Nguyễn Việt Nữ - Ngày 28/03/2014 nhật báo Nhân Dân Điện Tử (NDĐT), tiếng nói chính thức
của Đảng Cộng Sản Việt Nam có lệnh truyền quan trọng cho Bộ Giáo Dục & Đào Tạo
về Hiến Pháp mới với tựa đề và nội dung: (Nguyên văn)
“Kẻ hèn nhát hỏi: ‘Có an toàn không?’ Kẻ cơ hội hỏi: ‘Có khôn khéo không?’ Kẻ rởm đời hỏi: ‘Có được tiếng tăm gì không?’ Nhưng, người có lương tâm hỏi: ‘Có là lẽ phải không?’ Và có khi ta phải chọn một vị trí không an toàn, không khôn khéo, không để được tiếng tăm gì cả, nhưng ta phải chọn nó, vì lương tâm ta bảo ta rằng đó là lẽ phải.”
Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014
PHẢN KHÁNG XÃ HỘI BẮT ĐẦU LAN RỘNG!
ĐI VỀ PHÍA MẶT TRỜI
Phan Nhật Nam - Do vận động của Đỗ Thông Minh, Người Bạn Đông
Kinh từ hai thập niên qua của giới báo chí truyền thông, sinh hoạt văn hóa, văn
nghệ của cộng đồng người Việt hải ngoại, tiếp theo lần tìm gặp, tiếp xúc chạy
vòng từ đông-tây, dọc theo trục nam-bắc nước Mỹ qua trung gian của Dương Phục
(Đài Phát Thanh Sài Gòn- Houston, Texas), và Huỳnh Lương Thiện (Báo Mõ, San
Francisco, CA).. Cuối cùng, người bạn kiếm ra anh nơi hẻm hóc, chốn giá lạnh,
nóc nhà nước Mỹ để giao nhiệm vụ - Đi về phía Đông, đến nói cùng người Nhật và
thế giới Ký Ức về Chiến Tranh Việt Nam - Công việc mà tự thân anh đã tình
nguyện gánh vác dài theo hơn bốn mươi năm của đời người, từ đầu thập niên 60,
lúc chọn nghiệp lính vào năm thanh xuân 17 tuổi.
BẮT ÐẦU... TỪ MỘT ÐÊM TRĂNG
Với Quê xa, Ðà Nẵng
Với Trường xưa, Phan Châu Trinh
VÀ MỖI NGƯỜI BẠN LUÔN HIỆN MỚI.
Bạn tôi, nếu mới gặp lần đầu, ta có thể nghĩ
đấy là gã tay chơi, kẻ sống theo lề lối, sinh hoạt sôi nổi bề mặt. Cũng có thể
đúng như thế, một phần do bạn vốn môn đồ Thiếu Lâm, vô địch điền kinh học sinh,
khuôn mặt sắc nét tươi vui, đều đặn. Bạn cũng có thể trở nên một tay hào hoa ăn
chơi không âu lo với cung cách quen thuộc của dân học trường Tây, gia đình tài
sản lớn. Nhưng, đời bạn đã không theo con đường dễ dàng thuận lợi đó. Bạn chọn
ngã chông chênh, nguy biến hơn, cũng là lối đi rực rỡ huyền hoặc của tất cả
nhân sinh - Ðường của người-yêu- người với phương tiện đặc thù để diễn đạt tình
yêu ấy - Nghệ Thuật. Và bạn đã chọn hướng nghệ thuật hàng đầu - Âm Nhạc - Với
thanh sắc kỳ ảo của riêng.
DỰA LƯNG NỖI CHẾT - PHẦN 1
Phan Nhật Nam - Tháng Mười, tháng của chuyển động hoài hoài
giữa hai điểm ngất ngây đớn đau và hạnh phúc. Tháng của những lạnh tanh bất
chợt cứng ngắc và nồng nhiệt tràn đầy thác đổ. Tháng của đỉnh cao và vực sâu.
Tháng tiếng động núi lở và im lặng đáy biển. Năm tháng căng thẳng giữa hai điểm
không cùng.
Làm sao để sống? Giữa những buồn phiền tanh
tưởi độc địa, người muốn tan đi theo cơn gió rã rời, trôi vào lượn sóng nhạt
thếch vô tri… Bỗng nhiên xôn xao những ý tình rực rỡ, bỗng choáng váng giữa
niềm tin chói sáng, như mặt trời khởi đầu những ngày hè ở cực Bắc… Sống thật
khó. Khó những ngày lặng lẽ rơi xuống, sáng trưa chiều trôi đi như lá khô, lặng
lẽ đốt thêm điếu thuốc, xòe bàn tay, tay nhiều chỉ, tay nát bấy. Chiến tranh
sắp chấm dứt và bàn tay chiến đấu cũng đã mỏi mệt. Xếp hai bàn tay, mở hai
ngón, kẹp lấy điếu thuốc, thở ra lớp khói tàn tạ. Nhưng tháng Mười không hoàn
toàn như thế. Tháng Mười, đêm thức giấc mở đôi mắt chợt xoay người để thấy một
tình yêu thần bí hiện rõ từng đường nét khối lượng. Một tình yêu có thật cho
người. Nhưng tháng Mười trong lòng hạnh phúc vẫn có những đớn đau câm lặng
không ngừng nghỉ – phút rình rập của định mệnh độc ác…
DỰA LƯNG NỖI CHẾT - PHẦN 2
Nguyễn Nhật Nam
CHƯƠNG 4
Chiều cuối năm phủ sương mờ, nắng hanh vàng đỏ,
rét ngọt có hình khối đọng li ti trên đá, châm chích nỗi bồn chồn vô hình nghi
ngút bay lên cao. Thuấn châm điếu thuốc thở ra vòng khói khó khăn, nhịp tim
nặng nề váng vất. Bàn rượu im lìm thiếu vắng không khí ồn ào khi cơn men bốc
lên dưới lớp áo lính. Chiều cuối năm thoi thóp như chút nắng cố váng lên sau
lớp sương dày đặc. Uống nữa chứ anh em, ngồi nhìn nhau hoài như thế này sao?
Thuấn nắm cổ chai rượu lên rót một chút vào chiếc ly, cợn nước đá màu vàng
loãng trên lượng rượu phôi pha. Có những bàn tay hờ hững đun ly vào giữa bàn.
Lạc dùng mũi giày di chiếc ly đi ngúc ngắc, hai tay vẫn gối sau gáy, người ngửa
trên thành ghế…
DỰA LƯNG NỖI CHẾT - PHẦN CUỐI
Phan Nhật Nam
CHƯƠNG 7
Thuấn ngừng xe trên cầu, nhìn xuống dòng sông
Bồ loáng sáng, ánh sáng đầu tiên của một ngày. Trời lạnh, sương mù ở mặt nước
bay lên đặc cứng nồng nàn. Dòng sông sâu mịt mờ dưới chân xa, hai bờ cát trắng
váng vất lạnh lùng. Sáu giờ sáng đường chưa mở, mình có thể đứng ở cầu chơi…
Thuấn nhủ thầm.
"Đại uý đi đâu mà sớm rứa?" Người
lính gác cầu hỏi thủ thỉ thân mật.
"Tôi ở Huế về…"
"Đại uý thật liều, đi chặng này nguy hiểm
lắm, hay bị mìn, xe hàng cũng không dám đi”.
"Chết có số, sợ gì, anh hút thuốc?"
NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ: KHÔNG CHỈ DO GIÁO DỤC MÀ CÒN HƠN THẾ
Kami – Không thể phủ nhận sự phát triển của công
nghệ thông tin đã và đang có tác động lớn đến sự tiếp nhận thông tin của người
dân hiện nay. Cùng với việc tiếp nhận thông tin ngày càng lớn về số lượng, cũng
như chủng loại tin tức, nếu quá tải phần ào đó cũng sẽ tạo nên sức ép về tâm lý
của người đọc đặc biệt là trong các trường hợp quá nhiều thông tin về một vấn đề
xã hội mà nó có liên quan đến bản thân mình. Người Việt xấu xí là một trong các
chủ đề có tính chất như thế.
Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014
THÊM MỘT NHÀ VẬN ĐỘNG UPR BỊ SÁCH NHIỄU KHI TRỞ VỀ
Sau khi trở về nước vào ngày 31/3, một nhà hoạt động tham gia
vân động nhân quyền cho Việt Nam ở kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về nhân quyền
(UPR) vừa qua, anh Đặng Văn Ngoãn liên tục bị chính quyền sách nhiễu trong những
ngày vừa qua.
Trao đổi
với blog Cùi Các, Anh Ngoãn cho biết sau khi vừa về đến nhà anh liên tục nhận
được giấy mời bởi Công an tỉnh An Giang để làm việc.
Lần đầu
tiên là một ngày sau khi về tới nhà, và lần thứ hai là chiều ngày 3/4 hôm qua,
Phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an tỉnh An Giang đã đã vô nhà gửi
thơ mời cho anh về việc "có liên quan tới hồ sơ xuất nhập cảnh".
Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014
CÔNG NHÂN NHÀ MÁY WONDERFUL SAIGON ELECTRIC CO. BIỂU TÌNH ĐỤNG ĐỘ VỚI CÔNG AN: BÃO NỖI LÊN RỒI?
Vào khoảng lúc 10h sáng nay, 03/04/2014 hàng
ngàn công nhân nhà máy Wonderful Saigon Electric Co, ltd khu công nghiệp V.Sip
huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương đã đình công biểu tình phản đối việc Công ty
chuyển đổi ca làm việc từ 12h xuống 8h và phải làm 3 ca trong một ngày... Được
biết với chính sách này công ty sẽ được hưởng lợi còn những người công nhân thì
quá thiệt thòi trong việc hưởng lương. Để phản đối chính sách bắt chẹt công
nhân, làm giảm thu nhập lao động hàng ngàn công nhân đã biểu tình phản đối chính
sách nêu trên của công ty.
NHỮNG CON NGƯỜI KHÔNG CÓ TRÁI TIM
Nguyễn
Thu Trâm, 8406
Ngành tư pháp Việt Nam từ lâu nay đã là một nỗi ô nhục lớn cho
chế độ cộng sản, bởi trong chế độ độc tài đảng trị như tại Việt Nam, cả Lập
Pháp Hành Pháp và Tư Pháp vốn chỉ là một thực thể thống nhất đặt dưới sự điều
hành và chỉ đạo chung của đảng cộng sản, và mọi hoạt động của thực thể thống nhất
này là nhằm mục tiêu duy nhất đó là bảo vệ đảng cộng sản và chế độ cộng sản mà
thôi. Cho nên mọi phiên tòa đều mang tính chất chiếu lệ bởi các mức án đã được
đảng, được Bộ Chính Trị, thông qua cơ quan nội chính ấn định sẵn cả rồi theo
tinh thần bảo vệ chế độ, bảo vệ những kẻ bảo vệ chế độ và răn đe đối với mọi
người dân.
CÁC CHUYÊN GIA NHÂN QUYỀN LHQ LÊN TIẾNG VỀ VỤ CỒN DẦU
Hôm 26 tháng 3 vừa qua các chuyên gia về nhân quyền Liên hiệp
Quốc đã ra thông cáo báo chí kêu gọi chính quyền Việt Nam phải can thiệp khẩn cấp
vào trường hợp cưỡng chế đất đai ở Cồn Dầu, Đà Nẵng. Theo thông cáo, trong năm
2013, hàng trăm người dân tại đây đã phải bị ép phải bỏ nhà của mình. Quyết định
cưỡng chế được chính quyền Đà Nẵng đưa ra từ năm 2007 bất chấp những phản đối từ
người dân địa phương. Việt Hà phỏng vấn Báo cáo viên đặc biệt về văn hóa, bà
Farida Shaheed, người đã có chuyến thăm Việt nam, và đặc biệt là tới Cồn Dầu
vào tháng 11 năm ngoái. Phần chuyển ngữ do Thanh Trúc thực hiện.
CHỮA SÁNG MẮT ĐỂ LÀM GÌ?
Ông Bút - Ở bên Mỹ, có anh Việt Kiều Nguyễn Hữu
Thông, đôi mắt của anh, mới hơi mờ mờ, tháng 6/2009 nhân chuyến về VN chơi,
tiện thể anh đến bệnh viện mắt Sài Gòn, khám và chữa trị. Sau khi bác sĩ chẩn
đoán bệnh và yêu cầu phẫu thuật theo phương pháp Phaco IOL, với giá 8 triệu
đồng.
NỀN GIÁO DỤC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NHỮNG HỆ LỤY
Thanh Quang RFA - Trong
thời gian gần đây, người Việt mình bị nhiều tai tiếng ở hải ngọai, cụ thể là tại
Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, trong khi ở trong nước, người mình cũng
bị mang tiếng hôi của của những người lâm nạn.
Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014
TẠI SAO NHÀ CẦM QUYỀN HÀ NỘI VẪN TỒN TẠI VÀ HỌ TỒN TẠI BAO LÂU?
Bằng Phong Đặng
Văn Âu - Mới đây, nhà báo Nam Phương phỏng vấn giáo sư Nguyễn
Mạnh Hùng, đặt câu hỏi: “Tại sao nhà cầm quyền Hà Nội vẫn tồn tại và họ tồn tại được bao lâu?”.
Là Giáo sư Tiến sĩ dạy môn “Bang Giao Quốc Tế”, ông Nguyễn Mạnh Hùng có đủ thẩm
quyền và kiến thức để trả lời câu hỏi nêu trên. Theo tôi, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh
Hùng nhận định vấn đề chỉ có tính cách “chuyên khoa” dựa trên sách vở khi so
sánh một nước Việt Nam “quái đản” với các nước độc tài khác. Có thể ông giáo sư
ngại nói lên SỰ THẬT làm mất lòng nhiều người hay đó là phong cách nói của nhà
trí thức?
NGUYỄN CHÍ THIỆN RA ĐI NHƯNG ĐỂ LẠI “TRÁI TIM HỒNG”
Nhà Thơ Nguyễn Chí Thiện 2/27/1939-2/10/2012 |
Tính đến đầu tháng 10 – 2013, nhà thơ Nguyễn
Chí Thiện đã từ bỏ cõi trần được một năm. Ông ra đi, để lại cho nhân gian một
trái tim hồng, như hai câu thơ trăn trối của ông
Một trái tim hồng với bao chan chứa
Ta đặt lên bờ
dương thế, trước khi xa
Nhà văn Trần Phong Vũ đã lấy lời và ý của hai
câu thơ trên để đặt tên cho cuốn sách mới nhất của mình:“Nguyễn Chí Thiện, Trái Tim Hồng”, do Tủ Sách Tiếng
Quê Hương ấn hành.
Có lẽ tôi là một trong những người may mắn được đọc soạn
phầm này rất sớm, dưới dạng bản thảo, trước khi được gửi sang Đài Loan in.
VỤ ÁN NGÔ THANH KIỀU, TÒA ÁN TUY HÒA THÁCH THỨC CÔNG LUẬN VÀ LƯƠNG TRI LOÀI NGƯỜI
Công
an lộng hành tra tấn như thời trung cổ
Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014
VĂN TẾ QUỐC TỔ VÀ ANH LINH TỬ SĨ
Nguyễn Lộc Yên
Hỡi ơi!
Người Việt Hải Ngoại,
ngưỡng trông Quốc Tổ;
Uống nước nhớ nguồn,
nhắc nhở tâm can.
Ba triệu đồng bào xa
quê, nhớ xóm làng, trông cương thổ;
Mùng mười tháng ba giỗ
Quốc Tổ, người dựng nước Văn Lang.
Kính cáo: Chung huyết thống,
sao có kẻ hiện hình quỉ đỏ?!
Xin thưa: Cùng một bào, lại có loài hại giống da vàng?!
Xin thưa: Cùng một bào, lại có loài hại giống da vàng?!
30 THÁNG 4 MÁU VÀ NƯỚC MẮT
Hàn Giang Trần Lệ
Tuyền
- Kể từ giờ phút tên
phản tặc Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng để dâng Miền Nam Tự Do vào tay của
cộng sản Hà Nội; thì hàng năm cứ đến ngày Quốc Hận 30- 04, là mọi người dân
Việt, dù ở quốc nội, hay nơi hải ngoại cũng đều cảm thấy xót đau; bởi tất cả
đều không bao giờ quên; và mãi mãi vẫn nhớ đến một ngày tang thương đã trùm phủ
xuống quê hương. Ngày nước Việt Nam Cộng Hòa rơi vào tay giặc thù cộng sản.
BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA PHONG TRÀO NHÂN VĂN - GIAI PHẨM
Trương Quang Đệ - Gần đây, trang web
tiếng Việt của Đài BBC có đăng bài của Lê Quỳnh giới
thiệu một cách đánh giá mới về phong trào Nhân văn-Giai phẩm do một học giả Mỹ,
Peter Zinoman, Giáo sư Khoa lịch sử ở Đại học Berkeley, đề xuất (1). Tôi lấy
làm tiếc chưa được đọc nguyên bản bài nghiên cứu của vị giáo sư Mỹ, nhưng qua
bài giới thiệu của Lê Quỳnh, vị giáo sư Mỹ cho rằng các nghiên cứu từ trước đến
nay thường “thổi phồng” giá trị đối kháng chế độ của Nhân Văn Giai Phẩm mà
không nghiên cứu kỹ những bài viết thực sự của phong trào này, tìm hiểu bản
chất của họ là gì. Căn cứ vào những bài viết của Nhân Văn Giai Phẩm, học giả Mỹ
nhận xét như sau:
Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014
TƯỜNG TRÌNH VIỆC CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM ĐÁNH, BẮT, XÚC PHẠM THÂN THỂ, NHÂN PHẨM, QUẤY RỐI TÌNH DỤC NGÀY 23/03/2014
- Tổ chức nhân quyền
thế giới.
- Tổ chức EU
- Đại sứ quán các nước
Mỹ, Úc, Thụy Điển, Đức, Na Uy,....
Tên tôi: Trần Thị Nga
sinh ngày 28/04/1977. số chứng minh: 168125829.
Địa chỉ: số nhà 254
đường Trần Thị Phúc, tổ 8 Phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý,
Hà Nam
Điện thoại: 0972572585
Tôi xin trình bày sự việc như sau:
CHUYỆN ''KHÓ TIN NHƯNG CÓ THẬT'' Ở XỨ "TƯ BẢN BÓC LỘT ĐANG GIÃY CHẾT": CẢNH SÁT MỸ ĐƯA "HỐI LỘ" CHO THƯỜNG DÂN
Anh
Hayden Carlo là cư dân Texas, đã bị cảnh sát chặn xe lại vì thấy biển số
(License Plate) xe của anh quá hạn. Anh bảo rằng anh không có gì để giải thích
lý do vì sao anh chưa gia hạn, ngoại trừ một lý do duy nhất là anh không có
tiền. Anh chỉ có thể dùng tiền đó để nuôi vợ, nuôi con hoặc là dùng số tiền đó
để gia hạn đăng ký biển số xe. Sau khi viết giấy phạt, cảnh sát kẹp tờ $100 đô
vào giấy và trao cho anh Hayden.
NHÀ HOẠT ĐỘNG NHÂN QUYỀN BÙI THỊ MINH HẰNG ĐÃ NGƯNG TUYỆT THỰC, NHƯNG CON TRAI BÙI TRUNG LẠI VỪA BỊ BẮT
HAI NGÀY VẬN ĐỘNG NHÂN QUYỀN CHO VIỆT NAM TẠI QUỐC HỘI HOA KỲ
Chiến dịch hai ngày, nhằm vận động nhân quyền cho Việt Nam tại
quốc hội Hoa Kỳ, kết thúc chiều thứ Năm 27 trong dư âm một tiếng nói chung của
gần 600 người Mỹ gốc Việt từ các tiểu bang khắp nước Mỹ bên cạnh người về từ Đức,
Canada và Châu Âu.
KỲ ÁN NHÃ THUYÊN
Thư Hiên
- Mấy
tuần qua, dư luận cộng đồng mạng rúng động bởi “kỳ án” Nhã Thuyên. Diễn biến gần
đây nhất là sự kiện ngày 27/3, cô Đỗ Thị Đoan bị Trường ĐH Sư phạm Hà Nội mời đến
để nhận các quyết định thu hồi bằng và hủy luận văn thạc sĩ nhưng cô từ chối
không nhận các quyết định này. Trước đó thì PGS TS Nguyễn Thị Bình, người hướng
dẫn Nhã Thuyên làm luận văn này không được kéo dài thời gian làm việc dù luật định
cho phép.
VIẾT VỀ CÁI CHẾT CỦA CHÍNH THỂ VIỆT NAM CỘNG HÒA
“We betrayed you” (W.Westmoreland)
Từ ba thập niên nay, không đợi đến ngày 30 tháng tư trở lại mới
có thêm tài liệu giải mật được phổ biến từ ba phiá Mỹ, Cộng sản và Quốc gia
liên hệ đến giai đọan hấp hối của chính phủ Nguyễn Văn Thiệu kết thúc bằng cuộc
tháo chạy của Hoa kỳ năm 1975. Về cánh quốc gia, người viết bài này may mắn gặp
lại và phỏng vấn một số nhân vật chính yếu trong cuộc như cố Tổng thống Thiệu,
đại tướng Cao Văn Viên (tác giả của The Final Collapse và Những ngày cuối cùng
của VNCH), ngọai trưởng Trần Văn Lắm trước khi ông qua đời tại Úc, bác sĩ Nguyễn
Lưu Viên, nguyên chủ tịch phái đoàn VN tại Hội nghị La Celle Saint Cloud và ông
Nguyễn Xuân Phong, cựu Quốc vụ khanh phụ trách đàm phán tại Paris, thay thế đaị
sứ Phạm Đăng Lâm sau tháng giêng 1973. Những bài phỏng vấn vưà kể được đưa lên
internet và đăng trên báo.
Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014
LUẬT SƯ TRONG VỤ 5 CÔNG AN ĐÁNH CHẾT NGƯỜI: “TÔI KHÔNG SỢ VÌ MÌNH LÀM ĐÚNG“
Tôi quá xót xa, đau lòng trước cảnh hai đứa
trẻ mồ côi, trong đó cháu bé sinh ra mà chưa bao giờ được nhìn thấy mặt cha,
trong khi gia đình lại quá nghèo. Hơn nữa, tôi rất bức xúc trước hiện tượng có
nhiều nghi can, bị can chết bất thường tại các trại tạm giam, nhà tạm giữ.
UCRAINE CHÌM NGẬP TRONG NỢ NẦN, VIỆT NAM THÌ KHI NÀO MỚI BỊ LỘ?
Nguyễn Hữu Quý
1. Từ thực trạng Ukraine
Ngày
30.3.2014, báo An ninh Thủ đô, trong bài viết tựa đề “Ucraine
chìm ngập trong nợ nần”(1), cho biết:
“… Ai sẽ trả lương hưu? Ukraine đang rất cần
tiền. Ngân sách đã cạn kiệt trong khi năm 2014 nước này cần khoảng 6 tỷ USD để
trả nợ. Tới đây khi EU và Mỹ có trợ giúp thì vẫn không thể nào đủ để giải quyết
các vấn đề kinh tế hiện nay của Ukraine.
QUYỀN ĐƯỢC BIỂU TÌNH CỦA NGƯỜI DÂN
Kẻ đúng thì rụt rè, do
dự, vì e là phạm luật
Người sai lại năng nổ, thẳng tay, bởi tin rằng có lý
Người sai lại năng nổ, thẳng tay, bởi tin rằng có lý
Biểu tình là một hoạt động hợp hiến và hết sức
thông thường ở xã hội văn minh. Nhưng đến nay, biểu tình (ngoài sắp đặt của cơ
quan Nhà nước) vẫn còn là một chuyện tương đối xa lạ ở Việt Nam, thậm chí như
một điều “phạm húy”. Biểu tình bị ngăn cản, dù có diễn ra thì người ta vẫn quanh
co, không dám gọi đúng tên. Đa số người dân nhìn nhận quyền biểu tình như một
thứ xa xỉ phẩm, không liên quan đến cuộc sống của mình, thậm chí còn nhìn nó
như một miếng mồi nhử nguy hiểm: Ừ thì Hiến pháp cho phép đấy, nhưng cứ thử
động vào mà xem… Vốn dĩ thuộc phạm trù đối nội, quyền biểu tình được nêu trong
Hiến pháp trên thực tế chỉ còn để đối ngoại.
XÂY DỰNG CON NGƯỜI TỰ CHỦ, ĐỂ DÂN TỘC TỰ CHỦ, CHƯƠNG TRÌNH VĨ ĐẠI BỊ DỞ DANG CỦA PHAN CHÂU TRINH
Phan Châu Trinh (1872-1926) |
Nguyên Ngọc - Đầu thế kỷ XX, sau thất bại của các cuộc khởi
nghĩa Cần vương, đã xuất hiện Phong trào Duy Tân, thoạt tiên được khởi xướng
bởi một nhóm trí thức ưu tú, thường được gọi là “bộ ba Quảng Nam” gồm Phan Châu
Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng. Phong trào nhóm lên ở Quảng Nam, nhanh
chóng loan ra khắp Trung Kỳ, ảnh hưởng sâu rộng đến cả nước, đưa tới cuộc Trung
Kỳ dân biến năm 1908, cuộc bạo loạn chống Pháp lớn nhất trước Cách mạng tháng Tám.
Cuộc nổi dậy bị đàn áp nặng nề, Trần Quý Cáp bị chém ở Khánh Hòa, Phan Châu
Trinh bị đày ra Côn Đảo, về sau thoát tù đã sang Pháp để tiếp tục hoạt động,
đến năm 1925 trở về nước, và mất ngày 24/3/1926, đến nay vừa đúng 85 năm. Huỳnh
Thúc Kháng cũng bị đày Côn Đảo, sau khi ra tù đã chuyển sang hoạt động hợp
pháp, chủ trương báo Tiếng Dân, tờ báo đậm khuynh hướng yêu nước chống Pháp
sống được lâu nhất dưới thời Pháp thuộc; và trong số ba người, ông cũng là
người còn sống được lâu nhất, để trở thành Phó Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1945.
CÓ THỂ CƯỜI SAU KHI TRA TẤN ĐẾN CHẾT NGƯỜI DÂN SAO?
Hà Văn Thịnh - Một trong những phiên tòa đó vừa được… diễn ở
thành phố Tuy Hòa, Phú Yên. 5 bị cáo – là 5 sĩ quan công an, hành hạ, tra tấn
người dân từ sáng đến tối, gây nên cái chết tức tưởi của nạn nhân Ngô Thanh
Kiều, chỉ “bị” Viện KSND TP Tuy Hòa đề nghị “hình phạt” một án tù, còn lại là…
án treo(!)?
CHÂN DUNG CỦA MỘT TÊN BỒI BÚT
Trần An Lộc - Vụ án bà Nguyễn Thị Năm tức bà Cát Hanh Long là người đầu
tiên bị xử bắn để phát động phong trào "cải cách ruộng đất" năm 1953
bởi đảng Cộng sản Việt Nam tại nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lại đang như những
giòng máu chảy dài trên báo mạng trong nước.
LẠI ĐƯỢC XEM NÀNG KIỀU TRINH DIỄN XUẤT
ĐẢNG ĐÃ DÀN XẾP BẢN ÁN NHẸ NHÀNG CHO 5 CÔNG AN ĐÁNH CHẾT DÂN
BBC - Cơ quan
nội chính và chính quyền ở tỉnh Phú Yên có thể đã có dàn xếp để tòa sơ thẩm đưa
ra mức án nhẹ đối với các sỹ quan công an thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đã
hành hung tới chết hôm 13/5/2012 một nghi phạm hình sự với hàng chục vết thương
từ đầu tới chân.
Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014
TỔNG LÃNH SỰ HOA KỲ THĂM BS NGUYỄN ĐAN QUẾ
Mới
đây Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh là bà Rena Bitter đã có cuộc
viếng thăm bác sĩ Nguyễn Đan Quế tại nhà riêng để tìm hiểu tình hình tự do tôn
giáo và nhân quyền từ cựu tù nhân lương tâm nổi tiếng này. Mặc Lâm có cuộc phỏng
vấn BS Nguyễn Đan Quế để tìm hiều thêm chi tiết.
Mặc
Lâm: Trước tiên xin được cám ơn Bác sĩ Nguyễn Đan
Quế đã giúp chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này. Thưa BS theo nhận xét của
ông thì bà Tổng Lãnh sự Rena Bitter có nắm vững các vần đề về nhân quyền hay
các quyền tự do khác tại Việt Nam hay không?
“ĐÁNH CHẾT NGƯỜI SAO CHỈ ĐỀ NGHỊ ÁN TREO?”
Tuổi Trẻ - Bà Ngô Thị Tuyết, chị gái của nạn nhân Ngô Thanh Kiều, đã nghẹn
ngào thốt lên như vậy trong phần tranh luận phiên tòa xét xử năm nguyên công an
tội “dùng nhục hình” sáng 29-3 tại TAND TP Tuy Hòa (Phú Yên).
BÀI HỌC UKRAINA – NƯỚC TA TRƯỚC HỌA TÀU NGA
Lê Thiên - Sau một thời gian quốc gia độc lập
Ukraina rơi vào những rối loạn về chính trị vì thái độ khinh dân cùng hành vi bạo
lực và tham nhũng của Tổng thống Viktor Yanukovych, ngày 22/2/2014, Quốc hội
Ukraina đã bỏ phiếu truất quyền tổng thống của ông này.
TRÒ CHUYỆN CÙNG CỤ LÊ HỒNG HÀ VỀ QUÁ TRÌNH DÂN CHỦ HÓA ĐẤT NƯỚC
“…Có lẽ
là nhờ có nhân duyên mà từ những ngày tết 2014 đến gần đây, tôi đã có nhiều lần
được trò chuyện cùng cụ Lê Hồng Hà, lại được cụ tin cẩn trao gửi tôi lưu giữ
nhiều bản thảo đã công bố và cả chưa công bố của cụ. Bài phỏng vấn này là một
tóm tắt không đầy đủ sau những đối thoại có ghi chép gần đây giữa tôi và cụ.
Buồn thay hai năm
trước, tại thành phố biển Đà Nẵng -“Nơi đáng sống nhất hành tinh này” (NBT),
bệnh tật và tuổi tác đã quật ngã cụ Trần Lâm (1925), Nguyên Thẩm Phán Toà Án
nhân dân tối cao và những tai ương đó, lại diễn ra tại phòng cấp cứu Bệnh viện
hữu nghị Việt Xô Hà Nội với cụ Lê Hồng Hà (1926), nguyên Chánh Văn Phòng,
nguyên uỷ viên Đảng Đoàn Bộ công an.
NỮ TIẾP VIÊN VIETNAM AIRLINES BỊ BẮT TẠI NHẬT, ĐÁNG THƯƠNG HAY ĐÁNG TRÁCH?
Xin thưa luôn là vừa đáng thương lại vừa đáng
trách.
Đáng thương vì chỉ với 21 món hàng quần
áo ăn cắp trị giá khoảng 25,7 triệu đồng từ tháng 9 năm ngoái mà bị bắt giữ,
thẩm vấn và bị truyền thông quốc tế rùm beng mấy ngày hôm nay. Đáng trách vì
“mang hình ảnh Việt Nam ra thế giới” (quảng bá của Vietnam Airlines trên VTV)
như thế là làm xấu hình ảnh của một đất nước mà cha ông ta đã từng tự hào “lành
cho sạch rách cho thơm”.
GÓC KHUẤT MỘT GIA TỘC: BÀI VIẾT CỦA BỒI BÚT XUÂN BA ĐỂ CHẠY TỘI CHO HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CSVN VỀ HÀNH ĐỘNG THỦ TIÊU CỤ PHẠM QUỲNH
Đương tỏ dần góc khuất một gia tộc (Kỳ 1)
- Có một gia đình thuộc vào loại hiếm có trong
lịch sử hiện đại nước ta mà qua mấy thế hệ con cháu đã đóng góp cho xã hội những
nhân tài nổi tiếng, có những đóng góp to lớn cho dân tộc. Đó là gia đình nhà
văn hóa Phạm Quỳnh (1892-1945). Hơn nửa thế kỷ trôi qua từ khi Phạm Quỳnh từ
giã cõi trần, những thông tin về ông vẫn chưa đầy đủ và những thế hệ con cháu
ông cũng còn nhiều người chưa được biết. Cách đây hơn 7 năm, nhà văn Xuân Ba đã
ngược dòng thời gian, tìm hiểu và phát hiện thêm những sự kiện, tình tiết mang
ý nghĩa lịch sử và văn hóa về gia tộc của vị Thượng thư Phạm Quỳnh. Báo điện tử
Petrotimes sẽ giới thiệu với bạn đọc nội dung ghi chép ấy.
THỬ NHẬN DẠNG LẠI CHÂN DUNG NHÂN VẬT PHẠM QUỲNH
I) Thử
nhận dạng lại chân dung nhân vật Phạm Quỳnh
Phạm
Quỳnh ngoài bút hiệu Hồng Nhân hoặc Hoa Đường còn có bút hiệu Thượng Chi. Ông
quê gốc ở làng Lương Ngọc (nay là xã Thúc Kháng) phủ Bình Giang tỉnh Hải Dương,
nhưng gia đình ra Hà Nội sinh sống lập nghiệp và sinh ra ông tại đây ngày 17
tháng 12 năm 1892.
TẠI SAO CỘNG SẢN GIẾT PHẠM QUỲNH?
Việt Minh cộng sản đã giết Phạm Quỳnh
(1892-1945) hai lần: Lần thứ nhất hạ sát, che giấu và phi tang thân xác ông tại
Huế năm 1945. Lần thứ hai, bóp méo lịch sử, viết sai lạc về Phạm Quỳnh,
nhằm hủy diệt luôn sự nghiệp và thanh danh của ông. Một câu hỏi cần
được đặt ra là lúc đó Phạm Quỳnh đã rút lui khỏi chính trường, tại sao cộng sản
lại giết Phạm Quỳnh, trong khi cộng sản không giết Trần Trọng Kim và toàn bộ
nhân viên nội các Trần Trọng Kim, là những người đang còn hoạt động? Câu
hỏi nầy cần tách ra làm hai phần để dễ tìm hiểu:
SAO LẠI XÂY DỰNG NHÀ TƯỞNG NIỆM HỒ CHÍ MINH TRONG KHU DI TÍCH ĐỀN HÙNG?
Nguyễn Thu Trâm - Theo bản tin
của Thông Tấn Xã Việt Nam tại Hà Nội, thì lãnh đạo tỉnh Phú Thọ sẽ đầu tư
khoảng 60 tỷ đồng để xây dựng Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đồi Phân
Trà thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Theo đó, nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh dự kiến sẽ được xây
dựng trên diện tích 8.400m2 và được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống,
gồm tứ trụ, nhà bia ghi công lao to lớn của Bác với đất nước, dân tộc; tiền tế,
đại bái hậu cung và các công trình phụ trợ khác như: Nơi đón tiếp, nơi trưng bày
hiện vật, khuôn viên, đường đi, cây xanh…
NHẠC SĨ PHẠM TUYÊN - NGƯỜI CON THỨ CHÍN CỦA PHẠM QUỲNH
Bài
của Nguyễn Liệu
Tục ngữ Việt nam nói “ Nên khôn từ thuở lên
ba”, nhưng nhạc sĩ Phạm Tuyên lên ba có khôn không thì không biết, nhưng đến
lúc mười lăm mười sáu tuổi thì chứng tỏ Phạm Tuyên là người chí ngu, chí dại, rồi
từ đó dấn thân vào hết sai lầm này đến sai lầm khác và mãi đến nay tới tuổi 80
có lẽ là lần dại cuối cùng rồi giả từ cuộc sống.
Cuộc khởi nghĩa 1945 Việt minh tức Việt cộng cướp
chánh quyền lập tức giết Phạm Quỳnh, một học giả số một của Việt Nam. Bốn học
giả nổi tiếng của Việt Nam lúc bấy giờ là Phạm Quỳnh, Nguyễn văn Vĩnh, Nguyễn
văn Tố và Phạm duy Tốn. Người đời thường nói tắt ông Quỳnh ông Vĩnh ông Tố ông
Tốn.
“KÝ ỨC VỀ CỤ PHAN BỘI CHÂU”
- Cố GS Nguyễn Thiệu Lâu (1916-1967)
Cách đây thấm thoát đã hai mươi năm rồi (1), tôi có ở Huế,
nhà ở trên dốc Bến Ngự, gần nhà cụ Phan.
Tôi đã được cụ cho hầu chuyện nhiều lần.
Trước đây, mười mấy năm, tôi có dịp vào Huế, có lên viếng mộ cụ,
đặt ngay trong vườn nhà cụ ở trước.
Bây giờ, nhớ tới cụ, tôi chép ra đây một vài ký ức.
* * *
Hồi đó tôi giảng học ở Trường Khải Định (1939), giảng về môn Sử
ký và Địa lý. Vốn ngưỡng mộ cụ đã lâu, nhưng không biết làm thế nào được cụ cho
tiếp kiến, tôi bèn nhờ một vị phụ huynh học sinh nói trước xem cụ có cho tôi được
gặp cụ không. Cụ trả lời tương tự như sau này:
VỀ PHAN BỘI CHÂU TIÊN SINH: MẤY VẤN ĐỀ XIN ĐƯỢC BÀN LẠI...
Nguyễn
Đình Chú - Nước mất, phải tìm đường cứu
nước. Nhưng cứu nước bằng đường lối nào? Quả thật là chuyện vô cùng khó khăn.
Có cái nhất thời cho là đúng, nhưng với lâu dài là gì? Rõ ràng không đơn giản với
những ai có tầm nhìn vĩ mô. Chuyện giữa hai cụ Phan, ai đúng ai sai? Ai hơn ai
kém? đâu phải là dễ có kết luận cuối cùng.
Hẳn là chúng ta đều thấm nhuần quan điểm Mác
xít cho rằng: nhận thức chân lý phải là một quá trình, phải từ chân lý tương
đối mà đi gần tới chân lý tuyệt đối và cũng chẳng có chân lý tuyệt đối. Hay nói
theo thuật ngữ của Pháp: nghiên cứu khoa học là recherche, tức là tìm đi tìm
lại, cứ thế mà tìm mãi. Không ai có thể tự cho đây là tiếng nói cuối cùng.
THÊM CÁC TƯ LIỆU VỀ VIỆC VU OAN BÀ CÁT HANH LONG NGUYỄN THỊ NĂM
Dưới đây
là một bài viết đăng trên báo Nhân Dân ngày 21 tháng 7 năm 1953 của tác giả HỒ CHÍ MINH dưới bút danh C.B., mở màn cho chiến dịch cải cách ruộng đất. Đối tượng mà bài báo "tấn
công" là bà Cát-hanh-long Nguyễn Thị Năm, một người có công với cách mạng.
Địa chủ
ác ghê
Thánh hiền
dạy rằng: "Vi phú bất nhân". Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như
bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá - thế thôi. Nào ngờ có bọn
địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:
Mụ địa chủ
Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:
CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ CỦA PHAN CHÂU TRINH
Phan Châu Trinh
Mặc dù Phan Châu Trinh tự nhận mình là một “nhà hoạt động
chính trị ở vương quốc An Nam”, nhưng trong số các trước tác của ông, người ta
lại chưa tìm thấy một tác phẩm nào trình bày một cách thật rõ ràng mục tiêu và
phương hướng chính trị của ông. Chính chỗ thiếu sót đó đã khiến cho một số nhà
nghiên cứu hiện nay tìm cách giải thích tư tưởng của ông theo chiều hướng “cải
lương”: chỉ đánh giá cao ông như một nhà giáo dục, nhà văn hóa lớn (thậm chí
một nhà cách mạng văn hóa) mà vô tình hay cố ý bỏ quên vai trò của ông với tư
cách là một nhà hoạt động chính trị.
Tuy nhiên, nếu xem xét thật kỹ lưỡng các tác phẩm của ông
để lại, chúng ta có thể tìm thấy những nét phác họa của một cương lĩnh chính
trị được ẩn giấu trong bản thảo của một bài thơ.
NHỆN LƯNG ĐỎ VÀ HƠN 600 TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM
Vợ và hai con gái của nạn nhân |
Nguyễn Ngọc Già - Chỉ có súc vật mới quay lưng lại với
nỗi đau của đồng loại để chăm sóc cho bộ lông của mình - Karl Marx.
Lời của ông tổ cộng sản, một lần nữa phải nhắc
lại, khi người viết đọc được bài báo trên trang Pháp Luật: "Vụ 5 công an
đánh chết nghi can: Phải xử tội giết người mới đúng!".
VÌ SAO CÔ NHÃ THUYÊN CHỌN "MỞ MIỆNG" LÀM ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ?
Cô Đỗ Thị
Thoan, tức Nhã Thuyên đã bảo vệ thành công xuất sắc luận văn Thạc sĩ đề tài:
"Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của Nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa"
tại Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ ngày 04.12.2010. Luận văn của cô do PGS. TS
Nguyễn Thị Bình hướng dẫn, được chấm điểm tuyệt đối: 10/10.
GẶP NHỮNG NẠN NHÂN TRONG VỤ BẮT BÙI THỊ MINH HẰNG Ở LẤP VÒ, ĐỒNG THÁP
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Truyền
thông cộng sản, công cụ bóp méo sự thật
Kể từ
dăm năm nay, người dân đã có những kinh nghiệm sâu sắc với truyền thông nhà nước
cộng sản trong các vụ việc liên quan đến các yếu tố tôn giáo, chính trị và nhất
là đối với những người đấu tranh cho nền dân chủ, cho tự do tôn giáo, cho quyền
con người, đặc biệt cho lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc. Ở đó, không thiếu những
màn dựng chuyện, bôi bẩn, bóp méo và cắt xén.
Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014
PHẢN ỨNG SINH VIÊN SAIGON VỀ BÀI GIẢNG "ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC?”
Kính thưa Cô,
Đến tận bây giờ, gõ những dòng E-mail trần tình này gửi đến Cô,
em vẫn còn trách ông trời, phải chi cuối tiết “Lịch Sử” hôm ấy trời đừng mưa to
thì giảng đường Đại Học không ai còn ngồi lại và Cô cũng đâu có thời gian trò
chuyện khuyến khích sinh viên mình... Và, hôm nay, em cũng không phải gõ email
này gửi Cô mà em biết khi đọc Cô sẽ không vui...
HỒ CHÍ MINH VÀ VỤ BÁN PHAN BỘI CHÂU CHO PHÁP
Hồ Chí Minh và vụ bán Phan Bội Châu cho mật thám Pháp.
Trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc, Phan Bội Châu
(1867-1940) thường được nhắc đến như một chí sĩ, một nhà cách mạng nổi bật. Là
một nhà nho ưu thời mẫn thế, Phan Bội Châu đã chọn cho mình con đường cứu nước,
cứu dân mà kẻ sĩ xứng danh nào cũng không thể từ chối khi đất nước lâm nguy
theo câu nói đã thành châm ngôn: Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách.
HCM BÁN ĐỨNG PHAN BỘI CHÂU CHO THỰC DÂN PHÁP TRÊN ĐẤT TRUNG HOA NĂM 1925
Mường
Giang
Về huyền thoại xuất dương cứu nước, cận sử VN trong thế kỷ XX có nhắc tới bốn
nhân vật : Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Tất Thành và Ngô Đình Diệm.
Ngày nay qua sử liệu chúng ta đã biết rõ chân thực chính ai mới là người thực
sự ra nước ngoài cứu nước. Trong bốn người, cả Phan Chu Trinh và Ngô Đình Diệm
mất thình lình nên chưa biện bạch hành động cùng chuyến đi của mình. Phan Bội
Châu trong tự phán đã viết lời thành thật xin lỗi quốc dân, sự thất bại trên
con đường cứu nước. Duy nhất chỉ có Hồ Chí Minh thì tự viết sách huyền thoại
hoá với mình, để bóp méo sự thật: Ra đi đề tìm phương tiện hợp tác với giặc
Pháp, để mưu sinh và giải quyết kinh tế gia đình mà thôi.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)