Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

TRẦN ĐĨNH VÀ ĐÈN CÙ

                         1     2     3     4     5    6    7    8
Nguyễn Văn Trần  - Đến nay, những người cộng sản ở Hà Nội viết về chế độ của họ và những người lãnh đạo chế độ ấy vẫn còn quá ít ỏi. Mỗi người phơi bày những điều họ nghe thấy hoặc chứng nghiệm khi họ là nạn nhân của chế độ. Nghe, thấy và chứng nghiệm thường bị giới hạn nên những điều được tiết lộ vẫn còn là một phần cực nhỏ của một bộ máy kìm kẹp, gian ác khổng lồ bao trùm kín mít toàn xa hội từ hơn nửa thế kỷ nay.

"ĐÈN CÙ" - MỘT NỖ LỰC "TRỤC ĐỘC"

Nguyễn Xuân Nghĩa - Để "trục độc", ai muốn hiểu ra cái ác tại đầu nguồn của đảng Cộng sản Việt Nam, khởi đi từ Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh cho tới mãi sau này, thì nên đọc - và đọc kỹ - bộ Đèn Cù của Trần Đĩnh.

ĐÈN CÙ, CÙ ĐÚNG VÀO VÙNG KÍN NHẠY CẢM NHẤT CỦA CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN VIỆT NAM


Kông Kông - Bỗng dưng tôi nhận được Đèn Cù qua email, bản Final.pdf, tuy có vài chỗ còn highlight màu vàng. Vừa vào truyện đã gặp ngay một số phương ngữ, với cả tiếng lóng của thời đó và đôi chỗ hình như viết mà không muốn diễn đạt theo lối văn bình thường, nên bị lúng túng không ít. Cứ như đang thả hồn theo dòng suối êm ả giữa thiên nhiên hoang dã Việt Bắc bỗng gặp một nơi nước bị tung lên bất ngờ. Chắc chắn là nhờ lòng suối nơi đó có một viên đá cuội cản dòng nhưng lại trở nên sinh động. Đẹp. Và cứ theo cái đẹp đó mà lần mò. Lần mò, vừa để coi mình có hiểu đúng ngữ/nghĩa đặc thù hay không, vừa muốn theo dõi nội dung chuyện về những nhân vật cao cấp nhất đảng cộng sản Việt Nam trong thời còn phôi thai.

DÒNG HỌ NGÔ ĐÌNH ƯỚC MƠ CHƯA ĐẠT - PHẦN 1


Cựu Trung Tá Nguyễn Văn Minh - Trong lá thư gửi cho một chiến hữu đề ngày 22-9-1952, cuối thư có bài thơ tứ tuyệt trên đây, thủ bút của chí sĩ Ngô Đình Diệm. Chúng tôi xin dùng ba chữ cuối của câu 4 để đề tựa cho bài thơ.

KÍNH DÂNG HƯƠNG HỒN

Các vị Anh Hùng, Các Chiến Sĩ Mọi Cấp Ngành
Đã Hy Sinh Máu Xương Và Mạng Sống

Cho Nền Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền

Của Tổ Quốc Và Dân Tộc Việt Nam.

ĐÈN CÙ - TRẦN ĐĨNH - PHẦN 1

1     2     3     4     5    6    7    8
CHƯƠNG 1
Tôi đến ATêKa, an toàn khu (ATK) để làm báo Sự Thật đầu 1949.
ATêKa, an toàn khu là gì? Là căn cứ địa đầu não của Đảng cộng sản Đông Dương và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, nằm ở chân hai con đèo tên Re và So của dãy Núi Hồng chia đôi hai huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên và Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Còn Sự Thật?

ĐÈN CÙ - TRẦN ĐĨNH - PHẦN 2

1     2     3     4     5    6    7    8
CHƯƠNG 6
Cùng thời gian bao vây Điện Biên Phủ, Trung ương mở lớp tổng kết cải cách ruộng đất ở sáu xã thí điểm tại huyện Đại Từ sát nách An toàn khu, do Hoàng Quốc Việt chỉ đạo. Sau tổng kết sẽ triển khai chính thức đợt 1 cải cách ruộng đất. Tôi đã dự.
Từ Điện Biên Phủ, Thép Mới viết cho tôi: “Mày ở đầu trận tuyến chống phong kiến, tao ở đầu trận tuyến chống đế quốc, cố lên hả!”. Hảo hớn, phơi phới.

ĐÈN CÙ - TRẦN ĐĨNH - PHẦN 3

1     2     3     4     5    6    7    8
CHƯƠNG 13
Thép Mới đón ở ga. Xích lô chở cái thùng gỗ thông đựng sách Tàu ngất ngưởng và tôi. Thép Mới đạp xe bên cạnh. Lên gác gặp ngay tổng biên tập. Câu đầu tiên Hoàng Tùng hỏi:
- Mao xếnh xáng thu về được hết âm binh chưa? Có trắng tay chuyến này không?
Ở trong nước Mao Trạch Đông đang là “chàng cả lố”. Chế giễu ông ta là bằng chứng của người Mác-xít, Lê-ni-nít. Tôi thì không chế, nhưng sau vụ chống phái hữu, tôi chẳng còn mặn mà với ông.

ĐÈN CÙ - TRẦN ĐĨNH - PHẦN 4

1     2     3     4     5    6    7    8
CHƯƠNG 21
 Rồi chúng tôi thở phào. Cụ Hồ đã lên tiếng. Có lẽ là tháng 4 hay 5 năm 1963. Bài báo của Cụ đăng trang nhất báo Nhân Dân. Ký tên Nguyễn Thanh Long. Ở đúng chỗ sau này đăng bài Nguyễn Chí Thanh chất vấn dân tộc “sao phải ăn bún?”
Nói rõ Đảng ta phải biết ơn ba đảng cộng sản Pháp, Liên Xô và Trung Quốc. Vậy là Cụ công khai phản đối Mao. Đám xét lại rất mừng. Cụ Hồ nhất đinh phải là thích cộng sản văn minh hơn rồi. Chúng tôi hy vọng Cụ ngăn được Đảng ngả theo Bắc Kinh. Không tán thành Mao chống xét lại để bảo vệ chủ nghĩa, Cụ đã nói có nên vì đuổi một con chuột (xét lại) mà đang tâm ném vỡ một cái bình quý không?

ĐÈN CÙ - TRẦN ĐĨNH - PHẦN 5

1     2     3     4     5    6    7    8
CHƯƠNG 27
 Đi từ nửa đêm ở Chợ Đồn Con, Phú Bình, Thái Nguyên, chỗ vợ con sơ tán, mờ sáng ngày 28 tháng 7 năm 1967, qua phà Đông Xuyên sông Hồng, tôi đến ngay báo Nhân Dân. Rất sốt ruột. Muốn gặp Châu. Muốn xem anh đã bình thường lại chưa. Mấy hôm trước tôi rủ anh xem “Chiến tranh và Hoà bình”, phim Liên Xô chiếu nội bộ ở Viện bảo tàng cách mạng. Ghét Liên Xô, ghét “hoà bình”, người xem chửi cả cụ Lev Tolstoi, “Sao cái bọn này chúng nó sợ chiến tranh đến thế chứ nhỉ, lại đem chiến tranh ra doạ ta nữa”. Nhưng Châu rất đăm chiêu, không để ý tới những cái đó. Lát sau thấy vẻ anh vẫn nghĩ ngợi, bồn chồn, tôi hỏi có chuyện gì thì anh nói có chuyện hơi lôi thôi, anh vừa bị mất mấy đoạn trích biên bản hội đàm mới đây của Đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam. Mất kèm cả cái quần lụa của vợ.

ĐÈN CÙ - TRẦN ĐĨNH - PHẦN 6

1     2     3     4     5    6    7    8
CHƯƠNG 34
  Xong hạn cải tạo lao động, tôi về lại Ban nông nghiệp báo.
Dưới gốc đa, Phan Quang, mới lên trưởng ban sau cuộc đánh phá xét lại và chuyến đi Bắc Kinh xức dầu thánh; Hữu Thọ hay “lính dù Kong Le” (chỗ nào đảng uỷ cần đánh dẹp thì phái anh ta đến) một nhát nhảy mấy bậc lên ghế phó trưởng ban dưới Phan Quang, phổ biến ba quyết định của Ban biên tập và đảng uỷ về tôi:

ĐÈN CÙ - TRẦN ĐĨNH - PHẦN 7

1     2     3     4     5    6    7    8
CHƯƠNG 38
   1975. Tháng 4. Đại thắng mùa xuân. Như tên hồi ký Văn Tiến Dũng viết. Và cho tướng Giáp ra rìa đại tiệc. Báo Nhân Dân dành hai trang đăng bài Bùi Tín tường thuật “giải phóng Sài Gòn”. Xem đến đoạn Bùi Tín vào Dinh Độc Lập mở tủ lạnh xem “chúng nó” ăn những gì, tôi không đọc nữa. Kiểm kê sự ăn uống của tư sản, địa chủ vốn nằm quen thuộc trong cẩm nang phát động quần chúng căm thù bọn bóc lột. Tức là bấm vào cái huyệt ghen ăn tức ở. Mở trí khôn cho quần chúng ở cái điểm này mới quý đây!

ĐÈN CÙ - TRẦN ĐĨNH - PHẦN CUỐI

1     2     3     4     5    6    7    8
CHƯƠNG 41
Tin vượt thời gian gần hai chục năm nói đến một việc xảy ra năm 1995 vang dội một dạo ở ngay lãnh đạo cao nhất của Đảng. Vang dội vì đó là tiếng kêu hy vọng đầu tiên mong đưa được ông thần Công lý ra mắt ở trong cái đảng bất chấp sự thật, lẽ phải, pháp lý nhưng lại tự nhận là đạo đức, văn minh này. Một “cuộc đại náo thiên cung” như tôi gọi như thế với nhân vật chính của nó.

BÀI THƠ CHO NƯỚC


Trương Chi 
1.  Tôi sinh ra giữa lòng Cộng Sản
Và lớn lên dưới ảnh Bác Hồ
Bao nhiêu năm viết “Độc lập – Tự do
và Hạnh phúc” nhưng chưa từng thấy thế

THƯ KIẾN NGHỊ KHẨN CẤP: CẦN TRUY TỐ SƯ SÃI LÀM NHỤC CHỦ TỊCH NƯỚC

Kính gửi: - Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Bộ chính trị
  • Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng

THƯ CỦA MỘT THẦY GIÁO CỦA "NGHỊ SỸ" HOÀNG HỮU PHƯỚC GỞI HỌC TRÒ

Tôi năm nay đã gần tám mươi, gần năm mươi năm dạy học trong hai chế độ. Học trò ngót ngét ngàn em, có đứa giỏi đứa dở. Đứa khôn lanh không ít, mà đứa chậm chạp tối dạ cũng nhiều, nhưng tôi may mắn chưa thấy đứa nào xảo ngôn, bẻm mép và ác tâm. 

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

CÂU CHUYỆN NGỤ NGÔN VỀ MÃNH HỔ VÀ CHÓ ĐIÊN


Một con hổ dũng mãnh đã làm gì khi gặp một con chó điên? Cách mà nó chọn trong câu chuyện dưới đây thực sự đã gợi mở cho chúng ta rất nhiều.

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018

SƯ SÃI HỔ PHẬT GIÁO ẤN QUANG "TAY SAI VC" THA HỒ LÀM LỌAN NĂM 1965

SƯ SÃI HỔ PHẬT GIÁO ẤN QUANG "TAY SAI VC" THA HỒ LÀM LỌAN MỖI NGÀY Để PHÁ HOẠI MIỀN NAM
… Nhưng đến khi phật tử PGAQ ( Dương Văn Minh) vâng lời các thầy hổ mang giao miền Nam cho VC thì cũng là đến giờ tàn hung hăng của PGAQ; Thích Thiện Minh bị "quả báo" trước tiên...Không biết khi bị VC trả ơn ông đã giúp VC cướp được miền Nam bằng cách tống ông vào tù, tra tấn, rồi treo cổ...trước khi chết, ông có nhớ đến những năm tháng "Huy hoàng" của PGAQ là đã tha hồ âm mưu, vu khống, làm hại Quốc Gia VNCH, xách động Phật tử làm lọan, phá rối nền an ninh của quốc gia, làm tay sai cho cộng sản, giết hại dân lành, nuôi VC trong chùa, cạo đầu VC cho chúng đội lốt sư sãi, ép buộc sư sãi "tự thiêu," đưa bàn thờ ra để ngoài đường, lăn mình vào bánh xe để chận đường không cho lính đi đánh VC, không cho xe cứu thương, cứu hỏa đi cứu sư "tự thiêu." 
Tội ác của sư sải hổ mang Phật Giáo Ấn Quang không kể xiết. Từ chuyện âm mưu những trò "tự thiêu" để sát hại TT Diệm cũng là do thầy trò Phật Giáo Ấn Quang, dùng nhà chùa làm căn cứ cho VC tấn công miền Nam cũng là do Phật Giáo Ấn Quang. Nếu không có sự góp tay của Sư Sãi Phật Giáo Ấn Quang một số Bắc kỳ Phật tử di cư 54 vô ơn thì QG Miền Nam đã không xảy ra mất nước vào tay CS.

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

CHIẾC ÁO KHÔNG LÀM NÊN THẦY TU

Phạm Trần - Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) được Ban Chấp hành Trung ương đề cử giữ chức Chủ tịch Nước tại phiên họp kỳ 8 ngày 03/10 (2018), thay thế ông Trần Đại Quang đã qua đời ngày 21/09 (2018).

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

HỒI KÝ HOA XUYÊN TUYẾT CỦA BÙI TÍN - KỲ 1

1      2      3      4 


Tôi kính tặng cuốn sách nầy: 


Tất cả những người Cộng Sản, Quốc Gia, Không đảng phái, các tôn giáo... bị tù đày, bị đàn áp, bất công và oan ức do các chế độ thực dân, độc tài, độc đoán, đô/c đảng và cguyên quyền.

Các chiến sĩ kiên cường đang đấu tranh cho một nền dân chủ - đa nguyên.

Các bạn trẻ thân yêu trong cả nước sắp đưa tổ quốc vào kỷ nguyên dân chủ, tự do, hòa hợp và phát triển.

Paris, Thu 1991

Thành Tín

HỒI KÝ HOA XUYÊN TUYẾT CỦA BÙI TÍN - KỲ 2


1      2      3      4 


Mấy tháng qua, một số bè bạn ở Paris và một số tỉnh ở Pháp cũng như một số nhà báo Anh, ý,... hỏi tôi rằng: Sống dưới chế độ cộng sản, ông đã rút ra được những bài học gì sâu sắc nhất? Quả vậy tôi đã gắn bó với chế độ chính trị do đảng cộng sản lãnh đạo hơn 46 năm, tôi là đảng viên cộng sản từ tháng 3. 1946, đến nay vừa tròn 45 năm. Tôi ở trong quân đội do đảng cộng sản tổ chức và lãnh đạo từ tháng 9. 1945 đến tháng 10. 1982, tức là hơn 37 năm. Nhìn lại cả một quãng đời vừa trải qua, quả thật có nhiều điều sâu sắc và thấm thía. 

HỒI KÝ HOA XUYÊN TUYẾT CỦA BÙI TÍN - KỲ 3


1      2      3      4 

VI. NGƯỜI LÍNH

Hơn ba mươi năm chiến tranh đã in dấu sâu đậm lên cuộc sống của cả dân tộc Việt Nam ta, của mỗi gia đình và mỗi con người. Khi khởi đầu không ai nghĩ chiến sự sẽ kéo dài, kéo dài mãi đến như vậy. Về sau người ta chịu đựng, kiên trì và nhẫn nại chịu đựng với ý nghĩ rằng độc lập và tự do là điều quý nhất, có độc lập, tự do rồi sẽ có tất cả, mọi hy sinh đều là cần thiết cho mục tiêu cao cả ấy.

Nhìn lại những cuộc đấu tranh lâu dài trên đất nước mình, nhìn lại cuộc đời cầm súng của mình trong 37 năm có lẻ, tôi thấy những gì sâu sắc nhất? 

HỒI KÝ HOA XUYÊN TUYẾT CỦA BÙI TÍN - KỲ CUỐI

1      2      3      4 



Tôi đang sống những ngày căng thẳng và chật vật. Mọi cuộc dấn thân đều phải thấu hiểu trước và chủ động chấp nhận. Những nỗi đau và bất hạnh của nhân dân thối thúc tôi có thể làm được gì thì phải làm hết sức mình. Những thảm họa mang tầm vóc dân tộc trẻ em gầy ốm, tỷ lệ chết khi sinh của các em quá cao (57/1000 cao gấp sáu lần ở Pháp và Mỹ), nạn thất học lan tràn, hàng 300, 000 học sinh bỏ học, hơn 70, 000 giáo viên bỏ dậy, hệ thống bệnh viện xuống cấp, người bệnh phải chung nhau hai người một giường, thiếu thuốc men. Nạn tham nhũng, ăn hối lộ của mọi cửa đè nặng lên cuộc sống người dân lương thiện. Tất cả những điều ấy không cho phép tôi do dự, tính toán cho riêng mình. Tôi tin là mình đã làm theo lẽ phải và lương tâm. 

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

TUYÊN NGÔN CỦA KHỐI TINH THẦN NGÔ ĐÌNH DIỆM TOÀN CẦU


Trước tình thế cực kỳ sôi bỏng hiện nay đang diễn ra trong quốc nội; trước tinh thần quật khởi truyền thống rất dũng mãnh của toàn dân Việt ba miền Bắc- Trung- Nam qua những cuộc biểu tình của hàng triệu người dân xuống đường chống Cộng Sản Việt Nam phản quốc đan tiến hành bán ba Đặc Khu có giá trị chiến lược của đất nước cho Tàu cộng là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc; trước tình trạng vô cùng nguy hiểm là Tàu cộng đang từng bước xâm lăng đất nước thân yêu của chúng ta nhờ sự tiếp tay đắc lực của đảng CSVN.

HỒI KÝ THÁNG BA GÃY SÚNG CỦA CAO XUÂN HUY - PHẦN 1


Cao Xuân Huy - 1     2    3
Tựa
Tôi không phải là một nhà văn, mà tôi chỉ là một người lính, lính tác chiến đúng nghĩa của danh từ, và những điều tôi viết trong quyển sách này chỉ là một câu chuyện, câu chuyện thật một trăm phần trăm được kể lại bằng chữ. Tôi viết những điều mà những thằng lính chúng tôi đã trực tiếp tham dự nhưng không ai viết lại, trong khi nhiều người đã viết về những chuyện chiến trường thì hình như chẳng có ai dự.

HỒI KÝ THÁNG BA GÃY SÚNG CỦA CAO XUÂN HUY - PHẦN 2


Cao Xuân Huy - 1     2    3
Phần 3
Huế đang là một thành phố chết và đang là một thành phố bị bỏ ngỏ. Cả thành phố chỉ còn lại vài ba ngọn đèn đường, cái sáng cái tối, đạn pháo Việt Cộng nã đều vào cầu Trường Tiền và khách sạn Hương Giang, đó đây người ta đang đạp xe ba bánh, xe xích lô đi hôi của.
Ði lối cầu mới thì được an toàn, nhưng tôi sẽ đi lối cầu Trường Tiền mặc dù cầu này đang bị pháo. Một chút lãng mạn trong người tôi nổi dậy, chẳng gì cũng chỉ còn là lần chót. Ngay đầu cầu, một chiếc M-48 nằm chình ình, máy vẫn còn nổ mà không có người. Lên đến giữa cầu, tôi nói với mấy thằng lính đệ tử.

HỒI KÝ THÁNG BA GÃY SÚNG CỦA CAO XUÂN HUY - PHẦN CUỐI


Cao Xuân Huy - 1     2    3
Phần 5
Lên đến trên tàu, không khí quá nặng nề ngột ngạt. Không phải nặng nề ngột ngạt vì số người trên tàu quá đông, mà vì cả tàu đang bị bao trùm bằng mùi giết chóc, căng thẳng.
Huy mập nhét vào tay tôi khẩu súng ngắn, dặn dò:
"Súng tôi lên đạn sẵn, ông giữ cẩn thận."
"Còn gì nữa để mà phải thủ súng lên đạn sẵn?"
"Thì ông cứ giữ đề phòng. Biết đâu có lúc phải xài tới."
Chưa kịp tìm chỗ ngồi, tôi nghe một tiếng súng nổ.
Hai người lính Thủy Quân Lục Chiến cúi xuống khiêng xác một người lính Bộ Binh vừa bị bắn chết ném xuống biển. Một người lính Thủy Quân Lục Chiến khác đang gí súng vào đầu một trung úy Bộ Binh ra lệnh:
"Ðụ mẹ, có xuống không?"
"Tôi lạy anh, anh cho tôi đi theo với."
"Ðụ mẹ, tao đếm tới ba, không nhảy xuống biển tao bắn."
"Tôi lạy anh mà, tôi đâu có gia đình ở ngoài này."
"Ðụ mẹ, một."
"Tôi lạy anh mà, anh đừng bắt tôi ở lại, anh muốn lạy bao nhiêu cái tôi cũng lạy hết. Tôi lạy anh, tôi lạy anh."
"Ðụ mẹ, hai."
"Trời đất, mình đồng đội với nhau mà, anh không thương gì tôi hết. Tôi lạy anh mà."
"Ðụ mẹ, ba."
Tiếng ba vừa dứt, tiếng súng nổ.

Người trung úy Bộ Binh ngã bật ngửa ra, mặt còn giữ nguyên nét kinh hoàng. Viên đạn M-16 chui vào từ đỉnh đầu. Xác của anh ta được hai người lính Thủy Quân Lục Chiến khác khiêng ném xuống biển.

TÔ HẢI - HỒI KÝ CỦA MỘT THẰNG HÈN KỲ 1

1           3     4          Kỳ Cuối

Tập “Hồi ký” này tôi đã viết xong từ năm 2000, nhưng do... hèn, tôi đã không dám cho nó ra mắt bạn đọc. Vâng, do... hèn, chứ chẳng phải do cái gì khác, tôi đã giấu nó đi, lại còn cẩn thận ghi thêm một dòng ở ngoài bìa “Để xuất bản vào năm 2010”.
Như một lời di chúc dặn vợ con, khi tôi đã... chết!
Nhạc sĩ Tô Hải
Tới năm 2003, mang bản thảo ra đọc lại, thấy ngòi bút của mình sao vẫn còn rụt rè, vẫn còn lấp lửng. Mới biết mình vẫn còn chưa hết sợ sức mạnh tàn bạo của nền “chuyên chính vô sản” mà mình từng nếm trải. Nhất là sợ rồi đây vợ con mình sẽ phải chịu đựng những đòn thù bẩn thỉu của bầy dã thú đội lốt người, nếu chẳng may những gì mình viết ra rơi vào tay chúng.

TÔ HẢI - HỒI KÝ CỦA MỘT THẰNG HÈN - KỲ 2

1           3     4          Kỳ Cuối

MƯỜI NĂM ĐÈN SÁCH
HỌC VĂN HÓA TÂY ĐỂ ĐÁNH TÂY

Đúng lúc tôi chập chững bước vào lớp Đồng Ấu (Enfantin) trường tiểu học là lúc bố tôi được bổ nhiệm về làm phó chủ sự bưu điện tỉnh lẻ, tỉnh Thái Bình. Thời gian ấy Thái Bình là tỉnh đói nghèo nhất nước và cũng là nơi được người Pháp cai trị với bàn tay sắt nhất! Lý do: quá nhiều vụ nổi loạn!
Về sau, khi đã trưởng thành, tôi mới vỡ lẽ vì sao mảnh đất “bị gậy khắp nơi tung hoành” ([1]) này lại sinh ra quá nhiều con người khác nhau, cách mạng thì cách mạng đến cuồng tín, đối kháng thì đối kháng đến cùng cực! Cũng từ môi trường này, xuất hiện những gương mặt lá phải lá trái, đổi trắng thay đen đến không ngờ: những người gặp vận may, những tên cơ hội, cách mạng giả hiệu, cả những “con rối” được cách mạng tạo nên để sau này làm khổ cho cả ngàn vạn con người!

TÔ HẢI - HỒI KÝ CỦA MỘT THẰNG HÈN - KỲ 4

1           3     4          Kỳ Cuối

BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC
MỘT CUỘC CHIẾN THẢM BẠI
Cái ngày mong chờ đến một cách khá bất ngờ.
Điều hiển nhiên mà ai cũng biết là quân đội miền Nam sau thất bại Ban Mê Thuột, đã chẳng còn một tí tinh thần chiến đấu nào. Với số quân và vũ khí do Mỹ để lại, nếu trong tay bất kỳ một tướng nào có tí lý tưởng, có tí thể diện của con nhà võ, miền Bắc đâu có thể “chẻ tre”, “thần tốc” đến thế! Nói cho ngay: Chính “phía bên kia” đã... gác súng, không chiến đấu nữa. Y như một trận bóng mà một bên đã tự nguyện cởi áo rời sân cỏ! Chẳng thế mà Lê Linh, một vị tướng tư lệnh Quân Đoàn 4 đã nói rất thật với đám văn nghệ chúng tôi: “Chúng tớ chỉ có chạy và chạy thẳng về Sài Gòn! Quân, tướng, đơn vị xáo trộn, thất lạc nhau lung tung! Y như một tấm giẻ rách! Làm quái gì có ai chỉ huy ai mà cứ cãi nhau hoài.” Câu nói muốn nhắc đến hai cuốn sách chửi nhau về ai thật sự có công của hai vị tướng miền Nam và miền Bắc mà thắng lợi thuộc về ông tướng... miền Bắc.

TÔ HẢI - HỒI KÝ CỦA MỘT THẰNG HÈN - KỲ CUỐI

1           3     4          Kỳ Cuối

Tới hôm nay, 24-9-2006, tôi đã sống thêm được 4 năm nữa để bước vào tuổi 80 đến không ngờ!
Kể từ ngày quyết dứt bỏ nỗi Hèn Nhát đáng khinh để bắt tay vào viết cuốn Hồi Ký Của Một Thằng Hèn (1995), rồi lại bổ sung một chương Tôi Đã Hết Hèn (2002) tới nay là đúng 4 năm nữa, tập hồi ký vẫn chưa được công bố!
Tôi giấu kín nó như...thuốc phiện lậu trong nhà và cẩn thận đề bằng bút dạ ngoài cái túi đựng nó “Để xuất bản năm 2010”.
Đây cũng là cái năm mà tôi tin tưởng:
—1/ Chủ nghĩa cộng sản quái quỉ này đã...“mồ không yên mả không đẹp” bởi cái hố mà nó tự đào không đủ sâu đến nỗi nhân dân đã đẩy nó xuống, nó vẫn bốc mùi đểu cáng thối tha đến mức ngày nào cũng có hàng vạn người quật chúng lên để rắc vôi bột!
—2/ Tôi đã...chết rồi! Nghiã là nếu chẳng may cho đất nước này, tới năm 2010 mà bọn lưu manh còn tại vị thì chúng cũng chẳng thể bỏ tù tôi với các tội “phản quốc”, “gián điệp” cho nước ngoài...như chúng đã bỏ tù các vị Hoàng Minh Chính, Phạm Quế Dương. Lê Hồng Hà... !

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018

THẦN TƯỚNG TRÌNH MINH THẾ


Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần 
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.
Trình Minh Thế (1922 - 3 tháng 5 năm 1955) (một số tài liệu viết là Trịnh Minh Thế) là một người theo chủ nghĩa dân tộc và là một thủ lĩnh quân sự trong thời gian cuối của cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, đầu cuộc Chiến tranh Việt Nam.

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

TẠI SAO CẦN LƯƠN LẸO VỀ LÝ DO BẮT NGƯỜI YÊU NƯỚC NGUYỄN BẮC TRUYỂN


Thục-Quyên - Đả Đảo Cộng Sản - Luật gia Nguyễn Bắc Truyển bị bắt ngày 30/07/2017 với cáo buộc "âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân", cùng với một số thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ.

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2018

CÁC CỤ PHAN BỘI CHÂU, HUỲNH THÚC KHÁNG VÀ NGUYỄN SINH SẮC


Bác Sỹ Lê Bá Vận – Đả Đảo Cộng Sản...“Cha nào con nấy, Sắc sao Hồ vậy”, HCM có “gen” di truyền cha nát rượu, sát nhân. Nguyễn Sinh Sắc say rượu gây án mạng (1910) thì HCM say máu, xem rẻ nhân mạng, giết cả trăm ngàn dân năm 1954-56 CCRĐ - Hồ có lau vài giọt nước mắt cá sấu - là những tội ác không thể tha thứ, biểu lộ dấu ấn sâu đậm của một tâm địa cực kỳ độc ác...

HỌ CÒN MUỐN GÌ NỮA?


Phạm Đoan Trang-Đả Đảo Cộng Sản - Sau cuộc "đào thoát" hôm 26/2/2018 (tôi có kể lại chuyện này trong bài "Chúng sẽ đến trong năm phút nữa"), tôi đã nghĩ là mình thoát rồi, và đã nói với bạn bè rằng mình đang "lẩn trốn ở Việt Nam".

MIỆNG NAM MÔ, BỤNG MỘT BỒ DAO GĂM


Hưng Yên–Đả Đảo Cộng Sản - Thật đấy các vị, nếu chỉ nhìn phớt qua và nghe cách hắn nói không thôi thì hầu hết người nghe đều lầm tưởng các hắn toàn là những người hiền lành, đạo đức trên thế gian này hiếm có. Thế nhưng "thức khuya mới biết đêm dài, sống lâu mới biết lòng người nông sâu!" So sánh ngày mới chiếm được Miền Nam với bây giờ thì các hắn đã khác nhau một trời một vực. Hỏi khác nhau như thế nào? Xin thưa ngay là nó như thế này:

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

NGÀY PHỤ NỮ MÙNG 8 THÁNG 3 NĂM NAY MANG TÊN: NGÀY ĐOAN TRANG


Phạm Đình Trọng-Đả Đảo Cộng Sản
1. Đoan Trang đã nói thẳng lí tưởng sống của mình, đã viết ra cái slogan cuộc đời mình: Tôi đấu tranh để chống độc tài, và nhà nước cộng sản ở Việt Nam hiện nay là nhà nước độc tài nên tôi đấu tranh để xóa bỏ nó.

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2018

TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM TRẦN THỊ NGA BỊ CHUYỂN TRẠI TRONG DỊP TẾT MẬU TUẤT


Cộng Tác Viên DLB-Đả Đảo Cộng Sản -TNLT Trần Thị Nga đã bị nhà cầm quyền Việt Nam chuyển từ Hà Nam vào trại giam Đắk Trung, một trại giam nằm ở khu vực hẻo lánh của huyện Cứ M'gar, tỉnh Đắk Lắk – cách xa tỉnh Hà Nam hơn 1000km.

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018

CHUYỆN SAU MẬU THÂN 1968


Trần Gia Phụng-Đả Đảo Cộng Sản - Sau 50 năm, báo chí, sách vở đã viết nhiều về Tết Mậu Thân (1968).  Bài nầy chỉ xin trình bày sơ lược một đề tài mà chưa ai đề cập đến.  Đó là “Chuyện sau Mậu Thân”.  Những câu chuyện sau Mậu Thân có thể chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn đầu từ 1968 đến 1975.  Giai đoạn hai từ 1975 cho đến nay.

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

VẠN NIÊN LÀ VẠN NIÊN NÀO


Phạm Đình Trọng – Đả Đảo Cộng Sản 30 năm, ba lần đánh tan quân Nguyên Mông hùng mạnh xâm lược, giữ vững biên cương phía Bắc, dẹp yên sự quấy rối của Chiêm Thành, mở mang bờ cõi về phía Nam, triều Trần là triều viết lên trang chói lọi nhất trong lịch sử Việt Nam dựng nước. Triều Trần cũng là triều thịnh trị, kinh tế sung túc, văn hóa rực rỡ, xã hội thanh bình, dân ấm no, yên vui lâu bền nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Triều Trần cũng là triều gần dân nhất, trong dân nhất. Thời chiến, vua Trần mời trí lự của dân đến điện Diên Hồng trong Hoàng thành Thăng Long, hỏi dân, nghe dân đối sách với giặc. Thời bình, buổi tối vua Trần thường ngồi thuyền ra khỏi Hoàng Thành. Ngày đó Thăng Long còn lênh láng nước. Thuyền vua dạt vào quán nước, ghé vào chiếu hát ca trù. Sống gần dân, khi chết các vua Trần cũng về nằm chung nghĩa trang làng với dân. 
Có công lớn với dân, với nước như vậy nhưng các vua nhà Trần khi rời ngôi đều về với lũy tre xanh ở quê nhà Tức Mặc, Thiên Trường, Nam Định. Khi về với tổ tiên đều lặng lẽ và thanh thản gửi xác vào mảnh đất quê Tức Mặc, gửi hồn vào ngọn cỏ lá cây Thiên Trường. Không xây bia mộ bề thế, không đúc tượng đồng uy nghi, không tạc tượng đá sừng sững, các vua Trần chỉ lo xây chùa, đúc chuông, tô tượng Phật cho dân có nơi gửi đức tin. Vị tướng lẫm liệt có công trạng lớn nhất của triều Trần huy hoàng, cũng là vị tướng tài võ công hiển hách nhất trong lịch sử Đại Việt, được cả sử sách thế giới ghi nhận là Trần Hưng Đạo cũng chọn nơi về với tổ tiên là mảnh đất bình dị, thiên nhiên hoang sơ giữa cánh rừng Kiếp Bạc, Chí Linh, Hải Dương, nơi ông đặt bản doanh chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, cách kinh kì Thăng Long hơn 80 cây số. 
Ngày nay lí luận cộng sản, sử sách cộng sản vẫn nhìn nhận, phê phán xã hội phong kiến là xã hội phân biệt giai cấp nặng nề, sâu sắc. Nhưng các quan lớn, nhỏ triều Trần cũng như tất cả các triều đại phong kiến khác khi rũ áo từ quan đều trở về với làng xóm, khi chết đều gửi xác vào mảnh đất quê. Tang lễ đều do con cháu họ mạc tự lo, ngân khố quốc gia không phải chi một xu, một hào. Ân huệ của nước, của vua chỉ là mấy cờ lọng, sắc phong vua ban cho khi làm quan: Cờ biển vua ban cho ngày trước / Khi đưa thầy con rước đầu tiên (Nguyễn Khuyến) 
Chế độ cộng sản lên án chế độ phong kiến bất công, thối nát, quyết đào mồ chôn chế độ tư bản bóc lột và những người cộng sản cầm quyền đã lùa cả dân tộc vào cuộc đấu tranh giai cấp, cải cách xã hội, chiến tranh ý thức hệ. Cả chục triệu dân lành phải bỏ xác trong những cuộc đấu tranh giai cấp man rợ, hủy hoại tính người và trong những cuộc chiến tranh ý thức hệ liên miên, đẫm máu để xóa bỏ giai cấp, xóa bỏ bất công, xây dựng xã hội theo tiêu chí bình đẳng, công bằng, không còn áp bức, bóc lột, bất công, không còn giai cấp. 

Nhưng hiện thực đang diễn ra ở xã hội cộng sản Việt Nam lại là xã hội phân biệt giai tầng, phân chia đẳng cấp quái gở nhất, lố bịch nhất, trơ trẽn nhất. Cách mạng vô sản đưa tầng lớp khốn cùng trở thành giai cấp thống trị. Ngàn đời khốn cùng, thua kém mọi người, nay có vị trí thống trị xã hội, cái mà họ khao khát không phải là cống hiến, thể hiện mình, đóng góp cho đời vì họ chẳng có gì để thể hiện, đóng góp. Họ chỉ khao khát mọi hưởng thụ, mọi quyền lợi phải vượt trội hơn mọi người. Và xã hội cộng sản đã nảy nòi ra tầng lớp thống trị mặc sức dùng tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân chăm lo cho giai cấp thống trị kĩ càng, chi li, tốn kém hơn cả thời phong kiến suy tàn, thối nát. 

Ăn có đặc sản. Đi xa có chuyên cơ. Đi gần có xe hộ tống, tiền hô hậu ủng. Ở có phố quan, có biệt điện kín cổng cao tường. Hắt hơi sổ mũi có ban chăm sóc bảo vệ sức khỏe trung ương chăm lo. Chết có nghĩa trang riêng, có mộ phần thênh thang, có nhà tưởng niệm tô vẽ công lênh, có tượng đồng, tượng đá nhiều hơn tượng Chúa, tượng Phật. Nhiều ông quan cộng sản khi sống ngập ngụa trong thói hư trần tục và tội lỗi ma quỉ, đã hưởng quá nhiều đặc quyền, đặc lợi, khi chết lại được nhà nước cộng sản lấy tài nguyên của nước, lấy tiền thuế của dân một cách vô tội vạ, vô trách nhiệm để thần thánh hóa những ông quan trần tục và tội lỗi có vai vế trong triều cộng sản, qua đó thần thánh hóa cả một thời cộng sản, thời dựng lên và tồn tại bằng máu và nước mắt dân lành.  
Sau thắng lợi không trọn vẹn của cuộc kháng chiến chống Pháp. Không trọn vẹn vì cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc bằng hiệp định Genève cắt đôi đất nước Việt Nam thành hai trận tuyến đối kháng, chia đôi dân tộc Việt Nam thành hai thế lực thù địch, tất yếu tạo ra thảm họa không thể tránh khỏi là cuộc nội chiến Nam – Bắc đẫm máu kéo dài suốt 20 năm. Thắng lợi không trọn vẹn, mới làm chủ nửa dải đất Việt Nam, những người cộng sản Việt Nam về thủ đô Hà Nội liền ban hành ngay những sắc luật, những chính sách để tách biệt quan với dân, để phân hạng quan to, quan nhỏ, quan càng to càng nhiều đặc quyền, đặc lợi. Thói đặc lợi cộng sản giành phần hơn từ miếng ăn với dân đã được bia miệng dân gian khắc ghi: 
Tôn Đản là chợ vua quan
Nhà Thờ là chợ trung gian nịnh thần
Bắc Qua là chợ thương nhân
Vỉa hè là chợ nhân dân anh hùng. 
Lương cao nhưng quan chức cấp cao cộng sản lại ít phải dùng đồng lương lo cho cuộc sống hàng ngày. Mọi nhu cầu của đời sống đều được nhà nước cộng sản đáp ứng miễn phí, lại có phiếu mua hàng trong cửa hàng cung cấp riêng ở phố Tôn Đản dành cho quan cấp bự. Giá rẻ như cho không. Từ túi kẹo sữa của Nga cho cậu ấm, cô chiêu đến chai rượu Mao Đài, bao thuốc lá Thiên An Môn của Tàu Cộng cho các quan ông. Từ lọ nước hoa Bulgari cho các quan bà đến chiếc tủ lạnh Saratov của Nga cho gia đình quan. Trăm năm bia đá thì mòn / nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ. Bia miệng về chợ vua quan Tôn Đản thời cộng sản sẽ còn mãi cùng với bia miệng về một triều đại hại dân đã sụp đổ trong lòng dân nhưng vẫn cố xây thành cao, đào hào sâu bằng xương máu dân để cố kéo dài triều đại thối nát, kéo dài nỗi thống khổ của dân: Vạn niên là vạn niên nào / Thành xây xương lính, hào đào máu dân. 
Xã hội cộng sản chỉ có một bảng giá trị là thang bậc quan chức và con người muốn tiến thân chỉ có con đường bon chen vào con đường quan chức. Thị trường mua quan bán chức trở thành thị trường ngày càng phát đạt, rầm rộ, nhộn nhịp nhưng cũng ngày càng khốc liệt. Chốn quan trường chỉ còn là chốn đua chen của những nhân cách thấp hèn. Những nhân cách xôi thịt, hối hả bòn rút, vơ vét của công, cướp bóc của dân và tàn độc sát phạt nhau để giành ghế chốn công đường mà tiếng súng thanh toán nhau, máu chảy lênh láng ở tỉnh đường Yên Bái năm 2016 là một thí dụ. 

Thôi, khỏi nói sự phân cấp về miếng ăn, chỗ ở, về tiêu chuẩn chữa bệnh, tiêu chuẩn thư kí, vệ sĩ, công vụ, tiêu chuẩn ô tô riêng từ ngót nghét tỉ đồng đến vài tỉ đồng đưa đón các quan cộng sản. Chỉ nhìn cách nhà nước cộng sản thoải mái lấy tài nguyên của nước, phóng tay ném tiền thuế của dân lo cho cái chết của quan cộng sản cũng thấy sự thấp kém trong tầm văn hóa, tầm nhân văn, sự vô liêm sỉ trong nhân cách, sự méo mó, nhố nhăng trong lí tưởng sống, sự khinh miệt, bất nhẫn với người dân của nhà nước cộng sản. 
Kí hiệp định Genève cắt đôi đất nước thành hai trận tuyến, cắt đôi dân tộc thành hai thế lực thù địch. Gieo rắc hận thù giữa hai nửa giống nòi Việt Nam rổi đẩy hai nửa hận thù đó vào cuộc nội chiến tương tàn một mất một còn. Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết làm chiếm tranh xóa sổ một nửa giống nòi Việt Nam, quyết dành độc quyền thống trị cả nước. Đó là một tội ác lịch sử. Cùng với tội ác cải cách ruộng đất phá tan đạo lí thương yêu đùm bọc “thương người như thể thương thân” làm nên sức mạnh trường tồn Việt Nam là hai tội ác lớn nhất của nhà nước cộng sản thời kì đó. Gây ra hai tội ác lớn với lịch sử, với nhân dân rồi những người cộng sản rời bóng tối rừng sâu về ánh sáng kinh kì.  
Vừa về làm chủ Phủ Toàn quyền Đông Dương, làm chủ Hoàng thành Thăng Long, những người cộng sản liền tự ban cho mình nhiều đặc lợi mà các nhà nước phong kiến và nhà nước bù nhìn tay sai thực dân trước đó dù tham lam, thối nát đến đâu cũng không thể làm, không nỡ làm. Trong đó có hai đặc lợi chướng tai gai mắt nhất là ăn Tôn Đản, chết Mai Dịch. Đặc lợi ăn Tôn Đản đã được dân gian khắc vào bia miệng. Đặc lợi chết Mai Dịch rồi cũng sẽ có bia miệng dân gian, tiếu lâm dân gian. 

Khi mới làm chủ nửa nước, còn đang phải diễn màn dập đầu tạ tội với dân về hàng trăm ngàn dân lành bị đấu tố, hành hình chết oan trong cải cách ruộng đất, nhà nước cộng sản đã chiếm hơn 5 ha đất nghĩa trang Mai Dịch của những liệt sĩ Hà Nội làm nghĩa trang riêng cho quan chức cộng sản cấp cao, xây mả lớn cho những người cộng sản tự nhận là có công với nước. 
Lịch sử luôn công bằng và người dân luôn biết ứng xử bằng đạo lí. Với những ai thực sự có công với dân với nước, dân tự lập đền thờ, chẳng cần tiêu chuẩn cấp bậc. Chỉ những kẻ công ít, tội nhiều mới phải vơ công để giấu tội. Tự cho mình phải có nghĩa trang riêng, có mả lớn là tự kể công với dân, với nước, đòi đất nước mãi mãi ghi công, bắt nhân dân đời đời thờ phụng. 
Làm chủ nửa nước, mới làm hai việc lớn: Kí hiệp định Genève cắt đôi đất nước, chia đôi giống nòi Việt Nam và làm cuộc cải cách máu trên ruộng đất, nhà nước cộng sản liền chiếm hơn 5 ha đất vàng kinh kì xây mả lớn cho những quan chức cộng sản cao cấp được nhà nước cộng sản tự cho là có công với nước. Làm chủ cả nước, nhà nước cộng sản đã làm thêm nhiều việc vô cùng lớn nhằm vô sản hóa, bần cùng hóa, nô lệ hóa người dân, thâu tóm toàn bộ quyền lực của nhân dân vào tay nhà nước cộng sản và cắt đất, dâng biển cho Tàu Cộng, đưa giống nòi Việt Nam ngày càng chìm sâu vào thân phân chư hầu Tàu Cộng:  
Cho ra đời những bản Hiến pháp tước đoạt quyền làm chủ đất nước của người dân. Người dân làm chủ đất nước bằng tự do ứng cử và tự do bầu chọn lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Điều 4 Hiến pháp cộng sản đã cho những người cộng sản quyền đương nhiên lãnh đạo nhà nước và xã hội, không cần đến sự bầu chọn của người dân. Hiến pháp cộng sản mới nhất còn cho nhà nước cộng sản quyền thâu tóm toàn bộ tài nguyên đất nước, thâu tóm cả quyền sở hữu đất đai từ ngàn đời của người dân. Điều 4 Hiến pháp 2013 tước đoạt quyền làm chủ đất nước của người dân thì điều 53 của Hiến pháp đó tước đoạt luôn quyền làm chủ mảnh đất riêng của mỗi gia đình do cha ông họ để lại. 
Nô dịch người dân, tước đoạt những giá trị làm người của người dân. Lùa hơn triệu người dân không cùng ý thức hệ cộng sản vào những nhà tù khắc nghiệt núp dưới cái tên trại tập trung cải tạo. Sự đày đọa trong thống khổ, thiếu thốn cả vật chất, tinh thần và tình cảm đã đem đến cái chết thê thảm cho hàng chục ngàn người tù tập trung cải tạo. Miệng nói hòa giải, hòa hợp dân tộc nhưng lại lùa chính những người cần hòa giải, hòa hợp dân tộc vào tù đầy mút mùa, những người cộng sản đã khoét sâu mãi mãi sự chia rẽ, li tán, hận thù dân tộc. Một dân tộc bị chia rẽ, li tán và không nguôi thù hận nhau tất yếu sẽ suy yếu, không thể hùng mạnh, không thể giữ được độc lập, chủ quyền trước tham vọng bành trướng của Đại Hán phương Bắc và hiện thực đất nước những ngày này là minh chứng hùng hồn, hiển nhiên. 
Xóa sổ đội ngũ tư sản dân tộc giầu lòng yêu nước, giầu tài năng sáng tao. Phá nát nền công nghiệp non trẻ nhưng đầy nội lực và đang công nghiệp hóa mạnh mẽ hòa nhập vào xã hội công nghiệp thế giới, đẩy người dân vào thời kì nghèo đói cùng cực. Đói rách cơm ăn áo mặc. Đói rách cả niềm tin.  
Đất nước gấm vóc của cha ông để lại, Tổ quốc thiêng liêng của mọi trái tim Việt Nam đã là sở hữu riêng của những người cộng sản. Dù yêu nước cháy lòng, người dân cũng phải vượt biển bỏ nước ra đi. Dù chỉ có một phần ngàn tia hi vọng sống sót giữa cái chết của bão biển, cướp biển, của đói khát, bệnh tật bủa vây và gần nửa triệu người đã vùi xác dưới đáy biển nhưng người dân đi tìm giá trị làm người, tìm ý nghĩa đích thực của cuộc đời ngắn ngủi, vẫn cuồn cuộn bỏ nước ra đi, tìm sự sống trong cái chết. Dòng người phải bỏ nhà cửa, bỏ mồ mả ông bà, bỏ nước, gạt nước mắt ra đi khi bùng phát, khi âm thầm kéo dài từ năm 1975 đến tận hôm nay, gần nửa thế kỉ. 
Tạo ra một cường quốc tham nhũng hàng đầu thế giới, tạo ra một bộ máy nhà nước khổng lồ, kềnh càng, trì trệ, quá kém cỏi trong quản trị quốc gia làm cho đất nước ngày càng tan hoang, lụn bại nhưng lại quá giỏi bòn rút của cải, tài nguyên của nước, cướp đoạt nguồn sống của dân, tạo ra một cường quốc dân oan, cường quốc xuất khẩu nô lệ tình dục và xuất khẩu lao động làm thuê. Đưa đất nước vào con đường lạc lõng, tủi nhục với loài người. Kinh tế, văn hóa đất nước ngày càng tụt xa ở phía sau trong tiến trình đi tới văn minh, phát triển của loài người. 
Để mất cụm đảo Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa vì khi Tàu Cộng đánh chiếm Gạc Ma, lãnh đạo cấp cao của nhà nước cộng sản Việt Nam cấm người lính Việt Nam giữ Gạc Ma không được nổ súng. Không cho người lính Việt Nam được nổ súng chiến đấu giữ chùm đảo Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa thực chất là lệnh dâng chùm đảo Gạc Ma cho Tàu Cộng. Dâng cả chùm đảo Gạc Ma cho Tàu Cộng rồi lại kí hiệp định biên giới cắt hàng trăm cây số vuông đất biên cương, nhượng hàng ngàn hải lí biển của lịch sử, của tổ tiên người Việt cho bạn vàng ý thức hệ Tàu Cộng. Đó là tội lớn nhất trong những tội của một nhà nước phản dân, hại nước, tội bán nước đớn hèn và nhục nhã.  
Đất nước của nền văn minh sông Hồng tuy không rực rỡ huy hoàng ở tầm nhân loại nhưng lung linh bản sắc riêng. Gần ngàn năm Bắc thuộc, Đại Hán mang nền văn minh Trung Nguyên rực rỡ, huy hoàng đồng hóa dân tộc Việt nhưng người Việt vẫn là người Việt vì văn minh sông Hồng đậm đà bản sắc riêng vẫn bền bỉ trong hồn người Việt. Nền văn minh sông Hồng đã tạo ra một dân tộc văn hiến, một đạo lí thương yêu để tồn tại, để sống còn, một nguyên tắc ứng xử hòa hiếu là nhường nhịn, thương yêu, đùm bọc. Một câu nhịn là chín câu lành. Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng. 
Nhưng chỉ mấy chục năm trong thể chế cộng sản, chỉ mấy chục năm dưới sự cai trị bằng bạo lực và dối trá của nhà nước cộng sản Việt Nam, đất nước của nền văn minh sông Hồng, của ngàn năm văn hiến, của thương yêu, đùm bọc, thương người như thể thương thân, trở thành đất nước của bạo lực man rợ, đất nước của máu và nước mắt. 
Nhà nước ứng xử với dân bằng bạo lực. Để duy trì một thể chế chính trị lạc hậu cả trăm năm so với thế giới, nhà nước cộng sản không có lẽ phải chỉ còn biết ứng xử với những tiếng nói khẩn thiết và chính đáng đòi dân chủ, đòi quyền làm người của người dân bằng dùi cui công an, bằng những điều luật độc tài 79; 88; 258, bằng tòa án áp đặt và bằng ngục tù trung cổ. Người dân đang khỏe mạnh bị công mời đến trụ sở làm việc buổi sáng thì buổi chiều đã thành cái xác với những vết bầm dập, thâm tím, phù nề khắp người. Mỗi năm có hàng chục cái chết như vậy diễn ra từ năm này sang năm khác và đã trở thành điều bình thường, thành chuyện thường ngày trong nhà nước cộng sản Việt Nam. 
Dân giải quyết mâu thuẫn, bất hòa nhỏ xíu với nhau cũng bằng nắm đấm, dao găm, thuốc nổ và cả bằng súng tự chế. Chồng giết vợ, vợ giết chồng phanh thây từng mảnh không còn là chuyện hiếm. Bạo lực cả ở nơi của lễ nghĩa. Trường học nào cũng có hàng chữ son suy tôn lễ nghĩa: Tiên học lễ, hậu học văn. Như công sở nào cũng có hàng chữ vàng suy tôn đảng cộng sản: Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm. Nhưng trò đánh thầy, học trò nói chuyện với nhau bằng đao búa, học trò tước đoạt mạng sống của nhau diễn ra ở khắp nơi. Những clip nữ sinh yểu điệu thục nữ đánh nhau, lột quần áo của nhau giữa lớp học, trên đường làng nhan nhản trên mạng xã hội.  
Thể chế chính trị lạc hậu cả trăm năm vì ngay từ đầu thế kỉ 20, những trí tuệ sáng láng và thức thời đã nhận ra xã hội chủ nghĩa của Mác là độc tài, sắt máu, phản con người, phản tiến bộ, họ đã tách ra khỏi phong trào cộng sản, lặng lẽ theo đuổi lí tưởng xã hội dân chủ, tạo ra những xã hội ổn định, bình yên, kinh tế và văn hóa phát triển rực rỡ vì con người ở những nước Bắc Âu, Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch. . . Trong khi đó, những người cực đoan, cuồng tín giáo điều cộng sản kiên trì học thuyết bạo lực đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản đã tập hợp lại trong quốc tế ba và lập lên đảng cộng sản ở các nước, sắt máu thực hiện bạo lực chuyên chính vô sản, tạo ra cao trào cách mạng vô sản từ cách mạng Tháng Mười Nga 1917 đến cách mạng văn hóa Trung Hoa những năm sáu mươi thế kỉ 20, dìm thế giới vào biển lửa chiến tranh ý thức hệ, dìm loài người vào biển máu bạo lực đấu tranh giai cấp suốt hơn nửa thế kỉ, giết chết cả trăm triệu sinh linh con người, biến những đất nước tươi đẹp thành những nhà tù khổng lồ đầy đọa và công khai tàn sát hàng loạt mạng người, âm thầm thủ tiêu những con người ưu tú ở Liên Bang Xô Viết, ở Trung Hoa, ở Đông Âu, ở Việt Nam, ở Cuba. 
Đã bước sang thế kỉ 21, thế kỉ của văn minh tin học, những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam vẫn chìm đắm trong giáo điều của máu ở đầu thế kỉ 20, vẫn cố duy trì chủ nghĩa xã hội của máu và nước mắt, phản con người, phản tiến bộ mà những trí tuệ sáng láng và thức thời đã xa lánh, vất bỏ từ đầu thế kỉ trước. 
Loài người đã bước sang kỉ nguyên văn minh tin học. Với văn minh tin học, với internet, mỗi con người đều có trí tuệ của cả loài người, mỗi con người đều có sức mạnh của cả loài người. Được tự do, được giải phóng sức sáng tạo, mỗi con người bình thường đều có thể trở thành người khổng lồ như Bill Gates, như Steve Jobs. Nhưng trong nhà nước cộng sản Việt Nam, người dân vẫn không được nhìn nhận là những cá thể Người, mãi mãi chỉ là bầy đàn chuột bạch để nhà nước cộng sản làm cuộc thí nghiệm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ai đòi dân chủ, đòi quyền con người, ai bộc lộ chính kiến của lương tâm con người và trách nhiệm công dân đều là “thế lực thù địch” với nhà nước cộng sản, đều bị trừng trị bởi bạo lực của công an, bạo lực của những điều luật phản dân chủ, phản con người 79; 88; 258, bạo lực của tòa án độc tài, bạo lực của nhà tù cộng sản. Văn minh tin học đã nâng con người lên thành những người khổng lồ thì con người trong nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn là con người nô lệ trung cổ, vẫn chưa có được những quyền con người cơ bản, vẫn chỉ là bầy đàn công cụ, là quần chúng cách mạng của đảng cộng sản. Duy trì học thuyết máu Mác – Lê – Mao thực chất là duy trì chế độ phong kiến cộng sản còn tồi tệ hơn chế độ phong kiến trung cổ giữa kỉ nguyên văn minh tin học.  
Những việc làm kể trên của nhà nước cộng sản Việt Nam với nhân dân, với đất nước, với lịch sử đều là những tội lớn, tội phản nước hại dân. Trong đó tội dâng đất đai biển đảo của cha ông để lại cho Tàu Cộng là tội nhục nhã, nhơ bẩn nhất của xã hội loài người và tội duy trì, áp đặt cho xã hội Việt Nam một thể chế chính trị lạc hậu cả trăm năm nhằm nô dịch người dân, biến 90 triệu dân thành bầy nô lệ của nhúm người lãnh đạo đảng cộng sản là tội ác man rợ nhất trong lịch sử loài người.  
Với thể chế dân chủ, người dân nắm quyền làm chủ đất nước, nắm quyền quyết định số phận nhà nước thì những quan chức cấp cao của nhà nước cộng sản, những người phải chịu trách nhiệm chính trong những tội ác trên phải bị truy tố trước pháp luật, trước nhân dân, trước lịch sử và vị trí xứng đáng dành cho họ sau đó là nhà tù và những nấm mộ ô nhục của kẻ phản dân hại nước.  
Nhưng nhà nước độc tài có hai nét đặc trưng tiêu biểu: Một là tước đoạt quyền làm chủ đất nước, làm chủ xã hội của người dân, quyết buộc người dân trắng tay, không còn một chút quyền lực chính trị, cả đến quyền công dân, quyền cơ bản của con người, người dân cũng không còn. Hai là dành đặc quyền đặc lợi cho những kẻ độc tài đương quyền. Nhà nước độc tài cộng sản còn độc tài hơn hẳn những nhà nước độc tài khác ở chỗ dành đặc quyền đặc lợi cả cho những nhà độc tài khi đã chết.  
Hơn 5 ha đất đặc quyền đặc lợi dành cho những nhà độc tài cộng sản ở Mai Dịch đã bị những người độc tài cộng sản lớp trước chiếm hết rồi. Những nhà độc tài cộng sản đương quyền liền đẻ ra ngay dự án dành 1400 tỉ tiền thuế của dân và 120 ha đất lành của nước, ở ngay chân núi thiêng Ba Vì, dưới bóng cả thần Tản Viên để làm Mai Dịch mới hoành tráng, xa xỉ gấp nhiều lần Mai Dịch cũ cho những nhà độc tài đương chức hôm nay và ngày mai. Cả khi chết, những người cộng sản cũng dành bằng được đặc quyền đặc lợi với dân với nước. 
Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ. Trần Hưng Đạo là người có công lớn với sự vững bền của đất nước, có công lớn với cuộc sống bình yên của nhân dân, được nhân dân cả nước tôn làm người cha của trăm họ. Dù khi chết Trần Hưng Đạo chỉ có nấm mồ bình dị trong cánh rừng hoang sơ Kiếp Bạc, Chí Linh nhưng muôn đời sau, tháng tám, tháng Đức Trần Hưng Đạo về cát bụi, lòng dân cả nước đều thành kính làm giỗ tưởng niệm trong tâm tưởng người cha của trăm họ. 
Một dân tộc đã biết đời đời thờ phụng một hồn thiêng có công với dân với nước dù hồn thiêng đó chẳng để lại mồ to mả lớn thì dân tộc đó cũng biết cách ứng xử đích đáng với những kẻ chỉ để lại họa cho dân, cho nước. Dù kẻ để lại họa cho dân cho nước có mồ to mả lớn thì đó cũng chỉ là những mồ to mả lớn của tội ác to, của sự ô nhục lớn. Tội ác thì không thể ngạo nghễ tồn tại trong không gian mà chỉ tồn tại trong bia miệng dân gian mà thôi. Vạn niên là vạn niên nào / Mồ xây tội ác, mả đào hờn căm.

Phạm Đình Trọng – Đả Đảo Cộng Sản