I.
Nguyên Văn Lời Tuyên Bố “Bỏ Đảng” của ông Tống Văn Công
Đảng viên hơn 55 năm đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng
sản Việt Nam, sống thanh bạch, 82 tuổi còn làm việc hợp đồng, lúc nào cũng nghĩ
về vận nước và sự suy thoái của Đảng, tôi nghĩ rằng, tôi không phải thuộc số
không nhỏ đảng viên thoái hóa chính trị mà chính những người bảo thủ, giáo điều
không sáng suốt chấp nhận đổi mới chính trị, khiến cho một Đảng cách mạng, anh
hùng trong sự nghiệp giải phóng, nay trở thành một Đảng độc đoán, tham nhũng mới
đúng là những kẻ suy thoái chính trị. Do đó tôi không thể nhận bất cứ hình thức
kỷ luật nào có tên là suy thoái tư tưởng chính trị.
Ông
Tống Văn Công, nguyên tổng biên tập báo Lao động
Tuy vậy, tôi không muốn tuyên bố từ bỏ Đảng mà
xin nhường cho Đảng quyền khai trừ mình. Bởi vì làm như vậy, tôi sẽ yên lòng rằng,
Đảng khai trừ tôi không phải là Đảng mà tôi từng tha thiết xin được gia nhập và
thề phục vụ suốt đời. Và có lẽ nhờ đó mà mai kia tôi sẽ không còn quá băn khoăn
về trách nhiệm đối với Đảng, không còn quá bức xúc cứ muốn góp ý xây dựng.
Ngày 24 tháng 2 năm 2014, tôi nhận được văn thư
của đảng ủy cho rằng tự kiểm điểm của tôi “chưa đạt yêu cầu”, phải “nghiêm túc
viết lại bản tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật“. Cùng với văn thư trên,
có bản gợi ý nêu ra ba trường hợp mà theo Quyết định 47 -QĐ/TW là phải khai trừ:
“Có quan điểm ủng hộ hoặc tán thành đa nguyên chính trị, đa đảng; công khai phê
phán bác bỏ chủ nghĩa Mác -Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc tập trung
dân chủ của Đảng.”
Tôi hiểu, Ban chỉ đạo muốn bảo rằng: Khuyết điểm
của tôi là phải tự nhận hình thức khai trừ ra khỏi Đảng. Không làm như vậy thì
tôi gây khó cho tổ chức Đảng. Nhưng làm như vậy thì thật là khó cho tôi. Bởi vì
cho đến nay, tôi vẫn tự hào về cái ngày là anh lính vệ quốc đoàn, viết đơn xin
vào Đảng để được noi gương các đảng viên trong giờ phút gay go của chiến dịch Cầu
Kè năm 1950 (Trà Vinh) đã hô to “Các đảng viên cộng sản! Xung phong!” Tôi vẫn tự
hào ngày được vào Đảng, giơ tay thề hy sinh chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng
dân tộc, giành độc lập, thống nhất, dân chủ cho nhân dân. Còn chủ nghĩa xã hội,
chủ nghĩa cộng sản là gì thì, thú thật không chỉ tôi mà cả các bậc đàn anh cũng
chẳng hiểu!
Càng tự hào về lý tưởng cao cả mà mình đã bỏ cả
đời để phục vụ, tôi càng day dứt, xấu hổ vì sự thoái hóa, tham nhũng của một bộ
phận không nhỏ những người trong guồng máy lãnh đạo, khiến Đảng cầm quyền phạm
nhiều sai lầm, làm mất hết niềm tin của nhân dân, làm khoảng cách tụt hậu của đất
nước càng ngày càng xa so với các nước khu vực. Những người lúc nào cũng hô hào
kiên trì ý thức hệ lỗi thời, cấm không được tự diễn biến, thực ra, họ chỉ nhằm
duy trì quyền lực, khai thác “lợi ích nhóm”, làm giàu cho bản thân, bất chấp
thiệt hại của nhân dân lao động và đất nước. Giặc “nội xâm” bao giờ cũng là chỗ
dựạ của giặc “ngoại xâm”. Bất kể bọn bành trướng hung hăng ra rả khẳng định
toàn bộ Hoàng Sa, Trường Sa, cả “lưỡi bò” biển Đông là của Trung Quốc, lời họ
đáp lại chủ yếu vẫn là kiên trì “16 chữ vàng” và “bốn tốt”, vì đây là “đồng chí
cùng chung ý thức hệ”, cùng chống lại các thế lực thù địch phương Tây. Truyền
thống bất khuất, lòng tự tôn dân tộc bị xúc phạm nghiêm trọng, làm mất dần sự đồng
thuận xã hội trước hiểm họa đe dọa sự tồn vong của dân tộc, mà thực ra cũng là
sự tồn vong của chính Đảng cộng sản Việt Nam.
Vì những lẽ đó mà thời gian qua, tôi hết sức tự
kiềm chế, cố gắng tiếp tục đứng trong hàng ngũ Đảng để cùng với các đảng viên
chân chính trực tiếp đấu tranh, góp ý xây dựng Đảng, hi vọng những người lãnh đạo
nhận ra sai lầm, vứt bỏ ý thức hệ lạc hậu, tiến tới một Đại hội Đảng đổi mới lần
2: Đổi mới chính trị, thực hiện nhà nước pháp quyền đúng như các thể chế chính
trị hiện đại. Từ đó mà vực dậy niềm tin đang cùng kiệt của nhân dân, tiếp tục sứ
mệnh mà đảng viên và nhân dân giao cho.
Hôm nay, con đường ấy đã bị chặn lại. Đau lòng
lắm, nhưng phải đành vậy thôi! Từ giờ phút này, từ ngày hôm nay, 25-2-2014, tôi
xin nói lời chia tay với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 25 tháng 2 năm 2014
Tống Văn Công
II.
Phần Nhận Định
1.
Tên “Tống
Văn Công” vừa oai phong lẫm liệt, vừa tiền định đầy nghiệp chướng đã đưa đẩy
thân phận người mang tên này lên tới chức vụ cao siêu “Tổng Biên Tập” báo Lao Động,
vốn là một cơ sở tư tưởng truyền thông giáo huấn của Đảng Lao Động, lúc là Đảng
Cộng Sản Việt Nam, lúc theo “xã hội chủ nghĩa”, nay theo Mafia chủ nghĩa đỏ.
Xin nhắc ngay là chức vụ “tổng biên tập” phiến
dịch từ “rédacteur en chef”[1] của ngành ấn loát, báo chí Pháp mà gốc gác là
nghiệp vụ của một “chủ bút” quan sát tập đoàn “thảo văn” [rédaction], đồng thời
có thẩm quyền chỉnh văn, chỉnh ý theo truyền thống Anh-Mỹ của một
“Editor-in-Chief”, với quyền hạn thẩm định giá trị trung thực của tài liệu đăng
tải, nhằm phục vụ độc giả.[2] Đó là những nghiệp vụ chân chính của một “chủ
bút” làm chủ cây bút của mình, một cách chuyên nghiệp, tự trọng.
Còn “Tổng Biên Tập” của nhật báo Lao Động có
nhiệm vụ và nghiệp vụ gì? Trước hết, Lao Động Báo là cơ quan truyền thông của Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đây là một trong những tờ báo lâu đời nhất của chế
độ CSVN [thành lập từ tháng 7 năm 1929] và có ảnh hưởng lớn trong hệ thống báo
chí truyền thông, tuyên huấn đảng phiệt hiện tại.
Lao Động Báo có 13 đời tổng biên tập. Tổng
biên tập thứ 7 là Tống Văn Công (1988-1995). Trong suốt 7 năm làm “tổng biên”
chuyên trị “văn cộng”, Tống Văn Công tuyệt đối trung thành với Đảng, đôn đốc
“biên chép” đúng chỉ thị tuyên huấn của ĐCSVN, và cũng nhờ vậy trở thành một “tổng
quan chức” phê ra lửa, phán ra công văn tuyên truyền, nhồi sọ dân đen [kể cả đội
ngũ “Lao Động”] để nhân danh quyền uy và trí tuệ “độc” đảng góp phần lừa đảo và
nô hoá gần 90 triệu ngươi dân Việt nửa sống, nửa chết.
2.
Cái đức
thủy chung của Tống Văn Công đối với ĐCSVN luôn luôn đầy ngập nhiệt tình, ngay
cả trong cái gọi là “tuyên bố bỏ đảng”, qua chính chữ nghĩa của đương sự:
• Khuyết điểm của tôi là phải tự nhận hình thức
khai trừ ra khỏi Đảng… làm như vậy thì thật là khó cho tôi…
• tôi không muốn tuyên bố từ bỏ Đảng mà xin nhường
cho Đảng quyền khai trừ mình…
• Đảng mà tôi từng tha thiết xin được gia nhập và thề phục vụ suốt đời…
• Đảng mà tôi từng tha thiết xin được gia nhập và thề phục vụ suốt đời…
• tôi vẫn tự hào về cái ngày là anh lính vệ quốc
đoàn, viết đơn xin vào Đảng để được noi gương các đảng viên trong giờ phút gay
go của chiến dịch Cầu Kè năm 1950 (Trà Vinh) đã hô to “Các đảng viên cộng sản!
Xung phong!” Tôi vẫn tự hào ngày được vào Đảng, giơ tay thề hy sinh chiến đấu
cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập, thống nhất, dân chủ cho nhân
dân.
Vậy lý do khiến một nguyên tổng biên tập trung
tín, một “đảng viên kỳ cựu hơn 55 năm đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt
Nam” nay cuối cùng dám “chia tay với Đảng Cộng sản Việt Nam” là đã tới lúc
đương sự thấy “day dứt, xấu hổ”, lạc lõng trước guồng máy lãnh đạo đảng nay:
• thoái hóa, tham nhũng;
• phạm nhiều sai lầm;
• nhằm duy trì quyền lực, khai thác “lợi ích nhóm”, làm giàu cho bản thân;
• là “Giặc nội xâm”, chỗ dựạ của giặc “ngoại xâm”;
• làm mất hết niềm tin.
Đảng viên Tống Văn Công đang đối mặt với một số
hiệu ứng bên lề do phong trào thoái Đảng CSVN gây ra:
• Xúc động bỏ đảng vì thất tình/thất vọng là những
cảm giác chân thực, mà các đảng viên tân tòng, ít tuổi đảng, nhưng sáng suốt và
cởi mở hơn, như kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, Tiến sỹ blogger Phạm Chí Dũng, hay nữ
sinh Nguyễn Phương Uyên (cựu đoàn viên của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản) dễ lây cảm.
• Còn đảng viên kỳ cựu, nhiều tuổi đảng hoặc
không còn quan tâm nhiều đến việc sinh hoạt ĐCSVN, hoặc còn bịn dịn chưa thực
tâm bỏ đảng CSVN vì còn kẹt trong chế độ hưu trí. Nhưng khi nền kinh tế thêm
xáo trộn, yếu kém, khi lạm phát gây thêm bất công cho giới tiêu thụ với số
lương hưu trí cố định bất chuẩn, thì số đảng viên “về vườn”, già nua thiệt thòi
đó sẵn sàng xé nốt thẻ đảng. Hiện tượng này đang ló dạng, nay điển hình với vị
cựu tổng biên tập Tống Văn Công.
• Tuy nhiên, “Bỏ Đảng là một cú sốc rất lớn.” Theo
blogger kỹ sư Nguyễn Lân Thắng,[3] ngoài cảm giác thất vọng, đối với đảng viên
bỏ ĐCSVN “việc ra khỏi Đảng là một cú sốc rất lớn và thực sự là họ cũng rất là
xấu hổ.
Quyết định bỏ đảng của Tống Văn Công không quyết
liệt, không sáng sủa như qua lời phát biểu tỉnh ngộ của luật gia Lê Hiếu Đằng:
“Chủ nghĩa xã hội chỉ là ảo tưởng”.[4] Nó cũng không đanh thép bằng lập trường
thô bạo của một Dương Thu Hương, khi bà ta lánh nạn tại Paris sẵn sàng tuyên bố
khá tục tĩu: “Tôi trở lại Việt Nam là để ỉa vào mặt kẻ cầm quyền” [“Mon seul
but, c’est déféquer sur les visages du pouvoir”].
Và nếu Dương Thu Hương vẫn một lòng thủy chung
ca tụng “chủ tịch” Hồ Chí Minh, qua cuốn tiểu thuyết Đỉnh cao chói lọi.[6] thì
Tống Văn Công lại còn bịn dịn, mù mờ, khi từng công nhận, dù sau này vẫn lên tới
chức tổng biên tập: “chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là gì thì, thú thật
không chỉ tôi mà cả các bậc đàn anh cũng chẳng hiểu!”…
Cái mù mờ sai lầm vĩ đại nhất của những đảng
viên kỳ cựu như Dương Thu Hương, như Tống Văn Công là họ
• chỉ muốn quy trách thành phần lãnh đạo đương
nhiệm mới thoái hóa chính trị, mới tham nhũng, mới phạm nhiều sai lầm, bất công
nên làm mất niềm tin của nhân dân, gây khổ đau cho họ;
• mà hầu như nhắm mắt phủ nhận chính “hiện tượng”
Hồ Chí Minh, chính ý thức hệ cộng sản quốc tế mới là tai ương tạo thành tai hoạ
dân tộc, mới là nguồn gốc cuồng tín diệt chủng đem đấu tranh giai cấp, đấu tố,
giết hại, tù đày, đau khổ; tạo bạo quyền độc tài tham nhũng kiềm chế ngu dân, hủy
hoại nô dân bạc nhược trong hơn 70 năm qua.
Chỉ khi nào đảng viên CSVN thoát khỏi trạng thái ù lì, mất ảo vọng tái dựng đảng Cộng Sản; chỉ khi nào cựu đảng viên CSVN vượt qua được cảm giác thất vọng và mặc cảm xấu hổ cá nhân để vững tâm thay thế “tình yêu Đảng” bằng “tình yêu Dân Tộc” thì lương tâm họ mới thực sự cho phép họ có quyền và bổn phận bảo vệ, yêu chuộng người dân chính thực, không lợi dụng, không lừa lọc họ, không dùng họ làm bàm đạp tiến thân, trục lợi.
Chỉ khi nào đảng viên CSVN thoát khỏi trạng thái ù lì, mất ảo vọng tái dựng đảng Cộng Sản; chỉ khi nào cựu đảng viên CSVN vượt qua được cảm giác thất vọng và mặc cảm xấu hổ cá nhân để vững tâm thay thế “tình yêu Đảng” bằng “tình yêu Dân Tộc” thì lương tâm họ mới thực sự cho phép họ có quyền và bổn phận bảo vệ, yêu chuộng người dân chính thực, không lợi dụng, không lừa lọc họ, không dùng họ làm bàm đạp tiến thân, trục lợi.
Như vậy, chỉ khi lý tưởng và hành động chân
chính cứu dân độ nước trở thành ưu tiên lựa chọn của sứ mạng công dân, của cứu
cánh chính trị, thì mọi sợ hãi, mặc cảm, thất vọng, do dự cá nhân mới thực sự
chấm dứt.
3.
Do đó,
thành phần thoái đảng CSVN sẽ đủ tín nhiệm, nếu thực sự họ thành khẩn với chính
họ; nếu thực sự họ hành động chân chính cứu dân độ nước; nếu thực sự họ muốn
khai trừ tận gốc căn bệnh cộng sản để cùng toàn dân bước vào giai đoạn dân chủ
chân chính mà người dân đủ ý chí tự chủ, tự phát; đủ khả năng hiến định bảo trọng
quyền sống con người và giá trị nhân phẩm của chính họ.
TS & LS Lưu Nguyễn Đạt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét