CTV Danlambao - Cách đây 2 tháng, CA Nghệ An đã có hành vi bắt cóc 2 giáo dân xứ Mỹ Yên, Nghệ An là Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Khải. Mãi đến khi người dân tìm đến, họ mới đưa ra lí do bắt giữ là “Gây rối trật tự công cộng”. Bức xúc trước hành vi bắt giữ người tùy tiện, trái pháp luật và vô cớ buộc tội với 2 anh Khởi và Khải, ngày 03.09.2103, hàng ngàn người dân đã tụ tập tại UBND xã Mỹ Phương, Nghi Lộc, Nghệ An để phản đối hành vi bắt người tùy tiện của lực lượng CA, yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do cho thân nhân của họ.
“Kẻ hèn nhát hỏi: ‘Có an toàn không?’ Kẻ cơ hội hỏi: ‘Có khôn khéo không?’ Kẻ rởm đời hỏi: ‘Có được tiếng tăm gì không?’ Nhưng, người có lương tâm hỏi: ‘Có là lẽ phải không?’ Và có khi ta phải chọn một vị trí không an toàn, không khôn khéo, không để được tiếng tăm gì cả, nhưng ta phải chọn nó, vì lương tâm ta bảo ta rằng đó là lẽ phải.”
Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013
ÔNG TRẦN CÔNG TRỤC CÓ BỊ OAN KHÔNG?
Nguyễn Đình Ấm
"Nếu
như việc này là sòng phẳng, minh bạch thì không có lý gì lại không công khai rộng
rãi thậm chí nếu có sự nhường, đổi chác với nước ngoài (là việc bình thường
trong hoạch định lại biên giới) thì cần phải trưng cầu dân ý. Việc các ông ký
hoạch định biên gới với nước đã nhiều lần xâm lược nước ta, có nhiều tin đồn
năm 1979 TQ còn chiếm nhiều cao điểm của ta, có việc đó hay không, nếu có, họ
có trả cho ta hay không…mà hầu hết dân không được biết kết quả cụ thể như thế
nào là chuyện không bình thường.”
“SÒNG PHẲNG” KHI ĐÀM PHÁN BIÊN GIỚI: MỘT LỐI NGỤY BIỆN CỦA TS TRẦN CÔNG TRỤC
Thác Bản Giốc - Cao Bằng |
Cựu Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam nói ông muốn giải
thích “khách quan và khoa học” cuộc đàm phán tranh chấp biên giới Việt – Trung,
từng một thời gây tranh cãi trong dư luận.
Tiến sĩ Trần Công Trục nêu ý kiến trên với BBC Tiếng Việt
sau khi có bài trả lời phỏng vấn trên báo BấmGiáo dục
Việt Nam, nhìn lại quá trình ông tham gia đàm phán với Trung Quốc về
biên giới trên bộ và Vịnh Bắc Bộ.
TIẾN SỸ TRẦN CÔNG TRỤC BAO BIỆN VỀ HÀNH ĐỘNG BÁN ĐẤT CỦA CHA ÔNG CHO NGOẠI BANG
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ. |
Chủ quyền lãnh thổ luôn là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi quốc
gia, đặc biệt là đối với dân tộc Việt Nam. Mặc dù Việt Nam đã đàm phán thành
công với Trung Quốc (TQ) hoạch định và phân giới cắm mốc biên giới trên đất
liền, hoạch định vịnh Bắc Bộ, nhưng trong dư luận vẫn còn không ít những mơ hồ,
hoài nghi do thiếu thông tin, hoặc thông tin không chính xác đặc biệt là về
những địa danh vốn từ lâu đã in trong tiềm thức người Việt như Ải Nam Quan,
Thác Bản Giốc.
Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013
ĐÃ CÓ ĐỦ CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ THÀNH LẬP MỘT ĐẢNG KHÁC NGOÀI ĐẢNG CSVN?
LS Nguyễn Lệnh
Trước khi Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam ra đời năm 1946,
có gần 30 tổ chức có mục đích chính trị, hoạt động công khai hay bí mật tùy
theo đường lối, lập trường của tổ chức đó. Những tổ chức có mục đích chính trị
này (không phải là tổ chức có mục đích kinh tế, xã hội…) thường đặt tên cho
mình là hội, đảng, mặt trận, liên đoàn, liên minh, liên hiệp … Xin liệt kê tên
các liên minh và đảng phái chính trị Việt Nam vào thời kỳ trước khi có Hiến
pháp 1946 như sau: – Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội – Việt Nam Phục quốc Đồng
minh Hội – Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội – Việt Nam Quang phục Hội – Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên – Hội Phục Việt – Đảng Lập hiến Đông Dương – Tân Việt
Cách mạng Đảng – Đảng Việt Nam Độc lập – Việt Nam Quốc dân Đảng – Đông Dương Cộng
sản Đảng – An Nam Cộng sản Đảng – Đảng Cộng sản Việt Nam – Việt Nam Quốc gia Độc
lập Đảng – Đại Việt Dân chính Đảng – Đại Việt Quốc dân Đảng – Đảng Dân chủ Đông
Dương – Việt Nam Cách mệnh Đảng – Đại Việt Quốc gia Xã hội Đảng – Đảng Xã hội
Việt Nam – Đại Việt Duy tân Cách mệnh Đảng – Đảng Dân chủ Việt Nam – Đông Dương
Cộng sản Liên đoàn – Việt Nam Dân chúng Liên đoàn – Mặt trận Quốc gia Thống nhất
– Mặt trận Quốc gia Liên hiệp – Đại Việt Quốc gia Liên minh …(*)
Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013
KHÔNG TRUNG THỰC TRONG ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP
Lời thưa,
Khi bắt đầu viết, bài này có tựa Đảng Cộng Sản Việt Nam Với Lợi Ích Dân
Tộc Việt Nam. Mới gõ phím được hơn trang, người viết được đọc bài Uẩn Khúc
Trong Điều 4 Hiến Pháp, thấy giáo sư Hoàng Xuân Phú đã soi rọi rất tinh tế,
chính xác xảo thuật ngôn từ mà những người soạn thảo HP (Hiến pháp) đã sử dụng
giúp ĐCSVN (đảng Cộng sản Việt Nam) không bị ràng buộc vào bất kì điều nào của
HP để ĐCSVN điềm nhiên đứng ngoài và đứng trên HP.
Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013
NÓI HAY ĐỪNG?
Trí Quang ngồi giữa |
Ô Phạm Đình Kỳ trước 1975 là Thẩm Phán và cùng khóa với Ô. Nguyễn Cần. Ô. Kỳ sống ở Huế cách chùa Từ Đàm 50m, ông Kỳ cho biết: Ngày 21.8.1963 ông có mặt tại chùa Từ Đàm và không thấy có ai bị thương vong cũng như không có tượng Phật nào bị đập phá. Đây là nhân chứng sống rất quan trọng để trả lời cho những người vu khống cho Cảnh Sát và QLVNCH.
Bài "Nói hay đừng" ông Kỳ thuật lại chi tiết.
Liên Nguyễn
TÔI KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI BẮC
Trần Mộng Lâm |
Trên giấy tờ, tôi sinh ra tại tỉnh Nam Định,.
Trên thực tế, tôi nói tiếng Việt giọng bắc, không uốn lưỡi khi
phát âm những tiếng bắt đầu bằng tr. Những chữ bắt đầu bằng v, tôi nói rất rõ,
nhưng may mắn không lầm chữ l với chữ n.
Nhưng tôi không phải người Bắc.
Hiệp định Genève đưa tôi vào miền Nam rất sớm, ngay khi tôi vừa
lên Trung Học.
Tôi lớn lên tại miền Nam, học theo chương trình bộ Giáo Dục Miền
Nam, đọc sách miền Nam, học và thành tài tại Miền Nam.
RƠI TRÊN ĐẤT ĐỊCH
Maj. Robert Lodge (left) and Capt. Roger Locher
(right) in the cockpit of their F-4D, seen earlier in 1972: the team already
had two MiG-kills to their credit when they clashed with MiG-19s and MiG-21s
on the morning of May 10, 1972.
Trong cuộc chiến chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản
tại Việt Nam trước đây, bên cạnh những chiến tích hào hùng, những tấm gương can
đảm của người quân nhân QLVNCH, chúng ta cũng không thể không nói đến sự chiến
đấu của người bạn đồng minh.
|
CỘNG SẢN ĐÁNH CHÌM TÀU CHI MAI ĐỂ CƯỚP CỦA
LTS: Trong suốt 8 thập niên kể từ khi thành lập vào năm 1930,
CSVN đã gieo rắc không biết bao nhiêu tội ác trên quê hương Việt Nam. Có thể
nói, trên từng tấc đất, ngọn cỏ, lá cây, hòn đá... của quê hương Việt Nam, dưới
mỗi mái gia đình, trong mỗi thân phận người Việt, đều có những dấu ấn ghi lại
những tội ác kinh tâm động phách do người cộng sản gây ra.
CÁI CHẾT ĐẦY BÍ ẨN CỦA NGHỆ SĨ THANH NGA
Thanh Nga |
Trong tháng 11, ở Việt Nam đã có hai vụ ám sát gây chấn động trong quần chúng. Đó là vụ giết chết anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và vụ ám sát nữ nghệ sĩ sân khấu cải lương Thanh Nga và chồng.
Do tính tò mò tự nhiên, liền sau khi nghe cái chết của Thanh Nga, quần chúng muốn biết thủ phạm là ai và nguyên nhân nào gây ra cái chết. Vì thế, nhiều tin tức khác nhau được loan truyền.
Cho rằng vụ ám sát thuộc về chính trị, do gián điệp Trung Cộng thi hành vì Thanh Nga diễn những vở tuồng chống lại sự xâm chiếm và đô hộ của quân Tàu, qua 2 vở Tiếng Trống Mê Linh và Thái hậu Dương Vân Nga.
Một nguồn tin cho rằng đó là một vụ bắt cóc tống tiền vì trước đó, năm 1977 con trai của nghệ sĩ Kim Cương cũng đã bị bắt cóc. Và một nguồn tin gây nhiều chú ý, đó là do ghen tuông mà ra. Cho rằng Tổng Bí Thư Lê Duẩn rất mê Thanh Nga, cho nên Thanh Nga bị ăn đạn vì ghen tuông. Dư luận ban đầu như thế.
LONG BÔ, THIÊN THẦN TRONG NGỤC TỐI
"Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn."
Đại Tướng Westmoreland
(Nhân Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại New Orleans, Louisiana vào năm 1987)
"On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys."General Westmoreland
Tôi vừa cầm ly nước mía lợn cợn đá mát lạnh đưa lên miệng thì giật mình tỉnh dậy. Cơn mơ bị gián đoạn. Có tiếng lao xao nói chuyện của cán bộ Tri an ninh và mấy tên trật tự. Và tiếng lọc cọc mở cửa xà lim số 1 và số 2. “Sao lại mở cửa xà lim giờ này?” Tôi tự hỏi. Cơm chiều đã phát, tôi đã cho vào bụng lâu rồi. Tính đến hôm nay tôi đã nằm chịu sự đày đọa của Thân Yên (1), Lê Đồng Vũ (2) và đám cán bộ an ninh, trực trại được 16 ngày. Bao phủ bởi cái khí lạnh mùa đông của đồi núi miền trung, lại chỉ có trên người phong phanh một bộ đồ tù mỏng dính, tôi ngồi co ro tê cóng trên bệ đá. Sự thiếu nước lưu cữu (mỗi ngày chỉ được phát nước 2 lần, mỗi lần 2 muỗng canh nhỏ cùng với lúc phát cơm) đã làm môi tôi khô rát, cổ đắng ngắt; chợp mắt một tý là lại mơ uống nước mía Viễn Đông (3) hoặc ăn thạch chè Hiển Khánh (4). Mỗi bữa chỉ có 2 muỗng cơm nên hậu môn của tôi đã ngừng hoạt động được 15 ngày (ngày đầu tiên phải làm việc để tống khứ những thức ăn cũ có sẵn trong bụng.)
Đại Tướng Westmoreland
(Nhân Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại New Orleans, Louisiana vào năm 1987)
"On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys."General Westmoreland
Tôi vừa cầm ly nước mía lợn cợn đá mát lạnh đưa lên miệng thì giật mình tỉnh dậy. Cơn mơ bị gián đoạn. Có tiếng lao xao nói chuyện của cán bộ Tri an ninh và mấy tên trật tự. Và tiếng lọc cọc mở cửa xà lim số 1 và số 2. “Sao lại mở cửa xà lim giờ này?” Tôi tự hỏi. Cơm chiều đã phát, tôi đã cho vào bụng lâu rồi. Tính đến hôm nay tôi đã nằm chịu sự đày đọa của Thân Yên (1), Lê Đồng Vũ (2) và đám cán bộ an ninh, trực trại được 16 ngày. Bao phủ bởi cái khí lạnh mùa đông của đồi núi miền trung, lại chỉ có trên người phong phanh một bộ đồ tù mỏng dính, tôi ngồi co ro tê cóng trên bệ đá. Sự thiếu nước lưu cữu (mỗi ngày chỉ được phát nước 2 lần, mỗi lần 2 muỗng canh nhỏ cùng với lúc phát cơm) đã làm môi tôi khô rát, cổ đắng ngắt; chợp mắt một tý là lại mơ uống nước mía Viễn Đông (3) hoặc ăn thạch chè Hiển Khánh (4). Mỗi bữa chỉ có 2 muỗng cơm nên hậu môn của tôi đã ngừng hoạt động được 15 ngày (ngày đầu tiên phải làm việc để tống khứ những thức ăn cũ có sẵn trong bụng.)
TÂM SỰ MỘT TƯỚNG LÃNH VIỆT NAM CỘNG HÒA VỀ NGÀY 30 THÁNG 4
Trung Tướng Lâm Quang Thi |
Tướng Lâm Quang Thi là tác giả tác giả một số sách Anh ngữ nói về chiến tranh Việt Nam, kể cả cuốn “The twenty-five year century: A South Vietnamese general remembers the Indochina War to the fall of Saigon” và cuốn “Hell in An Lộc: The 1972 Easter Invasion and the Battle That Saved South Viet Nam”, xuất bản hồi năm ngoái. Tướng Lâm Quang Thi: “Tiếc
thay người Mỹ không có cái gan để đi ra Bắc, tiêu diệt ý chí chiến đấu
của Hà Nội mà cũng không có sự kiên nhẫn để yểm trợ miền Nam trong cuộc
kháng chiến trường kỳ chống cộng sản.” Tướng Lâm Quang Thi là tác
giả một số sách Anh ngữ nói về chiến tranh Việt Nam. Ban Việt ngữ-VOA
tiếp xúc với Tướng Lâm Quang Thi, vài ngày trước lễ mừng sinh nhật thứ
80 của ông. (Hoài Hương - VOA)
VOA: Thưa trước hết xin Trung Tướng cho biết ông có suy nghĩ gì về ngày 30 tháng Tư, 37 năm sau khi Sài Gòn thất thủ?
VOA: Thưa trước hết xin Trung Tướng cho biết ông có suy nghĩ gì về ngày 30 tháng Tư, 37 năm sau khi Sài Gòn thất thủ?
TRẠI TÙ CẢI TẠO CỦA CỘNG SẢN BẮC VIỆT
Sau ngày cưỡng chiếm toàn miền
Nam, CSBV cho thiết lập trên toàn quốc hơn 80 trại tù lao động khổ sai
để giam giữ tù binh, quân nhân, công chức, văn nghệ sĩ… thời VNCH và
những người chống đối chế độ. Chính quyền Cộng sản gọi các trại tù này
với cái tên mỹ miều là trại “học tập cải tạo”, trên thực tế là những địa
ngục trần gian cưỡng bách lao động và cải tạo tư tưởng. Lao động trong
tình cảnh khắc nghiệt mà tiêu chuẩn ăn bị cắt giảm, chỉ gồm khoai, sắn,
bo bo, gạo hẩm, khiến người tù đói triền miên, không còn nghĩ đến gì
ngoài miếng ăn. Ước tính có hơn một triệu người bị đưa đi cải tạo và gần
170000 người đã chết trong thời gian giam cầm.
TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM - ĐÀ LẠT
Trong hai năm 1973 và 1974, một tham vụ chính trị ở Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tên là James Nach, bắt đầu thâu thập một số chi tiết lịch sử về nguồn gốc các trường đào tạo sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) và sĩ quan tốt nghiệp từ các trường đó. Tác giả ghi lại rất nhiều chi tiết về mười khóa đầu của Trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt và năm khóa đầu của Liên Trường Võ Khoa Thủ Ðức. Ðây là một tập tài liệu với nhiều chi tiết lý thú. Ông James Nach còn bỏ công ra ghi lại chức vụ đương nhiệm của một số sĩ quan tốt nghiệp. Theo sự hiểu biết của người viết bài này, tài liệu của James Nach là một trong hai tài liệu duy nhất của người Mỹ nghiên cứu về hệ thống đào tạo sĩ quan và xuất thân của sĩ quan QLVNCH. Năm 1970, cơ quan Advanced Research Projects Agency (một cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ) có thực hiện một nghiên cứu với tựa đề An Institutional Profile of the South Vietnamese Officer Corps. Tuy nhiên, nghiên cứu này có tính cách chính trị nhiều hơn là lịch sử, vì tài liệu chỉ nói đến hệ thống sĩ quan tướng lãnh và phân lọai họ có chiều hướng theo “phe” nào trong thời điểm đó. Tài liệu của James Nach được viết ở Sài Gòn và gởi về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ với sự chuẩn hành của Đại sứ Graham Martin. Vì tài liệu nằm trong dạng công văn, nên chỉ được lưu trữ trong văn khố hay các trung tâm nghiên cứu về Việt Nam. Bài viết dưới đây sơ lược lại những chi tiết lý thú của tác giả James Nach trong The National Military Academy and Its Prominent Graduates và Origins of the Vietnamese National Army, Its Officer Corps and Its Military Schools.
KỶ NIỆM TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM - ĐÀ LẠT
Tháng 4/1968, sau khi đệ trình luận án Cao học Sử học (*) tại Đại học Văn Khoa Sài gòn cá nhân tôi chính thức được bổ nhiệm vào làm việc tại văn phòng đệ nhất Phó Chủ Tịch Thượng Nghị Viện. Cũng vào đầu tháng 10 năm nầy, tôi được Viện Đại học Đà Lạt mời lên giảng dạy tại Phân khoa Sử học kể từ niên khóa 1968-1969. Cũng xin được ghi lại vào thời điểm đó (1968), trong khi các trường Đại học Luật khoa và Đại học Khoa học thuộc Viện Đại học Sài gòn đều đã mở các lớp tiến sĩ và đã cấp văn bằng Tiến Sĩ cho các sinh viên thuộc các ngành nầy, thì trường Đại học Văn khoa Sài gòn vẫn chưa mở được cấp tiến sĩ.
NHỮNG TRẠI TÙ CUỐI CÙNG
Trên đường về Nam (12/1980)
Sau Giáng Sinh, 300 người chúng tôi từ trại Nam Hà B được chuyển về Nam đợt 2, trong đó có tôi. Thật là một điều vui mừng và hạnh phúc (!).
Chúng tôi lên xe từ trại B (Nam Hà), đi ngang qua trại A, qua trại C rồi men theo con đường đất đỏ, nham nhở, vùng Chi Nê, Thanh Liêm, qua thị trấn Phủ Lý rồi đoàn xe dừng lại ở nhà ga Bình Lục. Bấy giờ là nửa đêm và đoàn tàu đã chờ sẵn ở đấy. Chúng tôi lần lượt gồng gánh lên tàu. Một số ngồi dưới sàn, một số ngồi trên ghế. Toa tàu như một phòng giam lưu động. Cửa đóng kín và cài then từ bên ngoài. Theo thủ tục của công an thì bất cứ cuộc di chuyển nào cũng phải còng tay hai người làm một. Không phải còng inox của Mỹ mà là còng nội hóa nhiều cái đã rỉ, không co giãn theo cổ tay lớn nhỏ mà chỉ có một cỡ. Người nào cổ tay lớn thì bị còng siết chặt đau điếng. Tuy thế chúng tôi cũng tìm cách mở ra cho được thoải mái. Khi nào tàu dừng ở đâu, bọn chèo lên kiểm soát thì chúng tôi đưa tay vào còng.
AI THẮNG, AI THUA?
Tù, Hàng Binh CS |
Bàn luận về sắc đẹp của phụ nữ, chúng ta thường được nghe những mại viên của ngành cosmetics cũng như các chuyên viên trang điểm cho phụ nữ cho rằng : “ Không có phụ nữ nào xấu cả, chỉ có những người chưa được đẹp vì họ chưa biết trang điểm”.
Phản bác một phần của nhận định này , cá nhân người viết bài này cho rằng : “ thực tế có một số phụ nữ thật sự xấu không phải vì họ không biết trang điểm mà là vì họ đã trang điểm nhiều rồi mà nhan sắc của họ vẫn chưa thể đẹp lên được chút nào cả". Thí dụ : Thị Nở -girl friend của Chí Phèo trong tác phẩm của nhà văn Nam Cao hay hoặc Chị Doãn được nhà văn Vũ Trọng Phụng mô tả “ Chị Doãn có cái nhan sắc của một người đàn ông không đẹp giai”.
NHẢY DÙ VÀ CỔ THÀNH ĐINH CÔNG TRÁNG - QUẢNG TRỊ
Kính gởi Niên Trưởng Giao Chỉ (San Jose)
Nhân đọc được bài “Trong đêm đen chợt thấy ánh mặt trời” của Niên trưởng, tôi đã quyết định cầm lại cây bút. Nặng nề, đắn đo, suy nghĩ suốt mấy đêm liền …
Sau cùng tôi thấy mình có trách nhiệm phải nói lên một sự thật của lịch sử và nhất là vinh danh những chiến hữu, những đệ tử thâm tình đã vĩnh viễn nằm xuống bên bờ Cổ thành Đinh Công Tráng (Quảng Trị) vào mùa Hè đỏ lửa 1972.
VAI TRÒ CỦA NGƯỜI THÔNG DỊCH VIÊN TRONG CUỘC CHIẾN VIỆT NAM
Cuộc chiến tranh VN là một cuộc chiến tranh tốn kém nhất trong lịch sử của nhân loại, Hoa kỳ đã viện trợ ồ ạt cho chính phủ VNCH cũng như gởi quân trực tiếp tham chiến, hoạch định và điều khiển các chiến lược chiến tranh. Tổng số kinh phí lên tới 686 tỷ Mỹ kim với khoảng 2,7 triệu người tham chiến trong các đơn vị của VNCH, Mỹ và Đồng Minh. Năm (5) nước Đồng Minh gởi quân sang VN tham chiến là Úc, Tân Tây Lan, Nam Hàn, Thái Lan và Phi luật Tân. Phía Hoa Kỳ đã có 58,220 người thiệt mạng, 305,000 người bị thương trong đó có 153,330 bị tàn phế vĩnh viễn. Quân Đồng Minh tử thương khoảng 6,000 người. QLVNCH có 316,000 người tử trận. Quân Cộng Sản có 800,000 chết, 300,000 người mất tích bị thương khoảng 600,000 người.
CUỘC DI TẢN CỦA TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM VÀ NGƯỜI THƯƠNG BINH
Trong buổi tiệc của Hội Võ Bị Âu Châu, niên trưởng Nguyễn Thanh Đoàn K21, thuộc Bộ Chỉ Huy trường Võ Bị, kể cho Phạm Xuân Sơn K30 nghe việc trường Võ Bị di chuyển khỏi Đà lạt vào những ngày cuối tháng 3/1975. Khi di chuyển về đến Bình Tuy thì có một SVSQ khóa 30 bị thương nặng, khó sống được trong hoàn cảnh hỗn độn thiếu thốn trăm bề, nhưng NT Đoàn vẫn cầu nguyện xin ơn trên ban cho người SVSQ đó được tai qua nạn khỏi. Cho đến ngày hôm nay trong lòng niên trưởng vẫn nghĩ đến người SVSQ bị thương đó và không biết sống chết thế nào? Niên trưởng Đoàn hỏi Sơn có biết tin tức về người bạn đồng khóa đó không? Cảm động trước tấm lòng của người sĩ quan đàn anh, Sơn đã cho NT Đoàn biết người bị thương đó là Phan Văn Lộc, còn sống và hiện đang ở Mỹ.
NGƯỜI VỀ SAU 13 NĂM "HỌC TẬP CẢI TẠO" TẠI MIỀN BẮC
Saigon 1988 - Đón người thân "học tập cải tạo"(!) từ miền Bắc trở về tại ga Sàigòn (Cựu Đại Tá Nguyễn Công Vĩnh - Cựu SVSQ/TVBQGVN/K5) |
Người về sau 13 năm "học tập cải tạo" tại miền Bắc.
Ngày đi tóc vẫn còn xanh, nay về tóc râu đã bạc, hom hem trong bộ quần áo tù màu xám.
Người vợ sau 13 năm gian khổ mỏi mòn, tóc cũng đã hoa râm, răng cũng rụng dần, nhưng vẫn còn chút xuân sắc của một thời mệnh phụ.
LỬA PHẬT VÀ LÊ HIẾU ĐẰNG
Ảnh quảng cáo phim Lửa Phật.
|
Bộ phim "Lửa Phật" do Việt kiều Dustin Nguyễn thực hiện ở cả ba vai trò: Viết kịch bản - Đạo diễn - Diễn viên chính (trong vai chiến binh Đạo) hợp cùng diễn viên Ngô Thanh Vân (trong vai chiến binh Ánh), diễn viên Roger Yuan (trong vai Tướng quân Long), vừa công chiếu ngày 22/8/2013 với dấu hiệu "16+".
Sự tương đồng ngẫu nhiên
Bộ phim với không gian và thời gian bất định cùng nét văn hóa mờ ảo (trang phục pha trộn nhiều sắc thái, võ khí dáng lạ, xe mô tô hình thù hầm hố, khung cảnh thị trấn mơ hồ v.v...) không đại diện cho bất kỳ xứ sở, dân tộc nào, đã được dùng để chuyển tải tư tưởng đầy ẩn ý thâm sâu phía sau của nó.
Ngoài các cảnh hành động khá mãn nhãn, những màn gây cười có thể chấp nhận được; chuyện phim xoay quanh nội dung: một đạo binh do Tướng quân Long lãnh đạo với lời thề nguyền: yêu nước và chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ bình an cho dân lành. Trong quân ngũ không được phép yêu đương vì dễ xao lãng việc quân.
ÔNG LÊ HIẾU ĐẰNG LÀ AI?
LênHiếu Đằng 45 tuổi đảng cướp |
LÊ VĂN KỲ: KẺ CHẠY NẠN KINH TẾ ĐANG GÂY CHIA RẼ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN
Phan Trí
Vừa qua, Lê Văn Kỳ viết bài tung lên mạng và cấu kết nhiều thành phần lập blog để đánh phá một số người tỵ nạn tại Thái Lan nhằm gây chia rẻ cộng đồng tỵ nạn. Thậm chí Lê Văn Kỳ bịa chuyện vu khống rằng Kỹ Sư Trần Văn Huy đã phải tháo chạy khỏi Bangkok vì bị hai người Việt tỵ nạn khác là Mục sư Ngô Đắc Lũy và nhà báo Tự Do Nguyễn Thu Trâm là "Việt Cộng Nằm Vùng" đã "Ngăn Chặn" không cho Trần Văn Huy tiếp cận vói UNHCR để xin quy chế tỵ nạn. Chúng tôi đã liên lạc với Kỹ Sư Trần Văn Huy qua số điện thoại (+66)802887165 và email: "Trần Văn Huy" <tranvanhuy1977@gmail.com> được chính "Nạn Nhân" xác nhận rằng Mục Sư NGÔ ĐẮC LŨY chính là ân nhân đã giúp Trần Văn Huy thiết lập hồ sơ tỵ nạn gởi đến UNHCR để xin quy chế tỵ nạn cho "Nạn Nhân" Trần Văn Huy và nhà báo Tự Do Nguyễn Thu Trâm cũng đã giúp đỡ tận tình cho Trần văn Huy nhờ đó mà "Nạn Nhân" Trần Văn Huy đã được cấp quy chế tỵ nạn và đã được phỏng vấn tái định cư với OPE và đang chờ để sang Hoa Kỳ định cư. Vậy lý do tại sao Lê Văn Kỳ lại bịa đặt thông tin để vu khống Mục sư NGÔ ĐẮC LŨY và nhà báo Nguyễn Thu Trâm? Lê Văn Kỳ là ai? Có phải do cơ quan an ninh của CSVN cài cắm sang Bangkok để gây xáo trộn và chia rẽ người tỵ nạn nhằm ngăn chặn những người Việt Nam đi tìm tự do khi bị Cộng Sản đàn áp hay không? Có phải LÊ VĂN KỲ là một nhà đấu tranh dân chủ thật sự bị bắt bớ phải đào thoát đi tỵ nạn hay chỉ là một di dân kinh tế? Dưới đây là thông tin của Lê Văn Kỳ, do chính Lê Văn Kỳ viết ra, chúng tôi xin tạm trích dẫn một phần ngắn gọn, để quý vị rộng đường suy luận.
BÙI GIÁNG, HỒN THƠ BỊ VÂY KHỐN
Đối với đa số, Bùi Giáng là một nhà thơ điên.
Không nhắc đến bọn tục, bọn tỉnh, bọn khôn suốt cả đời chẳng một giây nào thèm
“thơ” đến tuyệt vọng, nói ngay những người quí ông – nhìn được ông như một
thiên tài, thiên tài tự huỷ ghê gớm nhất của thi ca Việt Nam hiện đại – nhiều
khi cũng né tránh, chẳng dám bước hẳn vào cõi thơ ông, hoặc có bước vào thì
cũng theo cái lối “chân trong chân ngoài”, “mắt trước mắt sau”, cười cợt vui
đùa hay nghiêm trọng lố bịch, tưởng như thế là làm thuận ý, vui lòng nhà thơ – người
bầy trận nghiêm trọng và ta nên chiều người.
Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013
NGƯỜI VIỆT PHẢI ĐUỔI KỊP DÂN CAM PU CHIA
Ngô Nhân Dụng - Thua
Ðài Loan, Ðại Hàn, Phi Luật Tân đã xấu hổ. Nay thấy mình thua cả dân Miến Ðiện,
dân Campuchia, chắc người Việt phải thấy tủi nhục. Nhất là những người biết suy
nghĩ, có học, và dám nói. Một người 45 tuổi đảng lên tiếng kêu gọi các đảng
viên bỏ đảng Cộng sản để lập đảng mới, cũng nêu trường hợp Camphuchia ra làm
thí dụ, cho thấy người ta đã tiến bộ hơn mình. Sau cú sốc Miến Ðiện, cú sốc
Campuchia sẽ giúp nhiều đảng viên cộng sản Việt Nam tỉnh ngộ hơn...
Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013
TIẾT NHƠN QUÝ
TIỂU TỬ
Trước
ngày 30 tháng tư 1975, trong cơn sốt di tản, tôi chen lấn đẩy được vợ con lên
trực thăng .Thằng Mỹ đen thòng người xuống, vừa kéo tôi lên vừa la lớn cho đồng
bọn: ‘’ Bốc lên! Bốc nhanh lên! Đầy ứ rồi! ‘’ Chân tôi vừa chạm sàn trực thăng
thì vợ tôi làm rớt cái xắc da xuống đám ngừơi đang xô đẩy nhau phía dưới. Như
cái máy, tôi phóng xuống theo! Khi tôi giành giực lại được cái xắc thì chiếc trực
thăng đã bay đi xa.Tôi ôm cứng cái xắc trứơc ngực, hổn hển nhìn theo mà nghe chết
điến trong lòng…
Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013
BÁO ĐẢNG CÔNG KÍCH ÔNG LÊ HIẾU ĐẰNG
Các báo của Đảng Cộng sản Việt
Nam vừa đăng nhiều bài chỉ trích quan điểm kêu gọi thành lập đảng
đối lập của ông Lê Hiếu Đằng.
Hồi giữa tháng Tám này, luật gia Lê Hiếu Đằng, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam ở TP HCM, công bố một bài viết mới nhấn mạnh tầm quan trọng của đa nguyên, đa đảng.
Hồi giữa tháng Tám này, luật gia Lê Hiếu Đằng, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam ở TP HCM, công bố một bài viết mới nhấn mạnh tầm quan trọng của đa nguyên, đa đảng.
NGƯỜI ĐÀN BÀ BỊ XÍCH 2 NĂM TRONG RỪNG KHÔNG MẢNH VẢI CHE THÂN -TỘI ÁC CỦA AI?
Dẫu đã không ít lần chứng kiến những tội ác của tập đoàn CSVN đối
với đồng bào, dẫu đã nhiều lần chứng kiến cảnh công an cộng sản đánh đập hành
hung những người dân thấp cổ bé họng, là những dân oan tập trung khiếu kiện vì
đất đai ruộng vườn bị trấn cướp, dẫu
đã nhiều lần chứng kiến cảnh những
“quần chúng tự phát” mà thực chất là các lực lượng an ninh đánh đập những người
tham gia biểu tình chống ngoại xâm, và, ngay cả bản thân của tôi nữa cũng đã
không ít lần bị bắt bớ, bị giam cầm, bị xâm phạm thân thể, bị đánh đập, tra tấn, bị hành hung dã man vì các hoạt động của
tôi trong phong trào dân chủ ở quốc nội, nhưng thực sự tôi chưa bao giờ đã phải
rơi nước mắt hay phẫn nộ đến tột cùng như khi theo dõi cuộc giải cứu người phụ
nữ bị xiềng xích suốt 2 năm không một mảnh vải che thân, trong rừng thuộc lòng
hồ A Jun Hạ, của một số tôi con của Thiên Chúa thuộc Cộng Đoàn Dân Chúa ở Gia
Lai, như trong Video sau đây:
ĐIỆP VIÊN PHẠM XUÂN ẨN: XIN ĐỪNG CHÔN TÔI GẦN CỘNG SẢN!
Người gián điệp và nhà báo trầm lặng – Phạm Xuân Ẩn và cuộc đời hư thực |
Phạm Xuân Ẩn, phóng viên chiến tranh tài hoa của tạp chí Time bí
mật làm gián điệp cho Hà Nội vừa qua đời ngày 20 tháng 9, 2006. Những lời cáo
phó rất tử tế. Người ta nhớ đến Ẩn như một nhà báo ưu tú, ban ngày viết cho
Time, ban đêm gởi mật mã và microfilm cho Việt Cộng đang quanh quẩn ở các khu
rừng ngoại thành Sài Gòn.
TẠI SAO CỘNG SẢN GIẾT PHẠM QUỲNH
Việt Minh cộng sản đã giết Phạm Quỳnh (1892-1945) hai lần:
Lần thứ nhất hạ sát, che giấu và phi tang thân xác ông tại Huế năm 1945. Lần thứ
hai, bóp méo lịch sử, viết sai lạc về Phạm Quỳnh, nhằm hủy diệt luôn sự nghiệp
và thanh danh của ông. Một câu hỏi cần được đặt ra là lúc đó Phạm Quỳnh đã rút
lui khỏi chính trường, tại sao cộng sản lại giết Phạm Quỳnh, trong khi cộng sản
không giết Trần Trọng Kim và toàn bộ nhân viên nội các Trần Trọng Kim, là những
người đang còn hoạt động? Câu hỏi nầy cần tách ra làm hai phần để dễ tìm hiểu:
THƠ BÙI GIÁNG DƯỚI LĂNG KÍNH PHÊ BÌNH CỔ MẪU
Luận văn cao học “Thơ Bùi Giáng dưới lăng kính phê bình cổ
mẫu” của HVCH Trần Nữ Phượng Nhi (PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Xuân hướng dẫn) được
Hội đồng nhất trí cho 10 điểm, là một trong những luận văn xuất sắc thuộc
chuyên ngành Văn học Việt Nam mới được bảo vệ thành công trong tháng 4/ 2011 tại
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM. VH-NN xin giới thiệu
mục 2.1 Tiếng gọi ngàn xưa của luận văn này.
NHỚ BÙI GIÁNG
NGUYỄN QUANG LẬP
Đỗ Trung Quân tìm đâu trên mạng được cái ảnh
Kim Cương và Bùi Giáng, thật quí hóa quá. Nhân dịp này mình đăng lại bài Nhớ
Bùi Giáng viết từ 2009.
Sáng nay bừng dậy, ngồi thừ, thấy lòng rỗng không, vợ hỏi
ăn sáng cái gì để em mua cũng không thèm trả lời.Bật máy lên rồi cứ ngồi thừ,
không biết đọc gì, viết gì. Có cái kịch viết dởcho Idecaf mở ra rồi đóng láị
đóng lại. Còn chục ngày nữa, đúng hạn nộp cho Thành Lộc rồi cũng mặc kệ.
BÙI GIÁNG LÀ AI?
NGUYỄN TRỌNG TẠO
(Viết nhân dịp ra mắt cuốn sách "Bùi Giáng Đười Ươi Chân Kinh" do
Công ty Nhã Nam và nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành)
Trong
tâm trí tôi hiện lên một người hiền triết phiêu bồng. Người ấy đi đâu thì đều
có trẻ con chạy theo sau để “nghiên cứu” xem ông từ đâu tới, còn các thi sĩ thì
vây quanh hầu rượu để nghe ông đọc thơ từ lồng ngực suối nguồn, và giảng giải
những triết lý từ xa thẳm mông lung. Người ta nói ông điên, nhưng điên mà tuôn
ra thơ, múa ra triết thì chắc nhiều kẻ muốn điên như ông. Và ông trở thành người
nổi tiếng mãi mãi cùng những cuốn sách, những giai thoại bất tận ngay lúc bình
sinh và cả sau khi từ giã cõi trần.
BÙI GIÁNG DỊ BIỆT
NHẬT THỊNH
Gọi như thế kể cũng
không ngoa lắm, bởi Bùi Giáng đã được người đời dành cho nhiều tên gọi, thích
hợp với lối sống, cử chỉ, thái độ...thậm chí tới tư tưởng của Bùi Giáng: Thi Sĩ
Kỳ Dị, Nhà Thơ Siêu Hình, Nhà Thơ Điên - thực sự không phải vậy mà đó chỉ là
tâm trạng bi đát của một người thơ bị bủa vây khốc liệt - thích khoác lên
mình vẻ trang nghiêm đạo mạo của một ngôi sao sáng trên vòm trời văn học miền
Nam trước đây. Bùi Giáng một nhà thơ, dịch giả và nhà nghiên cứu văn học có
hàng loạt biệt danh trào lộng do thiên hạ đặt cho như : Trung Niên Thi Sĩ,
Brigitte Giáng, Giáng Monroe, Đười Ươi Thi Sĩ, Bùi Bê Bối, Bùi Bán Dùi, Bùi Bàn
Dúi, Bùi Tồn Lưu, Bùi Tồn Lê...Bùi Giáng còn được thiên hạ gọi: Bùi Hiền Sĩ,
Bùi Tiên Sinh, Bùi Chân Không, Ban Chủ Cái Bang, Quái Vật Linh Thiêng, Bùi
Giáng Chủ, Bùi Số Dách, Bùi Văn Chiêu Lỳ...chứng tỏ bản thân Bùi Giáng, sự tồn
tại của Bùi Giáng đã không khác một hiện tượng cà rỡn, và khi Bùi Giáng điên,
tưởng cũng là một sự cà rỡn mà chỉ Bùi Giáng mới rõ.
ĐỪNG GÂY THÊM NỮA TỘI ÁC VỚI DÂN TỘC, VỚI LỊCH SỬ
Phạm Đình
Trọng
1. BÓNG ĐEN NHỮNG VỤ ÁN CHÍNH TRỊ Ô NHỤC TRONG QUÁ KHỨ ĐANG TRỞ
LẠI
Đọc những bài viết phê phán ông Lê Hiếu Đằng trên báo Quân Đội
Nhân Dân, báo Nhân Dân, báo Đại Đoàn Kết, báo Công An Nhân Dân, báo Sài Gòn Giải
Phóng . . .tôi lại nhớ đến những bài viết rầm rộ, đồng loạt, tới tấp đánh NVGP
(Nhân Văn Giai Phẩm) trên các báo ở miền Bắc hồi những năm 1956, 1957.
Những bài viết phê phán ông Lê Hiếu Đằng sao giống khẩu khí, giọng
điệu, giống cả thái độ quyền uy lấn lướt, giống cả sư hằn học nhỏ nhen, muốn
làm sống lại cả không khí ngột ngạt, căng thẳng thời đánh NVGP đến thế. Chỉ
khác chút ít về độ nóngvà qui mô.
Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013
NHỮNG SỰ THẬT CẦN PHẢI BIẾT - PHẦN 18 - TỘI ÁC CỦA PHẠM VĂN ĐỒNG
Đặng Chí Hùng - Phạm Văn Đồng là một nhân vật cao cấp trong bộ máy lãnh đạo của cộng sản. Phạm Văn Đồng cũng như nhiều đàn em của Hồ Chí Minh đã gây nhiều tội ác như Cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm, thảm sát Mậu Thân... Tuy nhiên nổi bật hơn cả là hai tội ác: Bán nước và tàn ác với quân dân cán chính VNCH.
THƯ NGỎ CỦA ÔNG LÊ HIẾU ĐẰNG
Kính gửi: – Các ông Giám đốc Đài Truyền hình Trung ương, TP HCM
- Tổng biên tập các báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Đại đoàn kết, Công an Nhân dân, Sài Gòn Giải phóng và các báo do sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương đã và sẽ đăng bài phê phán bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi.
HỒI KÝ ĐỜI TÔI CỦA CỰU TỔNG THỐNG BILL CLINTON - PHẦN 1
CƠN ÁC MỘNG MONICA
Cuốn sách dày 957
trang này, được ông Clinton viết và chỉnh sửa suốt 3 năm qua, được tung ra 1,5
triệu bản (kỷ lục mới đối với loại sách tự truyện) ngay trong lần phát hành đầu
tiên và mang lại cho tác giả một số tiền ứng trước lên đến 10 triệu USD.
0h ngày 22/6, nhiều
nhà sách ở New York và Washington đã không đóng cửa như thường lệ, vì tất cả đều
muốn đưa đến tay bạn đọc cuốn hồi ký "Đời tôi" của cựu tổng thống Mỹ
Bill Clinton, tác phẩm làm dư luận xôn xao vài tháng qua, sớm nhất.
HỒI KÝ ĐỜI TÔI CỦA CỰU TỔNG THỐNG BILL CLINTON - PHẦN 2
Sớm 19/8/1946, dưới bầu trời trong sáng sau
cơn bão hè dữ dội, tôi chào đời ở Bệnh viện Julia Chester, thị trấn Hope, tây
bắc Arkansas, cách biên giới Texas với Taxarkana 52 km về phía đông. Mẹ đặt tên
cho tôi là William Jefferson Blythe III theo tên cha William Jefferson Blythe
Jr., một trong 9 người con của một nông dân nghèo ở Sherman, Texas.
Theo lời các cô, cha tôi luôn cố chăm sóc họ.
Khi lớn lên, ông đẹp trai, chăm chỉ, và là một người thích bông đùa. Ông gặp mẹ
tôi tại Bệnh viện Tri-State ở Shreveport, Louisiana năm 1943 khi bà đang học
làm y tá. Sau này, khi lớn lên, nhiều lần tôi đòi mẹ kể chuyện gặp gỡ, hẹn hò
và hôn nhân của họ. Cha tôi tới thăm ai đó dường như đang nằm cấp cứu tại chiếc
giường mà mẹ tôi phục vụ, và hai người đã nói chuyện, tán tỉnh nhau khi người
phụ nữ kia được điều trị. Trên đường rời bệnh viện, ông chạm vào ngón tay mà bà
đang đeo chiếc nhẫn của bạn trai bà tặng, và hỏi bà đã kết hôn chưa. Bà lúng
búng nói “chưa” - bà vẫn còn độc thân. Ngày hôm sau, ông gửi tặng hoa cho người
phụ nữ kia và làm rung động trái tim của mẹ tôi. Rồi cha hẹn gặp mẹ, giải thích
ông luôn tặng hoa khi chấm dứt mối quan hệ.
HỒI KÝ ĐỜI TÔI CỦA CỰU TỔNG THỐNG BILL CLINTON - PHẦN 3
Trong khi việc học luật diễn tiến tốt đẹp thì
đời sống cá nhân của tôi lại thật rối ren. Tôi vừa chia tay với một cô gái sau
khi cô quyết định trở về quê làm đám cưới với anh bồ cũ. Sau đó lại có cuộc
chia lìa rất đau khổ với một nữ sinh viên luật tôi rất mến nhưng cô lại không
muốn sự ràng buộc...
Tôi đã bắt đầu quen với việc sống một mình và
quyết định sẽ không dính líu với ai khác trong một thời gian xem sao. Thế rồi
có một ngày, tôi đang ngồi ở cuối lớp của giáo sư Emerson, người dạy môn chính
trị và quyền công dân, thì bỗng nhìn thấy một cô gái tôi chưa từng gặp bao giờ.
HỒI KÝ ĐỜI TÔI CỦA CỰU TỔNG THỐNG BILL CLINTON - PHẦN 4
THỜI THƠ ẤU CỦA BILL CLINTON
Lớn lên giữa tình
thương và những dằn vặt nội tâm, trong Bill Clinton đã phát triển một tâm lý
phức tạp, đan xen những thành ý và dục vọng đen tối. Sau này, khi ông trở thành
tổng thống Mỹ rồi vụ việc Monica diễn ra, mẹ ông có lần đã nửa đùa nửa thật:
“Nếu ngoan hơn một chút, thì con tôi trở thành một ông thánh được đấy”.
Bill Clinton đã kể lại
về tuổi thơ trong Đời tôi.
Ba tình thương yêu
Khoảng một năm sau, mẹ
tôi quyết định về lại Bệnh viện Charity Hospital ở New Orleans, nơi bà đã từng
thực tập ngành y tá gây mê. Ngày xưa, các bác sĩ phải tự gây mê cho bệnh nhân,
do đó nhu cầu y tá ngành này cũng rất cao, mang lại sự nể vì cho mẹ và thêm
tiền bạc cho gia đình chúng tôi, nhưng chắc mẹ cũng rất buồn vì phải xa tôi.
Nhưng cạnh đó, thành phố New Orleans là nơi có rất nhiều cám dỗ ngay sau khi
Thế chiến thứ hai chấm dứt. Tôi nghĩ rằng nơi đây cũng không quá tệ đối với một
góa phụ trẻ đẹp đang muốn tìm quên nỗi buồn phiền.
HỒI KÝ ĐỜI TÔI CỦA CỰU TỔNG THỐNG BILL CLINTON - PHẦN 5
HAI CÁCH NHÌN THẾ GIỚI
Trong khi tôi đang gặp hai ông Chirac (Tổng
thống Pháp) và Prodi (Chủ tịch Ủy ban châu Âu), thì nhóm lo vấn đề Trung Đông
bắt đầu họp tại phi trường quân sự Bolling ở Washington, Hillary đón tiếp bà
Laura Bush tại Nhà Trắng, và gia đình chúng tôi đi kiếm nhà tại Washington.
Ngày sau đó, tân Tổng thống Bush đến Nhà Trắng
để có cuộc họp cũng cùng một mục đích như cuộc họp tôi đã có với cha ông ta tám
năm trước. Chúng tôi nói chuyện về cuộc tranh cử, về hoạt động của Nhà Trắng và
vấn đề an ninh quốc gia. Ông Bush đã thành lập một nhóm phụ tá đầy kinh nghiệm
gồm những người đã từng tham dự các chính phủ Đảng Cộng hòa trước đây. Họ tin
rằng những vấn đề an ninh lớn nhất là Iraq và nhu cầu phải có một hệ thống
phòng thủ chống tên lửa cấp quốc gia.
HỒI KÝ ĐỜI TÔI CỦA CỰU TỔNG THỐNG BILL CLINTON - PHẦN 6
CÚ BẮT TAY LỊCH SỬ
Ngày 10/9/1993, tôi loan báo rằng lãnh đạo Do Thái và Tổ chức
Giải phóng Palestine (PLO) sẽ ký thỏa ước tại Nhà Trắng. Vài ngày trước lễ ký,
báo chí hỏi tôi rằng liệu Arafat có được tiếp đón tại Nhà Trắng hay không. Tôi
nói là điều này tùy thuộc vào các phe quyết định xem ai sẽ đại diện cho họ tại
buổi lễ.
Thế nhưng trong lòng tôi rất muốn cả hai ông Yitzhak Rabin (thủ
tướng Israel) và Yasser Arafat (lãnh đạo Palestine) cùng hiện diện vì nếu họ
không có mặt thì không ai trong vùng Trung Đông tin rằng họ hoàn toàn sẵn sàng
thi hành những điều căn bản vừa thỏa thuận xong.
HỒI KÝ ĐỜI TÔI CỦA CỰU TỔNG THỐNG BILL CLINTON - PHẦN 7
BILL CLINTON VÀ BORIS YELTSIN
Cuối tháng 4/1994, cựu tổng thống Richard
Nixon qua đời, đúng một tháng một ngày sau khi viết cho tôi một bức thư rất đặc
biệt, dài bảy trang, về chuyến đi của ông tại Nga, Ukraine, Đức và Anh [...].
Ông lo ngại về tình hình chính trị của tổng
thống Yeltsin và tinh thần bài Mỹ đang gia tăng trong Viện Đuma (1). Ông kêu
gọi tôi hãy quan hệ thân thiện với ông Yeltsin nhưng cũng nên giữ liên lạc với
những thành phần dân chủ tại Nga; cải thiện mục tiêu và cách điều hành viện trợ
quốc tế của Mỹ; và đưa một doanh gia lên điều hành việc vận động nhiều đầu tư
của các công ty tư nhân vào Nga.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)