Mường
Giang
Về huyền thoại xuất dương cứu nước, cận sử VN trong thế kỷ XX có nhắc tới bốn
nhân vật : Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Tất Thành và Ngô Đình Diệm.
Ngày nay qua sử liệu chúng ta đã biết rõ chân thực chính ai mới là người thực
sự ra nước ngoài cứu nước. Trong bốn người, cả Phan Chu Trinh và Ngô Đình Diệm
mất thình lình nên chưa biện bạch hành động cùng chuyến đi của mình. Phan Bội
Châu trong tự phán đã viết lời thành thật xin lỗi quốc dân, sự thất bại trên
con đường cứu nước. Duy nhất chỉ có Hồ Chí Minh thì tự viết sách huyền thoại
hoá với mình, để bóp méo sự thật: Ra đi đề tìm phương tiện hợp tác với giặc
Pháp, để mưu sinh và giải quyết kinh tế gia đình mà thôi.
* HUYỀN THOẠI PHAN BỘI CHÂU, XUẤT DƯƠNG CỨU NƯỚC:
Là một nhà nho tiêu biểu cho giới sĩ phu yêu nước, Phan Bội Châu đã ném danh
lợi phù phiếm vào trời đất mông mênh, để chọn cho mình một cuộc sống phi
thường, dấn thân đấu tranh cho dân, cho nước, theo đúng truyền thống ngàn đời
của thanh niên kẽ sĩ thời đại:
'Nhân sinh tự cổ thùy vô tử?
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.
Những sử gia chân chính xưa nay khi luận anh hùng, thường không chú trọng đến
sự thành công vật chất, mà chỉ quan tâm đến các giá trị tinh thần. Bởi vậy
trong dòng sông lịch sử Hồng Lạc, từ buổi bình minh dựng nước thời tổ Hùng
Vương cho tới hôm nay, ta thấy ngoài những minh quân, hiền tướng như Lý thánh
tông, Trần nhân Tông, Lê thánh Tông, Lý thường Kiệt, TrầnHưng Đạo, Lê Lợi,
Quang Trung đã tạo nên những chiến công hiển hách, lưu danh thiên cổ. Bên cạnh
đó, còn có không biết bao nhiêu anh hùng liệt nữ, cũng đã hy sinh cho Tổ quốc
dân tộc. Họ là Hai Bà Trưng, Bà Triệu, là Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Trương Định,
Thủ khoa Huân, Phạm hồng Thái, Cô Giang, Nguyễn thái Học...là Phan Chu Trinh,
PhanBội Châu và mới nhất có Trần văn Bá,Võ Đại Tôn, Hoàng Cơ Minh, Trần Thiện
Khải, Lý Tống...tất cả không thành công, nhưng thành nhân, danh thơm muôn thuở,
khí phách hiên ngang, đáng được đời ngưỡng mộ.
Trong hàng ngũ anh hùng liệt nữ trên, Phan Bội Châu qua tâm khảm của nhiều
người Việt Nam, là một chiến sĩ yêu nước tha thiết, nồng nàn, một nhân vật lịch
sử kiệt xuất, gạch nối giữa hai phong trào văn thân và Duy tân, cùng có chung
một mục đích trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc,vào đầu thế kỷ
20.
* NGHỆ AN QUÊ HƯƠNG CỦA PHAN BỘI CHÂU VÀ HỒ CHÍ MINH:
Cùng sánh vai với Thăng Long, kinh đô cũng là chốn ngàn năm văn vật, hai tỉnh
Quảng Nam và Nghệ An, bao đời đã sản sinh ra nhiều danh nhân của dân tộc. Nghệ
An xưa nay vẫn là một tỉnh lớn và quan trọng nhất nhì của VN, nằm về phía bắc
Trung phần, giáp giới với Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Lào và Đông Hải, hiện tại có diện
tích là 16.487 km2 với dân số 2.858.265 người, nhiều núi, ít bình nguyên nhưng
lại có một hệ thống sông rạch chằng chịt. Vì là miền đất cổ của Văn Lang, nên
Nghệ An có rất nhiều di tích lịch sử như đền An Dương Vương, Mai Hắc Đế, thành
Lục Niên, Phượng Hoàng Trung Đô.
Ngoài ra, Nghệ An còn nổi tiếng khắp nước vì đã sản sinh ra nhiều anh hùng,
liệt nữ và những tài danh văn học như Phan Bội Châu (Nam Đàn), Đặng nguyên Cẩn,
Đặng thái Thân (Hải Côn), Phạm hồng Thái (Hưng Nguyên), Hồ tông Thốc, Dương
doản Am (Quỳnh Lưu), Hồ sĩ Dương (Hoàn Hậu), Nguyễn trường Tộ (Hưng Nguyên),
Nguyễn xuân On, Hồ xuân Hương...sông núi anh linh đã hun đúc nên nhiều anh hùng
liệt nữ, những tài hoa nghệ sĩ hiển hách muôn đời.
Theo Nguyễn Thiện Chí, viết qua lời kể của Đại Tá Phan Thiện Cơ thuộc Quân đội
Bắc Việt, cũng là cháu đích tôn cụ Phan bội Châu, đăng trong Kiến thức ngày nay
số 50, xuất bản tại Sài Gòn ngày 15-12-1990, thì trong thời kỳ cải cách ruộng
đất ở miền bắc năm 1955, đội cải cách địa phương đã qui tội Cụ Phan thuộc thành
phần giai cấp địa chủ theo lối tam đoạn luận, nghĩa là cụ Phan đỗ đạt cao, mà
học cao thì phải giàu và giàu là địa chủ. Cũng may Cụ đã chết từ lâu nên thay
vì lôi ra đấu tố, nhà nước chỉ đem bức ảnh của Cụ treo trên bàn thờ xuống để ở
chuồng trâu. Cuối năm 1955, Đảng sửa sai chính sách cải cách ruộng đất, nhờ vậy
Cụ Phan được xóa tội địa chủ, cường hào nên bức ảnh được phép treo trở lại trên
bàn thờ cũ. Oi đau đớn cho những người yêu nước.
*THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA PHAN BỘI CHÂU:
Từ sau những cái chết oanh liệt của các lãnh tụ chống Pháp như Cao Thắng, Phan
Đình Phùng, Đinh công Tráng, Mai xuân Thưởng và nhất là việc Vua Hàm Nghi bị
tên Trương quang Ngọc bắt giao cho Pháp và bị đày ải sang tận Phi Châu, thì
phong trào Cần vương coi như đã thất bại, dù trên rừng núi Yên Thế, Hoàng Hoa
Thám và nghĩa quân vẫn tiếp tục chống giặc thù, trong tình thế tuyệt vọng.
Nhưng dân tộc Việt Nam muôn đời luôn có truyền thống bất khuất trước kẻ thù xâm
lăng, nên lớp này vữa ngã xuống, lập tức đã có ngay thế hệ khác đứng dậy thay
thế, để tiếp tục con đường tranh đấu dành độc lập cho nước nhà. Từ đầu thế kỷ
20, khắp nước nở rộ lên một phong trào đấu tranh mới, cầm đầu bởi một tầng lớp
sĩ phu nho giáo đầy nhiệt huyết và thức tỉnh trước chiến công hiển hách của
Nhật Bổn đã đánh bại Thanh triều và Nga Sô.
Trong bối cảnh đó, dù cùng chung lý tưởng là đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi bờ
cõi Đại Việt, nhưng trong phương cách hành động vẫn có nhiều khác biệt, như có
người thì chuẩn bị võ trang tiếp tục đánh Pháp, trái lại có kẽ chủ trương tranh
đấu công khai với kẻ thù bằng cách mở mang dân trí, chấn hưng công thương
nghiệp, lập hội đòi dân chủ. Tóm lại, đó là chủ trương của hai nhóm kháng Pháp:
cải cách và bạo động.
Trên thực tế, Phan Bội Châu là lãnh tụ cũa phong trào chống Pháp bằng phương
cách bạo động nhưng đồng thời cũng ý thức được tác dụng hữu ích của phong trào
cải cách, vì vậy Ong đã sử dụng cả hai phương thức đấu tranh trên và được cả
hai phái cũng như toàn dân quí trọng, tin tưởng. Trong hàng ngũ các sĩ phu dấn
thân vào con đường cứu nước lúc đó, đều là những nhà nho trẻ và khoa bảng nổi
tiếng văn hay, chữ tốt, bởi vậy họ đã dùng văn chương để làm phương tiện tranh
đấu. Trong số này, Phan Bội Châu viết nhiều nhất và tác phẩm của Ong đã ảnh
hưởng mạnh mẽ đến quốc dân lúc bấy giờ.
Tóm lại trong suốt một phần tư thế kỷ 20, Phan Bội Châu được xem như là một nhà
ái quốc lớn nhất, một ngôi sao bắc đẩu dẫn lối cho dân tộc trên đường tháo gỡ
ách nô lệ của ngoại bang.
Trên văn đàn, thơ văn Phan Bội Châu tiêu biểu cho khuynh hướng yêu nước, phản
ảnh trung thực cảnh quốc phá gia vong của một dân tộc, ý tưởng chẳng những mới
mẻ mà văn phong càng hàm xúc, làm lôi cuốn mọi người, nhất là giới học sinh,
thanh niên nam nữ. Sau này, nhiều người đã ví Ong với Văn Thiên Tường
(1236-1282) đời mạt Tống, tể tướng cũng là một nhà thơ lỗi lạc của Trung Hoa,
khi tìm hiểu tác giả qua bài chính khí ca:
thâm tâm nhất phiến từ châm thạch
bất chỉ nam phương, bất khẳng hưu
(lòng ta như mãnh nam châm, nếu không hướng về quê hương miền nam, về Tổ quốc
thì ta vẫn chưa yên dạ)
tòng kim biệt khúc Giang Nam lộ
hóa tác đề quyên, đái huyết qui
(từ nay vĩnh biệt Giang Nam nhưng ta sẽ hóa thành Đổ quyên, kêu đến nhỏ máu để
tự bay về chốn cũ)
sơn hà phá toại phong phiêu nhứ
thân thế phù trầm vũ đá bình.
(đất nước đang lúc nguy khốn, xơ xác như cánh hoa tơi tã, thân thế người dân
trôi nổi dập dồn)
Cùng một cảnh ngộ chim lồng cá chậu như Văn Thiên Tường, từ năm 1926 Phan bội
Châu bị Pháp giam lỏng tại Huế cho đến chết. Trước khi từ trần ngày 29-10-1940,
Ong đã viết mấy lời vĩnh quyết để tạ tội với quốc dân, trong có đoạn: "Bội
Châu từ xưa tới nay, đối với đồng bào đã không chút gì là công, mà lại tội ác
quá nặng. Bây giờ tôi chết, thật là một tên dân trốn nợ.. đồng bào có thứ lượng
cho tôi thì tôi mới yên bụng" Hởi ơi, hai thế hệ cách nhau mấy trăm năm,
nhưng họ đã hội ngộ trên con đường xả thân vì nước.
Theo các nguồn sử liệu, Phan bội Châu thuở nhỏ có tên là Phan văn San, hiệu là
Hải Thụ. Khi đi thi mới đổi tên là Phan Bội Châu. Trong thời gian hoạt động
chống Pháp, thường ký tên Sào Nam Tử hay Thị Hán. Sinh ngày 26 tháng 12 năm
1867 tại Đan Nhiễm, Đông Liệt, Nam Đàn, Nghệ An, trong một gia đình hàn nho.
Thuở nhỏ nhờ phụ mẫu vốn là nhà nho, nên Ong được dạy dỗ chu đáo và đã thông
thuộc một số bài trong kinh thi từ khi mới lên sáu. Ong nổi tiếng thần đồng, 13
tuổi trở thành đầu huyện, 16 tuổi là đầu xứ.
Trước cảnh quốc phá gia vong, ngày ngày chứng kiến quân Pháp lần lượt chiếm hết
đất đai của VN từ nam ra bắc, đã nẩy nở trong ông tinh thần và tư tưởng yêu
nước rất sớm, mà điển hình là bài hịch 'bình tây thu bắc' khi Pháp chiếm thành
Hà Nội và các tỉnh khác ở Bắc Kỳ. Năm 1897, Ong vào Huế và nhờ bài phú 'bái
thạch vi huynh' nên Phan bội Châu đã kết giao được với các vị khoa bảng nơi đất
thần kinh như Nguyễn thượng Hiền, Phan chu Trinh, Huỳnh thúc Kháng, Trần quý
Cáp, Ngô đức Kế, Đặng nguyên Cẩn và sau đó trở thành đồng chí trong suốt đoạn
đường đấu tranh chống Pháp đầy hiểm nguy, gian khổ. Tại đây, ngoài việc được Tế
tửu Quốc tử giám là Khiếu năng Tĩnh can thiệp để Ong được phép trở lại trường
thi và đậu giải nguyên tại trường thi xứ Nghệ, ông còn được đọc nhiều tân thư
của các nhà cách mạng Trung Hoa, Nhật Bản, làm nẩy nở con đường cứu nước mới.
Sau khi thân phụ qua đời, Phan bội Châu quyết lòng vứt bỏ lợi danh phù phiếm,
dấn thân vào con đường cứu nước mà khởi đầu là sự liên kết với Ngư Hải Đặng
thái Thân, sắp đặt ba kế hoạch lớn như liên kết với những sĩ phu trong phong trào
Văn thân, Cần vương để tiếp tục mưu chuyện khởi nghĩa, tìm kiếm một minh chủ
trong Hoàng tộc để liên kết các giới và chương trình đưa người xuất dương để
học hỏi và xin ngoại viện. Tiến hành chủ đích trên, đầu tháng tư năm Giáp Thìn
(1904), Phan bội Châu, Tiểu la Nguyễn Thành và một số lãnh tụ trong Duy Tân Hội
tại Quãng Nam, đã đồng tâm, tôn xưng Kỳ ngoại Hầu Cường Để làm minh chủ. Phan
bội Châu được giao phó trọng trách sang Nhật cầu viện, xin giúp đỡ phương tiện
để chống Pháp.
Đầu năm At Tỵ (1905), lần đầu tiên Phan Bội Châu đã cùng với Tăng Bạt Hổ, bí
mật đáp tàu từ Hải Phòng đi Thượng Hải, sau đó tới Thần Hộ (Kobé) và Yokohama
(Hoành Tân). Tại đây nhờ gặp được nhà cách mạng Trung Hoa Lương Khải Siêu đang
lưu vong vì chống lại triều đình Mãn Thanh, mà Phan Bội Châu được quen biết với
các lãnh tụ chính trị nổi tiếng thời đó của Nhật như Tử tước Khuyển dưỡng Nghị
(Inukaiki) và bá tước Đại Oi Trọng Tín.Tất cả đều khuyên Phan Bội Châu nên đưa
Kỳ ngọại Hầu và các thanh niên có nhiệt huyết ra ngoại quốc du học, để mưu tìm
con đường cứu nước hữu hiệu. Từ đây, Phan bội Châu bắt đầu sử dụng ngòi bút để
làm phương tiện đấu tranh với kẻ thù.
Những tác phẩm như VN vong quốc sử (1905), VN quốc sử khảo (1908), hải ngoại
huyết thư, kính cáo toàn quốc phụ lão văn, thư gởi Phan chu Trinh vừa giới
thiệu cách mạng VN với các chính khách Trung Hoa, Nhật Bản, vừa có tác dụng kêu
gọi đồng bào trong nước nhất tề hưởng ứng công cuộc cứu nước và quan trọng hơn
hết là cổ võ thanh niên xuất dương du học. Tất cả những công việc trên được mọi
người hưởng ứng nồng nhiệt, phong trào Đông Du nở rộ, nhiều thanh niên VN được
theo học tại Châu võ học hiệu. Để giúp đỡ số du học sinh đông đảo trên, Phan
bội Châu, Cường Để và các đồng chí lập Cống Hiến Hội, đặc trách việc du học của
200 thanh niên VN tại Nhật.
Trước sự lớn mạnh của phong trào Đông Du, thực dân Pháp lo sợ nên dùng thủ đoạn
nhượng một số quyền lợi kinh tế tại Đông Dương cho Nhật, đổi lại nước này ra
lệnh trục xuất hết người VN đang sống trên nước Nhật bắt đầu có hiệu lực ngày
10-7-1907. Trong nước tình hình chính trị biến động không ngừng, đầu năm 1908
nổi lên cuộc TrungKỳ dân biến, với các cuộc biểu tình của dân chúng Miền Trung,
chống sưu cao thuế nặng, đồng thời là vụ các lính khố đỏ qua tiếp tay của Hoàng
Hoa Thám, đầu độc các trại binh Pháp tại Hà Nội.
Cũng trong giai đoạn này, qua áp lực của Pháp, đầu tháng 8/1908 Nhật ra lệnh
trục xuất hết du học sinh VN, làm một số trở về cố quốc nhưng phần lớn trốn
sang Trung Hoa, cả Cường Để và Phan bội Châu cũng bị rời khỏi Nhật vào tháng
3/1909. Song song với bất hạnh trên, phong trào Duy Tân ở trong nước cũng bị
đàn áp khốc liệt từ năm 1908-1910 nên gần như bị tan rã. Năm 1911, cách mạng
Trung Hoa thành công, lật đổ được nhà Mãn Thanh, nhân cơ hội đó Phan bội Châu
và các nhà cách mạng VN được Quốc dân Đảng Trung Hoa giúp đỡ nên đầu năm 1912,
Việt Nam Quang Phục được thành hình.
Trong nước, Pháp giải tán các Hội kín ở Quảng Nam, trường Đông Kinh nghĩa thục
Hà Nội, bắt giam các lãnh tụ như Phan Chu Trinh, Huỳnh thúc Kháng, Nguyễn Thành,
Ngô đức Kế, Lê văn Huân rồi đày ra Côn Đảo. Riêng Đặng thái Thân tự tử ngày
11-3-1910 trước khi bắn hạ một tên mật thám Pháp.
Để tạo tiếng vang trong và ngoài nước, năm 1913 VN Quang Phục Hội, quyết định
lên án tử hình toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut cùng với hai tên Việt gian
là Tổng đốc Hoàng trọng Phu (con Hoàng cao Khải) và Tổng đốc Thái Bình Nguyễn
Duy Hàn. Kết quả, chỉ có Nguyễn duy Hàn và hai sĩ quan Pháp bị chết. Để trả
thù, Pháp xử bắn và tù đầy hàng trăm người, đồng thời lên án tử hình khiếm diện
Cường Để, Phan Bội Châu, Nguyễn Hải Thần. Riêng toàn quyền Sarraut dùng tiền
bạc và yêu cầu tổng đốc Lưỡng Quãng là Long tế Quang bắt giam Phan Bội Châu
ngày 19-1-1914 tới tháng 2-1917 mới được thả khi Quang bị bãi quyền.
Cũng kể từ đó Ong bôn ba kháp nơi để mưu tìm con đường cứu nước kể cả việc liên
lạc với Đại sứ Liên Bang Sô Viết tại Bắc Kinh năm 1920. Trưa ngày 1-7-1925 nhằm
ngày 11-5 năm At Sửu, Phan Bội Châu vừa từ Hàng Châu đến Thượng Hải, thì bị mật
thám Pháp bắt cóc và giải về Hà Nội. Trong Tự Phán, Phan Bội Châu cho rằng
chính thư ký riêng của Ong là Nguyễn thượng Huyền (cháu Nguyễn thượng Hiền) bán
tin cho Pháp, nhưng sau này có nhiều tài liệu lịch sử chứng nhận, kẽ bán tin
cho Pháp bắt Phan Bội Châu để lấy tiền thưởng là Lâm đức Thụ và Lý Thụy (bí
danh của Hồ chí Minh lúc đó). Trong nước, Pháp muốn thủ tiêu Ong nhưng mưu toan
bị bại lộ nên đành phải đưa Phan bội Châu ra hội đồng đề hình Hà Nội xét xử với
bản án khổ sai chung thân, lưu đày biệt xứ. Tuy nhiên vì sự phản đối quá quyết liệt
của quốc dân VN cũng như áp lực từ nước Pháp, nên toàn quyền Đông Dương dành
giảm án nhưng bắt ông giam lỏng tại bến Ngự, Huế từ năm 1926 cho tới lúc mãn
phần năm 1940.
*SỰ DỊ BIỆT GIỮA PHAN BỘI CHÂU VÀ PHAN CHÂU TRINH TRÊN CON ĐƯỜNG CHỐNG PHÁP
CỨU NƯỚC .
Xưa nay các tao nhân mặc khách cũng giống như những tơ lòng muôn điệu, thường
gặp nhau nơi thơ nhạc, cung đàn. Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh là hai nhà ái
quốc hào hoa phong nhã trong dòng người yêu nước đầu thế kỷ 20, bởi vậy trên
suốt đoạn đường đấu tranh cam go gian khổ, hai Ong luôn dùng văn chương, thi
phú để làm phương tiên chuyên chở hoài bão của mình. Thơ của họ Phan đều thuộc
loại ngôn chí, trong đó hai Ong đã gói ghém tất cả sĩ khí của những bậc vĩ nhân
khi thực hiện các hành động đội đá vá trời. Tuy cùng là đồng chí, cùng quyết
tâm đánh đuổi giặc Pháp xâm lăng ra khỏi bờ cõi Đại Việt nhưng quan niệm đấu
tranh của hai chí sĩ đất Nam Đàn và Tây Lộc vẫn có nhiều dị biệt, chẳng những
trên hành động mà còn bàng bạc suốt thơ văn.
++Quan niệm đấu tranh của Phan Sào Nam:
Là thủ lãnh của phong trào Đông Du, nhóm chủ trương dùng bạo động để xoay
chuyển lại thời cơ, chống giặc cứu nước. Phan Bội Châu từ thời niên thiếu, đã
chứng kiến được cảnh quốc phá gia vong, nỗi đau thương cùng cực của người Việt
Nam mang ách nô lệ bạo tàn, vì vậy trong tâm khảm của nhà ái quốc đã nẩy nở
những hoài bão lớn lao của kẻ làm trai, tung hoành ngang dọc, không bao giờ
chịu khuất phục trước hoàn cảnh và số mệnh:
'Khác thường bay nhảy mới là trai,
Chẳng chịu vần xoay mặc ý trời.'
Để hoàn thành chí lớn trên, kẻ nam nhi phải hành động sao cho xứng đáng là anh
hùng, trượng phu, quân tử. Đây cũng là sự khác biệt so với phần đông những
người lớp trước, thường quan niệm 'thời thế tạo anh hùng, thời thế thế thời,
thời phải thế', Phan Bội Châu trái lại cho rằng 'chính anh hùng tạo nên thời
thế': 'nắm dân quyền lỗi lạc giữa phương đông tạo thời mới gọi anh hùng.'
Đây cũng là mộy ý tưởng mới lạ, thanh thoát và tích cực. Thật vậy, ngày xưa kẻ
sĩ luôn tin ở thiên mệnh, nên họ luôn tùy thời mà hành động, Phan tiên Sinh
trái lại cực lực phản đối hành động tiêu cực ấy, khi cho rằng kẻ làm trai phải
biết gánh vác trách nhiệm, tại sao lại phải dựa vào sự định đoạt của hóa công?
Theo Ong, ví dù thời chưa đến nhưng người anh hùng cũng có thể tự xoay chuyển
thời thế, ấy là nhân lực trước thiên mệnh. Trên con đường đấu tranh, xưa nay từ
đông sang tây, có ai mà không gặp phải một đôi lần thất bại trước khi mã đáo
thành công, bước lên đỉnh đài vinh quang tuyệt diệu hay nhắm mắt xuôi tay ôm
hận muôn đời? Bởi vậy không nên đem thành bại để luận anh hùng, mà chỉ cần xét
tới ý chí và hành động của họ mà thôi.'
'nếu không thất bại, sao có thành công
xưa nay anh hùng từng thua mới được'
Tri hành hợp nhất, đó là kim chỉ nam của người anh hùng và Phan bội Châu, trong
suốt cuộc đời đã luôn luôn giữ đúng, nước mất thì phải đòi lại nước, tự do bị
hủy diệt thì phải làm sao lấy lại tự do, dân chúng lầm than khổ cực thì phải
làm sao cải thiện đời sống của họ. Tóm lại, quan niệm đấu tranh của Phan Bội
Châu là tận dụng tất cả phương tiện từ bạo lực tới ôn hòa, từ quân sự cho tới
tuyên truyền bằng văn thơ thi phú, phải tạo thời cơ, vượt qua những chướng ngại
hiểm nguy, để phụng sự cho quốc gia, dân tộc:
'đường đường đội đá vá trời,
anh hùng há nhượng cho người thế gian'
++Đường Đấu Tranh của Phan Tây Hồ (1872-1926)
Như Phan Bội Châu, Tây Hồ Phan Châu Trinh là một sĩ phu ái quốc, chẳng những
thể hiện tinh thần đấu tranh của mình bằng hành động, mà còn biểu lộ ý tưởng đó
qua thi văn, một cách hàm súc chân tình. Năm 1906, tiên sinh xuất ngoại lần đầu
tiên và gặp Phan Sào Nam tại Quảng Châu. Cũng trong cuộc gặp gỡ này, Phan Chu
Trinh đã cho mọi người thấy là mình đi theo chủ trương khác hẳn với Phan bội
Châu, sau khi xem 'Duy Tân hội chương trình' và tuyên bố chỉ muốn sang Nhật Bổn
một chuyến cho biết, rồi về nước mà thôi.
Ong là một nhà cách mạng với đường lối bài phong kiến, đã thực dân nhưng với
một thái độ ôn hòa. Nhỡ hấp thụ được tư tưởng mới của Khang hữu Vi, Lương khải
Siêu, Montesquieu, JJ Rouseau nên ngay từ buổi đầu dấn vào con đường tranh đấu,
ông đã hô hào tân học, đề xướng nhân quyền, chống lại các cuộc bạo động vì cho
rằng đây là nguyên cớ để Pháp đàn áp, ngoài ra Ong chống lại việc cầu viện nước
ngoài, đồng thời tạm thỏa hiệp với Pháp. Tóm lại những chủ trương của Phan Chu
Trinh gần như ngược lại đường lối tranh đấu của Phan bội Châu. Tuy nhiên hai
bên vẫn rất kính trọng và giúp đỡ lẫn nhau vì cả hai cùng mang chung một hoài
bão của đấng trượng phu, đang còng lưng gánh vác trách nhiệm đối với sự tồn vong
của đất nước.
'làm trai trót gánh, gánh gian nan
dám nại xa xôi, bỏ giữa đàng.'
Trong thi văn, Phan Tây Hồ tuy không đưa ra một quan nệm rõ rệt về hai chữ anh
hùng như Sào Nam, nhưng lại gián tiếp chấp nhận quan niệm anh hùng phải tạo
thời thế, phải làm những việc phi thường khác đời và trên hết là chấp nhận hiểm
nguy, coi thường sinh tử nên thế sự thăng trầm chỉ là diều cỏn con không đáng
kể. Như vậy tuy hai người khác nhau về phương cách cứu nước và lập trường chính
trị nhưng lại đồng tâm ở lòng ái quốc, cũng như rất cảm thông và hòa hợp trong
quan niệm 'anh hùng'. Hai Ông là những người tiền phong giựt sập cái thần tượng
cá nhân, rồi thay vào đó là thần tượng anh hùng dân tộc. Chính điều này đã làm
cho các thanh niên nam nữ qua bao thế hệ, khi dấn thân vào con đường lập chí,
rất ngưỡng mộ và tôn sùng hai cụ Sào Nam và Tây Hồ.
*PHAN BỘI CHÂU, NẠN NHÂN GIỮA HAI THẾ LỰC:
Trong tác phẩm tự phán (PBCNB), cụ Phan cho rằng mình đã bị Nguyễn thượng Huyền
bán đứng cho Pháp vào ngày 1-7-1925, vì chỉ có y mới biết rõ lộ trình của Ong
mà thôi. Nhưng sự thật thì không phải vậy, năm 1928 lần đầu tiên Nhượng Tống
Hoàng Phạm Trân, trong tài liệu 'ai bán đứng cụ Phan bội Châu?' đã chỉ đích
danh Lý Thụy (Hồ Chí Minh) đã bán Cu Phan cho Pháp. Năm 1948 Đào trinh Nhất,
trong loạt bài đăng trên báo Cải Tạo, cũng viết rằng, chính Lý Thụy là thủ phạm
bán đứng cu Phan. Ngoài ra Bùi Đình trong vụ án PBC và Bùi văn Hội (ba nhà chí
sĩ ho Phan) đã chứng minh chính Lý Thụy và Lâm Đức Thụ đã bán Cụ Phan cho Pháp.
Mới đây vào năm 1972, Sử gia kiêm học giả Đài Loan là Tưởng Vĩnh Kính, qua tác
phẩm 'Hồ chí Minh tại Trung quốc' cũng xác nhận chính Lâm đức Thụ (đại diện của
Phan bội Châu tại Hương Cảng) và Nguyễn Ai Quốc (Lý Thụy-Hồ chí Minh), đã bán
cụ Phan cho Pháp, rồi cả hai chia đôi số tiền thưởng là 100.000 quan bây giờ.
Sau đó, Thụ và Quốc còn hợp tác nhiều năm nữa để bán những đồng chí của cụ Phan
cho Pháp.
Theo các học giả trong cũng như ngoài nước, thì việc Phan bội Châu bị bán đứng,
một phần do số tiền thưởng cao, nhưng trọng điểm chính là chính trị, nên Lý
Thụy, một cán bộ đệ tam cọng sản quốc tế từ Liên Xô mới tới Trung Hoa, đã ra
tay nhanh chóng loại trừ Cụ Phan, một lãnh tụ Quốc Gia uy tín nhất lúc bấy giờ
trong cuộc chống Pháp tại hải ngoại, hầu đoạt vị trí lãnh đạo cũng như tổ chức,
bổ sung cho lực lượng cọng sản mới phôi thai tại VN.
Còn một sự kiện quan trọng khác, do chính Cụ Phan viết trong tự phán, đó là
việc Ong đã tiếp xúc với hai nhân viên cao cấp của Liên Xô tại Tòa đại sứ nước
này ở Bắc Kinh là Grigorij và Voitinsky, nhờ giúp đỡ đưa du học sinh VN sang du
học tại LX. Cuối cùng mọi sự không thành vì Phan Bội Châu không chấp nhận điều
kiện theo cọng sản. Và cũng do việc này mà Ong đã phải gánh lấy hậu quả với
Liên Xô, là xài không được thì phải gạt bỏ không để cho kẻ khác xài, và Lý Thụy
được giao trọng trách thi hành bản án trên. Ở đây, thực dân Pháp và cộng sản
quốc tế đã gặp nhau trong cùng mục đích triệt hạ Phan Bội Châu. Sau năm 1954,
Nguyễn thượng Huyền trở lại VN và di cư vào nam, đã viết bài minh oan cho mình
trên tờ bách khoa số 73, xuất bản tại Sài Gòn năm 1960.
*PHAN BỘI CHÂU BỊ GIAM LỎNG TẠI HUẾ (1926-1940)
Ngày 23/11/1925, Hội đồng đề hình của Pháp tại Hà Nội xử Phan Bội Châu khổ sai
chung thân tại Côn Đảo, nhưng vì phản ứng quyết liệt của quốc dân, nên ngày
25/12/1925 toàn quyền Varenne phải ký lệnh ân xá và giam lỏng Ong tại Bến Ngự,
Huế. Nhờ số tiền 2000 đồng của đồng bào cả nước quyên góp, Huỳnh thúc Kháng và
Võ liêm Sơn, đã mua hai khoảnh đất tại dốc Bến Ngự (cách Huế 3 km về phía nam)
và gần đàn Nam Giao để cất nhà và làm nghĩa trang sau này cho Phan Bội Châu.
Theo tài liệu của nhà báo Quang Đạm, học trò cũng là thư ký của cụ Phan từ
1926-1927, đã viết về nơi ăn chốn ở của thầy mình. Đó là một gian nhà tranh đơn
sơ giản dị, nơi Phan Bội Châu sống suốt quãng đời chim lồng cá chậu từ
1926-1940. Nhà lợp bằng lá gồm ba gian, nhờ cất cao nên thoáng khí và mát mẻ.
Trừ 4 buồng nhỏ ở 4 góc nhà, không có gian nào có tường vách mặt ngoài. Trong
ba gian, thì gian giữa hẹp nhưng dài, còn 2 gian đầu và cuối thì rộng mà ngắn,
theo lời Sào Nam thì đó là hình tượng nước Việt Nam.
Theo hồi ký 'Ong già bến Ngự' do Thuận Hóa xuất bản năm 1982, thì cách thức
trang trí trong nhà rất mới mẻ so với thời đó. Phòng ngủ của Cụ Phan ở gian bên
trái, có treo ba bức tranh màu rất lớn, bức vẽ Hai bà Trưng cỡi voi chỉ huy
đánh giặc Hán, bức thứ hai là hình Quang Trung Đại Đế cỡi ngựa đánh quân Thanh
nhưng ý nghĩa hơn hết là một bức tranh hý họa vẽ một con mèo to lớn, dù đang
nhe răng múa vuốt, vẫn không dấu vẽ khốn đốn sợ hãi trước hằng ngàn con chuột
tí hon đang nhất tề tấn công từ mọi phía. Sau khi cụ Phan mất năm 1940, con
cháu đến cư ngụ nên có sự thay đổi. Năm 1941, Huỳnh thúc Kháng cho xây thêm về
phía đông bắc ngôi nhà thờ chính để thờ Phan bội Châu cùng ông bà Phan nghi Đệ
(con trai) và Phan Thiện Cẩn, Phan Thiện Tường (cháu nội).
Khu di tích Phan bội Châu hiện nay, ngoài các gian nhà trên còn có nhà thờ bà
Au Triệu Lê Thị Đàn, một đồng chí của Duy Tân Hội, đã tự tử chết trong ngục
ngày 16-3-1908. Trong nhà thờ này, cụ Phan đã dựng một tấm bia lớn bằng đá
trắng, hai mặt có khắc chữ Hán và Quốc ngữ về tiểu sử của Bà Au Triệu. Năm
1974, tỉnh Thừa Thiên đã đúc tượng Phan Bội Châu bằng đồng, cao 3m, nặng 4 tấn.
Tượng này được đặt trong khu di tích, cách nhà thờ Au Triêu 5m. Về sau, vào năm
1988 lại xây thêm một bệ hình khối chữ nhật bằng đá hộc, cao 2m để đặt tượng
trên.
Ngày 29-10-1940, Cụ Phan qua đời. Nhờ số tiền 900 đồng do quốc dân quyên góp,
Huỳnh thúc Kháng đã làm nhà thờ và xây mộ cho cụ Phan tại địa điểm mà sinh
thời, Sào Nam đã chọn cho mình vào năm 1934. Mộ có chiều dài 7m, ngang 5m, trên
bia là bài tự do chính tiên sinh viết bằng chữ Hán vào năm 1934. Phía dưới chân
mộ là hàng bia 2 con nghĩa khuyển Vá và Ky, đã theo Ong nhều năm. Ngoài ra còn
có mộ của vợ chồng thứ nam Ong là Phan Nghi Đệ và mộ nhà cách mạng Tăng Bạt Hổ
trong phong trào Đông Du, mất năm 1907, được Chính quyền VNCH cải táng từ Hương
Trà về đây năm 1969. Một đặc điểm khác là trong khu di tích trên, còn có một
nghĩa trang nằm bên dưới đàn Nam Giao. Nơi này Phan Bội Châu dành cho các đồng
chí và những chiến sĩ quốc gia an giấc nghìn thu.
Thế nhưng này 12-9-1939, Nguyễn chí Diễu, ủy viên trung ương đảng cọng sản đông
dương chết tại Huế và được Cụ cho phép mai táng tại đây, bất chấp sự phản đối
của chánh thanh tra mật thám Pháp tại Trung Kỳ là Sogny. Sau đó còn cho chôn
thêm nhiều cán bộ CS khác như Trần Hoành, Bùi thị Nữ, Lê tự Nhiên, Thanh Hải,
Đạm Phương, Hải Triều. Chính điều này để các sử gia cọng sản như Trần huy Liệu,
Chương Thâu vin vào đó mà biện bạch về vụ án Lý Thụy và Lâm Đức Thụ bán đứng
Phan Bội Châu.
Tóm lại, những ngày đầu của thế kỷ 20, Việt Nam coi như đã mất hẳn chủ quyền về
tay thực dân Pháp. Triều đình nhà Nguyễn tại Huế chỉ còn là hư vị, trong khi đó
phong trào Cần vương cũng sắp tàn lụn, báo hiệu sự bế tắc trên con đường cứu
quốc. Phan bội Châu hiện ra như một ngôi sao bắc đẩu, qua ảnh hình tiêu biểu
của một lãnh tụ của phong trào cách mạng mới, ngoảnh mặt phá bỏ tất cả những
ràng buộc của thời phong kiến lỗi thời. Ong hiên ngang đi trên chông gai, tắm
trong bảo tố, bôn ba khắp chốn để mưu tìm con đường giải phóng dân tộc. Như
hàng bao thế hệ trước, Phan Bội Châu hào hoa phong nhã, gươm đàn nửa gánh,
giang sơn lẫy lừng.
'non sông đã chết, sống thêm nhục
hiền thánh còn đâu, học cũng hoài '
Chúng ta ngày nay, may mắn trên con đường lập chí, đã được nép mình suốt bao
năm dưới mái trường trung học mang tên Phan Bội Châu tại Phan Thiết, tỉnh Bình
Thuận. Nhờ khí thiêng của Ong, nên trải qua năm chục năm thành lập, đã có không
biết bao nhiêu anh hùng nam nữ theo gót tiền nhân, làm rạng danh con Hồng Cháu
Lạc./-
* PHAN CHU TRINH SANG PHÁP:
Phan Bội Châu đã viết trong niên biểu, cho biết hạ tuần tháng hai âm lịch, năm
Bính Ngọ (1906), Tây Hồ Phan Chu Trinh, từ Quảng Nam ra Hà Nội giúp Lương văn
Can, Nguyễn Quyền thành lập Đông Kinh Nghĩa Thục, rồi lên Yên Bái thăm Hoàng Hoa
Thám, sau đó cùng Lý Tuệ bí mật trốn sang Hương Cảng. Tại đây ông đã gặp Phan
Bội Châu, Lưu Vĩnh Phúc và Nguyễn Thiện Thuật. Sau khi hàn huyên vui đùa, Phan
Chu Trinh đem bài văn 'Khuyến tự trợ du học' đọc cho mọi người cùng nghe, cũng
để nói lên cái chương trình 'Duy Tân Hội' của nhóm ông, khác biệt với đường lối
Đông Du của nhóm Phan Bội Châu. Tuy chính kiến khác nhau nhưng tình bạn vẫn
không thay đổi. Sau đó cả hai qua Nhật thăm viếng đó đây và Phan Chu Trinh về
nước.
Tháng 4-1908, qua vụ Trung Kỳ Dân Biến, dù thực sự không do Phan Chu Trinh,
Huỳnh Thúc Kháng chủ mưu, nhưng Pháp đã vin vào cớ này, bắt giam các ông tại
Côn Đảo. Nhờ hội Nhân quyền can thiệp, năm 1911, Phan Chu Trinh được đưa về an
trí tại Mỹ Tho, rồi sau đó qua lời yêu cầu, Phan cùng con trai là Phan Chu Dật
qua Pháp, sống từ năm đó cho tới năm 1925 mới về nước và mất tại Sài Gòn ngày
24-3-1926.
Qua các sáng tác và hành động, ta thấy Phan Chu Trinh không hề tuyên bố lý do
tại sao phải xin sang sống tại nước Pháp. Nhiều người cho rằng có lẽ ông là
người chủ trương dân quyền, nên muốn sang tận nơi để thấy rõ cuộc sống của dân
chúng cũng như thể chế chính trị của mẫu quốc. Có điều cũng nên suy ngẫm, trong
lúc Phan Bội Châu là một nhà ái quốc tiêu biểu của thế kỷ. Hành động và tư cách
của ông khắp nước và cả thế giới điều kính phục. Vậy mà vào những năm Hồ Chí
Minh và đảng cọng sản, phát động chính sách đấu tố tại miền bắc. Ấy thế mà năm
1955, đội cải cách địa phương đã kết tội Phan Bội Châu là thành phần giai cấp
địa chủ.
Cũng may ông đã chết, nên chỉ bị VC bắt phạt bằng cách đem hình trên bàn thờ,
treo xuống chuồng trâu, trong lúc đó người cháu nội đích tôn của nhà ái quốc là
Phan Thiện Cơ, đang mang cấp bậc Đại Tá trong Bộ Đội Hà Nội. Ngược lại tại
VNCH, đa số những người trong gia đình Phan Chu Trinh đều tham gia hàng ngũ
Cọng Sản và là những cán bộ cao cấp như Phan Thị Minh, cháu ngoại Phan Chu
Trinh, nguyên Đại Sứ Cọng Sản Bắc Việt tại Ý Đại Lợi và Nguyễn Thị Bình cũng là
cháu ngoại Phan, tiếng tăm xấu xa lừng lẫy một đời, từng là ngoại trưởng bù
nhìn của Ma mặt trận, có chữ ký trên tờ giấy lộn của cái gọi là 'hiệp định hòa
bình Ba Lê ngày 27-1-1973' văn bản bán đứng miền nam VN của cặp
Nixon-Kissinger, cho đế quốc cọng sản quốc tế, để mang lại cho nước Mỹ, cuộc
tháo chạy nhục nhã, đêm 29 và sáng 30-4-1975, trên nóc nhà tại Sài Gòn-Chợ Lớn.
Ấy thế mà chính phủ và người dân miền Nam vẫn một lòng thương trong cá nhân
người yêu nước Phan Chu Trinh, trong tâm khảm cũng như trên lãnh vực sử học và
giáo dục. Đó là sự khác biệt giữa con người và cầm thú, giữa những trái tim
nhân ái VN và hạng súc sanh, không còn biết phân biện liêm sĩ làm nhục nhã
thanh danh của tổ tiên mình.
Cọng Sản VN hiện nay đang điên cuồng đàn áp Phật Giáo, Tin Lành, Công Giáo và
chà đạp nhân quyền, bất chấp công pháp quốc tế, dư luận trong và ngoài nước. Để
vừa ăn cướp lại la làng, Hà Nội tổ chức rùm beng lễ kỷ niệm 100 năm(1905-2005),
đánh dấu ngày cụ Phan Bội Châu, phát động phong trào Đông Du cứu nước. Hành
đông này tuy mới nhìn vào, làm ai cũng tưởng là Bắc Bộ Phủ đã ăn năn hối hận về
sự lừa dối, phản bội các Đảng phái Quốc Gia, khi chúng Hòa Hợp, Hòa Giải.
Nhưng thấy vậy mà không phải vậy, vì mục đích chính ngày kỷ niệm trên, để VC có
lý do chính đáng, làm sống lại huyền thoại Anh Thành xuất dương cứu nước, mà
đồng bào VN, kể cả các đảng viên, gần như đã quên lãng, khi tất cả sự thật về
Hồ Chí Minh và Đảng VC Đệ Tam Quốc Tế, đã bị lột trần muôn mặt trước bia miệng
và lịch sử, khi công khai bán nước cho Trung Cộng, tham nhũng tàn bạo, đưa quốc
dân vào vũng bùn ô nhục, nghèo đói hiện nay, không biết bao giờ mới thoát được
cảnh địa ngục xã nghĩa thiên đàng -/-
Xóm Cồn
Mường Giang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét