Bà Cát Hanh Long và các con |
Bà Cát Hanh Long tức bà Nguyễn Thị Năm, bị cách
mạng vô sản quy là địa chủ cường hào gian ác, lôi ra xử bắn năm 1953. Hôm nay
13.3, tôi may mắn được đọc trên tờ báo An ninh thế giới số mới nhất (12.3) bài
viết về bà Năm của nhà báo Xuân Ba bạn tôi. Chỉ mong sao cái chính quyền này
biết cúi đầu thừa nhận những sai phạm tày trời của họ để chiêu tuyết cho những
nạn nhân mà họ đã đày ải oan ức khốn cùng. Nhưng tôi (và có lẽ cả bạn tôi nữa)
đều hiểu rằng điều ấy rất khó.
Giờ
thì anh Xuân Ba mới lên tiếng chứ tôi và em gái tôi, cô Người
Làng Trà đã viết
về bà Năm từ năm 2007 cơ, trong lần đi tìm mộ người chú ruột hy sinh và được
chôn cất tại đồn điền của bà Năm ở Đồng Bẩm, Thái Nguyên. Chính chú tôi là một
trong hàng nghìn người được bà Năm cưu mang thời kháng chiến, vì vậy gia đình
tôi rất biết ơn bà.
Xin biên lại đây một phần liên quan đến bà Năm
trong những ghi chép ngày ấy:
Chiều
6.8, nhớ câu nói của bà cụ Vãn “những người chết tại đồn điền trong khoảng những năm 1950
- 1953 đều chôn ở khu vực ao sen”nên chúng tôi dò hỏi và tập trung tìm
kiếm tại nơi này. Trên thực địa mênh mông, nhà cửa chen lẫn rừng cây, chỗ nào
chẳng giống chỗ nào. Ao sen ở đâu, liệu có còn? Theo lối mòn cạnh tường rào
UBND huyện Đồng Hỷ, đến nơi cách đường lớn khoảng ba bốn trăm mét chúng tôi chỉ
thấy một bờ cây gai góc rậm rạp. Gặp bà cụ ngoài 70 đang chăn trâu, cụ hỏi ngay “chắc cô chú
đi tìm mộ?”. Chúng tôi lại một phen kinh ngạc liền hỏi thăm bà cụ ao sen
chỗ nào. Cụ chỉ tay“ngay cạnh chỗ cô chú đứng chứ đâu”.
Nhìn kỹ thấy đúng là có cái ao thực, hình bầu dục, vẫn còn những bậc đá lên
xuống. Phía bên phải ao, nhà cửa cây cối sầm uất, rậm rạp. Vạch cây rẽ lá,
chúng tôi dò tìm quanh quẩn một lúc thì phát hiện đằng góc ao có đống đá nhỏ,
trong đó một hòn to hơn và có vẻ trắng hơn. Chả biết có phải cô đồng Hà nói vậy
mà mình cảm thấy vậy chăng? Nửa phân vân, nửa hy vọng, chúng tôi lại gần đống
đá và thắp hương khấn mong chú Liễn về phù hộ. Đi thêm một đoạn chợt thấy ngôi
nhà xây tường gạch bao quanh, chúng tôi gõ cửa. Một phụ nữ ngoài 40 đẹp hiền
hậu ra mở cửa đưa chúng tôi vào nhà mặc dù chưa biết khách là ai. Nhìn những
huân huy chương treo trên tường, tôi biết đây là nhà đại tá Mai Trung Lâm,
nguyên tư lệnh trưởng Quân khu 2, đã mất. Sau khi con dâu (người phụ nữa ấy)
vào báo tin, bà Lâm ra tiếp. Kha thưa với bà mục đích chuyến đi, bà tỏ vẻ rất
xúc động khi nghe chuyện về ông Liễn bởi bà từng là cán bộ kháng chiến hoạt
động tại vùng này. Hỏi về khu đồn điền, bà Lâm bùi ngùi kể cho chúng tôi về bà
Cát Hanh Long - Nguyễn Thị Năm và những đóng góp to lớn của bà Năm với cách
mạng; bà khuyên chúng tôi kiên nhẫn tìm kiếm, đừng bỏ dở chừng. Bà lại giới
thiệu sang gặp cụ Quỳ, người thân thiết với gia đình bà Năm, nhà cũng gần đó.
Sang gặp cụ Quỳ. Chuyện trò một hồi, khi chúng
tôi khoe đã gặp bà Vãn, cụ Quỳ thoáng nhíu mày, im lặng không nói gì chỉ khuyên
chúng tôi nên tìm gặp ông Hanh, con trai cụ Nguyễn Thị Năm, lại cho cả địa chỉ
và số điện thoại nhà ông Hanh ở Hà Nội.
Biết
có ở lại Thái Nguyên cũng chưa thể tìm được mộ vì thông tin còn quá ít ỏi, hôm
sau 8.8.2003 chúng tôi quay trở về Hà Nội. Đến nhà số 117 Hàng Bạc, bé tí chỉ
khoảng hai chục mét vuông, may mắn gặp bà Hanh, con dâu trưởng cụ Năm. Ấn tượng
đầu tiên về bà là sự gần gũi cởi mở nhưng vẫn toát lên vẻ lịch lãm sang trọng.
Chúng tôi xin phép thắp hương cho cụ Năm, chạnh buồn nghĩ đến người phụ nữ mà
cuộc đời gắn liền với một giai đoạn cực kỳ hào hùng nhưng cũng đầy đau thương
của dân tộc. Cụ Năm là người đầu tiên bị xử bắn khi cuộc cải cách ruộng đất “long trời lở
đất” năm 1953 mở màn, cái
chết của “bà
địa chủ” này đã thành tấn bi
kịch không chỉ của một con người, một gia đình mà của cả một thời kỳ lịch sử.
Mặc dù ngay sau đó Nhà nước đã tiến hành “sửa sai”, nhìn nhận lại những ấu trĩ, sai lầm của “cải cách
ruộng đất” nhưng có những
nỗi đau vẫn cứ dai dẳng. Trò chuyện, bà Hanh bảo: Gia đình tôi rất buồn vì đến
giờ cụ (cụ Năm) vẫn chưa được công nhận là người có công với kháng chiến. Mẹ
tôi nuôi dưỡng, che chở cho cả sư đoàn bộ đội, cán bộ, hiện rất nhiều người còn
sống biết chuyện nhưng đều đã cao tuổi, mai sau họ mất đi thì mọi chuyện sẽ rơi
vào quên lãng. Bà kể thêm, giọng đượm buồn: “Cô chú biết không, cô Đăng (tức bà Vãn mà chúng tôi đã
gặp trên Thái Nguyên) là người giúp việc cho cụ Năm, cụ rất thương yêu, tin cậy.
Vậy mà chả hiểu làm sao tự dưng cô ấy lại chính là người đấu tố cụ nhà tôi hăng
nhất”. Tôi chợt nhớ sự im lặng, trầm ngâm của bà Quỳ lúc trên Thái Nguyên
và thưa lại những điều tốt đẹp mà bà Vãn nói về cụ Năm trong cuộc gặp vừa qua,
bà Hanh nghe nhưng vẫn buồn.
Sau cuộc gặp này, việc liên lạc với gia đình cụ
Năm được giao lại cho Nguyễn Ngọc Trai (con anh Trác), sĩ quan đang công tác
tại Cục Bản đồ (Bộ Quốc phòng). Trước đó ông Hanh có kể cho tôi nghe về chuyện
tìm mộ mẹ mình. Sau khi xử bắn, người ta đã đem xác “địa chủ” Nguyễn Thị Năm đi
chôn giấu nơi nào đó mà thân nhân không hề biết. Kể từ hòa bình lập lại 1954,
gia đình rất nhiều lần tổ chức tìm mộ cụ nhưng không thành, thất vọng đến mức
đành phải lấy tạm một ít đất ở khu vực đồn điền, nơi bà bị bắn cho vào cái tiểu
sành đem về, thay cho hài cốt. Năm 1993, nghe người ta kể về nhà ngoại cảm
Nguyễn Văn Liên ở xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hải Dương), ông Hanh tìm đến.
Lúc ấy mặc dù rất bận nhưng ông Liên vẫn sốt sắng giúp; có lẽ với một người,
một số phận như cụ Nguyễn Thị Năm chả ai nỡ từ chối. Lúc tiến hành tìm kiếm,
ông Liên vẫn ở Hải Dương, chỉ hướng dẫn qua điện thoại. Cả đoàn nhất nhất làm
theo lời nhà ngoại cảm, ông Liên bảo hãy đến khu vực sân bay cũ bỏ hoang, thấy
cây nào có lá nhỏ nhất thì đào. Mọi người chia nhau tìm trên cả vùng rộng lớn,
cây cối um tùm và thật lạ cả khu vực mấy cây số vuông chỉ duy nhất một cây
phượng lá nhỏ. Chưa kịp gọi điện báo về thì nhà ngoại cảm chủ động gọi, nói
chính nơi đó, ngay gốc cây, hãy đào đi. Đào xuống sâu hơn một mét quả nhiên
thấy có bộ hài cốt chôn sơ sài đã nát vụn, duy chỉ còn mấy chiếc cúc áo của
chiếc áo mà cụ Năm mặc khi bị bắn là con cháu nhận ra ngay. Mọi người òa khóc.
Và may làm sao, không thể nào nhầm được khi lẫn trong đám xương vụn đó chiếc
vòng tay ngọc thạch cụ Năm thường đeo. Cả nhà bùi ngùi xót thương đưa cụ về.
Ông Hanh cùng con cháu đắp thêm đất vào gốc cây phượng. Suốt 40 năm trên nấm mồ
hoang không hương khói, cây phượng vĩ vẫn nở những chùm hoa đỏ rực viếng hương
hồn người đàn bà chịu nhiều oan khiên.
Nguyễn Thông
Đại bịp bợm của thế kỷ 20:
Trả lờiXóaĐộc-Lập hay Tay sai?
Tôi năm nay 71 tuổi, đang sống ở nước ngoài, xin đóng góp vào loạt bài của Đặng Chí Hùng về cái gọi là độc lập của HCM.
Trải qua dòng lịch sử nước nhà, các vua của đất nước ta, ai cũng phải chịu nhục có lẽ là quỳ gối để tiếp nhận chiếu chỉ của vua Tàu phong vương cho mình. Sau đó sứ-gỉa Tàu về nước. Vua quan ta họp nhau bàn luận, tổ chức việc cai trị ra sao thì không hề phải thông báo, chứ chẳng có chuyện phải xin phép vua Tàu. Đó là sự thực được trình bày rõ ràng qua các sách sử của nước nhà.
1/ Trái lại HCM phải trình cho Liên-Xô (LX) chương trình “Cải cách ruộng đất”. Một chương trình hoàn toàn thuộc về nội trị của đất nước! Trước khi thực hiện thì gởi người qua Tàu để học cách làm. Cứ tạm coi là đi tu nghiệp về chuyên môn, có thể chấp nhận được. Nhưng trong khi thực hiện thì có các cố vấn Tàu và phải xin phép. Việc bà Cát Hanh Long bị giết vì HCM không thể xin được khi cố vấn Tàu phán: “Cọp đực, cọp cái đều ăn thịt người”, là một bằng cớ về việc làm tay sai, không có thực quyền.
2/ Trong khi bộ chính trị của đảng cộng sản VN họp hành để thảo luận về các chương trình làm việc, một việc hoàn toàn thuộc về nội bộ của đảng mình. HCM đã mời La Quý Ba, cố vấn Tàu tham dự (Ai biết rõ ngày giờ + địa điểm sảy ra việc này xin bổ túc dùm). Đây là một bằng chứng khác về việc làm tay sai.
3/ Thực chất của cái gọi là “Nghĩa vụ quốc tế” chính là làm tay sai cho LX. Khi thế giới phân chia thành hai khối Tư-bản và Cộng-Sản. LX muốn bành trướng vùng ảnh hưởng của mình, thì chỉ thị cho đàn em cung cấp xương máu, anh cả chỉ cung cấp vũ-khí mà thôi!