Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

HỒI KÝ NHỮNG KẺ KHỔ NHỤC CỦA TÂM PHONG - KỲ CUỐI

1      2      3
Unfortunate people
 Kỳ 9
Tôi sống nhờ nhà chị có chiều hướng mỗi ngày một xấu thêm. Cũng may, thằng Lập vào trường đại học địa chất ở Phổ yên, hàng tháng chỉ về nhà một vài ngày bớt được một thành viên gây sự với tôi.
Ngày đổi tiền (4 – 5) Lập còn ở nhà. Tôi dành dụm được gần bốn trăm đồng, chị Hoa mang đi đổi lấy tiền mới, Lập nói:
– Nhà nước quy định, mỗi cá nhân chỉ được năm mươi đồng, mẹ cũng trả ông ấy như thế, còn bao nhiêu là tiền của gia đình.
Lời nói ăn cướp trắng trợn này không được một thành viên nào lên tiếng ủng hộ, nên Lập đành chịu.
Hồi đầu năm, có lần tôi mời bác Đồng vào nhà để bàn công việc. Khi bác Đồng về, Lập nói:
– Cá nhân cậu chưa đủ gây chật chội hay sao mà còn đưa người khác vào nhà?
– Tôi trót… Từ nay không dám nữa.
– Không phải cháu ngăn cấm cậu nhưng người ta đến nhà chẳng lợi lộc gì cho gia đình cháu lại phiền phức nước nôi, nước lã phải xếp hàng cả đêm, dầu đun tiêu chuẩn hạn chế.
Giữa năm thằng Biển có giấy gọi nhập ngũ, tin đó làm cả nhà chị buồn bã, âu sầu như một đám tang, riêng chị Hoa lúc nào cũng khóc. Ai cũng biết đi bộ đội vào thời điểm đó là bị đẩy sang Kampuchia đánh nhau với Khơ me đỏ – một cuộc chiến không có bên nào chính nghĩa. Thằng Biển sau lần vô cớ nhục mạ tôi, nó liên minh với anh Hoàng và thằng Lập chống lại tôi làm quan hệ giữa tôi và nó không còn chút thân tình. Ngày nó lên đường nhập ngũ, tôi chỉ cho nó mười đồng và không tiễn đưa. Không hiểu vì sao, dù phải trả giá đắt, tôi cũng không thể mặn nồng với người mình ghét? Ngay trong nhà tù, nhiều phen tôi đã phản ứng quyết liệt trước những hành động bạo ngược của bọn cai ngục. Tuy nhiên điểm yếu nhất của tôi là tình cảm, nếu kẻ thù sử dụng vũ khí ấy sẽ chiến thắng tôi một cách dễ dàng.
Tháng tám năm ấy, bà thím họ tôi ở Kim liên bị mắc bệnh qua đời, cả buổi chiều tôi đến khâm liệm thím. Khi về đến nhà chị thì mặt trời đã lặn, chị Hoa đi làm, anh Hoàng và cháu Giang đang vặt lông gà. Thấy tôi về, anh Hoàng bảo:
– Cậu về muộn, tôi không thổi cơm đâu. Tôi tưởng cậu ăn ở đấy rồi?
– Em đi viếng người chết chứ có phải đi dự tiệc đâu? – Tôi trả lời và thoáng nghĩ, bữa này có thịt gà, anh ấy gây sự vì sợ mình ăn chăng?
– Im mẹ cái mồm mày đi – Thằng Giang quát.
Bị xúc phạm đột ngột bỗng thân thể tôi run lên. Cố nuốt giận, tôi lặng lẽ dắt xe đi. Còn ở nhà chị thì những hành động thô bạo, vô luân còn tiếp diễn, không biết tôi có thể nén chịu được bao nhiêu nữa? Liệu mà cao chạy xa bay để tránh tham gia vào cảnh cốt nhục tương tàn.
Tôi ra đầu ô mua chiếc bánh mỳ ăn, sau đó đến nhà ông anh họ, đến khuya tôi mới về nhà chị. Thời kì này chị Hoa không bênh tôi nữa, quan hệ giữa hai chị em ngày một nhạt nhẽo, lạnh lùng thêm. Lương hàng tháng ở xí nghiệp tôi chỉ được năm chục đồng, tem phiếu chưa được cấp thành ra cuộc sống của tôi vô cùng eo hẹp. Cửa hàng ăn hàng Bột mỗi buổi trưa chỉ bán một trăm suất cơm thu tem, thường hết sớm trước khi tôi đi làm về đến nơi. Thay cơm, tôi mua chiếc bánh mỳ, có bữa mua khúc sắn mang về nhà chị. Thấy tôi ăn sắn chị cũng biết thay cơm, chị hỏi:
– Sắn ngon đấy nhỉ, cậu mua mấy hào? – Chị thản nhiên như hỏi người dưng nước lã.
Đầu năm 1979, một người thợ nề cùng tổ mách mối, tôi mua gian nhà lá, vách đất ở ngõ 105, phố Bạch mai, giá một nghìn đồng. Tôi có bảy trăm và như đã hứa ông Đồng cho vay ba trăm.
Lúc đó nhà ông Đồng nghèo lăm, ông phải mượn người khác cho tôi. Đường cùng phải nhờ việc đó, tuy nhiên tôi biết ông Đồng là người nhân ái. Sang năm 1980, gia đình ông Đồng kinh doanh nấu Ma zi, kinh tế khá giả. Tôi đến nhà, ông Đồng nói:
– Anh biết chú lấy tiền đâu ra mà trả nợ anh! Có thể vì điều đó, chú ngần ngại đến thăm anh. Nước bao giờ cũng chảy xuôi chú Tâm ạ. Hiện nay, anh cao hơn chú, nước chảy từ anh sang chú. Có thể mai ngày chú lại khá hơn anh, lúc đó nước sẽ chảy ngược lại. Anh tuyên bố từ nay anh và chú chẳng còn một vướng mắc nào.
Tôi sung sướng quá siết chặt tay ông Đồng cảm tạ.
Tôi dọn nhà trước tết nguyên đán hai tuần. “Từ nay ta thoát khỏi chốn ngục tù hành hạ tinh thần” – Tôi thầm nhủ. Những ngày trước khi chuyển nhà, anh Hoàng thay đổi thái độ với tôi, xem ra nét mặt anh cởi mở không cau có như hồi trước. Chẳng những thế, anh còn bán cho tôi một gói Sapa theo đúng giá căngtin và cho một tem lương thực một lạng. Chị Hoa cho mấy tấm cát tông chị mua ở nhà máy dệt bạt với giá ba hào một tấm, để tôi che xung quanh nhà vì vách đất phía dưới đã hoàn toàn mục nát.
Tôi đang che chắn thì chị Hoa đến, chị nói to:
– Tâm! Con tao nó bảo mày muốn rỡ cả nhà tao về nhà mày đấy.
Chị nặng lời nhưng tôi không hiểu ý nên hỏi lại:
– Chị bảo em rỡ cái gì nhà chị?
– Cát tông chứ còn gì nữa?
– Thì ra do mấy tấm như vàng ngọc này đây, chị cho hay em tự tiện? –Tôi ức quá nói to như quát lên.
– Đúng là tao cho mày nhưng mày lấy vắng mặt tao là chúng có quyền nói đấy.
– Không cho nữa thì mang về, không ngờ chị nhỏ nhen, hèn mọn thế? – Nói xong, tôi giật các tấm cát tông đã buộc vào ném ra ngoài cửa. Mấy người hàng xóm thấy to tiếng chạy đến xem. Có thể chị hổ thẹn nên vội vàng đạp xe về. Thân thể tôi run lên như người lên cơn sốt rét, thở hổn hển.
Một người hàng xóm vỗ vai tôi, hỏi:
– Bà chị ruột anh đấy à?
– Vâng!
– Chị gì mà quái ác thế?
– Là cái chung thôi bác ạ! – Tôi trả lời.
– Đành rằng huynh đệ, cốt nhục tương tàn hiện nay là phổ biến nhưng người ta tranh chấp nhau những vật có giá trị cơ. Xin lỗi, không ai lại ti tiện như chị anh đâu.
Tôi im lặng vì bác hàng xóm nói đúng.
– Anh mua gian nhà này theo giá chung thì rẻ đấy nhưng…
– Nhưng thế nào, bác?
– Cứ ở đây một vài ngày anh sẽ biết.
– Có điều gì chẳng lành, bác làm ơn cho tôi biết trước?
– Thôi được, nom anh hiền lành, chất phác lắm, tôi nói thật là anh không ở nhà này được lâu đâu.
– Có thế nào xin bác cứ nói cho tôi hay?
– Chưa đầy một năm đến anh đã có ba chủ ở cái nhà này. Chủ nhà mới nhất làm giấy bán cho anh có phải ở phố hàng Than không?
– Đúng nhưng sao, bác?
– Hiện nay, gia đình người đó vẫn ở nhờ ngoài hè nhà người thân thích, gia đình anh ta ở đây đến ngày thứ ba phải cuốn gói bỏ chạy cho nhanh. Nghe đâu từ mờ tối, nhất là đêm khuya, mảnh đất này như ma hồn, quỷ khóc. Cứ thiu thiu ngủ là như có người dựng giường lên. Cách đây một vài năm, người chủ gian nhà này chết đột ngột chẳng hiểu vì lý do gì, khi phát hiện ra thì xác anh ta đã trương lên, vẫn nằm trong màn, ruồi nhặng bâu đầy bên ngoài…
– Người nhà anh ta ở đâu?
– Mẹ, chị em anh ấy ở chung quanh đây, cùng một khu đất này thôi nhưng gia đình mâu thuẫn, lục đục chia thành nhiều nhóm. Nếu có tiếp xúc với nhau thì bằng dao, gạch đá, gậy gộc. Mà thôi, đấy là việc của người, cái đáng bàn là anh có sống nổi trong mảnh đất dữ này không? Có gì đêm nay anh sẽ biết, khi khác tôi sẽ sang chơi.
– Tôi cảm ơn bác.
Nghe bác hàng xóm nói tôi thấy hoảng, thân thể sởn gai ốc nhưng tôi còn lối thoát nào hơn nữa. Nếu có bán gian nhà này chắc cũng chẳng được bao nhiêu, có thể chịu lỗ một nửa đã đành, sau đó tôi đi đâu, về đâu.
Hàng chục năm tù đối diện với đói khát cùm kẹp, bạo lực thì nay có thấy ma hờn quỷ khóc cũng chẳng phải là điều khủng khiếp hơn. Cứ cho là đêm nay tôi sẽ gặp ma để xem hệ thần kinh của tôi yếu mềm ra sao? Óc triền miên suy tưởng, tay vẫn liên tục che chắn, dọn dẹp gian nhà hoang tàn, siêu vẹo mãi đến chiều tôi mới sực nhớ ra là cả ngày mình chưa ăn gì cả. Tôi ra đầu ô Cầu dền vào cửa hàng mậu dịch quốc doanh ăn một bát cháo lòng năm hào và một cái bánh mỳ, sau đó đến cửa hàng nước uống một vài chén trà, khi về thì mặt trời đã lặn. Điện chưa kịp mắc, đèn dầu không có, tôi tự hỏi, đêm tự do đầu tiên trong túp lều rách nát của mình cái gì sẽ đến? Nhìn ra sân, cỏ mọc um tùm, lá vàng rơi lả tả xào xạc từ cây roi phía tây lân. Đứng sừng sững giữa sân là một cái chum to quét vôi trắng. Màn đêm buông xuống, gió bắc hắt hiu, cành cây rì rào buồn tẻ, chiếc chum màu trắng như một bóng ma chập chờn trước mặt, tôi vội vã đi nằm thật sớm khoảng hơn sáu giờ thôi, lấy mảnh chăn chắp vá hàng chục miếng cũng của chị Hoa cho. Tôi nằm im như nín thở, không trở mình cựa quậy, làm một giấc bình yên. Khi tôi thức dậy, không gian yên tĩnh như tờ, có lẽ trời đã về khuya. Tôi hắt chăn che mặt ra nhìn, trời đất tối đen như mực. Sau vài phút, tôi lấy hết sức bình sinh, tung chăn vùng dậy ra ngoài đi tiểu, liếc nhìn chiếc chum lúc này mới thật là một bóng ma – hình như tiến lại gần tôi. Tôi loạng choạng bước ngay vào ổ gà ngoài cửa ra vào suýt ngã khuỵu xuống. Như một bản năng tự vệ, tôi rảo bước vào giường nằm lại lấy chăn trùm kín mặt. Sau vài phút bàng hoàng, tôi trấn tĩnh lại và tự nhủ, đúng là thần hồn nát thần tính, sự thực mình có thấy gì ma quỷ. Tôi yên tâm ngủ, sáng dậy chưa kịp đáng răng, rửa mặt đã có vài người hàng xóm đến hỏi:
– Đêm qua, anh có ngủ yên không?
– Cảm ơn! Tôi thấy sợ nhưng chẳng có một hiện tượng nào cả.
– Lạ đấy nhỉ? Có lẽ bóng vía anh này mạnh nên nó chẳng dám làm gì chăng?
– Nói thật là tôi rất sợ ma. Có thể do đồn đại mà người ta cảm nhận thế thôi chứ sự thực thì đây chẳng có ma quỷ.
– Anh tự tin quá đấy, cứ để tối nay xem. Chả nhẽ mấy gia đình ở cái nhà này đều cảm nhận thấy ma quỷ hay sao? – Nói xong, họ kéo nhau về tôi cũng đi làm.
Sáng sớm hôm sau lại có chị đến hỏi:
– Hai tối nay, anh có thấy anh tôi về không?
– Có ai về đây đâu – Tôi ngơ ngác trả lời và hỏi:
– Anh chị là ai?
– Là người mới chết ở gian nhà này.
– Thế thì chẳng có hồn ma nào về đây cả – Tôi trả lời và ngầm hiểu đây là em gái nạn nhân chủ cái gian nhà này dạo trước.
– Anh tôi hợp với anh chăng, nếu giống như hai chủ trước anh tôi về đòi nhà ngay?
Cứ thế hàng tháng, xóm giềng gần xa lũ lượt đến phỏng vấn tôi về ma quỷ. Thấy tôi vẫn bình yên, vô sự thì tin đồn đại nhà có ma cũng thưa dần và chấm dứt.
* *
*
Thời gian ấy, tôi sửa chữa cầu thang cho một gia đình ở đê Tô hoàng đầu phố Bạch mai, cô gái gia chủ làm mối cho tôi một cô ở Văn điển. Cô ấy tên là Nhung, công nhân nhà máy làm mì sợi, bố mẹ chết, Nhung ở với anh ruột. Cô ấy cao lêu đêu, người gầy như cá mắm, nước da đen, lưng hơi gù, chỉ có khuôn mặt là tạm được. Sau khi gặp gỡ làm quen, trên đường tiễn cô ấy về Văn điển, tôi nói:
– Nhung ạ, tôi nghèo lắm, cũng mồ côi cha mẹ như cô, vậy cô có thể cùng tôi xây một tổ ấm không?
– Nếu anh đem lòng yêu thương em thực sự thì em đồng ý – Cô ấy nói nghẹn ngào trong nước mắt.
Nhung nhận lời ngay làm tôi bối rối. Tôi thoáng nghĩ, bây giờ mình có túp lều tranh rồi, cứ tiếp tục cuộc chơi xem kết thúc ra sao! À hay lắm, ngày mai dẫn Nhung đến nhà ông anh họ để xem Mật có phản ứng gì không?
– Tối mai anh đợi Nhung ở trước bệnh viện Bạch mai nhé!
– Vâng, nhưng anh đưa em đi đâu?

– Anh giới thiệu em với gia đình người anh họ ở gần đó

.
Tối hôm sau, tôi dẫn Nhung đến nhà, chị Bích chào hỏi xã giao xong rồi ra ngoài. Mấy phút sau, chị Bích về nói:
– Chú Tâm này, anh hàng xóm chị muốn nhờ chú sửa chữa cái tủ. Tôi dẫn chú đi xem chỉ vài phút thôi.
Tôi ra ngoài đã thấy cô Mật đợi. Cô ấy niềm nở chào tôi:
– Em chào anh và chúc mừng hạnh phúc của anh.
– Tôi tưởng cô quên tôi rồi.
– Có anh mới quên em ấy chứ. Em vẫn nhớ anh, không ngờ anh đã có người khác thay em.
– Gần hai năm rồi còn gì, hầu như cô đã đoạn tuyệt với tôi.
– Em cứ nghĩ là trước khi đi tìm người khác, anh sẽ gặp em lần nữa.
– Nếu tôi quay lại, cô có đón nhận tôi không?
– Chẳng phải em sợ mất anh đâu, gần hai năm nay em đã suy nghĩ kĩ và nhất là gần đây, anh đã vào xí nghiệp, bây giờ em đồng ý yêu anh.
Tôi thầm nhủ, đồng ý yêu chứ không phải yêu – một thứ tình yêu do lý trí điều khiển còn gì là trong sáng nữa. Quan hệ giữa tôi và cô có chăng cũng chỉ dừng lại ở tình nghĩa vợ chồng.
Chợt nhớ đến Nhung đang đợi ở nhà chị Bích, tôi nói:
– Tối mai tôi sẽ gặp cô để nói có đầu có cuối, bây giờ xin tạm biệt.
– Tối mai anh nhé – Cô ấy nhắc lại rồi về. Chị Bích nói:
– Chú hấp tấp quá, sao không gặp cô Mật lần nữa trước khi đi tìm người khác? Nếu cô Nhung hơn cô Mật thì chẳng nói làm gì. Đằng này cô Mật hơn cô Nhung nhiều lắm?
– Em cũng biết ngoại hình Mật hơn Nhung nhưng Nhung không khó khăn và Bol như Mật. Vả lại, nếu em chưa có Nhung thì Mật còn tiếp tục làm cao.
– Có thể lắm nhưng chú biết đâu Nhung nó không Bol. Nếu nó dễ yêu chú thì nó lại dễ với người.
– Bây giờ muộn rồi, em phải đưa Nhung về đã, tối mai em sẽ đến.
– Thế nào tối mai chú cũng đến đây nhé!
– Tối mai gặp cô Mật, em cứ nói toạc móng heo ra, theo chị có nên chăng?
– Hỏng, hỏng, đứa nào dám lấy chú nữa. Nếu thế, chú cứ thử nói với cô Nhung?
– Vâng, em theo ý chị.
Trên đường dẫn Nhung về, tôi hỏi:
– Cả hai ta đều nghèo, vậy lễ thành hôn theo em nên tổ chức thế nào?
– Cả đời người có một lần, dù phải vay mượn cũng không thể làm qua loa được.
– Cụ thể ra sao?
– Phải có ăn mặn, phải có bánh kẹo thuốc lá thơm, chè Thái, ô tô dẫn dâu như thường lệ.
– Hiện tại anh không thể vay ai được.
– Nếu thế hoãn lại đến cuối năm, em sẽ chờ.
– Nhung có sợ bọn phản cách mạng không?
– Bọn phản dân, hại nước ai mà chẳng sợ, chẳng căm thù. Nhưng đang bàn chuyện cưới xin sao anh lại hỏi câu lạc đề ấy?
– Nói thật, tôi là tên tù phản cách mạng mới được tha về?
– Có đúng thế không? – Nhung dừng xe lại, nhìn thẳng vào mặt tôi, nói như quát lên – Trời đất hỡi!
– Đúng thế cô Nhung ạ!
– Sao anh không nói với tôi trước – Cô ta trừng trừng nhìn tôi, biểu lộ nỗi phẫn uất – Đời thật là rác rưởi, không ngờ gặp ngay một tên bán nước, hại dân – Nói xong cô ta phóng xe như bay về Văn điển.
Tôi đạp xe chầm chậm từ Giáp bát về nhà, đầu óc chìm trong nỗi suy tư. Hay lắm, cô ta tạo cho mình một cơ hội để thay đổi cuộc chơi. Hết Nhung có thể rồi đến Mật khi biết tôi là tên tù phản cách mạng, chia tay đã đành, tôi cũng nhận được những lời thóa mạ tương tự. Nhưng không sao cả khi mình đã ý thức được đâu là chân lý, đâu là tội ác thì sự thoá mạ của những kẻ tăm tối, u mê, lẫn lộn trắng đen chỉ là màn hài kịch.
Tối hôm sau tôi đến khu tập thể nhà máy nông nghiệp I, Mật đã đứng đợi tôi, em đon đả:
– Anh đến muộn làm em phải chờ mãi.
– Bây giờ khoảng tám giờ thôi.
– Thế mà em cứ tưởng khuya khuya rồi đấy. Có nhẽ em nôn nóng đợi anh một câu trả lời nên thời gian hoá dài chăng?
– Giá mà hai năm trước em cũng nôn nóng gặp anh như hôm nay thì hay biết mấy!
– Thôi nhé, không nói dông dài nữa, em muốn anh đi ngay vào cuộc, tối nay anh có đón nhận tình yêu của em không?
– Anh đã sẵn sàng!
– Còn người kia?
– Khi biết em đã yêu anh, ngay tối hôm qua anh cắt đứt với cô ấy rồi.
– Không vấn vương tơ lòng với người ta nữa chứ?
– Với cô ấy, anh đã khép lại quá khứ. Hiện tại, tương lai chỉ có em thôi.
– Em cảm ơn thịnh tình của anh đối với em. Bây giờ ta bàn cụ thể. Thứ nhất, vấn đề nhà ở, sau lễ thành hôn anh sẽ về ở với em ở khu tập thể, nhà anh mới mua sẽ bán đi. Thứ hai là lễ cưới sẽ tổ chức ở quê em. Chú dượng em tốt lắm, kinh tế gia đình cũng khá nên mọi khoản thực phẩm mình không phải lo. Còn bánh kẹo, thuốc lá, chè… mình sắm ở đây mang về. Chắc anh cũng như em, tiền đều không có nên em dự tính mình có hai cái xe ta bán đi một cái, em đi làm gần tạm thời cuốc bộ. Xe em tốt hơn xe anh vì phụ tùng hoàn toàn của Nhật và Đức vừa mới lắp ráp. Do vậy, theo ý em, nên bán chiếc của anh.
“Đây chỉ là canh bạc đỏ đen của tình yêu, có thể ta mất xe như bỡn – tài sản thứ hai của kẻ nghèo hèn sau túp lều vừa mới sắm. Thôi cũng đành đâm lao thì phải theo lao vậy”. Nghĩ thế và tôi nói:
– Anh nhất trí! Ta đăng ký và tổ chức ngay trong tháng này chứ?
– Vâng, anh bán xe càng sớm càng tốt.
– Chủ nhật này, anh đem ra chợ giời bán.
– Chủ nhật em cũng về quê báo cho gia đình biết để chuẩn bị, sau đó sẽ nói với anh Thuyết ở khu tập thể Láng.
– Mật lấy chồng thì ai đóng vai trò quyết định trong gia đình?
– Chỉ có anh Thuyết thôi. Thời gian đầu em quan hệ với anh, anh ấy chê anh là người có quan điểm lạc hậu, lỗi thời, có thể còn là một tên du đãng nữa. Tất cả những nhận xét ấy đều qua bức thư anh viết cho em.
– Nếu anh Thuyết phản đối?
– Anh không lo, chắc cũng xong thôi, anh em mỗi người một phận cơ mà. Tuy nhiên anh ấy còn Bol hơn em đấy.
– Mật cũng biết Bol à?
– Chính anh gán cho em chứ em có biết gì đến Bol đâu?
– Em phải biết chứ, đang phấn đấu vào đảng cơ mà, Bol và đảng chỉ là một.
– Có lẽ thế nên anh mới miệt thị từ Bol, em không đồng ý với anh đâu nhé! Nhiều lần học tập chính trị, em biết sau này cả thế giới là chủ nghĩa xã hội và tiến lên chủ nghĩa CS. Là công nhân của một nước xã hội chủ nghĩa mình phải tự hào. À này, Bol có nghĩa thế nào, anh cho em biết với?
– Mật muốn trở thành cán bộ tuyên truyền hay sao mà cần biết? Em nên luyện tay nghề cho giỏi, học thêm văn hoá thì hơn.
– Anh đã quên em nói rồi à? Bác đã dạy “vừa hồng vừa chuyên”…
– Anh xin em, chuyện chính trị hôm nay gác lại – Tôi cắt ngang – mà bây giờ đã muộn rồi, ta về nhà nghỉ thôi.
– Anh có hai chìa khoá cửa nhà không? Cho em một cái.
– Nhà xiêu, vách nát chui chỗ nào cũng vào được cần gì phải chìa khoá.
Trên đường về tôi ngẫm nghĩ, vừa ghét vừa thương cô gái nông dân chất phác này. Suy cho cùng em cũng là một nạn nhân của sự xâm lược ý thức hệ. Ấy thế mà gần hai năm tôi tiếp xúc với nhiều đối tượng ngoài Mây ra, chỉ có Mật là hơn cả. Nếu Mây không phải là một đảng viên, tôi quyết lao vào cuộc chơi đến cùng dù phải trả giá đắt đến mấy. Sực nhớ đến hai vần thơ của Xuân Diệu:
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
Tôi tự hỏi, “tại sao ta vội vàng bỏ cuộc, tại sao ta không tận hưởng niềm hoan lạc, có thể là tột đỉnh của tình yêu, chắc chắn em dành cho ta trước khi ván bài lật ngửa, trước khi em biết ta: một tên tù phản cách mạng? Phải chăng vì một tâm hồn lãng mạn ta muốn để lại cho em những kỷ niệm đẹp, khó quên của một mối tình dang dở khi ta còn là một ẩn số đối với em? Nhưng làm như thế có vợi bớt nỗi đau cho đời ta hay ngược lại? Lần đầu thần ái tình gõ cửa khi tuổi xanh đã vĩnh viễn trôi qua, vì tự ti, mặc cảm ta đã vội vàng bỏ chạy để ta mang theo nỗi u hoài, nuối tiếc”.
Chiều hôm sau khi tôi đi làm về thấy nhiều đồ dùng trong nhà đều thay đổi vị trí, xếp lại gọn gàng, nồi cơm đã nấu để trên bếp than, canh cải múc ra bát và một đĩa thịt lợn kho để trên bàn. Tôi đoán ngay ra là Mật đã đến và làm việc đó. Trên bàn có một cái khay men, một bộ ấm chén mới, một lọ chè hương và một mảnh giấy gấp tư. Tôi mở ra xem: “Em mạn phép đột nhập vào nhà, làm giúp anh vài việc nhỏ. Chúc anh ăn ngon, ngủ yên. Chiều mai khi hết ca làm việc em lại đến.”
Cứ thế đến hết tuần, tôi chẳng phải lo gì đến bữa cơm chiều. Và tuần tiếp theo là bữa cơm trưa, đi làm về đã có cơm ngon, canh ngọt. Dù sao, đây cũng là một niềm vui. Những ngày vui ngắn ngủi dành cho tôi.
Như đã định, chiều chủ nhật trung tuần tháng hai, tôi mang xe ra chợ Giời bán. Vì xe không có biển số, không đăng ký lại quyền sở hữu nên người ta chê bai dìm giá. Chờ mãi đến gần tối mới bán được sáu trăm đồng. Tôi giữ lại hai trăm để mua chè, thuốc lá bánh kẹo, còn lại đưa cho Mật sắm sửa. Gần hai tuần “Duyên đằng thuận nẻo… ” hay đâu giông tố bất ngờ ập tới. Tối hôm ấy, tôi chờ Mật đến để hẹn ngày về quê Đan phượng làm lễ cưới. Chờ mãi đến mười giờ, em hớt hải dắt xe vào, nét mặt buồn mếu máo, em vội hỏi:
– Có phải anh đi trại về không?
– Phải đấy – Tôi trả lời không một giây lưỡng lự, đắn đo.
– Thế thì em phải cắt đứt quan hệ với anh – Cô ấy oà lên khóc nức nở.
– Sự thật là thế, còn bây giờ tuỳ em quyết định.
– Lỗi tại anh đấy nhé, sao anh không nói trước với em?
– Đúng rồi, lỗi tại tôi cô Mật ạ. Tôi nghĩ rằng trước sau sẽ phải nói nhưng tôi đã lần khân.
– Biết tin anh đi trại về, em như bị sét đánh ngang tai. Mặc dù vậy, hiện thời em vẫn yêu anh – Cô ấy nói nghẹn ngào trong nước mắt.
– Nếu cô còn yêu tôi thì điều đó tạo ra cho cô sức mạnh để vượt qua tất cả.
– Không được đâu anh Tâm ạ. Em chỉ là đứa con gái bình thường làm sao vượt qua được những lực cản khủng khiếp của gia đình, của dư luận, lời chế giễu chua cay của lãnh đạo, công nhân nhà máy, của quê hương. Hơn nữa đang thời buổi chiến tranh, anh chắc gì đã được bình yên, em cũng không tránh khỏi phần liên luỵ. Đấy là chưa kể đến tương lai mù mịt của những đứa con vô tội sau này.
– Cô lo xa quá đấy, Trung quốc xâm lược Việt nam chứ có phải Mỹ đâu?
– Anh Thuyết nói với em điều đó. Anh ấy bảo, đất nước có chiến tranh, loạn lạc thì những người như anh dễ bị đưa vào trại tập trung.
Tôi thoáng nghĩ, riêng vấn đề này anh cô ấy cũng ranh ma đấy.
– Anh Thuyết đã nói những gì?
– Nhiều chuyện lắm, cả việc anh đi trại về.
– Và anh Thuyết đã phản đối?
– Tất nhiên rồi, còn ai nữa. Anh ấy tuyên bố, nếu em cứ lấy anh thì anh ấy sẽ từ. Và nếu mẹ em đồng ý cuộc hôn nhân thì anh ấy sẽ từ cả mẹ.
– Anh ấy sao cực đoan thế?
– Thôi đi anh – Mật không khóc nữa, nói bằng giọng cứng rắn – Anh ấy nói vậy là vì lo ngại cho tương lai của em thôi. Anh ấy hoàn toàn đúng.
– Tóm lại, anh phải chia tay em.
– Vâng, anh cứ nên nghĩ thế. Anh đau khổ em cũng ngậm ngùi cay đắng. Nếu anh không sợ mất thì giờ vô ích hãy đến gặp anh Thuyết và về quê gặp mẹ em. Qua đó, anh sẽ thấy em đã yêu anh đến nhường nào. Song, anh hiểu cho rằng, một đứa con giờ bình thường chỉ vượt qua được những trở ngại của đời thường.
Mật nói đến đây, hơn bao giờ hết, tôi cảm thấy xót thương em. Mặc dù là cuộc chia tay nhưng bao nhiêu ý nghĩ: căm ghét, khinh thường, oán trách trong tôi tự nhiên tan biến. Thực ra, cô gái đáng thương này có lỗi gì đâu? Kẻ cướp đi tình yêu, hạnh phúc của tôi, đẩy tôi vào cuộc sống bình thường, cơ cực và tủi nhục, kẻ đó là Cộng sản. Là nạn nhân của sự đầu độc ý thức hệ, em không chịu trách nhiệm gì về cuộc hôn nhân này tan vỡ.
– Bao giờ em dẫn anh đến nhà anh Thuyết?
– Tối mai, anh ạ. Và sáng sớm chủ nhật này, em đưa anh về thăm quê em luôn. Anh hãy coi đây là cuộc dạo chơi trước khi chúng ta chia tay nhau.
– Anh đồng ý – Do tính tò mò tôi muốn hiểu thêm những lực cản trong gia đình cô ấy.
Buổi gặp anh của Mật diễn ra căng thẳng. Mật chẳng nói một lời nào, ôm mặt khóc từ đầu đến cuối. Còn anh cô ấy, quên cả phép xã giao tối thiểu, anh ta nói:
– Gia đình chúng tôi không còn hồng phúc nữa. Nếu em tôi là một người có tư duy, nó phải biết hậu quả của cuộc hôn nhân này sẽ đưa nó tới đâu, những đứa con vô tội của nó sẽ phải chịu một tương lai ảm đạm thế nào? Tôi không trách anh mà em tôi – mới là người đáng trách, tại sao nó không tham khảo ý kiến tôi trước khi có quyết định lấy anh, quyền huynh thế phụ cơ mà…
Chủ nhật ấy, sáng sớm tôi và Mật đạp xe về Đan phượng, cả hai đều như câm trên quãng đường dài hai mươi cây số. mẹ cô ấy là một người đàn bà nhân từ, phúc hậu, thấy tôi đến bà tiếp đón ân cần, cởi mở. Chú dượng cô ấy hiền lành, hiếu khách, ông nói:
– Được em báo tin sắp lấy chồng, gia đình chúng tôi mừng lắm, đã thu xếp chuẩn bị ngày cưới: Rượu nấu rồi, gà thịt mua thêm, lợn dăm chục ký có sẵn trong chuồng. Thế rồi mới cách đây có hai ngày, anh Thuyết về nói, mọi việc đều xếp lại, tôi hoàn toàn phản đối cuộc hôn nhân này. Chúng tôi ngạc nhiên hỏi tại sao? Anh ấy đáp, nếu còn trách nhiệm và tình thương con, ông bà không thể gả cho một tên tội phạm của đảng. Tôi hỏi, người ta giết người cướp của hay lừa đảo, lưu manh? Anh ấy trả lời, còn nguy hiểm hơn nhiều. Và nói thêm, nếu ông bà không nghe tôi, từ nay tôi xin từ biệt.
Bà mẹ nói :
– Tôi thấy anh hiền lành lắm, anh đã làm gì mà nguy hiểm?
– Thưa hai bác, cách đây mười bốn năm, cháu có ý định vượt tuyến vào Nam. Do vậy cháu phải đi tù một thời gian dài.
– Có thế thôi mà nguy hiểm à?
– Vâng, thưa hai bác, tuy không có ảnh hưởng gì đến đạo đức nhưng với chế độ là một tội.
– Chúng tôi quê mùa chẳng biết gì, anh không tốt với chế độ chứ có không tốt với gia đình chúng tôi đâu.
– Vâng, đúng là như vậy. Tuy nhiên, Mật muốn phấn đấu vào đảng thì không được nếu lấy cháu.
– Ối giời, quan nhất thời, dân vạn đại, miễn sao cư xử tốt với nhau là được, có đảng hay không cũng chẳng hệ trọng gì – Chú dượng nói – Cứ là dân thì chết cả hay sao?
– Cháu chân thành cảm ơn lòng nhân ái của hai bác. Trước khi chia tay với Mật, hôm nay cháu vào đây để chào hai bác.
– Để chúng tôi sẽ nói lại với anh Thuyết xem sao, chỉ có thế mà chia lìa đôi lứa là quá đáng – Anh biết đấy, em nó yêu thương anh lắm. Từ hôm anh Thuyết không bằng lòng cho nó lấy anh đến nay nó gầy rộc đi, đêm mất ngủ, ngày quên ăn. Bây giờ đã trưa rồi, chúng tôi mời anh ăn bữa cơm nhạt, mọi việc sẽ liệu sau.
– Vâng, cháu cảm ơn hai bác – Không làm khách, tôi nhận lời ngay.
Trong bữa, chú dượng mời chào vui vẻ tiếp tôi, ông nói:
– Dù có thế nào chăng nữa, anh cứ coi gia đình chúng tôi như người nhà, thỉnh thoảng về chơi. Chúng tôi muốn nếu duyên chẳng thành thì như cụ Nguyễn Du: “Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”. Anh có nhất trí không?
– Vâng, thưa bác!
Mật ăn một lưng cơm rồi đứng dậy ra ngoài, cô ấy chẳng nói một lời nào, vẻ mặt buồn bã, bơ phờ, mắt thâm quầng.
Trước khi tôi ra về, bà mẹ nói:
– Anh Thuyết khó tính lắm, anh thông cảm. Vả lại tôi chỉ có anh ấy là trai, việc của anh và Mật phải do anh ấy quyết. Nếu không, gia đình chúng tôi sẽ mâu thuẫn lục đục.
Bà tiễn chúng tôi một quãng đường dài. Tôi và Mật, cả hai đều im hơi lặng tiếng đạp xe về Hà nội. Đến Ngã tư sở, Mật bảo tôi dừng lại, dắt xe vào vỉa hè, cô ấy trả lại số tiền và nói:
– Anh cầm lấy tiền mua ngay xe mà đi kẻo đi làm cứ cuốc bộ thì vất lắm – Nước mắt chảy dài trên gò má, ngừng một lát, em nói tiếp – Em không dám hứa hẹn với anh điều gì nhưng vẫn hy vọng là quan hệ của chúng mình sẽ được cải thiện. Em sẽ đợi chờ đến khi anh lấy vợ, em mới đi lấy chồng. Tạm biệt anh nhé!
Ngay sau đó, tôi đến nhà chị Bích. Thấy tôi chị tỏ vẻ buồn phiền, nói:
– Xe chú bán rồi, xe này chú mượn à?
– Vâng, em mượn người cùng làm.
– Thật khổ, tôi không ngờ sự thể diễn ra xấu thế.
– Nhưng do đâu mà anh cô Mật biết em đi trại?

– Nghe nói, anh ta có bạn ở phố hàng Bạc, người ấy lại biết chú, đơn giản thế thôi. Công bình mà nói, Mật nó cũng khổ tâm lắm chứ. Anh đã thế, ở khu tập thể người ta bàn tán xôn xao bằng đủ những lời lăng mạ thô bỉ nhất, nào là đồ con đĩ sợ ế chồng hay sao mà phải lấy thằng phản động khố rách áo ôm, nào là thà đâm đầu xuống sông còn hơn lấy thằng phản quốc… Chú cứ bảo nó Bol nữa đi. Nếu nó Bol như nhiều người khác, khi biết chú đi trại về, nó đã phỉ nhổ chú rồi. Đành rằng tình duyên thất bại chú phải trả giá nhưng không đắt như Mật phải chịu đâu. Mất mát về vật chất còn làm lại được nhưng cái bia miệng ở khu tập thể này bao giờ mới phai mờ? Thế mà nó vẫn yêu chú. Bol như nó là Bol của cái chung, Bol của mọi người cần phải có để phòng thân, Bol vừa phải, không cực đoan, thái quá. T

hử hỏi những người đi trại như chú, liệu có ai dám nói trước mặt chính quyền rằng tôi căm thù CS? Ngay như tôi, nếu anh Giang nhà chú cũng đi trại về, tôi cũng xin vái lạy…
Những ngày sau đó, tôi giải quyết những hậu quả còn sót lại: năm cân chè bán lại lỗ một phần ba, năm tút sông cầu bị mốc phải bỏ đi, mấy chủ nhật ra chợ Giời mua xe không được. Hai tháng sau, nhờ người nhà, mua một chiếc Vĩnh cửu đã ọp ẹp, chất lượng chỉ bằng nửa xe cũ mà vẫn giá sáu trăm đồng. Rốt cuộc, lần phiêu lưu ái tình này tôi mất khoảng một phần ba tài sản của mình.
* *
*
Từ ngày tôi từ địa ngục trần gian về Hà nội, cá chìm, cá nổi thường xuyên theo dõi gắt gao. Tôi chuyển đến ngõ 105 phố Bạch Mai được vài ngày, công an đã đến hỏi giấy tờ và kiểm tra liên tục. Khoảng một tuần sau đó, hộ tịch viên đến đưa cho tôi giấy kê khai nhập hộ. Ai cũng biết việc di chuyển chỗ ở trong thời gian đó rất khó khăn. Thằng Giang chuyển hộ từ ô chợ dừa đến chỗ ông nội nó ở ngõ Văn chương cũng phải mất sáu tháng. Dù cùng quận, muốn di chuyển từ chỗ này đến nơi khác thường phải hối lộ công an một số tiền. Khó nhất là hộ độc thân. Cái chung như vậy nên tôi chẳng quan tâm đến việc đó, cho là mình không thể nào làm được, nhưng vài tháng sau, ở ô chợ dừa, công an gọi chị Hoa ra đồn báo, nếu tôi không trở về ô chợ dừa thì họ sẽ cắt hộ khẩu. Bị dồn vào thế bí, buộc tôi phải gặp và trình bày hoàn cảnh với công an hộ khẩu nơi đang cư trú, hắn nói:
– Tôi đã đưa giấy kê khai nhập hộ cho anh, anh quên xừ nó đi.
– Tôi cứ tưởng nhập hộ độc thân hiện nay không thể làm được nên…
– Nói chung thì thế nhưng anh thuộc diện đặc biệt cơ mà. Dù anh đi đâu, ở đâu một ngày cơ quan an ninh cũng phải biết rõ. Thôi được rồi, tôi sẽ giúp anh, chỉ một tuần là hoàn tất.
Đúng như lời hắn nói, tôi đến ô chợ dừa lấy giấy di chuyển thì công an quận Đống đa đã làm sẵn. Và đưa hồ sơ xin nhập hộ ở quận Hai bà chỉ sau một tuần tôi đã có hộ độc thân. Thì ra do họ quản lý chặt nên họ đã dành cho tôi một quyền lợi đặc biệt về vấn đề này. Trong ngõ xóm có nhiều người hỏi tôi mất bao nhiêu tiền để hối lộ, tất nhiên tôi trả lời họ chẳng mất xu nào. Họ không tin, tôi cũng không thể giải thích.
Lần tới, mời các bạn đón đọc: Những kẻ khổ nhục – Kỳ 10
NHỮNG KẺ KHỔ NHỤC – Unfortunate people
NHỮNG KẺ KHỔ NHỤC – Kỳ 10
Năm 1960, ở Thường tín có một anh nông dân lên Hà nội học nghề thợ nề. Năm ấy, anh ta đã ngoài ba mươi tuổi. Sau đó, anh ta xin vào xí nghiệp sửa chữa nhà cửa quận Hai bà. Tay anh ta vụng về, lóng ngóng làm tập mãi mà chẳng ra nghề gì cả. Lần thi tay nghề bậc một lên bậc hai, xí nghiệp đặt mức khoán trát tường mười lăm mét vuông một ngày công, anh ta cặm cụi làm hết giờ chỉ được có năm sáu mét, đấy là chưa tính đến kỹ thuật, tường anh ta trát gồ ghề nham nhở. Sợ không được lên lương, anh ta cuống quít lên, đứng trên giàn giáo vãi đái ra quần. Không may nước đái chảy vào đầu bà phụ nề đứng dưới, vốn là bà đanh đá, chua ngoa lập tức bà cho anh ta ăn toàn của lạ. Nhưng vì lo sợ quá, anh ta không còn biết bà phụ nề đã tặng cho những thứ gì.
Anh ta vốn mù chữ, khi vào xí nghiệp bắt đầu đi học bổ túc, đầu óc anh ta quá tối tăm, sau ba năm mới đọc và viết được. Thày giáo dạy anh ta than phiền, đầu anh ta như một khối bã đậu. Ấy thế mà anh ta leo lên địa vị, công danh lại tuyệt vời nhờ vào bản lý lịch cực đẹp: thành phần gia đình và bản thân là cố nông. Anh ta được kết nạp đảng, sau đó vài năm là bí thư chi bộ của xí nghiệp. Anh ta mãn nguyện, tự hào và luôn miệng xưng danh mình là cấp lãnh đạo. Việc chấp hành các chủ trương, chính sách của đảng, công nhân xí nghiệp gán cho anh ta cái tên là kẻ bảo hoàng hơn vua và phát xít. Sáng nào cũng thế, ông bí thư ngồi thường trực ở phòng y tế, người nào tóc dài quần ống loe đến khám bệnh, ông quát:
– Đồ chậm tiến, mày cút đi!
Những buổi đại hội công nhân, viên chức để sơ kết hoặc tổng kết hoặc học tập chính trị, ông bí thư đi lần lượt từng hàng ghế, mắt ông trừng trừng quan sát đầu tóc và quần áo của từng người. Bắt được ai tóc dài quần loe, ông kéo tai hoặc túm tóc lôi ra ngoài hội trường và quát:
– Đồ rác rưởi gây ô nhiễm!
Ít ra mỗi lần xí nghiệp họp mặt công nhân, hàng chục người bị ông trừng phạt như thế, tất nhiên ngày hôm ấy bị cúp lương.
Cuộc chiến với Trung quốc xảy ra hai ngày thì xí nghiệp nghỉ lao động một buổi chiều, công nhân về hội trường tập trung nghe ban lãnh đạo nói chuyện. Sau khi kiểm tra tóc dài quần loe như thường lệ, với bộ đồ quân phục, ông bí thư đứng lên bục bắt đầu diễn thuyết:
– Như các đồng chí, các anh, các chị đã biết, hiện nay bọn bá quyền Bắc kinh đang xâm lược nước ta. Quân dân ta đã giáng cho chúng đòn mở đầu chí mạng. Để cảnh giác bọn bành trướng liều lĩnh lấn sâu vào tổ quốc, đảng chỉ thị cho tất cả các cơ quan, công nông trường, nhà máy, xí nghiệp… phải tập tự vệ, ban đêm phải tập trung để sẵn sàng chiến đấu. Xí nghiệp ta từ chiều mai, ngoài những người sắp về hưu, phụ nữ con mọn, tất cả công nhân, viên chức nghỉ sớm để luyện tập quân sự, riêng một cá nhân không được tham gia vào công cuộc hào hùng này. Tôi không muốn vạch mặt chỉ tên kẻ đó nhưng nhiều người trong xí nghiệp đã đoán biết là ai. Trước kia, y đã nuôi dưỡng ý định làm tay sai cho đế quốc Mỹ, rất có thể y sẽ làm tay sai cho bọn phản động Bắc kinh khi có cơ hội.
Nhân diễn đàn này, tôi thông báo cho người đó biết rằng, với chính sách nhân đạo của đảng và sự khoan dung của ban lãnh đạo xí nghiệp, người đó mới có mặt ở hội trường này, lẽ ra nơi đây chỉ dành riêng cho tầng lớp nhân dân lao động. Chúng tôi đã chỉ thị cho ban chỉ huy đội, tổ trưởng sản xuất, tổ trường công đoàn và các đồng chí đoàn viên thanh niên CS Hồ chí Minh phải theo dõi, giám sát người đó thật chặt chẽ. Thấy y có biểu hiện không tốt với chế độ, với đảng phải kịp thời báo cáo cấp trên và kịp thời trấn áp…
Trong khi diễn thuyết, ông bí thư nhiều lần đưa mắt nhìn tôi, biểu lộ một thái độ căm thù.
– Nhờ đảng mà chúng ta mới được nên người, như tôi chẳng hạn – Ông bí thư nói tiếp – Xưa kia bị bọn địa chủ cường hào ác bá ức hiếp, bóc lột đến tận xương, tận tuỷ, gia đình và bản thân tôi thuộc thành phần cố nông. Nếu không có đảng, tôi là người mù chữ, không thể trở thành cán bộ lãnh đạo như hiện nay. Tôi cảm ơn bác, cảm ơn đảng và nguyện trung thành với xí nghiệp đến hơi thở cuối cùng.
Bác đã dạy: “Muốn xây dựng XHCN thành công phải có con người XHCN”, nghĩa là giác ngộ cách mạng. Vậy ai, tầng lớp nào giác ngộ cách mạng? Câu trả lời thật đơn giản phải là công nhân, nông dân, nhân dân lao động như đại bộ phận chúng ta ngồi đây, là giám đốc Phương, là tôi – bí thư chi bộ và các đồng chí đảng viên…
Cứ thế ông hứng chí huyên thiên, lặp đi, lặp lại gần hai tiếng đồng hồ. Có lẽ không mấy ai nghe ông nói, nhiều người gục vào thành ghế ngủ. Nghe nói, có người họ hàng đã góp ý với ông: “Ngày nay, bài diễn văn của ông Phạm văn Đồng trên đài, nhiều người cũng tắt máy đi, không muốn nghe nữa. Trước công nhân xí nghiệp, ông cứ trệu trạo làm gì nhiều”. Ông nể mặt người họ hàng, hơn nữa người ấy ngoài vòng tay quyền lực của ông nên ông im lặng. Nếu là công nhân xí nghiệp này ắt phải trả giá đắt. Bởi vì nghề chính của ông được đảng đào tạo là nghề nói nhai lại tiếng nói của đảng, dù có lộn xộn không có đầu, không có cuối cũng không ai được chê bai. Chê bai là đồng nghĩa với chống đảng. Nghề thợ nề làm nhục ông, ngược lại nghề nhai lạilàm ông vinh. Ông làm thợ nề là thời kỳ của thuở hàn vi, nghề của đám dân đen, còn hiện nay dù to hay nhỏ ông cũng là một quan cách mạng. Đám công nhân không muốn nghe ông nói, biện pháp tối ưu là im lặng – im lặng bao giờ cũng là vũ khí hữu hiệu của một người dân dưới chế độ độc tài, tàn bạo. Thứ nhất ngồi lì, thứ nhì đồng ý chẳng phải là cách xử thế tuyệt vời của công nhân với cấp lãnh đạo sao? “Đấu tranh thì tránh đâu.
Việc ông luôn miệng xưng danh mình ở cấp lãnh đạo là đáng lắm, bởi vì cán bộ tuyên huấn, cán bộ đảng là những người thượng đẳng của xã hội, họ được đảng đào tạo cho một thứ nghề nghiệp, độc quyền chân lý, bắt cả dân tộc phải ngoan ngoãn nghe theo.
Ba thanh niên cùng làm thợ mộc với tôi đều đi tập tự vệ và ban đêm phải tập trung ngủ ở hội trường xí nghiệp. Thường thường ông bí thư chi bộ nói chuyện với chúng, chủ yếu ông dò la thái độ của tôi đối với chế độ.
– Các cháu làm việc với anh Tâm, anh ấy hay nói chuyện gì?
– Anh ấy ít nói lắm – Một đứa trả lời – Nếu có, chỉ tán gẫu, nói đùa với bọn cháu thôi.
– Tuổi anh ấy nhiều gấp hai tuổi bọn mày mà nói đùa với nhau à?
– Anh ấy hay trêu chọc chúng cháu cho vui, chuyện bồ bịch chẳng hạn.
– Không bao giờ nói chuyện về xã hội, chiến tranh hay chế độ?
– Chúng cháu nói thật với bác là cơm độn bo bo, mạch ép, bột mì, tháng này chí có một cân gạo hơi sức đâu mà nói chuyện chính trị. Anh Tâm không nói, chúng cháu cũng chẳng muốn nghe.
– Trước công nhân xí nghiệp, bác thường xuyên nói các chính sách, chủ trương của đảng, bọn mày cũng không thích nghe à?
– Bác ấy à? Lời nói của bác liên quan đến dạ dày thì ai mà chẳng thích.
– Tao nói có hay không?
– Xin lỗi bác – Đứa khác trả lời – Nói thực tâm là bọn cháu chẳng biết bác nói gì cả.
– Tao nói ở trình độ cao quá, chúng mày không nhận thức được chăng?
– Chúng cháu đã nói là không quan tâm đến chính trị.
– Thế ra bọn mày không nghe tao nói, có nghĩa là không yêu đảng, không yêu bác Hồ chứ gì? Có phải thằng Tâm nó xúi giục chúng mày không?
– Bác lại kết tội oan cho bọn cháu rồi. Tâm lý của bọn trẻ hiện nay là thích hút, thích xem phim, thích uống bia, ngoài ra không để ý đến chuyện gì. Bác cũng suy diễn để buộc tội cho anh Tâm rồi. Chiến tranh giữa hai nước xã hội chủ nghĩa với nhau, chứ có phải đế quốc Mỹ với Việt nam đâu. Người ta chẳng dại gì xúi giục ai để mua vạ vào thân.
– Có đấy chúng mày còn dại chưa biết đấy thôi.
– Bác cho một ví dụ?
– Nếu tao biết, nó đã nằm ở Hoả lò rồi, còn hỏi chúng mày làm gì nữa. Hồi Pháp thuộc, người đi tù là tốt, tốt cho cách mạng và nhân dân. Còn dưới chế độ ưu việt của ta, phải đi tù là những phần tử xấu, nhất là tội phản cách mạng như thằng Tâm.
– Thật khó hiểu là chúng cháu thấy anh ấy hiền lành, chất phác lắm, nhiều anh thợ nề trong tổ còn bảo anh ấy dở hơi, lẩm cẩm.
– Chúng mày nói có cái đúng, có cái sai. Sai là ở chỗ nếu hiền lành chất phác đã không phạm tội phản cách mạng. Đúng ở chỗ nó có ngu, dở hơi, lẩm cẩm mới phạm tội đó. Nó chỉ được mấy con toán thôi, chính trị là con số không.
– Về toán bác có bằng anh ấy không?
– Mày ngu thế! – Ông bí thư bật lò xo – Tao là cán bộ chính trị, là cấp lãnh đạo, cần gì đến mấy con toán. Trong khi thằng Tâm chỉ biết hai với hai là bốn thì tao biết phép biện chứng duy vật của Marx, biết chủ nghĩa xã hội khoa học sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản và đế quốc trên phạm vi toàn thế giới. Ai hơn ai?
– Chúng cháu nói cho vui thế thôi, chứ ở xí nghiệp ta, trình độ chính trị cao nhất là bác, ông Phương đứng thứ hai.
– Chúng mày nói thế cũng chưa hoàn toàn đúng. Về công tác đảng, tao trình độ cao nhất nhưng về quản lý xí nghiệp ông Phương lại đứng đầu. Bù đi, bù lại tao và ông Phương coi như ngang nhau, hai thủ trưởng về hai lĩnh vực chính trị và kinh tế.
Thời kỳ này, bọn có máu mặt từ trên xuống dưới tìm cớ để hạch sách, hăm doạ tôi. Một buổi chiều ở phố Hàn thuyên, tôi đang tính khối lượng gỗ để làm một vỉ kèo thay cái cũ đã hoàn toàn mọt mục thì đội phó đến, hắn quát:
– Anh Tâm lợi dụng thời gian xí nghiệp nghỉ để tập tự vệ, ngồi chơi đấy à?
– Tôi đang tính lượng gỗ để thay một vỉ kèo.
– Ai bảo anh? Anh vào xí nghiệp để lao động chân tay chứ chúng tôi không cần sự tính toán của anh, nghe chưa?
– Bác nhầm rồi, làm bất cứ nghề gì cũng cần tính toán.
– À, ra anh lí sự với tôi đấy phải không? Anh bảo ai nhầm? Tôi là cán bộ lãnh đạo mà anh dám phạm thượng à? Tính toán xếp lại, đi làm ngay – Hắn ra lệnh.
Nói với tên cuồng tín, vô học này cũng vô ích – Tôi thoáng nghĩ và lặng lẽ lấy mảnh ván ra bào. Khi đi, hắn lẩm bẩm:
– Tính toán, tính toán, làm như cán bộ lãnh đạo ấy. Thời của mày đã qua rồi.
Ngay sau đó, ông chủ nhà gọi:
– Bác phó ơi, nghỉ tay uống nước đã.
– Vâng, cảm ơn bác – Tôi vào nhà ngồi, ông chủ nhà nói tiếp:
– Chờ cho hết giờ rồi về chứ làm gì nữa?
– Vâng!
– Anh không được tập tự vệ à?
– Vâng!
– Càng may. Chắc quá khứ của anh có vướng mắc gì nên người ta lợi dụng để trù dập anh thôi. Thời đại này miệng lúc nào cũng hô hào đoàn kết, thực chất luôn gây chia rẽ, hận thù.
– Thưa bác, một xã hội đang tồn tại lý thuyết đấu tranh giai cấp thì làm gì có đoàn kết nữa.
– Tôi nghĩ, sự đời nhiều cái thật nực cười, không ngờ rằng “… chung một biển Đông thắm tình hữu nghị” cũng hoá thành kẻ thù nguy hiểm. Từ ngày họ nắm chính quyền đến nay đất nước triền miên đau thương trong cuộc chiến. Cuộc chiến tranh thứ nhất chống thực dân Pháp thì chính nghĩa thuộc về nhân dân, còn những kẻ lợi dụng lòng yêu nước của dân tộc để du nhập học thuyết giáo điều Marxist là những kẻ phản bội tổ quốc. Cuộc chiến thứ hai, với chiêu bài độc lập, tự do để cưỡng chiếm và cộng sản hoá miền Nam là cuộc chiến phi nhân, phi nghĩa. Cuộc chiến thứ ba, xâm lược Kampuchia và biên giới phía Bắc là cuộc chiến của hai bọn cướp, hai con thú tranh ăn.
– Thưa bác, người ta tuyên truyền thắng Mỹ là do sự lãnh đạo của đảng CS và truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc?
– Tôi không phủ nhận đó là những yếu tố nhưng chỉ là thứ yếu. Xưa kia, thắng ngoại xâm mới do thuần tuý lòng yêu nước. Còn ngày nay thắng Mỹ là do ý thức hệ và sự cai trị độc tài, tàn bạo. Ngoài phương tiện chiến tranh đều do Liên Xô, Trung quốc cung cấp, lý thuyết Marx – Lénine: xóa bỏ nạn người bóc lột người, xóa bỏ áp bức, bất công, xây dựng một xã hội không còn kẻ giàu người nghèo, không còn giai cấp, lý thuyết đó hợp với ước mơ hão huyền của người dân tại một nước nghèo nàn lạc hậu. Quảng đại quần chúng không thể ý thức được là học thuyết hoàn toàn hoang tưởng về mục đích. Từ đó tạo ra những lớp người cuồng tín. Xưa và nay, người tử vì đạo thì ít thôi nhưng người tử vì đảng thì nhiều đấy. Bên cạnh đó, đảng sử dụng hai thứ vũ khí vô cùng hữu hiệu. Vũ khí thứ nhất là guồng máy tuyên truyền dối trá, đổi trắng thay đen, độc quyền thông tin, phong toả, bưng bít sự thật bên trong cũng như bên ngoài làm đại đa số người dân bị mắc lừa. Và ngay cả những chính khách phương Tây cũng không am hiểu là bao về chế độ CS. Vũ khí thứ hai là việc quản lý con người bằng hộ tịch, bằng hệ thống cảnh sát dầy đặc, thẳng tay đàn áp những người có tư tưởng bất phục chế độ. Kèm theo với việc quản lý lương thực và thực phẩm làm cho người dân luôn hoang mang, hoảng sợ, biến họ thành cái máy, đặt đâu phải ở đó, bắt làm phải làm, thậm chí bắt vào chỗ chết cũng đành cam chịu, ngoan ngoãn phục tùng. Anh có thấy, gia đình nào có con đi bộ đội lúc này thì buồn như một đám tang không? Nếu chính quyền có hỏi, sẽ không dám trả lời sự thật mà nói, gia đình chúng tôi rất phấn khởi và vinh dự. Dạo trước, một người vào Nam chiến đấu thì gia đình bao gồm bố mẹ, vợ anh chị em là những con tin. Nếu người đó có sai phạm là cả nhà phải chịu.
Ngày nay ý thức hệ đã bị xói mòn, số người cuồng tín không nhiều như trước nhưng đại bộ phận nhân dân vẫn cho rằng, sức mạnh của Cộng sản là vô địch. Do vậy, người ta lũ lượt bỏ nước ra đi tìm cuộc sống tự do no ấm bằng những con thuyền thô sơ vượt đại tây dương mà phía trước đầy những rủi ro, nguy hiểm. Điều lạ lùng là hình như cái chết do hải tặc, do giông tố biển cả không đáng sợ bằng cái chết do bàn tay CS… – Ông chủ nhà nói đến đây làm lòng tôi lại quặn đau, tôi đã bị tù đầy vì ước mong thoát khỏi chế độ ma quỷ này. Ước mong ấy, ngày đêm tôi vẫn hằng nung nấu nhưng cuộc sống quá ư nghèo khổ, tôi kiếm đâu ra cây ra chỉ để tiếp diễn một cuộc hành trình, để cả cuộc đời tôi phải sống như một tên nô lệ thời xưa.
Ngừng một lat, ông chủ nhà tiếp:
– Nếu nói chống Mỹ là cuộc chiến vì lòng ái quốc thì trước hết hãy xét xem những người cầm quyền lòng dạ họ thế nào? Cả ông Hồ và ông Lê Duẩn đều nhận mình là học trò trung thành của Marx và Lénine. Trong di chúc, ông Hồ cũng viết đi tìm cụ Các Mác, cụ Lénine chứ ông ta có đi tìm cụ Lý thường Kiệt, cụ Trần hưng Đạo hay cụ Nguyễn Huệ đâu. Nếu ông ta có lòng yêu nước, thương đồng bào thì không thể xảy ra cuộc cải cách đẫm máu, loạn luân đến thế. Qua hai vần thơ:
Quan san muôn dặm một nhà
Bốn phương vô sản đều là anh em.
Hay hai câu:
Bác đưa dân nước ngoài nô lệ
Tôi dẫn năm châu đến đại đồng.
Minh chứng rằng, ông ta chỉ yêu lý thuyết giáo điều của Marx và Lénine, chứ đâu…
– Cảm ơn bác, đã dành cho cháu những nhận thức tuyệt vời.
– Cũng may, qua ông đội phó, tôi mới biết sơ qua về anh nên mới dám cởi ruột gan mình. Anh cứ yên tâm, bọn tiểu yêu có nói gì thì mặc chúng vì thời kỳ khủng bố đã qua rồi và đang ở thời kỳ trì trệ. Anh không làm gì, không nói gì sai phạm, họ không bắt người vô cớ như trước nữa.
– Thưa bác, họ không khủng bố nữa là do đâu?
– Tất nhiên do xu thế của thời đại, không phải riêng Việt nam mà nhiều nước Cộng sản từ thời kỳ khủng bố chuyển sang thời kỳ trì trệ. Ở Trung quốc, Mao là thời kỳ khủng bố đẫm máu, sau năm 1976 là thời kỳ trì trệ, ở Liên xô, Lénine và Staline là thời kỳ khủng bố dã man, đến Brezhnev là thời kỳ trì trệ. Ở Việt nam ông Hồ là thời kỳ khủng bố, sau năm 1975 là thời kỳ trì trệ…
Sáng hôm sau, tôi phải đến văn phòng ban chỉ huy đội, ông đội trưởng hỏi:
– Chiều qua, tại sao trong giờ làm việc anh ngồi chơi?
– Không phải tôi chơi mà đang tính lượng gỗ phát sinh để làm một vỉ kèo mới thì ông đội phó đến.
– Ai bảo anh tính?
– Đây là việc mới phát sinh nên chưa có ai bảo nhưng trước sau thì tôi cũng phải làm để anh tổ trưởng xin xuất gỗ.
– Tính cả buổi chiều à?
– Có đâu, chỉ dăm ba phút là nhiều.
– Thế này nhé, qua lý lịch, tôi biết anh có trình độ. Tuy nhiên anh phải xác định rằng ở xí nghiệp này cũng như xã hội không cần đến kiến thức của anh. Anh vào xí nghiệp để lao động chân tay chứ không cần anh lao động trí óc. Nếu có quyết toán gỗ cho công trình anh phải làm việc ngoài giờ, nghe chưa? – Hắn ra lệnh với một giọng kẻ cả và ngạo mạn.

* *


*
Cuối năm 1979, tổ sửa chữa nhà cửa ở 92 Bùi thị Xuân. Có lẽ không kiếm chác được gì nên tổ trưởng chỉ cho sửa chữa qua loa. Anh ta huy động nhân công, vật liệu sửa chữa số nhà bên không thuộc diện quản lý của nhà nước. Ai cũng biết đây là vụ tham ô của tổ trưởng, cả tổ hơn hai chục người thì ba người đã làm đơn tố cáo. Sau một thời gian, tổ trưởng nói:
– Mấy anh chị tố cáo tôi ngu lắm. Các anh, các chị có biết rút dây động rừng không? Ông đội trưởng đánh tôi thì ông ấy cũng chết. Ông giám đốc Phương đánh ông đội trưởng thì cả hai đều chung số phận. Vì há miệng mắc quai nên uỷ ban quận có biết ông Phương tham ô cũng đành im lặng. Từ trên xuống dưới đều theo nguyên tắc “ông ăn chả thì bà ăn nem”, tôi dám chắc rằng, khi có cơ hội, ai cũng biết ăn cắp cả. Mấy anh chị tố cáo tôi gặp may đấy. Anh Hải là cháu họ phó giám đốc, chị Thìn là người nhà của ông trưởng phòng tổ chức, anh Thành là em bà trưởng phòng hành chính. Nếu là những kẻ khác chắc chắn bị đuổi khỏi xí nghiệp với cái tội vu cáo. Cách sống có lợi nhất không phải đi săn đuổi khuyết điểm của người mà phải nghĩ mình phục vụ, bảo vệ cấp trên như thế nào? Tôi phục vụ ông đội trưởng, đội phó, các ông ấy phục vụ ông Phương, ông Phương phục vụ uỷ ban quận… Vì đảng ta là mặt trời chân lý, ai phạm thượng với cấp trên sẽ quy vào tội chống đảng dễ như chơi.
Ngày hôm sau, nhóm mộc sửa chữa cửa cho trường cấp I và II Hai bà trưng ở trường Trần khát Chân, khi ngồi uống nước ở một quán, cậu thợ mộc trẻ bảo tôi:
– Anh đã thấm nhuần lời của anh Ngạn (tổ trưởng) chưa?
– Chuyện ấy tao biết khi bọn mày chưa ra đời – Tôi cười, trả lời bọn chúng.
– Đã thế sao anh không để chúng em lấy gỗ?
– Nói thật là nếu chúng mày có khả năng phá tan cái trật tự của xã hội này tao sẽ đồng tình ủng hộ, còn vì một mảnh gỗ để cấp trên làm nhục tao thì chúng mày không nên làm.
Khi mời tôi hút thuốc, Chiến nói:
– Anh hơn em hai bậc lương, mỗi ngày chỉ được thêm giá trị bằng một điếu More này. Đúng là chức nhóm trưởng của anh quyền rơm, vạ đá.
Đến đây bà hàng nước cũng góp lời:
– Thật thà ăn cháo, lếu láo ăn cơm, lôm côm ăn thịt. Thời buổi này muốn sống khá hơn người phải có mánh khóe gian ngoan. Các anh có biết nhiều cán bộ mất chức, mất quyền vì liêm khiết không?
– Thưa bà, tuy cháu không biết một trường hợp nào cụ thể nhưng cũng hiểu thật thà, liêm khiết không có chỗ đứng trong xã hội ngày nay.
– Có chứ, anh nhầm rồi. Có điều xã hội chỉ dành cho chỗ đứng khổ nhục mà thôi. Chẳng hạn ở quê tôi có một thày giáo tham gia Việt minh kháng chiến chống Pháp, sau đó lên đến chức hiệu trưởng một trường đai học. Cũng vì liêm khiết, không hợp gu với cán bộ cấp dưới mà ông ta bị mất chức quyền. Ông ta làm đơn xin giải oan thì bà bộ trưởng Nguyễn thị Bình bảo “Đồng chí hãy nghiêm khắc kiểm điểm lại mình”. Ông ta kiện ai khi cấp dưới đều tố cáo ông thiếu nhiệt tình cách mạng.
– Đấy là cái chung của xã hội, anh Tâm ạ. Đời anh đã vô cùng vất vả, nếu cứ sống thật thà mãi, anh sẽ còn khổ nữa – Thằng Chiến lại nói.
– Thôi thế này, anh sống thế nào tuỳ anh, từ nay anh không ngăn cản bọn em lấy gỗ nữa nhé!
– Nếu tổ trưởng không giao cho tao, bọn mày lấy theo sở thích. Khi xảy ra điều gì, bọn mày nhận trách nhiệm về mình. Việc không liên quan đến mình, bao giờ tao cũng đóng vai một người vừa mù vừa điếc.

Cuối năm, bọn trẻ được tổ trưởng phân công vận chuyển ngói từ kho đến khu tập thể Lương yên để thay ngói vỡ, cứ hai xe chúng bán đi một xe. Tổng số ngói xuất kho hàng nghìn viên chỉ thay ngói vỡ khoảng một trăm viên, số còn lại người vận chuyển đến và người vận chuyển đi lấy cắp góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành kế hoạch năm của tổ. Tưởng cũng nên nói thêm là chỉ tiêu mức khoán được giao tính bằng tổng giá trị vật liệu, nhất là vật liệu đắt tiền như sắt thép, xi măng, gạch men càng dễ hoàn thành kế hoạch. Từ đó, các tổ trưởng sản xuất phải cung phụng, hối lộ phòng kế hoạch để nhận được những công trình béo bở. Và muốn có vật liệu đầy đủ kịp thời cho việc thi công phải hối lộ phòng cung ứng. Vậy tổ trưởng sản xuất lấy tiền từ đâu? Điều đơn giản là người thuê nhà muốn được sửa chữa tốt, nhanh phải hối lộ tổ trưởng. Do đó, việc lấy cắp vật liệu cũng là một biện pháp để hoàn thành vượt mức chỉ tiêu giao khoán, sau đó mới phát hiện ra, tổ trưởng chuyên lấy cắp vật liệu. Ông giám đốc Phương cay đắng tuyên bố với công nhân toàn xí nghiệp rằng, “… thì ra lấy cắp vật tư cũng là một phương pháp hữu hiệu để hoàn thành kế hoạch”. Từ đó minh chứng rằng, tại sao năm nào cũng hoàn thành kế hoạch mà nền kinh tế đất nước cứ trì trệ và xuống dốc. Vì chế độ CS không quan tâm đến hiệ

u quả kinh tế mà chỉ nhìn vào kết quả với bất cứ giá nào.
Các bạn thân mến, các bạn đã theo dõi đến kỳ áp cuối của tập hồi ký Một ngày giông tố.
Lần tới, Những kẻ khổ nhục – Kỳ 11 (hay Một ngày giông tố – Kỳ 31) sẽ khép lại tập hồi ký đã đi cùng độc giả trong quãng thời gian qua. Mời các bạn đón đọc kỳ cuối và mong rằng bạn sẽ cho THTNDC biết cảm nghĩ của bạn về tập hồi ký này!
NHỮNG KẺ KHỔ NHỤC – Unfortunate people
NHỮNG KẺ KHỔ NHỤC – Kỳ 11
Cuối tháng 12 năm 1979, nhờ chị bạn vợ anh Thư mách bảo: ở ngõ Quỳnh, có một cô chưa chồng, làm ở bưu điện Bờ hồ, đang ở nhờ nhà bà cô, anh Thư rủ tôi đến. Không cần ai làm mối, anh đặt vấn đề với bà cô và trực tiếp nói chuyện với cô làm bưu điện. Và hẹn tối hôm sau, tôi sẽ gặp cô ấy ở nhà anh Thư. Cô ấy ba mươi tuổi, dáng người mảnh mai, nét mặt duyên dáng. Trên đường đi bộ và đêm hôm ấy lòng tôi vui buồn xen lẫn. Vui vì được tiếp xúc làm quen với em, nhất là nụ cười tươi như hoa nở em dành cho tôi khi tạm biệt làm con tim tôi đập rộn ràng. Buồn vì tự hỏi, đây là một tình yêu thực sự sẽ đến hay chỉ là một hình ảnh thoáng qua, một giấc mơ. Và cũng vẫn vì tính tự ti, mặc cảm, tôi thấy em xa vời vợi. Một ngày mong được gặp gỡ – một ngày dài lê thê chưa từng thấy trong đời, tôi đến đã thấy em đứng đợi ngoài đầu ngõ. Tôi dẫn em đến nhà anh Thư nói chuyện. Khi hỏi quê quán thì may quá, quê em và quê tôi tuy khác huyện nhưng chỉ cách nhau dòng sông Trà lý. Đó là yếu tố quan trọng dẫn đến quan hệ của chúng tôi mau chóng vẹn toàn. Khi đã yêu nhau, em mới nói:
– Anh cho em bản lý lịch?
– Để làm gì? Như bị dội gáo nước lạnh vào đầu, tôi bàng hoàng hỏi lại.
– Em là một đảng viên nên muốn lấy ai thì người đó phải kê khai lý lịch để đảng bộ xét.
– Nếu biết trước thế này, tôi không dám quan hệ với cô.
– Tại sao thế anh?
– Chế độ coi tôi là phần tử xấu, chắc chắn người ta sẽ ngăn cấm cô.
– Anh cứ yên tâm, em là người quyết định cuối cùng. Chế độ coi anh xấu thế nào?
– Nhiều lắm, thành phần gia đình là địa chủ cường hào gian ác đầu xỏ, bố tôi bị hành quyết hồi cải cách, tài sản bị tịch thu toàn bộ. Còn tôi, đi học thì bị đuổi, không xin được việc làm kiếm sống. Năm 1965, tôi chuẩn bị vượt tuyến vào Nam chống Cộng, việc không thành, tôi phải ở tù gần mười một năm. Hiện nay chỉ được làm hợp đồng tại xí nghiệp sửa chữa nhà cửa quận Hai bà.
– Không sao anh ạ, thú thật là chất đảng trong em nay khác xưa rồi, nó đã băng giá.
– Nếu lấy tôi, người ta sẽ làm nhục cô, sẽ khai trừ cô ra khỏi đảng. Xa hơn nữa, nếu bản chất của chế độ vẫn khăng khăng hẹp hòi cố chấp như hiện nay thì con cái chúng mình khó ngóc đầu lên được. Đấy là chưa kể đến những rủi ro vô cớ khác.
– Em đã quyết lấy anh, mọi nỗi bất hạnh em sẽ chịu, anh cứ yên tâm.
Lời nói của em làm tôi cởi lòng cởi dạ. Tôi không ngờ trong cái xã hội u mê, tội lỗi này lại được nghe những lời vàng ngọc của một phụ nữ xuất thân từ một miền quê nghèo khổ. Quả thật khi đó, tôi cố giấu em nỗi xúc động, cố giấu những giọt lệ trào ra như là để đón nhận một ân tình.
Tôi cũng biết đây là một mối tình đầy những éo le, trắc trở do cái chế độ tự xưng là “ưu việt” này mang lại. Em bị khai trừ ra khỏi đảng – một mặc cảm nặng nề của xã hội đương thời nhưng đâu có đơn giản thế. Trước khi gạch tên một đồng chí trong danh sách, họ còn gây ra vô vàn cảnh đau lòng, tủi nhục cho người đó nhiều tháng, nhiều năm.
– Đến bao giờ thì em cần lý lịch của anh?
– Dù sao cũng phải hoàn tất mọi thủ tục trước ngày chúng ta chung sống, anh nên đưa cho em sớm.
– Còn việc cưới xin?
– Em đoán chắc anh rất nghèo, có lẽ ngoài một gian nhà rách nát, anh chẳng còn gì nữa. Mẹ em ở quê cũng nghèo thôi. Do vậy nên tuỳ tiền biện lễ.
– Ai cũng biết đời chỉ có một lần, nếu điều kiện kinh tế cho phép cũng không nên hà tiện. Mình không làm được lễ cưới như người, đó là nỗi tủi hổ. Em cho biết cụ thể ra sao?
– Em nhất trí với ý kiến của anh. Và để che mắt thế gian, mình đành nói dối. Ở đây mình nói sẽ tổ chức ở quê nhân ngày tết nguyên đán. Và ở quê, mình nói đã tổ chức ở đây rồi. Anh chỉ mua vài ba cân bột mì, vài cân đường, một vài chục quả trứng để thuê làm bánh bích quy, ngoài ra mua thêm dăm lạng chè làm quà biếu. Giản dị thế thôi anh ạ!
Nghe cô ấy nói, tôi lại vô cùng xúc động, không ngờ hai vị trí đối lập nhau: một đảng viên, một tên tù phản cách mạng lại tâm đầu hợp ý với nhau như thế. Nhưng ngày hợp hôn không xe hoa, không “pháo đỏ, rượu hồng” ấy là nỗi tủi hổ nhất của đời tôi. Sau này, mỗi lần gặp một đám cưới trên đường phố hoặc nhận được một thiếp mời là lòng tôi lại bùi ngùi, cay đắng. Đâu có thế mà đời tôi còn nhiều cái nhất tái tê: Đau thương nhất là cái chết thê thảm của bố mẹ anh em tôi, cả thảy năm người chết vì bom đạn, không hương hoa, không người đưa đám; Khổ nhất là thời gian ở nhà tù; Nhục nhất là quãng đời ở nhờ nhà chị ruột; Buồn nhất và nỗi buồn kéo dài lê thê nhất là sự kiện CS cưỡng chiếm miền Nam; Tiếc nhất là không được học hành tử tế, không đóng góp được gì nhỏ bé cho cõi đời này, tôi trở thành người vô dụng.
Từ hôm ấy, ngoài giờ đi làm, cô ấy thường xuyên đến để thu dọn nhà cửa và cùng tôi chạy giấy tờ thủ tục kết hôn. Chúng tôi đã không lường hết những khó khăn, trở ngại. Bà Lan Khanh – bí thư đảng bộ bưu điện bờ hồ khi đọc xong lý lịch của tôi, bà ấy trừng mắt nhìn vào nhà tôi nói:
– Chúng tôi không ngờ đồng chí lại định kết hôn với một phần tử nguy hiểm của cách mạng. Đồng chí hãy mau mau tỉnh ngộ lại. Với trách nhiệm được đảng giao phó, chúng tôi phải cứu vớt đồng chí.
– Em mong chị thông cảm, cơ quan thông cảm, tuổi em đã nhiều, cho phép em được lấy anh này, kỉ luật thế nào em xin chịu.
– Cô nói đơn giản thế. Bao nhiêu năm đảng giáo dục, đào tạo, bỗng chốc cô rời bỏ hàng ngũ đảng để sang phía kẻ thù giai cấp thì cái tội ấy chẳng những cô phải chịu, còn liên quan đến cả chúng tôi.
– Cảm ơn tấm thịnh tình của chị, cảm ơn sự quan tâm của đảng. Em hỏi chị, mấy năm nay em phải đi ở nhờ khổ nhục, với hàng chục lá đơn kêu cứu của em để xin trở về khu tập thể, tại sao đảng bộ cơ quan vẫn làm thinh?
Cô ấy ở nhờ nhà bà cô cũng chịu khổ nhục như tôi ở nhờ nhà chị ruột dạo trước. Có lẽ một phần do nỗi đắng cay này mà cô ấy đã lấy tôi, nếu vẫn ở tập thể của cơ quan thì chưa chắc… vì người ta quan niệm tội phản cách mạng còn đáng sợ hơn bệnh hủi, bệnh lậu cơ mà.
Cuối cùng, bà Lan Khanh nói một câu ngắn gọn:
– Thay mặt đảng bộ, tôi sẽ phản đối đến cùng.
– Em nhất định cứ lấy người này – Cô ấy cũng trả lời đanh thép và ngắn gọn.
Bà Lan Khanh bốn lần đến xí nghiệp sửa chữa nhà cửa quận Hai bà, gặp ông Y – bí thư chi bộ và phòng tổ chức để bàn bạc hiệp đồng ngăn cấm. Hôm tôi đưa đơn xin giấy giới thiệu đăng ký kết hôn lên phòng tổ chức, trưởng phòng nói:
– Căn cứ vào đâu mà chúng tôi chứng nhận cho anh chưa có vợ.
– Phòng căn cứ vào lý lịch của tôi chứ còn vào đâu nữa. Nếu cần xác minh, các anh cứ hỏi sở công an Hà nội hoặc bộ nội vụ, hai cơ quan này biết rõ tôi.
– Theo đề nghị của anh, chúng tôi không thể làm ngay được mà phải có thời gian nghiên cứu, thanh tra.
– Tuỳ các anh, đây là việc hôn nhân chứ không phải là vụ giết người, cướp của hay âm mưu lật đổ chính quyền.
– Không bình thường thế đâu anh Tâm ạ. Chúng tôi có trách nhiệm phải cứu vớt một đồng chí của mình đang sa ngã.
– Đấy mới là cốt lõi của vấn đề. Anh đã nói thẳng thắn, tôi xin cảm ơn anh.
Khi đó, ông bí thư chi bộ vào phòng, ông yêu cầu gặp riêng nhà tôi. Tôi biết, ông nông dân vô học này là lực cản lớn nhất trong xí nghiệp. Gặp riêng nhà tôi, hắn sẽ nói nhiều điều bỉ ổi nhưng tôi không thể từ chối. Bởi vì hôn nhân không giấy giá thú ở một xã hội tự do chẳng hệ trọng gì, nhưng ở một đất nước dưới chế độ CS, quản lý con người bằng hộ khẩu cũng như quản lý miếng ăn thì hậu quả sẽ khôn lường. Rất có thể một đêm nào đó, cảnh sát ập đến bắt chúng tôi ra đồn giam lại với cái tội cư trú và cho cư trú bất hợp pháp. Xa hơn, khi những đứa con của vô tội ra đời, người ta sẽ không cho chúng đăng ký hộ khẩu, từ đó dẫn đến việc chúng không được cung cấp miếng ăn và việc học hành sau này cũng gặp nhiều rắc rối.
Khi gặp nhà tôi, ông bí thư hỏi:
– Chị có biết, bố anh ta là địa chủ cường hào gian ác đầu sở, bị cách mạng xử trí hồi cải cách không?
– Thưa bác, tôi biết?
– Anh ta phải đi cải tạo gần mười một năm vì tội phản cách mạng?
– Tôi cũng biết.
– Ai nói với chị?
– Chính anh ấy.
– Thằng cha này trơ tráo, to gan nhỉ, hắn không thấy nhục mà dám kể lại với chị à?
– Vâng, đó là sự thật.
– Biết thế, tại sao chị là một đảng viên mà dám lấy một phần tử nguy hiểm?
– Nguy hiểm thế nào tôi chưa rõ, anh ấy cũng là một con người có khối óc, có trái tim.
– Hỏng, hỏng bét rồi. – Ông bí thư kêu to lên – Bao nhiêu năm được đảng giáo dục, đào tạo đến nay vì một tấm chồng mà chị quên cả bài học vỡ lòng là lập trường giai cấp và lập trường cách mạng?
– Lập trường ấy thì ai cũng rõ, tuy nhiên, hạnh phúc tối thiểu nhất của một con người là phải có gia đình.
– Chị lấy chồng thì ai ngăn cấm nhưng đảng dạy rằng yêu thương phải dựa vào lập trường giai cấp và lập trường cách mạng. Chị có biết lấy anh này là cực kỳ nguy hiểm sẽ đưa cuộc đời chị xuống vực thẳm không, từ một đồng chí chiến đấu dưới lá cờ vinh quang của đảng, chị chạy sang phía kẻ thù phản quốc, phản cách mạng không?
– Cũng như tôi đã nói với bà Lan Khanh, đảng cho phép tôi đi lấy chồng, lấy người này, mọi hình thức kỷ luật tôi xin chịu.
– Chị đã quyết thì được nhưng chúng tôi không bỏ rơi một đồng chí đang sa ngã dễ dàng như chị tưởng.
Sau một thời gian hơn một tháng, có lẽ phòng tổ chức xí nghiệp hỏi ý kiến sở công an mà cơ quan an ninh muốn tôi có vợ con – một sợi dây ràng buộc. Vì thế họ cho tôi giấy giới thiệu đăng ký kết hôn. Còn nhà tôi lận đận hàng tháng, ngày nào cũng gặp bà Lan Khanh nhưng bà ta một mực từ chối với lý do cứu vớt một đồng chí đang sa ngã. Đến ngày 31 – 1 – 1980, chúng tôi quyết định cứ xếp hàng xin đăng ký ở uỷ ban quận. Thời kỳ đó, xin được cái giấy giá thú rất nhọc thân: một tuần chỉ được đăng ký vào hai buổi sáng thứ hai và thứ năm. Do quan liêu, thư lại, chất vấn nhiều điều nên mỗi buổi làm việc, số người không được đăng ký rất nhiều. Ai cũng muốn được việc nên thi nhau xếp hàng thật sớm. Bốn giờ sáng chúng tôi đã có mặt, đã có hàng trăm người đến trước. Sau đó nhà tôi lại phải đến cơ quan, tiếp tục năn nỉ xin giấy giới thiệu. Cũng may, sáng hôm ấy bà Lan Khanh đi vắng, ông phó bí thư thay. Lúc đầu, ông ta cũng một mực từ chối, nói là để bà Lan Khanh giải quyết làm nhà tôi nổi khùng:
– Nếu các ông, các bà muốn, ngay bây giờ tôi sẽ viết đơn xin ra khỏi đảng, đổi lại tôi xin cái giấy này.
– Cô to gan thật đấy, coi việc lấy chồng hơn đảng phải không?
– Vâng, nếu biết trước cơ sự này, tôi đã không xin vào đảng.
– Được lắm, tôi cho giấy cô. Nhớ sau này xảy ra chuyện gì, đừng có oán trách tôi.
– Cảm ơn bác, tôi sống lương thiện chỉ có thể xảy ra mất đảng tịch là cùng…
Sau khi đưa giấy giới thiệu cho nhà tôi, ông ấy nói thêm:
– Kiên trì đi theo đảng, giữ vững lập trường cách mạng mới khó, chứ…
Mười một giờ hai mươi, nhà tôi mang giấy giới thiệu đến. Mười một giờ hai mươi hai phút, chúng tôi được đăng ký. Vào cuối giờ làm việc, có lẽ đã mệt mỏi, họ không vặn vẹo gì nhiều.
Không nói ra lời, tôi vô cùng xúc động trước hành động quả cảm của vợ mình – một hành động mà tôi hằng ghi nhớ và biết ơn em nhiều lắm.
Tuy vậy, suốt nhiều năm chung sống, tôi đã vắt cạn kiệt sức mình nhưng do vị trí thấp hèn, bị vùi dập, hắt hủi mà lực bất tòng tâm, niềm vui chẳng được là bao, còn nỗi buồn thì… Nghèo khổ đóng vai trò thủ phạm. Điều này, tôi đã nói với vợ mình trước ngày chung chăn gối, chế độ CS còn tồn tại thì đói nghèo, lạc hậu, mất tự do là cái chung. Còn cái riêng, mình phải chịu số phận nghiệt ngã hơn người.
Ngoài tết, có lần nhà tôi tình cờ gặp bà Lan Khanh ở sân cơ quan, bà ấy hỏi:
– Đồng chí vẫn sinh hoạt chi bộ bình thường đấy chứ?
– Tôi tưởng đảng bộ đã xoá tên tôi trước tết rồi.
– Cô coi đảng như cái chợ à? Trước khi cho phép cô rời bỏ tổ chức, đảng phải dạy cho cô một bài học nhớ đời.
Sau hơn một năm, tưởng như câu chuyện đã chìm trong quên lãng, nhưng…
Cuối năm ấy, thằng con trai tôi ra đời – một niềm vui đến nhưng sau đó ba tuần tiếp đến một rủi ro. Tôi bị viêm phổi nặng phổi nặng phải đi bệnh viện. Bà ngoại cháu lên chơi, khi tôi nằm viện bốn ngày, trong lúc nước sôi lửa bỏng thì bà bỏ về quê. Nhà tôi vừa chăm sóc con thơ, vừa phải đi lại chăm nom chồng trong bệnh viện, cô ấy gầy guộc xanh xao, nét mặt ủ rũ như cánh hoa tàn héo.
Sau một tuần nằm viện, một tháng phải nghỉ lao động, bốn mươi ngày tiêm thuốc kháng sinh không có gì bồi dưỡng, ăn uống lại đạm bạc, ngoài mấy lạng thịt mua theo phiếu loại hai, tôi vốn dĩ đã gầy yếu lại càng quắt queo hơn. Thằng con trai cũng cùng chung số phận, gạo đong mậu dịch vừa hẩm, vừa nhiều sạn, trấu thuê xay thành bột nấu cho cháu.
Sau tết, hết thời gian nghỉ đẻ, nhà tôi đi làm, mang theo con gửi nhà trẻ cơ quan ở phố Hàng Bài. Đảng bộ bắt đầu chiến dịch khủng bố tinh thần, thường ngày nào cũng thế, hết giờ làm việc nhà tôi phải ở lại để tổ đảng, có khi cả chi bộ tập trung phê phán y như đấu tố địa chủ hồi cải cách. Trong lúc phê phán nhà tôi cũng là dịp may hiếm có để các đảng viên bầy tỏ lập trường cách mạng. Vì không ai muốn để cấp trên xem mình thiếu kiên định lập trường giai cấp và tính đảng nên đua nhau phát biểu”
– Bao năm được giáo dục, rèn luyện cho nên người CS nay bỗng chốc chị phản đối lại đảng, phủ nhận công ơn của đảng…
– Chúng tôi không ngờ chị đã quay 180o, từ một đồng chí chị chuyển hoá thành một đối tượng của cách mạng…
– Tôi không nhớ câu nói sau đây của lãnh tụ nào: “Nếu là hoa phải là hoa hướng dương, nếu là đá phải là đá kim cương, nếu là người phải là người CS”. Nay chị đã bỏ cái vinh dự ấy để tiếp nhận một nỗi nhục nhất của thời đại là chung sống với kẻ thù nguy hiểm của cách mạng… vv… và vv…
Nhà tôi vốn chất phác chẳng nói được gì, buổi phê phán nào cũng xin “các anh, các chị tha cho tôi về sớm để đón cháu”. Bởi vì lần nào cũng thế, gần một giờ chiều họ mới buông tha, nhà tôi cập rập đến 23 phố hàng Bài đón cháu cũng thấy con một mình đứng trong cũi trẻ khóc sướt mướt vì đói. Thì ra hành mẹ chưa thỏa, họ chờ con ra đời đã hành cả mẹ lẫn con, hành hàng tháng. Những lần phê phán sau, nhà tôi nói: “Khi sắp lấy chồng tôi đã biết thân biết phận mình rồi, không xứng đáng là đảng viên nữa. Nay xin các anh, các chị tha cho tôi, tha cả cho cháu nữa. Khổ lắm, trẻ thơ đã biết gì mà phải chịu đói, chịu khát lây với mẹ”. Cũng thời gian đó, ở cơ quan, người ta bàn tán với nhau một chuyện, dần dà nhà tôi cũng được hỏi:
– Gần đây chồng mày bỏ đi đâu mấy ngày phải không?
– Chồng tao đi đâu? Ngày hai buổi đi làm, trưa tối và cả đêm ở nhà, hôm nào cũng thế.
– Họ bảo chồng mày đi du đãng ấy cơ?
– Tao hỏi mày, ai nói, đứa khốn kiếp nào đã bịa đặt? Chồng tao tử tế chứ không phải quân lưu manh, trộm cắp. Biết đứa nào vu khống, tao sẽ vạc mặt nó ra.
– Mày có biết người nói cũng chẳng làm gì được họ, nếu không giữ mồm giữ miệng thì khổ đấy.
Đến khi bà Lan Khanh về hưu, người ta mới dám tiết lộ, nguồn tin bịa đặt đó là do bà ấy phát ra với mục đích hạ nhục nhà tôi thêm nữa. Hết sự kiện này đến điều vu khống khác ròng rã cả năm 1981, cấp uỷ mới để nhà tôi yên và việc khai trừ cô ấy ra khỏi đảng mới chấm hết, nhưng dư luận gièm pha, đàm tiếu của thiên hạ còn kéo dài mãi sau này, đến cuối năm 1986, khi đất nước được mở cửa về kinh tế. Vô số kẻ vừa u mê, vừa xấu bụng tìm cách chia lìa, phá hoại tổ ấm của chúng tôi. Bởi vì dưới chế độ xã hội chủ nghĩa với cái gọi là đấu tranh giai cấp, niềm vui của con người được xây dựng trên nỗi bất hạnh, nước mắt của người khác. Tôi cao hơn anh, vui hơn anh khi anh sa chân xuống hố.
* *
*
Hai vợ chồng tôi, mỗi người có một chiếc xe đạp tàng tàng, săm lốp và phụ tùng không có tiền mua nên một chiếc treo lên xà nhà, tháo dần phụ tùng để lắp cho cái đang sử dụng. Nhà mục nát khi ấy nghiêng đi nếu không kịp thời chống thì đã đổ. Về mùa hè, trong nhà nóng như trong hầm kín, trời mưa bị dột tứ tung. Nhà tôi còn may là ở chỗ đất cao, nhiều nhà khác khi mưa to bị ngập úng kéo dài hàng tuần. Và ngõ biến thành một con mương nổi lềnh bềnh phân, chuột chết, rác rưởi.

Những ngày nắng nóng, hàng nghìn người chỉ có hai vòi nước công cộng, lúc chảy, lúc không, có khi chờ chực xếp hàng cả đêm vẫn chẳng lấy được nước để dùng trong giai đoạn con thơ tã lót. Về mùa xuân, đường ngõ lấy lội nhớp nháp bẩn thỉu vô cùng. Trước cuộc sống cùng quẫn ấy, tôi đã tranh thủ mọi thời gian nghỉ để kiếm việc làm thêm. Buổi tối, vận chuyển Mazi từ nhà bác Đồng đến phố Nguyễn Thiệp để nhờ anh Cương bán giúp. Có những tối, trời mưa tầm tã, đường Đê la thành trơn như đổ mỡ, tôi bị ngã liên tục nhưng vẫn thồ ba chuyến bằng xe đạp đến gần nửa đêm mới về nhà. Tuy có cực nhọc, có vất vả nhưng miếng ăn của vợ con được cải

thiện, điều đó với tôi là một niềm vui.
Từ khi nhà tôi bị khai trừ ra khỏi đảng, tôi có ý định bỏ xí nghiệp ra ngoài kiếm sống nhưng vẫn băn khoăn câu nói của ông Hồ “làm Hà nội trong sáng như pha lê” Nhưng bất ngờ xảy ra một sự kiện, cuối năm 1981, phòng chấp pháp Hoả lò đưa giấy gọi tôi qua xí nghiệp.
Khi vào phòng 5, tôi hỏi chấp pháp Nguyễn toàn Thắng:
– Tôi không hiểu vì lý do gì các anh lại gọi vào đây?
– Như anh, khi nào chúng tôi thấy cần là có lý do rồi. Riêng lần này, anh cứ yên tâm, không liên quan đến anh đâu.
– Không có liên quan, tại sao các anh lại gọi?
– Tại sao à? – Hắn cười nhạt – Anh phải tự biết mình chứ, chúng tôi không trả lời anh. Anh nên biết, chúng tôi gọi anh lên đây để trả lời những câu hỏi của chúng tôi chứ không được phép thắc mắc gì, nghe chưa?
– Thôi được, các anh hỏi cái gì?
– Anh Thanh cạnh nhà anh sinh sống thế nào?
– Tôi hoàn toàn không biết, mà nói thật tôi cũng chẳng cần biết để làm gì?
– Anh phải biết, hàng ngày tên Thanh buôn gian, bán lậu ra sao, anh phải khai cho rõ?
– Một lần nữa, tôi quả quyết không biết gì về con người ấy. Tại sao các anh hỏi tôi như một người phạm tội?
– Đối với anh, dù quá khứ hay hiện nay, chúng tôi vẫn coi anh là đối tượng. Đừng có ngang bướng nữa, biết gì tên Thanh hãy khai ra rồi về.
– Khổ lắm, tôi đã nói rồi, anh có vặn vẹo mãi thì cũng thế thôi.
– Anh có biết tên Thanh bị bắt không?
– Tôi không biết.
– Ở cạnh nhà nhau mà không biết à?
– Nếu anh Thanh bị bắt thì ai nói mà tôi biết?
– Khai thật đấy nhá, nếu che giấu cho tên Thanh thì pháp luật không tha cho anh đâu.
– Tôi đồng ý.
– Anh ký vào giấy này rồi về.
– Sao lạ lùng thế? Tôi có làm gì sai đâu mà phải ký vào bản khai cung.
– Nếu anh không ký thì cứ ở đây mà chờ.
– Anh bắt tôi à?
– Tôi không bắt nhưng nếu thấy cần thiết, tôi sẽ có lệnh.
Chợt nhớ đến truyện “con chó sói và con cừu” của La Fontaine, tôi đọc lại bản viết của hắn rồi ký.
– Có thế chứ, nếu anh cứ ương ngạnh chỉ thiệt thôi. – Nói xong hắn dẫn tôi ra cổng. Tôi đi trước hắn, hắn bảo:
– Anh lùi lại, đã vào đây nếu tôi không dẫn anh ra thì ở đây luôn.
Từ sự kiện đó, trong xí nghiệp từ giám đốc đến công nhân đều lời ra tiếng vào tôi bị công an gọi, chắc là có vấn đề. Tiền thưởng do xí nghiệp hoàn thành kế hoạch năm tôi cũng bị cắt.
Đầu tháng ba năm 1982, xí nghiệp làm cả ngày lẫn đêm để hoàn thành bức tường trang trí ở chợ Mơ, lấy thành tích chào mừng đại hội đảng V. Trong lúc làm việc, gã đội trưởng vô cớ quát mắng hạ nhục tôi, tôi đã phản ứng lại hắn quyết liệt. Và ngày hôm sau, tôi làm đơn xin nghỉ việc. Hoàn cảnh gia đình tôi lúc đó, đứa con thứ hai sắp ra đời nên cháu trai phải gửi về quê nhờ bà ngoại và bá cháu trông nom từ hồi tết. Xa con vừa nhớ, vừa thương nhưng nghe nhà tôi quả quyết về trách nhiệm của gia đình với cháu, tôi có phần yên tâm. Khi bỏ xí nghiệp, tôi có ý định về quê đón cháu ngay vì hiểu rằng, trách nhiệm và tình thương yêu cao nhất bao giờ cũng thuộc về bố mẹ dành cho con nhưng hoàn cảnh kinh tế lúc đó vô cùng thiếu thốn. Cháu thứ hai – cháu gái ra đời được ba tuần, có người nhà ở quê đến nói, cháu lớn đang ốm rất gầy và yếu, hai ngày sau tôi về quê đón cháu. Đi ca nô từ sáng sớm ở cảng phà đen đến gần ba giờ chiều mới tới thị xã Thái bình (tôi bị say ô tô nên không đi được), và đạp xe đến quê thì mặt trời sắp lặn. Dắt xe vào sân, tôi thấy con mình thân tàn ma dại, cởi truồng ngồi như tượng trên mảnh chiếu rách đầu hè, quanh miệng và lỗ mũi ruồi bâu đen, mặc chiếc áo sơ mi xanh, vạt trắng nhem nhuốc, chân tay, cổ ghét bám thành đống. Tôi đến gần ruồi bay đi, lỗ mũi và phía môi trên cháu đỏ lòm như máu. Xúc động quá không làm chủ được mình, tôi bế cháu lên và khóc như mưa:
– Bố đã có tội với con!
Lúc đó cháu đã hơn hai mươi tháng tuổi, không đứng lên được nữa mà hồi tết cháu đã đi nhanh. Thấy tôi khóc, bà ngoại cháu cũng khóc và nói:
– Tớ bảo bá nó đi bốc thuốc nhưng bá nó nói còn bận mùa màng chưa đi được.
– Thưa bà, gần đây cháu ăn uống thế nào?
– Sợ nó đi tiêu chảy nên hai mươi ngày nay chỉ cho ăn cháo muối và mì chính, mỗi bữa nó chỉ ăn được một vài thìa.
Tôi thoáng nghĩ, ăn thế thì sẽ chết vì suy dinh dưỡng trước, sau đó mới do bệnh tật, song tôi biết trách ai mà chỉ oán trách mình. Đẻ con ra không trông nom, chăm sóc được phải gửi người khác thì ai có trách nhiệm như bố mẹ? Tuy đã muộn nhưng còn kịp thời, nếu chậm một vài tuần nữa, có thể cháu phải từ bỏ cõi thế gian này.
Tối khuya cả nhà mới ăn cơm – một bữa cơm đạm bạc, rau muống luộc chấm nước mắm cáy. Chị T nói:
– Thấy chú về, tôi mới đi hái rau, nhẽ ra cả nhà chỉ ăn cơm với nước mắm thôi. Mùa màng, nhiều ngày phải làm quá nửa đêm, tôi luộc một nồi khoai lang để ăn bồi dưỡng. Buổi tối cháu chẳng ăn uống gì, khóc thất thanh, khóc không thành tiếng. Ban đêm, ba lần khóc, mỗi lần kéo dài hàng giờ, tiếng khóc của cháu nghe não nề, đau từng khúc ruột, như kim nhói vào tim, như tiếng kêu cứu thảm thiết của một đứa trẻ bị ma hành quỷ ám, tử thần rình rập sắp sửa bắt đi.
Ngày hôm sau, tôi pha nước chè tươi với đường cho cháu uống, không ngờ cháu cạn chén ngon lành. Tôi nảy ra ý nghĩ, cho con uống nước chè đường trong lúc cơ thể đang kiệt quệ là tốt chứ sao! Muốn đưa con về Hà nội chữa bệnh, trước hết phải đưa dinh dưỡng vào cơ thể nó để có sức làm một cuộc hành trình hàng trăm cây số. Từ khi đó, cháu uống nước chè đường liên tục và nhờ bác y tá, người họ hàng tiêm B1, B12 trợ lực. Buổi chợ hôm ấy chị T mua chiếc bánh tẻ, cháu ăn ngấu nghiến và buổi trưa cháu ăn cháo thịt nạt được một bát đầy. Đến lúc này tôi mới cảm thấy yên tâm, nhẹ nhõm về cháu.
Sáng hôm sau, chị T cùng tôi đưa cháu về Hà nội, một cuộc hành trình đầy vất vả. Theo đường đê sông Trà lý lên thị xã dài ba mươi cây số, trời nắng nóng đi được vai chục mét thì cả hai xe đều xịt lốp. Hai chị em phải dắt bộ khoảng năm sáu cây số mới có thợ chữa xe. Lúc đầu, cháu ngồi im lặng trên ghế mây buộc trên yên xe, sau đó cháu dựa vào thành ghế ngủ làm chiếc mũ cói đội trên đầu cháu vô tác dụng, tia nắng quái ác dọi thẳng vào mặt cháu. Ngoái cổ lại nhìn con lúc này mới thảm hại làm sao! Khuôn mặt quắt queo, nhăn nhúm như ông già, nước da nhợt nhạt, viền mắt thâm quầng, lỗ mũi và phía môi trên như tiết đắp vào. Khách qua đường nhìn thấy, hẳn nhiều người nghĩ rằng đứa trẻ này gần đất xa trời.
Gần một giờ chiều mới đến thị xã, đáng buồn là cả hai đều say ô tô nên chúng tôi phải phải tìm đến người họ hàng ở nhờ buổi chiều vào đêm hôm ấy để sáng sớm hôm sau đi ca nô về Hà nội.
Chỉ sau một tuần, mặc dù bệnh tiêu chảy chưa khỏi nhưng cháu ăn uống bình thường, ngày và đêm không khóc nữa, đứng lên đi lại dược, bệnh loét mũi cũng khỏi nhưng vì cơ thể kiệt quệ, đến cuối năm cháu vẫn chưa bình phục lại mắc bênh sởi, đúng là hoạ vô đơn chí.
Đây là dấu ấn nặng nề về phương diện nhân tình, nhiều năm qua nó vẫn đậm nét trong trí nhớ của tôi. Nếu không may cháu có mệnh hệ nào… thì cái tổ ấm của gia đình tôi có thể sẽ tan tành. Mỗi lần vợ chồng tôi xảy ra chuyện bất hoà, dấu ấn ấy sẽ là một trong nhiều nhân tố biến tôi thành một thằng điên. Tưởng cũng nên xem xét lại còn những nguyên nhân nào nữa? Bất cứ ai đã sống nhiều năm trong nhà tù CS đều mang một vết sẹo tinh thần – một tính xấu: người nói năng nhảm nhí, kẻ ích kỷ tham lam, người sống buông thả bất chấp lương tâm và đạo đức, kẻ thèm khát danh lợi đến độ mù quáng, vô liêm sỉ. Riêng tôi, chẳng những hàng chục năm tù, mà gần trọn cuộc đời chìm đắm trong nước mắt, cơ cực và tủi nhục. Có lẽ vì nén chịu quá nhiều, quá dài nên khi gặp chuyện bất bình ngay tức khắc biến tôi thành một thằng khùng, mất lý trí, mất phương hướng, không thể kìm hãm được tính xấu của mình, trong lúc đó chấp nhận mọi sự đổ vỡ. Đáng tiếc là nhiều phen tính hung hãn đã dội vào đầu vợ con mình. Sau mỗi lần như thế, tự mình lại hành hạ giày vò mình làm nhiều đêm mất ngủ. Và khi nào chợt nhớ, tôi lại giật mình hoảng sợ – hoảng sợ vì bản năng thú tính của mình khi gặp sự bất bình. Tôi căm giận nhất là nói dối và những lời nói thô bỉ, đay nghiến chua ngoa. Những điều đó nếu vợ mình phạm phải, không có phương sách nào làm tôi có một thái độ bình thường.
Biết được tính xấu của mình, tôi thường khuyên con cái đừng bao giờ nói dối nếu không muốn chịu những hành động tàn nhẫn do tính điên đột biến của tôi, và với vợ cũng có những lời khuyên tương tự. Cái hay của nhà tôi là không (hay ít) nói dối nhưng ác khẩu, từ một sơ xuất không đáng để tâm của chồng con, cô ấy cũng la lên thành một sự cố như trời sắp sập.
Cái xã hội đểu cáng này đã cướp đi của tôi mọi niềm tin, nếu còn chăng là lòng tin yêu vào vợ con mình. Vợ con là cứu cánh tạo ra nguồn sinh lực để tôi tiếp tục cuộc hành trình trên chặng đường đời cuối đầy gian truân, cơ cực nhưng đáng tiếc là vợ mình chưa hiểu nhiều tâm tư, tình cảm của mình nên cái tổ ấm của tôi không phải lúc nào cũng phẳng lặng, bình yên. Như đã nói, cả cuộc đời tôi bị vùi dập, đoạ đầy thô bạo tạo nên những cử chỉ hoặc lời nói biểu hiện tình cảm ngọt ngào sẽ là những thang thuốc bổ làm tôi dịu bớt nỗi đau, con người tôi trở nên mềm yếu, ngoan ngoãn dễ phục tùng, dễ khoan dung và độ lượng. Ngược lại khi đối diện với bạo lực hoặc những hành động và lời nói thô bạo, con người tôi thay đổi thành kẻ cứng rắn, cố chấp, không tính đến thiệt hơn, như con thiêu thân sẵn sàng lao vào lửa, như một thằng điên thách thức với mọi hiểm nguy… Tuy vậy, với những kẻ tầm thường, không phải đối thủ, tôi lạnh lùng nhịn nhục bỏ qua.
Nhân đây, tôi cũng xin bầy tỏ một vài quan điểm. Đại đa số cho rằng, kiếm tiền là mục đích tối thượng, họ ước mong một cuộc sống an nhàn, làm ít, hưởng lạc nhiều. Thước đo giá trị con người cũng do đồng tiền chi phối. Ngược lại có một số người trong số đó có tôi cho rằng, phải làm được việc gì đóng góp cho cõi đời này trước khi về bên kia thế giới. Họ quan niệm đồng tiền là phương tiện chứ không phải mục đích của cuộc đời. Thích giàu sang, thích ăn ngon, mặc đẹp, điều đó thuộc về bản năng, về tâm lý nhưng đã là một con người không thể thiếu phần ý thức và trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội. ý thức không phải tự nhiên mà có, phải dầy công học hỏi, tìm tòi. Một xã hội văn minh phải có nhiều người có ý thức. Ngược lại, một xã hội lạc hậu, dân trí thấp là một xã hội đa số sống theo bản năng, theo thị hiếu thấp hèn. Một xã hội, những tác phẩm của các nhà văn, nhà tư tưởng lỗi lạc như Victohugo, Alecxandro Dumas, Walterschott… bán theo giá giấy loại, bán cân, còn các cửa hàng sách cho thuê toàn chuyện ái tình nhảm nhí. Một xã hội, ít nhà khoa học được hưởng những thành tựu của khoa học và không ít kẻ vô học được hưởng những sản phẩm cao nhất của trí tuệ lại công kích nhục mạ người có học, người trí thức. Một xã hội không tôn trọng tài năng, trí tuệ, lẫn lộn giữa tài năng và mánh khoé. Người có nhiều thủ đoạn, nhiều mánh khoé, luồn lách giỏi trở nên giàu có, được thiên hạ kính nể, coi là một tấm gương. Một xã hội gạt bỏ lương tâm, ý thức, trách nhiệm với bố mẹ, anh em và điên loạn trong mục đích kiếm tiền, xã hội ấy dù bước đầu có sự tăng trưởng về kinh tế, nếu không có vĩ nhân xoay chuyển lại, nếu không có một cuộc cách mạng văn hoá thay đồi lại tư duy thì xã hội ấy đi về đâu?
Đồng tiền là con dao hai lưỡi. Thực vậy, đồng tiền là phương tiện tối ưu đưa con người đến vị trí sung mãn về vật chất. Muốn chữa bệnh, muốn học hành thành đạt hay mưu cầu bất cứ một việc gì thì đồng tiền giữ vai trò quyết định. Ngược lại, đồng tiền có một ma lực dễ dàng dẫn con người đến tội ác. Xã hội Việt nam từ u mê, điên loạn về ý thức hệ Marx – Lénine chuyển sang u mê, điên loạn về đồng tiền sẽ đưa đến những hậu quả khôn lường.
Vấn đề đạo đức vốn dĩ nửa thế kỷ qua đã bị băng hoại nghiêm trọng, nay với nền kinh tế thị trường – nền kinh tế tư bản rừng rú, quái thai – tích luỹ tư bản bằng sức mạnh của nền chuyên chính vô sản tạo ra những tư sản đỏ, địa chủ đỏ – những nét tinh hoa còn sót lại sau trận cuồng phong của ý thức hệ lại một lần nữa lâm vào thời kỳ rung rinh, nghiêng ngả.
1      2      3

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét