Thục-Quyên - Đả Đảo Cộng Sản - Luật gia Nguyễn Bắc
Truyển bị bắt ngày 30/07/2017 với cáo buộc "âm mưu lật đổ chính quyền nhân
dân", cùng với một số thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ.
“Kẻ hèn nhát hỏi: ‘Có an toàn không?’ Kẻ cơ hội hỏi: ‘Có khôn khéo không?’ Kẻ rởm đời hỏi: ‘Có được tiếng tăm gì không?’ Nhưng, người có lương tâm hỏi: ‘Có là lẽ phải không?’ Và có khi ta phải chọn một vị trí không an toàn, không khôn khéo, không để được tiếng tăm gì cả, nhưng ta phải chọn nó, vì lương tâm ta bảo ta rằng đó là lẽ phải.”
Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018
Thứ Hai, 26 tháng 3, 2018
CÁC CỤ PHAN BỘI CHÂU, HUỲNH THÚC KHÁNG VÀ NGUYỄN SINH SẮC
Bác Sỹ Lê Bá Vận – Đả
Đảo Cộng Sản...“Cha nào con nấy, Sắc sao Hồ vậy”, HCM có
“gen” di truyền cha nát rượu, sát nhân. Nguyễn Sinh Sắc say rượu gây án mạng
(1910) thì HCM say máu, xem rẻ nhân mạng, giết cả trăm ngàn dân năm 1954-56
CCRĐ - Hồ có lau vài giọt nước mắt cá sấu - là những tội ác không thể tha thứ,
biểu lộ dấu ấn sâu đậm của một tâm địa cực kỳ độc ác...
HỌ CÒN MUỐN GÌ NỮA?
Phạm Đoan Trang-Đả Đảo
Cộng Sản - Sau
cuộc "đào thoát" hôm 26/2/2018 (tôi có kể lại chuyện này trong bài
"Chúng sẽ đến trong năm phút nữa"), tôi đã nghĩ là mình thoát rồi, và
đã nói với bạn bè rằng mình đang "lẩn trốn ở Việt Nam".
MIỆNG NAM MÔ, BỤNG MỘT BỒ DAO GĂM
Hưng Yên–Đả Đảo Cộng Sản - Thật đấy các vị, nếu
chỉ nhìn phớt qua và nghe cách hắn nói không thôi thì hầu hết người nghe đều
lầm tưởng các hắn toàn là những người hiền lành, đạo đức trên thế gian này hiếm
có. Thế nhưng "thức khuya mới biết đêm dài, sống lâu mới biết
lòng người nông sâu!" So sánh ngày mới chiếm được Miền Nam
với bây giờ thì các hắn đã khác nhau một trời một vực. Hỏi khác nhau như thế
nào? Xin thưa ngay là nó như thế này:
Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018
NGÀY PHỤ NỮ MÙNG 8 THÁNG 3 NĂM NAY MANG TÊN: NGÀY ĐOAN TRANG
Phạm Đình Trọng-Đả Đảo Cộng Sản
1. Đoan Trang đã nói thẳng lí tưởng sống của
mình, đã viết ra cái slogan cuộc đời mình: Tôi đấu tranh để chống độc tài,
và nhà nước cộng sản ở Việt Nam hiện nay là nhà nước độc tài nên
tôi đấu tranh để xóa bỏ nó.
Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2018
TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM TRẦN THỊ NGA BỊ CHUYỂN TRẠI TRONG DỊP TẾT MẬU TUẤT
Cộng Tác Viên DLB-Đả Đảo Cộng Sản -TNLT Trần Thị Nga đã bị
nhà cầm quyền Việt Nam chuyển từ Hà Nam vào trại giam Đắk Trung, một trại giam
nằm ở khu vực hẻo lánh của huyện Cứ M'gar, tỉnh Đắk Lắk – cách xa tỉnh Hà Nam
hơn 1000km.
Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018
CHUYỆN SAU MẬU THÂN 1968
Trần Gia Phụng-Đả Đảo Cộng Sản - Sau 50 năm, báo chí,
sách vở đã viết nhiều về Tết Mậu Thân (1968). Bài nầy chỉ xin trình bày
sơ lược một đề tài mà chưa ai đề cập đến. Đó là “Chuyện sau Mậu
Thân”. Những câu chuyện sau Mậu Thân có thể chia thành hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu từ 1968 đến 1975. Giai đoạn hai từ 1975 cho đến nay.
Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018
VẠN NIÊN LÀ VẠN NIÊN NÀO
Phạm Đình Trọng – Đả Đảo Cộng Sản 30 năm, ba lần đánh tan
quân Nguyên Mông hùng mạnh xâm lược, giữ vững biên cương phía Bắc, dẹp yên sự
quấy rối của Chiêm Thành, mở mang bờ cõi về phía Nam, triều Trần là triều viết
lên trang chói lọi nhất trong lịch sử Việt Nam dựng nước. Triều Trần cũng là
triều thịnh trị, kinh tế sung túc, văn hóa rực rỡ, xã hội thanh bình, dân ấm
no, yên vui lâu bền nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Triều Trần
cũng là triều gần dân nhất, trong dân nhất. Thời chiến, vua Trần mời trí lự của
dân đến điện Diên Hồng trong Hoàng thành Thăng Long, hỏi dân, nghe dân đối sách
với giặc. Thời bình, buổi tối vua Trần thường ngồi thuyền ra khỏi Hoàng Thành.
Ngày đó Thăng Long còn lênh láng nước. Thuyền vua dạt vào quán nước, ghé vào
chiếu hát ca trù. Sống gần dân, khi chết các vua Trần cũng về nằm chung nghĩa
trang làng với dân.
Có công lớn với dân, với nước như vậy nhưng
các vua nhà Trần khi rời ngôi đều về với lũy tre xanh ở quê nhà Tức Mặc, Thiên
Trường, Nam Định. Khi về với tổ tiên đều lặng lẽ và thanh thản gửi xác vào mảnh
đất quê Tức Mặc, gửi hồn vào ngọn cỏ lá cây Thiên Trường. Không xây bia mộ bề
thế, không đúc tượng đồng uy nghi, không tạc tượng đá sừng sững, các vua Trần
chỉ lo xây chùa, đúc chuông, tô tượng Phật cho dân có nơi gửi đức tin. Vị tướng
lẫm liệt có công trạng lớn nhất của triều Trần huy hoàng, cũng là vị tướng tài
võ công hiển hách nhất trong lịch sử Đại Việt, được cả sử sách thế giới ghi
nhận là Trần Hưng Đạo cũng chọn nơi về với tổ tiên là mảnh đất bình dị, thiên
nhiên hoang sơ giữa cánh rừng Kiếp Bạc, Chí Linh, Hải Dương, nơi ông đặt bản
doanh chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, cách kinh kì Thăng Long
hơn 80 cây số.
Ngày nay lí luận cộng sản, sử sách cộng sản
vẫn nhìn nhận, phê phán xã hội phong kiến là xã hội phân biệt giai cấp nặng nề,
sâu sắc. Nhưng các quan lớn, nhỏ triều Trần cũng như tất cả các triều đại phong
kiến khác khi rũ áo từ quan đều trở về với làng xóm, khi chết đều gửi xác vào
mảnh đất quê. Tang lễ đều do con cháu họ mạc tự lo, ngân khố quốc gia không
phải chi một xu, một hào. Ân huệ của nước, của vua chỉ là mấy cờ lọng, sắc
phong vua ban cho khi làm quan: Cờ biển vua ban cho ngày trước
/ Khi đưa thầy con rước đầu tiên (Nguyễn Khuyến)
Chế độ cộng sản lên án chế độ phong kiến bất
công, thối nát, quyết đào mồ chôn chế độ tư bản bóc lột và những người cộng sản
cầm quyền đã lùa cả dân tộc vào cuộc đấu tranh giai cấp, cải cách xã hội, chiến
tranh ý thức hệ. Cả chục triệu dân lành phải bỏ xác trong những cuộc đấu tranh
giai cấp man rợ, hủy hoại tính người và trong những cuộc chiến tranh ý thức hệ
liên miên, đẫm máu để xóa bỏ giai cấp, xóa bỏ bất công, xây dựng xã hội theo
tiêu chí bình đẳng, công bằng, không còn áp bức, bóc lột, bất công, không còn
giai cấp.
Nhưng hiện thực đang diễn ra ở xã hội cộng sản
Việt Nam lại là xã hội phân biệt giai tầng, phân chia đẳng cấp quái gở nhất, lố
bịch nhất, trơ trẽn nhất. Cách mạng vô sản đưa tầng lớp khốn cùng trở thành
giai cấp thống trị. Ngàn đời khốn cùng, thua kém mọi người, nay có vị trí thống
trị xã hội, cái mà họ khao khát không phải là cống hiến, thể hiện mình, đóng
góp cho đời vì họ chẳng có gì để thể hiện, đóng góp. Họ chỉ khao khát mọi hưởng
thụ, mọi quyền lợi phải vượt trội hơn mọi người. Và xã hội cộng sản đã nảy nòi
ra tầng lớp thống trị mặc sức dùng tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân chăm lo
cho giai cấp thống trị kĩ càng, chi li, tốn kém hơn cả thời phong kiến suy tàn,
thối nát.
Ăn có đặc sản. Đi xa có chuyên cơ. Đi gần có
xe hộ tống, tiền hô hậu ủng. Ở có phố quan, có biệt điện kín cổng cao tường.
Hắt hơi sổ mũi có ban chăm sóc bảo vệ sức khỏe trung ương chăm lo. Chết có
nghĩa trang riêng, có mộ phần thênh thang, có nhà tưởng niệm tô vẽ công lênh,
có tượng đồng, tượng đá nhiều hơn tượng Chúa, tượng Phật. Nhiều ông quan cộng
sản khi sống ngập ngụa trong thói hư trần tục và tội lỗi ma quỉ, đã hưởng quá
nhiều đặc quyền, đặc lợi, khi chết lại được nhà nước cộng sản lấy tài nguyên
của nước, lấy tiền thuế của dân một cách vô tội vạ, vô trách nhiệm để thần
thánh hóa những ông quan trần tục và tội lỗi có vai vế trong triều cộng sản,
qua đó thần thánh hóa cả một thời cộng sản, thời dựng lên và tồn tại bằng máu
và nước mắt dân lành.
Sau thắng lợi không trọn vẹn của cuộc kháng
chiến chống Pháp. Không trọn vẹn vì cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc bằng
hiệp định Genève cắt đôi đất nước Việt Nam thành hai trận tuyến đối kháng, chia
đôi dân tộc Việt Nam thành hai thế lực thù địch, tất yếu tạo ra thảm họa không
thể tránh khỏi là cuộc nội chiến Nam – Bắc đẫm máu kéo dài suốt 20 năm. Thắng
lợi không trọn vẹn, mới làm chủ nửa dải đất Việt Nam, những người cộng sản Việt
Nam về thủ đô Hà Nội liền ban hành ngay những sắc luật, những chính sách để
tách biệt quan với dân, để phân hạng quan to, quan nhỏ, quan càng to càng nhiều
đặc quyền, đặc lợi. Thói đặc lợi cộng sản giành phần hơn từ miếng ăn với dân đã
được bia miệng dân gian khắc ghi:
Tôn Đản là chợ vua quan
Nhà Thờ là chợ trung gian nịnh thần
Bắc Qua là chợ thương nhân
Vỉa hè là chợ nhân dân anh hùng.
Lương cao nhưng quan chức cấp cao cộng sản lại
ít phải dùng đồng lương lo cho cuộc sống hàng ngày. Mọi nhu cầu của đời sống
đều được nhà nước cộng sản đáp ứng miễn phí, lại có phiếu mua hàng trong cửa
hàng cung cấp riêng ở phố Tôn Đản dành cho quan cấp bự. Giá rẻ như cho không.
Từ túi kẹo sữa của Nga cho cậu ấm, cô chiêu đến chai rượu Mao Đài, bao thuốc lá
Thiên An Môn của Tàu Cộng cho các quan ông. Từ lọ nước hoa Bulgari cho các quan
bà đến chiếc tủ lạnh Saratov của Nga cho gia đình quan. Trăm năm bia đá thì mòn / nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ. Bia
miệng về chợ vua quan Tôn Đản thời cộng sản sẽ còn mãi cùng với bia miệng về
một triều đại hại dân đã sụp đổ trong lòng dân nhưng vẫn cố xây thành cao, đào
hào sâu bằng xương máu dân để cố kéo dài triều đại thối nát, kéo dài nỗi thống
khổ của dân: Vạn niên là vạn niên nào / Thành xây xương lính, hào đào máu
dân.
Xã hội cộng sản chỉ có một bảng giá trị là
thang bậc quan chức và con người muốn tiến thân chỉ có con đường bon chen vào
con đường quan chức. Thị trường mua quan bán chức trở thành thị trường ngày
càng phát đạt, rầm rộ, nhộn nhịp nhưng cũng ngày càng khốc liệt. Chốn quan
trường chỉ còn là chốn đua chen của những nhân cách thấp hèn. Những nhân cách
xôi thịt, hối hả bòn rút, vơ vét của công, cướp bóc của dân và tàn độc sát phạt
nhau để giành ghế chốn công đường mà tiếng súng thanh toán nhau, máu chảy lênh
láng ở tỉnh đường Yên Bái năm 2016 là một thí dụ.
Thôi, khỏi nói sự phân cấp về miếng ăn, chỗ ở,
về tiêu chuẩn chữa bệnh, tiêu chuẩn thư kí, vệ sĩ, công vụ, tiêu chuẩn ô tô
riêng từ ngót nghét tỉ đồng đến vài tỉ đồng đưa đón các quan cộng sản. Chỉ nhìn
cách nhà nước cộng sản thoải mái lấy tài nguyên của nước, phóng tay ném tiền
thuế của dân lo cho cái chết của quan cộng sản cũng thấy sự thấp kém trong tầm
văn hóa, tầm nhân văn, sự vô liêm sỉ trong nhân cách, sự méo mó, nhố nhăng
trong lí tưởng sống, sự khinh miệt, bất nhẫn với người dân của nhà nước cộng
sản.
Kí hiệp định Genève cắt đôi đất nước thành hai
trận tuyến, cắt đôi dân tộc thành hai thế lực thù địch. Gieo rắc hận thù giữa
hai nửa giống nòi Việt Nam rổi đẩy hai nửa hận thù đó vào cuộc nội chiến tương
tàn một mất một còn. Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết làm chiếm
tranh xóa sổ một nửa giống nòi Việt Nam, quyết dành độc quyền thống trị cả
nước. Đó là một tội ác lịch sử. Cùng với tội ác cải cách ruộng đất phá tan đạo
lí thương yêu đùm bọc “thương người như thể thương thân” làm nên sức mạnh
trường tồn Việt Nam là hai tội ác lớn nhất của nhà nước cộng sản thời kì đó.
Gây ra hai tội ác lớn với lịch sử, với nhân dân rồi những người cộng sản rời
bóng tối rừng sâu về ánh sáng kinh kì.
Vừa về làm chủ Phủ Toàn quyền Đông Dương, làm
chủ Hoàng thành Thăng Long, những người cộng sản liền tự ban cho mình nhiều đặc
lợi mà các nhà nước phong kiến và nhà nước bù nhìn tay sai thực dân trước đó dù
tham lam, thối nát đến đâu cũng không thể làm, không nỡ làm. Trong đó có hai
đặc lợi chướng tai gai mắt nhất là ăn Tôn Đản, chết Mai Dịch. Đặc lợi ăn Tôn
Đản đã được dân gian khắc vào bia miệng. Đặc lợi chết Mai Dịch rồi cũng sẽ có
bia miệng dân gian, tiếu lâm dân gian.
Khi mới làm chủ nửa nước, còn đang phải diễn
màn dập đầu tạ tội với dân về hàng trăm ngàn dân lành bị đấu tố, hành hình chết
oan trong cải cách ruộng đất, nhà nước cộng sản đã chiếm hơn 5 ha đất nghĩa
trang Mai Dịch của những liệt sĩ Hà Nội làm nghĩa trang riêng cho quan chức
cộng sản cấp cao, xây mả lớn cho những người cộng sản tự nhận là có công với
nước.
Lịch sử luôn công bằng và người dân luôn biết
ứng xử bằng đạo lí. Với những ai thực sự có công với dân với nước, dân tự lập
đền thờ, chẳng cần tiêu chuẩn cấp bậc. Chỉ những kẻ công ít, tội nhiều mới phải
vơ công để giấu tội. Tự cho mình phải có nghĩa trang riêng, có mả lớn là tự kể
công với dân, với nước, đòi đất nước mãi mãi ghi công, bắt nhân dân đời đời thờ
phụng.
Làm chủ nửa nước, mới làm hai việc lớn: Kí
hiệp định Genève cắt đôi đất nước, chia đôi giống nòi Việt Nam và làm cuộc cải
cách máu trên ruộng đất, nhà nước cộng sản liền chiếm hơn 5 ha đất vàng kinh kì
xây mả lớn cho những quan chức cộng sản cao cấp được nhà nước cộng sản tự cho
là có công với nước. Làm chủ cả nước, nhà nước cộng sản đã làm thêm nhiều việc
vô cùng lớn nhằm vô sản hóa, bần cùng hóa, nô lệ hóa người dân, thâu tóm toàn
bộ quyền lực của nhân dân vào tay nhà nước cộng sản và cắt đất, dâng biển cho
Tàu Cộng, đưa giống nòi Việt Nam ngày càng chìm sâu vào thân phân chư hầu Tàu
Cộng:
Cho ra đời những bản Hiến pháp tước đoạt quyền
làm chủ đất nước của người dân. Người dân làm chủ đất nước bằng tự do ứng cử và
tự do bầu chọn lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Điều 4 Hiến pháp cộng sản
đã cho những người cộng sản quyền đương nhiên lãnh đạo nhà nước và xã hội,
không cần đến sự bầu chọn của người dân. Hiến pháp cộng sản mới nhất còn cho
nhà nước cộng sản quyền thâu tóm toàn bộ tài nguyên đất nước, thâu tóm cả quyền
sở hữu đất đai từ ngàn đời của người dân. Điều 4 Hiến pháp 2013 tước đoạt quyền
làm chủ đất nước của người dân thì điều 53 của Hiến pháp đó tước đoạt luôn
quyền làm chủ mảnh đất riêng của mỗi gia đình do cha ông họ để lại.
Nô dịch người dân, tước đoạt những giá trị làm
người của người dân. Lùa hơn triệu người dân không cùng ý thức hệ cộng sản vào
những nhà tù khắc nghiệt núp dưới cái tên trại tập trung cải tạo. Sự đày đọa
trong thống khổ, thiếu thốn cả vật chất, tinh thần và tình cảm đã đem đến cái
chết thê thảm cho hàng chục ngàn người tù tập trung cải tạo. Miệng nói hòa
giải, hòa hợp dân tộc nhưng lại lùa chính những người cần hòa giải, hòa hợp dân
tộc vào tù đầy mút mùa, những người cộng sản đã khoét sâu mãi mãi sự chia rẽ,
li tán, hận thù dân tộc. Một dân tộc bị chia rẽ, li tán và không nguôi thù hận
nhau tất yếu sẽ suy yếu, không thể hùng mạnh, không thể giữ được độc lập, chủ
quyền trước tham vọng bành trướng của Đại Hán phương Bắc và hiện thực đất nước
những ngày này là minh chứng hùng hồn, hiển nhiên.
Xóa sổ đội ngũ tư sản dân tộc giầu lòng yêu
nước, giầu tài năng sáng tao. Phá nát nền công nghiệp non trẻ nhưng đầy nội lực
và đang công nghiệp hóa mạnh mẽ hòa nhập vào xã hội công nghiệp thế giới, đẩy
người dân vào thời kì nghèo đói cùng cực. Đói rách cơm ăn áo mặc. Đói rách cả
niềm tin.
Đất nước gấm vóc của cha ông để lại, Tổ quốc
thiêng liêng của mọi trái tim Việt Nam đã là sở hữu riêng của những người cộng
sản. Dù yêu nước cháy lòng, người dân cũng phải vượt biển bỏ nước ra đi. Dù chỉ
có một phần ngàn tia hi vọng sống sót giữa cái chết của bão biển, cướp biển,
của đói khát, bệnh tật bủa vây và gần nửa triệu người đã vùi xác dưới đáy biển
nhưng người dân đi tìm giá trị làm người, tìm ý nghĩa đích thực của cuộc đời
ngắn ngủi, vẫn cuồn cuộn bỏ nước ra đi, tìm sự sống trong cái chết. Dòng người
phải bỏ nhà cửa, bỏ mồ mả ông bà, bỏ nước, gạt nước mắt ra đi khi bùng phát,
khi âm thầm kéo dài từ năm 1975 đến tận hôm nay, gần nửa thế kỉ.
Tạo ra một cường quốc tham nhũng hàng đầu thế
giới, tạo ra một bộ máy nhà nước khổng lồ, kềnh càng, trì trệ, quá kém cỏi
trong quản trị quốc gia làm cho đất nước ngày càng tan hoang, lụn bại nhưng lại
quá giỏi bòn rút của cải, tài nguyên của nước, cướp đoạt nguồn sống của dân,
tạo ra một cường quốc dân oan, cường quốc xuất khẩu nô lệ tình dục và xuất khẩu
lao động làm thuê. Đưa đất nước vào con đường lạc lõng, tủi nhục với loài
người. Kinh tế, văn hóa đất nước ngày càng tụt xa ở phía sau trong tiến trình
đi tới văn minh, phát triển của loài người.
Để mất cụm đảo Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa
vì khi Tàu Cộng đánh chiếm Gạc Ma, lãnh đạo cấp cao của nhà nước cộng sản Việt
Nam cấm người lính Việt Nam giữ Gạc Ma không được nổ súng. Không cho người lính
Việt Nam được nổ súng chiến đấu giữ chùm đảo Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa
thực chất là lệnh dâng chùm đảo Gạc Ma cho Tàu Cộng. Dâng cả chùm đảo Gạc Ma
cho Tàu Cộng rồi lại kí hiệp định biên giới cắt hàng trăm cây số vuông đất biên
cương, nhượng hàng ngàn hải lí biển của lịch sử, của tổ tiên người Việt cho bạn
vàng ý thức hệ Tàu Cộng. Đó là tội lớn nhất trong những tội của một nhà nước
phản dân, hại nước, tội bán nước đớn hèn và nhục nhã.
Đất nước của nền văn minh sông Hồng tuy không
rực rỡ huy hoàng ở tầm nhân loại nhưng lung linh bản sắc riêng. Gần ngàn năm
Bắc thuộc, Đại Hán mang nền văn minh Trung Nguyên rực rỡ, huy hoàng đồng hóa
dân tộc Việt nhưng người Việt vẫn là người Việt vì văn minh sông Hồng đậm đà
bản sắc riêng vẫn bền bỉ trong hồn người Việt. Nền văn minh sông Hồng đã tạo ra
một dân tộc văn hiến, một đạo lí thương yêu để tồn tại, để sống còn, một nguyên
tắc ứng xử hòa hiếu là nhường nhịn, thương yêu, đùm bọc. Một câu nhịn là chín
câu lành. Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau
cùng.
Nhưng chỉ mấy chục năm trong thể chế cộng sản,
chỉ mấy chục năm dưới sự cai trị bằng bạo lực và dối trá của nhà nước cộng sản
Việt Nam, đất nước của nền văn minh sông Hồng, của ngàn năm văn hiến, của
thương yêu, đùm bọc, thương người như thể thương thân, trở thành đất nước của
bạo lực man rợ, đất nước của máu và nước mắt.
Nhà nước ứng xử với dân bằng bạo lực. Để duy
trì một thể chế chính trị lạc hậu cả trăm năm so với thế giới, nhà nước cộng
sản không có lẽ phải chỉ còn biết ứng xử với những tiếng nói khẩn thiết và
chính đáng đòi dân chủ, đòi quyền làm người của người dân bằng dùi cui công an,
bằng những điều luật độc tài 79; 88; 258, bằng tòa án áp đặt và bằng ngục tù
trung cổ. Người dân đang khỏe mạnh bị công mời đến trụ sở làm việc buổi sáng
thì buổi chiều đã thành cái xác với những vết bầm dập, thâm tím, phù nề khắp
người. Mỗi năm có hàng chục cái chết như vậy diễn ra từ năm này sang năm khác
và đã trở thành điều bình thường, thành chuyện thường ngày trong nhà nước cộng
sản Việt Nam.
Dân giải quyết mâu thuẫn, bất hòa nhỏ xíu với
nhau cũng bằng nắm đấm, dao găm, thuốc nổ và cả bằng súng tự chế. Chồng giết
vợ, vợ giết chồng phanh thây từng mảnh không còn là chuyện hiếm. Bạo lực cả ở
nơi của lễ nghĩa. Trường học nào cũng có hàng chữ son suy tôn lễ nghĩa: Tiên
học lễ, hậu học văn. Như công sở nào cũng có hàng chữ vàng suy tôn đảng cộng
sản: Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm. Nhưng trò đánh thầy, học trò
nói chuyện với nhau bằng đao búa, học trò tước đoạt mạng sống của nhau diễn ra
ở khắp nơi. Những clip nữ sinh yểu điệu thục nữ đánh nhau, lột quần áo của nhau
giữa lớp học, trên đường làng nhan nhản trên mạng xã hội.
Thể chế chính trị lạc hậu cả trăm năm vì ngay
từ đầu thế kỉ 20, những trí tuệ sáng láng và thức thời đã nhận ra xã hội chủ
nghĩa của Mác là độc tài, sắt máu, phản con người, phản tiến bộ, họ đã tách ra
khỏi phong trào cộng sản, lặng lẽ theo đuổi lí tưởng xã hội dân chủ, tạo ra
những xã hội ổn định, bình yên, kinh tế và văn hóa phát triển rực rỡ vì con
người ở những nước Bắc Âu, Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch. . . Trong khi đó, những
người cực đoan, cuồng tín giáo điều cộng sản kiên trì học thuyết bạo lực đấu
tranh giai cấp, chuyên chính vô sản đã tập hợp lại trong quốc tế ba và lập lên
đảng cộng sản ở các nước, sắt máu thực hiện bạo lực chuyên chính vô sản, tạo ra
cao trào cách mạng vô sản từ cách mạng Tháng Mười Nga 1917 đến cách mạng văn
hóa Trung Hoa những năm sáu mươi thế kỉ 20, dìm thế giới vào biển lửa chiến
tranh ý thức hệ, dìm loài người vào biển máu bạo lực đấu tranh giai cấp suốt
hơn nửa thế kỉ, giết chết cả trăm triệu sinh linh con người, biến những đất
nước tươi đẹp thành những nhà tù khổng lồ đầy đọa và công khai tàn sát hàng
loạt mạng người, âm thầm thủ tiêu những con người ưu tú ở Liên Bang Xô Viết, ở
Trung Hoa, ở Đông Âu, ở Việt Nam, ở Cuba.
Đã bước sang thế kỉ 21, thế kỉ của văn minh
tin học, những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam vẫn chìm đắm trong giáo điều
của máu ở đầu thế kỉ 20, vẫn cố duy trì chủ nghĩa xã hội của máu và nước mắt,
phản con người, phản tiến bộ mà những trí tuệ sáng láng và thức thời đã xa
lánh, vất bỏ từ đầu thế kỉ trước.
Loài người đã bước sang kỉ nguyên văn minh tin
học. Với văn minh tin học, với internet, mỗi con người đều có trí tuệ của cả
loài người, mỗi con người đều có sức mạnh của cả loài người. Được tự do, được
giải phóng sức sáng tạo, mỗi con người bình thường đều có thể trở thành người
khổng lồ như Bill Gates, như Steve Jobs. Nhưng trong nhà nước cộng sản Việt
Nam, người dân vẫn không được nhìn nhận là những cá thể Người, mãi mãi chỉ là
bầy đàn chuột bạch để nhà nước cộng sản làm cuộc thí nghiệm cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Ai đòi dân chủ, đòi quyền con người, ai bộc lộ chính kiến của lương
tâm con người và trách nhiệm công dân đều là “thế lực thù địch” với nhà nước
cộng sản, đều bị trừng trị bởi bạo lực của công an, bạo lực của những điều luật
phản dân chủ, phản con người 79; 88; 258, bạo lực của tòa án độc tài, bạo lực
của nhà tù cộng sản. Văn minh tin học đã nâng con người lên thành những người
khổng lồ thì con người trong nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn là con người nô lệ
trung cổ, vẫn chưa có được những quyền con người cơ bản, vẫn chỉ là bầy đàn
công cụ, là quần chúng cách mạng của đảng cộng sản. Duy trì học thuyết máu Mác
– Lê – Mao thực chất là duy trì chế độ phong kiến cộng sản còn tồi tệ hơn chế
độ phong kiến trung cổ giữa kỉ nguyên văn minh tin học.
Những việc làm kể trên của nhà nước cộng sản
Việt Nam với nhân dân, với đất nước, với lịch sử đều là những tội lớn, tội phản
nước hại dân. Trong đó tội dâng đất đai biển đảo của cha ông để lại cho Tàu
Cộng là tội nhục nhã, nhơ bẩn nhất của xã hội loài người và tội duy trì, áp đặt
cho xã hội Việt Nam một thể chế chính trị lạc hậu cả trăm năm nhằm nô dịch
người dân, biến 90 triệu dân thành bầy nô lệ của nhúm người lãnh đạo đảng cộng
sản là tội ác man rợ nhất trong lịch sử loài người.
Với thể chế dân chủ, người dân nắm quyền làm chủ
đất nước, nắm quyền quyết định số phận nhà nước thì những quan chức cấp cao của
nhà nước cộng sản, những người phải chịu trách nhiệm chính trong những tội ác
trên phải bị truy tố trước pháp luật, trước nhân dân, trước lịch sử và vị trí
xứng đáng dành cho họ sau đó là nhà tù và những nấm mộ ô nhục của kẻ phản dân
hại nước.
Nhưng nhà nước độc tài có hai nét đặc trưng
tiêu biểu: Một là tước đoạt quyền làm chủ đất nước, làm chủ xã hội của người
dân, quyết buộc người dân trắng tay, không còn một chút quyền lực chính trị, cả
đến quyền công dân, quyền cơ bản của con người, người dân cũng không còn. Hai
là dành đặc quyền đặc lợi cho những kẻ độc tài đương quyền. Nhà nước độc tài
cộng sản còn độc tài hơn hẳn những nhà nước độc tài khác ở chỗ dành đặc quyền
đặc lợi cả cho những nhà độc tài khi đã chết.
Hơn 5 ha đất đặc quyền đặc lợi dành cho những
nhà độc tài cộng sản ở Mai Dịch đã bị những người độc tài cộng sản lớp trước
chiếm hết rồi. Những nhà độc tài cộng sản đương quyền liền đẻ ra ngay dự án
dành 1400 tỉ tiền thuế của dân và 120 ha đất lành của nước, ở ngay chân núi
thiêng Ba Vì, dưới bóng cả thần Tản Viên để làm Mai Dịch mới hoành tráng, xa xỉ
gấp nhiều lần Mai Dịch cũ cho những nhà độc tài đương chức hôm nay và ngày mai.
Cả khi chết, những người cộng sản cũng dành bằng được đặc quyền đặc lợi với dân
với nước.
Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ. Trần Hưng
Đạo là người có công lớn với sự vững bền của đất nước, có công lớn với cuộc
sống bình yên của nhân dân, được nhân dân cả nước tôn làm người cha của trăm
họ. Dù khi chết Trần Hưng Đạo chỉ có nấm mồ bình dị trong cánh rừng hoang sơ
Kiếp Bạc, Chí Linh nhưng muôn đời sau, tháng tám, tháng Đức Trần Hưng Đạo về
cát bụi, lòng dân cả nước đều thành kính làm giỗ tưởng niệm trong tâm tưởng
người cha của trăm họ.
Một dân tộc đã biết đời đời thờ phụng một hồn
thiêng có công với dân với nước dù hồn thiêng đó chẳng để lại mồ to mả lớn thì
dân tộc đó cũng biết cách ứng xử đích đáng với những kẻ chỉ để lại họa cho dân,
cho nước. Dù kẻ để lại họa cho dân cho nước có mồ to mả lớn thì đó cũng chỉ là
những mồ to mả lớn của tội ác to, của sự ô nhục lớn. Tội ác thì không thể ngạo
nghễ tồn tại trong không gian mà chỉ tồn tại trong bia miệng dân gian mà
thôi. Vạn niên là vạn niên nào / Mồ xây tội ác, mả đào hờn căm.
Phạm Đình Trọng – Đả Đảo
Cộng Sản
Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018
MƯỜI NĂM TRƯỚC (2008) HỒI KÝ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH BỊ "ĐÁNH" NHƯ THẾ NÀO?
Cũng vào những ngày này 10 năm về trước, báo chí lề phải,
đặc biệt là các tờ báo của ông tướng công an Hữu Ước bỗng xuất hiện loạt bài
đánh dữ dội tập Hồi ký của nhà giáo, nhà văn Nguyễn Đăng Mạnh. Người ta đưa cho
nhau đọc những bài viết của Đặng Huy Giang (Bệnh thường tình mà nên tránh),
bài của Đỗ Hoàng (Một cuốn hồi ký lẫn nhiều sạn), bài
của Nguyễn Hữu Thắng (Về hồi ký của Nguyễn Đăng Mạnh – Tác giả SGK
văn học), của Thanh Trúc (Tâm sự đường đời hay nơi trút
hận). Đặc biệt người đọc thấy rất không bình thường khi đọc những
bài của Chu Giang - Nguyễn Văn Lưu (ông này chắc là người Thanh Hoá), với bài “Về hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh” đăng trên Hồn Việt số
18 ra tháng 12/ 2008 và bài của Thượng Nguyên (ông này chắc chắn là dùng bút
danh) với bài “Chất độc hại trong một cuốn hồi ký”
đăng trên An ninh thế giới số 815 ra ngày thứ tư (10/12/2008.)
Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018
NHỮNG NGÔI MỘ TẬP THỂ Ở HUẾ
Trần Gia Phụng – Đả Đảo Cộng Sản Khát Máu
1. Bộ đội cộng sản bị đẩy lui
Không tổ chức được cuộc tổng khởi nghĩa (chữ
của cộng sản), Việt cộng còn bị quân đội Việt Nam Công Hòa (VNCH) và Đồng minh
phản công mạnh mẽ, đẩy lui ra khỏi Huế.
Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018
HỒI KÝ GIẢI KHĂN SÔ CHO HUẾ CỦA NHÃ CA - KỲ 1
Tôi được sinh ra ở Huế, lớn lên với Huế, nhưng khi trưởng thành,
đã rời gia đình, bỏ thành phố và ra đi biền biệt.
Hồi trước Tết Mậu thân, hôm 23 tháng chạp năm mùi, đang cùng chồng con cúng ông
táo, tôi bỗng nhận được điện tín từ Huế : về ngay, ba hấp hối.
Với một gói hành lý vội vàng, đứa con hư hỏng của gia đình và thành phố là tôi, đã trở lại Huế để chụi tang người cha thân yêu. Và rồi như bao người khác, đã phải chịu luôn cái tang lớn cho cả thành phố, khi biến cố tết Mậu Thân bùng nổ.
Với một gói hành lý vội vàng, đứa con hư hỏng của gia đình và thành phố là tôi, đã trở lại Huế để chụi tang người cha thân yêu. Và rồi như bao người khác, đã phải chịu luôn cái tang lớn cho cả thành phố, khi biến cố tết Mậu Thân bùng nổ.
HỒI KÝ GIẢI KHĂN SÔ CHO HUẾ CỦA NHÃ CA - KỲ 2
3 NHỮNG MẢNH VỤN GÓP
NHẶT
Sau một đêm hò hét, phẫn nộ, rực lửa, bóng tối cũng tan dần. Trời vừa hé sáng thì những tiếng súng cũng im bặt.
Mặt trời như đã nổ tan tành từ bao giờ. Ánh sáng của ngày hắt
hiu, buồn thảm. Buổi sáng nay thức dậy không nghe tiếng gà gáy, không có tiếng
chim kêu, không có tiếng chuông chùa và tiếng chuông nhà thờ, cả tiếng gà vịt
cũng không nữa.
Bầu trời như muốn ứa nước. Những khu vườn bỗng tiêu điều u ám lạ, cỏ đẫm sương
mai bị dẫm nát tan tành, vung vãi những giẻ rách, mảnh đạn và vết máu. Vết máu
kéo lê mặt đường, nối dài từ khu vườn này sang khu vườn khác. Một vài vũng máu
còn đọng trước sân, bên bể cạn, cạnh gốc mai vàng ngập ngừng e ngại vì màu sắc
quá tươi tắn.
HỒI KÝ GIẢI KHĂN SÔ CHO HUẾ CỦA NHÃ CA - KỲ 3
NHÃ CA |
Bốn ngày
liền, tôi nằm dưới hầm tối và trong bốn ngày, tôi đã phải nhịn ăn hết hai. Sáng
hôm nay, đứa em gái bò lên khỏi hầm lục lọi đâu được khúc bánh tét đã mốc meo.
Nó bò xuống, lột lá và cứ đút từ miệng người này cắn một miếng tới miệng người
khác.
Tôi đã chán ngán tuyệt vọng lắm rồi. Trước đó vài tiếng đồng hồ, tôi có cảm tưởng
cứ nhịn đói như thế này cho tới lúc mệt lả, thiếp đi, rồi đi vào một giấc ngủ
vĩnh viễn thì thật là sung sướng. Dù sao cũng sung sướng hơn cõi sống mà chúng
tôi đang hứng chịu. Nhưng khi nghe mùi thơm của nếp, mùi mốc của lá, và miếng
bánh tét đưa đến gần, miệng tôi bỗng mở ra toác hoác, một niềm sung sướng đến
hoan lạc, một hạnh phúc chất ngất khi miếng bánh đã nằm trong miệng.
HỒI KÝ GIẢI KHĂN SÔ CHO HUẾ CỦA NHÃ CA - KỲ 4
NHÃ CA |
7 - CHUYỆN TỪ THÀNH NỘI
Không hiểu
do một phép lạ nào mà ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn.
Chuyện gì? À, mấy ngày đầu. Mấy ngày đầu thì đâu có gì kinh hoàng. Cũng như các
vùng khác, đêm mồng một, chúng tôi nằm lăn sát đất, chui cả xuống gầm giường vì
tiếng súng bắn khắp mọi phía. Sáng ngày ra là Việt cộng đã đầy nhà, đầy vườn. Họ
đi lại ngoài đường đông nghẹt. Ðồng phục à? Không. Họ vận đủ các thứ quần áo.
Có tốp mặc áo ka ki hẳn hoi, nhưng phần đông họ mặc quần đùi. Ðặc biệt là người
nào cũng có đeo băng màu nơi tay, hoặc quàng khăn nơi cổ.
HỒI KÝ GIẢI KHĂN SÔ CHO HUẾ CỦA NHÃ CA - KỲ CUỐI
Chỉ một
đêm ngủ dậy, sáng ra, đường sá bỗng náo nhiệt hẳn. Lính từ dưới Phú Bài theo quốc
lộ 1 lên nhiều lắm. Họ đi bộ và vẫn cứ đi dọc từng người, đeo ba lô. Họ vừa đi
vừa nhìn xung quanh, hai bên đường, và mỉm cười chào những người đang đứng nhìn
theo họ. Không biết dự trữ từ bao giờ mà một bà già đã bày một rổ giá đựng thuốc
lá ra bán ở góc nghẹo Ðường Nay. Vài anh lính dừng lại:
- Mẹ bán cho con một gói Ru by đi mẹ.
- Các anh muốn gói mô cứ lấy. Tui có biết Ru by là thuốc chi mô.
Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2018
LỜI SÁM HỐI HAY LỜI DỐI TRÁ ???
Phương Trạch – Đả Đảo Cộng Sản - Hôm 10/02/2018, trên
trang cá nhân của nhà văn Nguyễn Quang Lập, có đăng lá thư “sám hối” của nhà
văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, với tựa đề: “Lời cuối cho câu chuyện quá
buồn”.
Thứ Hai, 5 tháng 3, 2018
VỊ THẨM PHÁN CUỐI CÙNG: LƯƠNG TÂM
Phàm làm người, không ai không phạm ít nhiều sai lầm trong cuộc sống. Những người có tâm hồn hướng thiện_ dù họ không thuộc về tôn giáo nào, chỉ nhờ vào những “lời hay ý đẹp” nào đó từ trong sách báo, trên mạng, hay trong nhân cách hành xử đáng phục của người chung quanh_ ngầm tự nhìn nhận vị Thẩm phán Cuối cùng : Lương tâm như cán cân chừng mực để cố gắng sửa đổi, sống theo tình nhân loại. Và cũng có những tâm hồn không dám hướng thiện_ dù họ có xưng tôn giáo nào đó, hay ngạo mạn với chữ “Vô thần”, ngang nhiên đối mặt với những vị Thẩm phán pháp luật_ luôn tự chối bỏ vai trò của vị Thẩm phán Cuối cùng đó để tự cảm thấy an lòng, trốn thoát được bản án Lương tâm bằng những lời tự biện ngụy tạo hay ngay cả vu khống, hay tố cáo người khác chịu thay cho mình. Nhưng lời phán cuối cùng vẫn vang lên trong tận thâm tâm kẻ đó, dù cố tình tránh phải đối mặt với ánh sáng công lý của Đấng Siêu Nhiên.
Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018
BIẾN ĐỘNG MIỀN TRUNG - PHẦN I
Cuốn sách sau nhiều năm chờ đợi!
Đôi lúc ngồi nhớ lại những giai đoạn đen tối của đất nước, không ít người, chắc vẫn còn bàng hoàng tự hỏi:- VNCH thua trận chiến cuối cùng ngày 30-4-1975 là bởi lý do gì. Sự việc đã ngoài ba chục năm, đáng lẽ chìm vào quên lãng từ lâu, nhưng có nhiều điều nghịch lý trong kết quả chung cuộc ấy, nên những người còn chút tâm huyết với quốc gia, dân tộc, vẫn tìm tòi, truy cứu để làm sáng tỏ vấn đề.
Thiếu Úy Liên Thành |
Công việc này cũng không đơn giản, vì tài liệu không có nhiều, vả lại những tài liệu có được thường là những hồi ký của một vài người liên quan đến sự việc - Những hồi ký này không nhằm mục đích cung cấp tài liệu để tìm sự thực, mà chỉ tự đề cao cá nhân, hoặc là kể công, hay là chạy tội, nên rất hời hợt, chủ quan.
Còn một số vị biết rõ sự thật, có thể cung cấp những dữ kiện thật, lại ngại ngùng, không muốn lên tiếng, sợ mất lòng đảng phái này, tôn giáo nọ, hoặc sợ bị trả thù v...v.... Thời gian lần lượt trôi đi, không ít vị đã đem những hiểu biết ấy về lòng đất lạnh.
Chờ đợi hơn 30 năm, nay chúng tôi mới được đọc cuốn "Biến Động Miền Trung" của ông Liên Thành, cựu Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng CSQG/Thừa Thiên - Huế. Tôi thấy tác giả kể lại những sự kiện mà ông đã biết, những công việc mà ông đã làm trong suốt thời gian ông phục vụ tại Thừa Thiên - Huế. Dưới ngòi bút của ông, sự thật được phơi bầy trọn vẹn, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn - Rồi đến những nhân sự xuất đầu lộ diện ở miền Trung mà ông đã gặp, ai chính, ai tà, ai chủ mưu, ai xúi dục, khích động những hành động phá rối trị an, khi đốt chợ, lúc đốt... người v...v...
BIẾN ĐỘNG MIỀN TRUNG - PHẦN II
- Phần 4
Liên Thành (Cựu Ty Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Thừa Thiên-Huế)
Phòng hội có khoảng 30 sĩ quan cấp Tá trở lên vừa Việt, vừa Mỹ. Khoảng 5 phút sau Thiếu Tướng Tư Lệnh vào Phòng Hội. Sau phần trình bày tình hình tại Huế của Thiếu tá Quận Trưởng Nam Hòa Phạm Khắc Đạt, Thiếu Tướng Tư Lệnh chỉ thị chúng tôi trở lại Huế. Thiếu Tá liên lạc với Trung Tá Tỉnh Trưởng Phan Văn Khoa hiện đang có mặt tại Quận Hương Thủy để nhận lệnh. Phần tôi trở lại Chi Khu Nam Hòa chỉ huy 2 đại đôi cơ hữu đợi lệnh. Hằng ngày Đại úy Anh sẽ liên lạc với tôi.
Chúng tôi chào từ giã Thiếu Tướng Tư Lệnh. Thiếu Tá Bob gặp chúng tôi ngay phòng hội cho biết 3 giờ sau sẽ gặp nhau tại bãi đáp trực thăng Quân Đoàn để trở về lại Huế.
Chúng tôi chào từ giã Thiếu Tướng Tư Lệnh. Thiếu Tá Bob gặp chúng tôi ngay phòng hội cho biết 3 giờ sau sẽ gặp nhau tại bãi đáp trực thăng Quân Đoàn để trở về lại Huế.
BIẾN ĐỘNG MIỀN TRUNG - PHẦN III
Nguyễn Chánh Thi |
- Phần 7
Liên Thành (Cựu Ty Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Thừa Thiên-Huế)
THẨM VẤN HOÀNG KIM LOAN
Nhà an toàn, danh từ hơi khó hiểu và mập mờ, nếu không ở trong giới tình báo thì ít người được nghe và biết đến. Hầu như không có một cơ quan tình báo nào không có nhà an toàn, đó là một trong những căn nhà được thuê mướn nằm trong khu nhà cửa đông đúc của dân chúng, hoặc công thự của cơ quan ít ai để ý, và địch khó phát giác. Nhà an toàn là nơi:
Tiếp xúc với các nguồn tin.
Nhà an toàn, danh từ hơi khó hiểu và mập mờ, nếu không ở trong giới tình báo thì ít người được nghe và biết đến. Hầu như không có một cơ quan tình báo nào không có nhà an toàn, đó là một trong những căn nhà được thuê mướn nằm trong khu nhà cửa đông đúc của dân chúng, hoặc công thự của cơ quan ít ai để ý, và địch khó phát giác. Nhà an toàn là nơi:
Tiếp xúc với các nguồn tin.
BIẾN ĐỘNG MIỀN TRUNG - PHẦN V
THÍCH ĐÔN HẬU |
Biến Động Miền Trung
(Giai đoạn 1963-1975)
- Phần 12
Hoàng kim Loan đã khai những cơ sở bí mật của hắn trong Phật Giáo tại Huế như sau:
- Thích Đôn Hậu.
Thích Đôn Hậu trụ trì chùa Thiên Mụ, là Chánh Đại Diện Phật GiáoẤn Quan miền Vạn Hạnh (Miền Trung). Cơ sở Tôn giáo Vận, được Hoàng Kim Loan tổ chức từ trước năm 1963.
Chùa Thiên Mụ là một trạm giao liên nội thành rất quan trọng của cơ quan Thành ủy Huế trong suốt thời gian Thích Đôn Hậu trụ trì chùa này cho đến Mậu Thân 1968, khi Thích Đôn Hậu thoát ly ra Bắc.
BIẾN ĐỘNG MIỀN TRUNG - PHẦN IV
(Giai đoạn 1963-1975)
Chống Bầu Cử Tổng Thống Nhiệm Kỳ II - 1971
Chống bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ II.
1971 là năm bầu cử Tổng Thống nhiệm kỳ II vào ngày 1-10 1971, chỉ độc nhất có một liên danh ra ứng cử là liên danh Nguyễn Văn Thiệu - Trần văn Hương, vì thế báo chí đối lập gọi cuộc bầu cử này là “Bầu cử độc diễn”
Phật giáo Ấn Quang chống đối mãnh liệt “Bầu cử độc diễn”. Các khuôn hội Phật giáo, Tỉnh Hội Phật giáo được lệnh chỉnh đốn hàng ngũ để chờ lệnh “Thầy” hành động.
BIẾN ĐỘNG MIỀN TRUNG - PHẦN KẾT
Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018
TÀ QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM XÉT XỬ VÀ KẾT ÁN THEO LUẬT RÚ RỪNG PẮC BÓ ĐỐI VỚI HAI NHÀ YÊU NƯỚC HOÀNG ĐỨC BÌNH VÀ NGUYỄN NAM PHONG
CTV
– Đả Đảo Cộng Sản - Ngày 06 tháng 02 năm 2018, tòa sơ thẩm Nghệ An đã tuyên án 14
năm tù giam với nhà hoạt động Hoàng Đức Bình với các cáo buộc “Lợi dụng quyền
tự do dân chủ”, “Chống người thi hành công vụ” theo các điều 258, 257 BLHS cộng
sản. Anh Nguyễn Nam Phong bị tuyên 2 năm tù giam với cáo buộc “Chống người thi
hành công vụ”.
Thứ Bảy, 3 tháng 2, 2018
NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI TÙ CẦN BIẾT - PHẦN THỨ NHẤT
Nguyễn Ngọc Già - Đả Đảo Cộng Sản - Dù đang bị tạm giữ, tạm
giam hay thi hành án, tôi xin phép gọi chung, những người đang ở sau cánh cửa
nhà tù, là TÙ NHÂN. Mỗi tù nhân và gia đình của họ, có cách sống và quan điểm
khác nhau. Tuy nhiên, ở đây, tôi nêu lên những gì chung nhất mà bản thân tôi
trải qua thực tế, tôi nghĩ có thể, có những điều cần thiết cho thân nhân của
các bạn tù tham khảo, nhằm chăm sóc cho chính bản thân mình và chăm lo cho
người thân đang ở tù.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)