Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM - MỘT LÒNG VÌ NƯỚC VÌ DÂN

* VÒNG HOA TƯỞNG NHỚ...Thương thay, ba anh em ông Diệm đã bị bọn phiêu lưu chính trị tay mơ thanh toán tàn bạo, nghịch thường với đạo lý Khổng Mạnh, với truyền thống hiền hòa, ân nghĩa của dân tộc...Ông nằm xuống mà hồn non sông rung động !...


"Không vì tình riêng mà quên phép nước", lúc còn thủ đắc quyền lực, TT Diệm đã một lần trực tiếp ra lệnh cho Phòng Quan Thuế Phi Trường Tân Sơn Nhất khám xét kỹ càng hành lý của Đại Sứ Ngô Đình Luyện khi ông này từ chuyến du ngoạn Hồng Không trở về lại Sài Gòn. Kết qủa bất ngờ là không một món hàng lậu thuế nào được tìm thấy để biến thành ngòi nổ cho một xì căng đan chính trị ầm ỹ. Chuyện tưởng nhỏ và tầm thường ấy lại đặc biệt mang ý nghĩa quan trọng, đáng cho mọi người suy nghĩ vì cách đối xử nghiêm minh nội trong gia đình họ Ngô và việc thi hành nghiêm chỉnh luật pháp Quốc Gia.
Thân danh là bào đệ của một vị cố Tổng Thống, lại là cựu đại sứ tại Anh Quốc, thế mà không một chút ngượng ngập, ông Luyện nhỏ nhẹ thổ lộ với cựu Đại Tá Duệ rằng đã trên mười năm ông vẫn chưa để dành đủ tiền để may sắm bộ quần áo mới cho tươm tất mỗi khi ra ngoài xã hộị. Trong chuyến đi liên lục địa từ Âu Châu qua Mỹ, ông Luyện may mắn được một Mạnh Thường Quân ở Nữu Ước tặng vé máy baỵ Suốt thời gian ở San Diego thăm bà con và dự lễ cầu hồn cho bào huynh, ông Luyện tá túc tại nhà tác giả hồi ký (tức Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ). Được khoản đãi và được đài thọ mọi chi phí ăn uống di chuyển. Rời California lên Missouri thăm Tổng giám mục Ngô Đình Thục đang lâm trọng bệnh, ông lại được tác gỉa bỏ tiền riêng mua vé. Trên máy bay vào phòng vệ sinh xong, lúc ra thình lình dây lưng qúa cũ phựt đứt khiến ông phải túm vội lấy quần không cho tụt xuống, trong lúc khẩn cấp tác gỉa mau mắn rút giây lưng của mình đưa biếu ông Luyện thắt ta.m. Ngày chia tay về lại Pháp, rút ví kiểm tiền tổng cộng được $600 (sáu trăm đô) đô la y nguyên lúc ra đi, ông Luyện bùi ngùi xin được chia xẻ số tiền nhỏ nhoi ấy với tác gỉa. Bằng một cử chỉ đẹp cuối cùng, tác gỉa từ chối không nhận đồng nào mặc dù ông Luyện khẩn khoản. Chiếc thắt lưng kỷ niệm ân tình được ông Luyện gìn giữ đến ngày cuối đời. Chuyện kể lại mủi lòng qúa đổi !

Tình cảnh bần hàn của ông Luyện đã làm nổi bặt nếp sống thanh bạch, không hối mại quyền thế, không tham nhũng vơ vét của mấy anh em ông khi họ còn tại chức. Ghê gớm thay và cũng chán chường biết mấy trò bẩn thỉu ngậm máu phun người !

Cuộc đời của nhà ái quốc bất đắc kỳ tử Ngô Đình Diệm bàng bạc huyền thoạị Cuộc đời ấy giống như một cuốn sách tuyệt vời lôi cuốn nhiều thế hệ tương laị Những người yêu nước thật sự, yêu dân tộc, yêu quê hương, thiết tha mong muốn nghiên cứu sự nghiệp của ông sẽ hiểu thật rõ lịch sử sóng gío Việt Nam thời cận đạị

Quanh năm nằm phản gỗ không nệm, sống bằng cá kho, canh đậu, hút thuốc Basto rẻ tiền, áo quần dăm bộ, màu xám cho mùa đông, màu trắng cho mùa hè, với chiếc mũ phớt, cây ba toong, con người uy vũ bất năng khuất ấy chỉ thích đây đó kinh lý các khu trù mật, dinh điền, thống khoái trước cảnh sung túc của đồng bào chất phác nơi thôn dã, lâm tuyền. Sống kiếp thầy tu, không vợ con, lấy anh em, giòng họ, người thân cận chung quanh, đồng bào nghèo khó khắp nơi làm nguồn vui gia đình. Hộp thuốc lá cũ hư hỏng cũng không muốn vứt bỏ, đưa nhờ sĩ quan quân cụ cố sửa lại dùng tiếp, không phí phạm, không tơ hào của công một xu, đó có phải là đức tính của mẫu người Á Đông không ? Ý muốn cuối đời trước khi bị thảm sát, sẽ từ bỏ địa vị và danh vọng khi hết nhiệm kỳ hiến định, sẽ nghĩ hưu về Huế phụng dưỡng mẹ gìa, sẽ vào dòng tu Chúa cứu thế nếu mẹ gìa qua đời trước, sẽ quanh quẩn bên các "Quốc gia nghĩa tử" con cháu những vị anh hùng hy sinh vì đất nước.... Toàn những tình cảm nhân ái trong một con người phi thường !

Giết ông xong, bọn cách mạng gỉa hiệu 1/1/1963 chỉ tìm thấy hai triệu tám trăm ngàn tiền lương và phụ cấp do Chánh Văn Phòng Võ Văn Hải và linh mục Nguyễn Văn Toán, hai người thân nhất cất giữ. Những nhà cách mạng rởm năm xưa, có phút giây nào ăn năn, hối lỗi không ??

Tự nhiên tôi xót xa ứa lệ !... (Bác Sĩ Nguyễn Anh Tuấn) 

Ông Đại Sứ Hoa Kỳ Frederick Nolting trong cuốn "From Trust To Tragedy" của ông ta, đã viết về Tổng Thống Ngô Đình Diệm như sau:

"Tôi đã có đọc lịch sử Việt Nam, và đã biết các cuộc chiến tranh giành độc lập của xứ sở này, và cũng đã biết là ông Diệm hiểu biết tường tận, thấu đáo vấn đệ. May mắn là tôi cũng đã có một căn bản hiểu biết đáng kể về triết học và khoa tôn giáo đối chiếu. Nhưng tôi hoàn toàn không được chuẩn bị để nghe những điều như thế nàỵ Càng nghe tôi càng thích thu’. Tôi đặt những câu hỏi. Mỗi câu hỏi lại mở ra một chương mới, và sau một thời gian tôi nhận ra sữ dấn thân tận hiến và lòng say mê của con người này, là người đã hiến trọn đời mình để giữ cho bằng được căn cước lịch sử của dân tôc của ông ta và ông ta hiểu nó, yêu thích nó.

....Cho đến lúc này cáo buộc quan trọng nhất của ông ta là người Mỹ can thiệp vào nội bộ Việt Nam. Ông ta (TT Diệm) không muốn người Mỹ đoạt lấy trách nhiệm của VN. Ông ta không muốn quân lực Mỹ chiến đấu cho nền đc lập và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam VN.

Ông bảo tôi: "Nếu chúng tôi không tự mình thắng cuộc chiến này với sự viện trợ vô giá của qúy quốc thì như vậy chúng tôi sẽ thua và thua là đáng đời". Ông ta vô cùng cương quyết trong vấn đề này và ông ta cảm thấy rằng nếu chính phủ Nam VN trở nên lệ thuộc vào Hoa Kỳ thì như vậy chứng tỏ luận cứ của Việt cộng là đúng. Việt cộng thường nói rằng: "Nếu các anh cúi đầu thần phục Hoa Kỳ thì các anh sẽ thấy các anh đúng chỉ là thuộc địa của Mỹ cũng như 75 năm về trước VN đã từng là thuộc địa của Pháp". Về điểm tế nhị này tôi đã có thể trấn an ông ta, vì toàn bộ ý niệm của những khuyến cáo cho toán đặc nhiệm cũng như những huấn thị cho tôi do TT Kennedy ban hành, là phải giúp Nam VN tự bảo vệ nền độc lập tự Do của họ cho chính họ" (Đại Sứ Hoa Kỳ Frederick Nolting trong cuốn "From Trust To Tragedy").

Gần như tất cả các sách báo Mỹ và Tây Phương viết về nền Đệ Nhất Cộng Hòa đều kết tội ông Nhu là một người tuy thông minh, tài giỏi nhưng tàn ác, qủy quyệt, khát máụ Tuy vậy nếu đem so sánh ông Nhu với các lãnh tụ độc tài khi phải đối phó với địch thủ nguy hiểm như CS thì không thấm vào đâu. Tướng Franco sau khi chiến thắng CS Tây Ban Nha đã đem ra xử tử hàng vạn đảng viên nên Tây Ban Nha mới được yên, tướng Suharto đã giết hơn 1 triệu đảng viên CS Nam Dương trong vụ đảo chính 1965 (nhờ có CIA giúp sức), khi đem quân sang Đài Loan tỵ nạn thì Tưởng Giới Thạch cũng giết hơn 1 vạn dân địa phương biểu tình chống lại Quốc Dân dảng.

Nếu đem so sánh với Stalin, Mao, Hồ chí Minh, Phạm Văn Đồng, Lê Khải Phiêu, Lê Duẩn ...vv.. thì qủa thực hai anh em ông Diệm và Nhu đã qúa hiền lành, trung hậu nên mới mắc na.n. Ngay cả Hồ chí Minh khi được báo chí hỏi về cái chết của ông Diệm cũng phải khen ngợi "ông ta (Ngô Đình Diệm) là một người yêu nước, tuy rằng ông ta có đường lối riêng của ông ta.

Trong một cuộc chiến sống còn với một kẻ thù nguy hiểm như CSVN thì bên cạnh mt quân đội thống nhất và thiện chiến như quân đi VNCH mà không có một bộ máy Mật Vụ tinh vi, một ý thức hệ riêng biệt, một hệ thống đảng phái để yểm trợ cho chính phủ thì làm sao có thế thắng CS được ? Các chính phủ ở Trung Nam Mỹ khi bị CS khuấy rối ở bên trong đã phải nhờ đến các đảng bí mật như "La Man Blanco" hoặc Justicialist để chống lại theo kiểu dĩ đc trị đc. Nhờ tổ chức La Guardia Civil nên tướng Franco đã dẹp tan được CS. Ngay cả Mỹ và các nước Tây Phương cũng phải trông cậy vào những cơ quan tình báo như CIA, FBI, Phòng Nhì, Intelligence Service và trước đây Đức thì có Gestapo, Nhật có Kempetai, đảng Hắc Long để chống lại CS. (Điểm Sách: Những Ngày Tháng Với TT Ngô Đình Diệm của Nguyễn Hữu Duệ, Xuân Sơn, Văn Nghệ Tiền Phong số 669, trang 52)

Cu. (Ngô Đình Diệm) sống giản dị, không ăn cao lương mỹ vị, Cụ nằm phản không nệm, Cụ không xa hoa phung phí, khi đương thời Cụ chỉ lo cho Quốc Gia, chẳng lo gì cho bản thân, nay Cụ được chôn ở đây (Lái Thiêu), nghĩa trang sơ sài này, cạnh đồng bào nghèo khổ của Cụ, chắc Trời định vậy để hợp với đức tính khiêm nhường của Cụ. Con mừng vì nơi Thiên Đàng Cụ ở, Cụ cũng còn thấy nhiều người nhớ đến Cụ và đến thăm viếng Cụ. Con từ nơi xa xôi về đây viếng mong Hồn Cụ có thiêng, xin phù hộ cho tổ quốc thân yêu." (Trương Phú Thứ)

TIẾC THƯƠNG

(Kẻ hậu sinh xin đốt nén hương lòng tưởng niệm nhân ngày giỗ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, vị Tổng Thống khả kính đầu tiên của nước Việt Nam Cộng Hòa)

Một ánh sao băng, tắt giữa trời 
Giang sơn từ đấy tối thêm thôi! 
Thương người nghĩa khí tàn cơn mộng 
Tiếc bậc tài hoa úa mảnh đời! 
Khinh bọn túi cơm, loài rắn rết 
Giận phường giá áo, lũ đười ươi 
Nếu không phản phúc, không tham vọng 
Đất nước giờ đây hẳn kịp người!


Ngô Minh Hằng 
Trích "Có Những Vùng Trời"


NGÀY QUỐC GIỔ : 01 THÁNG 11 TƯỞNG NHỚ CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

Sau khi bị quân đảo chính do Dương Văn Minh cầm đầu giết vào tháng 11/1963, thi hài Tống Thống Ngô Đình Diệm và Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu được chôn ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Áo quan của Tổng Thống Ngô Đình Diệm hình hộp, áo quan của Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu có nắp tròn. Một nhân chứng thời kỳ này giải thích, người thân của hai ông đi mua vội quan tài nên chỉ mua được một chiếc hạng tốt dành cho Tổng Thống, còn chiếc hạng vừa dành cho Ông Cố Vấn.

Mộ Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi khá đặc biệt: không có nấm mộ, bia, chỉ có tấm đan bê tông đặt bên trên cao hơn mặt đất vài chục phân. Suốt từng ấy năm trước ngày cộng sản chiếm Miền Nam, hai ngôi mộ nằm lọt thỏm, đìu hiu giữa nghĩa trang bộn bề mộ kiên cố. Những kẻ cơ hội xưa vụt quay lưng với gia đình họ Ngô đã đành, những người thân tín cũng ngại đến thăm viếng vì sợ bị dòm ngó. Năm 1964 Bà Phạm Thị Thân, thân mẫu của hai ông mất, đám tang không người đưa tang.

Một nhân chứng cải táng sau này kể: Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu được chôn trong kim tĩnh rất khô ráo. Khi cải lên, thi thể của cả hai ông chỉ khô lại chứ không tan rữa, vẫn có thể nhận ra từng người. Đầu hai người đều quấn băng trắng in dấu máu đen từ những vết thương trước khi chết. Khi băng được mở, vết máu vẫn còn cứng. Sau gáy Ông Cố Vấn có một vết thương khá lớn do Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa và Đại Úy Nguyễn Văn Nhung tay sai của Dương Văn Minh đánh trước khi giết.

Khi nhà cầm quyền cộng sản ra lệnh giải tỏa nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, thi hài Tổng Thống và Ông Cố Vấn được cải táng tại nghĩa trang Lái Thiêu tỉnh Bình Dương, với áo quan loại tốt và kim tĩnh. Mộ ông Ngô Đình Cẩn trước kia được chôn tại nghĩa trang phi trường Tân Sơn Nhứt sau khi bị nhóm đảo chính cầm đầu bởi Dương Văn Minh xử bắn vào năm 1965, và mộ bà thân mẫu Phạm Thị Thân cũng được quy tụ về nghĩa trang Lái Thiêu. Trong khu đất rộng hàng ngàn mẫu tây với những rặng cây lớn xanh và mát, mộ gia đình họ Ngô nằm cùng một dãy. Mộ bà Phạm Thị Thân nằm ở giữa, mộ Tổng Thống và Ông Cố Vấn hai bên. Cách mộ Ông Cố Vấn một quãng là mộ ông Ngô Đình Cẩn. Trước đây, vì sợ rắc rối đối với nhà cầm quyền cộng sản nên mộ không đề tên, mà chỉ đề "mẫu", "huynh", "đệ". Sau, theo đề nghị của một số người, trong đó có Việt kiều về thăm, mộ được đề đích danh.

Anh Mâm, anh Chẩy, hai trong số hàng chục người trông coi mướn mộ phần tại đây, cho hay: Thời gian đầu, mộ gia đình họ Ngô không có người chăm nom, trong khi đa số ngôi mộ khác có thân nhân thường xuyên lui tới và thuê người chăm nom. Thấy những ngôi mộ đó cỏ mọc, rêu phong, anh em bảo nhau dọn cỏ, dùng bàn chải chà rêu như những ngôi mộ khác. "Lẽ nào mình quanh quẩn ở đây cả ngày mà nỡ để cho ngôi mộ ngay gần mình lạnh lẽo!" - Mâm nói, sau khi chia đều nắm hương ngút khói, cắm vào từng bát nhang trước bốn ngôi mộ gia đình họ Ngô.

Một thời gian sau ngày mộ cải táng được hoàn thành, thỉnh thoảng có một số Việt kiều về nước thăm viếng, đọc kinh cầu nguyện, cho tiền những người trông nom. Có người để lại cả tên tuổi. Thỉnh thoảng, đại diện Công giáo cũng đến thăm viếng.

Tôi nghĩ sự thật vẫn là sự thật. Các ông tướng lấy tiền của Mỹ có thể giết được thể xác của anh em họ Ngô, nhưng họ không thể giết được thanh danh, tinh thần và uy tín của họ Ngô. Khi các ông tướng xuống tay thì chính cũng là lúc họ tự sát. Họ chết khi còn đang sống.
Muốn nói gì thì nói, miền Nam từ năm 1948 đến 1975, chỉ duy nhất có chế độ Ngô Đình Diệm là xứng đáng. Chỉ dưới chế độ ông, quốc gia mới có kỷ cương, có thể thống. Không thể đem so sánh chế độ ấy với bất cứ chế độ nào từ Nguyễn văn Xuân đến Nguyễn văn Thiệu. Giết anh em họ Ngô, các ông tướng đã vô tình giết cái chính nghĩa quốc gia mà họ vẫn hô hào phục vụ ….

HÀ THƯỢNG NHÂN

Phạm Xuân Ninh trích lời tựa tác phẩm “Dòng Họ Ngô Đình, Ước Mơ Chưa Đạt “ của tác giả Nguyễn văn Minh xuất bản tại Hoa Kỳ.

Toàn Dân Toàn Quân Ghi Ơn CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

Ngô chí sĩ, người anh hùng vĩ đại ,
Đã ra đi còn để lại tiếng thơm
Như mặt trời, người ngự trị trong tim
Lòng thế hệ muôn ngàn năm tưởng nhớ . 

Ngô Tổng Thống, đệ nhất người dân cử
Đã khai sinh nền móng sử Cọng Hòa,
Làm vẽ vang dân tộc Việt Tự Do
Xây dựng nước Việt cơ đồ nhung gấm .

Ngô Chí Sĩ, người anh hùng chết thảm
Do bàn tay nhóm phản loạn phi nhân.
Vì tham tiền, đành bán rẻ lương tâm,
Gây xáo trộn dâng miền Nam cho Cộng.

Cầu Thượng Đế cho linh hồn Tổng Thống
Vị anh hùng vì tổ quốc vong thân,
Được đời đời vui tận hưởng Thiên Nhan,
Và sống mãi trong lòng dân bất tử.

Nhân kỷ niệm ngày tang chung quốc giổ,
Toàn quân dân đoàn kết nhớù ơn Ngài
Xin dâng lên nén hương qúy lòng người
Lời cảm tạ với cả trời thương nhớ ./.

NGUYỄN ĐÌNH HOÀI VIỆT
(Thơ Máu Và Nước Mắt )


TIẾC THƯƠNG

Một ánh sao băng tắt giữa trời
Giang sơn từ đấy tối thêm thôi.
Thương người nghĩa khí tàn giấc mộng
Tiếc bậc tài hoa úa mãnh đời.
Khinh bọn túi cơm loài rắn rít
Giận phường giá áo lũ đười ươi.
Nếu không phản phúc không tham vọng
Đất nước bây giờ hẳn kịp người.

NGÔ MINH HẰNG
(Bình Minh Magazine NJ )


***

KHÓC THƯƠNG CHÍ SỸ NGÔ ĐÌNH DIỆM

Nhân ngày Quốc giổ ,1/11 Kẻ hậu sinh xin thắp nén hương lịng tưởng nhớ Cha già dân tộc Chí Sỹ NGƠ ĐÌNH DIỆM.


Con đau xót, khóc cha già dân tộc,
Chết anh hùng vì tổ quốc vì dân .
NGÔ Chí Sỹ là vỹ nhân thời đại ,
Mãi muon đời cả thế giới tiếc thương.

Cha bị giết trong xe tăng bọc thép ,
Bằng giao găm, đâm chém nát cả người.
Chết tức tưởi không một lời trăn trối.
Máu tuon trào, ghê sợ quá trời ơi …
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ngô Tổng Thống, suốt một đời kham khổ.
Sống vì dân, xây Dân Chủ phú cường ,
Vì quốc thể, nhất quyết khong lùi bước 
Trước bạo tàn hay áp lực ngoại bang .

Cha đã chết theo con đường Thánh giá ,
Không hận thù và hỷ xả thứ tha .
Con khấn vái vị cha già dân tộc.
Xin cầu bầu dân nước Việt Tự Do.

Trước di ảnh xin nguyện thề ghi nhớ ,
Lời hịch truyền con ghi rõ bên tai.
“Người tiến bước, hãy theo người tiến bước."
"Người chết đi hãy tiếp nối gương người,”

Ngày quốc nhục, xin thỉnh Ngài chứng giám ,
Tồan quân dân thành kính cám ơn Ngài .
Đây hương qúy với cả trời thương nhớ ,
Công đức Ngài ghi nhớ mãi muơn đời .

NGUYEN DINH HOAI VIET


NĂM MƯƠI NĂM, ĐỌC BÀI THƠ " NỖI LÒNG " CỦA MỘT CHÍ SĨ 




Trần Việt Yên 

Tình cờ tôi gặp nhà thơ Lệ Khanh, trong câu chuyện hàn huyên, anh hỏi tôi :


- "Có biết cụ Diệm làm thơ không ?" 
- "Tôi chưa nghe nói" ? tôi thành thực trả lời


Anh kể: 
- "Cụ Diệm có một bài thơ làm từ năm 1953, Việt Yên muốn nghe tôi đọc cho nghe . 
- "Vâng xin anh đọc đi" ? tôi vừa trả lời vừa sửa soạn giấy bút để ghi chép lại .


Anh đọc bài thơ cho tôi chép :


NỖI LÒNG


Gươm đàn nửa gánh quẩy sang sông
Hỏi bến: thuyền không, lái cũng không !
Xe muối nặng nề thân vó Ký
Đường mây rộng rãi tiếc chim Hồng 
Vá trời lấp biển người đâu tá ? 
Bán lợi mua danh chợ vẫn đông!
Lần lữa nắng mưa theo cuộc thế 
Cắm sào đợi khách, thuở nào trong ?


NGÔ ĐÌNH DIỆM 1953


Mới thoạt nghe bài thơ Lệ Khanh đọc, tự nhiên tôi rùng mình, cảm xúc bài thơ đi thẳng vào tim óc, tôi nhẩm đi nhẩm lại bài thơ, gần như thuộc lòng, Lệ khanh cười : Còn đây là bài họa của tôi : 




Gan vàng đem trải khắp non sông 
Quyền rộng chẳng màng, lợi cũng không 
Chí quyết dẹp xong bọn cướp nước 
Lòng mong quét sạch đám cờ hồng 
Tâm hư chói rạng vùng trời Bắc, 
Tiết trực sáng ngời chốn biển Đông 
Một lũ phản thần mưu giết chúa 
Tham tiền nào biết đục hay trong .


LỆ KHANH 2003


Lệ Khanh nói tiếp :- "anh Từ Phong cũng có một bài họa, rất tiếc tôi không nhó hết, Việt Yên thử hỏi anh Từ Phong xem .


Từ giả Lệ Khanh, tâm trí tôi luôn ám ảnh bài thơ của cụ Diệm, về đến nhà tôi gọi điện thoại cho anh Từ Phong và xin anh đọc bài họa, anh vui vẻ đọc cho tôi chép qua phone :


Ghé vai gánh vác nửa non sông 
Lèo lái Thuyền Nam sóng gió không 
Đả thực, giữ gìn bờ cõi Việt, 
Bài phong, tô điểm nước non Hồng 
Đêm lo ngăn cản thù phương Bắc 
Ngày tính canh chừng giặc bể Đông 
Tế thế kinh bang tài xuất chúng 
Tiếc thay mầm vạ nẩy từ trong !!


TỪ PHONG 7- 7-2003


Và anh nhấn mạnh : Tôi làm bài này đúng ngày 7 tháng 7 năm 2003 cũng là để kỷ niệm ngày cụ Diệm về nước chấp chánh (mồng 7- tháng 7 ngày Song Thất)


Đêm đó tôi không ngủ và cố dò theo tư tưởng của Cụ Diệm để làm một bài họa. Gần đến nửa đêm thì tôi chợt nảy ra cái ý : tinh thần độc lập của cụ Diệm, nhất định không muốn người Mỹ nhúng tay trực tiếp vào cuộc chiến Việt Nam, thế là tôi hăm hở ngồi ghi chép : 

Nỗi lòng trang trải với non sông 
Hậu thế ai người có biết không ? 
Độc lập nước nhà nêu ý hướng 
Tự do dân tộc điểm tâm hồng . 
Chí ngăn lũ giắc cuồng phương Bắc 
Tài giữ đồng minh vai chủ Đông 
Tiết trực tâm hư gương ái quốc 
Mai nầy đời gạn đục khơi trong


TRẦN VIỆT YÊN 2003



Làm xong bài thơ - thực ra chưa được hoàn chỉnh lắm ? và vội vã gởi cho các thi hữu gần xa để xin nhã hứng họa lại, Cụ Trường Giang là người gởi bài thơ họa đến cho tôi xem sớm nhất :


Thù nhà, nợi nước, gánh non sông 
Chưa vững quyền uy bậc cũng không 
Quyết chí đánh tan quân mặt trắng 
Tận tâm xé nát ngọn cờ hồng 
Thanh liêm chỉ một vang Miền Bắc 
Chính trực không hai, dội cõi Đông 
Khí tiết lăng sương thù khiếp vía 
Hiềm vì phản loạn núp bên trong.


TRƯỜNG GIANG 10-2003 .


Tiếp theo nhà thơ Hoàng Ngọc Văn cũng gởi bài họa của anh :


Bùi ngùi tấc dạ xót non sông, 
Sóng lớn thuyền con, kẻ sĩ không 
Xin gửi tấm lòng củng sử ký 
Trao về xương cốt với tim hồng 
Quốc gia nghiêng ngửa, chèo phò tá ? 
Đất nước chênh vênh, tát biển Đông 
Nhắm mắt xuôi tay tùy cõi thế 
Nguyện cầu dân tộc, đục thành trong .


HOÀNG NGỌC VĂN, 2003


Tôi chần chừ chưa muốn viết bài này vội vì còn chờ bài họa của nhiều nhà thơ khác, Trong đó có thi hữu Thiên Tâm vì tôi biết anh rất thích họa thơ những bài Đường luật hay, quả nhiên anh gởi đến tôi không phải một mà tới 2 bài họa . Cái đặc biệt của Thiên Tâm là anh đã ký thác được tâm sự của anh và của cụ Diệm một cách sâu sắc . 




MỘT NÉN HƯƠNG LÒNG


MỘT đời tận tụy gánh non sông 
NÉN bạc phản thùng, nghiệp hóa không 
HƯƠNG ngát nghìn thu, gương chính khí 
LÒNG son một thuở dáng linh hồng 
THẮP cao ngọn đuốc soi đêm tối 
DÂNG tận đài mây gọi gió đông 
CHÍ lớn chưa thành, thân dẫu thác 
SĨ dân thương tiếc biển, trời trong


THIÊN TÂM 18-10- 03



Và một bài thứ 2 :


CHẠNH LÒNG .


Gió uất, mây hờn phủ núi sông 
"Tự do, Độc lập??" rứa, buồn không?! 
Nhe nanh múa vuốt loài yêu quỷ 
Tím ruột bầm gan giống Lạc Hồng 
Tuấn kiệt lơ thơ sao buổi sớm 
Nhân tài lác đác lá mùa đông 
Cứu tinh dân tộc nay đâu vắng 
Xao xác chợ đời luận đục trong


THIÊN TÂM


Nhà thơ Tố Nguyên cũng gởi đến cho chúng tôi thưởng lãm bài họa của anh :


NHỚ NGÔ CHÍ SĨ


Chí Sĩ quên mình với núi sông 
Vì dân vì nước chẳng hề không 
Cộng hòa khai lối giòng Dân Việt 
Tiên tổ truyền lưu giống Lạc Hồng 
Diệt Cộng bài Phong nạn giặc Bắc 
Đồng minh kết hữu tình Tây Đông* 
Trời ơi ! Oan nghiệt ai mưu giết 
Giữa buổi nhiễu nhương đục lẫn trong

 TỐ NGUYÊN 19-10-2003


(*) Tây Phương và Đông Nam Á

Trở lại với bài thơ NỖI LÒNG của chí sĩ NGÔ ĐÌNH DIỆM, tôi xin được nêu vài ý nghĩ thô thiển về bài thơ của cụ. Thật ra, tôi không phải là người quen bình thơ thiên hạ, gặp bài thơ hay tôi chỉ xin được gọi là họa lại đôi lời hưởng ứng hoặc gởi đến anh em thi văn hữu quen biết để cùng thưởng lãm.Việc xướng họa trong vòng anh em chúng tôi thường hay diễn ra . Hôm nay tôi đánh bạo viết đôi dòng để gọi là nối điêu ý tưởng bậc cao minh .

Theo Lệ Khanh cho biết Cụ Diệm làm bài thơ này từ năm 1953, nếu trí nhớ không đánh lừa tôi thì lúc đó cụ Diệm chưa về nước chấp chánh, cụ còn đang lưu ngụ trong một nhà dòng Thiên Chúa Giáo tại tiểu Bang Misouri (?) Hoa Kỳ .

Thời điểm đó, chiến cuộc Đông Dương đang diễn ra ác liệt, một bên là Việt Minh Cộng Sản với sự trợ giúp cả người và vũ khí của Trung Cộng và Liên sô , bên kia là Quân Đội Liên Hiệp Pháp và Quân Đội Quốc Gia Việt Nam rất non trẻ mà phần thắng đang nghiêng dần về khối Cộng . Hội nghị Genève được hình thành nhằm tìm kiếm hòa bình cho Đông Dương, các chính phủ Quốc gia được thành lập và tham dự hòa đàm Genève, nhưng tốc độ chiến tranh đẩy phe Quốc gia vào thế bị động, các chính phủ lần lượt ra đời ( dường như chính phủ Nguyễn Văn Tâm, Trần Văn Hữu trong Nam kỳ, roiࠣhính phủ của Hoàng Thân Bửu Lộc được Quốc Trưởng Bảo Đại tấn phong ) nhưng xem ra tình thế không có gì sáng sủa,

Người Mỹ với vai trò lãnh đạo khối thế giới Tự Do nóng lòng và muốn can thiệp vào vũng lầy Đông Dương, đang tìm kiếm một khuôn mặt ít chịu ảnh hưởng của người Pháp để ủng hộ , Do những quen biết ông Ngô Đình Diệm có lẽ đã được thăm dò ý kiến về vai trò lãnh đạo, theo tôi chính đó là hoàn cảnh bài thơ NỖI LÒNG được ra đời .

Đọc bài thơ NỖI LÒNG người ta thấy được tinh thần dấn thân của một con người đang muốn xông pha vào thế cuộc ,

Đọc câu thơ thứ nhất "Gươm đàn nữa gánh, quảy sang sông" người ta thấy hình ảnh đầu tiên đập vào mắt người đọc NỖI LÒNG là TỪ HẢI, một nhân vật cái thế anh hùng trong truyền KIỀU của THI HÀO NGUYỄN DU .

Thật vậy GƯƠM ĐÀN NỬA GÁNH, chứng tỏ cái chí của một bậc anh hùng cái thế, "Gươm đàn nữa gánh, non sông một chèo" người muốn tự mình tạo riêng một cõi triều đình, chứ không chịu cúi luồn trong khuôn khổ .

Chỉ 3 chữ ?quẩy sang sông ? đã thể hiện được thái độ hăm hở xốc vác dám dấn bước sang một hoàn cảnh khác của tác giả dù hoàn cảnh đó có như thế nào đi nữa cũng không thối chí nhụt lòng.

Câu thơ thứ 2

"Hỏi bến: thuyền không, lái cũng không,"

Mặc dù hăm hở muốn sang sông, tác giả vấp phải hoàn cảnh thực tế phũ phàng : Muốn sang sông thì phải có thuyền, nhưng thuyền không có mà lái cũng không nốt!!

Nhìn vào hoàn cảnh nước nhà lúc đó con thuyền quốc gia đang bị sóng gió cộng sản vùi dập, mà người đủ tài lèo lái con thuyền cũng không co,?'y gì để sang sông .

Riêng trong trường hợp tác giả lúc đó, dù nóng lòng hăm hở muốn sang sông gánh vác, nhưng thuyền là tổ chức, mà người lãnh đạo cũng chưa có thì làm sao có thể sang sông cho được bây giờ ?!

Hai câu thực

"Xe muối nặng nề thương vó ký, 
Đường mây rộng rãi, tiếc chim hồng"

Tác giả mượn điển tích Chu Bá Nhạ để nhìn cơ đồ tổ quốc đang như một chiếc xe ngựa thồ muối ì ạch leo dốc mà thương cho những người đang cố gắng vất vả như con ngựa Ký ( tương truyền là một giống ngựa giỏi, có thể đi xa, thồ nặng được như không )

Nhìn hoàn cảnh nước nhà như thế, mà tiếc cho cánh chim hồng trước không gian bao la của tương lai dân tộc lại không được bay bổng .

Hai câu luận :

"Vá trời lấp biển người đâu tá ? 
Bán lợi mua danh chợ vẫn đông"

Trước nghịch cảnh này thử hỏi những người có hoài bão lấp biển vá trời nay đâu cả rồi sao không dấn bước sang sông ?

Dù hoàn cảnh nước nhà đang nghiêng ngửa nhưng nhìn lại triều đình, người ta vẫn ì xèo buôn danh bán tước, vẫn lắ?? bán người mua, mà trong những kẻ mua danh bán tước đó có mấy ai mang hoài bão lấp biển vá trời ? Mấy ai thực lòng vì dân vì nước ? Hay chỉ là những kẻ vì danh chút danh tiếng hão huyền, vì chút lợi ích nhỏ nhen cho bản thân và phe nhóm ?.

Hai câu phá, kết :

"Lần lữa nắng mưa theo cuộc thế 
Cắm sào đợi khách thuở nào trong?"

Tác giả một lần nữa nói lên cái ý chí nhập cuộc của mình, không thể chần chừ trước cảnh dầu sôi lửa bỏng, trước cảnh bá tánh toàn dân đang trở thành nạn nhân cho thứ chủ nghĩa Cộng sản bạo tàn , nếu dợi cho lúc bể lặng trời trong mới ra gánh vác thì đâu còn cái dũng của một kẻ sĩ:" kiến giả bất vi vô dũng giã" "Giữa đường thấy sự bất bằng mà tha ?!"

Nếu cứ chần chừ chờ cơ hội thuận tiện thì bao giờ cơ hội mới đến, vì thế phải nhập cuộc, phải sang sông .

Đọc cả bài thơ tôi thấy toát lên cái hào sảng của một kẻ sĩ, dù đang ẩn nhẫn , nhưng quyết chí phải xông pha vào con đường gió bụi phong trần cái hăm hở của một con người nhập thế, dám chấp nhận thử thách khó khăn ,

Có lẽ vì mang tinh thần NHẬP CUỘC đó mà chí sĩ NGÔ ĐÌNH DIỆM sau đó ít lâu đã nhận lời mời của Quốc trưởng Bảo Đại về nước đảm nhận vai trò thủ tướng khi người Pháp đang bị vây khốn Điện Biên Phũ, Cụ về nước để gánh vác trách nhiệm xây dựng một Miền Nam thanh bình no ấm trước một miền Bắc nghèo nàn xác sơ vì chủ nghĩa Cộng sản bóc lột,

Có lẽ vì bản tính chính trực quang minh của cụ Diệm (Thể hiện qua Quốc huy nền Đệ Nhất Cộng Hòa là Bụi Trúc "Tiết trực tâm hư") là khắc tinh với Gian manh xảo quyệt của Hồ Chí Minh, và Hồ Chí Minh đã thấy được sự thất bại sẽ đến với hắn nếu cụ Diệm còn nắm chính cương ở Miền Nam, nên Hồ chí Minh đã tìm mọi cách loại trừ cụ, âm mưu sát hại cụ để trừ hậu hoạn cho chế độ Cộng Sản Vô Thần .

Viết như thế, tôi không có ý ám chỉ Hô褐Đồng Tướng Lãnh Cách Mạng năm 1963 đã làm một việc không công cho Hồ chí Minh, tôi chỉ giận và tiếc, giống như tâm trạng các thi hữu đã họa lại bài cũa cụ Như Lệ Khanh phê phán.

Một bọn phản thần mưu giết chúa 
Tham tiền nào biết đục hay trong ?!

Vì đồng tiền tối mắt mà những kẻ võ biền đã làm một điều tệ hại khôn lường cho quốc gia đại sự, tiếc lắm thay !!!

Hay như nhà thơ Từ Phong than thở :

Tế thế kinh bang tài xuất chúng 
Tiếc thay mầm vạ nẩy từ trong!! 
Và nhà thơ Trường Giang ngưỡng mộ : 
Khí tiết lăng sương thù khiếp vía,

Hiềm vì phản loạn núp bên trong.

Nhưng trong những kẻ nhúng tay vào máu, chúng ta không thể không nói đến vai trò người MỸ. Theo như các tài liệu được giải mật, người ta được biết một trong những nguyên nhân cái chết của cụ Diệm là vì cụ đã mâu thuẫn với chủ trương đem quân tham chiến truục tiếp của người bạn đồng minh Hoa Kỳ . Ở đây ta mới thấy cái tài thao lược ước đoán như thần của cụ Diệm, dường như có một tài liệu cho rằng cụ Diệm phản đối người Mỹ đổ bộ ở Miền nam, vì dù có phải nhờ tiền của viện trợ, cụ Diệm nhất định giữ lấy vai chính trong việc đối đầu với cả khối Cộng sản tại Việt Nam, vì cụ e rằng người Mỹ trực tiếp tham chiến sẽ là cái cớ để Hồ Chí Minh đánh bóng chính nghĩa giả tạo giải phóng Miền Nam . Cụ không muốn nhờ vả đến máu xương ngươì Mỹ vì:

Nợ gì còn có thể trả được 
Nợ Máu Xương lấy chi báo đáp cho cân ??

Cái gương ái quốc và minh tuệ của cụ Ngô Đình Diệm đã làm tôi thao thức kính phục, Hy vọng sự thật phải được sáng tỏ để phục hồi danh dự cho một người có công lớn với đất nước và dân tộc :

Tiết trực tâm hư gương ái quốc 
Mai nầy đời gạn đục khơi trong .

Tôi dùng chữ mai nầy e không được hoàn chỉnh cho lắm, cần gì phải đến mai sau gương ái quốc của cụ Diệm mới trở nên trong sáng vằng vặc như trăng rằm ? Bổn phận chúng ta phải như Thi sĩ Thiên Tâm :

Chí lớn chưa thành thân dẫu thác 
SĨ dân thương tiếc biển trời trong

Để tự hỏi và tự kêu gào :

Cứu tinh dân tộc nay đâu vắng ? 
Xao xác chợ đời luận đục trong

Ước vọng lớn nhất của người viết bây giờ là phục hồi uy tín của một bậc đại sĩ, một cứu tinh dân tộc,

Một người mà tâm nguyện đến lúc chết vẫn là "uy vũ bất năng khuất"

Nhắm mắt xuôi tay tùy cõi thế 
Nguyện cầu dân tộc đục thành trong

Hoàng Ngọc Văn

Đọc bài thơ NỖI LÒNG của chí sĩ NGÔ ĐÌNH DIỆM để chúng ta cảm thông và kính phục tinh thần nhập cuộc của cụ , niềm thao thức của cụ và xót xa cho thân phận lãnh tụ một nước nhược tiểu : "Dường mây rộng rãi tiếc chim hồng"

Sau 50 năm, đọc bài thơ NỖI LÒNG của chí sĩ NGÔ ĐÌNH DIỆM, lòng tôi thấy bùi ngùi xúc cảm, phải chi cụ còn sống, hẳn lịch sử nước nhà đã đổi khác, 80 triệu con dân nước Việt ít ra cũng không phải sống trong cái chế độ XẮP HÀNG CHÓ NGỰA như bây giờ, hàng triệu sinh linh chưa chắc đã phải vùi thây nơi rừng thiêng nước độc, hay biễn cả bão bùng . Và hàng triệu người khác phải lưu lạc nơi đất khách quê người để bùi ngùi nhìn về quê hương tăm tối .

Câu nói "một dân tộc không cần nhiều anh hùng, chỉ cần có một vị minh quân" sao chí lý lắm thay .

Có người đặt nghi vấn đây không phải là bài thơ của cụ Diệm, mà có thể là bài thơ của một nhà nho ái quốc nào khác viết hoặc giả có người nào đó viết thác tên của cụ; tôi không được rõ lắm, nhưng tôi nghĩ cụ Diệm đã từng học Hán văn, lại theo Tân Học, một người như cụ chẳng lẽ cả đời không làm được bài thơ nào hay sao, có thể bài thơ do cụ sáng tác nhưng vì bản tính khiêm tốn, kín đáo cụ không muốn phổ biến lúc cụ còn sống, còn cầm vận mệnh dân tộc, còn lèo lái con thuyền quốc gia (đó là điểm khác biệt giữa Trần Dân Tiên ? Hồ Chí Minh và chí sĩ Ngô Đình Diệm) vả lại thời gian trước phương tiên truyền thông không phổ cập như hiện nay, nên có rất nhiều nhà nho, nhà trí thức làm thơ chỉ lưu truyền trong vòng thân hữu nên sau này bị thất lạc là đa phần .

Tôi nêu bài thơ này để như tiếng chuông gióng lên để quý vị nào biết thì lên tiếng để đánh tan những ghi vấn .

Tôi nghĩ rằng sẽ còn nhiều thi hữu sẽ họa lại bài thơ này, nhưng sợ để lâu nhiều ý nghĩ bị mai một nên tôi xin được ghi chép ra đây để như thi sĩ THIÊN TÂM gọi là: 

MỘT NÉN HƯƠNG LÒNG DÂNG CHÍ SĨ MUÔN ĐỜI TƯỞNG NHỚ BẬC HIỀN MINH


San Jose ngày 19 tháng 10 năm 2003

Trần Việt Yên * 
Kỷ niệm 40 năm ngày mất của vị khai sáng Việt Nam Cộng Hòa


* Tôi cũng vừa được cụ Mục Sư Hồ Xuân Phong ( năm nay 81 tuổi ) cho hay cụ Diệm còn một bài thơ nhan đề "TÓC BẠC", nhưng rất tiếc đã lâu cụ quên mất, cụ có hứa khi nào nhớ lại được bài thơ sẽ đọc cho tôi chép lại , nếu bậc cao minh nào biết bài thơ ấy xin gởi cho chúng tôi sớm càng hay - Xin đa tạ


(Trần Việt Yên)

VIỆT NAM: VÙNG TRỜI ĐAU THƯƠNG VÀ UẤT HẬN

Em trót sinh ra sau ngày "giải phóng" 
Và lớn lên khi đất nước "thanh bình" 
Nhưng cuộc đời sao vất vả điêu linh 
Mẹ buôn gánh bán bưng nuôi con dại

Em đi học, qua đồng khô cỏ cháy 
Trời quê hương bàng bạc áng mây buồn 
Đường chiều về leo lét ánh tà buông: 
- "Con đói quá, mẹ ơi trời sắp tối !"

Sáng đi học bụng em còn thấy đói 
Cô dạy em phải yêu kính "bác" Hồ 
Em hỏi : - " 'bác' là ai vậy, hở Cô ?" 
Cô bảo:-"Nhờ 'bác', đảng ta 'CHIẾN THẮNG ' !"

Em không hiểu, nhưng cúi đầu im lặng 
Mà trong lòng thắc mắc mãi không thôi 
"CHIẾN THẮNG" gì ? Sao khổ qúa đời tôi, 
Nhà, họ lấy, phải đi vùng kinh tế!

Ba mươi năm, lớn lên đời vẫn thế : 
Trời quê hương còn đó áng mây buồn 
Vẫn từng ngày, vẫn kiếp sống đau thương 
Em thay mẹ : Đời bán bưng buôn gánh !

Em tự hỏi nếu đảng không "CHIẾN THẮNG" 
Nước Việt Nam có chậm tiến thế nầy ? 
Người dân hiền đâu ngậm đắng nuốt cay 
Bị "xuất khẩu" sang xứ người lao dịch !

Em thầm hỏi : "Ai đây là kẻ địch?" 
"Mỹ, Ngụy", "bác" Hồ, hay cộng đảng ta ? 
"Ngụy" bây giờ là "khúc ruột phương xa" 
Mỹ là thầy, là ân nhân kinh tế !

Nước Việt thụt lùi bao thế hệ 
Từ môi sinh cho đến đạo làm người: 
Chính phủ chỉ là một lũ đười ươi 
Bọn ích kỷ, phường buôn dân bán nước!

 Xã hội xuống dốc nhanh không tưởng được 
Quan bạo tàn, tham nhũng đến vô lương 
Chuyên hối lộ, cướp nhà, chiếm hết ruộng nương 
Dân thấp cổ kêu trời cao chẳng thấu !

 Đảng của "bác" biến nước ta lạc hậu 
Dân Việt Nam nghèo nhất cõi năm châu 
Những huy hoàng ngày cũ nay còn đâu 
Phụ nữ Việt bán thân ngoài muôn dặm !
  
Ôi tổ quốc, ôi quê hương nhung gấm 
Hỡi địa linh, nhân kiệt hãy vùng lên ! 
Giành TỰ DO, DÂN CHỦ với NHÂN QUYỀN 
Quyết đập đổ NỘI THÙ: phường cộng sản
  
Hết cộng nô, trời Việt Nam lại sáng 
Đàn con Hồng cháu Lạc đứng cao lên 
Xây đấp non sông, bờ cõi vững bền 
Đó là lúc toàn dân ta CHIẾN THẮNG !


Hương Sài-Gòn
  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét