Anh Trần
Văn Bá sinh ngày 14 tháng 5 năm 1945 tại Sa Đéc. Là người con út trong số 3 người
con của Cố Dân Biểu Trần Văn Văn, một khuôn mặt lỗi lạc Miền Nam trong suốt 2 nền
Cộng Hòa. Ông Văn đã từng tham gia chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945 và đã từng
giữ chức tổng trưởng Kinh Tế và Kế Hoạch trong chính phủ độc lập đầu tiên của
Việt Nam năm 1949. Ông Trần Văn Văn đã bị CS ám sát ngày 7 tháng 12 năm 1966 tại
Sàigòn.
Sau
đám tang của cha, anh Bá sang Pháp du học vào tháng Giêng năm 1967. Anh tốt
nghiệp Cao học kinh tế, nghiêng về Chính trị Kinh doanh năm 1971 và làm trợ giảng
tại Đại học Nantes (Nanterre), và từng là chủ tịch của Tổng hội Sinh viên Việt
Nam tại Paris từ năm 1973 đến 1980.
Năm
1972 anh dẫn đầu một phái đoàn sinh viên Việt Nam tại Châu Âu trở về thăm viếng
và ủy lạo chiến sỹ Việt Nam Cộng hòa để tạo sự thông cảm giữa những sinh viên
du học và quân cán chính của Việt Nam Cộng hòa trong chương trình "Nối
Vòng Tay Lớn".
Ngay
từ lúc đặt chân đến Pháp, anh TV Bá đã quyết định dồn hết tâm trí để tìm một giải
đáp cho thảm trạng của đất nước. Khi đi đến kết luận là sự tồn vong và tương
lai của dân tộc chỉ có thể được bảo đảm trong một nước Việt Nam độc lập, dân chủ,
tự do, tiến bộ, và mục tiêu này chỉ co thể được hoàn thành từ một nền Cộng Hòa
miền Nam vững mạnh và tự do. Anh đã tự vạch ra cho mình một hướng đi và đã tự học
hỏi, rèn luyện cho mình một khả năng và một phương thức hành động.
Anh
Trần Văn Bá đắc cử chức chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Quốc Gia tại Pháp năm 1972.
Anh đã hoạt động hăng say và tận tụy để xây dưng một lực lượng Sinh Viên Quốc
Gia thật hùng mạnh tại Châu Âu. Anh đã dẫn phái đoàn SV du học trở về thăm quê
hương vào những tháng hè năm 73 – 74 trong chương trình “Nối Vòng Tay Lớn”, đã
tổ chức cuộc xuống đường rầm rộ để ủng hộ Miền Nam và các chiến sĩ VNCH vào
ngày 27 tháng 4 năm 1975, ba ngày trước khi Sài Gòn thất thủ.
Khi
miền Nam sụp đổ, anh TV Bá đã xác định chánh nghĩa quốc gia và tổ chức đêm hội
Tết Bính Thìn 1976 với chủ đề “Ta Còn Sống Đây”, giương cao ngọn cờ vàng Quốc
Gia, hát lớn bài “ Hồn Tử Sĩ”, trước hơn 2000 khán giả xúc động đến ứa lệ. Anh
kêu gọi mọi người tham dự hãy tiếp tục tranh đấu cho một nước Việt Nam tự do,
dân chủ, chống lại chế độ độc tài cộng sản. Một ngọn lửa đối kháng đã được đốt
lên từ đêm hôm đó.
Lớp
trẻ SV Quốc Gia tại Âu Châu vào năm 75, trở thành côi cút, không Tổ Quốc, không
đàn anh, mất đường về… Tuy vậy, họ chưa bao giờ tuyệt vọng : Trần Văn Bá đã
cùng nhóm SV QG kiên trì tiếp tục con đường đấu tranh cho Chính Nghĩa, cho một
Miền Nam không cộng sản.
Anh
Trần Văn Bá đã trở thành linh hồn của Lớp Trẻ Tỵ Nạn.
Thôi
thúc bởi thảm cảnh của đồng bào lênh đênh trên biển Đông hay ngoi ngóp trong
các trại tỵ nạn, cảnh ngộ của dân quân miền Nam bị đày ải, hành hạ trong các trại
gọi là “cải tạo” hay ở các vùng “kinh tế mới”; thảm họa của cả một thế hệ thanh
niên bị đem làm vật tế thần cho cuộc bành trướng quân sự điên rồ qua Kam Pu
Chia; anh TV Bá quyết định rời kinh thành ánh sáng Ba Lê ngày 6 tháng 6 năm
1980 để trở về chiến đấu trong lòng quê hương.
Nhận
định rằng mặt trận chính là ở trong nước nên anh cùng các tín đồ đạo Cao Đài và
đạo Hoà Hảo đã thành lập Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng
Việt Nam và âm thầm xâm nhập vào Việt Nam.
Trong
một lần chuyển vũ khí bằng đường biển vào nội địa, do nội gián, anh bị bắt ngày
9 tháng 9 năm 1984 với số lượng lớn vũ khí và tiền bạc. Anh bị đưa ra trước cái
gọi là Tòa Án Nhân Dân tại trụ sở cũ của Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa ở Sài Gòn,
ngày 14 tháng 12 năm 1984, cùng với 20 đồng đội. Tòa Án cộng sản tuyên án tử
hình anh Trần Văn Bá cùng với 4 bạn đồng hành.
Vào
ngày 08 tháng 1 năm 1985, tà quyền CSVN đã mang anh Trần Văn Bá ra hành quyết
cùng với các ông Hồ Thái Bạch, tín đồ Cao Đài và Lê Quốc Quân, tín đồ Hòa Hảo .
Anh
Trần Văn Bá được vinh danh như một chiến sĩ tự do, một nhà ái quốc, một tấm
gương tranh đấu cho dân chủ : hai tấm bảng tưởng niệm Trần Văn Bá được đặt nơi
công cộng ở thành phố Liège, Bỉ quốc; một con đường được đặt tên Trần Văn Bá ở
trung tâm sinh hoạt của người Việt, Eden Center, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ;
Huân chương Tự Do Truman-Reagan 2007 được truy tặng cho Trần Văn Bá.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...009134331.html
Anh
hùng Trần Văn Bá được trao huân chương Tự Do Truman-Reagan
Ông
Trần Văn Bá, sinh năm 1945 tại miền nam Việt Nam, thứ nam của cố dân biểu Trần
Văn Văn, từng là chủ tịch của tổng hội sinh viên Việt Nam tại Paris. Ông sang
Pháp du học trong thập niên 1970. Năm 1972 ông dẫn đầu một phái đoàn sinh viên
Việt Nam tại Châu Âu trở về thăm viếng và ủy lạo chiến sỹ Việt Nam Cộng Hòa
cùng tạo sự thông cảm giữa những sinh viên du học và quân cán chính của Việt
Nam Cộng Hòa trong chương trình Nối Vòng Tay Lớn để chuẩn bị cho ngày về phục vụ
đất nước. Sau biến cố 1975, ông vẫn tiếp tục tranh đấu chống cộng sản tại Châu
Âu.
Sau
nhiều năm chuẩn bị, năm 1980 ông âm thầm trở về nước để bí mật tranh đấu giành
lại tự do. Năm 1984, sau nhiều lần xâm nhập Việt Nam, ông và một số phục quốc
quân đã bị bắt tại làng Minh Hải, Cà Mau. Đến tháng 12 năm 1984, một phiên tòa
được nhà nước cộng sản dàn dựng xử ông và các bạn đồng chí hướng về tội 'phản
quốc'.
Ông đã
hiên ngang không ký tên nhận tội, không cần ân xá. Ngày 8 tháng Giêng năm 1985,
ông đã bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hành quyết, hưởng dương 40 tuổi.
Tại
Liege, nước Bỉ, đã có một mộ bia tưởng niệm dành cho ông, và ở thành phố Falls
Church, bang Virginia, cũng có một con đường mang tên ông.
Thân
nhân ông Trần Văn Bá đã được thông báo và được mời đến nhận huân chương cao quí
này trong buổi lễ được tổ chức tại đại sứ quán Hungary ở thủ đô Washington vào
chiều ngày 15 tháng 11.
Trong
số những nhân vật tên tuổi từng được trao huân chương Tự Do Truman-Reagan có
các ông Vasclav Havel, Lech Walesa, thượng nghị sỹ Hoa Kỳ Joseph Lieberman và Ðức
giáo hoàng Gioan Phao Lồ đệ nhị.
http://www.voatiengviet.com/content/...32/834149.html
Các
bài liên quan :
Sinh
năm 1945 ở Sa Đéc, ông Trần Văn Bá nổi tiếng trong phong trào Việt Kiều
và sinh viên tại Pháp.
Làm
Chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Quốc Gia tại Pháp năm 1972, ông Bá đại diện cho
phái quốc gia, chống lại phe Việt Kiều thân miền Bắc và phản chiến.
Dù trước 1975, ông Bá đã dẫn đầu các đoàn sinh viên Việt Nam phe quốc
gia về ủng hộ cho Việt Nam Cộng Hòa, nhưng việc rời Pháp về hoạt
động chống chính quyền sau chiến tranh vẫn gây tiếng vang lớn trong
giới quan tâm.
Ông
được tuyên dương trong lễ kỷ niệm Giải thưởng Tự Do Truman-Reagan
(Truman-Reagan Medal of Freedom Award) cho những người đã từng nêu những tấm
gương kiên cường chống lại chủ nghĩa cộng sản hồi 2007 tại Đại sứ quán
Hungary ở Hoa Kỳ.
Cùng
được huy chương với ông Bá, mà người đại diện là anh trai Trần Văn
Tòng đến nhận, còn có Dân biểu Hoa Kỳ Dana Rohrabacher và tiến sĩ János
Horváth, dân biểu quốc hội Hungary.
Bia
tưởng niệm ông Bá có ở Liege, Bỉ và một phố ở Falls Church, tiểu bang
Virginia, Hoa Kỳ có mang tên ông.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...ong_free.shtml
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...spokeman.shtml
Lễ
trao huân chương Truman-Reagan
Một
tử tù Việt Nam đã bị nhà cầm quyền cộng sản hành quyết năm 1985 là ông Trần
Văn Bá được trao huân chương tự do Truman-Reagan (Truman-Reagan Medal of
Freedom).
Huân
chương lấy tên hai vị tổng thống Hoa Kỳ là Reagan và Truman để dành cho những
nhân vật trên thế giới có thành tích suốt đời đấu tranh cho lý tưởng tự do và đối
đầu với các chế độ độc tài.
Lễ
trao huân chương là một trong những nghi thức hàng năm của quỹ tưởng niệm nạn
nhân cộng sản tại Washington DC mà tổng thống Bush là chủ tịch danh dự. Năm
nay, lễ được tổ chức tại tòa đại sứ Hungary.
Ba
nhân vật được bầu chọn đó là dân biểu đảng Cộng hòa, Dana Rohrabacher, tiến sĩ
Janos Horvath của Hungary, và ông Trần Văn Bá.
Dân
biểu Rohrabacher của bang California là một người đã góp nhiều công sức trong
việc hoàn thành tượng đài tưởng niệm nạn nhân cộng sản tại Washington DC gần
đây.
Ngoài
thành tích này, ông là một trong những tiếng nói tâm huyết và mạnh mẽ nhất
trong quốc hội Hoa Kỳ về những vấn đề nhân quyền ở Việt Nam và Trung Quốc.
Còn
Janos Horvath là một trong những nhà đấu tranh với cộng sản vào cuối thập niên
40 và là lãnh đạo trong cuộc cách mạng 1956 tại Hungary.
Cuộc
đời đầy sóng gió của ông từ chính khách vào năm 1945 tới lưu vong 1956 và sự trở
về vào năm 1998 đã để lại nhiều cảm khái cho dân tộc Hungary sau cuộc cách mạng
Đông Âu.
Trần
Văn Bá
Ngày
08 tháng 01 năm 1985 ông Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch bị chế độ cộng
sản VN hành quyết.
Ông
Tòng cho biết gia đình muốn xin lại hài cốt của ông Trần Văn Bá
Trước
đó ngày 14 tháng 12 năm 1984 Việt Nam đã đem ra xử 21 người thuộc Mặt Trận Thống
Nhất các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam. Những người này đã bị bắt
trong nhiều đợt từ 1981 đến 1984.
Anh
ruột của ông Trần Văn Bá là tiến sĩ Trần Văn Tòng đến từ Paris để thay mặt người
đã khuất nhận huân chương và nói lời cảm tạ.
Ông
Trần Văn Tòng xúc động khi nhắc đến cuộc đời ngắn ngủi và đầy bi tráng của người
em mình.
Theo
lời ông Trần Văn Tòng cho đến giờ này tuy đã có nhiều yêu cầu nhưng nhà cầm quyền
Việt Nam vẫn từ chối với lý do là họ không có thể lệ trả thi hài tử tội cho gia
đình.
Tham
dự viên gốc Á tại buổi lễ trao huân chương phần đông là người Việt Nam.
Trong
sự cảm động của người thân, những người bạn của Trần Văn Bá và những đồng hương
Việt Nam hải ngoại, giữa không gian này là sự tương phản giữa sống chết, bi
tráng, tự do và lao tù – khác với mọi người, tấm huân chương tự do dành cho Trần
Văn Bá có lẽ như là lời tưởng niệm.
Hoài
niệm
Tiến
sĩ Horvath trả lời truyền hình Hungary
Tiến
sĩ Janos Horvath cũng đã từng bị kết án tử hình vào năm 1956 và may mắn thay
ông đã trốn thoát ngay lúc mọi người đang bấn loạn vì đạo quân Xô Viết đang tiến
vào.
Không
khí bài xích chủ nghĩa cộng sản của liên bang Xô Viết hiện diện rõ trong tòa đại
sứ Hungary.
Các
bức bích hoạ, các cuốn phim tài liệu chiếu ở bên ngoài đều nói lên điều đó.
Các
quan chức sứ quán biểu lộ tình cảm thật chân thành khi nói về cố tổng thống
Mỹ Ronald Reagan có sức ảnh hưởng với đất nước Hungary như thế nào.
Họ
nói rằnh chính tổng thống Reagan là niềm khích lệ cho những nhân vật tranh đấu
trong nước có được điểm tựa tinh thần nhằm thoát ra khỏi ảnh hưởng của liên
bang Xô Viết thời đó.
Ông
Attila TÓTH sinh năm 1977 hiện là tham tán sứ quán về sự vụ nông nghiệp nói:
''Xã hội Hungary bây giờ hầu như đoạn tuyệt với di sản cộng sản tuy cũng còn một
bộ phận người già vẫn có một chút hoài niệm nào đó mang chất lãng mạn. Những
người trẻ tuổi như tôi đã vượt qua ký ức này một cách dứt khoát.''
Ông
Harry Wu (giữa) đã mất tuổi trẻ của mình trong các nhà lao và trại cải tạo
Trong
cuộc tiếp tân này còn đi kèm theo một sự kiện liên quan cuộc cách mạng 1956 mà
người Hungary luôn coi trọng.
Đó
là giải thưởng của phía Hungary dành cho ông Harry Wu, người Trung Quốc, vốn
rất được dư luận Hungary coi trọng và cảm kích.
Vào
thời quan hệ Trung Xô còn tốt, chỉ vì nói rằng đạo quân của Liên Xô vào đàn áp
cuộc cách mạng của Hungary là hành động phi pháp mà ông Harry Wu bị chính quyền
cộng sản Trung Quốc kết án 19 năm tù.
Ông
xúc động cho cuộc đời ngắn ngủi của Trần Văn Bá. Khi hỏi về tương lai của cộng
sản Trung Quốc ông Wu nói: ''Họ cố tạo sức mạnh bề ngoài để che đậy cái yếu kém
ở bên trong. Một người Trung Quốc tỉnh táo thì không thể có niềm tin ở chủ
nghĩa cộng sản.''
''Nếu
không có niềm tin mà phải làm theo thì thực chất là xã hội Trung Quốc đang xây
dựng trên cơ sở lòng người dối trá.''
Ngày
6 tháng 6 năm 1980, anh Trần Văn Bá, cựu giảng viên đại học bên Pháp, rơì thành
phô´ Paris và khởi sự cuộc hành trình trở về quê hương để làm tròn bổn phận đối
với đất nước, cùng những ngươì ở Việt Nam kháng chiến vơí cộng sản và hy sinh ở
Việt Nam ngày 8 tháng 1 năm 1985, khi muôn´giải cưú ngươì dân miền Nam VN bị
chèn ép, phải vượt biên ra đi (gần nữa triệu ngươì boat people chêt´ trên biển).
Ngày
08/01/1985, Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch bị chế độ cộng sản VN hành
quyết. Tên tuổi cả 3 vị được ghi vào sử xanh của nước Việt hào hùng. Trần Văn
Bá trở thành ngọn đuốc soi sáng con đường tranh đấu cho Tự Do của các thế hệ
thanh niên Việt đi sau !
Ngày
14/12/1984, "Toà Án Nhân Dân Tối Cao" của chế độ cộng sản tại Việt
Nam đã đem ra xử 21 người thuộc Mặt Trận Thống Nhất các Lực Lượng Yêu Nước Giải
Phóng Việt Nam. Những người này đã bị bắt trong nhiều đợt từ 1981 đến 1984.
Phiên
toà diễn ra ở công trường Lam Sơn tai nhà hát lớn của thành phố Sài Gòn và được
phóng thanh ra ngoài đường cho một công chúng đông đảo tụ tập lại theo dõi. Các
hình ảnh của phiên xử được báo chí ngoại quốc phát ra làm chấn động dư luận thế
giới và gây bàng hoàng trong các cộng đồng người Việt tại hải ngoại.
Sau
vài ngày xử ngắn ngủi, từ 14 đến 18/12, với các luật sư do chính nhà cầm quyền
chỉ định, toà án cộng sản đã tuyên án tử hình 5 người mà chúng nghĩ là chủ chốt
:
1. Mai
Văn Hạnh
2. Trần
Văn Bá
3. Lê
Quốc Quân
4. Huỳnh
Vĩnh Sanh
5. Hồ
Thái Bạch
Tráng
sĩ Kinh Kha Trần Văn Bá sinh ngày 14/05/1945 tại Sa Đéc, thân phụ là dân biểu
VNCH Chống Cộng Quyết Liệt Trần Văn Văn (bị VC ám sát chết). Anh là chủ tịch tổng
hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris 1972-1973.
Trong
những ngày sau đó, tại khắp nơi trên thế giới, các cộng đồng người Việt cũng
như chính giới ngoại quốc đã không ngừng đẩy mạnh những nỗ lực để yêu cầu nhà cầm
quyền xét lại vụ xử và huỷ bỏ các bản án tử hình. Tại Paris, môi trường hoạt động
tiên khởi của Trần Văn Bá, những cuộc biểu tình phản kháng Hà Nội và vận động
cho các kháng chiến quân đã liên tục diễn ra trước sứ quán cộng sản cũng như tại
nhiều điểm trong thành phố. Các báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình đưa ra
nhiều bài bình luận chê bai chế độ cộng sản Việt Nam, chính giới Pháp và ở nhiều
nước Âu Châu đã gởi điện văn can thiệp cho những người bị nạn.
Ngày
03/01/1985, niềm hy vọng của thế giới tự do được khởi sắc phần nào khi Hà Nội
quyết định cải biến các bản án tử hiình của 2 ông Mai Văn Hạnh và Huỳnh Vĩnh
Sanh thành án chung thân.
Thực
ra cái được gọi là sự "khoan hồng" này chỉ nhằm mục đích làm giảm bớt
áp lực của quốc tế để nhà cầm quyền tiếp tục dự án dã man đã sắp đặt sẵn.
Diễn
tiến vụ án
Ngày
14/12/1984, Hai Mươi Mốt Kháng Chiến Quân thuộc Mặt Trận Thống Nhất các Lực Lượng
Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam đã bị "Toà Án Nhân Dân Tối Cao" của chế
độ cộng sản Hà Nội đem ra xử.
Phiên
toà xảy ra tại Nhà Hát lớn Sài Gòn tức toà nhà Hạ Viện cũ của thời Việt Nam Cộng
Hoà, một phần của cơ sở còn được biến thành khu vực triển lãm các "chiến lợi
phẩm" tịch thu được từ các kháng chiến quân. Nhà cầm quyền còn cho phóng
thanh diễn tiến vụ án tại công trường Lam Sơn và hàng ngàn người đã chen chúc
nhau ngồi theo dõi.
Trong
bản Cáo trạng đọc trước toà, công tố viên Trần Tế cho biết ngay từ đầu tháng
1/81, cơ quan an ninh cộng sản đã phát hiện một "tổ chức gián điệp"
xâm nhập vào Việt Nam. Theo bản buộc tội, ông Lê Quốc Túy là chủ tịch của tổ chức,
ông Mai Văn Hạnh là chủ tịch quốc ngoại, các ông Huỳnh Vĩnh Sanh và Hồ Tấn Khoa
làm đồng chủ tịch quốc nội. Ông Trần Văn Bá được cử là tham mưu và ông Lê Quốc
Quân phụ trách lực lượng vũ trang trong nước. Mặt khác, Trung quốc thì bị tố là
đã tài trợ mạnh mẽ các hoạt động của "tổ chức gián điệp" và các lực
lượng tình báo của Thái Lan và Hoa Kỳ cũng bị cho là đã hợp tác chặt chẽ vào
"âm mưu phá hoại". Tết 1983, lực lượng an ninh cộng sản đã bắt được Hồ
Tấn Khoa, Võ Văn Nhơn, Nguyễn Ngọc Hoà thuộc tổ chức "Hoà Giải Quốc Tế"
gần với Cao Đài giáo. Những người bị bắt bị nghi là thông đồng với các ông Túy
Hạnh để "cướp chính quyền" ở một số tỉnh miền tây. Con trai ông Khoa
là Hồ Thái Bạch sau đó thay thế cha trong chức vụ đồng chủ tịch.
Công tố
viên cộng sản cho biết có 10 toán gián điệp đã được tung vào trong nước tính từ
đầu năm 1981 đến tháng 9 năm 1984. Toán thứ nhất về bằng đường bộ từ tỉnh Trat ở
Thái Lan qua Cam Bốt, khi đến Châu Đốc thì bị bắt. Toán này có nhiệm vụ liên lạc
với lực lượng của Hoà Hảo để chiếm đóng vùng Bảy Núi. Toán thứ 10 về bằng đường
biển hồi đầu tháng 09/1984 gồm 21 người trong đó có Mai Văn Hạnh, Trần Văn Bá.
Toán này bị bắt ngay khi mới đổ bộ vào bờ biển. Tổng cộng, có tất cả 119 người
đã bị bắt giam hoặc giết chết.Thiếu tá CA Nguyễn Tấn Dũng là người chỉ huy vây
bắt vụ án này. Sau đó được phong làm đại tá Công An. Hiện nay là phó thủ tướng
thường trực bạo quyền CSVN.
Ông Lê
Quốc Túy đáng lẽ cũng đi cùng toán thứ 10 nhưng vì phải vào nhà thương ở Pháp để
mổ gấp nên đã thoát nạn. Ngày 27/12/1984, ông tổ chức họp báo tại Paris với tư
cách là uỷ viên đối ngoại của Mặt Trận Thống Nhất các Lực Lượng Yêu Nước Giải
Phóng Việt Nam. Theo nguyệt san Nhân Bản số tháng 01/01/1985 phát hành tại
Paris, ông Túy xác nhận một số chiến sĩ của Mặt Trận đã bị bắt từ 1980. Một trận
đánh lớn đã xảy ra tại Hà Tiên gây thiệt hại cho khoảng 120 cán binh Việt cộng.
Không ai giúp Mặt Trận cho đến nay, việc Việt cộng cho rằng có Trung Hoa, Thái
Lan hay Hoa Kỳ giúp là để phỉ báng cuộc cách mạng. Súng đạn do chính cán bộ cộng
sản cung cấp hoặc bán lại. Trong số 21 người bị xử có 2 cựu cán bộ cộng sản. Mặt
Trận không có căn cứ ở ngoại quốc, hoạt động ở Nam và Trung phần và tổ chức đí
kháng tiêu cực, không tổ chức đánh lớn. Điểm duy nhất đúng trong bản Cáo trạng
của cộng sản là Mặt Trận dự định tổ chức một vụ lớn và mạnh trong năm 1985. Vũ
khí dùng để bảo vệ dân chúng, chất nổ nhằm tổ chức phá hoại tại Sài Gòn.
Ông Huỳnh
Vĩnh Sanh vừa hô "Việt Nam Cộng Hoà Muôn Năm" ...
Ngay từ
phiên xử đầu tiên, nhà cầm quyền cộng sản đã cho thấy các bản án đã được sắp xếp
sẵn. Sự hiện diện của các luật sư quốc doanh bên cạnh các bị cáo chỉ là một sắc
thái cố hữu của các phiên toà trong các chế độ cộng sản trên khắp thế giới. Làm
sao có thể tin tưởng các luật sư do chế độ chỉ định khi ngay từ đầu những người
này đã chấp nhận lời cáo buộc các thân chủ của họ "phản bội lại tổ quốc",
"chống phá cách mạng" và cuộc biện hộ của họ chỉ xoay quanh việc xin
nhà nước khoan hồng !
Trong
các phiên xử, mỗi lần một bị cáo có toan tính đi ra ngoài những lời tự thú đã bị
áp đặt trước là lập tức bị dàn áp. Ông Huỳnh Vĩnh Sanh vừa hô "Việt Nam Cộng
Hoà muôn năm" liền bị một cán bộ cộng sản đưa tay bịt miệng, một cán bộ
khác chạy tới còng tay lại ! Ông Hồ Thái Bạch bị công an dùng dùi cui đánh đập
vì ông lên tiếng phản đối các bản án của toà án cộng sản.
Sau 4
ngày diễn ra vụ án bịp bợm, các bản án đã được tuyên đọc trong suốt 2 giờ đồng
hồ :
Tử
hình : Mai Văn Hạnh, Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Huỳnh Vĩnh Sanh, Hồ Thái Bạch.
Chung
thân : Trần Nguyên Hùng, Tô Văn Hườn, Hoàng Đình My.?
Từ 8 đến
20 năm tù : số 13 kháng chiến quân còn lại.
Ghi
chú : các hình trong trang này được lấy từ bán nguyệt san Hoa Thịnh Đốn Việt
Báo số 1 đến 15/01/1985.
Danh
sách 21 kháng chiến quân bị nạn :
1 -
Mai Văn Hạnh
2 - Trần
Văn Bá
3 - Lê
Quốc Quân
4 - Huỳnh
Vĩnh Sanh
5 - Hồ
Thái Bạch
6 - Trần
Nguyên Hùng
7 - Tô
Văn Hườn
8 -
Hoàng Đình Mỹ
9 - Thạch
Sanh
10 -
Nguyễn Văn Trạch
11 -
Nguyễn Bình
12 -
Nguyễn Văn Hậu
13 -
Nhan Văn Lộc
14 -
Lý Vinh
15 -
Trần NGọc Ẩn
16 -
Cai Văn Hùng
17 - Đặng
Bá Lộc
18 -
Thái Văn Dư
19 -
Trần Văn Phương
20 -
Nguyễn Phi Long
21 -
Nguyễn Văn Cầm
TRẦN
VĂN BÁ: “CON RỒNG LẠC LONG CỦA BIỂN ĐÔNG”! - NGUYỄN THIẾU NHẪN
Để tưởng niệm Trần Văn Bá: người anh hùng của dân tộc Việt Nam
(8-1-1985 – 8-1-2012)
“Con rồng
Lạc Long của Biển Đông đã u sầu câm nín Vì xác người làm bạc sóng kêu than”
(Thơ
Dương Như Nguyện)
Trong
cuộc chiến Việt Nam vừa qua, một trong những tờ báo mà người Việt Quốc Gia miền
Nam hết sức căm ghét là tờ l’Express của Pháp. Trong cuộc chiến tranh tự vệ của
quân dân miền Nam chống lại cuộc xâm lăng của Cộng sản miền bắc, tờ báo này đã
gây ra không biết bao nhiêu thiệt hại cho phía những người Quốc Gia.Tờ báo này
qua tay bỉnh bút thiên tả nặng ký Oliver Todd đã ra rả tung hô Hồ Chí Minh, đã
bỏ công lặn lội vào các vùng do Cộng sản kiểm soát ở miền Nam và ca tụng, thần
thánh hóa những cán binh Cộng Sản như những anh hùng của cuộc chiến tranh giải
phóng dân tộc.
Nhưng
chỉ một thời gian ngắn sau tháng Tư năm 1975, sự thật đã làm Oliver Todd mở mắt.
Tháng 6-1978, tuần báo l’Epress đã đăng một bài mang tựa đề “Le Goulag
Indochinois” (tạm dịch Đông Dương: Quần đảo Ngục Tù). Đây là một bài viết chứng
minh sự phản tỉnh hoàn toàn của Oliver Todd.
Trong
bài viết, ký giả phản tỉnh Oliver Todd đã nhắc tới một lời phát biểu của văn
hào Nga lưu vong Solzhenitsyn. Trong cơn hấp hối của miền Nam, đoán trước sự
chiến thắng của Cộng sản và những gì họ sẽ làm trong tương lai ở Việt Nam, ngày
11 tháng Tư năm 1975, văn hào người Nga này đã gửi đến thế giới một thông điệp
vắn tắt: “Toàn thể nước Việt Nam sẽ trở thành một trại tập trung.” Lời tiên
đoán này đã trở thành sự thật.
Tiếp
theo đó, Oliver Todd còn viết nhiều bài vạch trần những mặt trái của xã hội Cộng
sản mà bấy lâu nay được che lấp bởi hào quang và huyền thoại. Một trong những
tác phẩm của Todd là quyển “Cruel Avril 1975: La Chute de Saigon” (tạm dịch
Tháng Tư Đen 1975: Sự sụp đổ của Sàigòn) để tưởng niệm và tôn vinh một người Việt
Nam mà ông đã có dịp gặp gỡ: Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Paris Trần Văn Bá.
Có lẽ
mọi người còn nhớ, Trần Văn Bá là con của cố Dân biểu Trần Văn Văn, du học tại
Pháp từ trước 1975 và giữ chức Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Paris.
Trong những ngày cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, Đại sứ Việt Nam Cộng
Hòa tại Pháp lúc ấy làNguyễn Duy Quang đang chuẩn bị bàn giao Đại sứ quán VNCH
tại Paris cho đại diện Ngoại giao của Cộng sản và không thiêu hủy các hồ sơ mật.
Chính Trần Văn Bá đã cùng các sinh viên trong Tổng hội Sinh viên Việt Nam trèo
lên tầng lầu chứa các hồ sơ và tiêu hủy các hồ sơ đó.
Ai đã
từng theo dõi cuộc đấu tranh chống Cộng của người Việt tại Pháp trong giai đoạn
1975-1980 chắc hẳn không ai mà không biết Trần Văn Bá, một trong những người
lãnh đạo chủ chốt.
Cùng với
các ông Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh (đồng Chủ tịch Mặt trận Thống nhất các Lực lượng
Yêu nước Giải phóng Việt Nam), Trần Văn Bá trở thành một trong những bộ
óc lãnh đạo của tổ chức kháng chiến này.
Ngày 6
tháng 6 năm 1980, sau năm năm chuẩn bị và trăn trở suy nghĩ, chán ngán các trò
tranh đấu chống Cộng bằng những cuộc thảo luận tại những phòng khách sang trọng
ở các thành phố, thủ đô Pháp, Mỹ, Trần Văn Bá bay sang Thái Lan. Dưới bí danh
C.4 trong tổ chức, anh đã góp phần tuyển mộ, tổ chức, huấn luyện cho các chiến
sĩ kháng chiến, chuẩn bị xâm nhập quốc nội.
Kỷ niệm
hai năm ngày rời Paris, từ vùng hoạt động, anh gửi ra ngoài một lá thư, có đoạn
viết:
“Tôi vẫn
mạnh khoẻ. Thật là gay go và cực khổ. Nhưng tôi cảm thấy được sự liên đới mật
thiết giữa tôi với quê hương nghèo khổ, bất hạnh và đói khát. Công cuộc giải
phóng đất nước, chủ yếu sẽ là công trình của những người kháng chiến quốc nội,
chứ không phải của các chính trị gia lưu vong.” (do tác giả bài này in đậm).
Trong
những ngày anh còn ở Thái Lan, ông Trần Văn Tòng, anh ruột của anh (sau này là
Chủ tịch Ủy ban Quốc tế Trần Văn Bá, trụ sở ở Paris) đã đến thăm và đã được anh
tâm sự: “Quả thật là em đang làm cái chuyện đội đá vá trời.”
Và rồi,
từ giã C.1 (bí danh của ông Lê Quốc Túy) anh cùng C.2 (bí danh của ông Mai Văn
Hạnh) và một số chiến hữu khác mang vũ khí, đạn dược, phương tiện liên lạc xâm
nhập quốc nội.
Sa cơ,
anh và ông Mai Văn Hạnh cùng một số chiến hữu cùng xâm nhập và một số chiến hữu
cơ sở quốc nội bị Cộng sản bắt.
Bạo
quyền Hà Nội đã mở một phiên tòa hát bội, được quảng cáo rùm beng ngày
19-12-1984 tại Nhà hát Thành phố Sàigòn để xử anh cùng 21 chiến hữu khác trong
tổ chức.
Phiên
tòa này, thực chất chỉ là một cuộc trình diễn hình thức và đọc lên các phán quyết
đã được định trước: 5 án tử hình dành cho các ông Mai Văn Hạnh, Trần Văn Bá,
giáo sư Hồ Thái Bạch, Huỳnh Vĩnh Sanh vàLê Quốc Quân (em của ông Lê Quốc Túy).
Trước
phiên tòa, Trần Văn Bá đã giữ trọn vẹn khí phách của một chiến sĩ Quốc Gia can
trường. Mặc dù theo luật, các tử tội có thể xin ân xá, nhưng anh đã thẳng thừng
từ chối.
Trong
số những người từ bên ngoài xâm nhập Việt Nam để hoạt động, có hai người lãnh
án tử hình là Trần Văn Bá và Mai Văn Hạnh. Ba người còn lại thuộc cơ sở quốc nội.
Trong
những người này, chỉ có ông Mai Văn Hạnh là thoát khỏi mũi súng của đội hành
quyết. Là công dân Pháp, ông được chính phủ Pháp tích cực can thiệp và đã được
thả về Pháp sau nhiều năm tù. Trần Văn Bá và các chiến hữu khác đã lần lượt đền
nợ nước trong năm 1985.
Trong
phiên tòa, một cán bộ cao cấp của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, đóng vai trò
công tố viên, đã lồng lộn quy kết cho Trần Văn Bá và các chiến hữu của anh những
tội danh nặng nề nhất. Đồng thời cũng lên án các “thế lực phản động quốc tế, bọn
bành trướng Bắc Kinh, quân phiệt Thái Lan” đã tiếp tay hỗ trợ cho Mặt trận Thống
nhất các Lực lượng Yêu nước Giải phóng Việt Nam. Đặc biệt Hà Nội đã tố cáo đích
danh Tình báo Lục quân Thái Lan do Tướng Yongchaiut, Tham mưu trưởng Lục quân
Thái lan vào lúc đó chỉ huy đã tận tình giúp đỡ tổ chức này. Youngchaiut sau
này trở thành Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Thái Lan và đã qua thăm Việt Nam.
Anh Trần
Văn Bá đã chết. Hơn hai mươi năm đã trôi qua. Oliver Todd đã đặt câu hỏi:
“Cũng
như những người kháng chiến vô danh khác, Trần Văn Bá là người của lý tưởng hay
thực tế, can đảm hay mạo hiểm? Anh là một anh hùng gương mẫu hay là một kẻ tuẫn
đạo vô ích? Cuộc đấu tranh mà anh Bá theo đuổi là một cái gì đó mơ hồ, tuyệt vọng
hay một thách đố xứng đáng để chúng ta kính phục, thông cảm và ủng hộ?”
Đối với
người Việt Nam chúng ta, có lẽ không cần thiết phải đặt ra một câu hỏi như vậy.
Rõ ràng anh Trần Văn Bá là một người tranh đấu vừa lý tưởng vừa thực tế, can
trường và dám mạo hiểm. Anh là một anh hùng gương mẫu và là một kẻ tuẫn đạo, và
con đường anh đã theo đuổi, cuộc đấu tranh của anh là một thách đố hết sức xứng
đáng để chúng ta kính phục và hết lòng biết ơn.
*
Trong
27 năm qua, đã có nhiều người làm thơ ca tụng anh hùng Trần Văn Bá.
Trong
đó có bài thơ “TÔI CHƯA BIẾT MÀ ĐÃ GỌI TÊN ANH” của nhà văn Dương Như Nguyện,
tác giả “Daughters of the River Hương”,theo tôi, là một bài thơ chắc chắn sẽ sống
mãi với thời gian.
“Trần
Văn Bá
Tôi
chưa biết anh
Mà đã
hình dung ra đứa bé trai chạy chơi ở Cù Lao Cát,
Đứa bé
thích hội họa, thích máy bay, ở tuổi ngây thơ chắc đã mơ làm nên vũ trụ, như họa
sĩ, như nhà phát minh cơ khí.
Ngày mẹ
đặt vào nôi, đặt luôn tên anh là chính đạo.
Mộng
bá vương là mộng giúp đời, như tùng bách trong rừng sâu,
Cô độc
mà nghênh ngang,
Cao vời
mà nhân đạo
Cương
quyết trong ân cần.
Anh đó,
Nuôi
dưỡng bằng đất bồi Cửu Long,
Tim đỏ
thắm như bã trầu quê mẹ, sinh con trai lớn lên làm cách mạng, ôi cách mạng Thế
Giới Thứ Ba nổi trôi hơn thân phận con người.
Thóc
thơm,
Gạo trắng,
Gió hiền
Miền
Nam phì nhiêu nắng ấm.
Mang
vào đời anh chân thiện mỹ giữa hai lằn tư tưởng Đông Tây
Tư tưởng
mở tung xích xiềng nhược tiểu, cởi trói lý thuyết vô bằng.
Anh
không chỉ nói mà làm.
Anh chỉ
làm, mà không cần nói.
Đứa bé
trai lớn lên ở vựa lúa phương Đông, rồi đứng ở phương Tây,
Đọc
sách mà trông về phương Đông, ửng một khối trùng trùng khí phách.
Khí
như khí hiên ngang của loài cây không biết ngã
Phách
như phách linh thiêng của rừng già không dấu chân người qua.
Tôi
chưa hề biết tên anh
mà đã
hình dung ra một thiếu niên có đường môi cong, mặc áo len trong trời thu Đà Lạt.
Tôi
hình dung ra
phố thị
cao nguyên khi tấp nập khi đìu hiu mà anh đã một lần đi qua, với đôi chân đùa
nghịch của tuổi trẻ.
Trời
Đà Lạt thấp sương mù, mang cái lạnh của Hoàng Triều Cương Thổ, anh đã mang mùa
thu Đà Lạt vào đôi mắt hiền lương.
Đôi mắt
của niềm tin chính đạo, của loài cây vương bá trong rừng già.
Khi
sách vở bạn bè Yersin chưa nhận ra chân dung người đi tìm công lý trong cuộc đời,
thì
trường lớp cao nguyên vẫn là hàng rào không hoa trái, cản chân anh trong khuôn
khổ bình an.
Nhưng
rồi
Bình
an không còn nữa
Khuôn
khổ xóa đi
Một lần
trong
hoa lệ Sài Thành, trên vũng máu chính trị vô nhân,
giây
phút cha anh nằm xuống,
là
ngày vương đạo lên ngôi.
Vương
đạo trong lòng bàn tay anh
Chỉ
tay ngoằn ngoèo của những người luôn mơ tạo dựng lại vũ trụ,
Chỉ
tay phức tạp mà an bài như định mệnh, cho cuộc đời đã trót đi theo đường đã vạch
rồi.
Đường
đã vạch rồi.
Tôi
chưa hề biết anh
mà đã
hình dung ra người thanh niên mặc áo sô trắng, chít khăn tang
khóc
cha trong lòng dân tộc
Ôi
trong lòng dân tộc…
Anh có
hay chăng… một ngày
Cũng
trong lòng dân tộc, anh bắt đầu cuộc hành trình
Để rồi
bên
ngoài dân tộc.
Có tiếng
khóc anh
Ở hành
lang đại học
Ôi hành
lang đại học
Là nơi
giấc mộng của loài cây trong rừng già bắt đầu ươm trái
Cho
anh và cho tôi.
Khi
Phương Tây rộng mở, đón anh vào
vành
môi cong thiếu niên đã đượm nét ưu tư,
Tim óc
anh đã nhập vào vòng lịch sử.
Lịch sử
oái oăm khi lá cờ đổ xuống, anh đã hăm hở dựng lên.
Lịch sử
thách thức vương đạo trong lòng bàn tay anh,
Lịch sử
réo gọi trái tim nuôi dưỡng bằng gạo trắng Cửu Long,
chảy
vào Đông Hải.
Anh đã
làm theo đường đã vạch rồi, trong khi bao người còn đứng nói.
Bao
người nói cũng không thành một bước anh đi, một việc anh làm, theo đường đã vạch
rồi.
Ôi đường
đã vạch rồi…
Như Cửu
Long đổ vào Đông Hải,
Định mệnh
anh thành dòng huyết nhục cội nguồn tan biến vào ngàn khơi.
Tôi
chưa hề biết anh
Mà
hình dung ra những con đường mang dấu chân anh.
Từ bầu
trời rực nắng của tháng 6 Paris mùa hè oi ả, khi âm nhạc đổ dồn vào phố xá tưng
bừng.
Ai đó
còn nghe tiếng kèn đồng của người nhạc sĩ vĩa hè…
Qua đến
tháng 12, mưa tuyết Paris phủ trắng dòng sông Seine.
Đâu
đây vọng tiếng hồ cầm trong giai điệu cuối cùng.
Còn
văng vẳng tấu khúc không trọn vẹn của Schubert trước khi đêm xuống là đứt ngang
giấc mộng.
Những
nơi chốn anh đã nằm, ngồi, cười, nói, đã suy tư, đã uất nghẹn, từ Đà Lạt đến
Paris.
Từ
Paris quay lại những nẻo đường đất nước.
Anh đã
trở về.
Ôi lục
tỉnh lầm than, nơi bùn lầy nước đọng, con rồng Lạc Long của Biển Đông đã u sầu
câm nín
Vì xác
người làm bạc sóng kêu than.
Này
đây biên giới
Này
đây rừng nước với cù lao.
Này
đây những người vất vưỡng trong nghèo đói, trong chính sách tiêu diệt hết một
thế hệ phải buông súng, chịu cúi đầu.
Anh đã
thấy, đã nhìn, và đã biết.
Đã
chua xót đau lòng,
Đã bất
nhẫn, đã buồn hiu.
Ngày một
ngày hai.
Anh đội
đá vá trời.
Dầm
ưa, dãi nắng,
Giã từ
nhung lụa,
Chối bỏ
vinh thân,
Tất cả.
Đưa
bàn chân anh tới,
Lót đường
cho anh đi,
Đẩy
anh về Cha,
Cho
anh xa rời Mẹ.
Ôi đường
vào dân tộc là túi mật của kẻ tử tù. Ôi Cửu Long, Cù Lao Cát, Đà Lạt, Sàigòn,
Paris và Biên Giới.
Tuồng
diễn trâng tráo nhà hát lớn, vách tường vô nhân, cay nghiệt nhà lao, và tiếng
súng nổ sau cùng…
Tôi
chưa hề biết anh
Nhưng
đã nghe nhân loại kể chuyện những người không chịu chết, chỉ biết khuất phục
trước hai sức mạnh: Tình Yêu và Tổ Quốc.
Trong
anh, TìnhYêu chưa một lần đến,
Mà Tổ
Quốc đã một lần đưa.
Tôi
chưa hề biết anh
Nhưng
đã khóc ngày anh nằm xuống.
Anh nằm
xuống như cha già đã nằm xuống,
Anh nằm
xuống cho mẹ già đứng bên cạnh biểu ngữ trước nhân loại, khi nước mắt xót thân
con phải chảy ngược vào lòng.
Trên
con đường Thiên Lý và Thiên Cổ
Bên
vong linh những Thiên Tài không chịu chết…
Anh đã
đi vàoThiên Thu.
Tôi
chưa hề biết tên anh
Đứng
chơ vơ bên này bờ đại dương,
tôi sẽ
gọi tên anh cho tất cả những thiếu nữ có ánh mắt làn môi Gina Lolobrigida ngoài
lòng đất nước,
con
tim vẫn óng ánh đường gươm của rừng già Mê Linh,
nơi mà
tùng bách ngàn đời còn đứng vững,
đôi
môi son còn mang guốc mộc của rừng Thanh Hoá,
muốn
cưỡi cơn gió mạnh, đạp làn sóng dữ, trên con đường anh đã đi qua,
Trong
âm thầm.
Tôi sẽ
gọi tên anh cho tất cả những nam nhân ở ngưỡng cửa đại học đường, mặc áo len,
mang giấc mộng kinh bang tế thế,
Trên
viền môi cong nghịch ngợm, nói tiếng Anh, tiếng Pháp, nhưng vẫn đánh vần chữ Việt,
Đôi mắt
hiền lương đọc Camus, Steinbeck, nhưng trên diện mạo vẫn còn phảng phất vầng
trán vuông và chiếc cằm vuông Nguyễn Thái Học…
Ngày
xưa đã có người viết sử cho 13 người trai trẻ lên đoạn đầu đài…
Nay
mai, ai sẽ là người viết sử do anh làm ra,
Nhánh
thông non,
Cây
cao rừng già
TRẦN
VĂN BÁ
TRẦN
VĂN BÁ
vì thế
Tôi
chưa hề biết anh
Nhưng
sẽ gọi tên anh
Những
sáng tuyết trắng trời Tây.
Những
trưa nắng khét sa mạc bên này biển,
Khi
người nhạc sĩ blue jazz đã buông kèn đồng trong hầm rượu tối.
Khi tiếng
réo rắt cuối cùng Hồ Cầm đã ngừng giai điệu.
Tôi sẽ
gọi tên anh,
Trong
trầm tư mộng mị
Trong
thương nhớ u hoài,
Trong
ánh nến lung linh tôi thắp trong lòng, ngọn nến không bao giờ tắt, cho riêng
anh.
Tôi
chưa hề biết anh
Nhưng
đã gọi tên anh
TRẦN
VĂN BÁ”.
*
Ai
đó đã nói: “Chết vì nước là sống mãi với thiên thu!” Cũng như anh hùng
Nguyễn Thái Học và 12 liệt sĩ lên đoạn đầu đài ở Yên Báy vào thập niên 1930 đã
sống mãi với thiên thu!
Trần
Văn Bá – “Con Rồng Lạc Long của Biển Đông” cũng sẽ sống mãi với Thiên Thu!
Cũng
như bài thơ “Tôi Chưa Biết Mà Đã Gọi Tên Anh” của nữ sĩ Dương Như Nguyện sẽ là
bài sử thi sống mãi trong giòng lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam bất khuất,
hào hùng!
NGUYỄN
THIẾU NHẪN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét