Đến gần dinh Độc lập, tôi dừng xe đợi đèn xanh ở ngã tư
Trương Định – Nguyễn Thị Minh Khai thì phát hiện ngay cạnh xe tôi là xe anh
thanh niên to đậm, mắt hiếng. Những lần có biểu tình chống Trung Quốc xâm lược
trước đây anh này vẫn thường bám theo tôi. Đèn tín hiệu đã chuyển sang xanh,
tôi không đi, anh ta cũng không đi. Tôi vừa cất tiếng định bảo lại vẫn là anh à
nhưng âm đầu tiên của tôi vừa cất lên anh ta đã xuống xe đến sát tôi trừng mắt,
vung tay: Muốn gì? Ông muốn gì? Tôi biết anh ta sẽ hành hung tôi để công an xô
đến đưa tôi về đồn nên tôi lẳng lặng phóng xe đi. Còn sớm quá. Tôi vòng quanh mấy
phố quan sát lực lượng biểu tình và lực lượng công an. Anh chàng mắt hiếng vẫn
bám sát tôi. Tôi không nhận ra bóng dáng người biểu tình nhưng công an thì rải
đầy đường.
Tôi phone cho anh Tô Lê Sơn rồi gửi xe máy, đến chỗ anh Sơn thì anh Sơn cũng có một nữ và một nam an ninh bám sát bên cạnh. Chúng tôi đang ngồi nói chuyện trên ghế trong vườn cây trước dinh Độc Lập chỗ gần đầu đường Alexandre de Rhodes thì anh thanh niên mắt hiếng lại đến gây sự định đánh anh Sơn. Chúng tôi đều phải im lặng để người muốn gây sự không thể gây sự được.
Nhìn quanh tôi nhận ra những người lảng vảng đầy công viên phần lớn đều có dáng vẻ an ninh. Tuyệt nhiên không thấy ai có dáng vẻ là người biểu tình. Tình hình này, biểu tình không thể tổ chức được rồi. Tôi định ngồi nán lại chút nữa rồi về. Có thêm anh Lê Anh Hùng và anh Nguyễn Bá Thuận đến góp chuyện. Anh Thuận vốn là nhà khoa học làm việc ở bộ Nghiên cứu và phát triển khoa học Đan Mạch đã nghỉ hưu, người thứ 35 trong số 54 trí thức ngày 9.5.2014 gửi thư cho chủ tịch thành phố đề nghị được biểu tình phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan HD981 vào biển Việt Nam. Tôi bảo anh Thuận có bộ râu đẹp như bộ râu của nhà văn Nga Anton Chekhov. Thời đi học, tôi mê mệt nền văn học Nga và văn học Pháp nên tôi nhớ gương mặt từng nhà văn của hai nền văn học đó. Chúng tôi đang nói chuyện văn chương thì tôi thấy có rất nhiều bộ mặt an ninh dồn lại chỗ chúng tôi. Tôi đứng dậy đi dạo quanh ngắm những vòm lá rung rinh nắng, những dáng cổ thụ rất đẹp thì có hai cánh tay cứng như hai gọng kìm thép xốc hai nách tôi, một bàn tay to và dầy bịt chặt mồm tôi, lôi tôi đi trên con đường láng ciment trong vườn cây, lôi tôi xuống đường Lê Duẩn, đẩy vào chiếc xe du lịch năm chỗ ngồi đã mở cửa đợi sẵn. Một cách bắt cóc thô bạo, phi pháp nhưng quen thuộc của công an nhà nước cộng sản Việt Nam với những người dân có tiếng nói đòi tự do, dân chủ. Khi xuống xe ở điểm dừng cuối cùng tôi mới được biết chiếc xe mang biển trắng với hàng số 51A 535 20.
Nhìn quanh tôi nhận ra những người lảng vảng đầy công viên phần lớn đều có dáng vẻ an ninh. Tuyệt nhiên không thấy ai có dáng vẻ là người biểu tình. Tình hình này, biểu tình không thể tổ chức được rồi. Tôi định ngồi nán lại chút nữa rồi về. Có thêm anh Lê Anh Hùng và anh Nguyễn Bá Thuận đến góp chuyện. Anh Thuận vốn là nhà khoa học làm việc ở bộ Nghiên cứu và phát triển khoa học Đan Mạch đã nghỉ hưu, người thứ 35 trong số 54 trí thức ngày 9.5.2014 gửi thư cho chủ tịch thành phố đề nghị được biểu tình phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan HD981 vào biển Việt Nam. Tôi bảo anh Thuận có bộ râu đẹp như bộ râu của nhà văn Nga Anton Chekhov. Thời đi học, tôi mê mệt nền văn học Nga và văn học Pháp nên tôi nhớ gương mặt từng nhà văn của hai nền văn học đó. Chúng tôi đang nói chuyện văn chương thì tôi thấy có rất nhiều bộ mặt an ninh dồn lại chỗ chúng tôi. Tôi đứng dậy đi dạo quanh ngắm những vòm lá rung rinh nắng, những dáng cổ thụ rất đẹp thì có hai cánh tay cứng như hai gọng kìm thép xốc hai nách tôi, một bàn tay to và dầy bịt chặt mồm tôi, lôi tôi đi trên con đường láng ciment trong vườn cây, lôi tôi xuống đường Lê Duẩn, đẩy vào chiếc xe du lịch năm chỗ ngồi đã mở cửa đợi sẵn. Một cách bắt cóc thô bạo, phi pháp nhưng quen thuộc của công an nhà nước cộng sản Việt Nam với những người dân có tiếng nói đòi tự do, dân chủ. Khi xuống xe ở điểm dừng cuối cùng tôi mới được biết chiếc xe mang biển trắng với hàng số 51A 535 20.
Hàng ghế trước là người lái xe và người có cung cách chỉ
huy. Đó là người da ngăm đen. Tóc cứng, cắt ngắn chỉ trên dưới một centimet. Mặt
ngắn. Trán ngắn. Cơ bắp chắc nịch trên vai, trên cánh tay. Hàng ghế sau là hai
người tuổi khoảng trên dưới bốn mươi ngồi kẹp chặt hai bên sườn tôi. Tất cả đều
mặc đồ dân sự. Người chỉ huy ngồi trên ra lệnh cho hai người phía sau: Kiểm tra
điện thoại. Lập tức, từ hai phía, hai bàn tay thọc vào hai túi quần tôi lôi ra ở
túi bên trái là điện thoại, túi bên phải là máy ảnh rồi mỗi người một máy, xục
vào thẻ nhớ, xăm soi. Người chỉ huy lại lệnh cho lái xe dừng lại đầu đường
Calmette rồi phone gọi người đi xe máy đến và lệnh cho tôi đưa chìa khóa xe máy
và phiếu gửi xe của tôi cho người đó.
Khi ô tô chui vào đường hầm Thủ Thiêm, tôi chắc mẩm ô tô
sẽ vòng sang Bình Thạnh đưa tôi về số 4 Phan Đăng Lưu, nơi đã từng giam giữ vợ
chồng đại tá Phạm Quế Dương, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Lê Công Định. . . và giam
giữ tất cả những tiếng nói đòi tự do dân chủ bị bắt. Nhà giam số 4 Phan Đăng
Lưu của bộ Công an. Như vậy những người bắt tôi là công an bộ. Tôi bỗng bần thần
tiếc sẽ phải bỏ dở bao việc gấp gáp đang làm. Nhưng ô tô không rẽ trái sang
Bình Thạnh mà cứ phăm phăm phóng thẳng trên con đường thênh thang mới mở hướng
về quận Chín. Quẹo vào đường đi Cát Lái rồi lại quẹo tiếp vào đường qua cầu Phú
Mỹ, quay về đường Nguyễn Văn Linh, quận 7. Tôi lại đinh ninh rằng từ đường Nguyễn
Văn Linh, ô tô sẽ rẽ vào đường Nguyễn Hữu Thọ, đưa tôi về nhà, đọc lệnh bắt tôi
mà họ đã mang theo.
Nhưng đến Phú Mỹ Hưng, ô tô lại vòng trái vào đường Nguyễn
Lương Bằng, đi qua lối rẽ vào nhà Hoàng Hưng, băng sang đường Hoàng Quốc Việt,
quẹo vào đường Huỳnh Tấn Phát. Tôi đang phân vân không biết ô tô sẽ đưa tôi đến
đâu thì người chỉ huy quay lại đe nẹt: Tôi nói cho chú biết. Từ nay có người
giám sát chú hai mươi bốn trên hai mươi bốn. Chú ra khỏi nhà là bị bắt! Đúng
là tư duy công an, ngôn ngữ công an của nhà nước độc tài, muốn bắt ai thì bắt,
như xã hội đen, không cần biết đến pháp luật, không cần biết đến quyền con người.
Nhưng chính câu đe nẹt vô lối đó lại làm cho tôi yên tâm. Tôi còn được về nhà để
họ giám sát tôi 24/24 tức là hôm nay tôi chưa phải “nhập kho”. Còn việc giám
sát tôi cũng không phải là điều mới mẻ gì vì ông Tuấn suốt mấy năm nay đã làm rất
sốt sắng, bền bỉ rồi. Tôi cũng nhận ra họ là công an thành phố chứ không phải
công an bộ.
Người kèm bên trái tôi căng giọng mạt sát, trấn áp tôi. Với
ngôn từ xấc xược anh ta bảo tôi gây rối, phá hoại. Tôi bảo anh ta: Khi tôi chịu
bom đạn, sốt rét ở mặt trận miền Nam chiến đấu vì sự sống còn của nhà nước này
thì anh chưa ra đời. Tôi không phải là tội phạm. Anh không được xấc xược như vậy.
Biểu tình là quyền công dân chính đáng của người dân. Chính các anh mới là người
gây rối. Người chỉ huy bảo tôi rằng chú đã từng là đảng viên, được nhà nước cưu
mang mà còn chống phá nhà nước. Tôi nói: Tôi không phải là người vô tích sự để
nhà nước phải cưu mang. Toàn bộ tuổi trẻ đẹp nhất của tôi đã ném vào cuộc chiến
đấu cho sự tồn tại của nhà nước này. Nhà nước này phải cảm ơn tôi mà có cưu
mang gì tôi đâu. Nhà nước lại đang đi theo hướng sai lầm và tôi thấy như bị phản
bội nên phải lên tiếng.
Cũng trên đường Huỳnh Tấn Phát người chỉ huy phone cho ai
đó hẹn mười giờ sẽ đến. Lúc đó là hơn tám giờ. Như vậy ô tô còn chạy gần hai giờ
nữa. Giọng dịu lại, người chỉ huy bảo tôi: Hôm nay ra biển đổi gió, chú cháu
vui vẻ với nhau. Chú cũng mới đi biển phải không? Tôi bảo: Hôm nay các anh hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ, ngăn chặn được cuộc biểu tình chính đáng của chúng tôi
thì các anh vui, chứ tôi làm sao vui được. Tên tôi thì các anh biết rồi. Xin lỗi,
anh có thể cho tôi biết tên được không. Thấy sự ngần ngại của ông chỉ huy, tôi
bảo: Anh không muốn cho biết tên thì thôi, không sao cả.
Qua phà Bình Khánh, ô tô hướng ra biển Cần Giờ, rẽ phải vào
khu du lịch 30 Tháng tư, dừng lại trước Resort Cần Giờ. Năm 2002 mẹ mất, tôi rầu
rĩ mãi, con trai tôi liền đưa cả nhà ra biển Cần Giờ và cũng đến đây. Lúc đó
bãi biển còn hoang sơ, đường xá, nhà cửa còn ngổn ngang, tuềnh toàng. Phòng trọ
gia đình tôi thuê trong ngôi nhà cũ, chật chội, kín mít như gian nhà kho, ngoài
trời gió lồng lộng mà trong phòng nóng ngột ngạt. Bây giờ mấy ông an ninh dẫn
tôi vào một nhà hàng đẹp giữa rừng dương cao vút và những bóng dừa hiền hòa.
Nhưng vào trong nhà hàng liền có sự tách nhóm. Ông chỉ huy ngồi bàn riêng, có
người ban quản lí Resort ra ngồi tiếp. Còn lại, hai người kèm tôi cùng lái xe
và tôi ngồi ở bàn cách xa.
Tôi hiểu họ đưa tôi đến đây chỉ để cách li thật xa với
không khí chính trị nóng rực trực chờ bùng nổ biểu tình ở thành phố. Như hôm
tôi đến dự phiên tòa phúc thẩm xử Điếu Cày Nguyễn Văn Hải họ đã bắt tôi đưa về
giam ở trụ sở công an phường Bến Thành suốt một ngày, đến khi phiên tòa kết
thúc, họ mới áp giải tôi về tận nhà.
Bữa cơm được dọn ra ở hai bàn cách biệt đó. Ông chỉ huy đến
chỗ tôi mời tôi ăn cơm. Tôi hỏi: Tôi được anh mời cơm tức là tôi là khách mời của
anh phải không? Vâng, tôi mời. Với khách mời cần có lịch sự tối thiểu. Tôi đề
nghị cần có hai điều lịch sự tối thiểu là. Một, các anh trả lại cho tôi điện
thoại và máy ảnh các anh đã thọc tay vào túi tôi lấy. Ông chỉ huy liền bảo chưa
được. Tôi nói tiếp. Hai, tôi cần được biết ai mời cơm tôi chứ. Đến bây giờ tôi
vẫn không biết các anh là ai, xã hội đen hay công an. Vì cách các anh bắt tôi
như xã hội đen bắt người. Ông chỉ huy đưa tay cho tôi bắt và nói: Tôi tên Tâm.
Tôi bắt tay người xưng tên Tâm và nói: Cảm ơn lời mời của anh nhưng tôi không
ăn uống gì để phản đối cách bắt người phi pháp của các anh. Tôi ra chiếc bàn trống
ngồi quay lưng lại bàn mấy người ăn uống nhưng tôi cứ phải thấy nhân viên nhà
hàng diễu ngang qua mặt tôi mang đặc sản biển đến tiếp cho bàn ông chỉ huy. Ăn
xong ông chỉ huy được dẫn đi nghỉ. Ba người an ninh cùng tôi vạ vật trên mấy
chiếc ghế nhà hàng qua buổi trưa nắng nóng.
Hơn hai giờ chiều. Tôi và hai người đi kèm ngồi đợi ra ô
tô. Để kiểm tra tên ông chỉ huy là thật hay giả, tôi đột ngột hỏi: Anh Tâm ra
chưa? Bị bất ngờ, người được hỏi chưa kịp nhớ ra cái màn tự giới thiệu “Tôi là
Tâm” của ông chỉ huy nên ngẩn ra, hỏi lại tôi: Tâm nào? Tôi cười: Người chỉ huy
các anh tự giới thiệu “Tôi là Tâm” đó. Vậy là anh đó không phải tên Tâm rồi. Ngồi
trong ô tô trở lại thành phố, tôi bảo ông chỉ huy: Tôi biết tên anh không phải
là Tâm. Ông chỉ huy phủ nhận điều tôi nói một cách yếu ớt. Tôi tiếp: Làm việc
không đàng hoàng, đến cái tên cũng phải giấu giếm. Người kèm bên trái tôi,
quát: Sao không đàng hoàng? Cách các anh bắt tôi phi pháp là không đàng
hoàng.
Hai người kèm tôi, người bên trái luôn gây sự, sừng sộ,
trấn áp tôi, người bên phải chỉ im lặng. Lần duy nhất anh ta lên tiếng là khi
tôi bảo biểu tình là quyền công dân chính đáng của người dân, anh ta khẽ hỏi:
Điều luật nào cho phép biểu tình. Tôi nói: Điều 69 Hiến pháp 1992 và điều 25 Hiến
pháp 2013 đều cho người dân được quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin, hội họp, lập hội và biểu tình. Anh ta lại im lặng. Ở chỗ nghỉ trưa,
khi chỉ có tôi và anh ta, tôi nói: Các anh quá lạm quyền trong việc bắt người,
phá biểu tình. Không còn biết đến pháp luật. Không còn biết đến quyền con người.
Không còn biết rằng đất nước đang vô cùng nguy khốn. Anh ta cũng im lặng.
Trên đường trở về, con người công cụ hung hăng và xấc xược
lại căng giọng mạt sát tôi: Bảy, tám mươi tuổi mà chạy xe trốn lui lủi không biết
nhục. Văn hay chữ tốt chẳng làm được việc gì có ích, chỉ đi gây rối. Nhà văn
cái gì loại đó. Tôi cũng lớn tiếng với anh ta: Tôi với các anh chỉ bất đồng
chính kiến. Tôi không phải tội phạm. Anh không được xúc phạm tôi. Chỉ là con
người công cụ, không có lí lẽ gì nên anh ta vẫn lặp đi lặp lại nhiều lần những
điều vừa nói.
Thông tin cá nhân trong điện thoại cũng là bí mật riêng
tư được pháp luật bảo đảm nhưng khi ô tô dừng đợi xuống phà Bình Khánh, con người
công cụ đó lại mang điện thoại của tôi ra khởi động máy và nói: Xem đám bạn có
nhắn tin gì không. Anh ta lại thản nhiên chăm chú đọc từng tin nhắn còn lưu
trong thẻ nhớ. Bỗng điện thoại của tôi mà anh ta đang cầm đổ chuông. Anh ta đưa
điện thoại lên tai và giục người gọi đến: Nói đi!
Đưa tôi về trước khối nhà tôi ở, anh ta mới trả lại tôi
điện thoại và máy ảnh. Xe máy của tôi cũng đã có người đưa về hầm để xe dưới
nhà tôi. Con người công cụ lại vằn mắt bảo tôi: Tôi nhắc lại. Ông ra khỏi
nhà, tôi bắt! Nói với con người này là thừa, tôi chỉ trừng mắt nhìn thẳng
vào mắt anh ta. Quen phách lối ra uy và quen với sự phuc tùng và khiếp sợ của đối
tượng bị trấn áp nên trước cái nhìn đáp trả của tôi, anh ta giận dữ dướn người
muốn đánh tôi. Nhìn vẻ hung dữ, nhìn cái dướn người của sức mạnh bạo lực, tôi
hiểu vì sao nhiều người dân bị đánh chết trong trụ sở công an đến thế. Những
con người công cụ này chỉ được giáo dục và rèn luyện về bạo lực. Bạo lực được
tuyệt đối hóa. Lòng trung thành cũng được thể hiện bằng bạo lực. Với họ, chỉ có
một giá trị là đảng cộng sản của họ. Còn lại, tất cả những gì không phải đảng,
trái với đảng đều là xấu xa, tội lỗi, chẳng ra gì, chẳng có giá trị gì, kể cả mạng
sống của người dân lương thiện! Về đến nhà dù đói và mệt rã người, tôi cũng mở ngay máy
vi tính vào các trang mạng xem tin tức cuộc biểu tình sáng nay. Cuộc biểu tình
của những mưu đồ phá hoại đen tối thì được làm ngơ để diễn ra suốt hai ngày,
đánh phá tan hoang nhiều doanh nghiệp ở Bình Dương, Đồng Nai, đánh sập lòng tin
của nhà đầu tư với Việt Nam. Cuộc biểu tình ôn hòa trật tự của lòng yêu nước, của
ý chí quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của người dân Sài Gòn thì bị
lực lượng công an đông đảo và hung hãn dẹp tan. Nhiều bạn trẻ vừa đến nơi tham
dự biểu tình đã bị bắt, bị đánh trong đồn công an. Đọc tên các bạn trẻ bị bắt,
bị đánh tôi lại nhớ đến những lời mạt sát tôi của người bắt tôi. Với những người
có tuổi như tôi, họ đánh vào danh dự, vào nhân cách, họ sử dụng bạo lực tinh thần.
Với những người trẻ, họ đánh vào thân xác, họ sử dụng bạo lực cơ bắp.
Cuộc biểu tình chính đáng là tiếng nói của khí phách, của
lịch sử Việt Nam với quân xâm lược. Dẹp tan cuộc biểu tình đó đã làm đẹp lòng
quân xâm lược và là nỗi đau của nhân dân, của lịch sử Việt Nam.
Phạm Đình Trọng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét