Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

ĐẠI TÁ HỒ NGỌC CẨN VÀ GƯƠNG ANH DŨNG CAN TRƯỜNG CỦA TẬP THỂ THIẾU SINH QUÂN QLVNCH VÀO NHỮNG NGÀY “QUỐC PHÁ GIA VONG” 30 THÁNG TƯ NĂM 1975.

Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn


VÀI NÉT VỀ MỘT ANH HÙNG: ĐẠI TÁ HỒ NGỌC CẨN

Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn sinh ngày 24 tháng 3 năm 1938, tại Cần-Thơ. Thân phụ là một hạ sĩ quan trong quân đội Quốc Gia Việt Nam. Thủa nhỏ ông rất khỏe mạnh, không hề bị bệnh tật gì. Năm 10 tuổi ông bị bệnh quai bị, cả hai bên. Tính tình hiền hậu, giản dị, trầm tư, ít nói. Khi ông bắt đầu đi học (1945) thì chiến tranh Pháp-Việt bùng nổ, nên sự học bị gián đoạn. Mãi đến năm 1947 ông mới được đi học lại. Ông học không lấy gì làm giỏi cho lắm, thường thì chỉ đứng trung bình trong lớp. Năm 1951, phụ thân nộp đơn xin cho ông nhập học trường Thiếu Sinh Quân.

Thời điểm này, trên toàn lãnh thổ VN có 7 trường TSQ, phân phối như sau :
– Trường TSQ đệ nhất quân khu, ở Gia-Định.
– Trường TSQ đệ nhị quân khu ở Huế.
– Trường TSQ đệ tam quân khu ở Hà-Nội.
– Trường TSQ Móng-Cáy dành cho sắc dân Nùng.
– Trường TSQ đệ tứ quân khu ở Ban-Mê-Thuột.
– Trường TSQ Đà-Lạt của quân đội Pháp.
– Trường TSQ Đông-Dương của quân đội Pháp, ở Vũng-Tầu.
Hồ Ngọc Cẩn được thu nhận vào lớp nhì trường TSQ đệ nhất quân khu niên khóa 1951-1952. Trường này dạy theo chương trình Pháp. Ông đỗ tiểu học năm 1952. Cuối năm 1952, trường TSQ đệ nhất quân khu di chuyển từ Gia-Định về Mỹ-Tho.

Khi hiệp định Genève ký ngày 20-7-1954, thì ngày 19 tháng 8 năm 1954, trường TSQ đệ tam quân khu di chuyển từ Hà-Nội vào, sát nhập với trường TSQ đệ nhất quân khu ở Mỹ-Tho. Niên học 1954-1955, trường TSQ đệ nhất quân quân khu bắt đầu dạy chương trình Việt, và chỉ mở tới lớp đệ ngũ. Hồ Ngọc-Cẩn học lớp đệ lục A, giáo sư dạy Việt-Văn là ông Nguyễn Hữu-Hùng, từ Bắc di cư vào. Thực là một điều lạ, là giữa một số bạn học chương trình Việt từ Bắc vào, mà Hồ Ngọc-Cẩn lại tỏ ra xuất sắc về môn Việt-Văn. Trong năm học, có chín kỳ luận văn, thì bài của Cẩn được tuyển chọn là bài xuất sắc, đọc cho cả lớp nghe bảy kỳ. Nhưng bài của Cẩn chỉ đứng thứ nhì trong lớp mà thôi. Năm này Cẩn bắt đầu làm thơ. Thơ của Cẩn không có hùng khí, đa số những bài thơ này cực kỳ lãng mạn.
Ghi chú.
Ông Hùng bấy giờ mới đỗ tú tài. Trong thời gian dạy tại trường TSQ, ông tự học, đỗ cử nhân luật. Sau khi đỗ cử nhân luật, ông được bổ làm thẩm phán ở Tuy-Hòa, rồi làm bộ trưởng Lao-Động, rồi thẩm phán ở Phước-Tuy, rồi lại làm bộ trưởng Lao-Động. Sau 1975 ông sống tiềm ẩn ở Houston, bang Texas, Hoa-kỳ và từ trần năm 2000.

Hết năm học, Cẩn đã 17 tuổi. Theo học quy của trường TSQ, thì khi một học sinh mười bẩy tuổi, mà chưa học hết đệ ngũ, sẽ được gửi đi học chuyên môn. Còn như mười bẩy tuổi, mà học hết đệ ngũ, lại tỏ ra xuất sắc thì được giữ lại học đệ tứ, rồi... cho học lên cao nữa. Niên khóa 1955-1956, Hồ Ngọc-Cẩn được gửi lên học tại Liên-Trường Võ Khoa Thủ-Đức, về vũ khí. Sau ba tháng, Cẩn đậu chứng chỉ chuyên môn về vũ khí bậc nhất với hạng ưu. Sáu tháng sau đó, Cẩn lại đậu chứng chỉ bậc nhì, và bắt đầu ký đăng vào quân đội với cấp bậc binh nhì.

Quy chế dành cho các TSQ Việt-Nam thời ấy là quy chế dành cho các TSQ Pháp trong thời bình. Một học sinh ra trường, thì ba tháng đầu với cấp bậc binh nhì, ba tháng sau với cấp bậc hạ sĩ, ba tháng sau thăng hạ sĩ nhất, và ba tháng sau nữa thăng trung sĩ. Chín tháng sau Cẩn là trung sĩ huấn luyện viên về vũ khí.

Chiến tranh tại miền Nam VN tái phát vào năm 1960 tại một vài vùng. Sang năm 1961 thì lan rộng. Để giải quyết nhu cầu thiếu sĩ quan, bộ Quốc-Phòng cho mở các khóa sĩ quan đặc biệt. Được nhập học trường này, tất cả các hạ sĩ quan có trên năm năm công vụ, có bằng Trung-Học đệ nhất cấp. Với sự nâng đỡ đặc biệt của đại tướng Lê Văn-Tỵ Tổng-tham mưu trưởng, nguyên là một cựu TSQ, các hạ sĩ quan xuất thân từ trường TSQ, không cần phải hội đủ trình độ học vấn, cũng như thâm niên công vụ, đều được nhập học.

Nào ai ngờ, với sự nâng đỡ đặc biệt này, đã cung cấp cho đất nước VN không biết bao nhiêu sĩ quan gương mẫu, anh hùng trên chiến trường.

Hồ Ngọc-Cẩn tốt nghiệp khóa 2 sĩ quan đặc biệt với cấp bậc chuẩn úy. Dường như có một mật lệnh của Tổng-Thống Ngô Đình-Diệm hay đại tướng Lê Văn-Tỵ, các tân chuẩn úy, xuất thân từ trường TSQ, đều được đưa về phục vụ tại các binh chủng : Dù, Thủy-Quân Lục Chiến (TQLC) , Biệt-Động Quân (BĐQ), Quân-Báo, An-Ninh Quân Đội, và Lực-Lượng Đặc Biệt (LLĐB).

Sau khi ra trường, Hồ Ngọc-Cẩn theo học một khóa huấn luyện BĐQ, rồi thuyên chuyển về phục vụ tại khu 42 chiến thuật, với chức vụ khiêm tốn là trung đội trưởng. Lãnh thổ khu này gồm các tỉnh Cần-Thơ (Phong-Dinh), Chương-Thiện, Sóc-Trăng (Ba-Xuyên), Bặc-Liêu, Cà-Mâu (An-Xuyên). Về sau, vì tình hình chiến tranh thay đổi, quân cộng-sản từ du kích chiến, chuyển sang đánh cấp tiểu đoàn và trung đoàn, các đại đội BĐQ cũng phải kết hợp thành tiểu đoàn. Các đại đội BĐQ của khu 42 chiến thuật kết thành hai tiểu đoàn. Tiểu đoàn mang số 42, đơn vị mà Cẩn phục vụ, được tặng mỹ danh là tiểu đoàn Cọp ba đầu rằn. Tiểu đoàn mang số 44 được tặng mỹ danh là Cọp xám U-Minh Hạ.

Tôi đã gặp Hồ Ngọc-Cẩn bao giờ ? Tại đâu ? Câu truyện như thế này :

Năm 1966, khi đọc trong Đại-Nam chính biên liệt truyện, Đại-Nam nhất thống chí viết về « Ngụy Tây-sơn », có rất nhiều nghi vấn trong những trận đánh giữa vua Quang-Trung, với vua Gia-long tại rừng U-minh. Tôi nảy ra ý xuống vùng tận cùng của đất nước này tìm hiểu thêm. Bấy giờ đang xẩy ra vụ biến động miền Trung, « các thầy mang bàn thờ xuống đường » , chiến cuộc tại miền Tây cực kỳ sôi động, mẹ tôi, bà má má (vú nuôi) cực lực phản đối, vì đi như vậy dễ tiêu dao miền Cực-lạc lắm. Nhưng bố tôi, sau khi tính số Tử-vi của tôi, cụ lại khuyên tôi nên đi. Cụ nói « Con đi lần này sẽ có thêm nhiều bạn tốt, hơn nữa có dịp biết về vùng đồng lầy Cà-mau ». Tôi nhất quyết đi, bà má má tôi khóc khốn khổ, nhưng cũng không cản được cái tính phiêu lưu và mê sưu tầm của tôi.

Nhưng làm thế nào để có thể được vào tất cả những làng, những xã, mà không gặp trở ngại ? Làm sao có phương tiện di chuyển ? Chỉ một cú điện thoại, ông bố tôi đã kiếm cho tôi cái giấy giới thiệu của tờ tuần báo trung lập lớn nhất ở Paris. Bà má má kiếm cho tôi giấy giới thiệu của tờ nhật báo Hoa-văn tại Hương-Cảng. Thế là tôi bỗng trở thành ký giả bất đắc dĩ. Tôi đến bộ tư lệnh MACV xin giúp phương tiện làm phóng sự chiến trường ở vùng 4 chiến thuật. Tôi chỉ mong tìm hiểu lịch sử, chứ nào có chủ tâm làm ký giả !

Nhưng sau chuyến đi ấy, quá xúc động về cuộc chiến tranh thê thảm, tôi đã viết rất nhiều bài ký sự chiến trường, đăng trên một số báo ngoại quốc. Khởi đầu, uất hận trước cái chết của một cô bạn gái tên Đặng-thị Tuyết, mới hai mươi tuổi, làm nữ cán bộ Xây-Dựng Nông Thôn tại kinh Tắc-Vân, Cà-Mau. Tôi là thầy thuốc, mà cô bị trúng đạn, chết trên tay tôi. Tôi viết bài « Giang biên hoa lạc » gây xúc động mạnh cho độc giả Hương-Cảng và giới Hoa-Kiều tại VN. Sau tôi có dịch bài này sang tiếng Việt với tên là « Hoa rơi bên bờ kinh Tắc-Vân » . Tôi gửi bài này dự thi giải ký sự chiến trường của Cục Tâm-Lý Chiến năm 1967. Bài của tôi được giải nhì. Giải nhất về Trang-Châu cũng là một bài ký sự của y sĩ tiền tuyến. Một trong các giám khảo nói với tôi « Về nội dung, bài của cháu với Trang-Châu cùng nói lên niềm mơ ước của tuổi trẻ quên mình cho quê hương. Nhưng bài của Trang-Châu trung thực, còn bài của cháu thì ướt át quá, thê thảm quá, dù rằng đó là sự thực ».

Sau đây, tôi xin trích nguyên văn một đoạn tôi viết về Hồ Ngọc-Cẩn, trong bài « Ngũ Hổ U-Minh Thượng », kể chuyện năm tiểu đoàn trưởng nổi danh can đảm, có máu văn nghệ, nhất là phong lưu tiêu sái, tại chiến trường cực Nam năm 1966. Ngũ hổ là :

· Đai-úy Hồ Ngọc-Cẩn, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1/33,

· Thiếu-tá Lưu Trọng-Kiệt tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 42 BĐQ.

· Thiếu-tá Nguyễn Văn-Huy tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 44 BĐQ,

· Thiếu-tá Lê Văn-Hưng tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2/31.

· Đại-úy Vương Văn-Trổ tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3/33.

Ghi chú:

Tôi xếp theo thứ tự abc. Trong năm người thì Kiệt tuẫn quốc năm 1967. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Hưng tự tử, Cẩn bị xử bắn. Còn Trổ , sau lên đại tá lĩnh tỉnh trưởng Kiên-Giang, hiện định cư tại Houston, bang Texas, Hoa-Kỳ. Còn Huy tôi không biết sau ra sao ?

Ngày19 tháng 4 năm 1966, tôi tới phi trường Vĩnh-Lợi bằng phi cơ Caribou của quân đội Hoa-Kỳ. Người đón tôi là thiếu tá Raider, của cố vấn đoàn 42. Tại bản doanh của cố vấn đoàn 42, đại tá cố vấn trưởng Hathaway không biết gì về chủ đích chuyến đi của tôi. Ông chỉ căn cứ vào giấy giới thiệu do hai chủ báo cấp, mà đoán rằng tôi là tên thầy thuốc trẻ, thích phiêu lưu, nên đi làm ký giả. Ông cho tôi biết tình hình địch rất chi tiết. Về tình hình quân đội VN tại năm tỉnh tận cùng của đất nước, ông nói :

– « Khu 42 chiến thuật, do sư đoàn 21, thuộc quân đoàn 4 trấn nhậm. Sư đoàn có ba trung đoàn mang số 31, 32, 33. Trung đoàn 31 đóng tại Chương-Thiện. Trung-đoàn 32 đóng tại Cà-Mau. Trung-đoàn 33 đóng tại Ba-Xuyên. Ngoài ra còn có hai tiểu đoàn Biệt-Động Quân mang số 42 và 44. Tiểu đoàn 42 đóng tại Bặc-Liêu, tiểu đoàn 44 đóng tại Ba-Xuyên ».

Ông ca tụng quân đội VN như sau :

« Lương bổng cho người lính VN, chỉ gọi là tạm đủ ăn. Doanh trại không có, trang bị thiếu thốn. Nhưng họ chiến đấu như đoàn sư tử. Tuy vậy vẫn có những điều đáng phàn nàn. Ông là thầy thuốc cầm bút, xin ông lướt qua những cái đó ».

Bốn hôm sau, có cuộc hành quân cấp sư đoàn. Tôi được gửi theo tiểu đoàn 42 Biệt-Động Quân. Tiểu đoàn trưởng là thiếu-tá Lưu Trọng-Kiệt, tiểu đoàn phó là trung-úy Hồ Ngọc-Cẩn. Cái tréo cẳng ngỗng là đối với cố vấn đoàn thì tôi là ký giả. Còn Kiệt với Cẩn lại tưởng tôi là bác sĩ tình nguyện ra mặt trận. Tiểu đoàn được đặt làm trừ bị tại phi trường Vĩnh-Lợi, từ bẩy giờ sáng, chuẩn bị nhảy trực thăng vận. Nếu khi nhảy, thì tiểu đoàn sẽ nhảy làm hai cánh. Cánh thứ nhất gồm đại đội 1, 2 do Hồ Ngọc-Cẩn chỉ huy. Cánh thứ nhì gồm đại đội 3 và đại đội chỉ huy, do thiếu tá Lưu Trọng-Kiệt chỉ huy. Tôi với Kiệt, Cẩn ngang ngang tuổi nhau. Tôi có máu giang hồ của người tập võ, coi trời bằng vung, lại cũng có học qua quân sự, nên chúng tôi thân cận nhau dễ dàng. Đại-úy cố vấn tiểu đoàn muốn tôi nhảy theo bộ chỉ huy. Anh hỏi tôi :

– Lần đầu tiên ra trận, « sơ » có sợ không ?

Tôi trả lời như những nhân vật trong lịch sử Việt-Nam :

– Tráng sĩ khi ra trận, không chết thì cũng bị thương. Nếu sợ chết thì đừng ra trận.

Cẩn hỏi tôi đã học quân sự chưa ? Tôi đáp :

– Kiến thức về quân sự của tôi chỉ bằng phó binh nhì thôi. Nhưng cũng biết bò, biết núp, biết nhảy, biết bắn. Đánh nhau bằng súng thì tôi dở ẹc, nhưng đánh cận chiến thì tôi có hạng, vì tôi là ông thầy dạy võ.

Thông dịch viên dịch lại cho binh sĩ nghe. Họ khen tôi :

– Ông bác sĩ này ngon thực !

Tôi hỏi Kiệt :

– Trong hai cánh, thì cánh nào có hy vọng được đánh nhau nhiều hơn ?

Kiệt chỉ Cẩn :

– Anh cứ nhảy theo thằng này, thì sẽ toại nguyện. Tha hồ mà hành nghề.

Tiểu đoàn cũng có sĩ quan trợ y. Anh biệt phái cho tôi một y tá cấp trung sĩ, với đầy đủ thuốc cấp cứu. Trên lưng tôi chỉ có bộ đồ giải phẫu dã chiến. Khoảng mười giờ thì có lệnh : Một đơn vị địa phương quân chạm địch tại Vĩnh-Châu. Địch là tiểu đoàn Cơ-động Sóc-Trăng. Tiểu đoàn phải nhảy trực thăng vận đánh vào hông địch. Địa điểm nhảy là một khu đồng lầy.

Sau khi Kiệt họp các sĩ quan, tóm lược vắn tắt nhiệm vụ, tình hình trong mười phút. Cẩn dẫn tôi ra phi đạo. Hai đại đội đã lên trực thăng từ bao giờ. Chúng tôi cùng leo lên một trực thăng. Hai mươi lăm chiếc trực thăng cùng cất cánh. Trực thăng bay khoảng bẩy phút, thì Cẩn chỉ vào khu làng mạc trước mặt :

– Kìa, chỗ chúng mình đáp kìa.

Trực thăng hạ cánh. Thoáng một cái hơn hai trăm người từ trực thăng lao ra. Một cảnh tượng, mà không bao giờ tôi quên : Những người lính dàn ra thành một hàng ngang. Họ núp vào cái những cái bờ ruộng, mô đất, tay thủ súng, mắt đăm đăm nhìn về trước. Đó là một làng, lưa thưa mấy ngôi nhà tranh, ẩn hiện dưới những cây dừa xanh tươi. Mặc dù súng trong làng bắn ra, nhưng những người lính ấy, vẫn chưa bắn trả. Tôi đưa mắt nhìn một lượt, các sĩ quan, người thì nằm, người thì quỳ, cũng có người đứng.

Từ lúc nhảy xuống, Cẩn không hề nằm, quỳ, mà đứng quan sát trận mình, quan sát trận địch. Một là điếc không sợ sấm, hai là tự tin vào số tử-vi của mình thọ, tôi cũng đứng.

Hơn mười phút sau, cánh quân thứ nhì đã nhảy xuống trận địa. Trận vừa dàn xong, thì sĩ quan đề lô xin pháo binh nã vào những chỗ có ổ moọc-chê, trung liên, đại liên trong làng. Một lệnh ban ra, hơn bốn trăm con cọp dàn hàng ngang, vừa bắn, vừa xung phong vào trong làng. Trong khi súng trong làng bắn ra, đạn cầy các ụ đất, trúng vào ruộng nước, bụi, nước bắn tung.

Hàng quân tới bờ ruộng cuối cùng, cách bìa làng không đầy năm mươi thước, thì súng nhỏ từ trong mới nổ. Cả hàng quân đều nằm dài ra sau cái bờ ruộng. Giữa lúc đó, sĩ quan pháo binh trúng đạn lật ngươc. Tôi chạy lại cấp cứu, thì không kịp, viên đạn xuyên qua sọ anh. Thế là pháo binh vô hiệu. Trực thăng võ trang được gọi đến. Cố vấn Mỹ báo về trung tâm hành quân. Cố vấn tại trung tâm hành quân ra lệnh cho phi công trực thăng nã xuống địa điểm có địch quân.

Tôi đứng cạnh Cẩn tại một mô đất. Cẩn không thực tiếp cầm máy chỉ huy, mà ra lệnh cho các đại đội, trung đội qua hiệu thính viên.

Sau khi trực thăng võ trang nã ba loạt rocket, đại liên, thì lệnh xung phong truyền ra. Cả tiểu đoàn reo lên như sóng biển, rồi người người rời chỗ nằm lao vào làng. Không đầy mười phút sau, tiếng súng im hẳn.

Bây giờ là lúc tôi hành nghề. Những binh sĩ, tù binh bị thương nặng được băng bó, cầm máu, rồi trực thăng tải về quân y viện. Còn như bị thương nhẹ thì được điều trị tại chỗ. Tôi ngạc nhiên vô cùng, khi thấy những binh sĩ bị thương khá nặng, nghe tôi nói rằng : Nếu họ muốn, tôi có thể gắp đạn, may các vết thương đó cho họ, mà không phải về quân y viện. Họ từ chối đi quân y viện, xin ở lại để tôi giúp họ. Tôi cùng sĩ quan trợ y, bốn y tá làm việc trong hơn giờ mới xong. Tôi hỏi Cẩn :

– Tôi tưởng, thương binh được về quân y viện chữa trị, nghỉ ngơi, thì là điều họ mong muốn mới phải. Tại sao họ muốn ở lại ?

– Bọn cọp nhà này vẫn vậy. Chúng tôi sống với nhau, kề cận cái chết với nhau, thì xa nhau là điều buồn khổ vô cùng. Đấy chúng nó bị thương như vậy đấy, lát nữa anh sẽ thấy chúng chống gậy đi chơi nhông nhông ngoài phố, coi như bị kiến cắn.

Tôi đi một vòng thăm trận địa. Hơn hai trăm xác chết, mặc áo bà ba đen, quần đùi. Những xác chết đó, gương mặt còn non choẹt, đa số tuổi khoảng 15 đến 20, cái thì nằm vắt vẻo trên bờ kinh, cái thì bị cháy đen, cái thì mất đầu. Cũng có cái nằm chết trong hầm. Không biết, trong khi họ phơi xác ở đây, thì cha mẹ, anh em, vợ con họ có biết không ?

Sau trận đó thì Cẩn được thăng cấp đại úy. Cuối năm 1966, Cẩn từ biệt tiểu đoàn 42 BĐQ đi làm tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn 1 trung đoàn 33 (Sư đoàn 21). Việc đầu tiên của Cẩn khi làm tiểu đoàn trưởng là xin sư đoàn cho tất cả các sĩ quan, hạ sĩ quan xuất thân trường TSQ về chiến đấu cùng với mình. Cẩn đã được thỏa mãn một phần yêu cầu. Tôi hỏi Cẩn :

– Anh đem các cựu TSQ về, với mục đích gì ?

– Một là để dễ sai. Tất cả bọn cựu TSQ này đều ra trường sau tôi. Chúng là đàn em, dù tôi không phải là cấp trên của chúng nó, mà chúng no lộn xộn, tôi vẫn hèo vào đít chúng nó được. Nay tôi muốn chúng về với tôi, để tôi có thể dạy dỗ chúng nó những gì mà tại quân trường không dạy. Hai là, truyền thống của tôi khi ra trận là chết thì chết chứ không lùi, vì vậy cần phải có một số người giống mình, thì đánh nhau mới đã. Bọn cựu TSQ đều như tôi cả.

Suốt năm 1967, Cẩn với tiểu đoàn 1/33 tung hoành trên khắp lãnh thổ năm tỉnh Hậu-Giang, khi Đại-Ngãi, khi Tắc-Vân, khi Kiên-Hưng, khi Thác-Lác, khi Cờ-Đỏ. Sau trận tổng công kích Mậu-Thân, Cẩn được thăng thiếu tá. Năm 1968, Cẩn là người có nhiều huy chương nhất quân đội. Thời gian này tôi bắt đầu viết lịch sử tiểu thuyết, nên tôi đọc rất kỹ Lục-Thao, Tam-Lược, Tôn-Ngô binh pháp, cùng binh pháp của các danh tướng Đức, Pháp, nhất là của các tướng Hồng-Quân. Tôi dùng kiến thức quân sự trong sách vở để đánh giá những trận đánh của Cẩn từ 1966. Tôi bật ngửa ra rằng, Cẩn không hề đọc, cũng không hề được học tại trường sĩ quan, những binh pháp đó. Mà sao từ cung cách chỉ huy, cung cách hành xử với cấp dưới, cấp trên, nhất là những trận đánh của Cẩn bàng bạc xuất hiện như những lý thuyết trong thư tịch cổ ?

Năm 1970, Cẩn thăng trung tá, rời tiểu đoan 1/33 đi làm trung đoàn trưởng trung đoàn 15 thuộc sư đoàn 9. Năm 1972, Cẩn được lệnh mang trung đoàn 15 từ miền Tây lên giải phóng An-Lộc. Cuối năm 1973, Cẩn được trở về chiến trường sình lầy với chức vụ tỉnh trưởng, kiêm tiểu khu trưởng Chương-Thiện. Lần cuối cùng tôi gặp Cẩn vào mùa hè năm 1974 tại Chương-Thiện. Tôi hỏi Cẩn :

– Anh từng là trung đoàn trưởng, hiện làm tỉnh trưởng. Anh có nghĩ rằng sau này sẽ làm sư đoàn trưởng không ?

– Tôi lặn lội suốt mười bốn năm qua, gối chưa mỏi, nhưng kiến thức có hạn. Được chỉ huy trung đoàn là cao rồi. Mình phải biết liêm sỉ chứ ? Coi sư đoàn sao được.

– Thế anh nghĩ sau này anh sẽ làm gì ?

– Làm tỉnh trưởng bất quá một hai năm nữa rồi tôi phải ra đi, cho đàn em họ có chỗ tiến thân. Bấy giờ tôi xin về coi trường TSQ, hoặc coi các lớp huấn luyện đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, đem những kinh nghiệm thu nhặt được trong mười mấy năm qua dạy đàn em. Tôi sẽ thuật trước sau hơn ba trăm trận đánh, mà tôi trải qua, nhờ anh viết lại. Bộ sách đó, anh nghĩ nên đặt tên là gì ?

– « Cẩm nang của các đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng trong chiến tranh chống du kích taị vùng đồng lầy ». Nhưng liệu bộ Quốc-phòng có cho phép in hay không ?

– Không cho in thì mình cũng cứ thuật, rồi đem giảng dạy, ai cấm được ?

Đây là cuộc gặp gỡ cuối cùng của tôi với Cẩn.

Sau khi miền Nam mất, tôi không được tin tức của Cẩn. Mãi năm 1976, tôi được tin : Ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi tên tướng mặt bánh đúc Dương Văn-Minh ra lệnh đầu hàng. Cẩn chống lại lệnh đó. Các đơn vị Cộng-quân tiến vào tiếp thu tiểu khu Chương-Thiện, thì gặp sức kháng cự, chết rất nhiều. Cẩn bị bắt, rồi bị đem ra xử tử.

Ghi chú:

Tại Sài-Gòn 9 giờ bẩy phút, tiếng súng kháng cự tại các đơn vị dù chấm dứt. Tại bộ chỉ huy tiểu khu Chương-Thiện kéo dài tới 15 giờ. Trong khi đó, tiếng súng kháng cự của các Thiếu-Sinh-Quân còn kéo dài tới 19 giờ bốn mươi lăm phút tại Vũng-Tầu. Nếu tôi không lầm thì các TSQVN là những người chiến đấu cuối cùng của miền Nam.

Cuộc xử Cẩn do hai nhân chứng thuật lại:

Một là Trung-tá Bùi Văn Địch (Hiện sống ở Berlin), xuất thân trường Thiếu-Sinh-Quân Hà-Nội, sau di vào Mỹ-Tho. Trung-tá Địch đã sống với Cẩn 2 năm tại trường Thiếu-Sinh-Quân Mỹ-Tho. Thời gian 1972, cả hai từng cùng phục vụ tại sư đoàn 9 bộ binh.

Hai là phu nhân của Trung-tá bác-sĩ Jean Marc Bodoret, nhũ danh Vũ-Thị Quỳnh-Chi (Hiện sống ở Marseille), em ruột của cựu Thiếu-sinh-quân Vũ Tiến Quang. Quang là người nạp đạn cho Cẩn xử dụng khẩu đại liên 30, bắn đến viên đạn cuối cùng trong công sự chiến đấu tiểu khu Chương-Thiện. (Xin xem bài Cái bóng của Hoài-văn vương Trần Quốc Toản trong sách này). Bà Bodoret chứng kiến tận mắt hai cuộc xử án Cẩn.

Cuộc xử án như sau:

Ngay khi Cẩn bị bắt, người ta để Cẩn lên một chiếc xe mui trần, chở đi khắp thành phố Chương-Thiện cho dân chúng xem chiến lợi phẩm. Ngồi trên xe, Cẩn thản nhiên mỉm cười, vẫy tay chào dân chúng. Cái gọi là tòa án nhân dân được lập ngay trước tòa hành chánh. Sau khi quan tòa kết tội Cẩn bằng những từ ngữ hiếm hoi thấy trong các đạo luật trên thế giới. Người ta kêu gọi dân chúng, ai là nạn nhân của Cẩn thì đứng lên tố cáo, rồi muốn đánh, muốn chửi tùy thích. Nhưng chỉ có vài cán bộ nội thành tố cáo Cẩn là ác ôn có nợ máu. Dân chúng không có ai lên tiếng cả. Người ta hỏi : Những ai đồng ý xử tử Cẩn thì dơ tay lên ! Lại cũng chẳng có ai dơ tay. Thế là cuộc xử án ngừng lại.

Rồi, ba tuần sau, cuộc xử án Cẩn lại diễn ra ở sân vận động thể thao Cần-Thơ. Lần này người ta chuẩn bị kỹ hơn, người ta cho tụi bò-vàng xen lẫn với dân chúng. Cũng bản cũ soạn lại, nhưng người ta khôn khéo hơn, người ta không hỏi xem Cẩn đã nợ máu với ai, thì hãy ra mà xỉ vả, đánh đập. Người ta chỉ hỏi : Ai đồng ý xử tử Cẩn thì dơ tay. Bò vàng dơ tay, một số dân chúng dơ tay. Số đông vẫn cứng đầu, không đơ tay.

Người ta hỏi Cẩn có nhận những tội mà tòa án nêu ra không ? Cẩn cười nhạt :

« Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt ».

Rồi Cẩn hô:

« Đả đảo cộng-sản. Việt-Nam muôn năm »

Sau khi Cẩn bị băn chết, dân chúng hiện diện khóc như mưa như gió. Trời tháng năm, đang nắng chói chang, tự nhiên sấm chớp nổ rung động không gian, rồi một trận mưa như trút xuống.

Nắng mưa là hiện tượng bình thường của trời đất. Nhưng dân chúng Cần-Thơ thì cho rằng, trời khóc thương cho người anh hùng, gặp cơn sóng gió của đất nước.

Khi tôi gặp Cẩn, thì tôi chưa khởi công viết lịch sử tiểu thuyết. Thành ra cuộc đời Cẩn, cuộc đời các cựu TSQ quanh Cẩn, in vào tâm não tôi rất sâu, rất đẹp. Vì vậy sang năm 1968, khi bắt đầu viết, thì bao giờ tôi cũng khơỉ đầu bằng thời thơ ấu của những nhân vật chính. Trong bộ nào, cũng có những thiếu niên, khi ra trận chỉ tiến lên hoặc chết, chứ không lùi.

Có rất nhiều người đặt câu hỏi : Giữa tôi và Cẩn như hai thái cực . Cẩn chỉ học đến đệ lục, tôi được học ở nhà, ở trường đến trình độ cao nhất. Cẩn là người Nam, tôi là người Bắc. Cẩn theo đạo Chúa, tôi là cư sĩ Phật-giáo. Tôi thì sống trong sách vở, hay đi trên mây, Cẩn thì lăn lộn với thực tế. Tôi không biết uống rượu, Cẩn thì nổi danh tửu lượng cao nhất sư đoàn 21 bộ binh. Tôi thấy người đẹp là chân tay run lẩy bẩy, Cẩn thì rửng rưng. Thế mà khi gặp nhau, chúng tôi thân với nhau ngay. Thân đến độ giãi bầy cho nhau tất cả những tâm sự thầm kín nhất, không một người thứ nhì biết được. Tại sao ? Cho đến nay, tôi mới trả lời được rằng : Cẩn cũng như những người quanh Cẩn, là những hình bóng thực, rất quen thuộc mà trước kia tôi chỉ thấy trong lịch sử. Nay được gặp trong thực tế.

Hai mươi mốt năm qua, đúng mười hai giờ trưa, ngày 30 tháng tư, dù ở bất cứ nơi nào, tôi cũng mua bó hoa, đèn cầy, vào nhà thờ đốt nến, đặt hoa dưới tượng đức mẹ, và cầu xin cho linh hồn Cẩn được an lành trong vòng tay người.

Tôi lược thuật về cuộc đời Cẩn mà không phê bình, vì Cẩn là bạn thân của tôi. Vả tôi không đủ ngôn từ đẹp đẽ để tặng Cẩn.


Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ
Thứ Tư, 28 Tháng 1 Năm 2009 09:04


Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn
Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân

Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn sinh ngày 24.3.1938 tại xã Vĩnh Thạnh Vân, Rạch Giá. Thân phụ của ông là một hạ sĩ quan phục vụ trong Quân Đội Quốc Gia Việt Nam (danh xưng của quân đội trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa, dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm). Đại Tá Cẩn sinh ra và lớn lên trong thời buổi chiến tranh, nên khi lên bảy tuổi ông sắp sửa cắp sách đến trường, thì chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ, việc học của ông bị gián đoạn. Mãi hai năm sau, tức vào năm 1947 ông mới được đi học lại, sau khi tình hình ở các thành phố trở lại yên tĩnh, quân Việt Minh rút về các chiến khu, quân Pháp chiếm đóng các thành phố, ông mới nhập học Trường Thiếu Sinh Quân Gia Định.

Sau đó, ông theo học Khóa 2 Sĩ Quan Hiện Dịch tại Trường Hạ Sĩ Quan QLVNCH, Đồng Đế, Nha Trang. Tốt nghiệp, Chuẩn Úy Hồ Ngọc Cẩn được thuyên chuyển về Biệt Động Quân Vùng 4 Chiến Thuật Miền Tây, sau một khóa học Rừng Núi Sình Lầy của binh chủng Mũ Nâu. Khả năng quân sự thiên bẩm, tài chỉ huy và sự chiến đấu hết sức gan dạ của Chuẩn Úy Cẩn, đã đem nhiều chiến thắng vang dội về cho TĐ42BĐQ, nên ông được thăng cấp đặc cách nhiều lần tại mặt trận, và Trung Úy Cẩn được bổ nhiệm làm Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 42BĐQ, đặt dưới quyền chỉ huy của một chiến binh lừng lẫy và nhiều huyền thoại không kém là Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt.

Vì những chiến công ngoài chiến trường, tính đến năm 1970 thì Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn là chiến sĩ được tưởng thưởng nhiều huy chương nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, với 78 chiếc của gồm 1 Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương, 25 Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu, 45 Anh Dũng Bội Tinh với các loại Ngôi Sao, 3 Chiến Thương Bội Tinh và 4 Huy Chương Hoa Kỳ.

Năm 1973, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn được trao chức tỉnh trưởng Chương Thiện, một tỉnh có địa hình phức tạp nhất vùng đồng lầy Miền Tây, với cái gai nhọn nhức nhối mật khu U Minh Thượng, từ đó quân Bắc Việt và Việt Cộng phóng ra những cuộc đánh phá lớn, uy hiếp các quận xã hẻo lánh. Khi đó, ông mới có 35 tuổi, là vị tỉnh trưởng trẻ tuổi nhất của Việt Nam Cộng Hòa.

Ngày 30-4-1975, lúc 9 giờ tối, gần nửa ngày sau khi Tướng Dương Văn Minh đọc lệnh đầu hàng, Đại Tá Cẩn cùng các sĩ quan trong Ban Chỉ Huy Tiểu Khu và các chiến sĩ Tiểu Khu Chương Thiện vẫn chiến đấu đến 11 giờ trưa ngày 1.5.1975, khi quân ta hết đạn, Đại Tá Cẩn lệnh cho thuộc cấp buông súng. Khi những người lính VC chỉa súng vào hầm chỉ huy Tiểu Khu Chương Thiện, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, vị Trung Úy tùy viên và các sĩ quan tham mưu, hạ sĩ quan và binh sĩ tùng sự đều có mặt. VC tạm cho các sĩ quan tham mưu được về nhà, còn Đại Tá Cẩn thì chúng áp giải ông sang giam trong Ty Cảnh Sát Chương Thiện.
Ngày 14.8.1975, VC giải Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn về Cần Thơ xử bắn tại sân vận động. Trước khi bị bắn, ông khẳng khái tuyên bố: “Tôi không đầu hàng, các ông cứ bắn tôi đi. Nhưng trước khi bắn, hãy để cho tôi mặc quân phục và chào lá quốc kỳ của tôi lần cuối”. VC kính sợ ông, nhưng chúng đã từ chối. Tuy nhiên, VC chấp thuận không bịt mắt ông theo lời ông yêu cầu. Ông thản nhiên nhìn vào họng súng của kẻ thù, và tha thiết nhìn lần cuối quê hương đất nước và đồng bào trước khi súng địch nổ.Cùng ngẩng cao đầu đi vào chiến sử Việt Nam với Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn tại sân vận động Cần Thơ là người anh hùng Thiếu Tá Trịnh Tấn Tiếp, Quận Trưởng quận Kiến Thiện, bạn đồng khóa với Đại Tá Cẩn, và là người đã cùng các chiến sĩ Địa Phương Quân Chi Khu chiến đấu dũng cảm đến sáng ngày 1.5.1975 khi ông bị sa vào tay giặc.
 LỜI MỞ ĐẦU:
Có rất ít người hiểu rõ những nét hào hùng của Thiếu Sinh Quân, nhất là trong thời cận đại 1954 đến năm 1956 rồi cho đến ngày 30 tháng 04 năm 1975. Họ là những đứa con trung thành với Tổ Quôc Dân Tộc, những cán bộ nòng cốt trung kiên của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, những chiến sĩ can trường “chống cộng” của Người Việt Quồc Gia. Từ trước tới nay đã trải qua bao thế hệ, Họ vẫn xứng đáng là “Những người con yêu của Đất Mẹ Việt Nam”. Chúng tôi xin tóm lược những sự kiện được dẫn chứng từ các tài liệu lịch sử được sưu khảo từ năm 1899 trong Văn Khố Pháp Quốc, và những sự kiện lich sử thời cận đại, từ năm 1956 đến năm 1975, đặc biệt là trong những ngày đau thương của đất nước Việt Nam, trước và trong ngày 30 tháng 4 năm 1975, để chứng minh những điều của ”Lời mở đầu” trong tập tài liệu nói về “Thiếu Sinh Quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà”..




Lược sử Trường Thiếu Sinh Quân VNCH


Vào thời Pháp thuộc, dưới triều đại Vua Minh Mạng, năm 1899, Toàn Quyền Đông Dương Paul Doumer ký Nghị định ngày 21 tháng 11 năm 1899, cho 2 đơn vi Quân Đội Liên hiệp Pháp, tại Hà Nội và Sài Gòn, được thành lập 2 TOÁN Thiếu Sinh Quân, nhân số TSQ vào thời kỳ nầy, mỗi TOÁN chỉ có 10 người. Từ đó các Trường hay Toán, tại những nơi khác, lần lượt được thành lập, và nhân số các Thiếu Sinh Quân được thu nhận cũng từ từ tăng lên từ 10 đến 20 rồi 50.

Ngoài Bắc có các Toán Thiếu Sinh Quân: Móng Cái, Núi Đèo, Đáp Cầu, Phủ Lạng Thương, Việt Trì, Hà Nội; tại miền Trung có Trường Thiếu Sinh Quân Huế, (trước tọa lạc tại thành Mang Cá, sau dời vào Thành Nội Huế); trong Nam có các TrườngThiếu Sinh Quân Đông Dương (tại Vũng Tàu), Thủ Dầu Một (tại Tỉnh Bình Dương), Đa Kao (tại Tỉnh Gia Định), Thành Ô Ma (Tại Tổng Nha Cảnh Sát cũ Sài Gòn), Đặc Lắc (tại Thị Xã Đà Lạt); Ban Mê Thuột (tại Tỉnh Ban Mê Thuột), và Trường Thiêu Sinh Quân Mỹ Tho (tại Tỉnh Lỵ Mỹ Tho).


Về phương cách huấn luyện và điều hành của các Toán hay Trường, đều rập theo khuân mẫu của các Trường Thiếu Sinh Quân của Quân Đội Pháp tại Pháp Quốc.


Sau Hiệp Định Genève 1954, (chia đôi Đất Nước) các Trường Thiếu Sinh Quân Miền Bắc được di chuyển vào Miền Nam, và được sát nhập vào Trường Thiếu Sinh Quân tại Tỉnh Lỵ Mỹ Tho.

Trong tổ chức của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà chúng ta, có Quân Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, đào tạo và cung cấp cho Quân Đội những Sĩ Quan Hiện Dịch, Chuyên Nghiệp, Quân Trường Võ Khoa Thủ Đức, đào tạo và cung cấp cho Quân Đội những Sĩ Quan Trừ Bị; Quân Trường Đồng Đế (Nha Trang), huấn luyện và đào tạo những Sĩ Quan cũng như Hạ Sĩ Quan hiện dịch cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.


Duy nhất chỉ có một Quân Trường đã đào tạo và cung cấp cho Quân Đội, không những Hạ Sĩ Quan, Sĩ Quan Cấp Úy, Sĩ Quan Cấp Tá và cả những Sĩ Quan Cấp Tướng Lãnh, đó là Trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam Cộng Hoà.

Về cấp Tướng Lãnh, điển hình qua 2 Vị Tướng, gốc Thiếu Sinh Quân: Thiếu Tướng Nguyễn Văn Vận là Vị Tướng Lãnh đầu tiên của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà; Ông có công lao rất lớn trong việc gầy dựng Quân Đội Quốc Gia Miền Nam; và Thống Tướng Lê Văn Tỵ, Vị Tổng Tham Mưu Trưởng đầu tiên của Quân Lực Việt Nam Cộnh Hòag Hoà.



Tiếp theo các Tướng Lãnh đàn Anh, còn có các Tướng khác như Trung Tướng Nguyễn văn Là (cựu Tổng Tham Mưu Phó Quân Lực), Trung Tướng Nguyễn Hữu Có (Cựu Tổng Trưởng Quốc Phòng), Thiếu Tướng Nguyễn Sĩ Quang, Thiếu Tướng Đoàn Văn Quảng (Cựu Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt), Thiếu Tướng Hoàng Văn Lạc (Cựu Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 1/Quân Khu I), Thiếu Tướng Đào Duy Ân (Cựu Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 3/Quân Khu III), Thiếu Tướng Trương Quang Ân (Cựu Tư Lệnh Sư Doàn 23/ Khu 23 Chiến Thuật), Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá (Nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 25/ Khu 31 Chiến Thuật). Tất cả đều là những vị Tướng kiệt xuất trong hàng ngũ Tướng Lãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, một lòng trung thành với Đất Nước Dân Tộc.


Ngoài các Tướng Lãnh kể trên, từ nơi lò luyện thép Thiếu Sinh Quân, còn cung cấp cho Quân Đội hàng trăm hàng nghìn Sĩ Quan Cấp Tá, Cấp Úy, và Hạ Sĩ Quan, rải đều cùng khắp 4 Quân Khu, 4 Vùng Chiến Thuật, hiện diện đều trong các Quân Binh Chủng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, nhiều nhất là trong các đơn vị hành quân tác chiến.

Đơn vị nào cũng có Thiếu Sinh Quân, và luôn được cấp chỉ huy tin dùng ở đức tính “gan lì can đảm” trên trận mạc. Đâu đâu cũng có những đứa con trung kiên của đất nước, đồng cam lao cộng khổ với các Chiến Hữu khác, để cùng chia sẻ những nổi nhọc nhằn với Đất Mẹ Việt Nam, trong suốt 30 năm chinh chiến giữa Quốc Gia và Cộng Sản.
  
Giai đoạn chuyển tiếp bắt đầu từ thời Pháp thuộc chuyển qua thời kỳ ảnh hưởng Hoa Kỳ, tức là từ năm 1954 đến năm 1956.

 Giai đoạn này rất là căng thẳng, vì phái bộ viện trợ Hoa Kỳ không có ngân khoản dự trù cho các trường Thiếu Sinh Quân và họ đề nghị với Bộ Quốc Phòng Việt Nam Cộng Hoà cho giải tán hết tất cả 6 Truờng Thiếu Sinh Quân hiện có tại Miền Nam Việt Nam.

Nhưng rất may, đến giớ phút chót, nhờ ân đức của Tống Thống Ngô Đình Diệm và Trung Tướng Lê Văn Tỵ (đang là Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực), Tổng Thống Ngô Đình Diệm có quyết định:



Không những không giải tán, mà còn ra lệnh cho Tổng Tham Mưu Ttưởng Quân Đội, cho tập trung hết tất cả 6 Trường Thiếu Sinh Quân hiện hữu, nhập lai chung thành một trường Thiếu Sinh Quân thống nhất, tổng cộng 1,350 TSQ đồng di chuyển về Vũng Tàu, và được nâng cấp lên thành “Quân Trường” có tầm vóc Quốc Gia, với danh xưng “Trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam”, vào ngày 01 Tháng 06 năm 1956.


Ngân khoản đài thọ cho Quân Trường Thiếu Sinh Quân được du di từ ngân khoản dành cho Quân Đội Quốc Gia hiện hữu.


Từ ngày Trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam được chính thức thành lâp (tháng 6 năm 1956, cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, trải qua 19 năm, có thể nói là thời kỳ “CỰC THỊNH” của Trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam.


Tính từ khi mới thành lập những Toán TSQ (năm 1899) đến năm 1975, Quân Trường Thiếu Sinh Quân đã đào tạo và cung cấp cho Quân Đội được 6,000 đứa con yêu cho đất nước, những cán bộ Quân Sự chuyên nghiệp cho Quân Đội có trình độ Văn Hoá bậc Đại Học như:

- Các cựu TSQ tốt nghiệp từ Quân Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, có bằng Cử Nhân Khoa Học Thực Nghiệm, điển hình như Cựu TSQ Đặng Phương Thành, Cựu TSQ Nguyễn Ngọc Ánh, và một số Huynh Đệ cùng Khoá khác.

- Các cựu TSQ, tốt nghiệp Trường Đại Học Sư Phạm, với Bằng Đại Học Sư Phạm. Sau khi tốt nghiệp, được điều động trở về Trường TSQ, làm Giáo Sư Văn Hoá, để tiếp tục đào tạo và dạy dỗ đàn em TSQ. Điển hình như: cựu TSQ Lê Văn Hai, cựu TSQ Chu Văn Hải và một số đông các cựu TSQ khác.


Các cựu TSQ có Bằng Cử Nhân Luật, sau khi tốt nghiệp, được Bộ Ngoại Giao tuyển dụng, để trở thành những Tùy Viên Quân Sự cho các Sứ Quán VNCH tại các nước đồng minh trên thế giới, điển hình như cựu TSQ Nguyễn Quang Mông, cựu TSQ Đặng Văn Dũng và một vài cựu TSQ khác.
  
Các cựu TSQ tốt nghiệp Trường Quân Y hay Dân Y, có bằng Y Khoa Bác Sĩ, điển hình như cựu TSQ Trần Thế Tùng tức nhà văn sử học Trần Đại Sỹ. Ngoài Trần Thế Tùng, còn có rất nhiều Y khoa Bác Sĩ Quân Y, điển hình như cựu TSQ Đỗ Đình Tưởng, Hoàng Đình Thái,.và một số đông Quân Y Sĩ khác; sau khi tốt nghiệp, họ được bổ sung đi các các đơn vị hành quân tác chiến.
  
Trước ngày Quốc Phá Gia Vong, vào năm 1972-1973 , còn có 2 cựu TSQ được giữ chức vụ Tỉnh Trưởng, đó là cựu TSQ Hồ Ngọc Cẩn (Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng TK/ Chương Thiện vào năm 1973), và cựu TSQ Nguyễn Ngọc Ánh (Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng TK/ Bình Tuy vào năm 1972).

 Tiếp nối đàn anh, gần ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nhóm 07 TSQ may mắn được trực thăng Mỹ “bốc đi”, nay đã trở thành những chuyên viên cao cấp của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, có Bằng Tiến Sĩ, có người đang là Giáo Sư Đại Học, (nghành Sinh Lý Hoá = Bio-Chemist) đang phục vụ tại Cơ Quan Nguyên Tử Lực Hoa Kỳ, điển hình như cựu TSQ Phi Quang Khải (mang cấp bậc giả định Chuẩn Tướng).
  
Sau năm 1975, kiểm điểm chỉ còn lại 1,500 Huynh Đệ TSQ mà thôi. Như vậy, máu xương cũa TSQ đã cống hiến cho Đất Mẹ Việt Nam lên đến ¾ = 75% nhân số.


Đàn anh dẫn dắt đàn em trong ngày khai giảng niên học mới 





Đã trải qua 34 năm, kể từ ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà bị” BỨC TỬ”, vào gần kề và trong thời gian ”Quốc Phá Gia Vong” đó, vẫn còn những “Đứa Con Yêu” của Tổ Quốc, những cán bộ trung kiên của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, kể cả một Quân Trường mang tên Thiếu Sinh Quân Việt Nam, nêu gương bất khuất, không chịu đầu hàng Cộng Sản, vẫn cương quyết chiến đấu đến giờ phút cuối cùng, xuyên qua 3 sự kiện “Lịch Sử “ như sau:



1. TRẬN CHIẾN TRÊN SÔNG VÀM CỎ TÂY VỚÍ CỐ ĐẠI TÁ CỰU TSQ ĐẶNG PHƯƠNG THÀNH:



Ngày 16 tháng 04 năm 1975 (2 tuần trước ngày mất nước), trên kinh Thủ Thừa thuộc Tỉnh Long An giáp giới Sông Vàm Cỏ Tây, lực lượng Thuỷ Bộ gồm có Giang Đoàn Đặc Nhiệm 99 với gần 100 giang đĩnh, do Vị Tư Lệnh Hải Quân, Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang, cấp tốc thành lập để kịp thời đáp ứng cho nhu cầu của đất nước đang cơn ngặt nghèo, dầu sôi lửa bỏng, hợp cùng Trung Đoàn 12 thuộc Sư Đoàn 7 Bộ Binh, do Đại Tá Đặng Phương Thành, (gốc Thiếu Sinh Quân, tốt nghiệp Khóa 16 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam) đã chận đánh Công Trường 5 thuộc Quân Đoàn 232 Cộng Sản Bắc Việt. do Tướng Cộng Sản Lê đức Anh Chỉ Huy, ngăn không cho đơn vị này (Công Trường 5) vượt qua Sông Vàm Cỏ. Trung Đoàn 12 Bộ Bộ Binh và Lực lương Thuỷ Bộ 99, đã đánh một trận để đời tại ngã ba Sông Vàm Cỏ Tây, Cộng quân phải khiếp đảm kinh hồn tháo chạy, để lại trên chiến địa trên 3,000 xác cán binh tử trận. Máu Cộng Quân loang đầy dòng sông. Xác Cộng quân lấp đầy con kinh Thủ Thừa ra tận đến bờ Sông Vàm Cỏ.
Nhưng rồi….Người Hùng Đặng Phương Thành phải chịu kiếp tù đày khổ sai. Nhớ lại cái hận của trận thảm bại năm xưa (tại ngã ba Sông Vàm Cỏ Tây), và nhân cơ hội cựu TSQ Đăng Phương Thành đứng ra tổ chức vượt ngục…bị bắt trở về: trong đêm trời vần vũ mây đen, tại căn hầm “khổ sai” biệt lập, các bạn “tù” kế cận, nghe được tiếng “Kêu Trời” và những tiếng rên la uất nghẹn của người Anh Hùng thất thế sa cơ…. Sáng sớm hôm sau, khi sương mù còn giăng phủ, người ta lờ mờ thấy mấy tên cai ngục lôi xác một người từ trong xà lim bỏ ra ngoài…rồi ra lệnh cho các bạn tù khác khiêng đi chôn. Các “tù” Quân Nhân QL/VNCH mới nhận ra thân xác của Đại Tá Đặng Phương Thành, mình mẩy tím bầm, môi mắt sưng vù, miệng còn động vũng máu tươi, chết một cách tức tưởi, thật thảm thương !!! Đúng là Mãnh Hổ sa cơ, lũ Chồn Cáo chia nhau xẻ thịt.

2. TẠI TỈNH LỴ CHƯƠNG THIỆN VÙNG 4 CHIẾN THUẬT VỚICỐ ĐẠI TÁ TỈNH TRƯỞNG CỰU TSQ HỒ NGỌC CẨN
Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn xuất thân Khóa 2 Sĩ Quan đặc biệt Trường Đồng Đế (Nha Trang), với cấp bậc Chuẩn Úy giữa năm 1962. Thuộc Binh Chủng Biệt Động Quân, Ông là một trong “NGŨ HỔ TƯỚNG” Miền Tây, bởi những chiến tích lẫy lừng trong những cuộc hành quân có tên “Dân Chi” của Sư Đoàn 21 Bộ Binh (Khu 42 Chiến Thuật). Ông cũng là Vị Trung Đoàn Trưởng, Chỉ Huy Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh đến tăng cường, giải vây An Lộc. Năm 1972, sau trận An Lộc, Ông được vinh thăng Đại Tá đặc cách mặt trận, và được bổ nhiệm giữ chức Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Chương Thiện (năm 1973). Với tính tình cương trực, yêu thương đồng đội, quí trọng dân chúng, Đại Tá Cẩn đã rất thành công trong chức vụ ”Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng” Tiểu Khu Chương Thiện. (Lính mến, Dân thương).
Vào những ngày cuối cùng của “THÁNG TƯ ĐEN”, với tinh thần bất khuất, sẵn mang “dòng máu Thiếu Sinh Quân Chống Cộng” trong người, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn cùng một số chiến hữu “gốc Thiếu Sinh Quân” cùng nhau ngăn chặn Cộng quân, chiến đấu đến viên đạn cuối cùng.
Theo tài liệu ghi chép lại, Đại Tá Cẩn cùng 4 chiến hữu gốc TSQ trong đó có Trung Sĩ Vũ Tiến Quang, và 1 tài xế, trấn thủ trong một pháo đài xây trước Tiểu Khu (cạnh Tòa Hành ChánhTỉnh).
Sau vài giờ, từ khi Tổng Thống Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng Cộng Sản vô điều kiện và kêu gọi các đơn vị và Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà buông súng “đầu hàng” để “bàn giao”, một toán khoảng 15 cán bộ Cộng Sản hăm hở đi vào Toà Hành Chánh Tỉnh để nhận bàn giao. Tất cả lũ “Vẹm” chưa được đặt chân đến “thềm” trước cửa Tòa Hành Chánh Tỉnh đều bị bắn ngã gục.
Sau đó, Cộng quân huy động cả Tiểu Đoàn Bộ Binh thêm 4 chiếc M.113 của VNCH (chiến lợi phẩm) ùn ùn mở cuộc tấn công tràn vào. Với 2 khẩu Đại Liên M.60 và khẩu đại bác không giựt 57ly, từ trong “Bunker” thay nhau khạc đạn, 4 chiếc M.113 đều bi bắn cháy bất động. quân Cộng sản vội rút lui ra xa. Chúng chỉnh đốn lại hàng ngũ, rồi lại tấn công…Trận chiến kéo dài cho đến chiều. Cộng quân cũng vẫn không tấn chiếm được pháo đài (Bunker) nầy. Cho đến khi Đại Tá Cẩn cùng 4 chiến hữu chiến đấu đến viên đạn cuối cùng thì mới chịu thúc thủ để cho “tên” tài xế chĩa súng bắt buộc phải buông súng đầu hàng.
Trận chiến được kết thúc với trên 100 cán binh Cộng Sản bị hạ; Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn và các Chiến hữu bị Cộng quân bắt giữ.
2 chiến sĩ Anh Hùng (gốc Thiếu Sinh Quân) bị hành quyết tại chỗ ngay sau đó. Riêng Đại Tá Cẩn bị chúng đặt trên một xe 4×4 mui trần chạy chung quanh Tỉnh Lỵ, phát loa kêu gọi “Đồng Bào” đến dự cuộc “đấu tố “ Tội Ác”??? Đại Tá Cẩn, 2 tay bị trói quặt sau lưng, đứng thẳng, ngẩng đầu nhìn về phía trước, dõng dạt nói trước đám đông dân chúng (mọi người hiện diện, trên gương mặt đều có một nét buồn chán sâu xa). Ông nói: “Tôi nhận thấy, tôi không có làm điều gì có lỗi với đồng bào, dân cư trong Tỉnh, thì làm sao tôi lại có tội với nhân dân!!! Nếu nói rằng tôi có tội!!! thì chỉ có cái tội “Tôi bất tuân thượng lệnh không chịu buông súng đầu hàng Cộng sản”, còn hơn thế nữa, chúng tôi vẫn tiếp tục cầm súng chiến đấu chống lại bọn chúng tới cùng.”
Sau đó, Cộng quân giải Đại Tá Cẩn về Tỉnh Cần Thơ, khổ sai giam cầm Người, hành hạ đủ điều, cuối cùng bị Cộng quân đem ra “hành quyết” vào sáng ngày 14 tháng 8 năm 1975 tại sân banh Cần Thơ dưới sự chứng kiến của hàng ngàn dân chúng (bị bắt buộc phải đi chứng kiến). Trong số này có một chứng nhân còn sống, phu nhân của Cố Đại Tá Nguyễn Văn Phát. Bà Nguyễn Thị Vi viết trong tác phẩm tựa đề 14.8.75 Ngày cuối cùng của Đại Tá HỒ NGỌC CẨN:
“Ba giờ sáng, mỗi nhà một người cùng ra đi, đến tập hợp tại văn phòng khóm, nơi đã được tên tổ trưởng cho biết trước từ chiều hôm qua. Nhà nào cũng phải có người đi, không được vắng mặt, đặc biệt nhà có Sĩ Quan đi học tập, thì phải là người chủ gia đình, nghĩa là Cha Mẹ hay người Vợ. Lý do, địa điểm không được biết trước. Lúc đó người ta đoán lờ mờ có lẽ thì cũng đi “mít tinh” như những lần trước. Cũng được gọi tập hop lúc 3 giờ sáng, rối được dẫn đi bộ tới nơi cử hành lễ, xa trên 2 hay 3 cây số! Lần này thì chắc cũng vậy thôi, cũng đến rồi đi…rồi cùng nhau phải la lớn, hô to các khẩu hiệu “hoan hô” “đả đảo”. Với những thân người uể oải, gương mặt buồn rầu đầy lo lắng, những đôi mắt ngơ ngác trắng bệch vì mất ngủ, những mái đấu bù rối không được chải gỡ, mà gỡ để làm gì? Khi tất cả mọi người đều cần phải tự biến dạng con người mình cho được xấu đi, tàn tạ đi để hoà hợp cho giống hình hài của lũ người man rợ; Để chúng bớt chú ý, vì lý do thấy mình sạch sẽ tươm tất thì sẽ bị chúng để ý theo dõi, hay sẽ bị chúng nhìn bằng cặp mắt căm thù, ghen ghét, rồi có thể bị gọi đến hỏi thăm, bị tù, bị mất nhà như chơi. Chúng sẽ ghép cho cái tội lảm tình báo phản động?!!. Như những người khác, tôi cũng có mặt lúc 3 giờ sáng hôm ấy. Với chiếc áo bà ba nhạt mầu và chiềc nón lá bung vành, bộ đồ ngụy trang đặc biệt mà tôi thường dành để đi dự lễ và hội họp, từ sau ngày 30 tháng 4 năm 75. Lách mình chen vào đám đông để tìm một chổ sáng nhất, tôi đứng ngay trên hàng đầu để cho tên tổ trưởng, khóm trưởng thấy mặt, với dụng ý là để cho chúng điểm danh có đi họp, để tránh bị theo dõi báo cáo, để không bị ghép vào tội phản động, tội làm tình báo cho Mỹ, chứ không phải để nghe bọn chúng giáo điều. Sau một lúc điểm danh nhanh chóng, đầy đủ mặt (đâu có ai dám vắng mặt), tên khóm trưởng ra lệnh sắp hàng đôi, rồi đi. Tất cả cùng gập đầu răm rắp nghe theo, mà không được biết là đi đâu?!. Đặc biệt lần này đi trong im lặng, không bị kêu hô hoan nghênh đã đảo gì hết !! Như một đoàn “ma trơi” đi trong sương lạnh. Từng cây thịt chệnh choạng bước, nối đuôi nhau, câm lạnh nghẹn lòng!!. Thành phố Cần Thơ còn ngáy ngủ, chìm trong ánh sáng lờ mờ của ánh đèn đường thưa thớt đầy hơi sương, không khí nặng nề khó thở. Đêm vẫn chưa tàn, cánh Thu buồn ảm đạm, mây giăng ngập trời một mầu xám sậm thê lương!! đó đây như nức nở !! Như oán than, như muốn gào, muốn thét lên; tiếng thét câm hờn !! hận nghìn trùng !! “Họa Cộng sản đã bao trùm đất nước Việt Nam”. Cần Thơ, Tây Đô Thành, ngày nay vương đầy màu máu! khắp lối đều đỏ! nhuộm đỏ cả những đôi mắt nhung huyền của những thiếu phụ Miền Nam. Khởi đi từ đường Lê văn Duyệt, đoàn người chúng tôi được dẫn đi qua đường Trần Thanh Cần, Phan Đình Phùng, Nguyễn An Ninh, rồi Nguyễn Tường Tộ, thẳng vào “sân vận động” của Tỉnh. Trên đường đi, chúng tôi cũng gặp đoàn người khác đông và dài ngoằn ngoèo như đoàn của chúng tôi, từ các ngã đường kéo đến, nhập vào rồi cùng đi. Họ cũng là những người như chúng tôi, bị bắt buộc tập họp, rồi bị dẫn đi, cũng không được biết trước là đi đâu và để làm gì ? Đến sân vận động, tôi nhìn thấy nơi đó đã có rất đông người đến trước. Đặc biệt là ở đó đây có nhiều tên cán bộ Cộng sản, tay cầm súng lăm le có vẻ quan trọng lắm, nét mặt chau choắt đăm đăm, chúng ngẩng cổ nhìn soi bói từng người với vẻ căm hờn cay đắng! Một cảm giác lạ đến với tôi như có một điềm gì báo trước. Tôi rùng mình ớn lạnh. Mọi người chắc cũng có cảm giác như tôi, im lặng nhìn nhau lo sợ, đợi chờ. Trời âm u buồn! Buổi bình minh như không chịu đón ánh sáng mặt trời !!! mỗi người trong lúc đó như không có buổi ban mai .. !!.. - Làm gì đây? Lễ gì đây? Tiềng xì sào người nọ hỏi người kia: - Ai cũng không biết !! - Chắc là đón cán bộ cao cấp trung ương xuống nói chuyện ? - Không biết !! Sống dưới chế độ Cộng sản, người dân muốn được an thân thường hay phải nói “không biết”. Giữa sân vận động một chiếc bàn dài được đặt sẵn, chung quanh đây đó đầy sắc cờ được dựng lên ngoài mầu cờ xanh đỏ gọi là “cờ giải phóng quân” của chúng, còn có cờ lễ như các cây phướn đủ màu như đám cúng “tống ôn” của thầy pháp. Ngoài cổng nhiều đoàn người tiếp nối tiến vào, có nhiều chiếc xe hàng to lớn chở đầy người, có lẽ người ở ngoại ô, nơi Quận Xã cũng bị bắt buộc đến. Tất cả mọi người cũng như tôi, cứ phải đứng như vậy trong nhiều giờ, đứng mãi, đứng chai cứng người, đứng đến ngất xỉu luôn !!… Khi mặt trời lên cao, nhìn đồng hồ của người bên cạnh đã 9 giờ 30, nhiều đám người vẫn tiếp tục đến càng lúc càng đông hơn, chật ních cả sân vận động. Từng đoàn, từng đoàn được xếp đứng ngay hàng lối, còn lại một lối vào chạy thẳng đến chiếc bàn dài để ở giữa sân. Tiếp đó 4 chiếc quân xa chở đấy ấp cán bộ Cộng sản đến. Đám này ăn vận màu xanh và đen cùng với chiếc nón tai bèo trông thật là ngốc nghếch, thằng nào mặt cũng đầy sát khí, hăm hở như khỉ ăn được đậu phộng rang. Có tiếng xì xèo nho nhỏ: “Hình như xử án? Mà xử ai vậy? Câu hỏi lọt vào tai tên “cán bộ 30” đứng gần đó, tên này lớn tiếng ra cái điều sành sỏi:- Hôm nay cách mạng lập tòa án nhân dân xử mấy tên “phản động” bán nước đó. Tiếng xì xào bị cắt đứt bởi tiếng máy nổ của đoàn xe từ cổng chạy vào, nhiều chiếc xe jeep và quân xa nối tiếp nhau, giữa đoàn là một xe bít bùng, tất cả dừng lại giữa sân. Các tên Cộng sản cấp cao trên mấy chiếc jeep leo xuống đến ngồi vào bàn. Những tên nầy ăn mặc hoàn toàn khác biệt với đám cán bộ địa phương, chúng ăn vận quần áo ka ky mầu xanh lục, áo 4 túi bỏ ngoài, đầu đội nón cối. Lúc ấy người ta gọi là “bộ đội chánh quy”. Mặt chúng đầy sát khí, với đôi mắt sâu hoắm, xương gò má nhô cao, cầm thì bạnh ra, miệng hô hốc, nước da chì xanh mốc… họ cố sửa tướng ngồi cho có vẻ (?), nhưng sao tôi vẫn thấy như là ở nơi họ có một cái gì biến đổi hình người của họ thành ra dã thú sát nhân. Trên các quân xa đầy ắp cán bộ với đầy đủ võ khí cá nhân. Chúng nhẩy xuống chạy nhanh bao quanh làm một vòng rào người, những tên có nhiệm vụ chạy đến sau chiếc xe bít bùng, cửa được mở ra… từ trên xe nhẩy xuống một người hai người rối ba người….người nào cũng bị còng quặt ra sau lưng. Tôi nhìn kỹ hơn, có một người cao lớn mặc bộ bà ba đen, hình như có một nét gì quen thuộc lắm.. Trời ơi !!! Đại Tá Cẩn!!! ĐạiTá đây sao? Tôi chỉ thầm hỏi với lòng tôi trong tiềm thức nức nở nghẹn ngào !! Mắt tôi mờ dần… đầu quay quắt mạnh, cổ nghẹn cứng, ngực nặng chĩu, tay thì lạnh buồt, chân run, choáng váng!!… Tôi ngồi bệt xuống một chút, cố nén lòng để không bật ra tiếng nấc, vì tôi biết trong các buổi mít tinh, hội họp, rải rác trong đám đông luôn luôn có bọn chúng gài vào để nghe ngóng, để sách động hô hào. Tôi nhắm mắt hình dung lại quang cảnh “toà án nhân dân” trong cuốn phim “Chúng tôi muốn sống” của Lê Quỳnh, quang cảnh hôm nay thật giống cảnh trong phim, cảnh đấu tố xử án tại miền Bắc sau năm 1954. Với mấy cái nón cối để trên bàn, với tập hồ sơ dầy cộm, những tờ giấy trước mặt 5 tên cán bộ “răng hô” ngồi nơi bàn. Chúa ơi !! Tôi sợ quá !! Làm sao bây giờ? Không biết làm sao để trốn ra khỏi đám thú vật và rừng người này? Lúc đó tôi mới thấy mình sai lầm khi chọn đứng vào chỗ trước hết, đứng cho tổ trưởng nó thấy mặt mà, nhưng nếu biết trước được sự việc nầy thì chắc là tôi đã phó mặc cho chúng nó ghi sao thì ghi, báo cáo sao cũng được. Tôi sẽ vắng mặt ở nhà không đi hôm nay, hay cùng đường lắm thì chỗ đứng của tôi hôm nay là nơi sau cùng của đám đông này, để đừng xem, đừng thấy gì hết. Làm sao bây giờ? Không làm sao được vì mọi người đều đứng im. Từ nơi bục gỗ, bên mặt chiếc bàn, tên cán bộ tay cầm tờ giấy mở ra bắt đầu đọc, đại ý là thành lập toàn án nhân dân.. Chúng đọc, đọc nhều trang, nhiều tờ, mà tôi có nghe được gì đâu, Lúc ấy chắc mọi người cũng như tôi, tất cả mọi người đều hồi hộp nhìn những người bị đem ra xử. Với đầu óc quay cuồng, quanh bao ý nghĩ tò mò, đen thui.. tôi nghĩ, ngày nào, rồi đến ngày nào thật gần hay xa đến lượt mình và người thân của mình sẽ bị đem ra xử?!. Tên thứ nhất dứt lời, đến tên thứ hai ngồi giữa cũng tiếp tục nhìn vào giấy đọc, thỉnh thoảng nhìn lên rảo mắt đám đông như hăm he dằn giọng. Danh từ “phản động” “bán nước” được chúng lập lại nhiều lần như đang muốn nhai sống thịt tươi. Cứ mỗi lần chúng phát âm đến tên Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, tôi cố dằn lòng, nén tâm để nước mắt không tràn xuống rèm mi, cố mở đôi mắt nhìn Đại Tá vóc dáng hiên ngang, mặt rạng rỡ không hề mất niềm tin, mắt sáng miệng như mỉm cười, nhìn thẳng về đằng trước, mặt ngước cao, nhìn vào khoảng trời rộng mênh mông… Đại Tá không nhìn về phía bàn, không nhìn bọn chúng như không muốn nghe, muốn thấy gì ở cái lũ độc ác vô lương. Miệng Đại Tá mấp máy như đang cầu nguyện, như muốn nói lại lời gì để nhắn nhủ đến toàn quân, toàn dân, tất cả những người của miền Nam yêu dấu, như muốn trả lời câu hỏi của Tổ Quốc quê hương. “ANH ĐÃ LÀM GÌ CHO ĐẤT NƯỚC ANH CHƯA?” Thì đây là lúc Đại Tá Cẩn đã được dịp trả lời: Hôm nay, tôi được làm tròn bổn phận của người trai, đáp đền ơn nước. Và chắc trong lòng “người” cũng có chút ước mơ, mơ về các bạn đồng ngũ yêu mến, cũng cùng có một lý tưởng, một niềm tin, Sống Tự Do và Quyết chết cho Tự Do. Cả rừng người im lặng, không khí nặng nề nghẹt thở, nhiều tiếng thở nhanh, dồn dập theo giọng nói lớn của tên cán bộ xử án: “Tử Hình”. Tôi chỉ nghe được vậy, một danh từ không quen thuộc, chưa bao giờ đến bên tai tôi bởi bất cứ miệng người nào. Từ ánh mắt như nhìn vào cõi mênh mông rồi bị lôi kéo vào thực tế, ĐạiTá Cẩn nhìn thẳng vào bọn chúng, bình tĩnh hiên ngang, không một chút sợ sệt, đang sẵn sàng chờ đợi cái chết. Sau tiếng “Tử Hình” chúng tiếp: “Anh muốn nói gì không? Để tỏ lượng khoan hồng, nhân dân cho phép anh nói lời sau cùng”. Còn gì để nói khi bọn nó đã nói quá nhiều, những lời bày vẽ đặt điều, gán ghép buộc tội, rồi sau cùng cũng tự chúng kết án ra lệnh xử tử, mà bản án đã được viết sẵn, cái gì cũng ghi là theo đòi hỏi của nhân dân. Bỗng từ những chiếc máy phóng thanh vang ra liên tiếp: “Đả đảo, Đả đảo; Tử hình, tử hình”.Cả rừng người nhứt loạt bắt buộc la theo, la to theo lệnh của tổ trưởng, khóm trưởng đứng gần đó. Ngoài ra còn những tên cán bộ giả dạng dân, len lỏi vào cùng đứng với đám đông, xách động: “Hãy hô lớn lên bà con, hô lớn lên, lớn lên Tử hình tử hình”.Lúc đó thân tôi như chìm ngập trong biển người…Chúa ơi!! tất cả đã trở nên độc ác, khát máu hết rồi sao? Không đâu, trông kia cũng có nhiều người họ giống tôi, mặt bơ phờ, xanh mét, môi mấp máy không thành lời, nhưng họ cố lay động làm như cũng đang hô theo. Mắt tôi lúc nầy không rời Đại Tá Cẩn. Đại Tá Cẩn hô to: * VIỆT NAM CỘNG HÒA MUÔN NĂM… * ĐẢ ĐẢO CỘNG SẢN… Nhanh như cắt, nhiều tên cán bộ đang cầm súng đứng quanh vội nhào tới, tên đứng gần nhất nhanh tay rút chiếc khăn trong túi, nhét vào miệng Đại Tá Cẩn, rồi đưa mũi lưỡi lê đẩy chiếc khăn sâu vào thêm và nói: “Câm miệng lại”. Những tên khác kẻ nắm khuỷu tay, kẻ lấy tấm vải đen đã được chuẩn bị sẵn bịt mắt Đại Tá Cẩn, với hai tay vẫn bị còng ra sau, Đại Tá Cẩn nghiêng người lắc đầu như tỏ ý đừng bịt mắt, tôi không sợ, nhưng sau đó, chúng cũng cột mảnh vải đen vào mắt người, mở trói tay và dẫn đến đứng trước hàng bộ đội Cộng sản 5, 6 tên, tay cầm súng lăm le sẵn sàng chờ lệnh. Sau đó một tiếng hô to, một loạt súng nổ, tiếp theo sau là tiếng nổ nhỏ, gọi là phát súng ân huệ bắn thẳng vào trán Đại Tá Cẩn. Đại Tá ngã gục! Quá xúc động, tôi cũng ngã theo, bất tỉnh, không còn nghe thấy gì nữa. Khi tỉnh dậy, những bà con hàng xóm chứng kiến cuộc xử bắn Đại Tá Cẩn cũng bàng hoàng xúc động. Họ bảo tôi “Cố gắng lên chị, mình về đi, xong hết rồi” Tôi chệnh choạng bước đi, chân nặng nề nương bên cánh tay một người bạn cố gắng bước đi, đi thật nhanh khỏi chỗ này. Tôi không dám quay nhìn lại, đầu óc quay cuồng, choáng váng, lòng đầy uất hận, chạnh nghĩ đến những người thân, đến người chồng, những anh quân nhân QLVNCH giờ đây đang bị giam cầm, đang bị đầy đoạ trong ngục tù Cộng sản. Rồi đây sẽ đến phiên ai, người nào sẽ bị đưa lên đây hành quyết xử bắn . Nước mắt tôi chảy dài, tôi khóc, khóc nức nở. Nước mắt và tiếng khóc cũng không làm vơi được niềm uất hận trong tôi. Đi bên tôi còn mấy người lạ trông thấy vậy hỏi tôi: “Bộ chị có bà con với người bị xử tử à?” Im lặng tôi không trả lời. Trong lúc ấy tôi nhìn thấy những toán bộ đội Cộng sản mặt mày hờn hở, nói cười luôn miệng, làm như chúng vừa thắng được một trận chiến, giết được người cùng nòi giống Việt ! Con người vô nhân độc ác vậy sao? Thượng Đế ơi! Cúi xin Ngài hãy thương xót! Xin thương xót chúng con, những người Việt Nam đã chịu nhiều đau khổ vì chiến tranh, vì tai họa Cộng sản, đã đổi hướng xoay chiều, đưa cả giang sơn nước Việt vào con đường chết, con đường đỏ màu máụ Cúi xin Thượng Đế hãy giúp chúng con, giúp những người Quốc Gia Việt Nam yêu nước giữ vững niềm tin chờ ngày phục hận, đem lại ánh bình minh vào “Lý Tưởng Tự Do” . Xin cho anh hồn Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn được nhẹ nhàng và mãi mãi ghi sâu vào lòng mọi người Việt Nam yêu Tổ Quốc hôm nay. (Để tưởng nhớ và kính dâng anh hồn người anh hùng Hồ Ngọc Cẩn) .

VÀ "CÁI BÓNG CỦA HOÀI VĂN VƯƠNG TRẦN QUỐC TOẢN" VŨ TIẾN QUANG

Vũ Tiến Quang sinh ngày 10 tháng 9 năm 1956 tại Kiên Hưng, tỉnh Chương Thiện. Thân phụ là hạ sĩ địa phương quân Vũ Tiến Đức. Ngày 20 tháng 3 năm 1961, trong một cuộc hành quân an ninh của quận, Hạ Sĩ Đức bị trúng đạn tử thương khi tuổi mới 25. Ông để lại bà vợ trẻ với hai con. Con trai lớn, Vũ Tiến Quang 5 tuổi. Con gái tên Vũ thị Quỳnh Chi mới tròn một năm. Vì có học, lại là quả phụ tử sĩ, bà Đức được thu dụng làm việc tại Chương Thiện, với nhiệm vụ khiêm tốn là thư ký tòa hành chánh. Nhờ đồng lương thư ký, thêm vào tiền tử tuất cô nhi, quả phụ, nên đời sống của bà với hai con không đến nỗi thiếu thốn.

Quang học tại trường tiểu học trong tỉnh. Tuy rất thông minh, nhưng Quang chỉ thích đá banh, thể thao hơn là học. Thành ra Quang là một học sinh trung bình trong lớp. Cuối năm 1967, Quang đỗ tiểu học. Nhân đọc báo Chiến Sĩ Cộng Hoà có đăng bài: "Ngôi sao sa trường: Thượng-sĩ-sữa Trần Minh, Thiên Thần U Minh Hạ", bài báo thuật lại: Minh xuất thân từ trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam. Sau khi ra trường, Minh về phục vụ tại tiểu đoàn Ngạc Thần (tức tiểu đoàn 2 trung đoàn 31, sư đoàn 21 Bộ Binh) mà tiểu đoàn đang đồn trú tại Chương Thiện. Quang nảy ra ý đi tìm người hùng bằng xương bằng thịt. Chú bé lóc cóc 12 tuổi, được Trần Minh ôm hôn, dẫn đi ăn phở, bánh cuốn, rồi thuật cho nghe về cuộc sống vui vẻ tại trường Thiếu Sinh Quân. Quang suýt xoa, ước mơ được vào học trường này. Qua cuộc giao tiếp ban đầu, Minh là một mẫu người anh hùng, trong ước mơ của Quang. Quang nghĩ: "Mình phải như anh Minh".
Chiều hôm đó Quang thuật cho mẹ nghe cuộc gặp gỡ Trần Minh, rồi xin mẹ nộp đơn cho mình nhập học trường Thiếu Sinh Quân. Bà mẹ Quang không mấy vui vẻ, vì Quang là con một, mà nhập học Thiếu Sinh Quân, rồi sau này trở thành anh hùng như Trần Minh thì…nguy lắm. Bà không đồng ý. Hôm sau bà gặp riêng Trần Minh, khóc thảm thiết xin Minh nói dối Quang rằng, muốn nhập học trường Thiếu Sinh Quân thì cha phải thuộc chủ lực quân, còn cha Quang là địa phương quân thì không được. Minh từ chối:
- Em không muốn nói dối cháu. Cháu là Quốc Gia Nghĩa Tử thì ưu tiên nhập học. Em nghĩ chị nên cho cháu vào trường Thiếu Sinh Quân, thì tương lai của cháu sẽ tốt đẹp hơn ở với gia đình, trong khuôn khổ nhỏ hẹp.
Chiều hôm ấy Quang tìm đến Minh để nghe nói về đời sống trong trường Thiếu Sinh Quân. Đã không giúp bà Đức thì chớ, Minh còn đi cùng Quang tới nhà bà, hướng dẫn bà thủ tục xin cho Quang nhập trường. Thế rồi bà Đức đành phải chiều con. Bà đến phòng 3, tiểu khu Chương Thiện làm thủ tục cho con. Bà gặp may. Trong phòng 3 Tiểu Khu, có Trung Sĩ Nhất Cao Năng Hải, cũng là cựu Thiếu Sinh Quân. Hải lo làm tất cả mọi thủ tục giúp bà. Sợ bà đổi ý, thì mình sẽ mất thằng em dễ thương. Hải lên gặp Thiếu-tá Lê Minh Đảo, Tiểu Khu trưởng trình bầy trường hợp của Quang. Thiếu Tá Đảo soạn một văn thư, đính kèm đơn của bà Đức, xin bộ Tổng Tham Mưu dành ưu tiên cho Quang.
Tháng 8 năm 1968, Quang được giấy gọi nhập học trường Thiếu Sinh Quân, mà không phải thi. Bà Đức thân dẫn con đi Vũng Tàu trình diện. Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Quang trở thành một Thiếu Sinh Quân Việt Nam.
Quả thực trường Thiếu Sinh Quân là thiên đường của Quang. Quang có nhiều bạn cùng lứa tuổi, dư thừa chân khí, chạy nhảy vui đùa suốt ngày. Quang thích nhất những giờ huấn luyện tinh thần, những giờ học quân sự. Còn học văn hóa thì Quang lười, học sao đủ trả nợ thầy, không bị phạt là tốt rồi. Quang thích đá banh, và học Anh văn. Trong lớp, môn Anh văn, Quang luôn đứng đầu. Chỉ mới học hết đệ lục, mà Quang đã có thể đọc sách báo bằng tiếng Anh, nói truyện lưu loát với cố vấn Mỹ.
Giáo-sư Việt văn của Quang là thầy Phạm Văn Viết, người mà Quang mượn bóng dáng để thay thế người cha. Có lần thầy Viết giảng đến câu:


"Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh" 
(Người ta sinh ra, ai mà không chết.
Cần phải lưu chút lòng son vào thanh sử).

Quang thích hai câu này lắm, luôn miệng ngâm nga, rồi lại viết vào cuốn sổ tay.
Trong giờ học sử, cũng như giờ huấn luyện tinh thần, Quang được giảng chi tiết về các anh hùng: Hoài Văn Vương Trần Quốc Toản, thánh tổ của Thiếu Sinh Quân, giết tươi Toa Đô trong trận Hàm Tử. Quang cực kỳ sùng kính Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng, từ chối công danh, chịu chết cho toàn chính khí. Quang cũng khâm phục Nguyễn Biểu, khi đối diện với quân thù, không sợ hãi, lại còn tỏ ra khinh thường chúng. Ba nhân vật này ảnh hưởng vào Quang rất sâu, rất đậm.
Suốt các niên học từ 1969-1974, mỗi kỳ hè, được phép 2 tháng rưỡi về thăm nhà, cậu bé Thiếu Sinh Quân Vũ Tiến Quang tìm đến các đàn anh trấn đóng tại Chương Thiện để trình diện. Quang được các cựu Thiếu Sinh Quân dẫn đi chơi, cho ăn quà, kể truyện chiến trường cho nghe. Một số ông uống thuốc liều, cho Quang theo ra trận. Quang chiến đấu như một con sư tử. Không ngờ mấy ông anh cưng cậu em út quá, mà gây ra một truyện động trời, đến nỗi bộ Tổng Tham Mưu Việt Nam, bộ Tư-lệnh MACV cũng phải rởn da gà! Sau trở thành huyền thoại. Câu chuyện như thế này:
Hè 1972, mà quân sử Việt Nam gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa, giữa lúc chiến trường toàn quốc sôi động. Bấy giờ Quang đã đỗ chứng chỉ 1 Bộ Binh. Được phép về thăm nhà, được các đàn anh cho ăn, và giảng những kinh nghiệm chiến trường, kinh nghiệm đời. Quang xin các anh cho theo ra trận. Mấy ông cựu Thiếu Sinh Quân, trăm ông như một, ông nào gan cũng to, mật cũng lớn, lại coi trời bằng vung. Yêu cậu em ngoan ngoãn, các ông chiều…cho Quang ra trận. Cuộc hành quân nào mấy ông cũng dẫn Quang theo.
Trong môt cuộc hành quân cấp sư đoàn, đánh vào vùng Hộ Phòng, thuộc Cà Mau. Đơn vị mà Quang theo là trung đội trinh sát của trung đoàn 31. Trung đội trưởng là một thiếu úy cựu Thiếu Sinh Quân. Hôm ấy, thông dịch viên cho cố vấn bị bệnh, Quang lại giỏi tiếng Anh, nên thiếu úy trung đội trưởng biệt phái Quang làm thông dịch viên cho cố vấn là thiếu úy Hummer. Trực thăng vừa đổ quân xuống thì hiệu thính viên của Hummer trúng đạn chết ngay. Lập tức Quang thay thế anh ta. Nghĩa là mọi liên lạc vô tuyến, Hummer ra lệnh cho Quang, rồi Quang nói lại trong máy.
Trung đội tiến vào trong làng thì lọt trận điạ phục kích của trung đoàn chủ lực miền, tên trung đoàn U Minh. Trung đội bị một tiểu đoàn địch bao vây. Vừa giao tranh được mười phút thì Hummer bị thương. Là người can đảm, Hummer bảo Quang đừng báo cáo về Trung-tâm hành quân. Trận chiến kéo dài sang giờ thứ hai thì Hummer lại bị trúng đạn nữa, anh tử trận, thành ra không có ai liên lạc chỉ huy trực thăng võ trang yểm trợ. Kệ, Quang thay Hummer chỉ huy trực thăng võ trang. Vì được học địa hình, đọc bản đồ rất giỏi, Quang cứ tiếp tục ra lệnh cho trực thăng võ trang nã vào phòng tuyến địch, coi như Hummer còn sống. Bấy giờ quân hai bên gần như lẫn vào nhau, chỉ còn khoảng cách 20-30 thước.
Thông thường, tại các quân trường Hoa-kỳ cũng như Việt Nam, dạy rằng khi gọi pháo binh, không quân yểm trợ, thì chỉ xin bắn vào trận địa địch với khoảng cách quân mình 70 đến 100 thước. Nhưng thời điểm 1965-1975, các cựu Thiếu Sinh Quân trong khu 42 chiến thuật khi họp nhau để ăn uống, siết chặt tình thân hữu, đã đưa ra phương pháp táo bạo là xin bắn vào phòng tuyến địch, dù cách mình 20 thước. Quang đã được học phương pháp đó. Quang chỉ huy trực thăng võ trang nã vào trận địch, nhiều rocket (hoả tiễn nhỏ), đạn 155 ly nổ sát quân mình, làm những binh sĩ non gan kinh hoảng. Nhờ vậy, mà trận địch bị tê liệt.
Sau khi được giải vây, mọi người khám phá ra Quang lĩnh tới bẩy viên đạn mà không chết: trên mũ sắt có bốn vết đạn bắn hõm vào; hai viên khác trúng ngực, may nhờ có áo giáp, bằng không thì Quang đã ô-hô ai-tai rồi. Viên thứ bẩy trúng…chim. Viên đạn chỉ xớt qua, bằng không thì Quang thành thái giám.
Trung-tá J.F. Corter, cố vấn trưởng trung đoàn được trung đội trưởng trinh sát báo cáo Hummer tử trận lúc 11 giờ 15. Ông ngạc nhiên hỏi:
- Hummer chết lúc 11.15 giờ, mà tại sao tôi vẫn thấy y chỉ huy trực thăng, báo cáo cho đến lúc 17 giờ?
Vì được học kỹ về tinh thần trách nhiệm, Quang nói rằng mình là người lạm quyền, giả lệnh Hummer, thay Hummer chỉ huy. Quang xin lỗi Corter. Trung-tá J.F. Corter tưởng Quang là lính người lớn, đề nghị gắn huy chương Hoa Kỳ cho Quang. Bấy giờ mới lòi đuôi chuột ra rằng các ông cựu Thiếu Sinh Quân đã uống thuốc liều, cho thằng em sữa ra trận.
Đúng ra theo quân luật, mấy ông anh bị phạt nặng, Quang bị đưa ra tòa vì "Không có tư cách mà lại chỉ huy". Nhưng các vị sĩ quan trong sư đoàn 21, trung đoàn 31 cũng như cố vấn đều là những người của chiến trường, tính tình phóng khoáng, nên câu truyện bỏ qua. Quang không được gắn huy chương, mà mấy ông anh cũng không bị phạt. Hết hè, Quang trở về trường mang theo kỷ niệm chiến đấu cực đẹp trong đời cậu bé, mà cũng là kỷ niệm đẹp vô cùng của Thiếu Sinh Quân Việt Nam. Câu truyện này trở thành huyền thoại. Huyền thoại này lan truyền mau lẹ khắp năm tỉnh của khu 42 chiến thuật : Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Chương Thiện. Quang trở thành người hùng lý tưởng của những thiếu nữ tuổi 15-17!
Năm 1974, sau khi đỗ chứng chỉ 2 Bộ Binh, Quang ra trường, mang cấp bậc trung sĩ. Quang nộp đơn xin về sư đoàn 21 Bộ Binh. Quang được toại nguyện. Sư đoàn phân phối Quang về tiểu đoàn Ngạc Thần tức tiểu đoàn 2 trung đoàn 31, tiểu đoàn của Trần Minh sáu năm trước. Thế là giấc mơ 6 năm trước của Quang đã thành sự thực.
Trung đoàn 31 Bộ Binh đóng tại Chương Thiện. Bấy giờ tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Chương Thiện là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, tham mưu trưởng tiểu khu là Thiếu Tá Nguyễn Văn Thời. Cả hai đều là cựu Thiếu Sinh Quân. Đại-tá Cẩn là cựu Thiếu Sinh Quân cao niên nhất vùng Chương Thiện bấy giờ (36 tuổi). Các cựu Thiếu Sinh Quân trong tiểu đoàn 2-31 dẫn Quang đến trình diện anh hai Cẩn. Sau khi anh em gặp nhau, Cẩn đuổi tất các tùy tùng ra ngoài, để anh em tự do xả xú báp.
Cẩn bẹo tai Quang một cái, Quang đau quá nhăn mặt. Cẩn hỏi:
- Ê ! Quang, nghe nói mày lĩnh bẩy viên đạn mà không chết, thì mày thuộc loại mình đồng da sắt. Thế sao tao bẹo tai mày, mà mày cũng đau à?
- Dạ, đạn Việt-cộng thì không đau. Nhưng vuốt anh cấu thì đau.
- Móng tay tao, đâu phải vuốt?
- Dạ, người ta nói anh là cọp U Minh Thượng…Thì vuốt của anh phải sắc lắm.
- Hồi đó suýt chết, thế bây giờ ra trận mày có sợ không?
- Nếu khi ra trận anh sợ thì em mới sợ. Cái lò Thiếu Sinh Quân có bao giờ nặn ra một thằng nhát gan đâu?
- Thằng này được. Thế mày đã trình diện anh Thời chưa?
- Dạ anh Thời-thẹo không có nhà.
Thiếu Tá Nguyễn Văn Thời, tham mưu trưởng Tiểu-khu, uy quyền biết mấy, thế mà một trung sĩ 18 tuổi dám gọi cái tên húy thời thơ ấu ra, thì quả là một sự phạm thượng ghê gớm. Nhưng cả Thời lẫn Quang cùng là cựu Thiếu Sinh Quân thì lại là một sự thân mật. Sau đó anh em kéo nhau đi ăn trưa. Lớn, bé cười nói ồn ào, như không biết tới những người xung quanh.
Bấy giờ tin Trần Minh đã đền nợ nước tại giới tuyến miền Trung. Sự ra đi của người đàn anh, của người hùng lý tưởng làm Quang buồn không ít. Nhưng huyền thoại về Trần Minh lưu truyền, càng làm chính khí trong người Quang bừng bừng bốc lên.
Tại sư đoàn 21 Bộ Binh, tất cả các hạ sĩ quan cũng như các Thiếu Sinh Quân mới ra trường, thường chỉ được theo hành quân như một khinh binh. Đợi một vài tháng đã quen với chiến trường, rồi mới được chỉ định làm tiểu đội trưởng. Nhưng vừa trình diện, Quang được cử làm trung đội phó ngay, dù hầu hết các tiểu đội trưởng đều ở cấp trung sĩ, trung sĩ nhất, mà những người này đều vui lòng. Họ tuân lệnh Quang răm rắp!
Sáu tháng sau, đầu năm 1975 nhờ chiến công, Quang được thăng trung sĩ nhất, nhưng chưa đủ một năm thâm niên, nên chưa được gửi đi học sĩ quan. Quang trở thành nổi tiếng trong trận đánh ngày 1-2-1975, tại Thới Lai, Cờ Đỏ. Trong ngày hôm ấy, đơn vị của Quang chạm phải tiểu đoàn Tây Đô. Đây là một tiểu đoàn được thành lập từ năm 1945, do các sĩ quan Nhật Bản không muốn về nước, trốn lại Việt Nam…huấn luyện. Quang đã được Đại Ttá Hồ Ngọc Cẩn giảng về kinh nghiệm chiến trường:
"Tây Đô là tiểu đoàn cơ động của tỉnh Cần Thơ. Tiểu đoàn có truyền thống lâu đời, rất thiện chiến. Khi tác chiến cấp đại đội, tiểu đoàn chúng không hơn các đơn vị khác làm bao. Nhưng tác chiến cấp trung đội, chúng rất giỏi. Chiến thuật thông thường, chúng dàn ba tiểu đội ra, chỉ tiểu đội ở giữa là nổ súng. Nếu thắng thế, thì chúng bắn xối xả để uy hiếp tinh thần ta, rồi hai tiểu đội hai bên xung phong. Nếu yếu thế, thì chúng lui. Ta không biết, đuổi theo, thì sẽ dẫm phải mìn, rồi bị hai tiểu đội hai bên đánh ép. Vì vậy khi đối trận với chúng, phải im lặng không bắn trả, để chúng tưởng ta tê liệt. Khi chúng bắt đầu xung phong, thì dùng vũ khí cộng đồng nã vào giữa, cũng như hai bên. Thấy chúng chạy, thì tấn công hai bên, chứ đừng đuổi theo. Còn như chúng tiếp tục xung phong ta phải đợi chúng tới gần rồi mớí phản công".
Bây giờ Quang có dịp áp dụng. Sau khi trực thăng vận đổ quân xuống. Cả đại đội của Quang bị địch pháo chụp lên đầu, đại liên bắn xối xả. Không một ai ngóc đầu dậy được. Nhờ pháo binh, trực thăng can thiệp, sau 15 phút đại đội đã tấn công vào trong làng. Vừa tới bìa làng, thiếu úy trung đội trưởng của Quang bị trúng đạn lật ngược. Quang thay thế chỉ huy trung đội. Trung đội dàn ra thành một tuyến dài đến gần trăm mét. Đến đây, thì phi pháo không can thiệp được nữa, vì quân hai bên chỉ cách nhau có 100 mét, gần như lẫn vào nhau. Nhớ lại lời giảng của Cẩn, Quang ra lệnh im lặng, chỉ nổ súng khi thấy địch. Ngược lại ngay trước mặt Quang, khoảng 200 thước là một cái hầm lớn, ngay trước hầm hai khẩu đại liên không ngừng nhả đạn. Quang ghi nhận vị trí hai khẩu đại liên với hai khẩu B40 ra lệnh:
"Lát nữa khi chúng xung phong thì dùng M79 diệt hai khẩu đại liên, B40, rồi hãy bắn trả".
Sau gần 20 phút, thình lình địch xả súng bắn xối xả như mưa, như gió, rồi tiếng hô xung phong phát ra. Chỉ chờ có thế, M79 của Quang khai pháo. Đại liên, B40 bị bắn tung lên, trong khi địch đang xung phong. Bấy giờ trung đội của Quang mới bắn trả. Chỉ một loạt đạn, toàn bộ phòng tuyến địch bị cắt. Quang ra lệnh xung phong. Tới căn hầm, binh sĩ không dám lại gần, vì bị lựu đạn từ trong ném ra. Quang ra lệnh cho hai khẩu đại liên bắn yểm trợ, rồi cho một khinh binh bò lại gần, tung vào trong một quả lựu đạn cay. Trong khi Quang hô:
- Ra khỏi hầm, dơ tay lên đầu ! Bằng không lựu đạn sẽ ném vào trong.
Cánh cửa hầm mở ra, mười tám người, nam có, nữ có, tay dơ lên đầu, ra khỏi hầm, lựu đạn cay làm nước mắt dàn dụa.
Đến đây trận chiến chấm dứt.
Thì ra 18 người đó là đảng bộ và ủy ban nhân dân của huyện châu thành Cần Thơ. Trong đó có viên huyện ủy và viên chủ tịch ủy ban nhân dân huyện.
Sau trận này Quang được tuyên dương công trạng trước quân đội, được gắn huy chương Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu. Trong lễ chiến thắng giản dị, Quang được một nữ sinh trường Đoàn Thị Điểm quàng vòng hoa. Nữ sinh đó tên Nguyễn Hoàng Châu, 15 tuổi, học lớp đệ ngũ. Cho hay, anh hùng với giai nhân xưa nay thường dễ cảm nhau. Quang, Châu yêu nhau từ đấy. Họ viết thư cho nhau hàng ngày. Khi có dịp theo quân qua Cần Thơ, thế nào Quang cũng gặp Châu. Đôi khi Châu táo bạo, xuống Chương Thiện thăm Quang. Mẹ Quang biết truyện, bà lên Cần Thơ gặp cha mẹ Châu. Hai gia đình đính ước với nhau. Họ cùng đồng ý : Đợi năm tới, Quang xin học khóa sĩ quan đặc biệt, Châu 17 tuổi, thì cho cưới nhau.

Nhưng mối tình đó đã đi vào lịch sử…
Tình hình toàn quốc trong tháng 3, tháng 4 năm 1975 biến chuyển mau lẹ. Ban Mê Thuột bị mất, Quân Đoàn 2 rút lui khỏi Cao Nguyên, rồi Quân Đoàn 1 bỏ mất lãnh thổ. Rồi các sĩ quan bộ Tổng Tham Mưu được Hoa Kỳ bốc đi. Ngày 29-4, trung đội của Quang chỉ còn mười người. Tiểu đoàn trưởng, đại đội trưởng bỏ ngũ về lo di tản gia đình. Quang vào bộ chỉ huy tiểu khu Chương Thiện trình diện Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn. Cẩn an ủi:
- Em đem mấy người thuộc quyền vào đây ở với anh.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, viên tướng mặt bánh đúc, đần độn Dương Văn Minh phát thanh bản văn ra lệnh cho quân đội Việt Nam Cộng-hòa buông súng đầu hàng. Tất cả các đơn vị quân đội miền Nam tuân lệnh, cởi bỏ chiến bào, về sống với gia đình. Một vài đơn vị lẻ lẻ còn cầm cự. Tiếng súng kháng cự của các đơn vị Dù tại Sài-gòn ngừng lúc 9 giờ 7 phút.
Đúng lúc đó tại Chương Thiện, tỉnh trưởng kiêm Tiểu Khu trưởng là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn. Ông đang chỉ huy các đơn vị thuộc quyền chống lại cuộc tấn công của Cộng quân. Phần thắng đã nằm trong tay ông. Lệnh của Dương Văn Minh truyền đến. Các quận trưởng chán nản ra lệnh buông súng. Chỉ còn tỉnh lỵ là vẫn chiến đấu. Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn ra lệnh:
"Dương Văn Minh lên làm Tổng-thống trái với hiến pháp. Ông ta không có tư cách của vị Tổng Tư Lệnh. Hãy tiếp tục chiến đấu".
Nhưng đến 12 giờ trưa, các đơn vị dần dần bị tràn ngập, vì quân ít, vì hết đạn vì mất tinh thần. Chỉ còn lại bộ chỉ huy tiểu khu. Trong bộ chỉ huy tiểu khu, có một đại đội địa phương quân cùng nhân viên bộ ham mưu. Đến 13 giờ, lựu đạn, đạn M79 hết. Tới 14 giờ 45, thì đạn hết, làn sóng Cộng quân tràn vào trong bộ chỉ huy. Cuối cùng chỉ còn một ổ kháng cự từ trong một hầm chiến đấu, nơi đó có khẩu đại liên. Một quả lựu đạn cay ném vào trong hầm, tiếng súng im bặt. Quân Cộng Sản vào hầm lôi ra hai người. Một là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, tỉnh trưởng, kiêm tiểu khu trưởng và một trung sĩ mớí 19 tuổi. Trung sĩ đó tên là Vũ Tiến Quang.
Bấy giờ đúng 15 giờ.
Kẻ chiến thắng trói người chiến bại lại. Viên đại tá chính ủy của đơn vị có nhiệm vụ đánh tỉnh Chương Thiện hỏi:
- Đ.M. Tại sao có lệnh đầu hàng, mà chúng mày không chịu tuân lệnh?
Đại Tá Cẩn trả lời bằng nụ cười nhạt.
Trung sĩ Quang chỉ Đại Tá Cẩn:
- Thưa đại tá, tôi không biết có lệnh đầu hàng. Ví dù tôi biết, tôi cũng vẫn chiến đấu. Vì anh ấy là cấp chỉ huy trực tiếp của tôi. Anh ra lệnh chiến đấu, thì tôi không thể cãi lệnh.
Cộng quân thu nhặt xác chết trong, ngoài bộ chỉ huy tiểu khu. Viên chính ủy chỉ những xác chết nói với Đại Tá Cẩn:
- Chúng mày là hai tên ngụy ác ôn nhất. Đ.M. Chúng mày sẽ phải đền tội.
Đại Tá Cẩn vẫn không trả lời, vẫn cười nhạt. Trung sĩ Quang ngang tàng:
- Đại tá có lý tưởng của đại tá, tôi có lý tưởng của tôi. Đại tá theo Karl Marx, theo Lénine; còn tôi, tôi theo vua Hùng, vua Trưng. Tôi tuy bại trận, nhưng tôi vẫn giữ lý tưởng của tôi. Tôi không gọi đại tá là tên Việt Cộng. Tại sao đại tá lại mày tao, văng tục với chúng tôi như bọn ăn cắp gà, phường trộm trâu vậy? Phải chăng đó ngôn ngữ của đảng Cộng-sản?
Viên đại tá rút súng kề vào đầu Quang:
- Đ.M. Tao hỏi mày, bây giờ thì mày có chính nghĩa hay tao có chính nghĩa?
- Xưa nay súng đạn trong tay ai thì người đó có lý. Nhưng đối với tôi, tôi học trường Thiếu Sinh Quân, súng đạn là đồ chơi của tôi từ bé. Tôi không sợ súng đâu. Đại tá đừng dọa tôi vô ích. Tôi vẫn thấy tôi có chính nghĩa, còn đại tá không có chính nghĩa. Tôi là con cháu Hoài Văn Vương Trần Quốc Toản mà.
- Đ.M. Mày có chịu nhận mày là tên ngụy không?
- Tôi có chính nghĩa thì tôi không thể là ngụy. Còn Cộng quân dùng súng giết dân mới là ngụy, là giặc cướp. Tôi nhất quyết giữ chính khí của tôi như Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng, như Nguyễn Biểu.
Quang cười ngạo nghễ:
- Nếu đại tá có chính nghĩa tại sao đại tá lại dùng lời nói thô tục vớí tôi? Ừ! Muốn mày tao thì mày tao. Đ.M. tên Cộng Sản ác ôn! Nếu tao thắng, tao dí súng vào thái dương mày rồi hỏi: Đ.M.Mày có nhận mày là tên Việt Cộng không? Thì mày trả lời sao?
Một tiếng nổ nhỏ, Quang ngã bật ngửa, óc phọt ra khỏi đầu, nhưng trên môi người thiếu niên còn nở nụ cười. Tôi không có mặt tại chỗ, thành ra không mường tượng ý nghĩa nụ cười đó là nụ cười gì? Độc giả của tôi vốn thông minh, thử đoán xem nụ cưòi đó mang ý nghĩa nào? Nụ cười hối hận ? Nụ cười ngạo nghễ? Nụ cười khinh bỉ? Hay nụ cười thỏa mãn?

Ghi chú :
Nhân chứng quan trọng nhất, chứng kiến tận mắt cái chết của Vũ Tiến Quang thuật cho tác giả nghe là cô Vũ Thị Quỳnh Chi. Cô là em ruột của Quang, nhỏ hơn Quang 4 tuổi. Lúc anh cô bị giết, cô mới 15 tuổi (cô sinh năm 1960). Hiện (1999) cô là phu nhân của bác sĩ Jean Marc Bodoret, học trò của tôi, cư trú tại Marseille.
Cái lúc mà Quang ngã xuống, thì trong đám đông dân chúng tò mò đứng xem có tiếng một thiếu nữ thét lên như xé không gian, rồi cô rẽ những người xung quanh tiến ra ôm lấy xác Quang. Thiếu nữ đó là Nguyễn Hoàng Châu. Em gái Quang là Vũ thị Quỳnh Chi đã thuê được chiếc xe ba bánh. Cô cùng Nguyễn Hoàng Châu ôm xác Quang bỏ lên xe, rồi bọc xác Quang bằng cái Poncho, đem chôn.
Chôn Quang xong, Châu từ biệt Quỳnh Chi, trở về Cần Thơ. Nhưng ba ngày sau, vào một buổi sáng sớm Quỳnh-Chi đem vàng hương, thực phẩm ra cúng mộ anh, thì thấy Châu trong bộ y phục trắng của nữ sinh, chết gục bên cạnh. Mặt Châu vẫn tươi, vẫn đẹp như lúc sống. Đích thân Quỳnh Chi dùng mai, đào hố chôn Châu cạnh mộ Quang.
Năm 1998, tôi có dịp công tác y khoa trong đoàn Liên Hiệp các viện bào chế Châu Âu (CEP= Coopérative Européenne Pharmaceutique), tôi đem J.M Bodoret cùng đi, Quỳnh Chi xin được tháp tùng chồng. Lợi dụng thời gian nghỉ công tác 4 ngày, từ Sài-gòn, chúng tôi thuê xe đi Chương Thiện, tìm lại ngôi mộ Quang-Châu. Ngôi mộ thuộc loại vùi nông một nấm dãi dầu nắng mưa, cỏ hoa trải 22 năm, rất khó mà biết đó là ngôi mộ. Nhưng Quỳnh-Chi có trí nhớ tốt. Cô đã tìm ra. Cô khóc như mưa, như gió, khóc đến sưng mắt. Quỳnh-Chi xin phép cải táng, nhưng bị từ chối. Tuy nhiên, cuối cùng có tiền thì mua tiên cũng được. Giấy phép có. Quỳnh-Chi cải táng mộ Quang-Châu đem về Kiên Hưng, chôn cạnh mộ của ông Vũ Tiến Đức. Quỳnh-Chi muốn bỏ hài cốt Quang, Châu vào hai cái tiểu khác nhau. Tôi là người lãng mạn. Tôi đề nghị xếp hai bộ xương chung với nhau vào trong một cái hòm. Bodoret hoan hô ý kiến của sư phụ.
Ngôi mộ của ông Đức, của Quang-Châu xây xong. Tôi cho khắc trên miếng đồng hàng chữ:

"Nơi đây AET Vũ Tiến Quang, 19 tuổi,
An giấc ngàn thu cùng
Vợ là Nguyễn Hoàng Châu
Nở nụ cười thỏa mãn vì thực hiện được giấc mộng"

Giấc mộng của Quang mà tôi muốn nói, là: được nhập học trường Thiếu Sinh Quân, rồi trở thành anh hùng. Giấc mộng của Châu là được chết, được chôn chung với người yêu. Nhưng người ta có thể hiểu rằng: Quang thỏa mãn nở nụ cười vì mối tình trọn vẹn.

Paris ngày 13 tháng 4 năm 1999.

Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ. (Từ Lịch Sử Thiếu Sinh Quân Việt Nam)





3. TRƯỜNG THIẾU SINH QUÂN QUÂN QLVNCH VÀ CUỘC “CHỐNG TRẢ” SAU CÙNG.



3. TRƯỜNG THIẾU SINH QUÂN QUÂN QLVNCH VÀ CUỘC “CHỐNG TRẢ” SAU CÙNG.


Đồng bào trong nước, và dân cư Vũng Tàu còn nhớ, cũng như Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn Cộng Sản Hải Ngoại nghe truyền tụng rằng: “Giờ thứ 25”, giờ phút sau cùng của Ngày “TANG CHỀ” của toàn thể Quân Dân Việt Nam Cộng Hoà, 30-04-1975, về sự hào hùng kháng cự, của các “Chú lính tí hon” Thiếu Sinh Quân, tự chỉ huy (không có cán bộ nhà Trường), cho đến giờ phút cuối cùng.

* Trong lúc đó, tất cả các đơn vị, trước đây đồn trú tại Vũng Tàu đều “rã ngũ”;

* Trong khi tại Thủ Đô Sài Gòn, T.54 Cộng sản đã ủi sập cổng chính Dinh Độc Lập và chiếm cứ Thủ Đô Việt Nam Cộng Hoà của chúng ta.

Chỉ có hai nơi, vẫn còn đang tiếp tục kiên cường chiến đấu, kháng cự không chịu buông súng đầu hàng giặc Cộng. Đó là tại Tỉnh lỵ Chương Thiện do Vị Tỉnh Trưởng gốc Thiếu sinh quân, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn (được tường thuật ở đoạn trên) và Trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam Cộng Hòa tại Thị Xã Vũng Tàu.

Trường Thiếu Sinh Quân trấn đóng ngay cửa ngõ con đường dẫn vào Thị Xã Vũng Tàu. Cộng quân huy động cả Trung Đoàn Bộ Binh để tấn chiếm Vũng Tàu trên đường xâm nhập từ Tỉnh Bà Rịa vào Vũng Tàu, bắt buộc phải xuyên qua cửa ải Trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam. Đoàn quân Cộng sản, khi vừa tới ngã ba “Bến Đình & Vũng Tàu” thì chạm ngay một lực lượng chống trả (địch chưa biết rõ thực lực của TSQ), trấn thủ bên trong ngôi thành vách đá rộng lớn, phía trước cổng có đề chữ Trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam. Các Thiếu Sinh Quân đóng kín cửa trường, và từ các lỗ châu mai, với những khẩu Đại Liên M.60, các khẩu phóng lựu M.79, các khẩu súng trường M.16, thi đua nhau khạc đạn chận đoàn quân Cộng sản đang hùng hổ tiến vào…sau vài lần cố vượt qua, nhưng tất cả đều bị bắn ngã… Cuối cùng Công Quân phải điều động một Chi Đội T.54 từ Tỉnh Bà Rịa đến trợ chiến, dùng Đại Bác 100 ly của chiến xa bắn thủng cửa thành, gây thêm thương tích cho một vài em TSQ bên trong… Chiến xa dàn trận…Cộng quân phát loa kêu “đầu hàng”!!

Tình hình nội bộ bên trong Trường, lúc bấy giờ có khoảng 1,000 chú lình tí hon: 7/10 dưới 14 tuổi), phần còn lại là các em lớp 12 cũng dưới 18 tuổi, tổ chức thành các Đại Đội chiến đấu, y như các bậc đàn anh “Lính Chiến” chuyên nghiệp, của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, (các Đại Đội TSQ được chỉ huy bởi các em lớp 12), Một số bị thương (tự băng bó lấy, không có y tá cũng như Bác Sĩ). Không có ai “nấu cơm cho ăn” như thường ngày… Vì sức cô, thế yếu trước đoàn quân hung hăng của Cộng sản có cả T.54 trợ chiến, buộc lòng các em phải cử phái đoàn cầm cờ trắng ra “thương thuyết”. Một em Thiếu Sinh Quân lớp 12 tiến đến gặp viên Chính Ủy để ra điều kiện: “Các Ông không được tiến lấn thêm một bước nào nữa và phải để cho chúng tôi làm lễ hạ Quốc kỳ và cuốn lại Quân kỳ, thì chúng tôi mới chịu “đầu hàng”.

Vì muốn đạt được mục tiêu “Chiếm Thị Xã Vũng Tàu” như đã dự định, (đã bị các TSQ cầm chận hơn nửa ngày tại ngã ba đường vào Vũng Tàu), trong cái thế chẳng đặng đừng !!! Hơn thế nữa, không biết trong trường TSQ có bao nhiêu “Chiến Binh gan lì”? chịu tử thủ, tiếp tục chống cự.??.. Viên Chính Ủy phải chấp nhận ”điều kiện” của người đại diện Thiếu Sinh Quân. Và các Em tập họp trước Vũ Đình Trường…trịnh trọng cử hành lễ hạ Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hoà và cuốn lại Quân Kỳ của Trường Thiếu sinh Quân Việt Nam Cộng Hòa.

Như vậy, mặc dù các Em TSQ chịu “gác súng” đầu hàng, lực lượng Cộng quân đang ở thế thượng phong, nhưng tên Chính Ủy của đoàn quân đang đà chiến thắng, cũng phải nể phục, đứng nhìn Quân kỳ của Trường Thiếu Sinh Quân có thêu ba chữ “Nhân Trí Dũng” cuốn lại và lá Quốc Kỳ “nền vàng ba sọc đỏ” của Việt Nam Cộng Hòa từ từ hạ xuống, một cách trịnh trọng và trang nghiêm.

Trong khi trước đó, tại Dinh Độc Lập Sài Gòn,(phía trước tiền đình Dinh Độc Lập) một tên cán binh”quèn”, leo lên sân thượng, hạ cờ Quốc Gia xuống, và cột cờ “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” lên, một cách rất ư là cẩu thả.

Sau khi làm lễ “hạ kỳ”, khoảng 1,000 em Thiếu sinh Quân bị Cộng quân giam lỏng trong khuôn viên nhà trường; Nhưng rồi, lần hồi trong đêm tối, nhờ am tường địa hình địa vật nơi ngôi “Trường Mẹ”, các em mở cửa sau, lẩn vào “Núi Lớn” Vũng Tàu, đào thoát ra được hết bên ngoài, hòa nhập vào đoàn người đang trốn chạy nanh vuốt của “loài quỷ đỏ” Phương Bắc.


Trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam, đã trải qua bao nổi thăng trầm, theo thời gian và thời cuộc. Nhưng Ba chữ Thiếu Sinh Quân vẫn còn ”Trơ gan cùng tuế nguyệt”; Tập thể Cựu Thiếu Sinh Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà tại Hải Ngoại, hiện nay vẫn còn mộng ước trở về Đất Tổ Việt Nam, để cùng nhau quang phục Quê Hương Xứ Sở.


Bài của Cựu TSQ/QLVNCH Nguyễn Ngọc Ánh 


Với phần bổ túc về Người Lính Nhỏ Chính Khí Lớn Vũ Tiến Quang của Yên Tử

 Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét