Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

CHÂN DUNG "BÁC" HỒ - PHẦN 3

Giã từ ông Bốn và nghề bồi tầu, bác Hồ đi Anh, nói là để học tiếng Anh. Người kể chuyện về cuộc đời bác khúc này là ông Nam. Ở Anh, việc đầu tiên của bác là đi cào tuyết cho trường học. Làm đúng được một ngày thì mệt bá thở, phải quịt. Sau đó, xin được một chân đốt lò. Nhưng nghề này cũng không khá. Bác than:
“Ở đây thật đáng sợ, luôn luôn ở trong cảnh tranh tối tranh sáng… Trong hầm hết sức nóng, ngoài trời hết sức rét, và không có đủ quần áo, tôi bị cảm…” (trang 25)Vì bị cảm, bác nằm phè luôn hai tuần. Lúc ăn gần cạn láng, bác xin được một chân rửa bát kiêm đổ rác. Ông Nam kể rằng trong lúc hành nghề đổ rác, bác biểu diễn được một trò ngoạn mục: Thấy những phần ăn thừa bị vứt đi phí quá bác “giữ gìn sạch sẽ và đưa lại cho nhà bếp”. Người đầu bếp Ét-cốp-phi-e bèn cảm khái và cho bác lên chức làm bánh. Công việc nhẹ nhàng hơn rửa bát mà lương cao hơn.
Đi Xem Chiến Tranh
“Ông Nam kể tiếp: Thế giới đại chiến bùng nổ… Anh Ba đến nói với tôi: ‘Xin từ biệt anh Nam.’
- Anh đi đâu?
- Tôi đi Pháp.
- Không nói chơi chứ? Nước Pháp đang có chiến tranh. Anh đến Pháp làm gì?
- Tôi đi xem. Tôi sẽ viết thư cho anh.
Anh Ba bắt tay tôi, chúng tôi hôn nhau. Và cứ thế anh Ba đi, không va ly, không hành lý”. (trang 27).
Bác Hồ đòi “đi xem chiến tranh!”
Các cụ ta dạy rằng: “Ăn tìm đến, đánh nhau tìm đi”. Dân tộc các nước khác dù không từng nghe kinh nghiệm khôn ngoan của các cụ ta, cũng chỉ xem chiến tranh trên màn ảnh, trong rạp hát, trong sách vở… Lạng quạng vào vùng chinh chiến để chết mất xác à? Bác Hồ từ đầu sách tới giờ vẫn đưa ra những lý do khôn ngoan để giải thích cho việc xuất ngoại của mình: đi Phi châu để xem các nước, đi Pháp để học hỏi, đi Anh để học tiếng Anh, v.v… Bây giờ, bác hùng dũng tuyên bố: đi Pháp để xem chiến tranh! Chắc bác cũng không tối tăm đến thế, đây chỉ là một quả phét lác để loè ông Nam đấy thôi. Ông Nam mô tả cuộc ra đi của bác Hồ với vẻ khâm phục: “Và cứ thế anh Ba đi, không va ly, không hành lý”. Mẹ kiếp! Đi xem chiến tranh dĩ nhiên phải đi chân tay không chứ bê theo hành lý, va ly cồng kềnh thì… chạy lẹ thế nào được!
Đến Đây Là Hết
Viết đến khúc này tiểu thuyết gia Hồ Chí Minh bút hiệu Trần Dân Tiên lại đột nhiên lên cơn sảng. Không biết bom đạn ở Pháp có làm kẻ “đi xem” là anh Ba mát dây chăng? Sau khi lảm nhảm ít dòng mô tả tình trạng chiến tranh, nhắc lại nội dung lá thư của anh Ba khoe rằng đã được gặp nhà ái quốc Phan Chu Trinh v.v… chú Trần Dân Tiên viết:
“Cuộc phỏng vấn của tôi đến đây là hết, và cũng từ đó bắt đầu khó khăn cho chúng tôi. Chúng tôi không biết hỏi vào đâu. Không biết sau này anh Ba làm gì.” (trang 28).
Thế là hết chuyện, thế là cuốn sách ngưng lại ở giữa trang 28 chăng? Cuộc phỏng vấn hết. Hết người để hỏi. Không biết gì thêm về anh Ba. Cuốn sách được thực hiện dựa trên lời kể đi đến chỗ hoàn toàn bế tắc. Chú Trần Dân Tiên tịt ngóp, buông bút và độc giả có thể buông cuốn sách rồi chăng? Chưa đâu, 28 trang văn chương ca tụng đâu có làm bác thoả mãn được.
Thế nên ngay sau khi kêu mình lâm vào chỗ bế tắc, bác lại viết tiếp, tỉnh bơ. Ðây là một vài đoạn văn xuất hiện ngay sau khi chú Trần Dân Tiên bế tắc:
“Đức bị đánh bại. Chiến tranh chấm dứt. Vua Đức trốn sang Na uy, và ở đây vua làm nghề xẻ gỗ. Đảng Cộng Sản Bôn-sê-vích và Lê Nin đã lãnh đạo công nông Nga nổi dậy. Cách mạng tháng Mười thành công. Những đoàn đại biểu các nước thắng trận và các nước bại trận đến Véc-xây họp Hội nghị hoà bình. Bên cạnh những đoàn đại biểu chính thức, có nhiều đoàn đại biểu thay mặt cho các dân tộc bị áp bức. Họ tới là vì nghe có 14 điểm của tổng thống Mỹ Uynsơn (Wilson). Có cả người Ái Nhĩ Lan, người Ấn Độ, người Triều Tiên, người Ả Rập v.v… Họ đến để yêu cầu độc lập và tự do. Trong số đó người ta thấy có ông Nguyẽn Ái Quốc (tức là anh Ba).
Ông Nguyễn liên lạc với các đoàn đại biểu Triều Tiên, Ái Nhĩ Lan và các đoàn đại biểu khác. Ông Nguyễn tổ chức nhóm người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri và ở các tỉnh khác. Với danh nghĩa của tổ chức này, ông đã những yêu cầu ra trước hội nghị Véc-Xây. Yêu cầu gồm có 8 khoản. Những khoản chính là:
- Việt Nam tự trị
- Tự do hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do báo chí, tự do đi lại, đại xá tù chính tri..
- Quyền lợi bình đẳng giữa người Pháp và người Việt Nam.
- Bãi bỏ việc bắt ép dân mua rượu và thuốc phiện, bãi bỏ thuế đinh (người), thuế muối và sưu dịch.
Những yêu cầu ấy gửi đến cho các đoàn đại biểu đồng minh và tất cả nghị viên của Quốc Hội Pháp. Cũng nên nhắc lại là ông Phan Chu Trinh và ông Phan Văn Trường không tán thành hoạt động của nhóm Việt Nam yêu nước, vì các ông ấy cho nhóm thanh niên là ‘trẻ con’ ” (trang 29).
“… Được những sự thật ấy rèn luyện, ông Nguyễn hiểu rằng những lời tuyên bố tự do của các nhà chính trị tư bản trong lúc chiến tranh thật ra chỉ là những lời đường mật để lừa bịp các dân tộc. Và muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình. Những lời yêu cầu của ông Nguyễn cũng như các đại biểu các dân tộc bị áp bức khác không có kết quả gì hết.” (trang 30).
Cả đoạn văn hoàn toàn là lời tự thuật của bác. Bác làm gì, nghĩ gì, bác cứ vanh vách kể ra. Học khôn được gì trong lúc ấy, bác cũng khai luôn (“Được những sự thật ấy rèn luyện, ông Nguyễn hiểu rằng…”). Cái trò viết tiểu sử dựa trên các cuộc phỏng vấn, dựa trên lời kể của các ông Bốn, ông Dân, ông Nam v.v… đến đây bị dẹp đi cái rụp. Cả đến những lời huênh hoang tự nâng bi: Bác bận không viết tiểu sử, bác khiêm tốn không muốn ai viết tiểu sử… ở đầu sách, lúc này cũng bị bác quên tiệt. Tưởng như, đêm hôm trước, bác đeo mặt nạ Trần Dân Tiên ngồi viết thật khuya, mệt quá, trí tưởng tượng cạn, phịa ra đến ông Nam là hết vốn sáng tác, Trần Dân Tiên phóng đại xuống giấy mấy dòng: “Cuộc phỏng vấn đến đây là hết” rồi buông bút lăn quay ra ngủ. Hôm sau, bác bừng mắt dậy, hốt hoảng nhảy lên bàn viết tiếp sự nghiệp nâng bi, bác quên mất tiêu chú Trần Dân Tiên, cũng chẳng nhớ chú ấy đã bày ra trò gì, viết cái gì. Bác phom phom kể tiếp thành tích, bất cần lời rên xiết của chú Tiên:
“Chúng tôi không biết hỏi vào đâu. Không ai biết sau này anh Ba làm gì?”
Bảo rằng vì quên mà bác hành động kỳ quái như thế thì cũng không đúng. Chữ nghĩa bác viết ra còn lù lù trên giấy, văn chương bác lại được in tới in lui. “Văn mình” đã là một món hấp dẫn, hay ho. “Văn mình” tự ca tụng thì còn hay biết mấy, chắc bác phải đọc lại cả ngàn lần, đọc thủng giấy luôn, quên sao được.
Không kém trí nhớ, không đần độn, mà nhất định không thấy một đoạn sách lố bịch như thế… chắc chắn bác Hồ kính yêu của chúng nó khi đọc đến đoạn ấy lại lên cơn mê. Văn tự nâng bi của bác đã tác dụng vào tâm trí bác như ma túy làm đê mê, đờ đẫn như những anh ghiền. Cũng trong đoạn văn lạc bầy vô duyên này, bác Hồ tặng cho độc giả nhiều chi tiết hay ho. Xin quí vị độc giả coi lại đoạn văn được trích dẫn ở trên nói về bản yêu cầu tám khoản của bác và lời chê của quí ông Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường. Hai vị chê nhóm của bác Hồ là… trẻ con.
Bị chê bác có vẻ hậm hực lắm, bác nhắc lại vụ này bằng giọng cay cú ra mặt. Nhưng lại chính bác là người chứng minh lời chê của các cụ Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường là đúng. Bởi vì sau đó: “Những lời yêu cầu của ông Nguyễn cũng như của các đại biểu các dân tộc bị áp bức khác không có kết quả gì hết” và “Được những sự thật ấy rèn luyện, ông Nguyễn hiểu rằng những lời tuyên bố tự do của các nhà chính trị tư bản trong lúc chiến tranh thật ra chỉ là những lời đường mật để lừa bịp các dân tộc.”
Tám Khoản Yêu Cầu
Lại xem tám khoản yêu cầu nhóm của bác đưa ra trước hội nghị Véc-Xây thì thấy “nhóm thanh niên” không những trẻ con mà còn khờ khạo tức cười. Bản yêu cầu gồm 8 khoản thì đã có tới 7 khoản dư thừa. Đòi “Việt Nam được tự trị” là đủ rồi, còn đòi thêm: bãi bỏ việc ép dân mua rượu, bãi bỏ thuế muối, đòi tự do hội họp, tự do tín ngưỡng v.v… chi nữa. Làm thế có khác gì một anh viết giấy đòi nhà, đòi lại quyền làm chủ căn nhà, xong rồi lại thêm những khoản: tôi phải được tự do nấu nướng trong bếp căn nhà đó, tôi phải được tự do sử dụng cầu tiêu căn nhà đó v.v… Việt Nam được tự trị rồi, mình được làm chủ mình, được tổ chức đất nước mình rồi thì Pháp nó đứng ở đâu để bãi bỏ dùm mình việc ép dân mua rượu và thuốc phiện? Ngố can không nổi!
Tự nhiên nhảy chồm vào khơi khơi viết một đoạn (từ trong 28 đến giữa trang 31) rồi thình lình, không báo hiệu trước, không giải thích, bác rút lui tỉnh bơ, trao lại công tác cho chú Trần Dân Tiên. Sau ba cái hoa thị ngăn cách “cụm” văn chương lạc loài của bác, chú Trần Dân Tiên viết tiếp:
“Một người quen ông Nguyễn ở Pa-ri đã cho chúng tôi nhiều tài liệu rất quí báu.” (trang 31)
Đến phiên chú Trần Dân Tiên lên cơn mê sảng. Tất nhiên, trong tình trạng “tuy hai mà một” chú Tiên, bác Hồ làm gì cũng có đôi, có cặp, bác đã sảng thì chú phải mê. Nhưng cơn mê này kéo hơi dài. Mới câu trước chú Tiên khẳng định: “Cuộc phỏng vấn của tôi đến đây là hết. Chúng tôi không biết hỏi vào đâu. KHÔNG AI BIẾT sau này anh Ba làm gì.” Ngay câu sau bác đã viết tỉnh bơ: “Một người quen ông Nguyễn… cho chúng tôi nhiều tài liệu quí báu”.
Hai câu văn lăng mạ ông thân sinh của nhau thậm tệ như thế chắc chắn đội ngũ văn nô Hà nội phải thấy. Nhưng không anh nào dám hó hé phê bình, dám đề nghị cắt bỏ. Bác Hồ thì mê sảng mà các cháu thì rét!
Càng Lớn Càng Dốt
Người quen ông Nguyễn ở Pa-ri quả thực đã cho chú Trần Dân Tiên và độc giả nhiều tài liệu rất quí báu. Ông ta tiết lộ về khả năng, kiến thức thực sự của bác Hồ lúc đó. Trần Dân Tiên viết:
“Ông này nói với chúng tôi như sau:
‘Lúc ấy, ông Nguyễn là một người yêu nước quyết tâm hy sinh tất cả cho Tổ quốc; nhưng ông Nguyễn lúc đó RẤT ÍT HIỂU VỀ CHÍNH TRỊ, KHÔNG BIẾT THẾ NÀO LÀ CÔNG HỘI, thế nào là BÃI CÔNG và thế nào là CHÍNH ĐẢNG.‘ ” (trang 31)
Lúc đó, “ông Nguyễn” đã hết tuổi vị thành niên, đã đến Pháp, đã đi qua các xứ Phi châu, đã đến nước Anh v.v… nghĩa là đã học hỏi được nhiều rồi thế mà vẫn mù tịt, không biết thế nào là bãi công, là công đoàn, là chính đảng, vẫn “rất ít hiểu về chính trị”. Hẳn quí vị độc giả còn nhớ. Ở những trang đầu sách, lúc Nguyễn Tất Thành mới là một cậu bé 15 tuổi, chưa ra khỏi nước, thì lại được Trần Dân Tiên tâng bốc là một cậu bé sáng suốt về chính trị, cậu chê bai khắp lượt các nhà cách mạng Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… rồi chê cụ Hoàng Hoa Thám là phong kiến. Lúc nhỏ sáng suốt thế, đến tuổi trưởng thành, bôn ba hải ngoại, học hỏi trau giồi kiến thức hàng ngày lại hoá ra “rất ít hiểu về chính trị” nghĩa là càng lớn càng ngu dốt đi.
Phải chăng vì bác Hồ tự thương mình quá, tự phục mình quá nên hay sốt ruột, bốc nhằng. Vừa thấy cậu bé Nguyễn Tất Thành ra tuồng là bác phải ca tụng ngay, cầm lòng không đậu, chờ không nổi. Thế nên chính những lời ca tụng vội vàng của bác làm cho bác hoá ra kẻ tiến bộ giật lùi. Lúc nhỏ khôn, lúc lớn dại. Mười lăm tuổi thì sáng mà lúc hai mươi đầu óc lại tối hù? Đọc đi đọc lại đoạn văn này, Kiều Phong đâm ra hồ nghi: Phải chăng kỹ thuật tự nâng bi của bác có chỗ trục trặc đã tạo ra tình cảnh nghịch thường, hay sự thật đúng như thế? Sự thật đúng là bác Hồ càng lớn càng tối tăm đi. Bởi vì cứ nhìn vào phần đất nước Việt Nam được bác hướng dẫn thì cũng thấy một tình trạng giật lùi tương tự. Dưới sự lãnh đạo anh minh của Bác, cả miền Bắc hùng hục chạy ngược chiều tiến của nhân loại. Bác Hồ càng lớn càng tối tăm, ác độc. Nhân dân được bác lãnh đạo càng lúc càng đổ dốc ào ào “từ người xuống vượn” mất có mấy năm! (thơ Nguyễn Chí Thiện).
Đỡ Đầu Văn Học
Từ trang 31, bác Hồ viết về thời kỳ bác học làm báo, viết văn.
Cũng chính trong thời kỳ này, con cáo già Cộng Sản đã nhìn thấy ở Nguyễn Tất Thành một đệ tử sáng giá, một tên tay sai đắc lực. Nó ra tay ve vuốt, nuôi nấng, dạy dỗ cậu:
“Trong tất cả những tờ báo Pháp, chỉ có tờ “Dân Chúng”, cơ quan của Đảng Xã hội Pháp là đã in những lời yêu cầu của Việt Nam. Ông Nguyễn đến toà báo. Chủ nhiệm báo, ông Sạc-Lông-ghê (Charles Longuer), cháu ngoại Các Mác và nghị viên của Quốc Hội Pháp, đã tiếp ông. Ông Nguyễn lấy làm lạ, vì chưa bao giờ ông ta được ai đón tiếp thân mật như thế! Ông Lông-ghê gọi ông Nguyễn là đồng chí thân ái. Ông nói cho ông Nguyễn rõ tất cả cảm tình của ông đối với nhân dân Việt Nam. Ông khuyến khích ông Nguyễn viết bài và ông sẽ đăng lên tờ báo “Dân Chúng” để làm cho nhân dân Pháp hiểu rõ những sự bất công xảy ra ở Việt Nam. Có thể nói rằng cuộc gặp gỡ ấy đã mở đường cho sự hiểu biết chính trị của ông Nguyễn. Nó cũng làm cho ông Nguyễn hiểu rõ nhân dân Pháp.
Ông Nguyễn không đủ tiếng Pháp để viết và phải khẩn khoản yêu cầu ông Phan Văn Trường viết thay. Ông Trường viết giỏi, nhưng không muốn ký tên. Mà chính ông Nguyễn đã phải ký tên những bài báo. Nhược điểm về trí thức làm cho ông Nguyễn rất khó chịu. Nhất là ông Trường không viết tất cả những điều ông Nguyễn muốn nói. Vì vậy, ông Nguyễn bắt tay vào việc học làm báo.
Thường lui tới toà báo “Dân Chúng”, ông làm quen với những người Pháp khác trong đó có chủ bút tờ “Đời sống thợ thuyền”. Cũng như ông Lông-ghê, người chủ bút này cũng rất đáng mến. Ông bảo ông Nguyễn viết tin tức cho tờ báo của ông. Biết rằng không thể nhờ ông Trường viết mãi, ông Nguyễn nói thật là mình còn kém tiếng Pháp. Người chủ bút nói: Điều đó không ngại; có thế nào anh viết thế ấy. Tôi sẽ chữa bài của anh trước khi đưa in. Anh không cần viết dài: năm, sáu dòng cũng được.
Ông Nguyễn bắt đầu viết rất khó khăn. Tin tức về Việt Nam ông Nguyễn không thiếu, ông thiếu nhất là văn Pháp …” (trang 31-32)
Đoạn văn này cho độc giả thấy hai điều:
1- Những người như ông Phan Văn Trường đối xử với cậu Nguyễn Tất Thành rất tử tế, bao dung. Tuy chê nhóm của Hồ là “trẻ con”, không tán thành đường lối hoạt động của Hồ, nhưng thấy Hồ dốt Pháp văn, viết không được, ông Phan Văn Trường vẫn ra tay viết giúp, rồi cho Hồ ký tên. Trong tập hồi ký này Hồ kêu ca rằng: “Ông Trường không viết tất cả những điều ông Nguyễn muốn nói”. Nghĩa là Hồ muốn nói nhiều, có “ý kiến” này nọ ghê lắm nhưng ông Trường cứ dẹp đi, cất bớt đi. Nghe Hồ rên xiết, ta có cảm tưởng là ông Trường đã ếm tài của mầm non chính trị Nguyễn Tất Thành, đã cắt bỏ của cậu những ý kiến, lời lẽ hay ho, xuất xắc lắm.
Nhưng ông Trường đã chịu khó viết bài dùm cậu, cho cậu ký tên, để thổi cậu lên, tất nhiên ông cũng mong cậu có những ý kiến hay ho để ông đỡ vất vả. Còn ém tài cậu làm gì. Vậy tại sao ông cứ “không viết tất cả những điều ông Nguyễn muốn nói? Ta đã có câu trả lời nằm trong đoạn trước “ông Nguyễn” đã trổ tài nói ở hội nghị Véc-xây. Ông đòi hỏi rằng nước Pháp phải để “Việt Nam tự trị”. Và đó mới là một khoản. Sau khi Việt Nam tự trị rồi ông còn đòi thêm tới bẩy khoản nữa: Pháp không được ép dân Việt mua rượu và thuốc phiện, phải bỏ thuế dinh, thuế muối và sưu dịch v.v.. “Ông Nguyễn” nói như thế thì chắc đoàn đại biểu đồng minh ở hội nghị đã được một phen cười vỡ bụng. Ông Phan Văn Trường chắc phải dẹp bớt những lời lẽ lèm bèm của “ông Nguyễn” đi vì đâu có chủ đích giúp “ông Nguyễn” viết văn khôi hài.
2- Bác Hồ lúc về già thèm khát lời xưng tụng mà lúc trẻ thì cứ chết lịm người đi vì những câu vuốt ve. Cả hai nỗi thèm khát này đều làm cho bác u mê, đờ đẫn. Khi được cháu ngoại Các Mác xoa đầu, bác hả hê ghi lại: “Ông Nguyễn lấy làm lạ, vì chưa bao giờ ông ta được đón tiếp thân mật như thế! Ông Lông-ghê gọi ông Nguyễn là “đồng chí thân ái” và bác reo lên: “Có thể nói rằng cuộc gặp gỡ ấy đã mở đường cho sự hiểu biết chính trị của ông Nguyễn.”
Lúc mới tới Pháp, đi uống cà phê, lần đầu tiên được một anh bồi gọi là ông, bác đã sướng mê tơi và vội vã kết luận: “Người Pháp ở Pháp rất tốt”. Bây giờ được một anh Cộng Sản gộc gọi là “đồng chí thân ái” thì tất nhiên “ông Nguyễn” phải thấy ngay: Cộng Sản là một chế độ dễ thương nhất thế giới. Nhờ anh chủ bút một tờ báo Cộng Sản hướng dẫn, bác Hồ dần dần viết được những mẩu tin ngắn. Ðây là đoạn mô tả thời kỳ bác học làm báo:
“… Khi thấy viết đã bớt sai lầm ông chủ bút bảo ông Nguyễn: “Bây giờ anh viết dài hơn một tí, viết độ bảy tám dòng”. Ông Nguyễn viết bảy, tám dòng. Dần dần ông Nguyễn có thể viết cả một cột báo và có khi dài hơn. Lúc bấy giờ, người chủ bút bạn thân của ông Nguyễn khẽ bảo: “Bây giờ anh viết ngắn lại. Viết từng này hoặc từng này dòng. Không viết dài hơn.”
“Ông Nguyễn thấy rằng phải rút ngắn cũng khó như trước kia phải kéo dài. Nhưng cũng hết sức cố gắng. Và ông thành công. Ông bắt đầu vào làng báo từ đó.” (trang 32-33).
Tài nghệ mới viết được một cột báo đã bị chủ bút bảo phải viết… ngắn lại. Thế mà mầm non báo chí Nguyễn Ái Quốc đã khoe ngắng lên là mình “vào làng báo” rồi! Nếu ở miền Nam trước năm 1975, với văn tài “bảy tám dòng” như thế, ký giả Nguyễn Ái Quốc may phước lắm thì xin được làm đàn em của ông Văn Đô chuyên trị đi nhặt tin xe cán chó.
Những bài học về báo chí của bác cũng chẳng giống ai. Trong khi một ký giả phải học cách săn tin, viết tin, điều tra, phỏng vấn v.v… thì bài học mà anh chủ bút Cộng Sản dạy bác quanh đi quẩn lại vẫn là: “Viết năm, sáu dòng”. “Bây giờ, phải viết dài một tí độ bảy tám dòng”. “Bây giờ, phải viết ngắn lại”. Khi viết hồi ký khoe mình “vào làng báo” tất nhiên bác phải trình làng tất cả những bài học hay ho sáng giá nhất, những câu đối thoại sâu sắc nhất giữ thày trò bác. Cái sâu sắc nhất ấy chỉ là chuyện viết ngắn, viết dài! Nhưng báo chí không phải là nạn nhân duy nhất. Sau khi hành hạ làng báo, bác quay qua tra tấn, đấu tố làng văn.
Trần Dân Tiên kể tiếp:
“Về văn học, ông Nguyễn thích đọc Sếch-Pia (Shakespeare) và Đích-ken (Dickens) bằng tiếng Anh, Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Hoa và Huy-gô (Hugo), Dô-la (Zola) bằng tiếng Pháp. A-na-ton Phơ-răng-sơ (Anatole France) và Lê-Ông Tôn-stoi (Leon Tolstoi) có thể nói là những người đỡ đầu văn học cho ông Nguyễn.
Đọc những truyện ngắn của A-na-tôn Phơ-răng-Xơ và của Lê-ông Tôn-stôi, ông Nguyễn thấy hứng thú về văn chương giản đơn và tự nhủ: “Người ta chỉ cần viết điều gì người ta thấy và cảm, bằng cách nắm lấy màu sắc và hoạt động của sự vật, như thế thì viết cũng không khó lắm.”(trang 33).
Riêng lời tự nhủ của bác đã là một câu nhận định về văn chương lảm nhảm, lủng củng và có thể khiến các ông Antole France và Leon Tolstoi khóc thét. Viết điều gì “người ta thấy và cảm” thì được rồi, nhưng lại “bằng cách nắm lấy (?) màu sắc và hoạt động của sự vật” thì là nghĩa thế nào?
Lê-ông Tôn-stôi và A-na-tôn Phơ-rang-Xơ là 2 nhà văn xấu số nhất. Họ là thủ phạm gợi hứng cho bác Hồ lăn xả vào làng văn, gây cho bác cảm tưởng “viết cũng không khó lắm”. Nhưng cái tội lớn nhất của họ là “đỡ đầu văn học” cho Hồ chí Minh. Đỡ đầu bằng cách nào. Đọc văn Hồ? Sửa văn Hồ? Khuyến khích Hồ viết? Giới thiệu tác phẩm của Hồ? Chỉ cho Hồ những sách cần đọc? Những chuyện cần học? Thư từ qua lại bàn chuyện văn chương với Hồ? Hướng dẫn Hồ vào làng văn?
May phước cho ông văn sĩ Nga và ông văn sĩ Pháp này: Cả hai đều không sống đồng thời với Hồ. Cả hai chỉ có một hành động liên hệ với Hồ duy nhất là họ viết sách để lại cho đời, và Hồ đọc được, hứng thú về “văn chương giản đơn” của họ, thế thôi. Cái việc Hồ mừng rỡ reo lên: hai ông ấy đỡ đầu văn học cho tôi, hoàn toàn ngoài dự tưởng của họ, ngoài trí tưởng tượng của người bình thường.
Đọc sách của người xưa, cảm hứng vì sách rồi cầm bút viết văn, làm thơ… chuyện ấy xảy tới cho nhiều người. Nhưng nhận vơ tác giả cuốn sách là người “đỡ đầu văn học” cho mình thì cổ kim, đông tây chỉ có mầm non văn nghệ Hồ chí Minh dám làm cái công việc nhận quơ, nhận quàng trơ trẽn đến thế. Trong tất cả những trường hợp “thấy kẻ sang bắt quàng làm họ” của dân Việt, cũng chưa từng có vụ nhận quàng nào khôi hài hơn. Theo gương bác, những anh văn công chuyên làm vè có thể hô hoán “Nguyễn Du đã đỡ đầu văn học cho tôi” bởi vì các anh ấy đã đọc và thích truyện Kiều. Các thi hào, thi bá Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị v.v… sẽ can tội “đỡ đầu văn học” cho một ông chuyên làm thơ quảng cáo thuốc ho bà lang trọc vì ông này cũng mê đọc Đường thi dữ lắm.
Bác Sáng Tạo
Dù sao, nếu Hồ trở thành một văn thi sĩ lỗi lạc thì vụ nhận vơ này cũng không làm đau lòng quí ông Anatole France và Leon Tolstoi. Ta hãy xem thành tích của mầm non văn nghệ Nguyễn Ái Quốc: Bác có viết một số truyện ngắn, được tờ “Nhân Đạo” đăng tải. “Nhân Đạo” không phải là một tờ báo văn chương. Nó là tờ truyền đơn quảng cáo chế độ Cộng Sản. Truyện ngắn được đăng trên “Nhân Đạo” không chứng tỏ văn tài, chỉ thể hiện khả năng làm đầy tớ Cộng Sản. Về tác phẩm lớn của Hồ thì:
“Ông Nguyễn chỉ viết một quyển sách duy nhất là quyển: “Bản án kết tội chế độ thực dân Pháp” quyển này gồm những tài liệu chống thực dân Pháp, trích trong những sách của người Pháp viết để ở Thư viện Quốc gia” (trang 34)
Tài sáng tác của bác đã yếu kém mà đến khả năng viết sách kể tội thực dân của bác cũng không khá. Công tác cực nhọc nhất của mầm non văn nghệ Nguyễn Ái Quốc là chạy vào thư viện cóp nhặt những trang sách của các tác giả Pháp, gom lại, làm một cuốn sách của mình, mà lại là “QUYỂN SÁCH DUY NHẤT”.
Ở đoạn trên, chú Trần Dân Tiên đương huênh hoang rằng bác “không có một phút nào quên Tổ quốc mình bị giày xéo và đồng bào mình bị áp bức.” (trang 34). Nhưng tổ quốc bị giày xéo, đồng bào bị áp bức thế nào bác không viết (hay không viết nổi) thành sách. Việc ấy đâu có đòi hỏi ở bác một khả năng sáng tác, tưởng tượng. Chỉ cần ghi lại vụng về những chuyện đang xảy ra ở Việt Nam là bác có một cuốn sách dày. Nhưng người được Leon Tolstoi và Anatole France “đỡ đầu văn học” chỉ làm nổi một việc là đi chép những trang sách trong thư viện, sắp xếp lại rồi hùng dũng ký tên! Tội nghiệp hai ông Leon Tolstoi và Anatole France! Chỉ vì viết văn “giản đơn” được bác thích mà mang cái họ “đỡ đầu văn học” cho một cây bút quá tồi.
Về công trình sáng tác của bác, Trần Dân Tiên bốc:
“Đầy hăng hái, ông Nguyễn viết cả một vở kịch Rồng Tre”. (trang 34)
Đáng lẽ chú Tiên phải viết: “Ông Nguyễn viết vở kịch Rồng Tre” hoặc “Ông Nguyễn viết một vở kịch nhan đề là Rồng Tre”. Nhưng thôi, chuyện văn chương bác lủng củng thì nói sao cho hết. (Vả lại, trễ rồi. Nếu bác còn sống, “Nếu có bác trong ngày vui di tản” thì ta đã gửi bác đến Trung tâm Việt ngữ Hồng Bàng tu nghiệp là mọi chuyện êm thắm ngay, khỏi mất công chê bai)
Xin quí vị độc giả chú ý đến chữ “cả” trong câu văn của Trần Dân Tiên. Chữ “cả” làm cho câu văn như reo lên một cách lãng xẹt. “…ông Nguyễn viết CẢ một vở kịch” . “CẢ” không hàm ý tất cả (có ai viết nửa vở kịch rồi ngưng đâu). Viết cả một vở kịch thì có gì là ghê gớm, phi thường? Trần Dân Tiên reo hò thán phục với ngụ ý rằng: ngoài cuốn sách cóp nhặt, bác còn viết được một vở kịch nữa đấy. Ôi chao! Chỉ cần giở bất cứ một đặc san, bích báo nào của trẻ em trung học miền Nam, chúng ta cũng gặp những siêu nhân ngang tài với bác “viết cả một vở kịch”. Có em viết cả hai ba vở kịch lận. Vở kịch Rồng Tre hay ho cỡ nào? Trần Dân Tiên viết:
“Đại ý vở kịch như thế này: Có những cây tre thân hình quằn quẹo. Những người chơi đồ cổ lấy về đẽo gọt thành con rồng. Nó là một đồ chơi. Là con rồng nhưng thật ra chỉ là một khúc tre. Là một khúc tre, nhưng lại hãnh diện có tên và hình dáng con rồng. Tuy vậy chỉ là một quái vật vô dụng.” (trang 34)
Tre, trúc là giống mọc thẳng. Tây con có thể không biết, chứ người gốc Mít như bác Hồ phải biết. Một cây tre mọc cong queo  đã là hiếm, ở đây bác Hồ bảo: “Có những cây tre thân hình quằn quẹo” nghĩa là nhiều. Như lời Án Tử xưa nói: “Cây quít mọc ở phía Nam sông Hoài thì ngọt, mọc ở phía Bắc sông Hoài thì chua, là vì thủy thổ khác nhau”. Vậy nay, những cây tre mọc ở ngoài đời thì thẳng mà mọc trong lòng bác lại quằn quẹo chẳng là vì tâm địa bác cong queo khác thường chăng?
Tre cong queo đã hiếm, mà cong queo đến độ như con rắn, con rồng uốn khúc thì đúng là kim cổ kỳ quan. Trên thế gian những giống cây cong queo đâu có thiếu gì. Bác lại chọn đúng loài cây mọc thẳng nhất, bắt nó cong để viết kịch thì đúng là đã “vận dụng hết óc sáng tạo”, hết tiệt luôn. Đấy là cái khoản chọn vật, bây giờ hãy xét cách chọn người của kịch tác gia Hồ. Người chơi đồ cổ là người chuyên sưu tầm và có thể buôn bán đồ cổ. Một cây tre cong queo đâu có phải là một món đồ cổ đáng để họ sưu tầm. Nhà chơi đồ cổ đi kiếm cây tre cong đã lạ, cái việc đẽo gọt nó thành con rồng càng lạ hơn. Việc chơi đồ cổ không cho họ có bàn tay tài hoa của một nhà điêu khắc. Viết như thế thì cũng không khác gì kể chuyện rằng ở bên đường có một khúc gỗ, có mấy anh chuyên gia thiến heo đem khúc gỗ về đẽo gọt nó thành một… cây đờn!
Muốn đẽo gọt cây tre cong queo thành con rồng, nhân vật kịch của bác phải là một nhà điêu khắc, hay hèn nhất thì cũng là một ông thợ mộc khéo tay. Nhưng kịch của bác nhất định bắt mấy tay chơi đồ cổ hì hục gọt cây tre thành con rồng, coi bộ họ cũng gian khổ ác liệt như nhân dân bị bác bắt biến sỏi đá thành… cơm vậy! Anh nào lọt vào tay bác cũng hốc hác!
Vở kịch được bác gán cho một ý nghĩa cao siêu: “Là một khúc tre, nhưng lại hãnh diện có tên và hình dáng con rồng”. Mới nghe tưởng ghê, tưởng sáng kiến mới lạ. Nhưng ý kiến này, tiếc thay, bác Hồ lại thuổng của tiền nhân. Bài thơ “Tiến sĩ giấy” của cổ nhân thâm trầm, sâu sắc biết bao nhiêu. Cái anh chàng thuổng lại, đem về viết kịch, làm thành chuyện rồng, chuyện rắn vừa ngô nghê vừa ngớ ngẩn chẳng ra làm sao cả.
Xưa nay, trong hồi ký, bút ký, những truyện tức cười, những hành động lố bịch, những sáng tác vụng dại, non kém được kể lại không phải là hiếm. Nhưng khi kể những chuyện ấy, tác giả chỉ cốt dựng lại một thuở xa xưa, một thời non trẻ lúc mà tác giả chưa trưởng thành, chưa làm ra cái gì nên hồn. Chỉ những thiên tài, thần đồng mới có những thành tích lớn lao đáng khoe khoang từ lúc còn rất trẻ. Ngoài ra người ta kể lại chuyện cũ để cười, để giễu cợt chút đỉnh… kiểu như một người nhắc lại cái bệnh tè dầm của mình thời bé dại, vậy thôi. Bác không phải là thiên tài, thần đồng. Nền văn chương, kịch cợm của bác dù được tới hai văn hào Nga và Pháp “đỡ đầu văn học” vẫn chỉ là một cuốn sách cóp nhặt, một vở kịch lèm bèm, dở ẹc. Thế mà bác long trọng ghi lại tất cả một cách nghiêm trang, như ghi lại một đoạn đời thành công lớn lao, với những thành tích to lớn!
Tình yêu quả thực đã làm người ta mù quáng. Bác si mê bác quá nên không bao giờ thấy nổi sự lố bịch của người yêu.
Nghề Nghiệp và Hoạt Động
Sau khi khoe bác viết kịch được các nhà phê bình văn nghệ khen hay, bác học tập nghề làm báo rất gian khổ và được vào làng báo Tây v.v… chú Trần Dân Tiên kể tiếp:
“Trong thời gian ở Paris, ông Nguyễn sống rất cực khổ…” (trang 34).
Ô hay! Đã vào làng báo Tây là ngon rồi, khỏe rồi sao còn “rất cực khổ”. Tây vốn trọng nhà văn, nhà báo. Ông nhà văn, kịch tác gia kiêm ký giả Nguyễn Ái Quốc sao lại thảm vậy? Hãy nghe chú Trần Dân Tiên kể tiếp:
“Để kiếm tiền, ông Nguyễn làm nghề rửa ảnh và phóng đại ảnh. Chính cụ Phan Chu Trinh đã dạy cho ông Nguyễn nghề này”. (trang 34).
(Ở đây chúng ta lại có dịp thấy tấm lòng bao dung của nhà cách mạng Phan Chu Trinh. Gặp một kẻ lấc cấc, bắng nhắng như Hồ, ông vẫn không giận, không ghét, vẫn dạy nghề cho). Con người đói nhất của làng báo Tây, ngoài nghề rửa ảnh, còn có một cái “gióp” cao quí hơn:
“Ông làm cả nghề sơn vẽ đồ cổ. Ở Paris có nhiều nhà làm giả đồ cổ Trung quốc; họ làm đồ gỗ, bình phong và những vật khác bắt chước theo kiểu Trung quốc. Họ sơn bằng sơn Nhật và vẽ hoặc viết những chữ ngoằn ngoèo giả chữ Trung Quốc. Những bà quí tộc giả, những trọc phú rất ham những vật ấy, không biết là đồ giả và mua rất đắt. Công việc sơn vẽ giả đồ cổ Trung quốc rất dễ cho ông Nguyễn, không may đấy chỉ là một công việc hàng mùa, mỗi năm chỉ làm vài tháng.” (trang 34-35)
Ối trời! Hóa ra bác Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng của chúng nó đi làm cái nghề chế tạo đồ cổ giả để lừa bịp mấy bà già!
Tưởng tượng ra cái mặt bác nghệt, cái lưỡi bác thè, cái tay bác cặm cụi viết những chữ “ngoằn ngoèo” giả làm chữ Trung Quốc, thấy “anh minh” không thể tả được, chỉ hơi kém lương thiện tí thôi. Đọc đến chỗ này, ta thấy một nghi vấn văn học đã được giải toả, đã có lời giải thích. Quí vị còn nhớ: khi viết vở kịch Rồng Tre, bác “sáng tạo” rằng: “Những người chơi đồ cổ đem khúc tre cong quẹo về đẽo gọt thành con rồng v.v..”. Thật ra có lẽ bác định viết: “những người LÀM ĐỒ CỔ đem khúc tre về đẽo gọt…”
Làm đồ cổ? Ở trên đời đâu có loại người tài ba đến thế. Món đồ được coi là cổ, phải có bàn tay của thời gian xiá vô. Kẻ làm cái đĩa thời Khang Hy cũng chỉ là một anh thợ đồ gốm chuyên làm đĩa làm chén. Trăm năm, ngàn năm sau, một món đồ tầm thường hóa ra đồ cổ. Đâu có ai làm ra một món gì rồi lập tức biến nó già đi vài trăm năm thành đồ cổ. Đồ cổ không ai làm được trừ phi nó là đồ… giả. Và đó là nghề của chàng.
Bác ngồi làm đồ cổ giả hung hãn quá nên nó nhập tâm, hóa ra nó méo mó nghề nghiệp, khi viết kịch cũng đưa đại cái nghề bất lương đó vô tác phẩm và khán giả mới có dịp thấy “người chơi đồ cổ” lại có khả năng đẽo rồng, gọt phượng! Ôi chao! Nếu trời không xui, đất không khiến cho bác tự khoe ra thì bố ai mà biết được bác lại có lúc chơi những trò gian vặt, bất nhân, đi lừa lọc mấy bà già khờ khạo như thế! Cũng ở chỗ này, thêm một lần nữa ta biết Trần Dân Tiên chính là bác. Nếu đứa khác viết hồi ký giùm bác mà lại phang ra cái nghề lừa bịp bà già của bác thủa thiếu thời, khiến bác nom buồn cười quá như thế thì đội ngũ văn nô sẽ xúm lại khiền nó thấy mẹ. Bác có hai nghề độ thân. Cái nghề cụ Phan Chu Trinh dạy cho (rửa ảnh, phóng đại ảnh) thì oai hùng, lương thiện mà cái nghề bác tự kiếm lấy lại bất lương quá đi thôi.
Sao không noi gương những lão ông di tản rực rỡ tên vàng, thường cày hai “gióp” phom phom mà “gióp” nào cũng đàng hoàng cả. Lúc ấy còn trẻ túng đói, chàng thanh niên Nguyễn Ái Quốc bấn quá phải sinh nhai bằng cái nghề lừa bịp. Thôi thì cũng thông cảm, bỏ qua. Nhưng khi viết hồi ký, bác đã già đầu rồi, đã biết suy nghĩ, đắn đo rồi, thế mà còn lên giọng tiếc hùi hụi:“KHÔNG MAY, đây chỉ là một công việc hàng mùa, mỗi năm chỉ làm vài tháng”
Bác không may một, thì nhân dân Việt Nam không may mười.
Giả thử rằng cái trò sơn đồ cổ bịp bà đầm già của bác lúc đó mà phồn thịnh, bác may mắn hơn, kiếm ăn khá hơn, bận rộn suốt bốn mùa thì có lẽ bác đã thành một tay sơn đồ cổ giả chuyên nghiệp và, với sự chịu khó, tài láu cá vặt, bác sẽ thành công. Nước Pháp có thêm một thằng bịp nhưng nước Việt thoát được một kẻ hại nước, tàn dân. Không may thật. Uổng thật. Kiều Phong cũng tiếc hùi hụi.
Kiều Phong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét