Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

HỒI KÝ NGUYỄN MẠNH TƯỜNG - KỲ 4

Giáo Sư, Luật Sư NGUYỄN MẠNH TƯỜNG
1      2     3      4      5      6
CHƯƠNG 7: TRẬN ĐẤU LẦN THỨ BA TẠI ĐẢNG XÃ HỘI VIỆT NAM

Nếu những người tổ chức cuộc đấu tố ở Đại Học hy vọng là tôi sẽ bị sỉ nhục, mất thanh danh thì họ đã lầm. Ngoại trừ một ít gián điệp, chỉ điểm đang lẫn lộn trong đám đông, cũng như thường lệ trong những cuộc họp quần chúng khác, đại đa số đều đứng về phía tôi, dành cho tôi những cái nhìn đầy thiện cảm, những cái nhìn thật làm tôi ấm lòng. Không ai dám biểu lộ tâm tình của họ một cách nào khác, dù là vài cử chỉ hay lời nói, vì họ sợ bị công an điểm mặt và sẽ bị phiền phức. Chủ nghĩa chính trị cực đoan đã thất bại cay đắng và lãnh đạo đã rút một bài học.

HỒI KÝ NGUYỄN MẠNH TƯỜNG - KỲ 5

Giáo Sư Luật Sư NGUYỄN MẠNH TƯỜNG
1      2     3      4      5      6
CHƯƠNG 9: SỬA SOẠN CHO CHUYẾN ĐI KHÔNG CÓ NGÀY VỀ
Điểm đặc trưng dễ phân biệt của chính quyền Việt Nam là họ không bao giờ cho người trong cuộc thanh trừng biết những biện pháp dành cho họ. Họ có nhiều cách để thực hiện ý muốn của mình. Mặt Trận không còn mời tôi dự những phiên họp của họ. Đại Học lấy lại chiếc xe đạp công vụ mà họ đã cấp cho tôi để đi đến lớp giảng. Các Toà Án gửi trả lại cho tôi những lá thư uỷ nhiệm luật sư. Tôi hiểu là tôi đã bị loại khỏi mọi chức việc, đã trở thành một thứ cùi hủi, một người hạ đẳng, một kẻ bị mất phép thông công! Vì thế, tôi đành phải tìm quên trong triết học để trám đầy những giờ khắc bị buộc phải nhàn cư rỗi rảnh, để tránh phải trùm kín đầu, đeo cái chuông lúc lắc kêu vang báo cho người trên đường phải tránh không đụng tôi.

HỒI KÝ NGUYỄN MẠNH TƯỜNG - KỲ CUỐI

Giáo Sư, Luật Sư NGUYỄN MẠNH TƯỜNG
1      2     3      4      5      6
CHƯƠNG 11: BẤT CHỢT…

Bất chợt, tôi lại nhớ vào năm 1936, khi tôi trở về Việt Nam luôn, tôi học tiếng Trung, tham gia phác hoạ văn phạm Việt Nam với nhóm Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ, và hợp tác làm cuốn tự điển với Khai Trí Tiến Đức. Cái gì đã khiến tôi luôn giữ thái độ sinh hoạt đó? Tôi, một người là chưa bao giờ ngưng tán dương đề cao những tác dụng lợi ích của nền văn hoá Pháp, một nền văn hoá đã tôi luyện thành một người như tôi ngày hôm nay? Tôi chỉ có thể trả lời câu hỏi như thế này: “Tôi trở về với truyền thống và dân tộc, không phải với cái giá của một cuộc đấu tranh cam khó và với những cố gắng bền bỉ, nhưng bằng cách để mình trôi theo một con đường dốc không thể thiếu một cách dễ dàng và tự nhiên. Những kẻ dù có trang bị một kiến thức khoa học rộng lớn, những người chống văn hoá Pháp mà tôi đã tiếp đón ở trường, và hay những kẻ chống văn hoá Việt, văn hoá mà tôi thấm nhuần suốt cuộc sống, tất cả bọn họ đều không có những cái nhìn lành mạnh và đúng đắn về văn hoá là gì. 

VIỆN KHỔNG TỬ VÀ QUYỀN LỰC MỀM CỦA TRUNG CỘNG


Nguyễn Hưng Quốc

Ở Việt Nam, trong suốt mấy tuần vừa qua, dư luận, ít nhất là trong giới trí thức, khá xôn xao về quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho phép thành lập Viện Khổng Tử tại trường Đại Học Hà Nội. Tất cả đều đồng thanh bày tỏ sự lo ngại và bất bình: Họ cho đó là dấu hiệu của cuộc xâm lược văn hóa, từ phía Trung Quốc, và của sự đầu hàng trước cuộc xâm lược ấy, từ phía Việt Nam.

NGUYỄN NGỌC GIÀ: “NHÀ NGOẠI CẢM” VÀ NGƯỜI CỘNG SẢN

Câu chuyện “đồng cô cốt cậu” dưới lớp áo “nhà ngoại cảm” như một cú trời giáng mang tên “quả báo” vào chính thể luôn đàn áp dã man tôn giáo. Sự việc này tạo nhiều cung bậc cảm xúc cho nhiều phía. Riêng người cộng sản, có lẽ chưa bao giờ cay đắng và nhục nhã bằng cú lừa quá đỗi tào lao như thế!
Nhà ngoại cảm

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

NHỮNG SỰ THẬT CẦN PHẢI BIẾT (PHẦN 28): NGUYỄN MINH TRIẾT: ANH HỀ BÁN NƯỚC


CÂU CHUYỆN CHUYẾN THĂM HOA KỲ CỦA CHỦ TỊCH VIỆT CỘNG NGUYỄN MINH TRIẾT

Vì kém Tiếng Anh nên trước khi có cuộc gặp với Tổng Thống Hoa Kỳ, người nhân viên phiên dịch tùy tùng nói với Chủ tịch nước Việt Nam là khi Ngài bắt tay Ông George W. Bush hãy nói: "How are you? "và Bush sẽ nói: "I am fine, and you?". Khi đó ngài chỉ cần nói: "Me too", rồi sau đó thì sẽ là phần việc còn lại của phiên dịch viên chúng tôi.

"No problem" Ngài Chủ Tịch trấn an nhân viên mình bằng câu Tiếng Anh ngắn gọn.

Có thể vì hơi khớp và hơi quá tự tin không chịu dợt nên Khi bắt tay Ông Bush thì Triết đã nói nhầm thành: "Who are you?"

Mặc dù bị shock nhưng cũng là người vui tính nên Bush đã nhanh nhẹn nói:

"Well, I am Laura 's husband, ha ha ha ha".

Và Ngài Chủ Tịch Triết cũng nhanh chóng trả lời ngay một cách rất tự hào dân tộc: 

 "Me too, ha ha ha ha".

TIỀN GIANG: CÔN AN TRA TẤN HỌC SINH 16 TUỔI ĐỂ ÉP NHẬN TỘI

Tuấn Khanh - Chỉ vì nghi ngờ em Nguyễn Hoàng Phương Phương (16 tuổi) ăn cắp xe đạp, công an xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang đã ập vào trường của em Phương giữa giờ học, giải em đi về đồn tra tấn, buộc phải nhận tội ăn trộm.

NHÀ BÁO PHẠM CHÍ DŨNG VIẾT TÂM THƯ GỬI QUỐC HỘI

TÂM THƯ GỬI QUỐC HỘI
HIẾN PHÁP MỚI – CƠ HỘI CUỐI CHO MỘT TRIỀU ĐẠI 

Hãy hỏi vì sao và do ai?
38 năm sau ngày đất nước thu về một mối, chưa bao giờ lòng dân Việt Nam ly tán như hiện thời. Hãy hỏi vì sao và do ai?

HẮN CŨNG LÀ BỒ TÁT!

Ông Bút - Cách nay 44 năm, được tin Hồ chí Minh “chuyển sang từ trần,” cả miền Bắc cấu mặt, bứt tóc, khóc lăn lóc, khóc thật “hoành tráng”. Trong số này, khóc để mong được đảng quan tâm, cơ cấu vào chức gì đó, đặng tiến thân, có số khóc cầu được thêm một tí tiêu chuẩn, như vài thước vải sô, tí gạo...

GS NGUYỄN MẠNH HÙNG: RẤT KHÓ TIN VÀO TẬP CẬN BÌNH – VIỆT NAM ĐÃ NẰM TRONG QUỸ ĐẠO CỦA TRUNG QUỐC

Phạm Trần  - Bài Phỏng vấn dưới đây được chúng tôi thực hiện với Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về Chính trị và Bang giao Quốc tế viện Đại học George Mason nhằm giải tỏa những thắc mắc tại sao trong thời gian vừa qua Trung Quốc đã tung ra chính sách ngoại giao “Con đường tơ lụa trên biển” và hô hào hợp tác phát triển “cùng thắng” với các nước lân bang có tranh chấp biển đảo với Bắc Kinh.

VIẾNG ĐÁM TANG CỤ ÔNG TÔN THẤT TẦN - NGƯỜI BỊ HỒ CHÍ MINH VÀ CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN BỎ TÙ 32 NĂM KHÔNG XÉT XỬ

Châu Văn Thi - Được tin nhạc phụ của nhà thơ Trần Mạnh Hảo là cụ ông Tôn Thất Tần vừa qua đời, chúng tôi tất tả đi viếng đám tang của cụ ông ở chùa Đại Giác, Phú Nhuận. Sau khi thắp hương xong cho cụ, chúng tôi có ngồi nói chuyện với gia đình. Bà Tôn Nữ Giáng Tiên cho biết ông là một trong những người tù lâu năm nhất dưới chế độ cộng sản. Dù tuổi cao sức yếu, ông vẫn còn minh mẫn đến những ngày cuối đời nhưng từ lâu ông đã không còn màng chuyện thế sự...

VỀ VỤ ÁN NHÂN VĂN GIAI PHẨM


1   2   3   4    5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17
NHỮNG HỒI TƯỞNG CỦA MỘT NHÂN CHỨNG

LTS : Kể từ tháng 8.1945, tức là từ khi Đảng cộng sản Việt Nam nắm chính quyền, rất nhiều vụ án oan khuất đã xảy ra trên đất nước dưới chế độ cực quyền và toàn trị. Có thể nói "Nhân Văn - Giai Phẩm" là một vụ án điển hình. Điển hình vì nó đánh thẳng vào tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ đã từng tận tụy đi theo đảng cộng sản và đã có công lao to lớn trong cuộc kháng Pháp giành dộc lập dân tộc. Điển hình vì hậu quả của nó ngay lập tức lan tỏa ra toàn xã hội, tạo tiền đề cho "vụ án xét lại - chống Đảng" và suốt hơn 30 năm qua nó gây nên nỗi ám ảnh khủng khiếp trong đời sống văn hóa - nghệ thuật - giáo dục nước nhà. Trong nhiều năm gần đây, từ khi có việc "cởi trói" văn nghệ sĩ hồi tháng 10.1987, người ta đã được biết nhiều hơn, chính xác hơn về những sự việc, những con người trong vụ án này.

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 1


                    1   2   3   4    5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17
TỰA
 Dự định tìm lại dấu vết phong trào Nhân Văn Giai Phẩm đã đến với tôi từ cuối thu 1984, khi trở lại lần đầu, sau ba mươi năm xa Hà Nội. 1984, lúc ấy tôi chưa cầm bút, và 1954, khi rời Hà Nội, tôi mới lên mười. Như phần lớn học sinh miền Nam, tôi đã thuộc lòng không chỉ những câu thơ nổi tiếng của Trần Dần:
Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà
chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ
mà còn cả những câu thơ ít nổi tiếng hơn, nhưng không kém phần đau xót:
Trời vẫn quật muôn vàn tảng gió.
Bắc Nam ơi! Ðứt ruột chia đôi.
Tôi cúi xuống quỳ xin mưa bão
Chớ đổ thêm lên đầu họ, khổ nhiều rồi!
Những tiếng thơ của một thời, thời còn yêu thương, thời vết thương chia cách hai miền chưa đỏ máu, chỉ có nhớ thương và thương nhớ bay bổng như Giấc mơ hồi hương của Vũ Thành:

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 2


CHƯƠNG 3
GIAI PHẨM MÙA XUÂN

 Giai Phẩm Mùa Xuân do Hoàng Cầm và Lê Đạt chủ trương. Hoàng Cầm trong bài Con người Trần Dần[1], và sau này, trả lời phỏng vấn RFI, đều xác nhận Trần Dần không biết gì về việc in bài thơ Nhất định thắng vì lúc đó đang tham gia Cải Cách Ruộng Đất ở xa. Có lẽ là để gỡ tội cho Trần Dần. Sự thực Trần Dần có tham gia Giai Phẩm Mùa Xuân: Sau khi bị bắt lần thứ nhất, bị cấm trại 3 tháng, Trần Dần và Tử Phác bị gửi đi tham gia Cải Cách Ruộng Đất. Trong lời"thú tội", Trần Dần viết: "Sau thời gian đó, trên có cho tôi đi tham quan cải cách ruộng đất để tự cải tạo. Song, tôi lại dựa vào cái thế tham quan, cứ đi lại Hà Nội, tiếp tục quan hệ với một người vợ chưa được phép. Hơn nữa lại quan hệ với Hoàng Cầm, Lê Đạt, ra Giai Phẩm Mùa Xuân. Tuy là họ đề ra, song sau khi thống nhất trước với nhau là: “Tự do lấy bài tôi đưa vào”, thì tôi hoàn toàn đồng tình. Mỗi lần gặp lại thúc đẩy, dục dã, ra cho nhanh. Việc tập hợp bài vở, tôi không rõ chi tiết. Bài Lão Rồng là do tôi viết. Tôi ví đồng chí Văn Phác như tên lý trưởng đã chà đạp Lão Rồng[2]".

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 3


1   2   3   4    5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17
CHƯƠNG 5
 NỘI BỘ BÁO NHÂN VĂN

Nhân Văn Giai Phẩm do hai nhóm bạn cùng chí hướng hợp tác điều hành.
Theo Hoàng Cầm, ngay từ đầu năm 1955, Hoàng Cầm, Văn Cao, Lê Đạt, Trần Dần, Tử Phác, Đặng Đình Hưng, thường họp nhau, khoảng 5 giờ chiều, ở quán trà Phúc Châu của người Tầu ở phố Hàng Giầy[1] để bàn chuyện văn nghệ. Chính tại quán này, họ đã bàn nhau ra một số báo Tết và đó sẽ là Giai Phẩm Mùa Xuân. Báo Nhân Văn không có trụ sở, "toà soạn" là căn nhà của Trần Thiếu Bảo thuê, rất lớn, có nhiều buồng để làm nhà xuất bản, ở 25 Phan Bội Châu, Nguyễn Hữu Đang ở gần đấy; tầng trệt để mấy máy in nhỏ, chỉ in lặt vặt, những tờ báo to như Nhân Văn, kể cả các tập Giai Phẩm cũng không in được, phải in ở nhà Xuân Thu của Đỗ Huân[2].

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 4


1   2   3   4    5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17
CHƯƠNG 7
BIỆN PHÁP THANH TRỪNG

● Tình hình từ tháng 12/1956 đến tháng 2/1958
Nhân Văn Giai Phẩm xuất hiện từ tháng 8/1956 đến tháng 12/1956. Cuối tháng 12/1956, tất cả những tờ báo có khuynh hướng theo NVGP, đều bị đình bản.
 Từ 20 đến 28/2/1957, tại Đại Hội Văn Nghệ II, họp ở Hà Nội, có khoảng 500 đại biểu, Trường Chinh kêu gọi đấu tranh "đập nát" NVGP.
Tuy nhiên Trung Quốc chưa dẹp phong trào "Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng", cho nên Đảng Lao Động chưa thể mạnh tay với trí thức văn nghệ sĩ: đầu tháng 4/1957, Hội Nhà Văn chính thức thành lập thay Hội Văn Nghệ, Hoàng Cầm, Hoàng Tích Linh vẫn được bầu vào ban chấp hành.

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 5


1   2   3   4    5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17
CHƯƠNG 9
NGUYỄN HỮU ĐANG (1913-2007)

Nguyễn Hữu Đang là một trong những khuôn mặt trí thức dấn thân tranh đấu cho tự do dân chủ can trường nhất trong thế kỷ XX. Là cột trụ của phong trào NVGP, Nguyễn Hữu Đang đã bị bắt, bị cầm tù, bị quản thúc và mất quyền tự do phát biểu trong 59 năm, từ tháng 4 năm 1958 đến tháng 2 năm 2007, khi ông mất.
Là một trong những người hoạt động cách mạng trong phong trào Cộng sản từ khởi thủy, Nguyễn Hữu Đang sinh ngày 15/8/1913 tại làng Trà Vy, huyện Vũ Tiên, tỉnh Thái Bình, mất ngày 8/2/2007 tại Hà Nội. Theo bản "Tóm tắt quá trình hoạt động xã hội của Nguyễn Hữu Đang" do chính ông viết[1], thì từ 16 tuổi, Nguyễn Hữu Đang đã tham gia Học Sinh Hội[2] làm tổ trưởng và đã là đối tượng được kết nạp vào đảng, đó là năm 1929.

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 6


1   2   3   4    5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17
CHƯƠNG 11
 TRẦN DẦN (1926-1997)

40 năm sau Nhân Văn, Trần Dần đã chỉ thấy những hòm bản thảo của mình: 2/3 bị tiêu tán, mục nát, 1/3 còn lại bị kết án chung thân trong trạng thái nằm. Vậy mà vẫn viết. Viết đều. Bởi ông cho rằng viết hay ghi là phương pháp duy nhất nói chuyện với mình khi không thể nói được với ai.
 Từ 1958, "ghi trở nên một hình phạt", người thanh niên 32 tuổi ấy đã bị"đòn ngấm quá cuống tim rồi".
Tác phẩm chịu chung số phận với người: gần 30 tập thơ, 3 cuốn tiểu thuyết, và không biết bao nhiêu bản thảo đã bị mối mọt.
Trần Dần tên thật Trần Văn Dzần, sinh ngày 23/8/1926 tại Nam Định trong một gia đình giàu có. Mất ngày 7/1/1997 tại Hà Nội. Đậu Thành Chung ở Nam Định, lên Hà Nội học, đậu Tú Tài.