Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

HÀNG VẠN CÔNG NHÂN BÌNH DƯƠNG ĐÌNH CÔNG, XUỐNG ĐƯỜNG CHỐNG TRUNG QUỐC

Ngày 13/5/2014, hàng vạn công nhân tại các khu công nghiệp Bình Dương đã đồng loạt đình công, xuống đường tuần hành phản đối Trung Quốc xâm lược. Do diễn biến quá bất ngờ, cuộc biểu tình lớn chưa từng có của công nhân đã khiến toàn bộ các khu công nghiệp và hệ thống an ninh Bình Dương bị tê liệt hoàn toàn.

Đến buổi trưa cùng ngày, cuộc tổng đình công và biểu tình đã lan rộng ra các khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, Sóng Thần, Việt Hương... và về đến Sài Gòn. Theo ghi nhận, đã xảy ra các cuộc tấn công nhắm vào các công ty Trung Quốc. 
Tóm tắt diễn biến:
Đêm 12.5.2014, một ngày sau khi các công dân yêu nước xuống đường phản đối Trung Quốc tại Sài Gòn và Hà Nội, tại Bình Dương khoảng 5.000 công nhân Cty giày Thông Dung ngừng việc xuống đường biểu tình với khẩu hiệu phản đối Trung Quốc xâm lược và mang giàn khoan Hải Dương 981 đến hoạt động trên lãnh hải Việt Nam.

10h00 giờ ngày 13.5, hàng ngàn công nhân Cty King Makerrong tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương đồng loạt đình công xuống đường phản đối Trung Quốc.

Ngay sau đó, cuộc biểu tình của công nhân Việt Nam chống Trung cộng xâm lược lan toả nhanh chóng sang các Cty Shyang Hung Cheng, King Food Wear, KCN Việt Hương là các công ty đầu tư bởi Đài Loan và Trung Quốc.
Con số người biểu tình theo phỏng đoán của nhiều nguồn tin khác nhau tại chỗ lên đến khoảng 9000-10000 người.
13h45 giờ ngày 13.5 tất cả các công ty Trung Quốc tại Bình Dương bị công nhân Việt đình công, biểu tình phản đối hành vi xâm lược, điển hình là tại các công ty New Prokin Việt Nam của TQ. Điểm nóng nhất xảy ra tại Tân Uyên - Thủ Dầu Một nơi có nhiều công ty TQ, giao thông bị tê liệt hoàn toàn và hàng ngàn công nhân Việt Nam xuống đường hô to khẩu hiệu đòi TQ cút khỏi lãnh hải VN. 
16h45 vào giờ tăng ca, cả ngàn công nhân Bình Dương đã đội mưa diễu hành từ vòng xoay An Phú, thị xã Thuận An, dọc theo tuyến đường ĐT743 và đi qua các đường số 6, đường số 4, đại lộ Độc Lập là những con đường lớn trong Khu công nghiệp VSIP 1. Đoàn đã diễu hành trong ôn hòa với khẩu hiệu và lời hô "HS-TS-VN", "Phản đối TQ đặt giàn khoan trái phép..."

Trên tổng thể, những cuộc diễu hành và biểu tình được diễn ra bình thường, trong ôn hoà.

Tuy nhiên, với cuộc bùng nỗ nhiều nơi, hoàn toàn mang tính tự phát, với số lượng vượt lên đến gần 10000 người, một thiểu số công nhân đã không kiểm soát được sự tức giận đối với hành vi TQ xâm lược, cũng như những dồn nén nhiều năm bởi sự ngược đãi của các công ty đối với công nhân Việt Nam đã có hành động vượt ra sự kiềm chế kéo đến đập phá nhiều nhà máy, phân xưởng của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, chủ yếu nhắm vào các công ty Trung Quốc.

Tình hình leo thang với công ty Giày Thông Dụng của TQ bị đốt và bùng cháy mạnh. Người dân và công nhân xung quanh khu vực nhà máy cho biết không thấy bóng dáng của xe cứu hoả tới đến.

Tại Sài Gòn, theo CTV Danlambao tại hiện trường, đến 12 giờ khuya tại ngã tư Bảy Hiền (Q. Tân Bình) vẫn còn khoảng 100 thanh niên đi xe máy với cờ đỏ sao vàng chạy về hướng Lạc Long Quân thỉnh thoảng cùng nhau hô to khẩu hiệu "Việt Nam muôn năm!". Cảnh sát giao thông, 113 chốt chặn tại các ngã tư và chạy theo đoàn người biểu tình và không ngăn chặn.
Ngay lúc 1 giờ sáng thứ Tư, 14.5, theo tin của CTV Danlambao, tại hai ngã tư dẫn đến LSQ Trung Quốc đều bị rào chặn và có CSGT đứng canh giữ.

Về phía nhà nước, sáng 13.5, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khải lực lượng xuống "ổn định tình hình, tránh bạo động, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp bởi Doanh nghiệp từ các hành vi tự phát của công nhân". Tuy nhiên thông tin của người dân tại chỗ cho biết đã không thấy sự có mặt của lực lượng công an, cũng như phía chính quyền thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Cho đến khuya ngày 13.5 vẫn chưa có một công bố chính thức nào từ một lãnh đạo cao cấp nào của nhà nước.
Trước đó, hôm thứ 2 ngày 12 tháng 3, 2013 sau khi các cuộc biểu tình chống TQ xâm lược bùng nổ tại Sài Gòn, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ bà Hoa Xuân Oánh đã cảnh báo nhà nước Việt Nam phải bảo đảm an toàn cho công nhân và công ty Trung Quốc tại Việt Nam và tuyên bố giàn khoan Trung Quốc Haiyang Shiyu 981 "đang hoạt động trên lãnh thổ vốn thuộc của TQ từ thời cổ đại" và các công ty Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động trong vùng biển này từ mười năm trước.
Đình công chống Trung Quốc xâm lược, cộng với sự bùng phát vì sự ngược đãi đối với công nhân trong nhiều năm
Các video, hình ảnh cho thấy những người biểu tình mặc áo công nhân kéo xuống tràn ngập các ngả đường, tạo nên một khung cảnh huyên náo và hỗn độn. Lực lượng công an tỏ ra khá chậm chạp trong việc giữ gìn trật tự. Quốc lộ 13 kẹt cứng nhiều cây số.
Được biết, ngay trong sáng ngày 13/5, công nhân tại các nhà máy do Trung Quốc và Đài Loan đầu tư đã đột ngột đình công để phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. 
Sau đó, đoàn biểu tình kéo sang các nhà máy khác kêu gọi công nhân cùng đình công, xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. 
Sự hưởng ứng của công nhân đã tạo hiệu ứng dây truyền lan sang các khu công nghiệp và nhà máy hiện đang trú đóng tại Bình Dương. Đến 12 giờ trưa, gần như tất cả các nhà máy có vốn đầu tư Trung Quốc đã phải óng cửa.
Trước đó, một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc của công nhân Bình Dương đã diễn ra vào tối ngày 12/5/2014 và được nhiều cơ quan truyền thông nhà nước đăng tải.
Từ ôn hoà đến hỗn loạn không thể kiểm soát
Cuộc biểu tình ngày 13/5/2014 toàn mang tính tự phát, một thiểu số công nhân đã có hành động vượt ra sự kiềm chế khi kéo đến đập phá nhiều nhà máy, phân xưởng của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, chủ yếu nhắm vào các công ty Trung Quốc.
Các công ty có vốn đầu tư của Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản... đã phải vội vàng treo cờ của quốc gia mình lên trước công ty để tránh bị vây hãm. 
Chịu thiệt hại nặng nhất trong ngày 13/5 chủ yếu là các công ty Trung Quốc và Đài Loan. Một số người đã giựt cờ Trung Quốc mang đốt, xô ngã cổng, đập phá và tháo dỡ các bảng hiệu ghi tiếng Trung Quốc... Thậm chí, một số nhà máy không phải của TQ cũng bị tấn công.
Những vụ tấn công như trên đã gây nên tình trạng hết sức hỗn loạn và có chiều hướng gia tăng trên diện rộng. Lực lượng CA tỏ ra bất lực và không thể kiểm soát được tình hình.
Đến 15 giờ chiều cùng ngày, lực lượng cảnh sát cơ động được huy động tại một số khu vực, tuy nhiên công nhân vẫn tiếp tục tuần hành.
Cùng ngày, công nhân các khu công nghiệp như Linh Trung, Tân Tạo... và các nhà máy tại nhiều địa điểm tại Sài Gòn đã diễn ra những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc. Theo ghi nhận, cuộc biểu tình tại Sài Gòn diễn ra khá ôn hòa và chưa xảy ra điều gì đáng tiếc.




















Cập nhật: Đến tận khuya ngày 13/5/2014, trật tự vẫn chưa được vãn hồi quanh các khu công nghiệp tại Bình Dương. Nhiều thanh niên tiếp tục mang xe tràn xuống đường, trong khi đó lực lượng CA gần như bất lực trước tình trạng hỗn loạn.
Đã xảy ra tình trạng cướp bóc, hôi của tại một số nơi. Tại khu vực huyện Thuận An xuất hiện ít nhất hai đám cháy chưa rõ nguyên nhân. Hiện chưa có con số thống kê đầy đủ, tuy nhiên có thể dự đoán thiệt hại đối với các doanh nghiệp bị tấn công hôm nay là rất lớn.
Ngoài các công ty Trung Quốc, rất nhiều các công ty của Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan... và thậm chí các công ty Việt Nam cũng đã bị một nhóm người lạ kéo đến tấn công, đập phá. Nhiều tiếng súng vang lên giữa đêm xen lẫn tiếng nẹt bô xe máy, tiếng còi inh ỏi và những tiếng la ó khắp nơi.
Tình trạng hỗn loạn tiếp tục leo thang đến mức đáng lo ngoại. Toàn bộ cơ quan công quyền của Bình Dương hoàn tê liệt, công an đã không thể kiểm soát được tình hình.
Nhiều công nhân đã buộc phải rời khỏi Bình Dương ngay trong đêm để tránh những rủi ro không lường trước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét