Kênh
Giới Trẻ - Một số người Việt ở nước ngoài có hành động xấu như trộm cắp, lấy thức
ăn quá nhiều rồi bỏ… khiến hình ảnh Việt Nam đang dần trở nên xấu xí. Một số nước
thậm chí đã trưng biển cảnh báo bằng tiếng Việt về tình trạng này.
Mới
đây, tờ Sankei Shimbun của Nhật đã đưa tin, một thành viên phi hành đoàn của Tổng
công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm,
quần áo ăn cắp và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật. Tình trạng
người Việt Nam ăn cắp đồ tại Nhật cũng có xu hướng gia tăng. Những câu chuyện về người Việt ăn cắp, như giám đốc một công ty tên tuổi ở TP.HCM, vẫn lấy trộm ô dù trong siêu thị tại Nhật, lan truyền nhanh trên mạng xã hội khiến nhiều người cũng cảm thấy xấu hổ.
Biển cảnh báo tại một siêu thị ở Nhật Bản. |
Nhiều
siêu thị ở Nhật vì thế đã ghi biển “nhắc nhở”, cảnh báo bằng tiếng Việt. Hồi
tháng 6/2013, bức ảnh chụp biển cảnh báo hành vi ăn cắp vặt, cụ thể: “Ăn cắp vặt
là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp
vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội
phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”, đã được đưa lên mạng.
Không chỉ ở Nhật Bản, mà các nước và vùng lãnh thổ khác như Thái Lan, Đài Loan cũng đều có biển cảnh báo về thói trộm cắp vặt của người Việt.
Không chỉ ở Nhật Bản, mà các nước và vùng lãnh thổ khác như Thái Lan, Đài Loan cũng đều có biển cảnh báo về thói trộm cắp vặt của người Việt.
Cảnh báo ăn cắp của người Việt ở Đài Loan |
Ngoài
ra, một thói quen xấu khác của người Việt Nam trước đây đã từng được cảnh báo
qua một bức ảnh chụp tại một nhà hàng buffet (ăn uống tự chọn) ở Thái Lan.
Bức ảnh
này ghi lại hình ảnh một tấm biển có dòng chữ Việt chưa chuẩn cú pháp, nội dung
như sau: “Xin vui lòng ăn bấy nhiêu lấy bấy nhiêu, nếu ăn không hết sẽ phạt từ
200 bath đến 500 bath. Xin cám ơn”.
Biển
tiếng Việt cảnh báo việc lấy thức ăn thừa ở một nhà hàng buffet Thái Lan
Nhiều
thành viên cho rằng đây không phải là một chuyện hiếm gặp tại các nhà hàng Thái
Lan.
Cảnh
báo của người Việt ở khắp nơi
Bức ảnh
tại một nhà hàng ở Singapore là minh chứng
đáng
buồn cho thói quen ăn uống thiếu văn minh của người Việt.
Cư dân
mạng cũng lan truyền, bàn tán bức hình chụp tấm biển cấm vứt rác bừa bãi bằng
tiếng Việt tại Hàn Quốc. Nội dung ghi trên tấm biển: ‘Khu vực này cấm vứt bỏ
rác thải sinh hoạt, nếu như không đúng luật sẽ bị phạt 1 triệu won (khoảng 19
triệu đồng)’.
Bên dưới
tấm biển ghi danh tính người đứng đầu
quận
Chilgok (tỉnh Gyeongsang, Hàn Quốc) cùng số điện thoại liên lạc.
Những
lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt như trên, tại nhiều quốc gia đã khiến
không ít người cảm thấy buồn và xấu hổ khi hình ảnh, đất nước mình đang trở nên
xấu xí trong mắt người nước ngoài.
TIẾP VIÊN VIETNAM AIRLINES BỊ BẮT TẠI NHẬT
TIẾP VIÊN VIETNAM AIRLINES BỊ BẮT TẠI NHẬT
TTO - Ngày 26-3, truyền thông Nhật Bản dẫn lời cảnh sát nước
này nói cảnh sát đã bắt giữ một nữ tiếp viên hàng không 25 tuổi của Vietnam
Airlines với nghi ngờ cô xách lậu hàng ăn cắp về Việt Nam.
Hãng
tin Kyodo cho biết văn phòng của Vietnam Airlines ở Tokyo cũng bị lục soát.
Sở cảnh sát Tokyo nói họ nghi ngờ khoảng 20 nhân viên của Vietnam Airlines liên quan đến vụ xách hàng lậu và đã yêu cầu năm trong số các nhân viên trên đến sở trình diện. Năm người (bao gồm một cơ phó và bốn tiếp viên) hiện đang không có mặt ở Nhật.
Cảnh sát cho biết tiếp viên bị bắt (tên Nguyen Bich Ngoc) đã bác bỏ mọi cáo buộc, nói rằng cô không biết những món hàng quần áo là đồ ăn cắp. Vào tháng 9 năm ngoái, tiếp viên này từng bị nghi ngờ vận chuyển 21 món hàng quần áo ăn cắp trị giá 125.000 yen trên chiếc xe buýt chở phi hành đoàn từ một khách sạn ở Osaka đến sân bay quốc tế Kansai. Nữ tiếp viên bị cáo buộc xách hàng lậu theo yêu cầu của một phụ nữ người Việt (30 tuổi) ở Nhật, đã bị truy tố vì mua hàng ăn cắp.
Kyodo cho biết tiếp viên Nguyen Bich Ngoc bị cáo buộc xách lô hàng lậu trị giá tổng cộng 3 triệu yen lên máy bay và nhận tiền công vận chuyển từ tháng 6 năm ngoái.
Vietnam Airlines tìm hiểu và hợp tác điều tra.
Trong thông cáo báo chí phát ra ngay trong tối 26-3, đại diện Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) cho biết ngay trong sáng 26-3, đại diện VNA đã có buổi làm việc với cơ quan cảnh sát Tokyo tại trụ sở văn phòng VNA để cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết hỗ trợ việc điều tra.
Ngay buổi chiều hôm nay 26-3, một Phó tổng giám đốc VNA cũng đã có buổi làm việc với A85 Bộ Công An Việt Nam để tiếp tục phối hợp trong công tác điều tra.
Theo ông Lê Trường Giang, người phát ngôn VNA, sau khi nhận được thông báo về việc nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc (sinh năm 1988) bị tạm giữ để phục vụ điều tra, Chi nhánh VNA tại Nhật Bản đã ngay lập tức liên hệ để nắm bắt thông tin và bày tỏ thái độ hợp tác làm sáng tỏ vụ việc nhưng cũng không nhận được bất kỳ thông tin chính thức nào từ phía cơ quan điều tra.
Cũng theo ông Giang, từ ngày 27-2, ngay sau khi cơ quan báo chí Nhật đăng tin về việc một thành viên phi hành đoàn của Vietnam Airlines bị tình nghi mang hàng xách tay có nguồn gốc trộm cắp tại Nhật Bản, lãnh đạo hãng đã chỉ đạo Chi nhánh Vietnam Airlines tại Nhật Bản chủ động liên hệ với cơ quan cảnh sát Tokyo (cơ quan chức năng thụ lý vụ việc) để làm rõ các thông tin trên. VNA cũng đã liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật và Bộ Công An để phối hợp điều tra theo quy định nhưng chưa được chính thức cung cấp đầy đủ như báo chí đã nêu.
Quan điểm chỉ đạo của VNA là cương quyết làm rõ và xử lý nghiêm đối với bất kỳ cá nhân nào là tiếp viên hay cán bộ công nhân viên trong VNA lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ để mang hành lý sai quy định. Đồng thời, VNA cũng đã kiểm tra và chấn chỉnh lại quy định, tiêu chuẩn liên quan để ngăn chặn việc mang hàng hóa sai quy định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
VNA khẳng định sẽ khẩn trương tích cực hợp tác với các cơ quan điều tra, không bao che, tránh né, kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật và cung cấp thông tin chính xác, kịp thời dựa trên các nguồn tin xác thực.
VIỆT PHƯƠNG - LÊ NAM
Sở cảnh sát Tokyo nói họ nghi ngờ khoảng 20 nhân viên của Vietnam Airlines liên quan đến vụ xách hàng lậu và đã yêu cầu năm trong số các nhân viên trên đến sở trình diện. Năm người (bao gồm một cơ phó và bốn tiếp viên) hiện đang không có mặt ở Nhật.
Cảnh sát cho biết tiếp viên bị bắt (tên Nguyen Bich Ngoc) đã bác bỏ mọi cáo buộc, nói rằng cô không biết những món hàng quần áo là đồ ăn cắp. Vào tháng 9 năm ngoái, tiếp viên này từng bị nghi ngờ vận chuyển 21 món hàng quần áo ăn cắp trị giá 125.000 yen trên chiếc xe buýt chở phi hành đoàn từ một khách sạn ở Osaka đến sân bay quốc tế Kansai. Nữ tiếp viên bị cáo buộc xách hàng lậu theo yêu cầu của một phụ nữ người Việt (30 tuổi) ở Nhật, đã bị truy tố vì mua hàng ăn cắp.
Kyodo cho biết tiếp viên Nguyen Bich Ngoc bị cáo buộc xách lô hàng lậu trị giá tổng cộng 3 triệu yen lên máy bay và nhận tiền công vận chuyển từ tháng 6 năm ngoái.
Vietnam Airlines tìm hiểu và hợp tác điều tra.
Trong thông cáo báo chí phát ra ngay trong tối 26-3, đại diện Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) cho biết ngay trong sáng 26-3, đại diện VNA đã có buổi làm việc với cơ quan cảnh sát Tokyo tại trụ sở văn phòng VNA để cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết hỗ trợ việc điều tra.
Ngay buổi chiều hôm nay 26-3, một Phó tổng giám đốc VNA cũng đã có buổi làm việc với A85 Bộ Công An Việt Nam để tiếp tục phối hợp trong công tác điều tra.
Theo ông Lê Trường Giang, người phát ngôn VNA, sau khi nhận được thông báo về việc nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc (sinh năm 1988) bị tạm giữ để phục vụ điều tra, Chi nhánh VNA tại Nhật Bản đã ngay lập tức liên hệ để nắm bắt thông tin và bày tỏ thái độ hợp tác làm sáng tỏ vụ việc nhưng cũng không nhận được bất kỳ thông tin chính thức nào từ phía cơ quan điều tra.
Cũng theo ông Giang, từ ngày 27-2, ngay sau khi cơ quan báo chí Nhật đăng tin về việc một thành viên phi hành đoàn của Vietnam Airlines bị tình nghi mang hàng xách tay có nguồn gốc trộm cắp tại Nhật Bản, lãnh đạo hãng đã chỉ đạo Chi nhánh Vietnam Airlines tại Nhật Bản chủ động liên hệ với cơ quan cảnh sát Tokyo (cơ quan chức năng thụ lý vụ việc) để làm rõ các thông tin trên. VNA cũng đã liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật và Bộ Công An để phối hợp điều tra theo quy định nhưng chưa được chính thức cung cấp đầy đủ như báo chí đã nêu.
Quan điểm chỉ đạo của VNA là cương quyết làm rõ và xử lý nghiêm đối với bất kỳ cá nhân nào là tiếp viên hay cán bộ công nhân viên trong VNA lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ để mang hành lý sai quy định. Đồng thời, VNA cũng đã kiểm tra và chấn chỉnh lại quy định, tiêu chuẩn liên quan để ngăn chặn việc mang hàng hóa sai quy định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
VNA khẳng định sẽ khẩn trương tích cực hợp tác với các cơ quan điều tra, không bao che, tránh né, kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật và cung cấp thông tin chính xác, kịp thời dựa trên các nguồn tin xác thực.
VIỆT PHƯƠNG - LÊ NAM
"Miếng ăn là miếng tồi tàn " ,tham ăn một miếng nhơ danh cả đời .
Trả lờiXóaSá gì vài miếng ăn ngon ,ăn nhiều bội thực mang danh ăn phàm .