến nay có một trường hợp riêng xảy ra tại Quảng Nam đối với nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn với những chi tiết sau đây mà các Hội Đồng Hương Quảng Nam Đà Nẵng chúng tôi cần phải lên tiếng thêm. 

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

BỨC TÂM THƯ CỦA NGƯỜI TÙ CHÍNH TRỊ LÃO THÀNH – CỰU DÂN BIỂU LÊ VĂN TÍNH


Ngày 22.2.2014 vừa qua, từ khu biệt giam K2 thuộc trại giam An Phước, Bình Dương, tù nhân chính trị Lê Văn Tính đã viết một bức Tâm Thư dài 6 trang gửi cho những người bạn của mình.  
Trong bức Tâm Thư, ông Lê Văn Tính đã mở đầu về những năm dài ở tù sau biến cố năm 1975 như sau: “Tuyệt đại đa số các anh chị có tầm cỡ thuộc hàng chính trị gia lão thành cũng đều có chung nhận xét đơn giản là đặt hy vọng, tin tưởng vào giải pháp Hòa hợp, Hòa giải dân tộc – Chính phủ ba thành phần theo tinh thần Hiệp định… Thế nhưng, sáng hôm sau (30/4), một tiếng sét long trời lở đất giáng xuống đầu cho cả bộ máy chính quyền VNCH…” Sau biến cố này, ông Tính đã phải ngồi tù “hết 9 năm 8 tháng”.  

HỌAT ĐỘNG DÂN CHỦ NGÀY CÀNG BỊ TRẤN ÁP MẠNH HƠN

Gia Minh - Lực lượng an ninh và công an Việt Nam tiếp tục sử dụng mọi biện pháp nhằm triệt hạ ý chí và hoạt động của những người công khai cổ xúy cho dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam. 
Liệu những người đã dấn thân cho lý tưởng đó có bị khuất phục hay không?

BOROBUDUR - KỲ QUAN PHẬT GIÁO LỚN NHẤT THẾ GIỚI

Theo tính toán của các nhà khảo cổ thì ngôi đền tháp Phật giáo vĩ đại này phải mất 100 năm để xây dựng hoàn thành.
Nằm ở miền Trung đảo Java của Indonesia, Borobudur là một ngôi đền tháp Phật giáo khổng lồ nổi lên đột ngột giữa vùng lòng chảo, xung quanh là rừng rậm. Vào năm 2012, Tổ chức Kỷ lục thế Giới Guinness đã công nhận đây là công trình đền tháp Phật giáo lớn nhất thế giới. 

TRẠI GIAM ĐẦM ĐÙN

Tại nơi trại giam Đầm Đùn này... tác giả sẽ kể cho chúng ta nghe những cái man rợ của đỉnh cao trí tuệ loài người... Trại giam của cs là cái nơi mà chính những kẽ đi theo bâng bi cho cộng sản... khi bị ở tù chính họ còn phải hãi hùng.... cộng sản là gì?.. xin thưa ..nó không phải chỉ là cộng hết tài sản của thiên hạ như bao người vẫn nói... mà "cộng sản" là tập hợp của các thứ lưu manh... bịp bợm... gian xảo và mất nhân tính... Ở trong trại Đầm Đùn... con người bị đối xử còn thua cả con chó ghẻ... Ở trong trại Đầm Đùn ..người trí thức bị đạp xuống đến tận cùng của cái sự làm người... có 1 miếng xương cá... len lén nhặt lên... giấu như mèo giấu cứt... để làm gì các bạn biết khg?.. để đêm đêm lèn đem ra ngửi mùi tanh của nó... nhiêu đó cũng đủ sướng... đủ no... đủ để trấn an mình rằng mình đã được ăn cá... bị bắt quả tang dấu miếng xương cá... hình phạt với người đó quả thậ là thê thãm... đó... cái gọi là khoan hồng và độ lượng của cộng sản Việt Nam là ở đó đó các bạn ạ... Thức dậy đi... đừng để họ lừa bịp nữa... Bộ audio hồi ký Trại Đầm Đùn của tác giả Trần Văn Thái qua giọng đọc Thanh Toàn.

CÔNG AN LẤP VÒ ÉP CUNG NHÂN CHỨNG NHƯ THẾ NÀO?


Mặc Lâm - RFA - Công an huyện Lấp Vò đã có biểu hiện ép cung một cách thô bạo để khởi tố bà Bùi Minh Hằng sau khi giam giữ một cách trái phép ba người gồm bà Hằng, anh Nguyễn Văn Minh và blogger Thúy Quỳnh gần một tháng mà không có lệnh của Viện Kiểm Sát. Năm nhân chúng bị ép cung cùng lúc lên tiếng về hành vi này với Mặc Lâm như sau.

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

VÌ SAO PHAN CHÂU TRINH PHÓ THÁC "ĐẠI SỰ" CHO PHAN KHÔI?

Phan Châu Trinh
Thụy Khuê -  Năm 1922, đối với nhóm Ngũ Long, có hai sự kiện quan trọng xẩy ra: Phan Châu Trinh gửi thư ngỏ cho Nguyễn Ái Quốc và ông gặp Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh tại Pháp. Hai sự kiện này chứng tỏ Phan Châu Trinh sửa soạn về nước, đoạn tuyệt với Nguyễn Tất Thành, và tìm sự đồng thuận của những người chủ trương ôn hoà như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh. Về tới Sàigòn năm 1925, Phan Châu Trinh gửi gấm "đại sự" cho Phan Khôi.

Năm 1922 là năm bản lề, đánh dấu ngõ quặt của nhóm Ngũ Long: Bắt đầu về nước tranh đấu. Người đầu tiên là Nguyễn An Ninh. Về bối cảnh chung, 1922 có một số sự kiện xẩy ra: 
Hội chợ đấu xảo được tổ chức ở Marseille. 
- Đầu năm 1922, Phan Châu Trinh xuống Marseille để làm việc tại hội chợ. Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Phạm Duy Tốn, đại diện các nhà văn nhà báo Bắc Kỳ sang dự đấu xảo. 

NHẬN ĐỊNH VỀ HIỆN TƯỢNG “TỐNG VĂN CÔNG, CỰU TỔNG BIÊN TẬP BÁO LAO ĐỘNG TUYÊN BỐ BỎ ĐẢNG”


I. Nguyên Văn Lời Tuyên Bố “Bỏ Đảng” của ông Tống Văn Công
Đảng viên hơn 55 năm đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam, sống thanh bạch, 82 tuổi còn làm việc hợp đồng, lúc nào cũng nghĩ về vận nước và sự suy thoái của Đảng, tôi nghĩ rằng, tôi không phải thuộc số không nhỏ đảng viên thoái hóa chính trị mà chính những người bảo thủ, giáo điều không sáng suốt chấp nhận đổi mới chính trị, khiến cho một Đảng cách mạng, anh hùng trong sự nghiệp giải phóng, nay trở thành một Đảng độc đoán, tham nhũng mới đúng là những kẻ suy thoái chính trị. Do đó tôi không thể nhận bất cứ hình thức kỷ luật nào có tên là suy thoái tư tưởng chính trị.

HAI CÁCH NGHĨ, HAI CÁCH HÀNH XỬ TRƯỚC THỰC TẾ MỚI: NGUYỄN TRƯỜNG TỘ VÀ FUKUZAWA YUKICHI

Nguyễn Đức Mậu  Nguyễn Trường Tộ đề nghị, điều trần, luận thuyết mà không hoạt động xã hội, ông hướng đến bề trên để thuyết phục thay đổi mà không tạo ra phản ứng cộng hưởng từ xã hội, không hoạt động xã hội như Fukuzawa. Nguyễn Trường Tộ hướng đến thuyết phục bề trên và không khai dân trí, không hướng đến chủ thể của xã hội mới, con người, dân quyền, nhân quyền.
Nửa cuối thế kỉ XIX, Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung, đứng trước thực tế mới, đó là khả năng xâm lược của phương Tây. Nhật Bản và Việt Nam, trong hoàn cảnh đó, cùng đều xuất hiện những nhà cải cách mà tiêu biểu là Fukuzawa Yukichi (1835-1901) và Nguyễn Trường Tộ (1830?-1871). Và với xuất phát điểm gần nhau nhưng hai nước đồng văn, đồng chủng này, sau mấy chục năm, đứng ở hai cực phát triển và lạc hậu, điều gì tạo nên những kết quả như vậy, chắc sâu xa trong đó phần nào là kết quả của những cách nghĩ khác nhau mà biểu hiện rất rõ là ở những nhà cải cách.

Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

NGÀY 19.3.2014, NHÀ VĂN PHẠM VIẾT ĐÀO RA TÒA

Nhà Văn Phạm Viết Đào sẽ là Blogger thứ hai bị đưa ra xét xử trong tháng này
BBC - Phiên tòa sơ thẩm xét xử nhà văn, blogger Phạm Viết Đào sẽ diễn ra vào ngày 19/3 tại Hà Nội, một thân hữu của ông vừa xác nhận với BBC. 
Ông Đào sẽ bị xét xử về tội danh 'Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân' theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự, nguồn tin này cho biết thêm.

MỪNG NGÀY PHỤ NỮ QUỐC TẾ VÀ “NGƯU QUYỀN”

Nguyễn Việt Nữ - Mừng Nữ quyền và Ngưu quyền, tức quyền sống của con người và con thú sẽ do chàng ca sĩ Kỵ-mã Nhân quyền Việt Nam trình diễn.  
Nhưng trước hết xin tìm hiểu ngày 8/3 là Ngày Phụ Nữ Quốc Tế, là ngày nữ giới được bình quyền với nam giới. Nhưng nguồn gốc ngày 8 tháng 3 từ đâu?

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

TÔI BỊ BẮT - HỒI KÝ CỦA MỘT KẺ ĂN CƠM QUỐC GIA THỜ MA CỘNG SẢN - PHẦN 1

Trần Vàng Sao
Lời người sưu tầm
Tài liệu mà tôi gởi tới độc giả sau đây là một tập hồi ký, dày 134 trang A4 đánh máy vi tính chữ nhỏ xuất hiện dưới hình thức samizdat được photocopy (thứ văn chương chuyền tay khá phong phú ở Việt Nam sau những năm “đổi mới”) cách đây có hơn 10 năm [1]. Tác giả của nó là Trần Vàng Sao (tên thật là Nguyễn Đính), một người làm thơ ở miền Nam, nhưng vào những năm 60 của thế kỷ trước, đã cùng với nhiều bạn bè đồng lứa đứng lên chống lại chế độ chính trị của miền Nam lúc đó bằng cách “đi lên núi” để cuối cùng, sau khi thoát khỏi bom đạn Mỹ, anh đã vướng phải một tai họa cực kỳ tệ hại.Cuốn hồi ký này kể lại cái tai họa đó khi từ chiến khu, anh được đưa ra miền Bắc trị bệnh: ở nơi đây, sau một thời gian quan sát, anh đã ghi lại những suy nghĩ của mình về cái gọi là “hậu phương xã hội chủ nghĩa” đó bằng nhật ký và chính vì những suy nghĩ ghi thành chữ viết này anh bị các đồng chí của mình truy bức, nguyền rủa, phỉ nhổ, cô lập, đến chỗ như anh cho biết anh không còn được coi là con người mà đã thành “một con vật, một con chó”. Trong rừng, tôi đã nghe biết một số trường hợp những trang nhật ký bị tố cáo, nhưng chưa thấy có trường hợp nào sự tố cáo lại dẫn đến một cuộc hành hạ, trừng trị độc địa như trường hợp của Trần Vàng Sao.

TÔI BỊ BẮT - HỒI KÝ CỦA MỘT KẺ ĂN CƠM QUỐC GIA THỜ MA CỘNG SẢN - PHẦN 2

Trần Vàng Sao
- II –
Tôi nhớ rõ một hay ba ngày sau, khoảng 7 giờ sáng, bà Quy, bác sĩ chủ nhiệm khoa bảo tôi:
“Anh chuẩn bị sáng nay về Cục. Giấy tờ và thủ tục chúng tôi đã làm xong. Anh cứ đợi đây. Bao giờ tôi vào báo anh sẽ đi”.
Lát sau, bà ta quay trở lại đưa giấy tờ cho tôi:
“Xe đợi anh ngoài cổng”.
Tôi chào ông già Tuyến. Ông đưa trả tôi mấy cuốn sách, những cuốn bìa đỏ của Mao Trạch Đông bằng tiếng Pháp. Tôi nói:

TÔI BỊ BẮT - HỒI KÝ CỦA MỘT KẺ ĂN CƠM QUỐC GIA, THỜ MA CỘNG SẢN - PHẦN CUỐI

Trần Vàng Sao
 Trần Vàng Sao
Chương II
Ở K100 thị xã Phú Thọ
Về lại thị xã, khoảng một tháng sau, ngày 28.3.1973, tôi được chuyển lên K100 ở thị xã Phú Thọ.
Một buổi chiều, ăn cơm xong, ông Hà, Chủ tịch Hội đồng bệnh nhân, chận tôi ở cổng nói:
“Anh chuẩn bị đồ đạc sáng mai chuyển lên K100”.
Sáng hôm sau, tôi và khoảng 20 người nữa được chuyển lên K100. K100 là nơi dành cho những người bệnh và sức khỏe đã ổn định ở chờ đi học chính trị hay văn hóa, nghiệp vụ để vào lại chiến trường hay ra công tác A.

BÀI HỌC ĐẦU ĐỜI

Bài đầu tiên cô dậy
Có bảy thằng Ngụy quyền
Khi giết năm còn mấy
Em khóc thầm lặng yên
Ngụy là gì hở mẹ
Sao phải giết người ta
Mẹ bảo con còn bé
Lớn rồi sẽ hiểu ra.

NĂM 1933, STALINE TÀN SÁT 7 TRIỆU NGƯỜI UKRAINE

Mùa đông năm 1932-33, Ukraine, quốc gia nhỏ bé phía tây nước Nga đã trải qua một nạn đói khủng khiếp khiến cho bẩy triệu người chết thê thảm,  đây là cuộc đại tàn sát lớn nhất trong lịch sử nhân loại do Staline ra tay trừng trị nước chư hầu này vì đã dám đòi độc lập và chống lại Sô viết. Mặc dù con số người bị giết khổng lồ như thế nhưng trang sử ghê tởm nhất của Sô Viết đã không được nhân loại biết tới trong suốt 70 năm. Người ta khen Staline đã khéo dấu kín tội ác tầy trời này trước mắt cả thế giới, cho tới nay cuộc diệt chủng này cũng ít được biết tới, nó còn được gọi là The forgotten Holocaust, có thể người ta tưởng nó chỉ là chuyện nội bộ của Liên bang Sô Viết.

VIỆT CỘNG TRA TẤN NHÂN DÂN BẰNG ĐIỆN VÀ ỚT

Theo báo Pháp Luật online giữa tháng 2/2014, ngày 7/2 tại quận Bến Lức, tỉnh Long An, đã xảy ra một vụ vi phạm luật pháp rất kỳ quái: một số nhân viên công an thuộc đơn vị Cảnh sát 113 dùng gậy cứng, xích sắt, roi, đánh đập một thanh niên 24 tuổi đang cùng bạn ngồi uống nước trong một quán nhỏ. Sau khi dùng điện tra tấn, nhóm 4 nhân viên cảnh sát này đã dùng ớt cay sát vào mắt và vào hạ bộ của anh thanh niên, làm anh này gần như phát điên, la hét rồi ngất lịm đi.

OAN KHÚC NGƯỜI TÙ KIÊN GIANG: "KHỎE RE NHƯ CON BÒ KÉO XE"


Oan Khúc NGƯỜI TÙ KIÊN GIANG

THA LA XÓM ĐẠO

Trần Việt Trình  - Trong thơ văn và âm nhạc của Việt Nam có một địa danh mà tên nghe rất dễ thương và lại có nét tôn giáo, đó là 4 chữ “Tha La xóm đạo”. Rất nhiều người đã nghe qua địa danh này nhưng chưa một lần đặt chân đến, không biết nó ở đâu cũng như không biết tại sao địa danh này lại có cái tên lạ tai như vậy.

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

BÔXIT TÂY NGUYÊN - ĐẠI HOẠ DÂN TỘC VIỆT (KỲ 1)

Kỳ I: Nhà máy Alumina Tân Rai (Lâm Đồng): Những quả bom đã được kích hoạt
FB Người Xứ Bố Sơn - Như hầu hết mọi người đã biết, dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên là một loạt các dự án khai thác mỏ bô xít ở khu vực Tây Nguyên, Việt Nam. Dự án này đã gây ra nhiều ý kiến tranh cãi khác nhau trong dư luận, báo chí, Quốc hội. Hiện nay, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã và đang tiến hành triển khai thăm dò, đầu tư khai thác bô-xít, luyện alumina tại Tân Rai(huyện Bảo Lâm – tỉnh Lâm Đồng).

BÔXIT TÂY NGUYÊN: ĐẠI HOẠ DÂN TỘC VIỆT (KỲ II)

Kỳ II: Alumin Nhân Cơ, dừng lại…Tại sao không?
Tạm biệt Lâm Đồng chúng tôi lại di chuyển về Đắk Nông nơi mà dự án nhà máy alumin Nhân cơ đang trong quá trình xây dựng.

MỘT QUỐC GIA TÌNH NGHĨA

Alan Phan - Trong quan sát của tôi về lịch sử cận đại, tôi không thấy các chánh trị gia xứ nào có thể sánh với các quan chức Việt Nam về chỉ số may mắn. Đất nước chúng ta có thể được Guinness liệt kê vào bảng kỷ lục về… ”tình nghĩa”.

MỘT CON NGỰA THĂNG, NHIỀU THẰNG THOÁT NẠN!

Vào thời buổi này chết ở tuổi sáu mươi được xem là chết trẻ. Người ta đã mang xác ông về chôn tại quê nhà Thái Bình sau khi cử hành tang lễ ở cấp cao do Bộ Công An chủ trì.
Một ngày sau khi Ban Nội Chính Trung ương đảng cộng sản Việt Nam (ÐCSVN) đề nghị Bộ Chính Trị (BCT) xem xét đình chỉ công tác của Thứ Trưởng Bộ Công An Phạm Quý Ngọ, để tiến hành điều tra vụ án “làm lộ bí mật nhà nước” trong việc tổ chức cho Dương Chí Dũng, cựu chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị Vinalines, chạy trốn, thì ông đột ngột qua đời, ngày 18 tháng 2 năm 2014.

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

NGƯỜI VIỆT, TRÂU ÚC, AI NGƯỜI, AI TRÂU?


Thủ hiến Bang Bắc Úc Adam Giles đến thăm 222 con trâu Úc tại Tây Bắc VN

Theo các nguồn tin từ Úc, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu xúc tiến việc  nhập khẩu trâu Úc theo kế hoạch có thể lên tới 60.000 con mỗi  năm, tức là bình quân 5.000 con trâu úc sẽ được nhập về Việt Nam mỗi tháng.

SỰ LẬT LỌNG CỦA CÔNG AN CỘNG SẢN TẠI HÀ NAM, NHỮNG KẺ THỦ DÂM TRÊN LUẬT PHÁP


Trong Video Clip này nữ cảnh sát rất hớ hênh, lộ hàng vì không đóng cửa sổ
Trần Thị Nga  - Ngày 20/12/2013 Cảnh sát giao thông tùy tiện bắt mẹ con tôi dừng xe khi đang lưu thông trên đường Đinh Tiên Hoàng, Lê Hoàn Tp Phủ Lý, Hà Nam. Khi tôi hỏi tại sao tuýt còi tôi (vì CSGT thổi còi ra hiệu lệnh dừng xe). họ đã không trả lời được lý do thực tế, khi bị cuống họ cho an ninh mật vụ cướp máy ảnh của tôi, còn cảnh sát giao thông cướp xe máy và con trai tôi hơn 1 tuổi còn đang ngồi trên xe. mấy tiếng sau có một người dân oan biết chuyện đến đòi con lại cho tôi.

TRƯƠNG DUY NHẤT - ĐIỀU 258 BLHS VÀ CHÚNG TA

Mẹ Nấm - Là một người đã từng bị bắt giữ vì điều 258 Bộ luật Hình sự, "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân", tôi đặc biệt quan tâm đến phiên xét xử blogger Trương Duy Nhất.
Với cáo trạng đã nêu ông Trương Duy Nhất đăng tải 11 bài viết của bản thân và 1 bài viết của người khác làm "giảm uy tín, mất lòng tin của nhân dân đối với cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức, xã hội và công dân" dễ dàng khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh của những người bất đồng chính kiến khác đã bị chụp mũ và bị tống giam bởi điều 88 và điều 79 BLHS.

CHẢ LẼ MẤT ĐỘC LẬP TỰ CHỦ, LỆ THUỘC HỌ BÀNH?


Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

Sinh thời, Hồ chủ tịch từng nói “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, cũng hàm nghĩa “Độc lập, tự chủ”. Thế mà từ Hội nghị Thành Đô, một mặt thì giới cầm quyền TQ áp đặt, mặt khác do lãnh đạo phía ta tự ti, tự hạ nên mất dần độc lập tự chủ. Phía TQ yêu cầu ta không nhắc đến cuộc xâm lược của họ tháng 2/1979, loại bỏ Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, nhà ngoại giao sắc sảo, sớm cảnh giác với chủ nghĩa bành trướng bá quyền của TQ.

PHẢN ỨNG TỪ NƯỚC NGOÀI VỀ PHIÊN TÒA TRƯƠNG DUY NHẤT

Gia Minh, biên tập viên RFA
Bên ngoài Tòa án Nhân dân TP Đà Nẵng tại 374 đường Núi Thành Quận Hải Châu Đà Nẵng nơi diễn ra phiên tòa sơ thẩm xử nhà báo, blogger Trương Duy Nhất sáng hôm 4 tháng 3 năm 2014.

LẬT NGƯỢC VỤ ÁN TRƯƠNG DUY NHẤT

Nguyễn Ngọc Già  - Ngày 04/3/2014, trong phiên sơ thẩm, ông Trương Duy Nhất bị Tòa án nhân dân Đà Nẵng tuyên mức án 24 tháng tù giam với tội danh "xâm phạm lợi ích nhà nước" theo điều 258 Luật hình sự. Nếu việc kháng cáo không thành công, ông Nhất còn tiếp tục ngồi tù thêm 14 tháng. Việc kết tội ông Nhất trong phiên tòa vừa qua thiếu tính ngay thẳng - tính chất tối quan trọng của luật pháp, nơi lẽ ra phải biểu thị cao nhất sự minh bạch, công khai và quyền được xét xử công bằng. Do đó, cần tiếp tục vạch rõ những hiểu lầm và khuất tất từ vụ án này để nói tiếng công bằng cho ông Trương Duy Nhất.

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

PHIÊN XỬ BLOGGER TRƯƠNG DUY NHẤT

CTV  - Sáng ngày 4/3 Tòa án Nhân dân Tp. Đà Nẵng mở phiên xét xử blogger Trương Duy Nhất với cáo buộc vi phạm điều 258 BLHS. 
Ông Trương Duy Nhất là chủ blog "Một góc nhìn khác" bị bắt hồi tháng 5/2013.
 Theo quan sát của CTV Danlambao khu vực bên ngoài tòa án đông bất thường bởi lực lượng xe ôm tăng cường và công an sắc phục. Phiên tòa được thông báo xét xử công khai nhưng không ai được vào dù có thẻ nhà báo.

TOÀN VĂN BÀI BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO TRƯƠNG DUY NHẤT CỦA LUẬT SƯ TRẦN VŨ HẢI

Nhà báo Trương Duy Nhất, chủ trang web truongduynhat.vn, bị Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) bắt ngày 26/5/2013 và đưa ra xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng số 374 Núi Thành, TP Đà Nẵng vào lúc 8h ngày 4/3/2014. 

LUẬT SƯ TRẦN VŨ HẢI - ĐỀ NGHỊ TRIỆU TẬP CÁC LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC RA ĐỐI CHẤT TRONG VỤ ÁN TRƯƠNG DUY NHẤT

Kiến nghị của luật sư Trần Vũ Hải, luật sư bào chữa cho nhà báo Trương Duy Nhất
Tài liệu này do gia đình ông Trương Duy Nhất gửi đến và đề nghị đăng theo yêu cầu của ông muốn công bố các tài liệu công khai liên quan đến vụ án ngày 4/3/2014.
Đây là kiến nghị của luật sư Trần Vũ Hải yêu cầu triệu tập những người bị hại hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án Trương Duy Nhất và những người thực hiện giám định đến phiên tòa sơ thẩm, đảm bảo xét xử đúng Hiến pháp và luật định.

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

CHUYỆN KỂ NĂM 2000: CUỐN TIỂU THUYẾT VỀ THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG CÁI ÁC CỘNG SẢN

Phạm Đình Trọng - Say sưa phô trương sức mạnh bạo lực nhà nước, công an – tòa án – nhà tù, hơn nửa thế kỉ cầm quyền, nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam đã vô cùng cần mẫn và tùy tiện tống hàng ngàn người dân Việt Nam lương thiện của nhiều thế hệ nối tiếp nhau vào ngục tù.

CHUYỆN KỂ NĂM 2000 - PHẦN 1

CHƯƠNG 1
Có những điều hắn tưởng không bao giờ quên. Thế rồi hắn quên. Dù lúc xảy ra sự việc, hắn tự bảo: Mình sẽ nhớ suốt đời. Làm sao quên được những điều đáng nhớ như thế. Đó là những niềm vui hiếm hoi. Là những sự đau khổ đến tê dại. Không. Không thể nào quên được. Thế mà hắn quên. Thỉnh thoảng hắn muốn ôn lại quá khứ. Hắn không sao nhớ được. Kinh nhất là những đau khổ tột cùng mà cũng quên luôn. Tất cả không hằn được một đường vào nếp nhăn đại não. Có lẽ những nếp nhăn ấy đã bị lấp đầy rồi. Nên nó nhoè. Nó mang máng. Não hắn cứ bi những nhát búa dội vào đều đặn, liên tục. Nó lỳ.

CHUYỆN KỂ NĂM 2000 - PHẦN 2

CHƯƠNG 4
Buổi chiều hôm ấy cũng như bao buổi chiều khác.
Những giây phút tự do cuối cùng của một ngày. Những giây phút chưa bị nhốt cuối cùng của một ngày. Chỉ lát nữa thôi, bọn hắn sẽ được lùa vào trong chuồng. Khoá. Nhốt. Như nhốt gà nhốt vịt. Như nhốt trâu bò.
Xam xám, vật vờ, cánh phạm đi quanh sân trại. Người đi một mình, nghiền ngẫm như bao chiều rồi nghiền ngẫm. Người khoác tay nhau rủ rỉ. Chẳng hiểu họ chuyện những gì. Chẳng qua là tri kỷ gượng mà thôi. Vì ở cái chốn này không một ai tin ai. Không một ai cởi mở cùng ai. Cũng có những ngoại lệ, cũng có những người tin nhau. Nhưng chẳng có chuyện gì để nói mãi cùng nhau suốt năm này sang năm khác, bởi vì cuộc đời tù của họ có gì đâu ngoài một chuỗi lặp đi lặp lại những đói, khổ, buồn, nhớ, tuyệt vọng...

CHUYỆN KỂ NĂM 2000 - PHẦN 3

CHƯƠNG 7
Già Đô lúc đó mới dậy hút. Hút thuốc lào đêm không cần kéo cho kêu. Chỉ hạ điếu dể điều chỉnh mức nước điếu là sẽ có tiếng kêu vừa phải. Già Đô lo cho hắn. Già không nói, nhưng hắn biết. Sự im lặng của già cũng là một lời động viên, một sự chia sẻ. Già là công nhân kỹ thuật của một xí nghiệp cơ khí, cũng bị đưa lên QN với hắn một lần. Tới QN hắn với già Đô cùng về một toán: toán tăng gia. Hắn làm đơn kêu oan, già Đô cũng làm đơn kêu oan. Nhưng không ai nói với ai. Hắn không biết già mắc tội gì. Chỉ biết khi từ 75 ra đi, già mày râu nhẵn nhụi. Lên đây già bắt đầu để râu. Mãi về sau, khi thân nhau, hắn mới biết già Đô đã lang bạt nhiều nơi đến thế.

CHUYỆN KỂ NĂM 2000 - PHẦN 4

CHƯƠNG 10
Khu văn phòng trại trong, nghĩa là Tổng trại, nơi ông thiếu tá, chánh giám thị làm việc, ở cách trại của hắn khá xa. Đường đi quanh co sâu mãi vào rừng. Hắn chỉ nhớ được rằng toàn cây cối. Nhà lá ẩn trong những lùm cây. Một ông cán bộ trả lời khi hắn hỏi thăm đường:
- Các anh được về hở. Đi qua cái nhà kia khoảng trăm mét thì rẽ phải. Rồi đi thẳng hơn cây số nữa là đến.

CHUYỆN KỂ NĂM 2000 - PHẦN 5

CHƯƠNG 13
Cuối tháng 9 -1954, hắn đã làm một cuộc hành trình cuốc bộ từ Việt Bắc về Hà Nội. Đúng hơn là về một làng gần thị xã Hà Đông, rồi đi ô-tô về Hà Nội. Cuộc đi bộ hàng trăm ki-lô mét kéo dài nhiều ngày ấy với hắn là những ngày hội. Không thấy mệt. Hay có thấy nhưng cứ hơn hớn. Lúc bấy giờ hắn cảm thấy người ta xếp đặt thế giới này cho bọn hắn. Như câu hát của trẻ em hiện nay “Trái đất này là của chúng mình". Bọn hắn toàn đi qua những vùng mới giải phóng. Những vùng Tây mới rút. Đồng bào, nhất là thanh niên và trẻ em các làng xóm quây lấy bọn hắn, ngắm nghía bộ quần áo màu cỏ của bọn hắn... Bọn hắn nhảy múa tới khuya và nằm ngử ở các gia đình, có khi ở sân đình. Rồi lại đi. Đi giữa ban ngày. Đi ngay trên đường nhựa. Đi và gặp nhiều đoàn khác cũng về xuôi.

CHUYỆN KỂ NĂM 2000 - PHẦN 6

CHƯƠNG 16
Hắn không ngờ phải đứng chân ở Hà Nội mất hai ngày. Hắn tự nhủ: Ngọc đã phải chờ đợi hơn một ngàn ngày rồi, hai ngày nữa đáng là bao. Với lại cũng là ngoài ý muốn của hắn. ăn cơm ở nhà Lê Bàn xong, hắn đi gặp anh chị Diệu. Đang giờ làm việc, hắn đến thẳng tòa báo. ở một góc sân, một người cởi trần, đầu trăng xóa như bông, toàn bọt xà-phòng đang cuốc đất, chung quanh mấy con ngan đang đâm lông ống nhoai vào đớp giun. Hắn thông cảm với cái đầu trắng xóa ấy. Chả là trong tù xà-phòng hiếm lắm. Hắn gội đầu và cũng cứ xoa gãi tràng ngầu lên, rồi đi kỳ cọ chân tay, xong đâu đấy mới giội nước lên đầu. Nó ăn hết gầu, chỉ mất ít xà-phòng nhưng sạch. Người ấy trông quen quen. Hình như là Con-Đĩ-Ngựa. Một người hắn không bao giờ nghĩ đến trong những nám tháng tù tội. Đã quên hẳn đi rồi, như quên món bánh tráng nhìn thấy trong khi ăn bữa cơm tự do đầu tiên ở vệ đưòng chờ ô-tô đến.

CHUYỆN KỂ NĂM 2000 - PHẦN 7

CHƯƠNG 19
Sớm hôm sau, hắn ra Bến Nứa. Trong túi hắn rủng rỉnh tiền. Anh chị Diệu cho. Một xe ca đã đông người ngồi. Và ở bậc lên xuống người đứng vòng quanh anh ét.
Hắn sấn đến. Hắn lách vào. Nhiều người làm như hắn, tiền cầm sàn trên tay, nhưng anh ét không thèm nhận tiền của ai. Anh mắng những hành khách già bằng tuổi bố mẹ anh như mắng con anh vậy.
- Hết vé rồi. Khổ lắm nữa.
- Đã bảo. Không tin thì cứ đứng đến mai.
Mọi người tản ra, buồn rầu. Nhớ đến chuyến xe tù trại về đây, hắn rút tờ lệnh tha ra. Quên cả xấu hổ nhục nhã, hắn ấp úng.

CHUYỆN KỂ NĂM 2000 - PHẦN 8

CHƯƠNG 22
Lẽ ra hắn đã được về nhà sớm hơn. Hắn đã được ôm vợ con hắn vào lòng sớm hơn. Lẽ ra hắn bớt được hai cái Tết trong tù. Bớt được hai Tết, chứ không phải hai năm. Vì thực ra chỉ là mười bốn tháng.
Hắn đã được di lý từ Q.N về 75 vào giáp Tết năm 1971. Ngày thì hắn không nhớ. Hắn chỉ nhớ là gần Tết, vì trại đã mua trâu về chuẩn bị cho tù ăn Tết. Đi làm, qua cổng trại, lượn qua chỗ ngoẹo suối, chỗ ấy nước sâu và đứng, là nơi rửa rau vo gạo eủa nhà bếp. Trên bờ khúc ngoẹo ấy, chiều hôm trước đi làm về, bọn hắn chỉ thấy đống rau bắp cải già đã băm để sang hôm sau rửa và nấu. Mùa lạnh, kiểu ủ rau như vậy còn đỡ. Chứ về mùa nóng, rau muống băm ủ một đêm, hôm sau rau ở bên trong vàng hết. Lá rụng ra hấp hơi nóng sực. Rau muống của trại lại là thứ rau muống Trung Quốc, chính toán hắn trồng, gốc to như gốc nứa tép. Ông quản giáo bắt để già rau mới cho cắt. Nhiều ngọn bò dài như rau khoai lang. Cầm gốc rau hất mạnh lên đầu, rễ con ở các đốt vẫn còn đứt lịch phịch. Rau đã vậy. Nhà bếp lại cầm từng nắm băm như băm rau lợn, để sáng hôm sau bốc vào lồ xuống suối khuấy cho nhanh. Có bát rau còn cả một miếng phân bò khô dính vào rễ.

CHUYỆN KỂ NĂM 2000 - PHẦN 9

CHƯƠNG 25
Buổi chiều định mệnh đã đến khi hắn được gọi ra gặp mặt. Giá như không có buổi chiều hôm ấy, không có buổi gặp mặt chiều hôm ấy, hắn đã được tha từ đầu năm 1972 rồi. Có nó, nên ông ấy đã bàn lại, cân nhắc lại và thấy rằng không thể tha hắn được. Các ông ấy đã định tha, nhưng các ông ấy đã nghĩ lại. Hắn phải tù thêm mười bốn tháng nữa. Mười bốn tháng chẳng là bao so với một đời người. Nhưng mười bốn tháng tù là đáng kể. Một ngày tù dài bằng mười thế kỷ ở ngoài đời. Hơn bốn trăm ngày nào ít ỏi gì đâu. Hơn bốn trăm ngày, nhưng lại có hai cái Tết tù, bốn cái bánh chưng con và sáu lạng thịt trâu kho ăn Tết.

CHUYỆN KỂ NĂM 2000 - PHẦN 10

CHƯƠNG 28
Buổi tối.
Hắn ở nhà hắn buổi tối.
Bao nhiêu người tù đã mong ước được ở nhà mình buổi tối.
Hắn tự loại hắn ra để tưởng tượng được một buổi tối bình thường của vợ con hắn, khi hắn còn ở Hintơn.
Thằng Hiệp, cái Thương học bài. Bé Dương bắt mẹ kể chuyện cổ tích. Căn buồng êm ả. Ngọn điện sáng. Bức tranh Hemingway to treo trên tường của họa sĩ Thế Hùng vẽ tặng khỏng còn nữa. Không, không thể nào loại được hắn ra khỏi gia đình hắn. Bởi vì hắn đã có mặt ở nhà. Dù hắn không nói một câu. Dù hắn nằm ở phía ngoài chiếc giường ba xà. Vợ hắn nằm trong. Bé Dương nằm giửa. Bé ôm lấy mẹ, nhưng thỉnh thoảng lại quay sang phía hắn, sờ lên mạt hắn. Hắn cầm bàn tay xinh xắn, bé bỏng xoa xoa lên mặt mình. Bé Dương cười. Bé bảo mẹ:

CHUYỆN KỂ NĂM 2000 - PHẦN 11

CHƯƠNG 31
Cái dốc xoai xoải bến Tắm này là như thế. Dòng sông Đằng là như thế. Trong kịch bản phim đã ký hợp đồng với Cục Điện ảnh nhan đề Những người đang sống (và nhờ công sức của Nguyễn Vũ Phương, hắn đã được tạm ứng sáu trăm đồng) có một cảnh phà Tắm sang ngang. Hắn thích cảnh ấy. Đó là một đặc trưng thành phố hắn ở. Có thể dùng trực thăng quay toàn cảnh hai đầu bến lát đá xoai xoải, chiếc ca- nô xình xịch kèm cái phà to bè giữa dòng, rồi quay cận cảnh làm một cái travelling nét mặt từng người và cuối cùng đặc tả đôi trai gái yêu nhau đang qua phà Tắm về quê trình diện bố mẹ. Bến Tắm đã vào cả trong sáng tác vẫn như trước đây, cái bến phà gần gũi lần nào cũng qua hai lần ấy ở xa 75 là thé, thoáng đáng là thế, phóng khoáng mênh mỏng là thế mà cũng gắn bó với đời tù của hắn.

CHUYỆN KỂ NĂM 2000 - PHẦN 12

CHƯƠNG 34
Hắn ở nhà ba ngày. Ba ngày ấy, hắn sống bằng cả ba kiếp sống. Cái hội chứng sống nhiều kiếp trong một lúc chỉ hắn mới có, chỉ những người mới ở tù ra mới có. Thực ra hắn chưa biết có nó. Hắn chưa ý thức được rằng mình mang bệnh ấy. Sống mà luôn nghĩ tới quá khứ, những ngày chưa bị bắt và nhưng ngày ở trong ấy, từ chuyện này lan man sang chuyện khác. Đúng là từ chuyện này lan man sang chuyện khác. Khi con Nguyệt nhổ tóc sâu cho hắn, thủ thỉ bên tai hắn, hạnh phúc êm đềm đến thế, hắn lại nghĩ đến con Thương ngày nào còn bé hơn con Nguyệt tẩm quất cho hắn. Và lại nghĩ đến Giang. Giang cũng nhổ tóc sâu cho hắn. Rồi con Nguyệt kéo tay hắn hớn hở: "Con với bố đi đến xem có bao nhiêu quả dứa đi. Năm nay dứa sai lắm, bố ạ". Hắn dẫn tay con bé cùng đi dọc bờ những rãnh xẻ trong vườn. Hai hàng dứa trồng hai mép rãnh đang ra những quả non. Hai bố con cùng đếm.

CHUYỆN KỂ NĂM 2000 - PHẦN 13

CHƯƠNG 37
Đã mấy chục năm trôi qua kể từ ngày hắn được ra tù.
Người kể chuyện này lấy làm khó xử trong cách gọi hắn, trong cách đặt nhân xưng ngôi thứ ba cho hắn. Chả lẽ gọi hắn là ông, là ông ấy. Gọi một thằng tù như vậy sợ hơi khó nghe. Hơn nữa chắc bạn đọc đã quen với từ “hắn” trong suốt phần một.
Còn một lý do nữa: Cũng rất khó xác định tuổi tác của hắn. Người đoán hắn năm mươi. Người bảo sáu mươi. Người nhìn mái tóc bạc và nét mặt nhăn nheo của hắn, cả quyết: Hắn không thể dưới sáu mươi nhăm tuổi.

CHUYỆN KỂ NĂM 2000 - PHẦN 14

CHƯƠNG 40
Ngọc bảo hắn:
- Sắp dán túi ni-lông rồi. Em đã làm đơn xin công ty. Nhà mình được một suất. Nhưng lần này không nhận cá nhân mà phải tổ chức thành một tổ, do ông Quỳnh, phòng kỹ thuật, đứng ra chịu trách nhiệm trước công ty. Hắn phấn khởi. Chờ. Phải chờ. Hắn đã quen chờ. Hắn đã học được bài học: Phải biết chờ đợi. Cuộc đời là một sự chờ đợi. Cao hơn chờ đợi, cuộc đời còn là hy vọng nữa. Hoàn cảnh dù khốn nạn đến đâu, cũng cứ hy vọng. Đó là cái phao bám vào để đủ sức trôi dạt giữa đại dương số phận. Trong khi chờ đợi. trong khi hi vọng thì tất nhiên là sống trong thực tại tối tăm.

CHUYỆN KỂ NĂM 2000 - PHẦN 15

CHƯƠNG 43
Thỉnh thoảng Len lại cùng với Giang đến chơi nhà hắn. Len xin hắn dán túi và nhìn những bó túi ni-lông óng ả đã dán hoặc chưa dán nằm ở một góc nhà. Cái giống này nặng. Ba bố con phải xuống tận quá Bốt Vuông xe về. Hai chuyến xe cải tiến đầy. Dễ đến mấy tạ. ông Quỳnh nhận thế nào giao thế ấy. Nghĩa là giao theo bó. Mỗi bó một trăm túi. Thôi thì đủ loại. Có loại hình ống chỉ đưa một đường là thành túi Có loại thành từng miếng chữ nhật dài, phải gấp lại dán hai đường hai bên. Có loại là hai mảnh rời, phải dán ba đường. Loại to. Loại nhỏ. Loại đút vừa chiếc áo sơ-mi. Loại to bằng nửa cái bàn, ni-lông dày dán đến khổ. Mỗi đường dán dài gấp đôi. Mỏ hàn phải đưa rất chậm mới “ăn” vì ni-lông dày, cứng.

CHUYỆN KỂ NĂM 2000 - PHẦN 16

CHƯƠNG 46
Cái hợp tác xã làm miến chính thức sản xuất không quá một tuần lễ. Tráng, phơi, gỡ bánh da (thao tác này khó, bánh giỏn quá thì bị vỡ). Xếp xuống đất cho nó ẩm lại để chờ đem đi thái.
Hắn ở lì dưới đó, không về nhà. Buổi trưa ăn nhì nhằng cái bánh chưng, buổi chiều thì Ky về nhà, còn hắn và Giang được con Thương hoặc thằng Hiệp mang cơm đến (lúc bấy giờ mới có xe đạp). Cứ như những ngày chủ nhật trong tù, một người được quả tắc và hai anh em ăn chung.

CHUYỆN KỂ NĂM 2000 - PHẦN 17

CHƯƠNG 49
Cái cơ chế thị trường tự phát và cứ tồn tại không chịu chết dù bị dẹp đi dẹp lại ấy đã dạy cho hắn biết rằng: Tháng Chạp âm lịch là tháng căng thẳng nhất về thuốc. Từ đầu tháng mậu dịch đã không bán thuốc ra nữa. Để chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán. Thuốc đắt vọt.
Nhị Thanh, Trường Sơn cũng đắt như tôm tươi. Khi đó nếu được “Đoàn chiền thanh xí nghiệp “ một tút thuốc Đrao coi như đã có gần nửa tháng lương rồi. Đó là thời gian hốt tiền của mậu dịch viên bách hoá, của những người ký giấy phân phối. Mỗi ngày một cửa hàng lọt ra thị trường vài chục cây thuốc lá là có cả tiền nghìn. Mỗi mậu dịch viên có cả một đám “vệ tinh” là “con buôn”. Cuối năm cái gì chẳng ra tiền. Chiếu, vải hoa, chỉ. Bát, chén. Ô S mua xi-mi-li, ô nữ mua xa-tanh. Một vốn mười lời. Ai làm chủ hàng hoá, người ấy làm chủ xã hội. Đến nhà các mậu dịch viên có cả những chủ nhiệm, giám đốc, uỷ viên uỷ ban... Họ cũng cười nịnh các mậu dịch viên học lớp 7 dở dang, nói ngọng... Họ tự nguyện xin việc: Chuyển cho chồng cô mậu dịch viên về du lịch, bố trí cho con bà cửa hàng phó về bến xe khách, có cần xi-măng không, họ chạy cho vài tấn v. v...

CHUYỆN KỂ NĂM 2000 - PHẦN 18

CHƯƠNG 52
Già Đô xuất hiện ở hành lang cũng bất ngờ như ông Hoàng xuất hiện ở hành lang. Cái hành lang vô thức in bóng những con người vóc dáng khác nhau (ông Hoàng cao lớn áo khoác ni-lông Đức loạt soạt, già Đô còm róm áo bông vá víu) ở hai cực đối nghịch nhau, nhưng cả hai cùng từ những điểm xuất phát giống nhau, đã từng có những tương đồng và giờ đây vẫn có những tương đồng.
Lúc đó là trưa, cả nhà đang quây quần quanh mâm cơm. Bữa cơm trưa bao giờ cũng vội. Để tranh thủ ít phút nghỉ ngơi trước khi Ngọc đi làm và lũ trẻ di học buổi chiều. Thằng Dương bưng bát tự ăn, không phải bón nữa. Nó bỗng ngừng ăn, nhìn ra cửa. Cái cùi dìa cầm tay lơ lửng bên trên đùi. Cũng chẳng ai để ý đến nó. Nó cứ nhìn chằm chằm ra ngoài, hai bàn tay (có cả cái cùi dìa) nâng nâng ngang ngực.