Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

SAO KỲ CỤC VẬY BÁC.... SANG!!!???

Trung Quốc ngang ngược đòi chủ quyền trên Trường Sa

Chí Đăng (songmoi.vn) - Ngày 1/7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ngang nhiên đưa ra tuyên bố “chủ quyền không tranh cãi” trên các nhóm đảo thuộc Biển Đông, trong đó có Trường Sa của Việt Nam. Hành động này đi ngược hẳn lại với “thành công” trong việc đồng ý tham vấn tiến trình tiến tới COC mà vị Ngoại trưởng Vương Nghị vừa mới đưa ra một ngày trước đó.

PHỤ NỮ VIỆT NAM VÀ PHONG TRÀO DÂN CHỦ


Hưng Lê - Các Phụ nữ yếu đuối như Hoàng Vi, Phương Uyên, Thục Vy, Khánh Vy, Trịnh Kim Tiến, Lê Thị Công Nhân, Bùi Thị Minh Hằng, Trần Thị Nga, Hồ thị Bích Khương, Tạ Phong Tần, Phương Bích, Phạm Thanh Nghiên, Đỗ thị Minh Hạnh, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,... và còn rất nhiều những Phụ Nữ khác mà tôi chưa kể hết, mong Quý Vị và Các Bạn bổ sung, tuy họ không có một tấc sắt trong tay nhưng luôn làm cho hệ thống CA, AN của CSVN lo sợ. Họ có một loại vũ khí duy nhất, không sát thương nhưng thật nguy hiểm, tuy trừu tượng nhưng hiển thực, không thể nhìn thấy được bằng mắt, không sờ được bằng tay, không tiếp nhận được bằng giác quan nhưng cảm nhận được bằng lý trí. Đó là vũ khí DÂN CHỦ. Là quyền làm chủ của người dân trong một Quốc Gia họ đã và đang sinh sống. Quyền Dân là ý thức trách nhiệm, là bổn phận của mỗi công dân rất bao quát về tất cả các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục ngay đến an ninh quốc gia.

HÃY NHỚ LẤY TÊN TỔNG CAI NGỤC NÀY: CAO NGỌC OÁNH


Công Lý  - Khi gần 1000 tù nhân nổi dậy tại phân trại 1, trại giam Z30A Xuân Lộc vì tù nhân thường xuyên bị cán bộ đánh đập, chế độ ăn uống bị cắt xén, trong khi bị bắt lao động cực nhọc, tổng cai tù Cao Ngọc Oánh đã tuyên bố với báo chí "các phạm nhân cầm đầu vụ gây rối trên đều là lưu manh chuyên nghiệp, không có quyết tâm cải tạo, thường xuyên vi phạm nội quy, kỷ luật của trại giam..." (1). Trước sự kiện này, đã đến lúc chúng ta cần phải ghi tên côn an cai tù này vào sổ đen để khi công lý được vãn hồi trên đất nước, những kẻ như Cao Ngọc Oánh sẽ được đưa ra rọi đèn và xét xử trước tòa công lý.

VĂN KIỆN ĐẦU HÀNG


Bùi Tín (VOA) - Đọc thật kỹ bản TBC, có thể dễ dàng nhận ra nó được phía Trung Quốc khởi thảo và phía Việt Nam hoàn toàn không được đóng góp hay thay đổi gì hết. Bản TBC hoàn toàn phản ánh tham vọng bành trướng và xâm lược của đế quốc Cộng sản Đại Hán Trung Hoa đối với đất nước Việt Nam, phục vụ dã tâm biến nhà nước Việt Nam Cộng sản thành một chư hầu của Trung Quốc, biến Việt Nam thành một thuộc địa kiểu mới của Trung Quốc, với sự tiếp tay của nhóm lãnh đạo CS bất tài và tham nhũng đã thoái hóa đến cùng cực...

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI BẢN DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP ĐANG TRÌNH QUỐC HỘI



PHẢN ĐỐI DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP
TRÌNH QUỐC HỘI KHÓA XIII TẠI KỲ HỌP THỨ 5

Ngày 3/6/2013 những người soạn thảo và ký bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 mang chữ ký của 72 người (thường gọi tắt là Kiến nghị 72) đã gửi cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và một số Đại biểu Quốc hội bản Phản đối Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 5. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG MUỐI MẶT NHẬN BẰNG TIẾN SỸ DANH DỰ - BANGKOK POST ĐĂNG TIN: "GIỚI HOẠT ĐỘNG NỔI GIẬN VỚI VIỆC TRAO BẰNG TIẾN SĨ CHO LÃNH ĐẠO ĐẢNG CSVN"


Y Thoat  - Lúc 09h sáng nay, 26/6/2013, giáo sư chuyên ngành xây dựng đảng Nguyễn Phú Trọng đã chính thức được trường đại học Thammasat (Thái Lan) trao bằng tiến sĩ danh dự ngành chính trị học.

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM TIẾP TỤC ĐÀN ÁP DÃ MAN PHẬT GIÁO HÒA HẢO NHÂN NGÀY ĐỨC THẦY KHAI SÁNG NỀN ĐẠO

ĐÁNH ĐẬP DÃ MAN
Cựu Tù Nhân Lương Tâm, Tu Sỹ VÕ VĂN THANH LIÊM vừa mổ bụng
Thanh Quang RFA

Trong những ngày qua, nhiều tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo chân tu ở Miền Tây tiếp tục bị đàn áp đáng ngại, nhất là trong những ngày lễ lớn của Đạo PGHH.


Cách nay ít lâu, một viên chức công an cao cấp tại Miền Tây khẳng định rằng:

TU SĨ PHẬT GIÁO HÒA HẢO RẠCH BỤNG PHẢN ĐỐI NHÀ CẦM QUYỀN CSVN ĐÀN ÁP TÍN ĐỒ PGHH

Anh em đồng đạo khiêng cư sĩ Võ Văn Thanh Liêm
về nhà mẹ ruột ông Võ Văn Diêm hôm 25/6/2013
An Nhiên, thông tín viên RFA

2013-06-25

Quang Minh Tự tại ấp Long Hòa 2, xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang lại bị công an đến bao vây không cho tiến hành lễ kỷ niệm khai sáng đạo.

Công an đàn áp...
Sự việc diễn ra hôm nay ngày 25 tháng 6 năm 2013, tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm sau khi hoàn thành nghi thức lập bàn hương án tại nhà thân mẫu của ông và dẫn đầu đoàn các đồng đạo tiến vào Quang Minh Tự để hành lễ thắp nhang cho Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ nhân ngày khai sáng đạo, thì công an- an ninh địa phương tiến hành ngăn chặn và hành hung trên đường vào chùa. Trước hành động đó của phía cơ quan chức năng ông Võ Văn Thanh Liêm đã lấy dao ra tự mổ bụng để phản đối.

PHÁT BIỂU CỦA DÂN BIỂU ÚC CHRIS HAYES VỀ NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM


Mặc dù họ đã bị chính phủ Việt Nam và các phương tiện truyền thông của đảng và nhà nước phỉ báng bôi nhọ, hai nhà hoạt động trẻ tuổi này đã được tôn vinh như những anh hùng dân tộc bởi cộng đồng quốc tế. Hành động can đảm của hai thanh niên trẻ tuổi hiên ngang đứng lên và công khai tuyên bố những gì họ tin là đúng là rất đáng được khen ngợi. Điều này còn đặc biệt hơn do họ có độ tuổi rất trẻ... Ông Chris Hayes (Dân Biểu đảng cầm quyền Lao Động vùng Fowler)

TIN ĐẶC BIỆT: TIẾN SỸ CÙ HUY HÀ VŨ DỪNG TUYỆT THỰC


14h00 (21.6.2013):

THƯ CẢM ƠN CỦA TIẾN SĨ CÙ HUY HÀ VŨ

Sáng nay 21/6/2013, bà Nguyễn Thị Dương Hà đã gặp được chồng mình, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, tại Trại giam số 5, Thanh Hóa. Bà Dương Hà cho biết do Trại giam số 5 Bộ Công an cuối cùng đã phải ra văn bản giải quyết đơn của anh nên từ 9 giờ sáng hôm nay anh đã kết thúc tuyệt thực. Từ nhà tù, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ gửi thư cảm ơn đến tất cả mọi người đã ủng hộ cuộc đấu tranh của anh.

NÀO, CÙNG NHAU TA ĐI NHẬP KHO


Vẫn cứ vui chơi như mọi ngày...
Huỳnh Ngọc Chênh

Dạo rày tự dưng bọn thế lực thù địch tung tin đồn nói xấu chế độ tốt đẹp của ta hơi bị nhiều.

Chúng liên tục tung tin sắp tới sẽ cho người nầy nhập kho, cho người kia đi giáo dục làm như chế độ ta được dựng lên là để chuyên đi bắt dân không bằng. Chúng đưa ra danh sách 4 người, rồi danh sách 5 người, rồi danh sách 10 người...và mới đây nhất, theo nhà văn đáng kính Nguyễn Trọng Tạo, từ Bắc Kinh gởi về danh sách đến 20 người. Nghe cái danh sách nầy, Nguyễn Trọng Tạo phải thốt lên: Bắt hết nhân dân thì sống với ai. 

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

TRƯƠNG CHỦ TỊCH: PHÁT NGÔN VÀ HÀNH ĐỘNG...

 Có những phát ngôn mang nhiều dấu ấn. Có những dáng đứng thật hình tượngẤn và tượng đó trình làng rõ nét chân dung, bản chất của chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Từ những ngày đầu năm với bài viết "Phải biết hổ thẹn với tiền nhân" và phán với toàn dân rằng “...chúng ta cũng cần phải biết hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiền liệt về những yếu kém, khuyết điểm của mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc…”; ám chỉ những ai đó trong đảng “Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để chọc gậy bánh xe, thậm chí để cõng rắn cắn gà nhà...” cho đến những ngày vừa qua, tại Bắc Kinh, dáng đứng của CTN Trương Tấn Sang đã thêm một lần nữa chứng minh cho câu nói đã rất xưa nhưng vẫn còn rất mới: “đừng nghe... mà hãy nhìn...”

ĐÃ CÓ DANH SÁCH 20 BLOGGER SẮP BỊ VIỆT CỘNG BẮT?


Bảng Đỏ - Theo tiết lộ từ một bài viết mới đăng trên blog nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, nhà cầm quyền CSVN vừa lập nên một bản danh sách các blogger ‘có thể bị bắt’ trong thời gian sắp tới. Khoảng 20 blogger bị nêu tên trong danh sách bắt bớ này. Trong đó, nhiều khả năng CA sẽ tập trung nhắm vào những blogger có quan điểm chống Trung Quốc mạnh mẽ nhất.

CHIA TAY NƯỚC MỸ

Huy Đức – Khi khép cánh cửa 21 Shepard, nhận ra mình sẽ không còn quay lại căn nhà này, bàn tay của tôi hơi sững lại, cảm giác như khi chia tay một người thân mà biết rồi sẽ không gặp nhau.

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

HOÀNG VĂN CHÍ

Chân dung Hoàng Văn Chí (1913-1988)
Hoàng Văn Chí sinh ngày 01 tháng 10 năm 1913 mất ngày  06 tháng 7 năm 1988, bút danh Mạc Định, là một học giả người Việt.

Ông gốc người Mường, hấp thụ văn hóa Tây Phương, tích cực tham gia kháng chiến chống Pháp, nhưng sau đó đã từ bỏ Việt Minh và di cư vào Namnăm 1954. Tại miền Nam, ông thất vọng với chế độ thời Ngô Đình Diệm nên tìm cách bỏ ra hải ngoại. Ông trải qua một thời gian ở Ấn Độ, và tìm hiểu thêm nhiều ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ và Phật giáo trên văn hóa Việt. Ông cũng từng sống tại Nhật, Pháp và một thời gian dài tại Hoa Kỳ.

Ông đã có tác phẩm dịch ra trên 15 thứ tiếng (From Colonialism to Communism) từ thập niên 1960 và là một ngòi bút chống cộng đầu tiên của người Việt trên bình diện quốc tế. Cho đến hôm nay, các tác phẩm và tài liệu của ông vẫn được sử gia quốc tế tra dùng như kinh điển về kinh nghiệm Việt Nam.

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

TRĂM HOA ĐUA NỞ TRÊN ĐẤT BẮC - HOÀNG VĂN CHÍ - KỲ 1


1      2      3      4      5     6      7
"... Nhược bằng bắt mọi người viết phải viết theo một lối với mình, thì rồi đến một ngày kia, hàng trăm thứ hoa cúc đều phải nở ra cúc vạn thọ hết." (Phan Khôi)

Mục lục 

Lời tựa 

Phần I: Cuộc nổi dậy của trí thức ở miền Bắc 

Chương I: Nguyên nhân cuộc nổi dậy của trí thức ở miền Bắc 
Chương II: Lịch trình đấu tranh của trí thức ở miền Bắc 
Chương III: Phương pháp đấu tranh của trí thức ở miền Bắc 

TRĂM HOA ĐUA NỞ TRÊN ĐẤT BẮC - HOÀNG VĂN CHÍ - KỲ 2


1      2      3      4      5     6      7
I. Phái cựu học 

Phái này trước kia gồm những nhà văn xuất thân từ Nho học, đồng thời với cụ Ngô Đức Kế và Huỳnh Thúc Kháng, ra đời vào khoảng cuối thế kỷ trước, lúc Pháp mới bắt đầu đặt nền đô hộ trên toàn cõi lãnh thổ Việt Nam. 

Nhưng tất cả các văn nhân trong thế hệ này đều đã qua đời, chỉ còn sót lại có hai cụ là Sở Cuồng Lê Dư và Chương Dân Phan Khôi. Cả hai cụ đều là người Quảng Nam và đều có tham gia phong trào Đông kinh Nghĩa thục và phong trào kháng thuế ở Trung kỳ.

TRĂM HOA ĐUA NỞ TRÊN ĐẤT BẮC - HOÀNG VĂN CHÍ - KỲ 3


1      2      3      4      5     6      7
II. Phái thanh niên 

Phái này gồm tất cả các nhà văn trẻ tuổi, lớn lên trong khói lửa của cuộc kháng chiến dân tộc và đã được rèn luyện đầy đủ trong hệ thống tư tưởng Mác-xít. Tất cả đều là đảng viên và đa số đã tích cực tham gia bộ đội. Trẻ nhất trong bọn là Phùng Quán (năm nay mới 25 tuổi) và nhiều tuổi nhất là Hoàng Tích Linh (năm nay chừng 45 tuổi). 

Điều đáng chú ý nhất là hiện nay không có một nhà văn thanh niên nào theo Đảng, mặc dù Đảng đã đào tạo nên họ. 

TRĂM HOA ĐUA NỞ TRÊN ĐẤT BẮC - HOÀNG VĂN CHÍ - KỲ 4


1      2      3      4      5     6      7
Tiếp chương II, phần II - Phái thanh niên: Minh Hoàng, Phùng Cung, Trần Lê Văn 
Minh Hoàng 

Minhhoàng tên thật là Vũ Tuyên Hoàng, năm nay mới 28 tuổi, là một sinh viên du học ở Tiệp Khắc về. Vì biết tiếng Tiệp Khắc nên anh được làm thông ngôn cho phái đoàn chuyên viện Tiệp Khắc ở Hà Nội. 

Vì thường có dịp đi thăm các xưởng máy mới thành lập với các chuyên viên kỹ thuật Tiệp Khắc, nên anh có dịp quan sát tình hình sử dụng máy móc của ngoại quốc viện trợ. Anhviết bài "Đống máy" mà chúng tôi trích sau đây để tố cáo đời sống cơ cực của công nhân và thái độ quan liêu của giai cấp lãnh đạo. 

TRĂM HOA ĐUA NỞ TRÊN ĐẤT BẮC - HOÀNG VĂN CHÍ - KỲ 5


1      2      3      4      5     6      7
Phần II, chương III : Các nhà văn đứng tuổi: Tố Hữu, Nguyễn Tuân 

Chúng tôi xếp vào hạng đứng tuổi những nhà văn hiện nay từ 40 đến 55 tuổi, đã có địa vị trong làng văn từ trước ngày kháng chiến. Nhưng căn cứ vào tuổi tác và thái độ chính trị của họ, chúng tôi phải chia họ thành hai phái, mới và 

Phái mới gồm những nhà văn xuất hiện từ 1940 đến 1945, hấp thụ được nền giáo dục của Pháp nhưng chưa được hưởng thụ dưới chế độ thực dân. Vì ra đời muộn màng, không bị ảnh hưởng sa đoạ của phong trào truỵ lạc từ 1930 đến 1940, nên họ còn giữ được tính nết ngay thẳng, tinh thần đấu tranh không vụ lợi. Tất cả đều tham gia kháng chiến rất tích cực và hầu hết đều là đảng viên cộng sản. 

TRĂM HOA ĐUA NỞ TRÊN ĐẤT BẮC - HOÀNG VĂN CHÍ - KỲ 6


1      2      3      4      5     6      7
Tiếp phần II, chương III: Các nhà văn đứng tuổi: Hữu Loan, Sĩ Ngọc, Chu Ngọc 

Hữu Loan
 

Hữu Loan năm nay chừng 40 tuổi, quê ở làng Vân Hoàng, huyện Nga Sơn, thuộc Thanh Hoá, con nhà nghèo và hiện nay vẫn sống một cách rất cơ cực ở ngoại ô Hà Nội. 

Trong thời kỳ kháng chiến, ông công tác văn nghệ trong bộ đội, và sau xin giải ngũ và dạy học ở một trường tư thục trong huyện.

TRĂM HOA ĐUA NỞ TRÊN ĐẤT BẮC - HOÀNG VĂN CHÍ - KỲ CUỐI


1      2      3      4      5     6      7
Tiếp phần II, chương III: Các nhà văn đứng tuổi: Như Mai 
và sang chương IV: Các nhà học giả: Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo
 

Như Mai là bút hiệu của Hoàng Như Mai sinh năm 1918 ở làng Hoàng Mai gần Hà Nội. Là con một gia đình tiểu công chức, ông học từ nhỏ ở Hà Nội, đỗ tú tài năm 1943, sau đó học trường Đại học Luật khoa ở Hà Nội. Học chưa xong thì cuộc kháng chiến đã xảy ra nên ông phải bỏ dở. 

Nhưng ngay từ khi còn là sinh viên ông đã bắt đầu viết sách. Nguyên là một thanh niên ham mê chủ nghĩa cộng sản, ông dịch cuốn Les Principes du Leninisme từ tiếng Pháp ra tiếng Việt, và tiếp theo ông viết cuốn Đời sống Lê nin

MÃNG CẤU XIÊM (MÃNG CẦU GAI) THẦN DƯỢC TRỊ BỆNH UNG THƯ


Mãng Cầu Xiêm
Việc một trường đại học ở Hàn Quốc công bố công khai nghiên cứu mới đây về mãng cầu xiêm khiến cả thế giới giật mình. Theo nghiên cứu này, mãng cầu xiêm có thể trị ung thư. Đây là loại quả rất phổ biến ở Việt Nam.

Tính mạng của chúng ta lâu nay được phó thác cho các biện pháp chữa trị hiện đại. Trong ảnh: Chăm sóc bệnh nhân bị ung thư tại BV Đại học Y Hà Nội. Ảnh: Ngọc Châu.

Mãng cầu xiêm diệt tế bào ung thư cao gấp 1 vạn lần so với hóa chất phổ biến nhất hiện nay.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

NHỮNG HÌNH ẢNH VỀ MỘT THỜI HÀO HÙNG CỦA NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA



Ước mong những bức ảnh này giúp cho những vị từng khoác áo Chiến Binh Việt Nam Cộng Hòa, cho những người đã từng trải qua thời chiến chinh như một phần đời sẽ hồi tưởng lại những ngày xưa thân ái đó.
Những bức ảnh được đưa vào không theo thứ tự thời gian như một ký ức đã trở nên hỗn loạn sau ngày "đổ vỡ toàn diện"

MỘT SỐ HÌNH ẢNH NGÀY QUÂN LỰC 2013 TẠI SAN JOSE, MIỀN BẮC CALIFORNIA

Ngay Quan Luc San Jose
Ngay Quan Luc San Jose

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN - HOÀNG VĂN CHÍ - KỲ 1


1      2      3      4      5     6  
Mục lục 

Giới thiệu tác giả tác phẩm 

Các bạn đọc có thể ngạc nhiên khi thấy một cuốn sách tiếng Việt, tác giả là người Việt, mà lại là bản dịch. Trường hợp có hơi bất thường nhưng lý do là tại tác giả, ông Hoàng Văn Chí đã viết nguyên bản bằng tiếng Anh, xuất bản ở ngoại quốc để trực tiếp trình bày vấn đề Việt Nam với độc giả quốc tế và phổ biến kinh nghiệm Việt Nam rộng ra khắp thế giới tự do.

TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN - HOÀNG VĂN CHÍ - KỲ 2


1      2      3      4      5     6  
Chương 4
Cộng sản xuất hiện

Lịch trình phát triển của cộng sản ở Việt Nam, kể từ ngày có những tiểu tổ cộng sản đầu tiên trên đất Việt cho đến ngày toàn thể Bắc Việt nằm dưới chế độ vô sản chuyên chính, có thể tạm chia làm sáu giai đoạn, mỗi giai đoạn là một phong trào đấu tranh thuận theo hoàn cảnh và tình hình lúc bấy giờ. Vì vậy nên mỗi phong trào có một khẩu hiệu, một chương trình giai đoạn và một chiến lược khác nhau. Việc điều khiển từ bên ngoài cũng thay đổi mỗi thời kỳ một khác. Có khi Việt cộng trực tiếp nhận huấn thị từ Moscou hoặc Bắc Kinh, có khi phải thông qua một trạm liên lạc đặt ở Quảng Châu, Thượng Hải, Bangkok, hoặc Paris. Đại để thì sau mỗi cuộc đấu tranh rầm rộ, hoặc bị khủng bố quá nặng nền, hoặc vì chia rẽ nội bộ, phong trào lại tạm lắng yên trong một thời gian. Sáu phong trào chính, đáng nêu lên là: 

TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN - HOÀNG VĂN CHÍ - KỲ 3


1      2      3      4      5     6  
Chương 7 

“Đấu chính trị” 

Giữa lúc bàn dân thiên hạ đương thất điên bát đảo về thuế nông nghiệp và công thương nghiệp, hai thứ thuế mà dân chúng gọi là “thuế thất nghiệp” thì Việt cộng sửa soạn bí mật và bất thình lình phát động một chiến dịch đại quy mô chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam. Bắt đầu vào giữa tối 23 tháng Chạp Âm lịch, ngày lễ ông Táo lên chầu trời, vào đầu tháng Hai Dương lịch năm 1953, cuộc khủng bố này có thể ví với cuộc tàn sát Saint Barthélémy trong lịch sử Pháp. Vì Việt cộng sửa soạn rất bí mật và phát động rất bất thình lình nên ngoài đảng viên cao cấp không một ai biết trước kể cả viên chức ngạch trung ương trong chính quyền kháng chiến. Vì cuộc khủng bố này có tính cách hoàn toàn chính trị, nên sau này được dân chúng mạnh danh là “Đấu chính trị”. Chữ đấu bắt nguồn từ danh từ “đấu tranh”, vì Việt cộng giải thích đấy là một cuộc đấu tranh của dân chúng. 

TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN - HOÀNG VĂN CHÍ - KỲ 4


1      2      3      4      5     6  
Chương 12 - Năm bài học 

Khoá chỉnh huấn 1953 - 54 gồm có năm bài học:

Bài thứ nhất: Thái độ học tập 
Bài thứ hai: Lịch sử cách mạng Việt Nam 
Bài thứ ba: Tình hình mới, nhiệm vụ mới 
Bài thứ tư: Tác phong cán bộ và đảng viên 
Bài thứ năm: Cải cách ruộng đất 

1. Thái độ học tập 

Bài này giảng về thái độ đúng đắn của học viên trong lớp chỉnh huấn. Mỗi người phải có thái độ “thực sự cầu thị” nghĩa là thành tâm học hỏi để mong “tiến bộ” cho bản thân, không được “vờ vịt” làm bộ hối cải để mong đánh lừa Đảng. Mỗi lần phê bình bạn, phải có tinh thần “chữa bệnh cứu người”, nghĩa là yêu bạn mà chữa cho bạn thoát khỏi những tư tưởng phản động để bạn chóng lành mạnh, y hệt tinh thần của một bác sĩ chữa bệnh cho bệnh nhân. Đảng cấm dùng “đao to búa lớn”, cấm “chụp mũ”, “truy kích”, những phương pháp trước kia thường dùng trong phong trào kiểm thảo.

TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN - HOÀNG VĂN CHÍ - KỲ 5


1      2      3      4      5     6  
Bước 5: Đấu địa chủ 

Sau khi lập xong danh sách tội ác của mỗi địa chủ, những người được chỉ định ra “đấu trường” tố khổ công khai bắt đầu tập dượt vai trò của mình để có thể biểu diễn một cách trôi chảy, trước công chúng và trước người bị “đấu”. Đấu địa chủ là “trò” then chốt của cả chiến dịch, nên cần phải chuẩn bị hết sức chu đáo. Y hệt các diễn viên phải tập đi tập lại vai trò của mình trước khi lên sân khấu, những người đứng ra “đấu” cũng phải luyện tập lời ăn tiếng nói bộ điệu của mình cho thật hoàn hảo để khán giả có cảm tưởng là mình chân thật và những tội mình buộc cho địa chủ là có thực. Họ tập dượt về đêm, rất kín đáo, nhưng con cái nông dân thường có dịp thấy bố mẹ vừa xay lúa, giã gạo, vừa lặp đị lặp lại một câu để thuộc lòng. Đóng vai trò “đạo diễn”, cán bộ phụ trách còn bày vẽ dáng điệu và uốn nắn lời nói cho họ. Trong những buổi diễn thử, có một hình nộm bằng rơm đặt ở giữa nhà thay thế cho địa chủ, để những người “đấu” tiến đến sát, đọc thử những lời họ sẽ phải đọc. Sau khi chuẩn bị đầy đủ, đội công tác cải cách ruộng đất công bố ngày “đấu”. 

TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN - HOÀNG VĂN CHÍ - KỲ CUỐI


1      2      3      4      5     6  
Chương 16 - Sửa sai 

Chương trình Cải cách ruộng đất vừa thực hiện (năm 1956) và ngay sau khi thiết lập chế độ vô sản chuyên chính ở nông thôn thì đột nhiên Đảng Lao động tuyên bố là đã phạm nhiều sai lầm mà, theo lời Đảng đã làm cho “uy tín của Đảng và đời sống của nhân dân bị tổn thương rất nặng nề”. Vì vậy nên Đảng phát động ngay một chiến dịch “Sửa sai” bắt đầu bằng việc “tự rút lui” của ông Trường Chinh, tổng bí thư Đảng và ông Hồ Viết Thắng, thứ trưởng phụ trách Cải cách ruộng đất. 

Tạm thời làm phát ngôn viên cho Đảng, ông Võ Nguyên Giáp đọc trước Hội nghị thứ 10 của TW Đảng một bản kê khai những “sai lầm”, ông Võ Nguyên Giáp thú nhận 7 sai lầm chính sau (nguyên văn): 

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

BÀ CÁT HANH LONG NGUYỄN THỊ NĂM VÀ ÔNG HỒ CHÍ MINH

Ông Hoàng Tùng, nguyên Tổng Biên Tập báo Nhân Dân (1954-1982), vừa qua đời tại Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2010. Trên một số diễn đàn mạng đã đăng lại bài viết “Những kỉ niệm về Bác Hồ“. Trong bài viết này ông đã nhắc đến việc xử bắn bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm. Người viết có may mắn tìm được một tài liệu về vụ xử bắn này để viết bài “Vai trò của Hồ Chí Minh trong Cải cách ruộng đất” đăng trên một số diễn đàn vài năm về trước (2007). Bài viết này có vài hiệu đính xin được phổ biến lại để bạn đọc xa gần nắm rõ hơn về vụ án này.

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

HỒI KÝ BAO NỖI TANG THƯƠNG CỦA TÂM NGUYÊN TRÍ LỰC - KỲ 1

Cầu Trường Tiền - HUẾ
1    2    3    4    5    6   7
Chân thành tri ân và ngưỡng mộ   những tù nhân chính trị, tôn giáo, tù nhân lương tâm; những người đã và  đang chịu muôn vàn thống khổ trong  cảnh  lao ngục bởi bạo  quyền cộng  sản gian ác độc tài. 

Thành kính đốt nén tâm hương để  tưởng  niệm  những  hương  hồn  bất  hạnh đã mãi mãi ra đi!
 

HỒI KÝ BAO NỖI TANG THƯƠNG CỦA TÂM NGUYÊN TRÍ LỰC - KỲ 2


1    2    3    4    5    6   7
3

Ngày hội ngộ
 và những hệ lụy của nhà sư

Năm tháng dần dà, ngày lại ngày qua… Bóng dáng bậc thầy vẫn biền biệt, liêu phòng như đã vắng tăm hơi. Có ai ngờ một lần ôn cất bước hôm nào trong tình thế chẳng đặng đừng, mà ngày trở lại thì quá xa vời vợi. Hoa anh đào mỗi năm đều nở rộ, hồng thắm cả vườn chùa. Mai vàng, mai trắng, khóm cúc, đóa hồng cứ thi nhau trổ hoa khoe sắc, khi mỗi lần Tết đến xuân sang. Hoa tường vi, hoa lài, hoa mộc thì chẳng có người nào hái ướp trà vào mỗi buổi sớm tinh sương, khi ánh dương chưa lấp ló.

HỒI KÝ BAO NỖI TANG THƯƠNG CỦA TÂM NGUYÊN TRÍ LỰC - KỲ 3

Thùa Thiên Mụ
1    2    3    4    5    6   7
8
Phục hoạt Giáo hội

     Hòa thượng Thích Huyền Quang lưu trú thêm vài hôm nữa rồi mới trở vào chùa Hội Phước, tỉnh Quảng Ngãi. Ít lâu sau, Hòa thượng Thích Nhật Liên bảo tôi vào Quảng Ngãi để phụ giúp Hòa thượng Thích Huyền Quang làm thư cảm tạ.

HỒI KÝ BAO NỖI TANG THƯƠNG CỦA TÂM NGUYÊN TRÍ LỰC - KỲ 4


1    2    3    4    5    6   7
12 

Trại giam Z30A Xuân Lộc

 Ngày 20 tháng 9 năm 1995, một toán công an vũ trang áp giải tôi và hai người khác từ khám đường Chí Hòa đến trại Z30A, huyện Xuân Lộc, tỉnh Ðồng Nai. Trại giam này tọa lạc gần ngọn núi Gia Rây (còn gọi là Gia Lào), cách ngã ba ông Ðồn khoảng chừng năm cây số. Chúng tôi bị tra chân vào cùm trên một chiếc xe tải, cửa đóng bịt bùng.