Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

NGHỆ THUẬT DỐI TRÁ

Trần Trường Sa (Danlambao) - Xin quý vị đừng lầm là tôi muốn nói đến cái nghệ thuật của sự dối trá. Ở đây tôi muốn nói đến một bộ môn nghệ thuật làm việc dối trá, chẳng có chút nghệ thuật nào cả. 

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG: KẺ HÁI PHÙ DU SAU THẢM SÁT MẬU THÂN - HUẾ


Hồ Đinh - Triết Gia Đức M. Heidegger từng ví con người như một Être Pour La Mort, coi đó như một sinh thể cho tử vong tử diệt, giống như quan niệm trong triết học Phật Giáo, cho rằng đời là bể khổ trong cõi thế vốn vô thường, để rồi rốt cục ai cũng phải chết. Tóm lại sinh tử là lẽ tất yếu của con người không ai tránh khỏi, nhưng để yên tâm bước vào cõi vĩnh hằng, hầu như ai cũng cố gắng giữ trọn đạo làm người, tốt cho mình, ích cho đời và lưu danh cùng sông núi.

HUẾ - MẬU THÂN 1968 VÀ CÂU CHUYỆN CỦA NGUYỄN THỊ THÁI HÒA


Nguyễn Thị Thái Hòa -Tôi xin tường thuật lại chi tiết những cái chết đau thương của ông nội tôi, ba người anh, cùng một người bạn của họ, như là một nhân chứng còn sống sót sau tết Mậu Thân, như là tiếng kêu oan cho gia đình tôi, cho linh hồn của những người thân trong gia đình, gia tộc tôi cách riêng, và cho những người dân Huế nói chung. Thay cho tất cả những ai bị sát hại trong tết Mậu Thân 1968 bây giờ còn kẹt lại VN không có cơ hội để nói lên những oan khiên mà họ đã gánh chịu bởi Đảng CSVN, và bè lũ khát máu giết hại dân lành vô tội như anh em Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh...

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

VÀI LỜI CUỐI CHO BÁC SỸ TRƯƠNG THÌN

Bác sỹ Trương Thìn
Nguyễn Thu Trâm

Đã khá lâu tôi không nhắc đến tên của bác sỹ Trương Thìn trong các bài viết của tôi, bởi khi hai nhạc sỹ trẻ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình bị đưa ra tòa xét xử và kết án vào ngày 30 tháng 10 năm 2012, trong  một bài viết để lên tiếng về sự việc đó, tôi đã đặt câu hỏi “Sao Không Xuống Đường?” trong đó tôi đã nêu đích danh các nhân sỹ trí thức, các dân biểu, nghị sỹ, các tu sĩ, các giáo sư đối kháng với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa chuyên xuống đường biểu tình, chống đối… và tôi cũng đã hỏi Bác sỹ Trương Thìn và một số cựu sinh viên “cấp tiến” của miền Nam rằng sao các anh không xuống đường để đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trả tự do cho hai nhạc sỹ trẻ yêu nước, như các anh đã từng xuống đường, đã tuyệt thực để đòi hỏi chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trả tự do cho những sinh viên cộng sản Dương Văn Đầy, Đỗ Hữu Bút, Nguyễn Ngọc Phương , Cao Thị Quế Hương, Huỳnh Tấn Mẫm…  bị bắt vào ngày 10 tháng 3 năm 1970 khi cơ quan công lực đã có đủ bằng chứng rằng đó là những đoàn viên, đảng viên cộng sản, là cán bộ thành đoàn được mặt trận giải phóng cài cắm vào đội ngũ sinh viên học sinh để lèo lái tập thể sinh viên Sài Gòn tham gia vào nhiều hình thức đấu tranh chống chính quyền, phá rối hậu phương của Việt Nam Cộng Hòa…  Rồi không lâu sau khi bài viết được đăng tải trên các báo mạng, thì từ Sài gòn một thân hữu của bác sỹ Trương Thìn đã gửi email cho tôi báo tin rằng hiện bác sỹ Trương Thìn đang bệnh rất nặng, có thể là những ngày cối đời và ông cũng hết sức ray rức về những việc làm của mình trong thời trai trẻ lạc lầm. Thân hữu của Bác sỹ Trương Thìn cũng mong tôi đừng nhắc lại chuyện quá khứ của ông và nhóm sinh viên do ông phụ trách nữa. Từ đó, tôi đã không còn nhắc gì đến chuyện buồn về những việc làm của một số nhân sỹ trí thức miền Nam và của nhóm sinh viên học sinh ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản đó cho đến nay.

DIỄN VĂN TUYÊN THỆ NHẬM CHỨC NHIỆM KỲ II CỦA TỔNG THỐNG OBAMA


 “Đồng bào thân mến, lời tuyên thệ tôi đã đưa ra trước đồng bào hôm nay, giống như lời tuyên thệ đã được  đưa ra bởi những người  phục vụ tại điện Capitol, là một lời thề đưa ra với Thượng Đế và đất nước, không đưa ra với đảng hoặc phe nhóm; do đó, chúng ta phải thực thi một cách trung thành lời thề đó trong suốt thời gian chúng ta phục vụ.”

Cuối bài diễn văn có câu:

“Xin cảm ơn, cầu xin Thượng Đế ban phúc lành cho mọi người, và xin Ngài mãi mãi ban phúc lành cho Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ.”
Các “vệ tinh” của nhóm Giao Điềm sẽ chống?

KỸ THUẬT NGÀY NAY: ẢNH SỐNG

Những bức ảnh động ...ngoài sức tưởng tượng
Sử dụng photoshop để tạo ra những bức ảnh đẹp thì không phải là chuyện mới lạ gì. Nhưng những bức ảnh Sau bạn sẽ thấy sức tưởng tượng và khả năng của con người phong phú tới mức nào.
Cùng với sự sáng tạo kỳ diệu cùng với những tư duy khác người, hai nhiếp ảnh gia của Anh là Jamie Baker và Kevin Berg đã tạo ra những bức ảnh cinemagraph vô cùng độc đáo. Ảnh cinemagraph thực chất là một bức ảnh GIF (ảnh động) nhưng chỉ sử dụng thật ít chi tiết chuyển động để mang lại cảm giác thật đến bất ngờ cho người xem. Theo các chuyên gia thì có thể dùng các phần mềm tạo ảnh GIF thông thường như Easy GIF animator, Photoscape hoặc Photoshop để thực hiện.

Cũng chỉ là những tấm ảnh chụp thông thường, nhưng 1 số chi tiết trên bức ảnh hoàn toàn tĩnh đó tự nhiên lại chuyển động. Sự sáng tạo đặc biệt này đã khiến cho người xem cảm thấy vô cùng bất ngờ và thú vị.

Hãy cùng chiêm ngưỡng những tác phẩm ảnh động mới nhất của hai nhiếp ảnh gia này nhé.

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM: MỘT PHIÊN BẢN CỦA TÌNH BÁO TRUNG QUỐC - PHẦN I


 “... Sự thực, Hồ Tập Chương (HCM) đã dâng Ải Nam Quan cho đảng CS Trung Quốc, vào ngày 01/10/1950, ngày quốc khánh CS Trung Quốc...”

Huỳnh Tâm - LTS: Quý bạn đang theo dõi loạt bài của tác giả Huỳnh Tâm. Đây là một công trình thu thập tài liệu vô cùng gian nguy, đến 2 lần bị thương, và đầy thử thách. Tác giả đã vào sanh ra tử để cứu vớt những bạn thân, vướng vào lâm nguy ở bên Trung quốc và nhờ đó đã trở thành nhân chứng trong cuộc chiến Việt-Trung năm 1979-1998 và những năm sau này. Vì tài liệu được ghi theo mật mã của tình báo Hoa Nam nên việc giải mã đòi hỏi nhiều công sức. Tác giả phải chuyển ra tiếng phổ thông Trung hoa, rồi sau đó dịch sang tiếng Việt, do đó độc giả sẽ thấy những đoạn hành văn giới hạn trong mật mã. Những hình ảnh đính kèm thiên phóng sự này cho thấy những tài liệu mật chưa từng xuất hiện trên báo chí và phương tiện truyền thông hiện nay. Những sự kiện tưởng chừng khó tin nhưng rồi sẽ được đưa ra anh sáng. Xin bạn đọc tiếp tục theo dõi.

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM: PHIÊN BẢN CỦA TÌNH BÁO TRUNG QUỐC - PHẦN II

Huỳnh Tâm  - "...Đến nay người dân Việt Nam vẫn chưa mở mắt ra để thấy đảng CSTQ cai trị qua trung gian CSVN, hay không muốn thấy?..." 

Giải mã nhân vật muôn mặt. 

Chân bước đều, thả trôi người trên khu phố Vĩnh An Thị, đi không hối hả tự chân dẫn dắt đường về, đến đầu khu phố Phương Đông, bỗng gặp mẹ của anh Nhất Biến đang đi hướng đối diện, gợi tôi nhớ về bà đã có một thời vang bóng, nữ tình báo Trung Quốc, tên Hồng Mạo Lý (李弘茂). Vui mừng nào hơn, thấy bà vẫn khoẻ mạnh, không hẹn lại gặp ở đây, liền chào, và hỏi: 

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM: PHIÊN BẢN CỦA TÌNH BÁO TRUNG QUỐC - PHÀN III


Huỳnh Tâm  "...Từ Bắc vô Nam, Việt Minh loan truyền: "Sát Nhất Nhân Vạn Nhân Cụ (Giết 1 người để làm 10000 người phải sợ)..." 

Hoạn lộ ngoại bang mưu đồ

Đảng CS Quốc Tế, chủ trương nhuộm đỏ thế giới "đồng đảng chia để trị", mỗi hướng chịu trách nhiệm một vùng. Liên Xô tiến theo đường thẳng san bằng Âu Châu, riêng Trung Quốc tiến quân vào hướng Á Châu gặp nhiều vất vả, đụng độ một lúc 14 quốc gia cùng biên giới, tuy nhiên phong trào CS Á Châu bắt được nhịp thở khát vọng độc lập khai trừ thực dân đô hộ, CS Trung Quốc thừa dịp mở cửa bành trướng từ Tây, xuống Nam, lên Bắc. Riêng hướng Nam, bộ máy CS Trung Quốc lập cơ sở kháng chiến tại Pắc Bó trong lãnh thổ biên giới của Việt Nam, với tên gọi đảng CS Đông Dương (CSVN). Trung Quốc cho ra đời một kế hoạch ứng dụng Á Châu, huy động mọi kỹ thuật chiến tranh, về tuyên truyền, chọn đầu đề mỹ ngữ, "chống Pháp giành lại chủ quyền quốc gia" và "độc lập, tự do, hạnh phúc". Một số trí thức và giới anh chị Việt Nam lập tức trúng kế của CS Trung Quốc, họ nào biết ý đồ Trung Quốc "chống đế quốc Pháp đến người Việt Nam cuối cùng".

TẾT MẬU THÂN VẾT THƯƠNG LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN HUẾ

Ba mươi bốn năm trời trôi qua.

Cái mốc thời gian tạm đủ dài trong một kiếp sống phù du có thể giúp con người quên đi những đớn đau thầm kín và hàn gắn được những vết thương đổ vỡ trong đời mình.

Mốc thời gian đó cũng tạm đủ vừa để nhân loại suy gẫm về những sai lầm của mình hầu điều chỉnh cho tốt đẹp hơn. 
Và mốc thời gian đó cũng khá vừa đủ giúp con người lơi dần những hận thù hầu tha thứ cho nhau. Ba mươi bốn mùa xuân đã trôi qua trên quê hương tôi tính kể từ ngày Tết Mậu Thân 1968. Chỉ còn vài ngày nữa, tôi và dân tộc VN sẽ bước vào mùa xuân thứ 35.

Bình thường giống như những năm về trước tôi sẽ chẳng nhắc đến tết Mậu Thân thuở nào vì chuỗi thời gian 34 năm qua đã giúp tôi xóa được một phần nào những câu chuyện hãi hùng về cuộc thảm sát ở Huế trong những ngày Tết Mậu Thân mà những người bạn hay dân miền Trung đã trải qua kể lại cho tôi nghe. Tôi tránh nghĩ tới để khỏi đau lòng và tôi cũng muốn đóng trong tâm hồn mình những trang sử buồn đen tối của đất nước để hướng tâm tư vào chuyện xây dựng tương lai, cùng toàn dân dắt tay nhau đi trên con đường lấy tình thương xóa bỏ hận thù. Cũng vì thế mà tôi không nghĩ đến Tết Mậu Thân vào những dịp xuân về kể từ hơn hai chục năm nay.

MẬU THÂN Ở HUẾ

Thiên Nga

Dân chúng miền Nam, ai ai cũng kinh hoàng khi nhớ lại hành động bỉ ổi của bọn Việt cộng, lợi dụng những giờ phút linh thiêng của đêm giao thừa tết Mậu Thân, khi mọi người tin vào lời tuyên bố hưu chiến của chúng, đang quây quần bên nhau đón xuân, thì chúng xua quân tràn ngập các tỉnh thành miền Nam, gieo rắc tang tóc cho biết bao dân lành .

       Riêng đối với người dân xứ Huế, khi nhắc đến hai chữ Mậu Thân, gần như nó không còn gắn liền theo thứ tự của mười hai con Giáp, mà là một tiếng vọng riêng biệt, có tác động cực mạnh, nhắc nhở đến một cuộc tàn sát man rợ nhất trong lịch sử dân tộc.  Trong cuộc tiến công vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968, Việt Cộng đã chiếm được thành phố Huế và kiểm soát trên 20 ngày.  Trong thời gian đó, chúng đã thủ tiêu, chôn sống, giết chết hàng ngàn người dân vô tội.  Khi rút lui chúng cũng đã bắt theo hàng ngàn dân và đã tàn sát tập thể trước khi rút vào mật khu.

NHỮNG HÀNH ĐỘNG DÃ MAN CỦA VIỆT CỘNG TẠI HUẾ - MẬU THÂN 1968n


Nguyễn Lý Tưởng

1.- Tại Phú Cam, khi VC tiến vào làng này, lực lượng nghĩa quân ở đây chiến đấu rất hăng say. Nhưng quân số VC quá đông, cấp tiểu đoàn, nên anh em nghĩa quân giấu súng và chạy lẫn lộn trong dân chúng. Việt Cộng đã vào nhà thờ bắt tất cả các người đàn ông, thanh niên đem đi.

Có hơn 300 người đã bị bắt trong đó có Lê Hữu Bôi, Lê Hữu Bá... hai người nầy từ Nam Giao chạy về Phú Cam hy vọng nơi đây không có VC. Họ đã trốn trong nhà thờ để tránh bom đạn. Những người Phú Cam bị bắt, bị giết tập thể tại khe Đá Mài thuộc vùng núi Đình Môn, Kim Ngọc quận Nam Hòa, Thừa Thiên. Xác chết nằm dưới khe, thịt thối rữa bị nước cuốn trôi đi, chỉ còn sọ và xương lẫn lộn.

XUÂN VỀ HÃY NHỚ ĐẾN NHỮNG OAN HỒN TRÊN XỨ HUẾ


Chuyển ngữ từ sách “Viet Cong Strategy of Terror” của Giáo Sư Douglas Pike - trang 23 đến trang 29. 
Tác Giả xin giữ bản quyền. Ðược quyền trích đăng; yêu cầu xin ghi rõ tên tác giả và xuất xứ. Cám ơn.




Thương nhớ đến 7,600 đồng bào Huế đã bị cộng sản Việt Nam sát hại


DẤU BINH LỬA NƯỚC NON CÒN ĐÓ

Huế là một thành phố thảm thương nhất trên thế giới, không phải chỉ vì một thảm cảnh đã xảy ra ở đó vào tháng Hai năm 1968, cho dù sự giết hại đó có đi vượt sức tưởng tượng của con người! Mà Huế còn là một chứng tích không thể chối cải được cho tất cả chúng ta, người dân Việt với bốn ngàn năm văn hiến, qua bao năm đã không để ý đến những thay đổi trong xã hội làm cho con người bị mê muội và đắm chìm trong lỗi lầm mới của thế kỹ thứ hai mươi, quên mất đi đạo làm người.

Những thảm họa xảy ra ở Huế làm cho tất cả mọi người chúng ta phải bồi hồi suy tư! Thảm nạn Huế phải được tạc vào bia đá, khắc vào tâm khảm, để đời sau sẽ không quên, cùng chung với những dữ kiện lịch sử khác, của những cuộc tàn sát bạo tàn giữa con người với nhau. Huế là một dẫn chứng điển hình cho sự mù quáng của loài người khi họ đi theo chủ nghĩa vô sản vô thần của cộng sản. 

CUỘC TÀN SÁT Ở HUẾ MẬU THÂN 1968

Tuệ Chương
(Theo Douglas Pike)
(Vài lời trần tình của người dịch: Ngày 15 tháng 7 năm 2002 vừa qua, quân đội Do Thái tấn công vào Gaza City, khiến 15 người Palestine bị thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Cả thế giới và cả Liên Hợp Quốc lên án hành động tàn ác nầy của Do Thái. Việc lên án nầy không sai mặc dù những người chết nói trên chỉ là bị vạ lây mà mục tiêu chính là Shehade, tên trùm khủng bố kiểu tự sát của Palestine.

Thế còn hơn 5 ngàn người bị thảm sát hồi Tết Mậu Thân ở Huế thì sao? Hơn ba mươi năm qua, cả thế giới và cả người Việt ở trong nước cũng như hải ngoại, nghĩ gì về những cái chết oan khiên đó?!)

CUỘC THẢM SÁT MẬU THÂN ( 1968 ) TẠI HUẾ


Sơn Trung


Người dân Việt Nam nói chung và người Huế nói riêng không bao giờ quên được Têt mậu thân, một cái Tết đầy máu lửa và tang tóc do cộng sản gây nên. 
Ðấy là một sự kiện lịch sử hiển nhiên mà chúng ta không nhiều thì ít cũng đã là nạn nhân, chứng nhân.. . 

TẾT MẬU THÂN Ở HUẾ

Hoàng Liên 

(* Là 1 tù nhân quan trọng nên tác giả đã sớm được giải ra Bắc để khai thác, vì thế đã may mắn sống sót sau hàng chục năm vất vưởng trong hầu hết trại tù rùng rợn nhất tại rừng rú Việt Bắc.)

Tiếng súng nghe gần hơn, nổ liên hồi. Tôi nhìn đồng hồ: gần 4 giờ sáng. Thật là khác thường, vì theo thông lệ Việt cộng (VC) chỉ xuất quân trong đêm tối, va rút khỏi chiến trường khi trời gần sáng. Tôi vội vàng gọi điện thoại cho tiểu khu Thừa Thiên. Không ai trả lời. Giây điện thoại bị đứt rồi chăng ? Tôi liền đánh thức vợ và các con tôi dậy, rời bước xuống tầng dưới để tìm nơi ẩn nấp. ánh đèn điện vụt tắt. Trời chưa sáng. Ánh sáng mờ nhạt, yếu ớt chỉ đủ giúp cho tôi nhận ra một hành lang dẫn đến một căn phòng nhỏ ở phía sau ngôi nhà. Đang quanh quẩn tìm một ngõ ra, tôi bỗng nghe tiếng vợ tôi gọi, rồi hai người bộ đội VC đội nón cối bước vào và yêu cầu tôi bước qua phòng khách. 

NHỮNG ĐIỀU DỐI TRÁ CỦA MẬU THÂN 1968

(Bản dịch của báo điện tử Ðối Thoại)

Vào ngày 30 Tháng Giêng năm 1968, hơn một phần tư triệu quân chính quy Bắc Việt và 100 ngàn du kích Việt Cộng đã phát động một cuộc tấn công có quy mô lớn vào miền Nam Việt Nam. Nhưng dư luận đã không nghe biết gì về việc ai đã thắng trận chiến có tính quyết định cao nhất này trong chiến tranh ViệtNam, còn được gọi là cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, cho đến khi thật quá trễ.

VỤ THẢM SÁT MẬU THÂN QUA LỜI MỘT NHÂN CHỨNG SỐNG

Nam Dao thực hiện

LGT: 40 năm sau cuộc thảm sát Tết Mậu Thân 68 ở Huế, có nhiều bài viết khác nhau về vụ này. Người Việt sống ở miền Nam nhớ lại với những căm phẫn. Lãnh đạo Hà nội ăn mừng và triển lãm chiến thắng vĩ đại Mậu Thân. Người ngoại quốc viết về những nói dối (của truyền thông) về Mậu Thân. Còn cựu đại tá bộ đội CSVN Bùi Tín, nguyên phó tổng biên tập báo Quân đội Nhân Dân hiện đang sống tại Pháp, biện hộ cho cuộc thảm sát tại Huế trong một cuộc phỏng vấn trên đài BBC ngày 24/1/08 với những lời lẽ như sau: ''Lúc bấy giờ tôi không biết quy mô nó lớn đến vậy, chỉ biết là có những cuộc thảm sát nhưng tôi nghĩ nó chỉ xảy ra ít thôi... chứ tôi không nghĩ về sau này người ta nói tới hàng nghìn... Khi quân Mỹ đổ bộ lại từ Phủ Bài trở ra để lấy lại Huế thì anh em họ trói, di chuyển đi hàng mấy trăm tới hàng nghìn người... Do vướng chân, mệt, rồi bị pháo bắn ở ngoài biển vào dữ dội cho nên do phần lớn do tự động các chỉ huy trung đội tới trung đoàn đồng lõa với nhau để thủ tiêu không cho cấp trên biết.'' Ông Bùi Tín giải thích sở dĩ họ phải làm như vậy là để tuân theo lệnh ''không được để tù binh trốn thoát'' nhằm giữ bí mật. ''Theo tôi biết thì không có mệnh lệnh cấp trên là tiêu diệt và giết tù binh.''

THƯƠNG NHỚ ĐẾN 7,600 ĐỒNG BÀO HUẾ BỊ VIỆT CỘNG SÁT HẠI



Thương nhớ đến 7,600 đồng bào Huế đã bị cộng sản Việt Nam sát hại
 Ngô Xuân Hùng (chuyển ngữ từ sách "Viet Cong Strategy of Terror" của GS Douglas Pike)
 
DẤU BINH LỬA NƯỚC NON CÒN ĐÓ 

Huế là một thành phố thảm thương nhất trên thế giới, không phải chỉ vì một thảm cảnh đã xảy ra ở đó vào tháng Hai năm 1968, cho dù sự giết hại đó có đi vượt sức tưởng tượng của con người! Mà Huế còn là một chứng tích không thể chối cải được cho tất cả chúng ta, người dân Việt với bốn ngàn năm văn hiến, qua bao năm đã không để ý đến những thay đổi trong xã hội làm cho con người bị mê muội và đắm chìm trong lỗi lầm mới của thế kỹ thứ hai mươi, quên mất đi đạo làm người.

CUỘC THẢM SÁT TẠI KHE ĐÁ MÀI

Vài lời mở đầu


Biến cố tết Mậu Thân sắp được hầu hết toàn thể dân tộc VN, đặc biệt nhân dân miền Nam, kỷ niệm lần thứ 40 với trái tim vẫn còn rỉ máu, vì hàng trăm ngàn nạn nhân của cuộc thảm sát này –mãi cho tới hôm nay- chưa bao giờ nghe được một lời tạ lỗi và thấy được một cử chỉ sám hối từ phía các tay đồ tể là đảng CSVN, đồng bào ruột thịt của họ. Chúng tôi nói là hàng trăm ngàn người, vì ngoài con số 14.300 nạn nhân vô tội gồm tu sĩ, công chức, giáo sư, giáo viên, sinh viên, học sinh, dân thường ở miền Nam (riêng Huế chiếm gần một nửa), còn phải kể đến 100.000 bộ đội miền Bắc (con số do chính CS đưa ra) đã bị nướng vào cuộc tàn sát dân tộc này, cuộc tàn sát man rợ nhất lịch sử đất nước mà người chủ xướng là Hồ Chí Minh và các lãnh đạo cao cấp trong đảng CS thời đó.

SAO ÔNG KHÔNG VỀ VỚI HÁNG ĐỒNG VÀI BUỔI?

Trường Trung Học HÁNG ĐỒNG
Lời Dẫn: VTV1 trong chương trình “Chào Buổi Sáng” ngày 12/1/2013 đã đưa một phóng sự rất nóng lên truyền hình về chuyện hơn một trăm em học sinh cấp 1-2 của xã vùng cao Háng Đồng (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) đang phải tá túc trong những căn lều tuềnh toàng dựng tạm bên sườn núi trong giá rét, nhiệt độ thường xuyên dưới 10 độ C, có hôm ban đêm xuống dưới 4 đô C. Lều tạm nơi các em ở không có cánh cửa, các em phải trèo lên vách để chui ra chui vào bằng một lỗ hổng gần mái lều. Các em phải nằm trên các tấm ván trải trên sàn nhà với những tấm chăn mỏng. Ban đêm những hôm trời mưa, mái lều bị dột nước lênh láng sàn nhà, các em phải đốt lửa lên để sưởi ấm suốt đêm.

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

THƯ GỬI NGUYỄN ĐẮC XUÂN - NGƯỜI BẠN HỌC NGỒI CÙNG BÀN NĂ XƯA

Thành phố Houston, Tiểu bang Texas, Hoa Kỳ, ngày 20 tháng 12 năm 2010

Này Nguyễn Đắc Xuân,
Lấy tình bạn học ngồi cùng bàn, cùng lớp một thời với mày, tao viết thư này cho mày để trả lời cái email mới nhất của mày gửi cho tao hôm nay. Tao sẽ nhờ trang mạng toàn cầu đăng thư này lên để những thằng bạn học cũ ở trường Quốc Học năm xưa được dịp đọc (bạn ở trong nước lẫn bạn ở ngoài nước). Dưới đây là nguyên văn thư mày:



“Âu ơi,

NGỒI LẠI BÊN NHAU


Giao Chỉ - San Jose

Cứ 10 năm một lần:

Sau cuộc chiến phe nào cũng có các cựu chiến binh. Trận chiến tranh Nam Bắc Việt Nam thực sự có thể kể từ Genève 1954 đất nước chia đôi cho đến 1975. Trải qua 21 năm từ chuẩn bị cho đến cuộc chiến nổi dậy, du kích chiến, vận động chiến rồi tấn công quy ước. Cuối cùng quân nhân Việt Nam Cộng Hòa tan hàng theo mệnh nước. Tiếp theo là di tản, tù đày, vượt biên, HO và đoàn tụ. Số phận cựu chiến binh cộng sản sau 75 cũng không khá, ngoại trừ một số cán bộ và đảng viên. Trong khi sĩ quan miền Nam đi tù thì sĩ quan miền Bắc phục viên cũng không có tương lai. “Ðầu đường đại tá vá xe, cuối đường thiếu tá bán chè đậu đen”.

CUỘC ĐỜI THĂNG TRẦM CỦA TƯỚNG RÂU DÊ NGUYỄN KHÁNH


Cựu Đại Tướng Nguyễn Khánh đã từ trần hôm Thứ Bảy (12.1.2013) tại Sacramento, thủ phủ của tiểu bang California, thọ 86 tuổi.

Từng giữ chức quốc trưởng và thủ tướng, lại kiêm luôn tổng tư lệnh và tổng tham mưu trưởng quân đội trong giai đoạn 1964-1965, ông Khánh được xem là người phá kỷ lục về quyền lực tối cao trong lịch sử 20 năm của Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên giai đoạn ông nắm quyền là giai đoạn Việt Nam Cộng Hòa trở nên bất ổn nhất về mặt chính trị với những cuộc đảo chính cùng những cuộc biểu tình liên miên.

 Cơ hội đi lên
 Sau cuộc đảo chính 1963, nhân vật đứng đầu cuộc đảo chính là tướng Dương Văn Minh được "Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng" cử làm quốc trưởng. Tuy nhiên tư thế lãnh đạo của ông Minh không mạnh, hoàn toàn thụ động và bất lực trước sự hỗn lọan của tình hình, nhờ đó nên tướng Nguyễn Khánh có cơ hội đi lên.

NHỚ LẠI NHỮNG NGÀY Ở CẠNH TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM - PHẦN CUỐI


Đức TỪ CUNG HOÀNG THÁI HẬU

Tôi được đọc tác phẩm Mây Tần của nhà văn Linh Bảo, trong đó có bài Chiếc Áo Vua Ban. Chuyện này có nói về Đức Từ Cung, nhưng theo nhận xét qua những lần gặp ngài, tôi có cảm tưởng khác hẳn. Có lẽ những ngày còn nhiều quyền và ít tuổi, khác những ngày hết quyền và nhiều tuổi.

Cách đây mấy năm, nhân ngày giỗ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm ở Orange County, tôi có gặp ông Tôn Thất Thiết, nguyên là chánh sở nội dịch của Tổng Thống Diệm. Gặp tôi ông mừng lắm, vì từ ngày đảo chính năm 1963, chúng tôi mới gặp lại nhau. Ông nói:

NHỚ LẠI NHỮNG NGÀY Ở CẠNH TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM - PHẦN 3

LM  Lê Quang Oánh cùng Thích Tâm Châu mừng vui khi
nghe tin TT Ngô Đình Diệm đã bị ám sát
 1-11-1963

Sau khi ăn sáng, Trung Tá Nguyễn Ngọc Khôi, tư lệnh Lữ Đoàn Phòng Vệ rủ tôi lên lầu nói chuyện. Hôm đó, ông ăn sáng ở Câu lạc bộ với tôi, vì tối hôm trước ông ngủ lại trong trại. Phòng ngủ của ông ngay trên lầu Câu lạc bộ.

Tôi dùng điện thoại ở phòng ông để kiểm soát lại việc chào kính đô đốc Harry Felt, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương sáng hôm đó đến thăm Tổng Thống. Vừa gác ống  nghe thì chuông điện thoại kêu. Tôi nhấc máy, nghe tiếng Đại Úy Hoa, chánh văn phòng của Trung Tướng Đôn, quyền tổng tham mưu trưởng, cho biết trung tướng muốn nói chuyện với Trung Tá Khôi. Tôi đưa ống  nghe cho Trung Tá Khôi. Sau khi nói chuyện, ông cho biết:

NHỚ LẠI NHỮNG NGÀY Ở CẠNH TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM - PHẦN 2

THĂM MỘ Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM

Biết mình đã già và đau yếu, nên tôi cố gắng một lần về Việt Nam, để thăm lại mồ mả tổ tiên mà gần nửa thế kỷ qua chưa được thăm nom. Nhất là tìm một số tài liệu về Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà tôi nghĩ là ông Hà Di, một nhiếp ảnh gia còn lưu giữ được. Tôi cũng hy vọng được gặp bà Võ Văn Hải, ông Hải vốn là chánh văn phòng Tổng Thống, may ra được thêm chút tài liệu nào chăng. Rủi ro là ông Hà Di đã mất được mấy năm, và tôi đã không tìm được bà Hải.


NHỚ LẠI NHỮNG NGÀY Ở CẠNH TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM - PHẦN ĐẦU


NGUYỄN HỮU DUỆ
TỰA
Hơn hai trăm năm sau ngày Hoa Kỳ lập quốc, các sử gia Mỹ ngày nay vẫn còn viết sách về cuộc đời của các vị Tổng Thống đầu tiên George Washington, John Adams, Thomas Jefferson…Trong khi đó, các vị vua Việt Nam cùng thời như Quang Trung, Lê Chiêu Thống, Gia Long…chỉ được biết tới rất ít, xa xôi như trong truyện thần thoại. Ước gì bây giờ chúng ta có được những cuốn sách, do những người sống gần các vị vua này viết lại, để soi sáng thêm cho lịch sử, quý biết chừng nào.

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM - MỘT LÒNG VÌ NƯỚC VÌ DÂN

* VÒNG HOA TƯỞNG NHỚ...Thương thay, ba anh em ông Diệm đã bị bọn phiêu lưu chính trị tay mơ thanh toán tàn bạo, nghịch thường với đạo lý Khổng Mạnh, với truyền thống hiền hòa, ân nghĩa của dân tộc...Ông nằm xuống mà hồn non sông rung động !...


"Không vì tình riêng mà quên phép nước", lúc còn thủ đắc quyền lực, TT Diệm đã một lần trực tiếp ra lệnh cho Phòng Quan Thuế Phi Trường Tân Sơn Nhất khám xét kỹ càng hành lý của Đại Sứ Ngô Đình Luyện khi ông này từ chuyến du ngoạn Hồng Không trở về lại Sài Gòn. Kết qủa bất ngờ là không một món hàng lậu thuế nào được tìm thấy để biến thành ngòi nổ cho một xì căng đan chính trị ầm ỹ. Chuyện tưởng nhỏ và tầm thường ấy lại đặc biệt mang ý nghĩa quan trọng, đáng cho mọi người suy nghĩ vì cách đối xử nghiêm minh nội trong gia đình họ Ngô và việc thi hành nghiêm chỉnh luật pháp Quốc Gia.

BÀI THƠ CHÍ KHÍ CỦA CỐ TỔNG THỐNG VIỆT NAM CỘNG HÒA NGÔ ĐÌNH DIỆM

http://www.buinhuhung.com/TT_ND_Diem/Toongv10.jpg
Cố Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM

Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm (tên thánh là Gioan Baotista) sinh ngày 3 tháng 1 năm 1901 tại làng Đại Phong – xã Phong Thủy – huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Thân phụ là đại thần Ngô Đình Khả, thân mẫu là Phạm Thị Thân. Cụ Ngô Đình Diệm là một trong những Nho sĩ nổi danh vào giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, được hấp thụ truyền thống Nho gia từ dòng tộc và từng theo học các trường dòng, rồi Quốc học Huế và được cấp học bổng du học Pháp nhưng từ chối để theo học trường Hậu bổ Hà Nội (tốt nghiệp năm 1921). Từ 1921 đến 1929, cụ Ngô Đình Diệm kinh qua các chức quan nhỏ tại Trung Kỳ, đến năm 1933 thì được Hoàng đế Bảo Đại bổ dụng làm Lại bộ Thượng thư – trở thành vị Thượng thư trẻ tuổi nhất trong lịch sử triều Nguyễn.
Thời kỳ trước và trong Đệ nhị Thế chiến, cụ Ngô Đình Diệm cùng các anh em thành lập Đại Việt Phục hưng Hội với chủ trương thiết lập nước Đại Việt quân chủ lập hiến, tự chủ tự cường. Sau khi Việt Minh thực hiện cuộc Cách mạng Tháng Tám (1945), từ đó đến 1953, anh em cụ Ngô Đình Diệm phải lưu lạc ngoại quốc (riêng anh cả Ngô Đình Khôi cùng con trai Ngô Đình Huân đã bị Việt Minh thủ tiêu từ trước). Năm 1954, cụ Ngô Đình Diệm về nước, cùng với các em trai là Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn kiến lập Cần lao Nhân vị Cách mạng Đảng và đắc cử Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ngày 23 tháng 10 năm 1955 trong một cuộc trưng cầu dân ý phế truất Quốc trưởng Bảo Đại của chính thể Quốc gia Việt Nam. Cụ Ngô Đình Diệm trở thành vị Tổng thống đầu tiên của nước Việt Nam, tại vị từ 1955 đến 1963 thì bị ám sát cùng bào đệ Ngô Đình Nhu. Đó cũng là thời điểm kết thúc nền Đệ nhất Cộng hòa. Bên cạnh đời hoạt động chính trị đầy sôi nổi, cụ Ngô Đình Diệm còn được biết đến vói tư cách tác giả một bài thơ chí khí được lưu truyền…

TÀI LIỆU MẬT CỦA CIA VỀ GIA ĐÌNH HỌ NGÔ VÀ CÁC TƯỚNG LÃNH


Hai tác phẩm: “CIA and the Generals: Covert Support to the Military Government in South Vietnam” và “CIA and the House of Ngo: Covert Action in South Vietnam, 1954-1963.” Tác Giả: Thomas L. Ahern, Jr. Center for the Study of Intelligence ấn hành.

Một số tiết lộ về cuộc chiến từ tài liệu CIA Lần đầu tiên trong lịch sử của Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ (CIA), ban biên tập của cơ quan cho giải mật hai tập tài liệu quan trọng về liên hệ CIA và Việt Nam. “Lần đầu tiên” trong nghĩa này là hai quyển sách trên thuộc lọai (narrative history), có đầu đuôi, chú thích – và quan trọng hơn hết – tác giả là người thật, đọc nhiều tài liệu và viết lại có ngọn ngành cho độc giả.

CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VỚI NHƯNG BÀI HỌC LỊCH SỬ

Linh mục Trần Quý Thiện

Có những người chết đi nhưng thế giới không bao giờ quên được họ, vì đời sống họ đã ảnh hưởng tới xã hội này nhiều quá. Sự nghiệp họ được truyền tụng từ thế hệ này qua thế hệ khác, nhưng không bao giờ bớt phần vinh quang rực rỡ. Tư tưởng và hành động của họ vẫn được người đời coi như khuôn vàng thước ngọc để noi theo bắt chước. Họ là ai? Xin thưa đó là các vị Anh Hùng của Dân Tộc.

Trong dòng lịch sử bốn ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt, trải qua các triều đại Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn, người ta thấy trên giang sơn gấm vóc thân yêu của chúng ta đã phát sinh nhiều vị Anh Hùng Dân Tộc, mà ngày nay chúng ta là con cháu luôn ngưỡng mộ và tri ân. Mỗi thời đại đều xuất hiện những vị Anh Hùng khác nhau để Kiến Quốc và Cứu Quốc. Nếu sau thời đại các vị Vua Hùng, chúng ta thấy có Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh thì trong thời đại kế tiếp, chúng ta có Lê Lợi, Lý Thái Tổ, Lê Thánh Tôn, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ và trong thời cận đại, chúng ta có Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Trường Tộ v.v…

QUAN ĐIỂM CỦA ÔNG NGÔ ĐÌNH NHU VỀ HIỂM HỌA XÂM LĂNG CỦA TRUNG CỘNG

Tiến Sĩ Phạm Văn Lưu


Khi hay tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị ám sát, Cố Tổng Thống Tưởng Giới Thạch của Trung Hoa Dân Quốc, đã nhận xét: Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề trong việc vụ ám sát xấu xa này. Trung Hoa Dân Quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp… Tôi khâm phục ông Diệm, ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu, Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm nữa mới tím được một lãnh tụ cao quí như vậy. Nhưng khi đọc xong tác phẩm Chính Đề Việt Nam của ông Ngô Đình Nhu[2], tôi nghĩ cần phải thêm vào lời nhận xét đó, Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm hay nhiều hơn nữa mới tìm được một nhà lãnh đạo có viễn kiến chính trị sâu sắc như ông Nhu..

TỪ CHẾ ĐỘ NGÔ ĐÌNH DIỆM ĐẾN CÁI CHẾT CỦA NGÔ ĐÌNH CẨN


Cái chết của một Tổng thống như ông Ngô Đình Diệm, tất nhiên không phải là một sự vô lý đơn giản như người ta thường nghĩ. Nó đã được sửa soạn tinh vi, vì làm thế nào để giết một ông Tổng thống đã cầm quyền chín năm không phải là chuyện “tùy hứng”.

Người em út
Quanh cái chết của Tổng thống Diệm đầy rẫy những sự vô lý nông nổi bi thảm. Sau khi ông chết đi, lại còn bao nhiêu sự vô lý khác. Chữ vô lý ở đây xin được hiểu theo sự suy đoán trong bản chất và tinh thần Việt Nam vốn trọng tình cảm, sự trung hậu và lễ nghĩa.
Một trong những sự vô lý đó là cái chết của ông Ngô Đình Cẩn người em thứ 5 của Tổng thống Diệm. Cái chết này đã được công khai hợp pháp hóa vì ông Cẩn được ra tòa xét xử. Nếu bị viên công tố gay gắt buộc tội thì cũng chả có cái gì vô lý. Khi đảo chính bùng nổ thì Tướng Đỗ Cao Trí đang là Tư lệnh Vùng I chiến thuật. Ông tướng này là người có thẩm quyền duy nhất tiếpthu toàn vẹn những gì có ở bên trong căn nhà tổ ấm của gia đình họ Ngô. Ông Cẩn tưởng đã thoát thân… dù tấm thân chỉ còn hai bàn tay trắng. Trong cuốn Việt Nam Crisis, hai tác giả Stephen Pan và Daniel Lyons đã viết như sau:

TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ NHỮNG KẺ TỪNG MƯU SÁT ÔNG


Năm 1954, sau khi nhậm chức Tổng Thống, vị lãnh đạo dân cử đầu tiên của nước Việt Nam Cộng Hòa nói riêng, và của cả nước Việt Nam nói chung, Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng những người cộng sự liền bắt tay vào việc ổn định lại miền Nam Việt Nam, trong tình trạng rối ren tương tự như loạn sứ quân thời Nhà Đinh nước ta thuở xưa vậy. Đồng thời xây dựng và phát triển nền dân chủ non trẻ tại miền Nam tự do....

Trong suốt 9 năm lãnh đạo miền Nam Việt Nam (1954-1963), Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng là vị Tổng Tư Lệnh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, đã không chỉ nhận được sự ủng hộ của đại đa số người dân miền Nam yêu chuộng tự do, cùng những người đã từng chịu ơn của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa như hơn một triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam tránh họa cộng sản, mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bị các phe nhóm, đảng phái chính trị, bọn cộng sản nằm vùng đội lốt tăng ni... xách động quần chúng gây náo loạn, phá rối trị an ngay trong lòng chế độ. Và, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã từng bị ám sát ba lần bất thành. Những lý do ngụy tạo là “độc tài, gia đình trị, kỳ thị tôn giáo”.... Tất cả mọi sự thật, nhân chứng sống, lần lượt phơi bày trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, những kẻ theo giặc, tiếp tay cho giặc, phản loạn trong thời Đệ nhất Cộng Hòa, cho tới nay, chúng vẫn ngụy biện bằng nhiều bài báo, sách vở, tài liệu giả tạo, thiên cộng để chạy tội trực tiếp, hoặc gián tiếp đã đẩy cả một dân tộc đến bờ vự thẳm như chúng ta đã và đang chứng kiến.

VỀ MỘT NHÂN VẬT LỊCH SỬ QUẢNG BÌNH CẦN BIẾT TỚI: CỤ NGÔ ĐÌNH KHẢ (1857-1923)


(Tham luận của Nguyễn Đức Cung, 
Cao Học Sử Học Viện Đại Học Huế (1974)
Hiện cư ngụ tại TB Pennsylvania, Hoa Kỳ)

I.- LỜI THƯA TRƯỚC

Do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Quốc - Cộng đã chấm dứt cách đây hơn ba thập niên (1960-1975), một cuộc chiến được mang nhiều tên gọi, thí dụ nhìn từ quan điểm của người Cộng Sản thì là cuộc chiến tranh giải phóng, từ quan điểm của người Việt quốc gia, đó là cuộc chiến tranh bảo vệ tự do, và với người ngoại quốc như Hoa Kỳ chẳng hạn, họ gọi đó là chiến tranh Việt Nam (The Vietnam War), nhưng rồi mới đây giới nghiên cứu sử học lại gọi đó là cuộc chiến tranh ủy nhiệm [1], một số sự kiện lịch sử cùng nhiều nhân vật có ảnh hưởng trên lịch sử Việt Nam trong đó có một số nhân vật của tỉnh Quảng Bình cho tới nay vẫn không được nhắc nhở tới, thậm chí còn là những nhân vật “kị húy” nghĩa là giới nghiên cứu sử học nói riêng và giới cầm bút nói chung trong nước không ai được quyền viết tới hoặc đề cập đến khi chưa được phép của nhà cầm quyền đương nhiệm. Đây là trường hợp cụ Ngô Đình Khả, thân sinh của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm (1901-1963) của Miền Nam Việt Nam, một trong những nhân vật lịch sử quan trọng của tỉnh Quảng Bình. Người ta sở dĩ không dám hay không muốn nhắc nhở tới cụ Ngô Đình Khả thì ngoài lý do huyết tộc (là thân sinh của một vị từng là Tổng Thống đứng đầu Việt Nam Cộng Hòa) còn có nhiều lý do khác mang tính cách chính trị, tôn giáo và tri thức. 

ĐÁNH GIÁ LẠI VỀ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM: CÁI NHÌN KHÁC VỀ MIỀN NAM

Vẫn nằm trong loạt bài đánh giá về nhân vật Ngô Đình Diệm nhân 45 năm ngày xảy ra cuộc đảo chính tháng 11.1963, xin giới thiệu với quý vị bài viết của tiến sĩ Kathryn Statler, Phó Giáo sư Khoa Lịch sử, Đại học San Diego, Hoa Kỳ.

Trong cuốn sách của tôi, Thay thế Pháp: Nguồn gốc của sự can thiệp của Mỹ ở Việt Nam, tôi đánh giá cách người Mỹ thay Pháp ở miền Nam sau Hội nghị Geneva 1954.

#Kathryn C. Statler
Hiệp định Geneva đã tạm tái lập hòa bình giữa lực lượng của Hồ Chí Minh và Pháp, và chia đôi Việt Nam ở vĩ tuyến 17. 

Các lãnh đạo Pháp tin rằng họ sẽ duy trì ảnh hưởng ở Nam Việt Nam, nhưng không được khi người Mỹ bắt đầu chiếm các vị trí trước đây nằm trong tay Pháp. 

Khôn hơn người ta tưởng

Có lẽ yếu tố quan trọng nhất định hình sự chuyển đổi ảnh hưởng từ Pháp sang Mỹ chính là Diệm. Sau khi đã loại bỏ được ảnh hưởng của Pháp ở miền Nam, ông lại xoay sang mục tiêu tìm kiếm độc lập trước người Mỹ. 

Các quan chức Mỹ ủng hộ Diệm sau Geneva vì họ bị thu hút bởi nhãn hiệu chống tham nhũng, chống cộng, thân phương Tây, Thiên Chúa giáo. Nhưng hóa ra Diệm, một cách có hệ thống, đã phá ngang các yêu cầu của Mỹ ở miền Nam, tuyên bố ông là một lãnh đạo Á châu tự chủ. 

Lúc Diệm trở thành Thủ tướng, cả đồng minh lẫn kẻ thù đều nghĩ Diệm là một người có đạo đức, nguyên tắc, trung thực nhưng không khôn lắm về chính trị. 

CHỦ NGHĨA NHÂN VỊ: CON ĐƯỜNG MỚI, CON ĐƯỜNG CỦA TIẾN BỘ

Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Tấn

Viết cho ngày giỗ 2007 
Ông Ngô-Đình-Diệm đã đi vào lịch-sử Việt-nam với tư-cách là vị Tổng-Thống dân-cử đầu-tiên của nền Đệ-Nhất Cộng-Hòa.  Một nhà lãnh đạo với một viễn-kiến rõ rệt và độc-đáo về một mô-hình phát-triển xã-hội Việt-nam thời hậu thuộc-địa.  Trong một bài điểm sách, Giáo-sư Sử-gia Edward Miller viết: 
“Ngô Đình Diệm là một người có hoài bão.  Với tư cách là người lãnh đạo miền Nam từ 1954 đến 1963, Diệm mong muốn trở thành nhà lãnh đạo hàng đầu trong việc xây dựng chính quyền quốc-gia, Ông cương quyết tìm ra một đường lối khác biệt với con đường mà Hồ Chí minh và Đảng Cộng-Sản Việt-nam đang theo đuổi.”  (2003) 
Và Sử gia Henry Fairbanks đã tóm tắt sự thật lịch sử này bằng lời lẽ khách quan, trong một bài báo tưạ đề “The Enigma of Ngô Đình Diệm”, được đăng trong tờ Commonweal, như sau:

LỜI TUYÊN BỐ CỦA CHÍ SỸ NGÔ ĐÌNH DIỆM NGÀY 16 THÁNG 6 NĂM 1946

Tổng Thống Ngô Đình Diệm Và Cựu Hoàng Bảo Đại
Mấy lúc gần đây, người ta hay nhắc tên tôi trong những thông cáo, trong những buổi truyền thanh hay trên mặt báo chí: người ta bàn đến sự tổ chức một chính phủ Ngô Đình Diệm, và rồi người ta cũng tuyên bố hoãn lại. Người ta còn nêu ra lý nọ lý kia phần nhiều là bịa đặt do những bộ óc giàu tưởng tượng.


Những người có thiện cảm với tôi cũng như những người có ác cảm, đã bàn tán mông lung về thái độ của tôi. Muốn tránh những hiểu lầm; tôi tưởng nên nói tóm lại ba điểm sau đây, mong rằng những ý kiến nêu ra có thể đem lại đôi chút êm dịu trong lòng người, và góp sức vào việc tạo nên một nền tảng vững chắc, ngõ hầu những đồng bào có tâm huyết có thể dùng để hoàn thành công cuộc tranh thủ độc lập cho Tổ quốc và đem lại thuận hoà giữa quốc dân.

CHÍN NĂM BÊN CẠNH TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Vua Thái Lan
Mạn đàm với cựu Đổng Lý Quách Tòng Đức
Tuy là bạn tâm giao với người viết từ lâu, ông Quách Tòng Đức luôn luôn tỏ ra dè dặt và thận trọng khi nhắc đến những năm dài làm Đổng Lý Văn Phòng cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm, vị lãnh tụ khai sáng nền Đệ Nhứt Cộng Hoà Việt Nam. Sau chính biến 1.11.1963, ông Đức trở lại ngành Tư Pháp và được thăng trật Chủ Tịch Tham Chính Viện năm 1969. Tháng 4.1975, Sàigòn thất thủ, ông và gia đình xin tị nạn chánh trị tại Paris. Chánh phủ Pháp tuyển dụng ông vào Phòng Tố Tụng Tổng Quát của thị xã Paris, thời thị trưởng Jacques Chirac. Ông về hưu đầu năm 1984. Nay 89 tuổi, trí tuệ còn minh mẩn tuy sức khỏe không tốt như trước. Gần đây, trong những lần gặp nhau lại ở Pháp cũng như qua nhiều cuộc điện đàm có ghi âm, ông Đức đã chịu thố lộ với người viết nhiều điều liên hệ đến giai đoạn chín năm phục vụ vị nguyên thủ quốc gia bị sát hại năm 1963.

Lần đầu gặp Chí Sĩ Ngô Đình Diệm

VỀ MỘT BÀI THƠ CỤ PHAN BỘI CHÂU TẶNG ÔNG NGÔ DÌNH DIỆM

Gần đây, một vài vị khán giả của đài truyền hình STBN có liên lạc với người viết để hỏi thăm thêm về một bài thơ của cụ Phan Bội Châu tặng cho ông Ngô Đình Diệm vào năm 1933 mà họ đã nghe được trong một buổi nói chuyện giữa người viết và ký giả Tường Thắng, người phụ trách Chương Trình Lịch Sử Cận Đại trên đài truyền hình STBN, hồi mấy tháng về trước.

Người viết xin mượn bài viết này để trả lời cho câu hỏi đó.

Trong số những nhà cách mạng chống lại thực dân Pháp trong lịch sử Việt Nam thời đầu thế kỷ thứ 20, có hai người cùng họ Phan được toàn dân xem như là hai nhà cách mạng vĩ đại nhất, đó là cụ Phan Sào Nam tức là Phan Bội Châu và cụ Phan Tây Hồ tức là Phan Chu Trinh. Cụ Phan Chu Trinh từ trần tại Sài Gòn vào năm 1926 và Cụ Phan Bội Châu từ trần vào năm 1940, sau hơn 15 năm bị quản thúc tại Bến Ngự, Huế.