Nguyễn Việt Nữ
Những cụm chữ vui, lạ, khó hiểu nầy là
của hai chuyên gia Việt Nam XHCN vốn là thầy giáo dạy lái phản lực Boeing 777.
Chỉ biết rằng ở cái xứ dám mời Liên
Hiệp Quốc (UPR) ăn cái Bánh Vẽ rằng Hiến Pháp 2013 cho phép Đảng tiếp tục trị
dân là “tôn trọng Nhân quyền” thì làm việc gì cũng phải am hiểu quy trình để
thi hành cho đúng.
Tháng 2 năm 2014 vừa khai tử Thượng
Tướng Thứ trưởng Bộ Công An Phạm Quý Ngọ để cho chìm “hàng không mẫu hạm” nợ
nần Vinalines là cái chết đúng quy trình.
Sang tháng 3 năm 2014 lại dựng kịch
bản làm “trò đùa vui tâm-linh” để kiếm
máy bay
MH370
mất tích tại biển Đông ngày 8 /3 càng phải “am hiểu quy
trình”, mà lại là quy trình của máy bay phản lực tối tân bị không tặc nữa
chứ! Thật là tài.
Đây, vật chứng (Tờ báo Tuổi Trẻ,) và
nhân chứng (hai Phi công Việt Nam)
Báo Tuổi Trẻ Online ngày 11 tháng 3 năm
2014 tức ba ngày sau khi có vụ mất tích, cho lên sân khấu trình làng: Kịch bản nào cho máy bay Malaysia MH370?
11/03/2014 05:20 (GMT
+ 7)
“TT - Chuyện gì đã xảy
ra với chiếc máy bay định mệnh MH370 của Malaysia Airlines? Tuổi Trẻ mời hai chuyên gia về Boeing
777 phân tích các khả năng.” (Hết trích)
Tóm tắt: Báo TT giới thiệu hai chuyên gia –có kèm ảnh đầy đủ--đã từng dạy bay
trên chiếc Boeing 777 là ông Nguyễn Hồng Lĩnh (Cơ trưởng Boeing 777, trưởng
đoàn bay Vietnam Airlines, giáo viên bay Boeing 777 nhiều năm) và ông
Nguyễn Nam Liên (Cơ trưởng Boeing 777, tổng giám đốc Công ty cổ phần đào
tạo Bay Việt, giáo viên bay Boeing 777 nhiều năm) (Hết trích)
Nên nhớ rằng phải có lý lịch ba đời trung hiếu với Đảng “Tam Vô” mới được
làm phi công, nhất là làm thầy giáo dạy phi công. Nhưng hôm nay họ lại nói
chuyện “tâm-linh” thì lại thêm một hiện tượng “lạ” ngoài tàu “lạ” bắt, giết ngư
dân Việt Nam liên tiếp mấy năm nay.
Chuyên gia Nguyễn
Hồng Lĩnh: không-tặc phải am hiểu
quy-trình
Nguyên
văn: Nếu bay từ Kuala Lumpur đến
điểm Igary (điểm mất tín hiệu) chỉ khoảng 40 phút nhưng thông tin có được là 1
giờ 59 phút nên cũng có thể có khả năng phi công bị không tặc tấn công, buộc
phi công đổi hướng bay và tắt mọi kênh thông tin với mặt đất trong hơn một
tiếng đồng hồ và mặt đất không kiểm soát được. Trường hợp này không tặc phải am
hiểu quy trình máy bay rất rõ mới làm được điều này.
Với máy bay lớn như
B777 thì sân bay phải đáp ứng đủ yếu tố kỹ thuật mới hạ cánh an toàn, nhưng
cũng không loại trừ trường hợp bất khả kháng và vì lý do nào đó cũng có thể
khủng bố buộc máy bay phải hạ cánh xuống sân bay nhỏ, xa, không đủ yêu cầu hạ
tầng.
Chuyên gia Nguyễn Nam Liên: Viễn tưởng tâm-linh
là trò đùa vui
Nguyên
văn: Rơi. Một máy bay lớn như B777 không thể nào
biến mất như chưa từng xuất hiện được. Nếu rơi xuống biển nó phải vỡ, khi đó
sẽ có rất nhiều mảnh vỡ nổi trên mặt biển với diện tích rất rộng hàng trăm
kilômet vuông vì máy bay B777 to và mang theo nhiều thứ có thể nổi được.
Bản thân các ghế ngồi
cũng là các phao để tạo cơ hội cho hành khách bám vào, còn vali, hành lý... Nếu
quả thật máy bay rơi trong vị trí đó mà không để lại dấu vết gì thì có thể là
mình đã dự đoán vị trí sai?
UFO (vật thể lạ) bắt
cóc, lọt vào hệ quy chiếu khác. Hơi viễn tưởng và tâm linh. Đó là trò đùa vui
nhưng xin dành cho các nhà khoa học viễn tưởng. (Hết trích)
Như vậy, trên nhật báo Tuổi Trẻ, cơ quan ngôn
luận của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh,
hai chuyên gia này đưa ra những kịch bản như “trò đùa vui”: Thời tiết,
sét đánh; Lỗi kỹ thuật; Không tặc tấn công, đưa máy bay đến vị trí bí mật; Rơi;
và UFO (vật thể lạ) bắt cóc, lọt vào hệ quy chiếu khác.
Rồi từng kịch bản, hai chuyên gia này
đều khẳng định không thể xảy ra như vậy được, tức chưa thể đoán được nguyên
nhân mất tích chiếc MH370.
Nhưng chung cuộc, một trong những kịch
bản của hai chuyên gia “ đùa vui tâm linh” nầy đã xảy ra thật
Còn báo chí hải ngoại thế nào với kịch
bản Việt Nam?
Báo Tuổi Trẻ
Online ngày 13/03/2014, tức hai ngày sau nữa, trả
lời:
“Báo nước ngoài khen
ngợi Việt Nam trong tìm kiếm MH370”
13/03/2014 15:18 (GMT + 7)
TTO - “Người dân Malaysia rất vui mừng và cảm động trước sự giúp
đỡ nhiệt tình của Việt Nam trong việc tìm kiếm máy bay MH370” - nhiều phóng
viên Malaysia nói với Tuổi Trẻ.
Ngày 13-3, nhà báo và
nhà làm phim Malaysia Jules Rahman đang đưa tin về vụ máy bay mất tích ở Sepang
chia sẻ với PV Tuổi Trẻ: “Trong
khó khăn, chúng tôi rất hạnh phúc trước việc Việt Nam tham gia tìm kiếm cứu hộ
tích cực. Chúng tôi đánh giá cao hành động này vì trên chuyến bay mất tích
không có hành khách Việt Nam nào”.(Hết
trích)
Kiểm chứng: Đúng vậy, theo báo
Star của Malaysia, hành khách trên chuyến bay mất tích MH370 đến từ 14 quốc
tịch khác nhau tổng cộng 239 người. Trong
đó có 153 người Trung Quốc, 38 người Malaysia, 12 người Indonesia, 7 người
Australia, 3 người Pháp, 4 người Mỹ, 2 Ukraine, New Zealand, Canada; mỗi nước vùng lãnh thổ Nga, Đài Loan,
Italy, Hà Lan và Áo –
Không thấy có công dân
Việt Nam nào được nêu có mặt trong chuyến bay nói trên.
Đây là một hi sinh cưu hộ người lâm nạn bất kể quốc tịch. Quốc
gia có máy bay bị mất tích càng hạnh phúc khi được nhiều nước khác tham gia tận
tình như Việt Nam là phải. Nhưng…Xin ngừng một tí nói về vết thương cũ của ngư
dân Việt Nam.
Người dân trong nước
Việt Nam càng thấy cái “tâm” cao cả cứu hộ MH370 ở biển Đông thì đua nhau đi tìm cái
“tâm” mấy ông lãnh đạo Trung Ương Đảng, thấy
sao nó … thấp lè tè với chính dân Việt Nam mình vậy?
Trong những năm
qua đã có nhiều vụ ngư dân Việt Nam bị tấn công khi đang hoạt động đánh bắt
trên biển, chủ yếu ở vùng biển Hoàng Sa, cũng vùng biển Đông.
Bỏ qua những năm trước, chỉ tính năm 2013 vừa qua thôi. Đảo Phú Lâm là nơi Trung
Quốc đặt trụ sở hành chính của thành phố Tam Sa. Sơ sơ đã có máu đỗ:
Đảo Phú Lâm hiện đang là
nơi Trung Quốc đặt trụ sở hành chính của thành phố Tam Sa và trụ sở Bộ chỉ huy
lực lượng quân đồn trú của nước này tại quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng
tuyên bố chủ quyền.
Đây là “Chủ quyền” trông
“tâm” của Trung ương Đảng:
Ngày 9/7, hai tàu cá của
ngư dân huyện đảo Lý Sơn đã bị tàu hải giám Trung Quốc tấn công và thu giữ tài
sản khi đang đánh bắt gần khu vực đảo Phú Lâm.
Trước đó, vào đầu tháng
Sáu, một tàu cá của ngư dân tỉnh Thanh Hóa cũng bị một 'tàu lạ' khác đâm chìm,
khiến một người thiệt mạng.
Vào cuối tháng Năm, một
tàu cá khác của ngư dân Quảng Ngãi bị một tàu hải giám của Trung Quốc mang số
hiệu 246 đâm vỡ.
Hồi cuối tháng Ba, cũng
một tàu của Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đuổi và nổ súng bắn cháy cabin gần đảo
Hoàng Sa.
Năm 2012,
21 ngư dân từ huyện đảo Lý Sơn cũng đã cáo buộc bị Trung Quốc bắt giữ và
đánh đập khi đang đánh bắt trong khu vực quần đảo Hoàng Sa. v.v (Hết)
Các tin nầy cũng đươc báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên v.v. loan tin
nhưng rồi..êm rơ, chẳng được một móng Tướng, Tá nào quyết tâm “Cứu hộ” cả!
Nhân đây cũng nên ghi thành sử liệu vì chưa bao giờ các
chiến tướng của Quân Đội nhân dân Việt Nam xung phong làm một lực lượng “cứu
hộ” hùng hậu như vầy: Ngoài Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải người chủ trì cuộc
họp tại Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn VN về các phương án tìm kiếm, cứu nạn
máy bay mất tích và ông Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phạm Quý Tiêu.
Còn có: Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ,
Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên
Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Trung tướng Võ
Quốc Tuấn – phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thiếu tướng Đỗ
Minh Tuấn, Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Thiếu tướng Lê Minh
Thành, Phó tư lệnh Hải quân, Đại tá Trần Văn Lâm - Sư đoàn Phó Sư đoàn 370, Chuẩn
đô đốc Ngô Văn Phát, Chính ủy hải quân vùng 5, Đại tá Lê Văn Minh, chỉ huy
trưởng cảnh sát biển vùng 4/ Thượng tá Nguyễn Hữu Nhịp, hải đoàn phó, tham mưu trưởng
hải đoàn 28 biên phòng, Trung tá Phạm Hồng Soi, Trưởng ban tuyên huấn Vùng 5
Hải quân, Đại tá Doãn Bảo Quyết, Chính ủy Cảnh sát biển vùng 4, Thượng tá
Nguyễn Trí Thức Phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 918 ….(Xin lỗi , vì phần “kiểm chứng” nên đã lạc đề quá xa)
Xin mời đọc
tiếp tờ Tuổi Trẻ ngày 13/3 về “Báo
nước ngoài ngợi khen Việt Nam”, sau nhà làm phim Malaysia khen, tới báo
Úc cũng khen:
Báo news.com.au của Úc viết: "Việt Nam đã rất nhanh chóng đóng góp
các nguồn lực cho nỗ lực tìm kiếm và còn nhanh hơn trong việc công khai các
diễn biến mới nhất. Họ đã đưa tin về mọi thứ từ các dữ liệu rađa tới các vết
dầu loang và các vật thể nổi trên biển”. (Hết trích)
Chê vì
được khen: Những ai đưa tin “rất nhanh chóng” “mọi thứ từ các dữ liệu rađa tới các vết dầu loang và các vật thể
nổi trên biển” ra nước ngoài nầy cũng phải là con cháu cưng của bác Hồ nhưng
thuộc hàng “Trí ngủ” vì đã chửi cha các kịch bản vui đùa của hai “Trí thức” Nguyễn Hồng Lĩnh và Nguyễn
Nam Liên rồi! Bởi hai chuyên gia nầy nói “không có vết dầu loang và các vật thể nào nổi trên
biển” kia mà?
Báo
Malaysia chính thức nói với tờ Wahington Post ngày 12/3 rằng Việt Nam đã
quá vội vã khi tung ra những tin tức chưa được kiểm chứng làm cho dư luận bất lợi
cho cuộc điều tra.
Còn các nguồn tin Tây
phương thì sao?
Đọc lại Kịch bản đùa vui của hai chuyên gia Nguyễn Hồng Lĩnh và Nguyễn Nam Liên ngày 11/3 tuy
hai ông nghĩ là “không thể xảy ra”, nhưng đã xảy ra rất ly kỳ như bản Tổng hợp tin ngày 14
tháng 3:
---Một giả thiết đang
được đặt ra là MH370 đã đáp xuống một hòn đảo xa xôi nào đó trên Ấn Độ Dương,
CNN dẫn một nguồn tin cho biết. Giả thiết này dựa trên phân tích dữ liệu radar
do hãng tin Reuters cung cấp ngày 14/3.
Như tin đã đưa, Reuters dẫn nguồn tin thân cận với cuộc điều tra nói, có thể mộtai đó đã lái chiếc máy bay theo các điểm chỉ đường hàng không (navigationalwaypoint) một cách có chủ đích nhằm đưa chuyến bay về phía quần đảo Andaman Islands trên Ấn Độ Dương. Tuy dữ liệu radar không cho thấy máy bay trên quần đảo này, nhưng chỉ có một tuyến đường được biết tới dẫn máy bay tới nơi đó.
Ngoài ra, giả thiết về việc máy bay đã hạ cánh cũng được dựa trên tiết lộ trước đó của giới chức Mỹ, rằng hệ thống phát tín hiệu tự động của máy bay đã gửi tín hiệu “ping” lên vệ tinh trong 5 giờ đồng hồ sau khi mất liên lạc với kiểm soát không lưu. Điều này khiến các nhà điều tra tin rằng, máy bay đã bay vài giờ trước khi thực sự biến mất.
Như tin đã đưa, Reuters dẫn nguồn tin thân cận với cuộc điều tra nói, có thể mộtai đó đã lái chiếc máy bay theo các điểm chỉ đường hàng không (navigationalwaypoint) một cách có chủ đích nhằm đưa chuyến bay về phía quần đảo Andaman Islands trên Ấn Độ Dương. Tuy dữ liệu radar không cho thấy máy bay trên quần đảo này, nhưng chỉ có một tuyến đường được biết tới dẫn máy bay tới nơi đó.
Ngoài ra, giả thiết về việc máy bay đã hạ cánh cũng được dựa trên tiết lộ trước đó của giới chức Mỹ, rằng hệ thống phát tín hiệu tự động của máy bay đã gửi tín hiệu “ping” lên vệ tinh trong 5 giờ đồng hồ sau khi mất liên lạc với kiểm soát không lưu. Điều này khiến các nhà điều tra tin rằng, máy bay đã bay vài giờ trước khi thực sự biến mất.
Có thể, ai đó đã bắt cóc máy bay và hạ cánh chiếc Boeing 777
khổng lồ một cách an toàn. Cho dù, khả năng này là rất thấp, bởi một máy
bay lớn như vậy không thể hạ cánh mà không gây chú ý.
-- Theo đánh giá ban đầu, đường đi của MH370 theo như được chỉ
ra trên radar quân sự cho thấy, sau khi mất tín hiệu kiểm soát không lưu, chiếc
máy bay đã được điểu khiển chuyển hướng bởi ai đó được đào tạo kỹ lưỡng về hàng
không.
--Hãng thông tấn AFP dẫn lời một quan chức Hoa Kỳ nói các vệ tinh do thám của nước này không phát
hiện ra bất kỳ dấu hiệu nào của một vụ nổ trong khu vực (biển Đông) vào
ngày 8/3.
(Ghi thêm: Vậy là không hề có vật
thể nổi trên biển)
--Giới
chức Hoa Kỳ được hãng tin ABC dẫn lời nói hệ thống
liên lạc của MH370 đã ngưng hoạt động một cách "có hệ thống". Theo đó, các bộ phận liên
lạc của chiếc máy bay đã ngưng hoạt động ở các thời điểm khác nhau, biểu hiện
cho thấy chiếc máy bay đã không bị lỗi kỹ thuật nghiêm trọng.
Máy
phát dữ liệu ngưng hoạt động vào lúc 1:07 và máy phát tín hiệu, vốn có chức
năng phát đi tọa độ của máy bay, ngưng hoạt động vào lúc 01:21, nguồn tin này
cho biết.
Mặc dù Malaysia Airlines không đăng ký dịch
vụ để gửi dữ liệu cho các vệ tinh của Boeing, tuy nhiên Boeing cũng đã nhận
được những tín hiệu yêu cầu kết nối với vệ tinh được tự động phát đi từ chiếc
máy bay này, hãng thông tấn AP dẫn lời giới chức Hoa Kỳ cho biết.
Nếu điều này là đúng, chiếc Boeing 777 rất
có thể đã tiếp tục bay thêm được ít nhất 1.000 dặm nữa sau khi biến mất khỏi
radar.
Hoa Kỳ đã tuyên bố sẽ gửi Khu trục hạm USS
Kidd sang vùng biển phía Tây Malaysia theo yêu cầu của Kuala Lumpur
Người phát ngôn Hạm đội 7 của Hoa Kỳ, Đại
tá William Marks, nói với CNN rằng việc chuyển vùng tìm kiếm
sang Ấn Độ Dương giống như chuyển từ một "bàn cờ sang sân bóng".
"Giờ đây chúng tôi sẽ phải cần những
cách thức, chiến lược mới," ông nói.
Ấn Độ Dương có diện tích đến 73.556.000
km², lớn gấp nhiều lần so với Vịnh Thái Lan - vốn chỉ có diện tích
khoảng 320,000 km2
Nơi sâu nhất của Ấn Độ Dương là 8.000m,
trong khi nơi sâu nhất của Vịnh Thái Lan là 80m, riêng khu vực được khoanh vùng
tìm kiếm những ngày qua chỉ có độ sâu
từ 40-60m. (Hết)
Như vậy các hãng tin quốc tế trên đây với phương tiện, kỹ
thuật hiện đại đều đưa tin khiến các chuyên gia hàng không, hàng hải đều nhận
định rằng MH 370 đã chuyển hướng mà việc tìm kiếm máy bay mất tích ở Ấn Độ
Dương là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn đến mức gần như bất khả thi.
Chính Đại tá William Marks của Hạm đội 7 Hoa
Kỳ cũng nói rằng
việc chuyển vùng tìm kiếm sang Ấn Độ Dương giống như chuyển từ một bàn cờ nhỏ sang
sân đá banh rộng lớn mênh
mong. Nên dù Hoa
Kỳ đã tuyên bố ngày 14 tháng 3 sẽ
gửi Khu trục hạm USS Kidd sang Ấn Độ Dương, nhưng
tin mới nhất ngày 19 tháng 3 chúng tôi nghe được từ tòa Bạch Ốc ở Hoa Thịnh Đốn
là Mỹ sẽ gởi máy
bay giám sát tới một khu vực trên Ấn Độ Dương, vừa
nhanh hơn và vừa đở nguy hiểm hơn.
Chúng tôi nhấn mạnh đến diện
tích và độ sâu của Ấn Độ Dương so với Vịnh Thái Lan của Đại tá William
Marks, phát ngôn viên của hạm đội 7 Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương để quí vị thấy rõ cái
“tâm” đạo đức cứu hộ của nhiều ông Tướng Quân Đội nhân dân Việt Nam sau đây để
“am hiểu” cụm chữ khó hiểu của hai chuyên gia phi công Boeing 777 Nguyễn Hồng Lĩnh và Nguyễn Nam Liên.
“Trò đùa vui” cứu hộ kiếm không tặc
Có lẽ tin tưởng Chủ tịch Hồ
Chí Minh hồi còn sinh tiền nói “Thắng Mỹ rồi ta xây dựng nhiều lần hơn”, nên
các ông Tướng Quân Đội nhân dân VN cũng tin phương tiện dò tìm của mình được “xây dựng” kịp thời đại lắm nên tuyên bố
sẽ tiếp tục gởi đoàn cứu hộ sang… Ấn Độ Dương nếu Malaysia yêu cầu!
Người hiên ngang ấy là ông Đoàn Hữu Gia, Phó tổng giám đốc Tổng công ty
Quản lý Bay Việt Nam,
Theo báo Người Lao Động ngày 14/3:
Chỉ còn khoảng 30
phóng viên tham gia họp báo chiều 14/3 tại sở chỉ huy đặt tại Phú Quốc, trái
ngược với cảnh chen lấn (trên 100 người) như những ngày đầu, người chủ trì buổi
họp báo, ông Đoàn Hữu Gia, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý Bay Việt Nam,
cũng thông báo sẽ ngừng tổ chức họp báo từ ngày 15/3. Phóng viên muốn nắm thông
tin có thể gọi qua đường dây nóng của sở chỉ huy.
Hiện Mỹ đã đưa tàu ra khu vực Ấn Độ Dương tìm kiếm máy bay
MH370, ông Gia cho rằng khu vực này thuộc vùng biển và FIR các nước khác. Nếu
nước bạn có yêu cầu và Chính phủ Việt Nam đồng ý hỗ trợ thì sẽ cho lực lượng
ra khu vực Ấn Độ Dương tham gia tìm kiếm.
Khi phóng viên đặt câu hỏi: “Sau gần một tuần Việt Nam tham gia tìm kiếm máy
bay mất tích nhưng không có kết quả gì, các ông có mệt mỏi hay chán nản
không?”, ông Gia nói: “Đây không chỉ là nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn mà còn có ý
nghĩa nhân đạo phải thực hiện. Phía Malaysia vừa cảm ơn Việt Nam vì tích cực
tìm kiếm máy bay mất tích trong vùng FIR Tp.HCM và nhờ Việt Nam tiếp tục tìm
kiếm trong khu vực này”.
Quang cảnh cuộc họp báo chiều 14/3 tại Phú Quốc. Nhiều phóng viên đã rời khỏi hòn đảo này sau nhiều ngày bám trụ - Ảnh: Người Lao Động. |
Trung tâm cứu hộ đặt tại đảo Phú Quốc (nằm trong Vịnh Thái Lan) Xin
coi lại diện tích và độ sâu của Vịnh
Thái Lan và Ấn Độ Dương để hình dung rõ những chuyện sẽ tiếp theo đây.
Trong khi phương tiện cứu
hộ thì thật là… “trò đùa vui” mà đài BBC Luân Đôn cũng “vui đùa” nhưng thay vì
nói nguồn lực “cổ lỗ sỉ” thì cô phóng viên Alice Budisatrijo lịch sự nói là nguồn lực Việt Nam còn ..“hạn chế”. Xin nghe:
Phóng viên BBC Alice Budisatrijo ngày 11
tháng ba 2014 vừa trở về Phú Quốc sau chuyến đi trên chiếc trực thăng của
Việt Nam, ngay trước lúc có tin từ quân đội Malaysia nói thời điểm phát
hiện ra tín hiệu cuối cùng của máy bay là ở eo biển Malacca.
Phóng viên Budisatrijo tỏ ra ngạc nhiên khi
thấy cán bộ đội tìm kiếm chỉ nhìn bằng mắt thường từ máy bay.
"Khu vực tìm kiếm thì khổng lồ trong
khi điều kiện và nguồn lực của đội tìm kiếm cứu nạn Việt Nam lại hạn chế."
"Chẳng hạn như chiếc trực thăng này
chỉ có thể bay được từ 2-3 giờ đồng hồ mỗi chuyến, và chỉ bay hai chuyến một
ngày," cô nói.
Phóng viên ngoại quốc nói nhẹ nhàng như thế. Nhưng phóng
viên Việt Nam nói huỵch toẹt hơn, nghe dễ “đùa vui” hơn.
Điển hình khi đài BBC tường trình trực tiếp việc tìa máy
bay mất tích, có đoạn Phóng viên Nga Phạm nói về Việt Nam rằng, mặc dù đất
nước này có sự nỗ lực lớn lao nhưng phương tiện kỹ thuật của họ quá
tệ. Việt Nam sử dụng những chiếc phi cơ già cỗi từ thời Liên Xô để lại và không
được trang bị những phương tiện tối tân để điều tra trên chặng đường dài.
Báo Soha.vn hỏi ý
kiến của ông Trung tướng Võ Văn Tuấn,
Phó tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, kiêm Phó chủ tịch Ủy ban Quốc gia tìm
kiếm cứu nạn về nhận định của BBC thì được trả lời: "Việc họ đánh giá thế nào
là quyền của họ. Thậm chí, dù chúng ta chỉ
có một cái thuyền cứu hộ thôi thì chúng ta cũng vẫn quyết tâm tìm kiếm,
cứu hộ.
Vấn đề ở đây là trách nhiệm của chúng ta thế nào. Họ có thể
giàu có, đó là việc của họ nhưng chúng ta bằng
cái tâm của mình thì chúng ta vẫn quyết tâm tìm kiếm, cứu hộ. Và thực tế,
chúng ta đang thực hiện rất tốt việc đó.” (Hết)
Thật là “cái tâm” không biết
là mình “thiếu tầm” xa như đường thiên lý vì Phóng
viên BBC thấy tận mắt phương tiện kỹ thuật của
con cháu thần Mác-Lê bách chiến bách thắng đi cứu hộ nhìn
bằng mắt thường từ máy bay!
Còn những người thạo máy chụp ảnh cứ đưa lên
net. chuyện “Đùa vui” rằng: chụp hình bằng một chiếc máy ảnh Nikon S300 bình thường
ai cũng có như chiếc I-pad vậy. Chiếc máy ảnh được báo chí cố tình ghi nhận
trên người các cán bộ ngồi trên chuyên cơ đã làm công dân mạng khắp nơi, nhất
là Trung Quốc dè bỉu. Những chiếc máy ảnh ấy không thể chụp xa quá 800 mét thì
đem theo làm gì trong một hành trình dài hàng trăm cây số với chiều cao lớn gấp
chục lần khả năng của một chiếc máy ảnh không chuyên?
Ngày 15/3: Chủ biên mục Giao thông của báo The Independent của Anh, ông Simon Calder nói với truyền hình của
BBC ông ngạc nhiên vì sao giới chức điều tra của Malaysia đã không tìm kiếm
thông tin từ nhà riêng, nơi sinh sống của các phi công hoặc phi hành đoàn.
“Việc này lẽ ra đã phải làm từ cách đây một tuần”, ông Calder
nói và tin rằng nếu được tiến hành sớm, có thể các nhà điều tra đã giúp tiết
kiệm được nhiều thời gian, tiền của và nỗ lực tìm kiếm.
Ngày 15/3: TTXVN (Thông Tấn Xã Việt Nam) dẫn lời Trung tướng Võ Văn Tuấn,
Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, chiều 15/3:
Việt Nam chính thức ngừng tìm kiếm máy bay Malaysia MH 370 mất tích hôm 8/3 tại Việt Nam, sau khi Thủ tướng Malaysia tuyên bố ngừng tìm kiếm chiếc máy bay mất tích bí ẩn này ở biển Đông, “Khi chúng ta dừng công tác tìm kiếm thì lực lượng tìm kiếm của các nước bạn cũng phải rút ra, không tiếp tục tìm kiếm trên lãnh thổ Việt Nam”, Trung tướng Võ Văn Tuấn khẳng định.
Việt Nam chính thức ngừng tìm kiếm máy bay Malaysia MH 370 mất tích hôm 8/3 tại Việt Nam, sau khi Thủ tướng Malaysia tuyên bố ngừng tìm kiếm chiếc máy bay mất tích bí ẩn này ở biển Đông, “Khi chúng ta dừng công tác tìm kiếm thì lực lượng tìm kiếm của các nước bạn cũng phải rút ra, không tiếp tục tìm kiếm trên lãnh thổ Việt Nam”, Trung tướng Võ Văn Tuấn khẳng định.
Theo Trung tướng Võ Văn Tuấn, trong suốt 8 ngày tìm kiếm máy bay
MH 370 của hãng hàng không Malaysia mất tích, Việt Nam đã huy động 11 máy bay,
7 tàu tham gia tìm kiếm. (Hết)
Tướng Võ Văn Tuấn nói Việt Nam có 11 máy bay, trong bản
tổng kết của quốc tế có tổng số 31 máy bay tham gia tìm kiếm, trong đó, Việt
Nam chỉ 9 chiếc.
Ông Simon Calder của báo The Independent nhắc đến nếu Malaysia
phổ biến chuyện không tặc đã chuyển hướng từ cách đây một tuần thì “tiết kiệm được nhiều thời gian, tiền của và nỗ lực tìm
kiếm”, khiến cái danh sách cứu hộ gồm
đầy những tướng tá của QĐNDVN giải thích được tại sao tổn phí cứu hộ với dụng
cụ kỹ thuật già hơn nữa thế kỹ (Thời Liên Xô) mà phải tốn 20 tỷ tức một triệu Mỹ kim một ngày cho ai? Chắc mấy ông Tướng không nhiều thì ít cũng được
chia phần?
Chuyện tham nhũng là muôn đời, thôi bỏ qua. Bây giờ nói
chuyện bảo vệ đất nước chống ngoại xâm. Trung tướng Võ Văn Tuấn khẳng định: “lực lượng tìm kiếm của các nước bạn cũng
phải rút ra, không tiếp tục tìm kiếm trên lãnh thổ Việt Nam”, nghe rất “oai”.
Nhưng các nước khác thì rút, trừ một nước, vì dân của họ đã nằm đầy trên đất liền Việt Nam rồi, y như Tổng Thống Nga
Putin cho quân không đeo phù hiệu làm dân quân địa phương nằm đầy trên bán đảo
Crimea của Ukraine rồi để chờ dân đòi sáp nhập Crimea vào Nga là đúng …ý dân
Crimea rồi!
Trung Cộng cũng vậy, đã có mặt trên cạn, nay dưới biển đang
có mặt vì “nhân đạo” thì dại gì rút ra? Đã vậy, thêm lời tuyên bố của một ông
lớn khác trong danh sách mới lộ… “cái Tâm” dù chỉ có một cái thuyền cứu hộ thôi thì chúng ta
cũng vẫn quyết tâm tìm kiếm, cứu hộ của Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham
mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Đó là Thứ trưởng Bộ
Giao Thông Vận Tải, ông Phạm Quý Tiêu.
Ông Phạm Quý Tiêu Thứ trưởng Bộ GTVT nói với báo chí:
"Cho đến bây giờ, mọi đánh giá tiên liệu đều cho thấy chúng ta rất ít có
hi vọng tốt đẹp dù đó là một chút mảy may. Chúng tôi quyết tâm nỗ lực mọi khả
năng tìm kiếm được “để giải đáp câu hỏi
cho thân nhân người bị nạn”.
Trọn lực lượng QĐND quyết chí, quyết tâm cứu hộ dù không hề có
một người Việt Nam nào trên MH 370 với tổn phí một triệu Mỹ kim một ngày, trong
khi tài sản sinh mạng của giới thuyền chài Việt Nam, ngay bờ biển Việt Nam cứ
bị tàu lạ uy hiếp dài dài chẳng ai thèm cứu hộ, nay còn có ông Phạm Quý Tiêu Thứ trưởng Bộ GTVT lo trả lời “câu hỏi cho thân nhân người bị nạn”, tức là không phải cái tâm “đạo
đức” với người lâm nạn mà lại đi lo việc cho một chính phủ khác là chính phủ
Malaysia, quốc gia có chiếc MH 370 bị bắc cóc.
Đây quả thật là “Trò đùa vui” đầy viễn tưởng!
Không tặc hiện nay là nghi can Zaharie Ahmad Shah năm nay 53
tuổi, gia nhập Malaysia Airlines năm 1981 và trở thành cơ trưởng vào đầu những
năm 1990. Ông đã có kinh nghiệm 18.365 giờ bay và được coi là một người yêu
nghề. Đáng chú ý, ông đã dựng hệ thống
bay giả lập và mô hình mô phỏng Boeing 777 tại nhà riêng ở Kuala Lumpur
(Malaysia).
Như vậy hai chuyên gia
Hồng Lĩnh và Nam Liên nói “khi phi công bị không tặc tấn công, buộc phi công
đổi hướng bay và tắt mọi kênh thông tin với mặt đất trong hơn một tiếng đồng hồ
và mặt đất không kiểm soát được. Trường hợp này không tặc phải am hiểu quy
trình máy bay rất rõ mới làm được điều này.”
Nhưng nay nếu điều tra
đúng nghi can Zaharie Ahmad Shah chính là không tặc thì đúng là “không tặc phải am hiểu quy trình máy
bay” thì không còn gì khó hiểu nữa, bởi chính không tặc Zaharie Ahmad Shah lập và mô hình mô phỏng Boeing 777 nên mới
am hiểu quy trình máy bay để …. không tặc mình!
Còn nhìn vào danh sách cán bộ cao cấp cứu hộ và nghe lời
tuyên bố đầy “viễn tưởng tâm-linh” của họ trên
mạng net., khiến người ta đàm tiếu rằng
nhân danh cứu hộ nhân đạo để thi hành một quyết tâm chính trị cao nhằm thỏa
mãn cho một thế lực nào đó phía sau.
Không cần phải suy đoán thế lực nào ở phía sau đoàn cứu hộ,
không cần thắc mắc với Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân
đội Nhân dân Việt Nam xem ông có đuổi lực lượng tìm kiếm MH 370 của nước bạn một
thời “Môi hở răng lạnh” được không,
hãy nghe tin đài BBC ngày 13 tháng 3, 2014 để có câu trả lời chính xác.
Tinh thần “Hợp tác toàn diện”
Khi người đồng chí phương
Bắc giữ đúng tinh thần “Hợp tác toàn diện” của 16 chữ vàng, rằng hình họ chụp từ
ngày 9/3 cũng thấy các vết dầu loang và các vật thể nổi trên biển Đông để nhào vào ào ào lo cứu hộ thì
sao đây? Trong
khi nguồn tin Mỹ trên kia bảo là không hề có vào ngày đó)
Ly
kỳ là mãi cho tới ngày 12/3 các đồng chí con cháu bác Mao mới chịu tung tin “bí
mật” nầy ra!
Đây, tin BBC ngày 13
tháng ba 2014 cho biết anh cả Trung Cộng vừa
công bố ngày 12/3 hình chụp ba vật thể được nghi là mảnh vỡ
từ chuyến bay MH370. Ba tấm hình này cho thấy các vật thể lớn,
trôi nổi trên Biển Đông. Tân Hoa Xã nói vật thể lớn nhất có kích cỡ 24x22 mét.
Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Trung
Quốc, ông Lý Gia Tường, cho hay "vệ tinh của Trung Quốc nhìn thấy khói
và những vật thể nổi trên biển."
Tuy nhiên ông cũng cho biết "hiện nay
chúng tôi không thể xác nhận rằng những vật thể này liên quan đến chiếc máy bay
bị mất tích.
Cục Quản lý Khoa học Trung Quốc cũng cho
biết các vật thể trôi nổi này nằm trên vùng biển phía Đông của Malaysia, và
ngoài khơi điểm cực nam của Việt Nam.
Mặc dù được chụp vào ngày 9/3, một ngày
sau khi chiếc máy bay mất tích, nhưng cho đến ngày 12/3, những tấm hình này mới
được công bố.
Sự “tận tâm” hiếm có
của Thủ tướng Lý Khắc Cường
Lý Khắc Cường
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vừa tuyên bố sẽ tiếp tục tìm kiếm chiếc máy bay bị mất tích của
Malaysia Airlines "dù chỉ còn một tia hy vọng."
Thông điệp trên được ông Lý đưa ra sau khi Việt
Nam và Malaysia thông báo hai nước này không tìm
thấy các vật thể được vệ tinh của Trung Quốc chụp lại hôm 9/3.
"Chúng tôi sẽ không bỏ qua bất cứ manh
mối nào được tìm thấy," ông nói.
"Đây là một chiến dịch tìm kiếm quốc
tế, với sự tham gia của nhiều nước."
"Chính phủ Trung Quốc kêu gọi các bên
liên quan tăng cường phối hợp, điều tra ra nguyên nhân, định vị chiếc máy bay
bị mất
tích càng sớm càng tốt."
Trước đó Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã
phàn nàn rằng thông tin hiện nay về đường bay của chiếc Boeing 777 là "quá
nhiễu loạn".
Kết:
Hai chuyên gia Boeing
777 Việt Nam lo tìm không tặc am hiểu quy trình và đoán là nếu máy bay bị bắt
cóc, lọt vào hệ quy chiếu khác là “hơi
viễn tưởng và tâm linh. Đó là trò đùa vui nhưng xin dành cho các nhà khoa học
viễn tưởng.”
Nhưng nay không phải là nhà khoa
học viễn tưởng đâu mà là các khoa học gia
Kỹ thuật, quân sự, không
quân, hải quân Việt Cộng và Trung Cộng thật sự vì cả hai đều cùng nguồn gốc là không tặc am hiểu quy trình… Marx-Lenin, nên:
Mao-Trạch-Đông
Tới Biển Đông
Sẽ nằm ì
Không rút đâu!
Ngày 22/3/2014, MH 370
càng bí ẩn
Nguyễn Việt Nữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét