Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

NHỮNG HÌNH ẢNH VỀ MỘT THỜI HÀO HÙNG CỦA NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA



Ước mong những bức ảnh này giúp cho những vị từng khoác áo Chiến Binh Việt Nam Cộng Hòa, cho những người đã từng trải qua thời chiến chinh như một phần đời sẽ hồi tưởng lại những ngày xưa thân ái đó.
Những bức ảnh được đưa vào không theo thứ tự thời gian như một ký ức đã trở nên hỗn loạn sau ngày "đổ vỡ toàn diện"



Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH








Những ngày xưa thân ái . . .














































































Quân đổ vào biển lửa, dân rời xa quỷ đỏ, gặp nhau ở đây biết mai có còn gặp lại ?











Những ngày xưa thân ái ...








































Chinh chiến đã đi qua ... Những hình ảnh người Lính Việt Nam Cộng Hòa còn mãi với thời gian













































Bìa báo TIME số tháng 3-1975

Một vài hình ảnh của

Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt

Nơi đào tạo những Sĩ Quan ưu tú của QLVNCH

Trường của những người trai chọn binh nghiệp là lẽ sống, là lý tưởng


















































Khóa Huấn Nhục trước khi trở thành tân binh VBQG

(Trắc định ý chí, nhẫn nại và thể lực. Nếu không vượt qua được sẽ bị loại)





































Nhảy Dù vào La Vang- Quảng Trị 1972










Thăm chồng ngay tại chiến hào







Biệt Động Quân bảo vệ Thủ Đô Sài Gòn Mậu Thân 1968


Những hình ảnh về binh chủng Pháo Binh QLVNCH





























Tướng Ngô Quang Trưởng
















Người lính Biệt Động Quân dù bị thương nặng vẫn nắm chắc súng trong tay sẵn sàng đáp trả VC trong trận Đồng Xoài 11/06/1965




























Một đời khoác áo lính Cộng Hòa, một đời cho Nước Non







Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam




Người hùng tử thủ An Lộc, Chuẩn tướng Lê Văn Hưng (TLSĐ5/BB) bắt tay Đại tá Tư Lệnh Phó SĐND

tại chiến trường An Lộc Hè 1972


Người ở lại Charlie, Trung tá Nguyễn Đình Bảo (đeo kính) tại mặt trận Damber tháng 8/1971













Tr.T. Bảo tại Ban Tham Mưu Hành Quân LĐ 3 Nhảy Dù Damber,Kampuchea tháng 8/1971




Đại tướng Đỗ Cao Trí




Ngũ Hổ Tướng Quân




Tướng Nhảy Dù Hồ Trung Hậu. Hè Đỏ Lửa 1972







Thiếu tá Nhảy Dù Võ Trọng Em







Nhảy Dù bảo vệ Sài Gòn, Xuân Máu Lửa Mậu Thân 1968




Đổ quân vào chốn tử sinh




Nhảy Dù nghỉ chân tại Chiến Khu D




Bạn bè ai còn ai mất sau mỗi chuyến lên đường ?







Y sĩ Dù tải thương tại chiến trường




Nhảy Dù trước Thánh Đường La Vang, Quảng Trị, Hè 1972















Jean Larteguy, nhà báo Pháp có mặt tại miền Nam Việt Nam trong cơn hấp hối của Saigon ghi lại như sau khi tới thăm một đơn vị Dù cố thủ tại Saigon ngày 28/04/1975:


“ . . . Họ không buồn rầu, và không tuyệt vọng. Họ điều động như thể đang dự một cuộc thao dượt. Đôi lúc họ còn cười với nhau, và liệng cho nhau những chai Coca-Cola Họ không nuôi một ảo tưởng về số phận của họ, về kết quả của trận đánh tối hậu nầy . Nhưng tôi có cảm tưởng là họ nhất định chiến đấu tới cùng, và sẽ tự chôn mình trong những đổ nát của Saigon.


Và những binh sĩ tuyệt vời nầy vẫn còn có được các cấp chỉ huy ở bên họ trong giờ phút sinh tử này Một trong các cấp ấy là một Đại tá. Tôi hỏi ông ta xem tình hình ra sao , ông trả lời: >


- Chúng tôi sẽ chiến đấu, và chúng tôi sẽ là những người chiến đấu tới giây phút cuối cùng. Ông hãy nói cho thế giới biết rằng chúng tôi chết không phải vì Thiệu, vì Hương hay vì Minh. . .”


Lartéguy cũng được thấy tận mắt các sinh viên Trường Võ Bị Đà Lạt, lực lượng trừ bị chót của QLVNCH, tiến ra trận địa "Và trong những bộ đồng phục mới, giày chùi xi bóng láng, các sinh viên anh dũng của Trường Võ Bị Đà Lạt đã đi vào chỗ chết. Chỉ còn thiếu có cái mũ diễn hành và đôi bao tay trắng".


Một đồng nghiệp của Lartéguy là Raoul Coutard đã thu được cảnh xuất quân bi tráng ngay vào máy quay phim và cố nén xúc động để hỏi các sinh viên sĩ quan:

- Các anh có biết là sắp bị giết chết không ?

Một thiếu úy trả lời:

- Chúng tôi biết chứ.

- Vì sao ?

- Tại vì chúng tôi không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản.


Sau đó Jean Larteguy trở về Pháp, và đã làm cho cả thế giới ngạc nhiên với những gì ông viết ra về những người lính VNCH

Người lính VNCH trấn giữ Thủ Đô Sài Gòn Xuân Máu Lửa Mậu Thân 1968


















































































Cố Đô Huế Mậu Thân 1968



















Trường đào tạo Quân Cảnh /QLVNCH tại Vũng Tàu





Là Lực Lượng giám sát Quân Phong Quân Kỷ của QLVNCH













Quân Cảnh KQ/QLVNCH


Là Lực Lượng bảo vệ các yếu nhân trong những cuộc họp










Là gương mẫu chuẩn mực của Quân Đội VNCH




Quân cảnh Việt Nam và Quân Cảnh Mỹ




Là lực lượng trị an tại hậu phương (cùng CSQG)




Quân Cảnh và Cảnh Sát Quốc Gia cùng sát cánh bảo vệ trật tự an ninh ở hậu phương




Mậu thân 1968, ngoại ô Sài Gòn


Những hình ảnh về cuộc trao đổi tù binh bên sông Thạch Hãn, Quảng Trị năm 1973
















Tóm một anh Việt Cộng nằm vùng




Quân Cảnh xử bắn việt cộng nằm vùng Nguyễn Văn Trỗi


Lễ tiếp nhận 20 chiến đấu cơ F-5 đầu tiên Bộ QP Mỹ chuyển giao cho Không Quân VNCH vào năm 1967 tại Căn Cứ KQ Biên Hòa


























Chiến Đấu Cơ F-5A của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa




Phi Đội F-5A của Không Lực VNCH tại Phi Trường Biên Hòa































3 loại chiến đấu cơ (strike-aircraft ) chủ lực của KQVNCH cùng hiện diện trong một bức ảnh, từ trái sang phải hai chiếc A-37B, hai chiếc F-5A và hai chiếc A-1H Skyraiders đang chuẩn bị cất cánh cho những phi vụ bay vào chiến trường An Lộc từ phi trường Biên Hòa tháng 6 Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972


A-37B Dragonfly KQ/VNCH


A-37B được cải tiến từ A-37A dành cho Không Lực VNCH từ năm 1968 (cùng với phiên bản OA-37A được KQVNCH sử dụng như một máy bay Trinh Sát) .Không kể chỉ 22 chiếc A-37 gãy cánh trên chiến trận, khoảng 187 chiếc phục vụ cho KQ /VNCH cho tới khi Sài Gòn thất thủ , Mỹ đã thu hồi được 92 chiếc sau cuộc chiến. 95 chiếc còn ở lại VN rơi vào tay Việt Cộng ,A-37B đã được VC sử dụng trong hai cuộc chiến biên giới phía Nam với Campuchia và biên giới phía Bắc với Trung Quốc khoảng cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980 .








































A-37B Dragonfly KQ/VNCH

A-37B được cải tiến từ A-37A dành cho Không Lực VNCH từ năm 1968 ( cùng với phiên bản OA-37A được KQVNCH sử dụng như một máy bay Trinh Sát) .Không kể chỉ 22 chiếc A-37 gãy cánh trên chiến trận, khoảng 187 chiếc phục vụ cho KQ /VNCH cho tới khi Sài Gòn thất thủ , Mỹ đã thu hồi được 92 chiếc sau cuộc chiến. 95 chiếc còn ở lại VN rơi vào tay Việt Cộng ,A-37B đã được VC sử dụng trong hai cuộc chiến biên giới phía Nam với Campuchia và biên giới phía Bắc với Trung Quốc khoảng cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980 .




























A-1H Skyraider (AD-6) KQ/VNCH



Những con chim sắt Skyraiders sau những ngày tháng chiến đấu để bảo vệ tự do cho miền Nam Việt Nam đã phải cùng chia xẻ những đau thương của những ngày tháng cuối cùng của VNCH.

Cuộc di tản chiến thuật rút bỏ Quân Đoàn 2 đã để lại 64 phi cơ tại Pleiku (ngày 16 tháng 3 năm 75). Trong đó có 4 Cessna và 11 chiếc O-2 cùng 21 chiếc Skyraiders A- 1.

Cuộc di tản Đà-Nẵng (30/3/75) để lại 180 phi cơ, trong đó không có chiếc Skyraider nào cả!

Sau ngày 30 tháng Tư 1975, trong tổng số khoảng 1100 chiếc phi cơ bị bỏ lại, có 26 chiếc Skyraiders...Không quân CSBV tiếp tục xử dụng lại một số phi cơ khả dụng và đã dùng đến Skyraiders trong những cuộc chiến tranh với Cam-bốt (dùng chung với các loại F-5 và A-37, tuy nhiên không có hình ảnh nào chứng minh cho việc dùng Skyraiders trong các phi vụ yểm trợ bộ binh) và sau đó trong cuộc chiến tranh với Trung Cộng (Tháng Hai, 1979), không thấy nhắc đến Skyraiders.. , nhưng có sử dụng F-5 và A-37

Tháng 4 năm 1988, các báo cáo Tây phương ghi nhận CSVN đã rao bán trên thị trường võ khí khoảng 200 phi cơ đủ loại trong đó có cả các Skyraiders A-1 (Theo Tạp chí Air Combat September 1991).


























Những phi công A-1H Skyraider của Không Lực VNCH


Các phi công A-1H Skyraider thuộc Phi Đoàn 518 (KQ/VNCH) sau một Phi Vụ Bắc Phạt


Là 1 trong những người lính thuôc QLVNCH, tôi xin chân thành cám ơn các anh chị em trong ban biên tập trang nhà http://teolangthang.blogspot.com

Tất cả các hình ảnh - không phải tự nhiên mà có nếu không có sự hy sinh đóng góp của các nhiếp ảnh gia chiến trường. Càng khó khăn sau 35 năm trời lưu vong thất lạc, quý vị đã khổ công thu lượm góp nhặt lại những hình ảnh lịch sữ nầy.

Một lần nửa tôi xin trân trọng gởi đến qúy vị lòng ngưỡng mộ và biết ơn chân thành của cá nhân tôi cho công việc mà qúy vị đã thực hiện.

Nay kính

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét