Truyền thống Việt bảo “nghĩa tử là nghĩa tận”,
nhưng vẫn chấp nhận rằng những con người độc địa thâm hiểm có thể bị cuốc mả, đào
mồ. Kẻ đốt sách chôn học trò, dù chết đã nghìn năm vẫn không thoát bị nguyền
rủa là bạo chúa. Vả lại, bác đâu có chịu chết. Trong khi ngồi hì hục viết sách
tự tâng bốc, bác đã mưu toan muốn sống vinh quang đời đời. Và tinh thần bác còn
đang sống hùng sống mạnh nơi đám thừa kế để tiếp tục dẫn dắt quê hương đất nước
xuống vực thẳm.
Chuyện tự tâng bốc của bác chỉ là một trò lố
lăng vô hại chăng?
Trò ấy quả có vẻ vô hại, nhưng con người ở vị
thế lãnh đạo mà tự say mê đến thế thì cực kỳ nguy hiểm cho dân tộc. Kẻ tự kính
phục thường ít khi thấy mình không sáng suốt và chẳng bao giờ chịu là mình cũng
có thể sai lầm. Bác Hồ đủ tài để lôi cuốn xô đẩy một nửa dân Việt vào con đường
chém giết nửa kia, nhưng bác lại không đủ khôn ngoan để tìm ra một con đường
đúng. Nước Nga sau hơn nửa thế kỷ cách mạng vẫn chưa dám để người dân sống cho
ra con người, bác Hồ cứ khăng khăng chọn nó làm mẫu mực. Con đường đẫm máu dẫn
tới bờ vực, bác Hồ cứ phăng phăng dẫn các cháu đi. Có người nhấn mạnh đến những
thành tích của Hồ để làm lễ tôn bác làm vĩ nhân: nào là bác có ý chí thống nhất
đất nước, bác vận dụng được sức mạnh của hàng triệu người, bác được nhiều kẻ
theo, tôn sùng như thần thánh, bác có tài lãnh đạo v.v…