Những
ngày cuối cùng của thực dân Pháp
Cho đến đầu thu năm 1952, tổng số quân Pháp bị tử trận, thương vong và mất tích tại Đông Dương lên đến hơn 90.000 người. Chi phí cho chiến trường này bằng hai lần số kinh viện nhận từ Hoa kỳ trong khuôn khổ của chương trình viện trợ tái thiết Marshall. Tại Quốc hội Pháp, từ ngữ "Lasaleguerre" (cuộc chiến tranh bẩn thỉu) bắt đầu được sử dụng trong các cuộc tranh luận giữa các phe chủ chiến và chủ hoà.
Trong khi đó thì tại miền Bắc Việt nam, Võ Nguyên Giáp đánh
bật các đơn vị thiện chiến của tướng Raoul Salan ra khỏi cứ điểm Hoà Bình và
tiếp theo là Điện Biên Phủ.
|
“Kẻ hèn nhát hỏi: ‘Có an toàn không?’ Kẻ cơ hội hỏi: ‘Có khôn khéo không?’ Kẻ rởm đời hỏi: ‘Có được tiếng tăm gì không?’ Nhưng, người có lương tâm hỏi: ‘Có là lẽ phải không?’ Và có khi ta phải chọn một vị trí không an toàn, không khôn khéo, không để được tiếng tăm gì cả, nhưng ta phải chọn nó, vì lương tâm ta bảo ta rằng đó là lẽ phải.”
Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013
HỒI KÝ CỦA LOẠN TƯỚNG ĐỖ MẬU: VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - KỲ 2
HỒI KÝ CỦA LOẠN TƯỚNG ĐỖ MẬU: VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - KỲ 3
Chế độ gia đình trị
Các sử gia xem thành ông của ông Diệm là hệ quả chính trị tất
yếu của mâu thuẫn quyền lợi Pháp -Mỹ. Người dân Việt bình thường thì cho rằng
ông Diệm bước vào vận số tốt như hết cơn bĩ cực đến thời thái lai. Riêng ông
Diệm và một thiểu số cộng sự viên Thiên chúa giáo lúc bấy giờ (nhất là sau vụ
mưu sát tại Buôn Mê Thuộc năm 1956) thì lại tin rằng Trời (dù được gọi là
Chúa hay Thượng đế như ông vẫn thường dùng câu "xin Thượng đế ban phước
lành cho chúng ta" ở cuối mỗi bài diễn văn) đã ban phép lành cho ông và
đã trao lại cho ông và gia đình ông cái sứ mạng to lớn và thiêng liêng lãnh
đạo miền Nam Việt nam. Niềm tin vừa có tính cách huyền bí tôn giáo vừa chứa
đầy quan niệm Thiên Mệnh quân chủ đó đã chỉ đạo mọi suy tư và quyết định
chính trị của ông suốt thời kỳ ông làm Tổng thống. Và cũng chính niềm tin
thần bí chắc nịch đó đã xây dựng nên những đặc điểm tâm lý nơi ông và gia
đình ông đã khiến cho chế độ sau đó bị nhân dân gán cho hai chữ “Ngô Triều”
xấu xa.
|
HỒI KÝ CỦA LOẠN TƯỚNG ĐỖ MẬU: VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - KỲ 4
HỒI KÝ CỦA LOẠN TƯỚNG ĐỖ MẬU: VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - KỲ 5
Năm 1960- bắt đầu của sự sụp đổ
Vào khoảng đầu xuân năm 1968, như đã nói trong một chương
trước, tôi được chỉ định đi thanh tra các đơn vị Công binh trong khi chờ đợi
một vụ thường trực hơn sau thời gian một năm ở Pháp. Tuy công tác có tính
cách tạm thời và tuy không có một kiến thức nào về ngành chuyên môn này nhưng
nhờ dịp đó và bằng những thẩm định thuần tuý an ninh quốc phòng xuyên qua
ngành công binh, tôi đã được đi khắp miền Nam và nghiên cứu một cách khá
chính xác về tình hình đất nước.
Tôi còn nhớ vào tháng 3 năm đó, tôi cầm đầu phái đoàn thanh
tra xuống Sa Đéc định thăm trung tá Nguyễn Bảo Trị đang chỉ huy một sư đoàn
tại đây nhưng Trị đi vắng. Thiếu tá Trần Thanh Chiêu, Tham mưu trưởng Sư
đoàn, tiếp tôi. Chiêu còn trẻ tuổi, chưa bao giờ chỉ huy đơn vị tác chiến,
nhưng nhờ gia đình Công giáo, có liên hệ nhiều với ông Ngô Đình Diệm nên được
anh em ông Diệm hết sức thương yêu, tín nhiệm, nâng đỡ Chiêu ham đọc sách,
thích lý luận về chính trị và quân sự đúng với phong cách tính tình của người
dân vùng quê hương Nam Ngãi.
|
HỒI KÝ CỦA LOẠN TƯỚNG ĐỖ MẬU: VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - KỲ 6
Kỳ thị tôn giáo
Sau khi cuộc di cư năm 1954 hoàn tất, dân số toàn quốc là 38 triệu mà trong đó 15 triệu người sinh sống tại miền Nam. Trên phương diện tôn giáo, 15 triệu người đó được phân chia như sau: Tin Lành ra đời tại Việt nam từ năm 1921 có độ 200.000 tín đồ. Hoà Hảo (từ năm 1939) có độ 1.500.000 tín đồ. Cao Đài (từ năm 1925) có độ 1.500.000 tín đồ, và ngoài hai tôn giáo còn lại là Phật và đạo Thiên Chúa thì hầu như mọi người đều theo đạo gia tiên. |
HỒI KÝ CỦA LOẠN TƯỚNG ĐỖ MẬU: VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - KỲ 7
Đảo chính 1-11-1963
Tôi có hai người cháu mà tôi thương mến đặc biệt: Đỗ Thọ gọi
tôi bằng chú, là đại uý không quân trong Phi đoàn I vận tải và sau này trở
thành một trong bốn sĩ quan tuỳ viên của Tổng thống Diệm. Thọ trầm tĩnh ít
nói, tính tình cứng rắn và thuỷ chung. Binh chủng không quân có đem lại cho
Thọ một ít chất lãng mạn nhưng cũng đủ chừng mực để làm cho Thọ bớt khắc khổ
mà thôi. Thọ không quan tám nhiều đến tình hình đất nước nhưng lại rất nặng
tình gia tộc.
|
HỒI KÝ CỦA LOẠN TƯỚNG ĐỖ MẬU: VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - CHƯƠNG KẾT
Chế độ Thiệu: chế độ Diệm không Diệm
Hai lực lượng có tính quần chúng và có khả năng đề kháng những
độc tố huỷ hoại sinh lực quốc gia là đảng phái và tôn giáo, sau 9 năm bạo trị
của chế độ Ngô Đình Diệm, chỉ như đóm lửa bùng lên lần chót và cao điểm ngày
cách mạng 1-11-63, rồi sau đó không còn tiềm lực để duy trì thành quả của một
phong trào đang lên. Ba năm xáo trộn mà tôi trình bày trong chương trước chỉ
là hậu quả tất nhiên của cái thời kỳ chín năm khốc hại trước mà thôi.
|
Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013
CHẾT DƯỚI TAY TRUNG CỘNG - KỲ 1
TÁC GIẢ NHỮNG CUỘC CHIẾN TRUNG QUỐC SẮP ĐẾN
Những lời khen ngợi dành cho “Chết dưới tay Trung Quốc”
Những lời khen ngợi dành cho “Chết dưới tay Trung Quốc”
“Bản thân tôi đã thoát khỏi nanh vuốt của đảng Cộng sản Trung Quốc
và bây giờ được hưởng một cuộc sống tự do ở Mỹ. Tất cả mọi người ở đất nước mà
tôi yêu mến này cần phải hiểu rằng sự xâm lăng đối với quyền con người của
chính phủ Trung Quốc không chỉ dừng lại ở biên giới Trung Quốc. Các lãnh đạo đảng
Cộng sản Trung Quốc tin rằng họđang chiến đấu chống nền dân chủ và tự do, và chống
lại bất kỳ chính phủ nào đang hỗ trợ các giá trị này. Chết dưới tay Trung Quốc
là cuốn sách hoàn hảo để giải thích những nhà chiến lược của Bắc Kinh đang chiến
đấu và đưa cuộc chiến tranh đó ra toàn thế giới như thế nào.”
CHẾT DƯỚI TAY TRUNG CỘNG - KỲ 2
Chúng ta sẽ chôn ngươi, theo phong cách Trung Hoa
Mọi quyền lực đến từ nòng súng.
Mao Trạch Đông
Lần cuối cùng mà hầu hết người phương Tây biết đến đến quân đội
Trung Quốc là ngày 4 tháng Sáu năm 1989. Đó là ngày xe tăng cán lên xác người
và xe đạp xung quanh Quảng trường Thiên An Môn, trong khi lính đặc nhiệm say mê
nổ súng vào những cái bia sống là những người biểu tình bị dồn vào các bức tường
Tử Cấm Thành.
Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013
MÓN QUÀ DÀNH CHO QUÝ ĐỘC GIẢ CAO NIÊN, MẮT KÉM: AUDIO BOOKS
MÓN QUÀ DÀNH CHO QUÝ TÔN TRƯỞNG CAO NIÊN BÁCH HẠC
Click ngay các hàng tiểu tựa màu xanh để đi thẳng vào nơi quí
bạn chọn, hoặc đi từ từ dần dần xuống để đọc đầy đủ hơn.
o Hơn Nửa Đời Hư (Vương
Hồng Sển) (4-Apr-2013)
o Đường Tự Do Saigon (Nha
Ca) (4-Apr-2013)
o Cánh Đồng Bất Tận (Nguyễn
Ngọc Tư) (4-Apr-2013)
o Nắng Thu (Nhất Linh) (4-Apr-2013)
o Uyên Ương Đao (Kim Dung)
26-Mar-2013
o Tru Tiên (Tiêu Đỉnh)
26-Mar-2013
o Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà (Victor
Hugo) 26-Mar-2013
o Tiểu Thuyết Hồ Biểu Chánh (5
quyển) 26-Mar-2013
o Bạch Mã Khiếu Tây Phong (Kim
Dung) 26-Mar-2013
o Sở Lưu Hương (Cổ
Long)
o Những Người Thích Đùa (Azit
Nezin)
o Bố Già (Mario Puzo, Ngoc Thu Lang). <-- click ngay các
hàng tiểu tựa để đi thẳng vào nơi quí bạn chọn.
VIẾT CHO NGÀY 30/04: NHỮNG SỰ THẬT CẦN PHẢI BIẾT (PHẦN 5) - MẤT! – NGÀY MÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM ĐÃ THỰC SỰ MẤT!
Đặng Chí Hùng - Quá khứ đã qua, giờ là lúc nhìn
lại quá khứ bằng lăng kính trung thực nhất để trả lại cho lịch sử những gì là của
lịch sử. Từ ngày 30/4/1975, cái mất đã mất. Lúc này là lúc chúng ta đứng lên từ
quá khứ đổ nát của dân tộc.
Điều duy nhất an ủi chúng ta đó là chính nhờ cái mất đó mà chúng
ta có cái được: Ít nhất là những người miền Bắc như chúng tôi đã được giải
phóng bởi sự hi sinh của VNCH để chúng tôi không phải sống như dân Bắc Hàn ngày
này. Và cũng nhờ cái mất đó mà người dân ngày nay nhìn nhận rõ cộng sản hơn. Để
ai còn ảo tưởng về cộng sản nhận ra họ sai lầm...
'KẾ HOẠCH ĐỔI TIỀN CHI TIẾT' CÓ THỂ LÀM CHỈ TRONG 2 TUẦN!
Diễn Đàn Công Nhân tổng hợp - Hiện
đang có khoảng 4 triệu tỉ đồng đang lưu hành, nếu đổi 1000 đồng cũ lấy 1 đồng mới,
thì cần 4 ngàn tỉ đồng mới. Tờ lớn nhất 1000 đồng thì cần 4 tỉ tờ, tức 4 triệu
kg, 4 ngàn tấn. Nếu mỗi chuyến bay đặc biệt chở 40 tấn, thì chỉ cần 100 chuyến.
Vả lại không cần đổi hết 1 lần, mà vì muốn có HẠN ĐỊNH nên chỉ đổi 1/5, 1/10 số
đang lưu hành mà thôi (số còn lại VC quỵt hết). Nếu chỉ đổi 1 triệu tỉ đồng
trong số 4 triệu tỉ đang lưu hành, thì chỉ cần 1/4 số trên đây, tức 25 chuyến
bay chở tiền. Mỗi ngày 5 chuyến thì chỉ trong 5 ngày là đủ.
Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013
HAI BỨC TÂM THƯ CỦA HỘI SỬ HỌC VIỆT NAM TẠI CHÂU ÂU GỞI GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
Hội Sử-Học Việt-Nam
tại Âu-Châu
Vietnamese historical Association in Europe
Websites : http://truclamyentu.info; http://quansuvn.info
Email: truclamyentu@truclamyentu.info
Vietnamese historical Association in Europe
Websites : http://truclamyentu.info; http://quansuvn.info
Email: truclamyentu@truclamyentu.info
Đừng Im Tiếng – Mà
Phải Lên Tiếng
Lá Thư Thứ Nhất : Lời
Kêu Gọi Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống-Nhất, Hoa-Kỳ, Úc-Đại-Lợi và Tân-Tây-Lan,
Liên Âu, Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam, Làm Lễ Siêu Độ Cho Nhị Vị Anh-Hùng
Ngô-Đình-Diệm_Ngô-Đình-Nhu Nhân Dịp Tưởng-Niệm 50 Năm Vị Quốc Vong Thân
02-11-1963_02-11-2013.
Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013
HỒI KÝ MỘT NGÀY GIÔNG TỐ CỦA TÂM PHONG - KỲ 1
Một ngày
giông tố và Những kẻ khổ nhục là hai phần của một tập hồi ký thời chiến, được
viết bởi tác giả Tâm Phong, một chứng nhân và cũng là một nạn nhân của chế độ,
thời kỳ Cải cách ruộng đất, xã hội Cộng sản trong cuộc chiến tranh hai miền Bắc
Nam, tù cải tạo và cuối cùng là những năm trước đổi mới.
Ở vị trí
một độc giả, khi tập hồi ký này được chuyển đến tay tôi, tôi vừa đọc, vừa kiểm
nghiệm và ghi nhận những sự kiện thuộc về lịch sử, trong đó có những sự kiện
tôi chưa biết và đã biết; có những sự kiện tôi đã biết nhưng sự thật còn ẩn giấu
ở đâu đó, hoặc mức độ chi tiết của sự kiện chưa, hay hiếm khi, được phản ánh rõ
nét như vậy.
HỒI KÝ MỘT NGÀY GIÔNG TỐ CỦA TÂM PHONG - KỲ 2
HỒI HAI –
Hà nội
II Năm
năm nối tiếp
Lúc đó,
tôi đến nơi làm việc. Gần nửa đêm, cổng chùa đã đóng, bên trong mọi người đã tắt
đèn đi ngủ, tôi đứng bên ngoài gọi:
– Anh
Cương ơi, mở cổng cho em.
Gọi lần
thứ hai, anh Cương ra mở cổng và hỏi:
HỒI KÝ MỘT NGÀY GIÔNG TỐ CỦA TÂM PHONG - KỲ 3
HỒI HAI – Hà nội
II Năm năm nối tiếp
Gần năm năm sống trong chùa, nghe tiếng chuông ngân, hưởng mùi
hương hoa ngào ngạt, tâm hồn tôi nhẹ nhàng, dễ chịu, Nơi cửa thiền tịch mịch đã
xua đi vợi mùi ngột ngạt của cái gọi là đấu tranh giai cấp. Vì lẽ đó chế độ Cộng
sản không muốn để một tôn giáo nào tồn tại ngoài tín ngưỡng vô thần. Nếu chủ
nghĩa CS chiến thắng trên phạm vi toàn thế giới, chắc chắn nhà thờ, chùa chiền
bị san bằng, thay vào đó là những tượng đài hai “đức chúa”Marx và Lénine. Nhân
loại sẽ phải thờ hai “đức chúa”này. và mỗi nước thờ một ông “thánh sống”, chẳng
hạn Việt nam thờ “thánh”Hồ chí Minh, Trung quốc thờ “thánh”Mao trạch Đông,
Cuba…Fidel Castror, Triều tiên… Kim nhật Thành.
HỒI KÝ MỘT NGÀY GIỐNG TỐ CỦA TÂM PHONG - KỲ CUỐI
HỒI BA –
Nhà tù
II – Trại
cải tạo An thịnh
Ngày 28 tết,
trung uý Nguyễn văn Hồng gọi tôi lên văn phòng, hắn hỏi:
– Gần
đây, anh đã vi phạm nội quy?
– Thưa
ông, tôi vi phạm gì? – Tôi bình tĩnh hỏi lại.
– Tại sao
gặp ông Tưởng anh không chào?
Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013
HỒI KÝ NHỮNG KẺ KHỔ NHỤC CỦA TÂM PHONG - KỲ 1
“This is the voice of victim.
I hope to complete this work before closing my days”
Một buổi tối thứ bảy, tôi đến thăm anh Thư – một người bạn tù, đồng
thời là thày Anh Ngữ của tôi ở trại Vĩnh quang. Năm 1972, Cộng sản không coi
Anh ngữ là tiếng nói đế quốc nữa, bắt đầu cho học ở một số trường phổ thông.
Tuy vậy, trong trại giam vẫn bị cấm đoán. Anh Thư phát âm tiếng Anh rất chuẩn,
anh coi là sự nghiệp. Cả đời anh kiên trì học để thành tài. Sau khi có bằng tú
tài văn chương, anh vào lính. Vì thạo ngoại ngữ, anh được chọn vào bộ phận
thông tin cơ mật. Năm 1953, anh mắc một sai lầm nghiêm trọng về mật mã, bị bắt
giam. Sợ bị đưa ra toà án binh xét xử, anh bỏ trốn ra vùng Việt minh kiểm soát.
Là một cậu ấm về chính trị, lại có người anh cả theo Cộng sản nên 1954, anh
không đi Nam. Sau này chính phủ của ông Hồ tiếp quản Hà nội, anh được coi là một
trí thức trẻ yêu nước và được vào trường đại học nhân dân – một trường dành cho
tầng lớp trí thức lưu dung, anh học được mấy tháng thì bỏ. Anh nói, chính trường
này làm tôi sớm bừng tỉnh cơn mê. Các giáo viên là Trường Chinh, Phạm văn Đồng,
Tố hữu và các cán bộ cấp cao khác của đảng dạy những thủ đoạn làm cách mạng. Họ
dạy rằng: “mọi thủ đoạn là nham hiểm và tàn bạo đến mấy, nếu có lợi cho cách mạng,
các đồng chí cứ làm… ”.
Năm 1957, được tin Ngô đình Diệm ra lệnh đại xá ở miền Nam, anh
chán đời đến cực độ, vì đã bỏ lỡ cơ hội ra đi. Anh viết thư cho uỷ ban giám sát
quốc tế hiệp định Geneva nhưng không gửi, sau đó anh đã gửi thư cho ông Hồ, có
đoạn: “… Kính thưa chủ tịch, sở dĩ tôi không đi Nam là vì tổ quốc và chân lý.
Nhưng sau ba năm ăn đợi, nằm chờ tôi đã thấy sự tuyên truyền xảo trá đầy hoa gấm
của guồng máy thông tin Việt nam dân chủ cộng hoà… ”.
Từ bức thư này, anh bị đưa ra toà xử bốn năm tù. Mãn hạn tù được
về, anh bị mẹ đuổi đi, qua Tết mới được về. Đến năm 1964, anh lại vào trại tập
trung thêm mười năm nữa. Có thể do nhiều năm tù tội, đoạ đầy, tính tình anh
không mấy khi ổn định, thăng bằng, từ cực đoan này dễ dàng nhảy sang cực đoan
khác. Khi yêu ai thì tâng bốc người đó lên tận mây xanh, giúp đỡ hết mình. Ghét
ai, anh không từ một thủ đoạn nào, kể cả bịa đặt để bôi nhọ uy tín. Quan hệ với
anh như dùng con dao hai lưỡi, có cay đắng, có ngọt bùi.
HỒI KÝ NHỮNG KẺ KHỔ NHỤC CỦA TÂM PHONG - KỲ 2
Kỳ 5
Ông Minh
tù ở trại Vĩnh quang, được về năm 1974. Năm 1963 ông lên đường vào trại, gia
đình bị cưỡng bức đi kinh tế miền núi. Năm 1969, gia đình ông cũng như hàng vạn
gia đình khác liều lĩnh về Hà nội, đang trong tình trạng chiến tranh nên đảng
khoan nhượng. Ông có tám người con, khi ông vắng nhà, vợ đi ngoại tình và ly dị.
Chẳng phải riêng ông, phần lớn những người đi tù đều rơi vào cảnh vợ bỏ, con
hư. Đầu năm 1976, vợ ông vào Nam. Bốn đứa con ra ga tiễn mẹ, chúng thấy bà
khoác vai một gã kém tuổi đứa con trai cả của bà. Gã này đã có thời là con rể
tương lai. Cả bốn đứa đứng xa khóc nhìn mẹ rồi bỏ về.
HỒI KÝ NHỮNG KẺ KHỔ NHỤC CỦA TÂM PHONG - KỲ CUỐI
Kỳ 9
Tôi sống nhờ nhà chị có chiều hướng mỗi ngày một xấu thêm. Cũng
may, thằng Lập vào trường đại học địa chất ở Phổ yên, hàng tháng chỉ về nhà một
vài ngày bớt được một thành viên gây sự với tôi.
Ngày đổi tiền (4 – 5) Lập còn ở nhà. Tôi dành dụm được gần bốn trăm
đồng, chị Hoa mang đi đổi lấy tiền mới, Lập nói:
– Nhà nước quy định, mỗi cá nhân chỉ được năm mươi đồng, mẹ cũng
trả ông ấy như thế, còn bao nhiêu là tiền của gia đình.
THÔNG TIN ĐỔI TIỀN 2013
- Đổi tiền là việc Ngân Hàng Trung Ương (Ngân
Hàng Nhà Nước Việt Nam) thu hồi toàn bộ tiền cũ và phát hành một loại tiền mới
theo một tỷ giá quy đổi nhất định.
Ví dụ: ngày 14/9/1985, Ngân Hàng Nhà Nước Việt
Nam tiến hành đổi tiền trên cả nước với tỷ lệ 10 đồng cũ đổi lấy 1 đồng mới.
Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013
LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NỀN ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA ĐẾN NGÀY GÃY SÚNG QUA VIDEOS PHỎNG VẤN ĐẠI TƯỚNG NGUYỄN KHÁNH
10 VIDEOS PHỎNG VẤN ĐẠI TƯỚNG NGUYỄN KHÁNH:
Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013
ĐÂU RỒI CÁI SỈ CỦA KẺ SỸ VIỆT NAM?
Nguyễn Thu Trâm, 8406 - “Kẻ sĩ” là từ dùng để chỉ những người thuộc
tầng lớp trí thức trong lịch sử. Theo từ nguyên học, etymology “kẻ sĩ” 几士 là từ ghép Việt-Hán, xuất hiện từ thời cổ
đại, chữ “sĩ” vốn dùng để chỉ quân đội, thường gọi là võ sĩ, chứ không chỉ “văn
nhân” hay “trí thức” như ngày nay. Vào thời cổ đại đó, ở
Trung Quốc, đại quốc thường có “ba quân”, trung quốc thường gồm có “hai quân”
và tiểu quốc thường gồm có “một quân”. Mỗi “quân” có một nghìn cỗ xe, mỗi cỗ xe
có mười “sĩ” thống lĩnh.
Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013
SỰ CỐ TẠI NƠI TRAO TRẢ TÙ BINH BÊN PHE VIỆT CỘNG HAY NGƯỜI TÌM TỰ DO CUỐI CUỘC CHIẾN
Gửi bài viết cho diễn
đàn UBTTTADCSVN.
Kính anh Liên Thành;
Em là Phạm Thắng Vũ, ở
tiểu bang ... [BBT xin giấu tên tiểu bang
Tác giả nêu trong email], xin gửi đến anh bài em vừa mới viết có tựa: Sự Cố Tại Nơi Trao Trả Tù Binh Bên Phe Việt Cộng Hay Người Tìm Tự Do Cuối Cuộc Chiến.
Tác giả nêu trong email], xin gửi đến anh bài em vừa mới viết có tựa: Sự Cố Tại Nơi Trao Trả Tù Binh Bên Phe Việt Cộng Hay Người Tìm Tự Do Cuối Cuộc Chiến.
để góp bài thêm cho
diễn đàn UBTTTADCSVN.
Chúc anh cùng bửu
quyến một ngày cuối tuần vui vẻ.
Kính thư;
Phạm Thắng Vũ
Sep 16, 2012.
THÁNG TƯ ĐEN NỐI DÀI: ĐOẠN TRƯỜNG CẢI TẠO
Ðoạn trường
nghĩa đen là đứt ruột, do tích ở truyện Sưu Thần: “Có người bắt được hai con vượn
con; ngày thường đem ra nhà bỡn chơi. Con vượn mẹ mỗi ngày cứ đến gần cây đầu
nhà, trông vào nhà kêu thảm. Tới lâu, con vượn mẹ kêu mãi mà chết, rơi xuống ở
gốc cây. Người ta đem vào mổ ra thời thấy trong ruột nó đứt ra từng tấc. Nhân
đó, phàm sự gì bi thảm quá người ta nói là đoạn trường”.
VỤ PHÁ HỦY KHO ĐẠN LONG BÌNH 30 THÁNG 4 NĂM 1976
LTS: Tôi nhớ việc này rất rõ, tiếng nổ của KHO
ĐẠN dội về SAIGON và lòng người dân đều mong muốn quân ta trở về...
Đây là nhân chứng thuật lại, mời quý độc giả thưởng lãm.
Thưa anh.
Những gì kể ra ở đây, hôm nay, chỉ có mục đích giải thích phần nào về các hoạt
động tình báo cuả Mỹ sau lưng VC thời hậu chiến, giúp làm sáng tỏ thêm những
hiểu biết loáng thoáng cuả một sô người chưa am tường lãnh vực này, họ không
tin rằng sau 1975 tình báo Mỹ còn ngang dọc ở Việt Nam. Những gì nói ra không
phải tự đề cao cá nhân, vì nó chẳng mang lại lợi ích gì, và tôi hoàn toàn chịu
trách nhiệm về các chuyện được ghi ra đây. Người đọc tin hay không đối với tôi
chẳng quan trọng, vì tất cả các diễn tìến trong đời mình xảy ra như thế nào rồi
cũng sẽ được kể lại đầy đủ hơn trên giấy trắng mực đen.
Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013
HỒI KÝ TÙ CẢI TẠO CỦA ĐẠI TÁ NGUYỄN HUY HÙNG - KỲ 1
CỰU ĐẠI TÁ QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA
TIỂU SỬ TÁC GIẢ
NGUYỄN-HUY HÙNG
-Phật tử, Pháp danh KHIẾT CHÂU,
-Sanh vào ngày Saint Patrick's Day, cuối thập niên 20, Thế kỷ 20, tại Thị xã LẠNG
SƠN, Bắc phần Việt Nam. (nơi có di tích lịch sử ẢI NAM QUAN).
-1945, gia nhập Phục Quốc Quân hoạt động bí mật.
-5 tháng 7 năm 1947, gia nhập Vệ binh Bắc Kỳ.
-1 tháng 6 năm 1949, tốt nghiệp Thiếu úy, Khoá 1 (Khoá Bảo Ðại) Trường Võ bị Quốc
Gia Việt Nam. Bổ nhiệm về Tiểu đoàn 2 VN cùng ngày, tại HÀNỘI.
HỒI KÝ CẢI TẠO CỦA ĐẠI TÁ NGUYỄN HUY HÙNG - KỲ 2
CỰU ĐẠI TÁ QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA
Ðội Ðan
Lát, chuyên pha “chổm”, đập dập để làm tranh lợp mái nhà, đan phên làm vách,
sàn nằm, làm “ki”, và pha giang để chẻ lạt cột, bện thừng, đan rổ, rá, thúng,
nia, bồ… Nhưng “trước mắt” có nhiều “yêu cầu khẩn trương” làm không kịp, Ðội
Nông Nghiệp chúng tôi được tăng cường tiếp tay làm những công việc này. Nhờ thế
mọi người học được nhiều nghề một lúc, bảo đảm sau này khi được tha ra, có thể
tự lực lao động mà sống, không ăn bám vào xã hội như trước đây. “Ðáp ứng đúng
yêu cầu Chính sách Nhà nước” đã đề ra cho các Cải tạo viên.
HỒI KÝ CẢI TẠO CỦA HOÀNG LONG HẢI
Hoàng Long Hải
1. Những Ngày Đầu…
24 tháng
6 năm 1975, tôi "đóng tiền đi ở tù" tại trường Taberd, Saigon. Đây là
vụ lường gạt vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Việt Nam. Mới vào thì cán bộ Việt
Cộng chia thành từng đội. Đội của tôi là đội 36 (Tôi không nhớ chắc!), được cho
ở trong một căn phòng nguyên là lớp học, tầng hai. Mới có hai ngày thì nhà cầu
dơ không thể tưởng tượng, mới nhìn qua đã không dám vào, đành phải
"nín" vậy.
HỒI KÝ HAI LẦN VƯỢT TÙ CẢI TẠO CỦA NGƯỜI NHÁI LÊ ĐÌNH AN
THIẾU-TÁ VÕ ÐẰNG PHƯƠNG: BIỂU-TƯỢNG BẤT-KHUẤT VÀ KIÊU-HÙNG CỦA MỘT SĨ-QUAN QUÂN-LỰC VNCH
Nói đến
cuộc bạo-động trong tù, chúng ta không thể quên được vụ 20 tháng 04 năm 1979 .xảy
ra tại phân trại 04 thuộc trung-tâm trại cải-tạo Bình-Ðiền tại tỉnh Thừa-Thiên.
Vụ này do một ban tham-mưu gồm 9 Sĩ-quan của QLVNCH chỉ-huy toàn thể 500
tù-nhân trong trại vùng dậy đòi cải-tổ chế-độ lao-tù.
9 sĩ-quan
trong ban-tham-mưu đo là:
-Trung-tá Nguyễn tri Tấn: Trung-đoàn phó trung đoàn 2/SÐ3BB
-Thiếu-tá Vũ ngọc Tụng: Quân-Trấn Ðà-lạt
-Trung-tá Nguyễn tri Tấn: Trung-đoàn phó trung đoàn 2/SÐ3BB
-Thiếu-tá Vũ ngọc Tụng: Quân-Trấn Ðà-lạt
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)