Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

CÁC LOẠN TƯỚNG CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐÃ TIẾP TAY CHO CỘNG SẢN BẮC VIỆT CƯỠNG CHIẾM MIỀN NAM




Nguyễn Khánh (sinh năm 1927) là một cựu tướng lĩnh và cựu chính khách Việt Nam Cộng hòa. Ông từng giữ chức Quốc trưởng và Thủ tướng của Việt Nam Cộng hòa, cũng như đã từng là Đại tướng, Tổng tư lệnh và Tổng tham mưu trưởng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn 1964-1965. Ông được xem là người nắm giữ nhiều quyền lực tối cao nhất trong lịch sử 20 năm tồn tại của Việt Nam Cộng hòa.[1]

Con đường binh nghiệp

Ông sinh ngày 8 tháng 11 năm 1927 tại Trà Vinh, con của ông Nguyễn Bửu - một địa chủ lớn. Thời trẻ, ông có tham gia Việt Minh một thời gian ngắn rồi trở về học Trường võ bị liên quân Đà Lạt, sau đó, ông được đưa sang Pháp tu nghiệp ở Trường quân sự Saint Saumur. Thời gian này, ông lấy tên là Raymond Khánh hoặc Nicolas Turner Khánh.

HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG TÊN ĐẠI ĐỒ TỂ HUẾ MẬU THÂN 1968

Triết Gia Đức M. Heidegger từng ví con người như một Être Pour La Mort, coi đó như một sinh thể cho tử vong tử diệt, giống như quan niệm trong triết học Phật Giáo, cho rằng đời là bể khổ trong cõi thế vốn vô thường, để rồi rốt cục ai cũng phải chết. Tóm lại sinh tử là lẽ tất yếu của con người không ai tránh khỏi, nhưng để yên tâm bước vào cõi vĩnh hằng, hầu như ai cũng cố gắng giữ trọn đạo làm người, tốt cho mình, ích cho đời và lưu danh cùng sông núi.



Sau ngày 30-4-1975, cộng sản Hà Nội huênh hoang tuyên bố tất cả những trò lừa bịp chính trị đã làm từ năm 1930 là thời gian mà đảng cộng sản quốc tế chính thức xâm nhập vào VN, cho tới khi dùng bạo lực cưỡng chiếm được toàn thể quê hương. Để chia chung tội danh thiên cổ đã làm hủy hoại đất nước Lạc Hồng suốt bao năm qua, VC đểu cáng, đã lôi bọn Việt gian VNCH, từng giúp giặc đâm sau lưng người lính miền nam, vào chung xuồng, tung hê ca tung bọn ăn chén đá bát này khi viết lại lịch sử cận đại bằng chủ thuyết Mác-Lê cộng với những huyền thoại hoang tưởng, về cái gọi là chiến thắng ba đại đế quốc Pháp, Nhật, Mỹ.. 

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2013

MẬU THÂN 1968: ĐÒN ĐÁNH NHÁ CỦA TƯỚNG GIÁP


Square1  - Xin gởi đến thôn Danlambao tập 1 của 3 video về Mậu Thân. Trước, square1 đã dịch và đăng trong blog của mình, nhưng ngay sau đó bị... ai đó, chắc là "người quen" vào phá, làm mất đường link, không thể xem được nữa. Nay square1 dịch lại, xin gửi đến các bạn trong thôn Danlambao để biết thế giới biết gì về tết Mậu Thân.

HIỆP ĐỊNH PARIS 1973

HIỆP ĐỊNH CHẤM DỨT CHIẾN TRANH
LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM

Các bên tham gia Hội nghị Pa-ri về Việt Nam,

Nhằm mục đích chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam trên cơ sở tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, góp phần củng cố hòa bình ở châu Á và thế giới,

CHÚC MỪNG XUÂN MỚI QUÝ TỴ 2013

Thơ
 CHÚC TẾT (của Nguyễn Trung Cao)

Đầu năm khai bút chúc Đồng Hương                Đầu năm khai bút chúc đồng hương
Hạnh phúc ,An khang, sự Cát tường                Hạnh phúc, an khang, vạn cát tường

BÀI GIẢNG ĐÁNG NGHE ĐÁNG XEM CỦA LINH MỤC NGUYỄN NGỌC TỈNH VỀ HIỆN TÌNH ĐẤT NƯỚC VÀ BỔN PHẬN CỦA CÔNG DÂN

LM Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh
- Hôm nay, Chúa nhật sau lễ Giáng Sinh, Hội Thánh mừng lễ Thánh Gia,mừng Con Thiên Chúa làm người, sinh ra và lớn lên trong một gia đình, gia đình Đức Mẹ Ma-ri-a và Thánh Giu-se.

Bài Tin Mừng ngày mùng 1 tháng Giêng ghi lại biến cố xảy ra 8 ngày sau lễ Giáng Sinh, đó là việc Hài Nhi chịu phép cắt bì theo đúng luật Mô-sê để đích thực trở thành một con dân Ít-ra-en, mang tên là Giê-su.

Còn bài Tin Mừng hôm nay thì ghi lại một biến cố xảy ra khi Đức Giê-su lên 12 tuổi, cùng với cha mẹ trẩy hội đền Giê-ru-sa-lem mừng lễ Vượt Qua. Sau đó gia đình trở về Na-da-rét là nơi Đức Giê-su sinh sống cho đến lúc ra hành đạo. Sau này khi nói về Đức Giê-su người ta thường thêm “người Na-da-rét”, hẳn là để phân biệt với những người khác cùng tên.

THỤY KHUÊ NÓI CHUYỆN VỚI HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG VỀ BIẾN CỐ MẬU THÂN Ở HUẾ

Thụy Khuê: Thưa anh Hoàng Phủ Ngọc Tường, đây là lần đầu tiên anh đến Pháp? Lý do gì đã khiến anh được đi? Xin anh cho biết cảm tưởng của anh.

Hoàng Phủ Ngọc Tường: Đúng là lần đầu tiên tôi tới Pháp. Tôi sang Pháp qua cửa ngõ của nước Đức, ở đấy tôi đã nhận được sự bảo trợ của hiệp hội Schmitz Stiftung để đi dự tuần Việt Nam của tổ chức "Chung Một Thế Giới" ở thành phố Freiberg. Tiếp theo tôi đi dự hội thảo Euro-Việt III tại Amsterdam. Và sau đó tôi sang Pháp chơi. Ấn tượng mạnh nhất của tôi sau gần một tháng lãng du bên Tây là như thế này: Trước mắt tôi là một cuốn sách mà tưởng chừng như tôi đã biết hết mọi cái ở trong đó, nhưng chính lúc này tôi lại đang giở ra những trang đầu. Cuốn sách đó tên gọi là Châu Âu.
 

MẶT THẬT LÊ NGUYÊN HỒNG: MỘT TÊN DÂN CHỦ GIẢ HÌNH !


Tên công an, hiếp dâm cháu Hoàng Bích Nụ, 12 tuổi
Bộ mặt dâm nhinghiện ngập của tên âm binh nguyên cựu cán bộ công an huyện Yên bình, tỉnh Yên bái Lê Nguyên Hồng, đang trốn nấp tại Thailand, giả đò đấu tranh dân chủ vì tiền và vì điểm để được định cư tại nước thứ 3.
Trong hơn 25 năm viết văn, làm báo, sinh hoạt cộng đồng, chúng tôi bị vu cáo, mạ lỵ lia chia. Nhất là khi có internet và các trang báo điện tử.
Khi những bài viết của chúng tôi oanh kích đúng mục tiêu là tên đồ tể Hồ Chí Minh, đảng CSVN, những đảng phái “xanh vỏ, đỏ lòng” ở hải ngoại và bọn tay sai là những nick names mà có nhiều người gọi là “bọn âm binh” lại được lệnh ĐÁNH THUÊ TRÊN MẠNG bằng cách vu cáo, mạ lỵ bằng những lời lẽ của những kẻ đầu đường xó chợ, hoặc viết khùng, viết điên với mục đích chạy tội cho chủ của chúng nó.

Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

BLOGGER ĐIẾU CÀY BỊ GIAM Ở KHU K 3 - TRẠI XUYÊN MỘC - BÀ RỊA VŨNG TÀU


VRNs (09.02.2013) - Bà Rịa, Vũng Tàu - Sáng hôm qua, 08.02.2013, sau hơn hai ngày vất vả tìm kiếm và đấu lý, cuối cùng công an, quản giáo trại giam Xuyên Mộc đã thừa nhận blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải đang bị giam tại khu K3, trại Xuyên Mộc, thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Bà Dương Thị Tân cho biết: “Tôi cùng con trai là Nguyễn Trí Dũng đã đến trại giam Xuyên Mộc, trình với công an thông tin do trại giam Bố Lá cung cấp là ông Nguyễn Văn Hải đang bị giam tại đây và đề nghị cho thăm gặp và gởi đồ. Nhưng công an ở đây chối rằng không có!”

CHUYÊN ĐỀ MẬU THÂN 1968 - BÀI 1


Lời mở đầu cho chuyên đề Mậu Thân 

Trần Quốc Việt  - Vụ thảm sát đầu xuân năm 1968 là vết nhơ lớn trong lịch sử Việt Nam. Hàng ngàn người bị giết dã man hay bị chôn sống trong những hố chôn tập thể trong đó có phụ nữ và trẻ em. 

Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013

NỖI ĐAU TẾT MẬU THÂN CHƯA CÓ PHÚT NÀO NGUÔI!


Lời Tác Giả: Tôi có một sinh viên người Thuận An, TP Huế. Ông bà nội của cậu ấy đều bị giết trong Tết Mậu Thân 1968. Ông nội cậu là một bác sĩ quân y phải ở lại đơn vị trực tết nên bà nội phải từ Thuận An lên Huế ăn tết cùng chồng. Tảng sáng mùng 2 Tết, ông nội đã bị bộ đội quân GP giết chết khi họ tiến vào còn bà nội thì bị bắt giam nhưng vì bà còn trẻ (22 tuổi) nên bị bắt đi đào hố chôn người trên Bãi Dâu ngay trong đêm mùng 2 Tết. Do thấy chôn cả người đang sống nên bà đã lao xuống dòng Sông Hương để chạy trốn và đã bị bắn chết, 45 năm rồi vẫn chưa tìm được mộ. Tết này, hai anh em cậu ấy quyết định thuê đò dọc đi xuôi Hương Giang từ bến đò Tuần về cửa Thuận An để vào các làng ven Sông Hương dò tìm theo lời khuyên của một nhà ngoại cảm. Và cậu hi vọng sẽ có người vớt được xác bà trên dòng sông đem chôn. Cầu Trời Lạy Phật phù hộ cho anh em cậu ấy tìm được mộ bà nội để ba mạ cậu bớt đau thương. Nhân dịp tròn 45 năm biến cố Tết Mậu thân, tôi xin có một bài viết để sẽ chia nỗi lòng cùng quí vị độc giả gần xa.

Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

TỘI ÁC CỘNG SẢN VIỆT NAM: THUYỀN NHÂN

Sau khi chà đạp lên hiệp định Hoà bình Paris 1973 và cưỡng chiếm miền Nam vào năm 1975, csvn đã áp đặt một chế độ độc tài, man rợ lên toàn đất nước. Hàng triệu người đã bỏ nước ra đi. Trong khi khoảng 2 triệu người may mắn đến được bến bờ tự do, thì có đến trên dưới nửa triệu người Việt thân yêu đã bỏ thây trên biển cả. Những hình ảnh dưới đây được ghi nhận từ năm châu, bốn biển để tưởng nhớ đến những thân nhân bất hạnh không bao giờ còn thấy được bến tự do.

NHÌN LẠI QUÊ HƯƠNG 38 NĂM SAU NGÀY “THẮNG CUỘC”



Nguyễn Thu Trâm, 8406 - Gần đây, cuốn “BÊN THẮNG CUỘC” do một nhà báo, nguyên là cán binh cộng sản thời hậu chiến, viết và xuất bản tại Hoa Kỳ và phổ biến rộng rãi bằng cả sách giấy và sách điện tử, đã gây xôn xao trong trong các cộng đồng người Việt Nam tự do định cư tại nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như đối với cả người Việt Nam ở quốc nội. Cũng nhiều lời khen, lắm tiếng chê cho “BÊN THẮNG CUỘC” bởi khách quan mà nhìn nhận thì đấy là một trong những cuốn sách có nhiều thông tin từ cả hai phía. Nhưng theo đa phần những người đã đọc qua thì “BÊN THẮNG CUỘC” chỉ nói lên được một phần ba sự thật, còn lại chỉ toàn là dối trá, nhất là những thông tin liên quan đến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đến các tướng lãnh, đến các chính khách và ngay cả đến các Quân Cán Chính cũng như đồng bào miền Nam trước cũng như sau ngày mất nước.

Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013

THƯ CỦA PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM CHÀO MỪNG LUẬT SƯ LÊ CÔNG ĐỊNH VỪA THOÁT KHỎI NHÀ TÙ NHỎ

Hôm nay là một ngày thật đặc biệt đối với phong trào Con Đường Việt Nam: ngày luật sư Lê Công Định bước ra khỏi nhà tù để trở về với vòng tay gia đình và bạn bè. Một ngày mà rất nhiều người chúng ta đã đón chờ từ lâu.

Trước đó vài ngày, chúng tôi nhận được tin anh sẽ về vào ngày 26 Tết. Trong tâm trạng chờ đợi, chúng tôi chỉ biết cùng nhau cầu mong cho điều này trở thành sự thực. Tất cả mọi người đã từng mừng hụt vào năm ngoái, khi nhà cầm quyền có ý định trả tự do cho anh Định nhưng sau đó rút lại quyết định này vào phút cuối.

NHÂN SỸ TRÍ THỨC TỚI QUỐC HỘI, ĐÒI BỎ ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP

Phái đoàn nhân sĩ trí thức do ông Nguyễn Ðình Lộc, nguyên bộ trưởng Bộ Tư Pháp CSVN dẫn đầu đến Quốc Hội trao bản thỉnh nguyện 7 điểm về sửa hiến pháp. (Hình: Ba Sàm)

HÀ NỘI (NV) – Một phái đoàn gồm 16 nhân sĩ trí thức đã đến Quốc Hội CSVN trao bản kiến nghị 7 điểm yêu cầu sửa đổi hiến phápcũng như trao bản hiến pháp mẫu do họ soạn thảo.

Họ đại diện cho 72 người đầu tiên ký tên trên bản kiến nghị mà hiện nay đã có trên 2,000 người tham gia (sau hai tuần lễ vận động ký tên) kêu gọi chế độ Hà Nội trả lại quyền làm chủ đất nước cho người dân.

VỀ MỘT CON NGƯỜI TRONG TÙ

Trần Huỳnh Duy Thức

Lê Thăng Long
Lê Công Định đã về. Niềm vui sắp được gặp lại bạn tràn ngập. Những điều tốt đẹp đang mở ra. Nhưng nhớ đến một người bạn khác vẫn còn trong vòng lao lý mà chạnh lòng. Có lẽ thời điểm mà những người xa nhà khắc khoải nhất là Tết. Đã trải qua 3 cái Tết trong tù tôi hiểu rõ cảm giác đó. Những người ở ngoài nhưng phải xa quê hương vào những ngày Tết còn không tránh được nỗi nhớ nhà. Những người phải vào tù vì tình yêu quê hương thì bị chia cắt với gia đình vào những thời khắc xum vầy thiêng liêng là một nỗi đau với họ.

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

GPS LÀ GÌ, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA GPS NHƯ THẾ NÀO

Các bạn có biết máy bay, xe tăng, tàu chiến đều sử dụng GPS hoặc GLONASS để định vị và dẫn đường không ? Ngay cả Trung Quốc hay các nước EU cũng phải phụ thuộc vào hệ thông GPS của Mỹ. Gần đây, châu Âu đang theo đuổi dự án Gallileo hòng xây dựng cho mình một hệ thống định vị và dẫn đường độc lập nhưng bị phía Mỹ phản đối quyết liệt.

CHỐI BỎ TỘI ÁC, ĂN MỪNG CHIẾN THẮNG MẬU THÂN: SỰ TRƠ TRÁO VÔ LIÊM SỈ CỦA: NGUYỄN TẤN DŨNG, NGUYỄN PHÚ TRỌNG, TRƯƠNG TẤN SANG, NGUYỄN CHÍ VỊNH và TOÀN BỘ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN

TT Bush khánh thành bia tưởng niệm thuyền nhân

Ai cũng biết nhân loại đã chính thức công nhận Cộng Sản là Thảm Họa Số Một của loài người, về mặt tội ác thực thể, cũng như nhiều di hại sâu sắc gây hệ lụy hàng ngàn năm cho các thế hệ tương lai. Ngay cả tội lỗi của Hitler và Đức Quốc Xã cũng không thể sánh bằng tội ác cộng sản vậy. Và cũng không phải bọn cộng sản không biết những gì chúng đã làm là tội ác chống lại con người lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Chúng biết nhục không? Có lẽ có, chính vì vậy chúng mới ráng sức chối tội được chừng nào hay chừng ấy. Bằng cớ là chính phủ các nước cựu cộng sản như Nga, và Tàu, Nga, Việt Nam v.v đã dùng nhiều sức ép về kinh tế và ngoại giao để ngăn chận Quyết Nghị 1481 ngày 25 tháng 1 năm 2006 của Nghị Viện Châu Âu tại thành phố Strassburg, đồng hóa chủ nghĩa cộng sản là tội ác chống lại loài người. Nhưng việc bất thành, cộng sản là tội ác thì cộng sản phải là tội ác. 

BÊN THẮNG CUỘC- BÊN THUA CUỘC VÀ NHỮNG BỨC TƯỜNG LÒNG



TƯỞNG NĂNG TIẾN - “Người Nga có câu ngạn ngữ là nếu thiếu chó chăn, loài cừu không trở nên bầy đàn được. Cái khó của những cộng đồng người Việt hải ngoại là họ có dư loại chó này. Ðã thế, phần lớn, đều là… chó dại!”

Dù đất nước đã “thống nhất” hơn một phần tư thế kỷ, dân chúng giữa hai miền Nam/Bắc Việt Nam (rõ ràng) vẫn chưa gần nhau mấy. Đôi lúc, họ ăn ở cư xử với nhau cứ y như những kẻ phải sống trong một cuộc hôn nhân… cưỡng bách.

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

AN NINH GÂY KHÓ KHĂN CHO TANG LỄ NHÀ VĂN HOÀNG TIẾN

Đám tang của nhà văn Hoàng Tiến, một người bất đồng chính kiến, thành viên của Khối 8406, diễn ra hôm nay tại Hà Nội theo như lịch. Tuy nhiên những người đấu tranh cùng chí hướng với ông muốn tham gia đám tang đã bị cơ quan an ninh cản trở.
Ông Nguyễn Khắc Toàn, một người tham gia đám tang trong ngày hôm nay, từ Hà Nội cho biết một số thông tin liên quan như sau.

EM BÉ TRIỀU TIÊN ƠI![1]


Người mẹ Triều Tiên ngơ ngác
Về nhà chẳng thấy con đâu
Hỏi chồng, “Anh nào có biết”
“Ăn đi, anh kể em sau!”

Đang khi đói hoa cả mắt
Thấy nồi xáo thịt trong nhà
Như có thần linh mách bảo
Đi tìm ra đống xương da

CỐ ĐÔ KINH HOÀNG


Mới sáng tinh sương đã thấy quân Mặt trận (Giải phóng Miền Nam) hiện diện trong thành phố. Họ là những người lo mặt chính trị trong cuộc chiếm cứ. Ngày hôm trước, họ vào sổ gần hết mọi người, ghi tên, tuổi, phái tính. Họ quan tâm đặc biệt đối với phái nam, chia những người này ra thành nhiều nhóm: công chức, những người có liên hệ với quân đội cộng hoà, và những kẻ khác. 

Nhiều trường hợp họ ghi chú đầy đủ cả gia đình, cả tên con cái nữa. Mỗi nhóm họ chỉ định một người đại diện, mang trách nhiệm mọi mặt về tất cả thành viên trong nhóm. Nếu có người thoát thì người đại điện phải lãnh đủ. Dân chúng được lệnh không tụ họp đông người, trừ khi được kêu đi dự mít tinh, không được nghe đài, không được phao tin đồn đãi ... 

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

PHẢN BÁC BÁO AN NINH THẾ GIỚI CỦA CỘNG SẢN VỀ NHỮNG HUNG THẦN CỦA HUẾ-MẬU THÂN 1968


Nguyễn Thu Trâm 

Trong tháng 1 vừa qua, báo An Ninh Thế Giới của CSVN đã đăng liên tiếp ba bài:
Sự thật về 3 nhân vật bị kẻ thù gọi là "đồ tể khát máu": Sự vu khống tráo trở... để chối bỏ tội ác thảm sát  hơn 7.000 đồng bào Huế trong biến cố Mậu Thân 1968 của các “HUNG THẦN MÁU LẠNH” của Cố Đô Huế. Hiện nay đài truyền hình VTV1 thuộc hệ thống tryền hình quốc gia của CSVN lại đang phát hành bộ phim "GIẢI MÃ MẬU THÂN 1968" để bóp méo lịch sử và che đậy tội ác của cộng sản Việt Nam trong vụ thảm sát hơn 7.000 đồng bào tại Huế và gây đau thương tang tóc cho hàng trăm ngàn gia đình khác trên khắp các đô thị của Miền Nam vào mùa Xuân Mậu Thân của 45 năm trước. Nghĩa là đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục dối trá, tiếp tục che đậy tội ác để hòng tiếp tục gây tội ác với đồng bào.

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

45 NĂM SAU MẬU THÂN, MÁU VẪN CHƯA KHÔ TRÊN THÀNH PHỐ HUẾ

Từ bao nhiêu năm qua, người dân ở Huế đã cố quên đi nỗi đau buồn khi mỗi dịp Xuân về, nhưng năm nay thì bà Lê Phong Lan thay vì đem đến cho họ món quà Tết thì bà lại cố tình lấy dao cắt vào thớ thịt của mỗi người bằng bộ phim “Mậu Thân 1968” để nhắc cho dân Cố Đô biết rằng máu vẫn chưa khô trên thành phố Huế…
  “Những dẫn chứng lịch sử cho thấy thông tin bị làm méo mó. Vào thời điểm đó, một số hãng thông tấn nước ngoài và các nhà báo độc lập đã tìm hiểu và xác định không tìm thấy hố chôn người tập thể như phía Việt Nam Cộng hòa đưa ra. Câu chuyện của những nhân chứng có thẩm quyền đã làm sáng rõ: cái gọi là “cuộc thảm sát đẫm máu” chỉ là đòn tâm lý chiến mà Mỹ dựng lên, thực tế Huế đã bị bom Mỹ phá hủy làm nhiều thường dân chết cùng với quân giải phóng và lính Mỹ.” – Đạo diễn Lê Phong Lan.

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

CÁI GỌI LÀ HIẾN PHÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bán Nguyệt San Do Ngôn Luận – Trên thế giới, ai cũng công nhận sở dĩ Hoa Kỳ là quốc gia phát triển về kinh tế, tiến bộ về khoa học, thành đạt về giáo dục, bình đẳng về nhân quyền và ảnh hưởng về chính trị quốc tế vào bậc nhất hoàn cầu, chính là nhờ họ có một nền tảng luật pháp hết sức vững chãi, nghĩa là một Hiến pháp giá trị, một Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nhân loại mà hầu như chẳng có bất cứ một lỗi văn bản hay đúng hơn một lỗi nguyên tắc lớn nào!

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

KHỐI 8406 - CHIA BUỒN VỀ SỰ RA ĐI CỦA NHÀ VĂN HOÀNG TIẾN

KHỐI 8406 – TUYÊN NGÔN TỰ DO DÂN CHỦ CHO VIỆT NAM



CHIA BUỒN VỀ SỰ RA ĐI CỦA NHÀ VĂN HOÀNG TIẾN

Khối 8406 chúng tôi đau buồn báo tin: vì tuổi cao, bệnh nặng, Nhà văn Hoàng Tiến đã từ trần vào lúc 0 giờ 50 phút, ngày 28/1/2013 tại Hà Nội, hưởng thọ 81 tuổi. Lễ truy điệu sẽ diễn ra từ 13 đến 15 giờ, ngày 1/2/2013 tại Nhà tang lễ - Bệnh viện 354, phố Đốc Ngữ, quận Ba Đình – Hà Nội. Sau đó đưa đi hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ – Nghĩa trang Văn Điển – Hà Nội.

TUYÊN BỐ CỦA PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM VỀ TRƯỜNG HỢP CÔNG DÂN LÊ ANH HÙNG


Như đa số mọi người quan tâm vụ việc đều được biết, ngày 24 tháng 1/2013, một số giới chức công an mặc thường phục và quân phục đã đến tận nơi làm việc của công dân Lê Anh Hùng để đưa ông đi một nơi nào không rõ. Sau đó, các thân nhân và bằng hữu của công dân Lê Anh Hùng tìm ra rằng: ông bị đưa vào Trại Tâm Thần, nơi dành riêng điều trị những bệnh nhân tâm thần tại Viên An, Ứng Hoà, Hà Nội.

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP I - PHẦN I

TẬP I
Mấy Lời Nói Đầu
Kể lại chuyện mình xẩy ra từ sáu, bẩy mươi năm về trước là một việc làm không dễ. Tuy nghề nghiệp bắt buộc người nhạc sĩ phải có trí nhớ tốt để thuộc lầu hàng trăm, hàng ngàn bản nhạc, nhưng khi ngồi đào sâu ký ức để tìm về quá khứ thì tôi thấy những dữ kiện quá ư phức tạp, quá ư hỗn độn. Tôi lại không còn ở trong nước để kiểm chứng hàng chục, hàng trăm những nghi vấn về địa chí, về danh xưng và cũng không có trong tay những bản đồ với tên tỉnh, tên huyện, tên phố đã được thay đổi tới 4, 5 lần dưới nhiều chính thể... Do đó Hồi Ký Thời Thơ Â'u Vào Đời này có những khuyết điểm tuy không quan trọng nhưng tác giả cũng xin một sự độ lượng nào đó của người đọc.

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP 1 - PHẦN II

Hồi ký Phạm Duy (Tập 1)

Thời Thơ ấu - Vào Đời
CHƯƠNG CHÍN

Đêm đêm người mở lòng ra
Ru ta trong cõi mơ hồ...

 Tôi bắt đầu biết yêu từ năm 12 tuổi khi chơi với hai đứa trẻ Pháp lai mồ côi là Pierre và Emilienne Ducret, nhà ở phố Bờ Hồ, ngay trước mặt phố Hàng Dầu. Một ngày nào đó, không hề đòi hỏi, tự nhiên tôi được con nhỏ Emilenne ôm tôi thật chặt, không hôn vào má nữa mà hôn hẳn vào môi và đó là "nụ hôn đầu" thực sự trong đời tôi. Lúc đó tôi cũng đã được những thằng bạn ở trong khu phố gán tôi vào với con Nguyệt và con Riệu nhưng hai con nhỏ này đã nhát như cáy lại còn hay làm bộ, có bao giờ tôi nắm được tay chúng đâu, nói gì đến chuyện ôm hôn. Còn Emilienne có máu Pháp nên bạo dạn hơn nhiều. Nó cũng xinh đẹp và nở nang hơn con Nguyệt và con Riệu. Nó còn có một mùi da thịt mà có thể hai con nhỏ kia không có. Điều này còn được xác định rõ ràng hơn khi tôi đã trưởng thành và được gần nhiều người tình, tôi thấy rằng bao giờ người đàn bà Âu Mỹ cũng "có mùi" hơn người đàn bà A' Đông. Hình như những giống dân ăn thịt thường có mùi hăng nồng hơn những giống dân ăn rau.

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP I - PHẦN III

Hồi ký Phạm Duy Tập - 1 - Thời Thơ ấu - Vào Đời
CHƯƠNG MƯỜI SÁU

Gió lạnh cái đêm đông trường
Nửa chăn, nửa chiếu, nửa giường để đó chờ ai ?

Hát Quan Họ

Kiến An buồn tẻ đến độ tôi không muốn biết mặt mũi tỉnh lỵ, suốt ngày chỉ ru rú trong Dinh Tổng Đốc. Ngoài công việc rất dễ là kèm học cho hai em nhỏ, đánh cờ và hát cho ông Trân nghe, tôi không có việc gì để làm thêm nữa. Lê Hồng Giang và Lê Duy Kỳ đã lên Hà Nội học, thỉnh thoảng mới trở về thăm cha mẹ rồi chúng tôi kéo nhau đi tắm biển Đồ Sơn. Tôi không quen biết một ai ở Kiến An, không tham gia một môn thể thao thể dục nào, không đi coi ciné hay coi hát, không đọc sách hay đọc báo như xưa nữa. Đời sống không bận rộn như khi ở Hưng Yên nhưng tôi chẳng thấy âu sầu buồn bã gì cả. Được sống lười biếng, vô tư lự, không đam mê một thứ gì cũng khoái lắm chứ! Sống êm êm như một cánh bèo nằm trên mặt ao lặng lẽ.

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP I - PHẦN IV

Thời Thơ ấu - Vào Đời

CHƯƠNG HAI MƯƠI BA

Buồn lưu cây đào xin hơi xuân

Buồn sang cây tùng thăm đông quân
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi ! Vàng rơi ! Thu mênh mông...
Bích Khê -- TY°BA (TINH HUYÊ'T)

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP IV - PHẦN IV

THỜI HẢI NGOẠI
Chương Hai mươi hai

1989-90. Tôi đi trình diễn ở Đức Quốc, tại một địa điểm chỉ cách xa Berlin khoảng trên 100 km. Bức tường ô nhục đang được dân chúng Berlin phá hủy, sau khi được xây lên và đứng vững trong nửa thế kỷ dể làm bức tường ngăn chia thế giới ra làm hai phe. Chiến tranh lạnh đã thực sự chấm dứt với sự vỡ tan của cái mà Thủ Tướng Anh Quốc Winston Churchill đã gọi là tấm màn sắt.

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP IV - PHẦN III

Thời Hải Ngoại
Chương Mười lăm

Chương 14 đã ghi lại một giai đoạn trong cuộc đời soạn nhạc của tôi, gọi là giai đoạn Hoàng Cầm Ca. Một đoạn dài của chương này, dưới nhan đề Hoàng Cầm Trong Tôi, vào năm 1985, đã được gửi về Hà Nội cho nhà thơ họ Hoàng. Anh bạn già đã hồi âm như sau:

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP IV - PHẦN II

Thời Hải Ngoại
Chương Tám

Chúng tôi tới California một ngày hè 1977 với chiếc xe hơi méo mó và chiếc trailer sứt mẻ. Đã liên lạc từ trước, chúng tôi tới ở tạm nhà người quen ở đầu đường Hunter thuộc Midway City, cách Los Angeles khoảng 45 miles. Vợ tôi và các con ở một phòng trong nhà, tôi ở trong trailer có gắn máy lạnh.

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP IV - PHẦN I

Mấy Lời Nói Đầu

Chẳng cần phải nhắc lại, cuộc đời của tôi - cũng như của lớp người cùng chung thế hệ - là sự nổi trôi theo mệnh nước, một nước thuộc địa của Pháp thực dân, từ giữa thế kỷ 20 và trong Thế Chiến Hai, đã tranh đấu giành lại được tự do và độc lập... Rồi sau đó, đáng lẽ toàn dân phải đoàn kết chặt chẽ để phát triển đất nước như đa số các quốc gia khác trong vùng thì nước Việt Nam bị chia đôi, trở thành công cụ của một cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối tư bản và cộng sản trong suốt 50 năm trời.

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP III - PHẦN IV

Chương Hai Mươi Mốt
A ha ! Ta tuy hai mà một A ha ! Ta tuy một mà hai... Đạo Ca Một - PHAP THÂN
Nhưng sự công phẫn của mọi người qua những bài ca muộn phiền hay phẫn nộ và đi thêm một bước nữa là văng tục (như tôi) cũng không thể kéo dài. Thứ nhất: không thể đổ thêm dầu vào lửa, Thứ hai: tâm lý chung của người Việt Nam là họ tìm thấy sự cao qúy khi chẳng may trở thành nạn nhân. Là nạn nhân của thằng ăn cướp hay của một chế độ hà hiếp hoặc của một hoàn cảnh khó khăn thì mặc dù mình đáng thương hại, nhưng mặt khác mình thấy mình cao qúy hơn cái thằng đàn áp mình. 

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP III - PHẦN III

Chương Mười Bốn

Kẻ thù ta đâu có phải là người Giết người đi thì ta ở với ai?... TÂM CA số 7
1965 là năm miền Nam nước Việt giống như cái chai có gắn cuống phễu và đang bị một thùng dầu sôi lửa bỏng rót vào. Trong chín năm Đệ Nhất Cộng Hoà chỉ có ba biến động, nhưng chỉ trong một năm 64, biến động lên xuống 13 lần, con người như bị quay cuồng trong cơn bão tố, tuổi trẻ già hẳn đi, tuổi già mệt nhọc hơn. Quân Đội Hoa Kỳ, Đại Hàn, Uc, Phi... đổ bộ vào Việt Nam khiến cho chiến tranh leo thang. Xã hội ngả nghiêng vì đồng dollar, dù tiền lưu hành mang mầu đỏ, giống như giấy bạc giả. Giới trẻ bị động viên. Ba đứa con trai của tôi tuần tự nhập ngũ. Tôi đi thăm chúng tại trại Quang Trung, lòng đầy ái ngại. Gia đình nào cũng có con phải đi lính. Ai cũng nếm mùi chia ly, hoặc mùi chết chóc, mặc dù chưa bị khó khăn về kinh tế như sau này. Ai cũng sống trong thao thức, lo âu. Tôi gọi đây là thời kỳ thần đồng gẫy cánh, cõi tiên lạc lõng, nhạc trời đứt đoạn. Tôi soạn bài Tôi Còn Yêu, Tôi Cứ Yêu: Tôi còn yêu, tôi cứ yêu Tôi còn yêu, tôi cứ yêu Tôi còn yêu mãi mãi mãi Tôi còn yêu đời, tôi còn yêu người Tôi còn yêu tôi...  

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP III - PHẦN II

Chương Bảy
Bể sầu không nhiều Nhưng cũng đủ yêu... Chiều Về Trên Sông.

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP III - PHẦN I

Hồi ký Phạm Duy (Tập 3)
Chương Một

Người về trong đêm tối Ôm cành hoa tả tơi Bóng in dài gác đời lẻ loi... Cành Hoa Trắng.

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP II - PHẦN VI

Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Chương ba mốt

Em ở Thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi...
Quang Dũng
Trong mấy tháng trời được nghỉ ngơi, cũng có lúc chúng tôi đi chơi tại những vùng lân cận. Tại Núi Vôi gần Cầu Bố, vợ chồng tôi gặp lại một người bạn cũ mà tôi đã quen biết từ ngày vừa ở chiến khu Nam Bộ trở ra Bắc và ghé lại Huế. Đó là Lê Khải Trạch, người sau này sẽ là Đổng Lý Văn Phòng của Bộ Thông Tin, làm việc dưới quyền Bộ Trưởng Trần Chánh Thành.

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP II - PHẦN V

Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Chương hai lăm

Thôi nhé, miền suôi. Thôi, tạm biệt
Thôi, chào Hà Nội lửa ngang trời.
Ta đi, Ngõ Gạch, tường đang đục
Gạn từng giọt nước, đánh cầm hơi...
Quang Dũng
Sau khi đã hẹn với Trần Văn Giầu là sẽ gặp nhau tại Thanh Hoá để cùng nhau đi bộ vào Nam, một ngày mưa phùn, tôi và Ngọc Bích giã từ Cống Thần-Chợ Đại.

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP II - PHẦN IV

Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Chương mười chín

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm...
Quang Dũng - Tây Tiến
Một ngày mưa lạnh trong vùng Lạng Sơn. Chúng tôi cắm cổ ra đi từ sáng sớm cho tới gần xế chiều, bụng thì đói, chân thì mỏi, tai lạnh ngắt, cổ khô khan... mà vẫn chưa gặp một cái quán nào để dừng chân, uống một cốc cà phê, lau khô cái đầu, cái cổ, nắn bóp cái chân. Mãi cho tới khi mặt trời đã khuất dần sau rặng núi, trời còn đang chạng vạng tranh tối tranh sáng thì gặp một số đồng bào người Thổ đi ngược đường cho biết là sắp tới chợ rồi. Chúng tôi reo mừng lên: "Thế là ta có một vụ nghỉ ngơi ăn uống trả thù cái khổ rồi đây. " Và chúng tôi bước mau...

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP II - PHẦN III

Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Chương mười ba

Kìa đoàn người đi trong đêm qua rừng âm u
Người lạnh lùng nghe mưa Thu trên từng ba lô...
Đường Về Quê
Phải có cuộc Cách Mạng và Kháng Chiến thì mới thấy câu châm ngôn "thời thế tạo anh hùng" là đúng. Cách mạng Việt Nam không phải tới năm 1945 mới có. Kể từ ngày đầu tiên Pháp tới xâm chiếm, luôn luôn có những phong trào Cách Mạng. Từ Cần Vương, Văn Thân qua Đông Kinh Nghĩa Thục tới Việt Nam Quốc Dân Đảng, suốt trong 80 năm bị đô hộ, lúc nào cũng có những hoạt động cách mạng ở trong hay ngoài nước. Nhưng không có phong trào nào thành công vì chưa gặp thời.

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP II - PHẦN II

Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Chương bảy

Từ chàng ra đi
Lưng khoác chiến y
Và hồn nương bóng quốc kỳ...
Chinh Phụ Ca
Trong một Hà Nội rất vui vì những sinh hoạt văn nghệ do chính quyền chủ trương hay do tư nhân đảm trách như vậy thì tình hình chính trị ở trong nước thay đổi.

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP II - PHẦN I

MẤY LỜI NÓI ĐẦU

Tập Hai này của Toàn tập hồi ký của tôi, đáng lẽ chỉ nên viết ra khi tôi có cơ hội đi thăm lại những nẻo đường cũ, gặp lại những bạn bè xưa, ôn lại những chuyện đã bị tro bụi phủ lên vì gần nửa thế kỷ chia rẽ giữa người Việt đã khiến cho những chuyện đẹp nhất của một thời kỳ lịch sử nào đó cũng dễ dàng trở thành những chuyện tuyên truyền chính trị. Nhưng ở vào cái tuổi 70 này, tôi không thể chờ đợi được nữa, bây giờ ngồi ở giữa Thị Trấn Giữa Đàng, nhớ được chuyện gì thì cứ viết ra, nếu có dăm ba nhầm lẫn to nhỏ nào đó về địa danh, tên người hay thứ tự của sự việc thì sẽ sửa sai sau.

THIÊN ĐƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA BẮC TRIỀU TIÊN: BỐ ĂN THỊT CON


"Nhân dân mà đói nhăn răng 
Cái đảng nói láo hàm răng chẳng còn" 

Đi Tới  - Sáng Thứ Hai 28-1-13, có tin làm nhiều người sửng sốt: “Người Bắc Hàn ăn thịt đồng loai vì đói”. Theo nguồn tin từ báo Sunday Times cho biết về người đàn ông giết các con của họ để làm thực phẩm: 

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

NGHỆ THUẬT DỐI TRÁ

Trần Trường Sa (Danlambao) - Xin quý vị đừng lầm là tôi muốn nói đến cái nghệ thuật của sự dối trá. Ở đây tôi muốn nói đến một bộ môn nghệ thuật làm việc dối trá, chẳng có chút nghệ thuật nào cả. 

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG: KẺ HÁI PHÙ DU SAU THẢM SÁT MẬU THÂN - HUẾ


Hồ Đinh - Triết Gia Đức M. Heidegger từng ví con người như một Être Pour La Mort, coi đó như một sinh thể cho tử vong tử diệt, giống như quan niệm trong triết học Phật Giáo, cho rằng đời là bể khổ trong cõi thế vốn vô thường, để rồi rốt cục ai cũng phải chết. Tóm lại sinh tử là lẽ tất yếu của con người không ai tránh khỏi, nhưng để yên tâm bước vào cõi vĩnh hằng, hầu như ai cũng cố gắng giữ trọn đạo làm người, tốt cho mình, ích cho đời và lưu danh cùng sông núi.

HUẾ - MẬU THÂN 1968 VÀ CÂU CHUYỆN CỦA NGUYỄN THỊ THÁI HÒA


Nguyễn Thị Thái Hòa -Tôi xin tường thuật lại chi tiết những cái chết đau thương của ông nội tôi, ba người anh, cùng một người bạn của họ, như là một nhân chứng còn sống sót sau tết Mậu Thân, như là tiếng kêu oan cho gia đình tôi, cho linh hồn của những người thân trong gia đình, gia tộc tôi cách riêng, và cho những người dân Huế nói chung. Thay cho tất cả những ai bị sát hại trong tết Mậu Thân 1968 bây giờ còn kẹt lại VN không có cơ hội để nói lên những oan khiên mà họ đã gánh chịu bởi Đảng CSVN, và bè lũ khát máu giết hại dân lành vô tội như anh em Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh...