Viết Từ Sài Gòn - Tôi còn nhớ, lúc tôi
chừng mười lăm tuổi, tôi từng bị ông bác tôi mắng vì tôi dùng sợi dây nhợ buộc
chân con chim cu đất, cột nó vào gốc cây: “Mi mà buộc người ta bằng sợi xích
thì chính mi đã buộc vào cổ mi cái thòng lọng. Mở nó ra ngay!”.
“Kẻ hèn nhát hỏi: ‘Có an toàn không?’ Kẻ cơ hội hỏi: ‘Có khôn khéo không?’ Kẻ rởm đời hỏi: ‘Có được tiếng tăm gì không?’ Nhưng, người có lương tâm hỏi: ‘Có là lẽ phải không?’ Và có khi ta phải chọn một vị trí không an toàn, không khôn khéo, không để được tiếng tăm gì cả, nhưng ta phải chọn nó, vì lương tâm ta bảo ta rằng đó là lẽ phải.”
Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014
Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014
CÔNG AN PHÁ BUỔI CÀ PHÊ NHÂN QUYỀN TẠI NHA TRANG, 3 NGƯỜI BỊ BẮT
Theo tin khẩn cấp từ Nha Trang, công an đã bắt
giữ 3 blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm Gấu), Nguyễn Hồ Nhật Thành (Paulo
Thành Nguyễn) và Trịnh Kim Tiến vào lúc 08h45' sáng nay, ngày 19/4/2014.
CHUYỆN SÂU VÀ TRÙNG Ở BẾN TRE
Ảnh: Nguyễn Ngọc Tư
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Bằng giờ này
tháng 4, mấy năm về trước, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư (“một mình, đất lạ, đường
xa”) đã lên đến tận Hà Giang. Trong blog
saurieng, bà có
viết đôi dòng chữ ngắn về chuyến đi “ấn tượng khủng khiếp” này: "Người ta nói, đi qua một khu chợ sẽ biết đời sống của cư
dân ở đó. Mình tin điều đó. Và nhìn món hàng bày trước mặt những người phụ nữ
vùng cao, mình hình dung được nồi cơm, căn bếp, cuộc đời…"
CUỘC SỐNG HAI MẶT CỦA KÝ GIẢ ĐIỆP VIÊN PHẠM XUÂN ẨN - ĐIỆP VIÊN PHẠM XUÂN ẨN: XIN ĐỪNG CHÔN TÔI GẦN CỘNG SẢN
Lâm Lễ Trinh
“Có hai
khía cạnh trong Ẩn không thể hiểua được. Hồi tưởng lại, tôi nghĩ Ẩn bị xé đôi ở
phiá giữa"
(David
Halberstam)
Nhiều sử
liệu được giải mật sau 1975 chứng minh chế độ Cộng hòa Miền Nam sụp đổ vì lý do
khiếm khuyết về tình báo hơn là vì yếu kém về mặt quân sự. Cuộc chiến giữa Nam
và Bắc VN, đúng vậy, là một sự tranh chấp ý thức hệ, nặng về tâm lý, yếu tố ủng
hộ của nhân dân vì thế đóng vai trò quyết định. Hiệp ước Genève ký chưa ráo mực
thì Cộng sản Bắc Việt đẩy mạnh tuyên truyền và sự xâm nhập tình báo dưới vĩ tuyến
17 trong mọi lãnh vực : quân đội, báo chí, quốc hội, học đường, nông thôn…...,
với các khẩu hiệu nóng cháy như chống ngoại xâm Mỹ, thống nhất và độc lập.
KHI BỌN HỀ MUỐN LÀM VUA
Hoàng Lan Mộc
Châu - Dân mình chưa hết cười ra nước mắt xem
cảnh thứ trưởng bộ ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn mặc áo sơ mi sọc ca rô, không
cài hết khuy, xòe tay bái quốc tổ Hùng Vương thì lại phải tròn xoe mắt, chửi
thề xem cái trò hề gọi là: "Bí thư
Thừa Thiên - Huế Nguyễn Ngọc Thiện làm chủ tế Đàn Nam Giao, cầu cho quốc thái
dân an". (1)
DÒNG HỌ NGÔ ĐÌNH ƯỚC MƠ CHƯA ĐẠT - PHẦN 1
Cụ NGÔ ĐÌNH KHẢ
Với ông Diệm:
“Diệm, con có đủ đức tính cần thiết để trở thành người lãnh đạo tốt. Con phải lãnh đạo“.
Với tất cả các con:
“Các con phải cùng với nó (ông Diệm) tranh đấu dành lại cho được một nền độc lập hoàn toàn, thì mới thực hiện công cuộc cải tạo xã hội, xóa bỏ bất công được”.
(Lời cụ Ngô Đình Khả trối lại cho các con trước khi cụ qua đời)
DÒNG HỌ NGÔ ĐÌNH ƯỚC MƠ CHƯA ĐẠT - PHẦN 2
CHƯƠNG
2.1: “BIẾN CỐ” CỜ PHẬT GIÁO
TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VỚI CÁC TÔN GIÁO
Ngay từ khi chủ nghĩa cộng sản, một chủ nghĩa
chủ trương vô thần xuất hiện tại Việt Nam (1930), không chỉ riêng ông Ngô Đình
Diệm, mà tất cả các anh em ông đều đã chú tâm đến việc nghiên cứu tìm một sách
lược đối phó với chủ nghĩa vô cùng tai hại này. Họ quan niệm rõ ràng rằng. Niềm
tin tôn giáo là sức mạnh vô địch trong cuộc chiến chống lại chủ thuyết vô thần
nguy hiểm ấy.
DÒNG HỌ NGÔ ĐÌNH ƯỚC MƠ CHƯA ĐẠT - PHẦN 3
Chương 3.1
CUỘC ĐẢO CHÁNH 1.11.1963
TIỀN ĐẢO CHÁNH
Cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963 xảy ra
không phải là chuyện bất ngờ đối với các nhà lãnh đạo Đệ I Cộng Hòa. Chỉ mấy
tháng sau khi Tổng Thống Kennedy lên cầm quyền, thấy rõ đường lối của ông, họ
đã đoán biết những khó khăn sẽ xảy đến đối với họ.
DÒNG HỌ NGÔ ĐÌNH ƯỚC MƠ CHƯA ĐẠT - PHẦN 4
Chương 4.1
CẦN LAO NHÂN VỊ CÁCH MẠNG ĐẢNG
LÝ THUYẾT
Lý thuyết của Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng
là chủ nghĩa Nhân Vị Á Đông do ông Ngô Đình Nhu đề xướng. Cũng như tất cả các
chủ nghĩa và học thuyết khác thường được ra đời do một hoàn cảnh lịch sử, chủ
nghĩa Nhân Vị Á Đông được ra đời do sự đòi hỏi của hoàn cảnh lịch sử Việt Nam
thời kỳ những năm 30-40.
Đầu năm 1930 đảng Cộng Sản đông dương (Việt,
Miên, Lào). Mục đích của đảng này là quảng bá và thực thi chủ nghĩa Cộng Sản,
một chủ nghĩa chủ trương vô thần, vận động một cuộc cải tổ xã hội bằng thực
hiện đấu tranh giai cấp, gieo rắc hận thù, xóa bỏ truyền thống, tập tục, nếp
xin hoạt, nền đạo lý của xã hội cũ. Tạo dựng một hệ thống xã hội và kinh tế mới
mà trong đó mọi phương tiện sản xuất kể cả con người, cũng như sản phẩm đều là
cộng hữu. Tất cả đều do nhà nước quản lý và phân phối.16 TẤN VÀNG CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA
Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014
HỒI KÝ SÀI GÒN NGÀY DÀI NHẤT CỦA DUYÊN ANH - KỲ 1
1.- Em thuở ấy còn hoa phong nhụy Trên bản đồ địa
lý giáo khoa thư Rất thật thà và cũng rất ngu ngơ Anh mực tím vẽ giấc
mơ viễn xứ Giấy trắng học trò viết tên em đầy vởViết đầy hồn tuổi nhỏ của
anh xưa Chuyến tầu vô Nam còi thét trong mơ Nên ga bến chỉ đợi chờ
tưởng tượng Thế đã đủ làm anh sung sướng Đủ làm anh chiêm ngưỡng em
rồi Hỡi Sài gòn xa lạ của anh ơi Anh thầm gọi khi đất trời hiu quạnh Nuốt
miếng nắng vàng lòng thôi mưa lạnh Và thèm bay như đôi cánh hạc hồng Đêm
sách đèn chữ nghĩa chạy lung tung Ngày trường lớp cũng uổng công thầy dậy Cái
bảng đen mịt mù sao anh thấy Xa nơi anh lộng lẫy một Sài gòn Một Sài gòn
tươi mát ngọt ngon Đang vẫy gọi lời mật ong say đắm Bước chân đời
hiền ngoan nhưng chậm lắm Anh theo nhanh mà vẫn cứ dại khờ Sài gòn
ơi, biết đến bao giờ Anh khôn lớn để ước mơ đầy tuổi 2.-
HỒI KÝ SÀI GÒN NGÀY DÀI NHẤT CỦA DUYÊN ANH - KỲ 2
Tôi vụt thức khi thấy cổ họng mình khô rang.
Ngó dạ quang của đồng hồ: 2 giờ 48 phút. Thì ra tôi đã chợp mắt trong cơn sợ
hãi. Thuốc lá làm họng tôi khô, lưỡi tôi khô, môi tôi khô nhưng rượu đã không
làm tôi say. Rượu đủ. Đó là tên truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu. Rượu chưa đủ,
không đủ khả năng trấn áp nỗi sợ biển máu của tôi. Có lẽ, thuốc phiện đủ khả
năng ấy. Tôi thèm được nằm bàn đèn với Nguyễn Mạnh Côn - với Hoàng Hải Thủy thì
nhất - hút vài cặp. Thuốc phiện sẽ bắt tan loãng mọi sợ hãi. Nếu ta say, thuốc
phiện giúp ta thoát thực tại ưu phiền, đưa ta lên cõi phiêu bồng lâng lâng.
Thuốc phiện lâu say mà say lâu. Và hễ say, dao kề cổ vẫn tỉnh bơ, bởi chẳng còn
ý thức nổi không gian, thời gian, nói chi sự việc quanh mình. Dẫu mắt vẫn mở.
Mắt mở không phải là thức. Dù mắt nhắm. Mắt nhắm không phải là ngủ. Tai vẫn
nghe người nói song không biết trả lời Lý Bạch mới say rượu mà đã trở thành thi
bá và chết đẹp vì say. Thời nhà Đường, Trung Hoa chưa "sáng tạo" được
dọc tẩu, đèn dầu lạc và cung cách nằm hít tô phe, nên Lý Bạch đã chưa phiêu
diêu trong cõi say phù dung. Do đó, nhân loại vẫn thiếu những bài thơ trác
tuyệt của thi sĩ thịnh Đường. Giá tôi được chết say thuốc phiện, tôi sẽ hoan hỉ
vô cùng. Tôi sẽ vượt khỏi sợ hãi chờ chết. Hạnh phúc cho những nhà văn nào bị
cộng sản đánh dấu, bị thất bại di tản, đang chong ngọn đèn dầu lạc soi tâm sự
và thả tâm sự ấy theo khói thuốc phiện vào giây phút mà cái thòng lọng thù hận
đang xiết chặt dần cổ mình.
HỒI KÝ SÀI GÒN NGÀY DÀI NHẤT CỦA DUYÊN ANH - KỲ 3
10 giờ 40, mười phút sau lệnh đầu hàng cộng
sản của Dương văn Minh, Đặng Xuân Côn và tôi ra vỉa hè trước cửa nhìn Sài gòn
chờ đợi cộng sản vào. Tại sao chưa đánh đã đầu hàng? Tôi nghe rõ câu hỏi nghẹn
ngào đó trong những ánh mắt ngơ ngác của người Sài gòn quanh tôi. Trời hết âm
u, nhưng vẫn chưa có nắng. Vẫn thiếu nắng vàng rực rỡ. Dân Xóm Lách kéo lên. Lề
đường Công Lý, gần nhà tôi đông nghẹt. Dẫu lòng ngổn ngang bối rối, tôi còn
chút hạnh phúc trên những khuôn mặt buồn bã của đám dân "vô sản" Xóm
Lách. Không một nụ cười. Khó tìm ra niềm hân hoan. Ngay cả những người đã truy
nã kỹ thân phận mình, sự nghiệp của mình ròng rã hai mươi năm Việt Nam cộng
hòa, thấy chẳng dính líu gì tới "nợ máu" với cộng sản, cũng hồi hộp
vì "biển máu." Chưa bao giờ tôi thấy, kể từ nhận Sài gòn làm quê
hương, một cảnh tượng Sài gòn não nề đến thế. Tôi có cảm tưởng Sài gòn đang sợ
hãi cơ hồ tôi đang sợ hãi, cơ hồ mọi người đang sợ hãi. Xe cộ ngưng chạy. Những
gia đình có "máu mặt" rút hết vào nhà. Cổng đóng kín mít. Cửa sổ gác
cao he hé mở. Ai đã nhìn tôi qua ô cửa kính mắt lệ mờ?
HỒI KÝ SÀI GÒN NGÀY DÀI NHẤT CỦA DUYÊN ANH - KỲ 4
17 giờ. Đường phố Sài gòn ngập đầy bộ đội miền Bắc nón cối và
giải phóng quân mũ tai bèo và cỏ đuôi chó. Cỏ đuôi chó mỗi lúc một đông thêm!
Chắc ăn rồi, chắc ăn lắm rồi, lính sư đoàn 304 gây khí thế cách mạng. Xe tăng
của cộng sản, trước sau chỉ có mười chiếc, nghiến xích sắt thị uy khắp đường
phố Sài gòn. Xe tăng thị uy xong đến mô-lô-tô-va Liên xô và GMC Trung Quốc. Máy
phóng thanh oang oang bài ca Giải phóng miền Nam của Lưu Hữu Phước.
Giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước
Giết lũ đế quốc
Phá tan bè lũ bán nước
Ôi xương tan máu rơi
Lòng hận thù ngút trời
HỒI KÝ SÀI GÒN NGÀY DÀI NHẤT CỦA DUYÊN ANH - KỲ CUỐI
22 giờ 30. Tiếng loa réo gọi tham dự mít tinh chào mừng cách
mạng thành công sáng sớm mai làm rung cửa kính. Côn đề nghị bật đèn. Tôi đồng
ý. ánh sáng ngập căn phòng. Tàn thuốc lá bừa bãi trên bàn xa-lông. Chúng tôi đã
uống cạn chai rượu thứ nhất. Thiếu úy Bảo và trung sĩ Thân thấm mệt. Tôi dục
hai thằng em kết nghĩa đi ngủ.
- Các em yên tâm, không có chết chóc gì cả, không có biển máu.
Một nhà cách mạng chính cống đã quả quyết với anh rằng, cách mạng đại xá, đại
đại xá.
Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014
TƯỚNG PHÚ VÀ VỤ RÚT BỎ BAN MÊ THUỘT ĐƯỜNG MÒN 7B: 20,000 DÂN BỊ TÀN SÁT
LTS. Pierre Darcourt là một nhà báo người Pháp đã sống từ lúc khởi
đầu cho đến hồi kết cuộc của chiến tranh Việt Nam. Ông sinh năm 1926 tại Saigon,
từng theo học tại Đại Học Luật Khoa Hà Nội trước 1945. Khi Nhật đảo chính Pháp
tháng 3-1945, ông tham gia lực lượng du kích chống Nhật tại Đông Dương, sau đó
gia nhập binh chủng Nhảy Dù Pháp. Sau khi giải ngũ năm 1954, ông trở lại đại học
rồi thành một nhà báo danh tiếng.
Suốt Tháng Tư 1975, nhà báo Pierre Darcourt có mặt tại Sàigon,
trực tiếp gặp và nghe nhiều điều riêng tư, từ các cấp thẩm quyền quân dân sự miền
Nam, như Tướng Nguyễn Khoa Nam, Bộ trưởng Hoàng Đức Nhã, lãnh tụ Ngiệp đoàn Trần
Quốc Bửu, tới.... Bà Ngô Bá Thành thủ lãnh phong trào Phụ Nữ Đòi Quyền Sống.
Ông cũng sát cánh với các đơn vị VNCH giờ chót tại các phòng tuyến ven đô cho tới
ngày cuối cùng và chỉ rời khỏi Saigon vào buổi trưa 29 tháng 4 năm 1975. Những
ngày giờ cuối cùng của VNCH được Pierre Darcourt viết thành sách "Vietnam,
Qu'as Tu Fait De Tes Fils" do Editions Albatros, Paris xuất bản. Sau đây
là một số sự ghi nhận của nhà báo Pháp đặc biệt này, được lược trích theo bản dịch
Việt ngữ "Việt Nam Quê Mẹ Oan Khiên" của Cựu Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa,
do Tủ sách Tiếng Quê Hương ấn hành.
VÌ SAO CÔNG AN CẦN MỘT CHỮ KÍ ĐẾN VẬY?
Phạm Đình Trọng
- Tường trình buổi làm việc với an
ninh
Làm việc với tôi lúc đầu là hai người: một
công an cấp thành phố tên Tuấn ngoài năm mươi tuổi, nước da màu đồng ruộng, mặt
nhọn chữ V, đã quá quen mặt với tôi suốt mấy năm nay và một người trẻ hơn ông
Tuấn vài tuổi, mặc áo thun đen được ông Tuấn giới thiệu cũng là công an thành
phố. Tôi hỏi tên, người đó nói tên Sang.
NHẬT KÝ MỞ LẦN THỨ 85: DÂN Ý LÀ ĐÂY! KHỎI CẦN CÁC VỊ TRƯNG CẦU!
Nhạc sĩ Tô Hải - Chưa bao giờ toàn dân tộc Việt Nam bị cai trị bằng một tập đoàn
người luôn tự kiêu xấc xược là: làm gì cũng do dân, vì dân,… vì ý đảng chính
là… lòng dân(!?)…
- Dù đầu hàng kẻ ngoại xâm “lạ”, không dám lễ lạt, kỷ niệm, nhớ
về những chiến sỹ, đồng bào bị chúng giết hại nơi hải đảo, nơi biên giới.
- Dù để cho “kẻ lạ” đặt hàng loạt quả bom nổ chậm trên mái nhà
tổ quốc cũng như khắp vùng đất nước…cũng như bán đứng nền kinh tế nước nhà cho
90% các nhà thầu Trung Hoa 4 tốt và “nhập về từ con ốc đến nhân công”….
- Dù thà chết không rời bỏ quyền được quản lý đất đai thay mặt
toàn dân (?) để tiếp tục cướp, cướp nữa, cướp mãi ruộng đồng, mồ mả tổ tiên của
hàng triệu con người bằng những… “quy hoạch” ngày càng trắng trợn bằng cái
“hiến pháp mới” đã được… toàn dân đồng ý!
AN NINH MẬT VỤ GIÀN CẢNH 'ĐÒI NỢ' BLOGGER PAULO THÀNH NGUYỄN
CÂU CHUYỆN VỀ AN NINH - GIÀN CẢNH ĐÒI NỢ
Paulo Thành Nguyễn - Có lẽ bởi bản tính
thích quan sát và chiêm nghiệm mọi việc trong cuộc sống nên những lần đối mặt với
an ninh là mỗi lần tôi có thêm trải nghiệm thú vị. Tôi có ý tưởng sẽ viết về nó
như là những câu chuyện bình thường trong cuộc sống để chia sẻ cùng các bạn.
Tôi sẽ bắt đầu bằng câu chuyện hôm nay.
Sáng nay vừa dắt xe đi công việc thì bất ngờ một kẻ lạ mặt lao
ra chặn trước đầu xe lớn tiếng:
Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014
"ĐẶC XÁ", "TRẢ TỰ DO TRƯỚC THỜI HẠN", "TRỤC XUẤT ĐI CHỮA BỆNH"... VÀ THÂN PHẬN CỦA NHỮNG TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM
Nguyễn
Thu Trâm
Trong mấy ngày qua, dư luận của người Việt trong và ngoài nước,
đặc biệt là từ những người hằng quan tâm đến hiện tình đất nước đang từng ngày
nóng lên trước các sự kiện liên quan đến một số tù nhân chính trị tù nhân lương tâm được "đặc xá" hay được trả tự do trước thời hạn như trường hớp các tù nhân "Đinh Đăng
Định, Nguyễn Hữu Cầu, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Tiến Trung và Vi Đức Hồi.
PHẢN CHIẾN MỸ JOAN BAEZ VIẾT VỀ NGÀY 30 THÁNG 4 NĂM 1975
Phong trào phản chiến
Mỹ thời ấy có hai nữ ca-nghệ-sĩ gạo cội nổi tiếng là Joan Baez và Jane Fonda. Nhưng bà Baez sau nầy hối hận, trực tiếp có hành
động chuộc lỗi, còn Jane Fonda thì không bao giờ.
Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014
CẢNH SÁT GIAO THÔNG TOAN CƯỚP CẠN, GẶP TRAI BẢN H'MONG, CẢNH SÁT ĐÀNH CO VÒI BẠCH TUỘT
Cộng Tác Viên - Đoạn video clip ghi lại cảnh một nhóm người
H'Mông đấu lý gay gắt với lực lượng công an giao thông hiện đang được chia sẻ
mạnh trên các mạng xã hội. Thời gian và nguyên nhân diễn ra vụ việc không được
nói rõ, nhưng dường như địa điểm mà đoạn clip được quay tại xã Vân Hồ, tỉnh Sơn
La.
THANH NIÊN TỰ NÓ CÓ CÁI CHÍ HƯỚNG TUNG THẲNG TRỜI XANH
Tiến Sỹ Phạm
Trọng Chánh - Những năm 1980, nhà thơ Huy Cận thường sang Paris, mỗi
năm ba bốn lần. Ông được Tổng thống Pháp François Mitterand mời vào Hội đồng
Tối cao Pháp ngữ. Ông còn là một nhân vật trong Hội đồng Cố vấn Cơ quan Liên
Hiệp Quốc về Giáo dục, Khoa học và Văn hóa, kiêm Bộ trưởng Bộ Văn hóa Việt Nam.
Có lẽ xưa nay Việt Nam chưa có một nhân vật chính trị nào có uy tín quốc tế về
văn hóa như ông, và ông giữ chức Bộ trưởng, Thứ trưởng từ Canh nông đến Văn hóa
hơn 40 năm. Từ năm 25 tuổi, ông là kỹ sư Canh Nông ngành nuôi ong, nhưng đã là
một thi sĩ nổi tiếng từ năm 17 tuổi. Ông là vị Bộ trưởng trẻ nhất, mới 25 tuổi.
Năm 1945,
ông là một trong ba người phái đoàn chính phủ Việt Minh nhận ấn kiếm thoái vị
của Hoàng đế Bảo Đại.
Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014
ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA KHÔNG SỢ MA, CHỈ SỢ FACEBOOK
Nguyễn Lân Thắng - Trong thời gian vài ngày gần đây, truyền thông
trong nước được huy động một cách mạnh mẽ có định hướng để lên án các blogger,
các facebooker và các trang mạng xã hội với cáo buộc có hành vi bôi xấu Đảng
Cộng Sản và chính quyền Việt Nam.
HAI TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VI ĐỨC HỒI VÀ NGUYỄN TIẾN TRUNG ĐÃ ĐƯƠC CỘNG SẢN TRẢ TỰ DO VÔ ĐIỀU KIỆN
Sáng nay,
12/4/2014, một nhà đấu tranh dân chủ kiên cường là ông Vi Đức Hồi đã rời khỏi
trại giam Nam Hà (thuộc tỉnh Hà Nam) và về đến nhà riêng tại Lạng Sơn vào lúc
11 giờ sáng cùng ngày.
THẦY CHẠY ÔNG CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN SINH HÙNG!
Dân Làm Báo - Trong phiên
họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 11/4 về quy định xử lý trách nhiệm
liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư công, ông Nguyễn Sinh Hùng có những
phát biểu “cóc chết” chịu hổng nỗi. Ấn tượng nhất là câu: “Chủ tịch
Quốc hội cũng không phải người đứng đầu Quốc hội”. Chưa đủ. Ông leo ra
khỏi ghế đang ngồi và chui đầu vào quần chúng với lời nhấn mạnh: “Quốc
hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai”.
SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN
Sử Ký phồn thể: 史記/史记; bính âm: Shǐjì, còn được gọi bang tên Sách của ông Thái sử (太史公書, Thái sử công thư) là cuốn sử của Tư Mã Thiên được viết từ năm 109 TCN đến 91 TCN, ghi lại lịch sử Trung Quốc từ thời Hoàng Đế thần thoại cho tới thời ông sống. Vì là văn bản lịch sử Trung Quốc có hệ thống đầu tiên, nó ảnh hưởng cực lớn tới việc chép sử và văn chương Trung Quốc sau này, có thể so sánh Tư Mã Thiên với Herodotus và Sử Ký với cuốn Historiai của ông (theo quan điểm người phương Tây).
TƯỞNG NIỆM CỤ TRẦN VĂN HƯƠNG NHÂN SĨ SUỐT ĐỜI GIỮ TIẾT THÁO
Hứa Hoành
"Tôi xin phép từ
chối. Tôi không nhận cái quyền công dân nầy. Dầu gì tôi cũng đã là người lãnh
đạo miền Nam, trong khi binh sĩ, nhân viên các cấp, chỉ vì thừa lịnh của chúng
tôi, mà giờ đây vẫn còn bị giam cầm trong các trại cải tạo, chưa được trả quyền
công dân. Chẳng lý gì, tôi là người trách nhiệm, lại được trả quyền công dân
trước..." (Lời cựu Tổng Thống Trần Văn Hương trả lời một cán bộ CS, khi họ
đến nhà định làm lễ, quay phim "trả quyền công dân cho ông").
THẢ TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM CÙ HUY HÀ VŨ LÀ "THẢ HỔ VỀ RỪNG"?
Kông Kông - Ông bà Cù Huy Hà Vũ đặt chân đến Hoa
Kỳ hôm 7/4/2014 khá lặng lẽ, sau đó có Tuyên bố chung của EDLC và BPSOS là
hai tổ chức Trung tâm Luật Bảo vệ Môi trường (Environmental Defender Law
Center - EDLC) và Ủy ban Cứu trợ Thuyền nhân (Boat People SOS - BPSOS) tại
Hoa Kỳ cho hay là hai tổ chức nầy đã phối hợp với một số tổ chức nhân quyền
quốc tế để đòi công lý cho ông Cù Huy Hà Vũ trong nhiều năm qua và ông Cù Huy
Hà Vũ sẽ là học giả nghiên cứu tại quỹ Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ
(National Endowment for Democracy – NED trong thời gian ở Hoa Kỳ.
Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014
NHÀ LÃNH ĐẠO PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG NGÔI CHÙA TÙ
Tội phạm duy nhất của Hòa thượng Thích Quảng
Độ là chống lại một Nhà nước đàn áp Phật giáo
Francis Wade - Thiền viện nhỏ
nằm bên rìa trung tâm thành phố là thế giới riêng của Hòa thượng Thích Quảng Độ
từ hơn thập niên qua. Những gã đàn ông ngồi trên xe gắn máy bên kia đường, túc
trực mỗi ngày trước thiền viện, là bọn mật vụ mặc thường phục, quan sát mọi di
động, xoi mói từng cử chỉ đám người tới lui viếng chùa hằng năm, săn đuổi ông
già 87 tuổi hiếm khi được rời thiền viện đi khám bệnh.
Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014
HÃY ĐỂ YÊN CHO ÔNG CÙ HUY HÀ VŨ SỐNG NHƯ MỘT NGƯỜI BÌNH THƯỜNG
Thụy My (RFI) -
Nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng của Việt Nam, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã
được bất ngờ trả tự do hôm 06/04/2014, đưa thẳng từ nhà tù ra sân bay và đến
Hoa Kỳ hôm 7/4. Nếu báo chí nhà nước không hề loan một dòng tin nào về sự kiện
này, thì trên các mạng xã hội việc ông Cù Huy Hà Vũ được phóng thích và đi Mỹ
ngay sau đó đã làm dấy lên nhiều bình luận sôi nổi. RFI Việt ngữ đã phỏng vấn
nhà báo tự do Phạm Chí Dũng ở TP Hồ Chí Minh về vấn đề này.
MỘT MÌNH BƠI 4.000 KM, TỪ TÂY TẠNG ĐẾN VIỆT NAM
Leo lên khỏi bờ sông Tiền (TP.Mỹ Tho, Tiền
Giang) khi chiều đã muộn, Rémi Camus hào hứng nói: ‘Chỉ còn 79 km nữa là tôi đến
biển Đông’. Anh chàng này đã bơi tổng cộng khoảng 4.400 km (tổng quãng đường
bơi) từ đầu nguồn sông Mekong ở Tây Tạng đến hạ nguồn (ở Việt Nam) của dòng
sông này.Rémi Camus trong chuyến hành trình của mình tại Lào.
Video: Xem Rémi Camus bơi trên sông Tiền ở Việt Nam
Chuyến bơi điên rồ nhất cuộc đời
Chuyến bơi điên rồ nhất cuộc đời
Tháng 10.2013, Rémi bước xuống dòng sông Mekong
ở một đoạn gần biên giới Tây Tạng và Đại lục, khởi hành cho chuyến bơi dài,
chinh phục dòng sông Mekong qua 5 quốc gia: Trung Quốc, Lào, Thái Lan,
Campuchia và Việt Nam.
Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014
TANG LỄ NGƯỜI TRÍ THỨC YÊU NƯỚC, CHIẾN SỸ CHỐNG CỘNG KIÊN CƯỜNG ĐINH ĐĂNG ĐỊNH
Vào lúc 9 giờ 35 phút tối 03 tháng 04 năm 2014 thầy giáo Đinh
Đăng Định một người bất đồng chính kiến nổi tiếng đã từ trần vì chứng bệnh ung
thư. Sự ra đi của ông đã để lại thương tiếc cho nhiều người biết ông trực tiếp
hay gián tiếp qua các cơ quan truyền thông quốc tế hay trên trang mạng xã hội.
CÂU CHUYỆN BÀ EDITH MACEFIELD VÀ TÌNH TRẠNG CƯỠNG CHẾ ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM
Ngôi Nhà Của Cụ Edith Macefield Tại Trung Tâm Thương Mại Ballard, Seatle, USA |
Nguyễn Thu Trâm, 8406 - Câu
chuyện về một cư dân tại thành phố Seatle Bang Washington, Hoa Kỳ vừa được đăng
trên các tờ Báo lớn của Mỹ hôm 19 tháng 3 vừa qua, nghe như là một huyền thoại,
mà chắc ít người Việt từng biết đến, kể cả các lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà
nước Việt Nam. Ngay cả khi nghe được câu chuyện này, liệu họ có tin được hay
không: Cụ Edith Macefield, một cụ già 84 tuổi, đã trở nên nổi tiếng trên toàn
thế giới như là một nữ anh hùng nhân loại, khi vào năm 2006 bà cương quyêt khước
từ khoản tiền một triệu đô la để nhượng lại ngôi nhà cũ kỷ, rục rệu của mình, tọa
lạc tại góc giao lộ Tây Bắc 46th và Đại lộ 15th, trong khu Ballard, thành phố
Seattle, tiểu bang Washington để nhường chỗ cho việc xây dựng một Trung Tâm
Thương Mại.
Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014
TUYÊN BỐ CỦA KHỐI 8406 NHÂN KỶ NIỆM 8 NĂM NGÀY THÀNH LẬP (08-04-2014)
Kính gửi:
- Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
- Các chính phủ dân chủ, các tổ chức nhân quyền và cộng đồng thế
giới tiến bộ.
Hôm nay
kỷ niệm 8 năm ngày Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006 được công bố
(08-04-2006), một bản văn tranh đấu lần đầu tiên được hàng vạn Đồng bào trong
lẫn ngoài nước cũng như hàng trăm chính khách quốc tế tán thành ủng hộ. Như mọi
người đều biết, đây là bản văn trình bày một đường lối đấu tranh mới giữa lòng
chế độ Cộng sản Việt Nam -khiến nhà cầm quyền phải lo sợ- cũng như đã tạo một
sức bật mới cho phong trào quần chúng quốc nội giành lại các nhân quyền và dân
quyền bị đảng CSVN tước lấy -khiến đồng bào hải ngoại và nhiều tổ chức quốc tế
phải thừa nhận. Bằng chứng là hơn 50 thành viên Khối 8406 đã bị tống ngục với
tổng án tù là 232 năm và hơn 60 giải nhân quyền của người Việt lẫn ngoại quốc
đã được trao tặng cho từng ấy thành viên Khối 8406. Bằng chứng nữa là công cuộc
đấu tranh tại VN ngày càng dâng cao từ đó với nhiều điều mới mẻ, khiến cho nhà
cầm quyền Cộng sản cũng ngày càng phản ứng với nhiều kiểu khó lường. Nhân kỷ
niệm 8 năm này, Khối 8406 chúng tôi xin nêu lên một số điểm:
BA TIẾNG ĐỒNG HỒ ĐỂ CẮT ĐỨT HẲN CUỘC ĐỜI MỘT TRÍ THỨC YÊU NƯỚC CHÂN CHÍNH
Nhạc sĩ Tô Hải - Cả đêm qua, sau khi đi khóc bên quan tài một
con người bình dị trở thành “anh hùng dân tộc” của hàng triệu con người Đinh
Đăng Định trở về, mình không sao ngủ được... vì, đã lâu lắm rồi, chưa có một
tội ác ghê gớm nào của cái “tà giáo gọi là cộng sản”, lại ảnh hưởng đến tâm hồn
mình đến thế, sau những vụ đã phải bị chứng kiến tận mắt bao nhiêu đồng bào,
người thân quen của mình bị giết hại vô luật pháp một cách lạnh tanh, dã man,
và tàn khốc trong cải cách ruộng đất...
TIẾN SỸ CÙ HUY HÀ VŨ RA TÙ
- Đài VOA dẫn
theo một thông cáo của dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ
cho biết: Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ vừa được 'phóng thích' sau quãng thời
gian 3 năm 6 tháng bị chế độ cộng sản bỏ tù.
AN NINH, CÔN ĐỒ ĐÁNH DÂN OAN TẠI TRỤ SỞ TIẾP DÂN
Mặc Lâm - Sáng hôm nay 8
tháng 4 hơn 50 dân oan tại nhiều tỉnh thành đã tập trung tới trước số 1 Ngô
Thời Nhiệm để nộp đơn khiếu kiện đất đai. Họ không gặp được người trách nhiệm
và trong khi chờ đợi đã có những cuộc gây hấn từ những côn đồ và an ninh mặc thường
phục với người khiếu kiện.
CHỦ TỊCH PHƯỜNG HIỆP BÌNH CHÁNH TÙY TIỆN BẮT NGƯỜI, 'HỐT' TÀI SẢN CỦA DÂN
Thanh
Nhã – Dẫn theo hàng chục người tràn vào khu vực nhà, mua bán của
người dân, tự tay “hốt” tài sản rồi ra lệnh bắt người về công an mà không tiến
hành lập biên bản… Đó là một phần của những việc làm trái pháp luật của ông Trần
Minh Tú, Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM.
TÔI THAM DỰ THÁNH LỄ AN TÁNG THẦY ĐINH ĐĂNG ĐỊNH
Một Giáo Dân - Trước 7h sáng nay ngày 8/4/2014, tôi có mặt tại Thánh
Đường Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, số 38 Kỳ Đồng, Q. 3, TP. Sài Gòn, cùng với đông đảo
bà con giáo dân lẫn những người từ nhiều nơi trong nước, về đây để cầu nguyện
và tiễn đưa người một người “tù lương tâm”, thày giáo yêu nước và anh hùng Đinh
Đăng Định về cõi Vĩnh Hằng.
NHỮNG HÌNH ẢNH LỄ VIẾNG THĂM THẦY GIÁO ĐINH ĐĂNG ĐỊNH Ở BA MIỀN ĐẤT NƯỚC
Thân xác Thầy Giáo Đinh Đăng Đăng Định đã hòa vào lòng đất mẹ, linh hồn của Thầy đã về với cõi vĩnh hằng. Thầy là một nhà
giáo mẫu mực, liêm chính can đảm. Thầy bị kết án 6 năm tù theo điều 88 Bộ Luật
Hình Sự, vào tháng 8 năm 2012, vì đã công khai lên tiếng phản đối các dự án
bauxite ở Tây Nguyên, và kêu gọi đa nguyên đa đảng cho Việt Nam. Ngày
21.11.2012 Tòa án Phúc Thẩm phán quyết y án 6 năm tù theo bản án Sơ Thẩm cho
nhà giáo Đinh Đăng Định.
Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014
VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI BẠN VỪA RA ĐI
Mặc dù biết rằng hình ảnh u buồn này sẽ
phải tới nhưng có lẽ tất cả đều đau khổ vì sự ra đi của thầy.
Tôi chỉ biết thầy Định vào đầu năm 2012
vì khi thầy bị bắt (10/2011) tôi cũng đang nằm trong trại B34. Đến khi xử phúc
thẩm y án 6 năm (tháng 11/2012) thì tôi nghĩ sẽ phải đợi thêm một quãng thời
gian nữa để có dịp gặp thầy.
Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014
NHÀ CẦM QUYỀN NỢ CHA TÔI MỘT LỜI XIN LỖI
Ông Định bị tuyên án 6 năm tù vì tội 'tuyên
truyền chống nhà nước' vào năm 2013.
Ngay tại đám tang đang diễn ra ở Sài Gòn của
tù nhân lương tâm Đinh Đăng Định, gia đình của ông nói chính quyền nợ ông 'một
lời xin lỗi' vì ông vô tội.
Hôm 05/4/2014, cô Đinh Phương Thảo, con gái đầu lòng của ông Định - người vừa qua đời hôm thứ Sáu, sau một thời gian ngắn được 'đặc xá' về nhà trị bệnh, cũng đưa ra quan điểm gia đình không loại trừ ông Định đã bị 'đầu độc' trong thời gian ở trong tù.
Hôm 05/4/2014, cô Đinh Phương Thảo, con gái đầu lòng của ông Định - người vừa qua đời hôm thứ Sáu, sau một thời gian ngắn được 'đặc xá' về nhà trị bệnh, cũng đưa ra quan điểm gia đình không loại trừ ông Định đã bị 'đầu độc' trong thời gian ở trong tù.
CỒN DẦU: “MẤT TỔ BẦY CHIM DÁO DÁC BAY”
Đã hơn 5 năm nay, Cồn Dầu trở thành cái tên đã quá quen thuộc
với nhiều sự kiện nóng bỏng. Cồn Dầu được người ta biết đến với bao đau thương,
tang tóc, với bao tiếng khóc than kêu cứu của người dân nơi đây. Giờ đây, nhìn
về Cồn Dầu thấy quả đúng như câu thơ trong bài thơ Chạy Giặc của nhà thơ Nguyễn
Đình Chiểu: “Mất tổ bầy chim dáo dác bay”. Bài thơ được sáng tác khi
thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm nước ta. Nhưng giờ nó lại đúng khi nói về Cồn
Dầu, chỉ khác rằng, giờ đây kẻ khiến bà con mất nơi chôn rau cắt rốn lại chính
là chính quyền Việt Nam, với lý do "vì lợi ích cộng đồng".
NGÔ VƯƠNG TOẠI – MỘT THỜI KHÓ QUÊN (12/04/1947 – 03/04/2014)
“Sinh viên Ngô Vương Toại - Giữa cái sống và
cái chết”
Phạm Trần - Đó là
Tựa đề một bản tin của hãng TV (Tin Việt) viết ngày 18/11/1967 được các báo ở
Sài Gòn đăng tải, hai ngày sau khi sinh viên Ngô Vượng Toại bị đặc công Cộng
sản bắn trọng thương tại Trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn.
NGÔ VƯƠNG TOẠI, MỘT NGƯỜI MÊ LÀM BÁO
Nguyễn Tuyển -
Tôi biết Ngô Vương Toại ở những năm còn lê la trên sân trường Đại Học Văn Khoa
ở Sài Gòn.
Thời đó, trường Đại Học Văn Khoa còn nằm trên
đường Nguyễn Trung Trực. Số sinh viên ngày mỗi đông hơn mà cơ sở, giảng đường
thì giới hạn, chật hẹp. Các lớp dự bị (tức năm đầu tiên, học một số môn tổng
quát. Nếu đậu, được ghi tên học các loại chứng chỉ chuyên biệt cho từng môn)
quá đông đảo phải sử dụng khu nhà “tiền chế” trên bãi đất trống (vốn là nền nhà
tù của Sài Gòn thời Pháp đô hộ bị phá bỏ).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)