Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

BÁO CHÍ QUỐC TẾ ĐƯA TIN VỀ PHIÊN TÒA ĐẢNG CƯỚP XÉT XỬ NGƯỜI CHỐNG CƯỚP ĐOÀN VĂN VƯƠN


Tòa bắt đầu xử Đoàn Văn Vươn
Cập nhật: 07:06 GMT - thứ ba, 2 tháng 4, 2013
Phiên tòa xử ông Đoàn Văn Vươn và ba người thân tội Giết người đã bắt đầu sáng thứ Ba 2/4 tại Tòa án Nhân dân TP Hải Phòng.
Một nhân chứng cho BBC biết hàng trăm người đã tới khu vực tòa án từ sáng sớm để tham dự phiên tòa mà truyền thông nhà nước nói là 'xét xử công khai' nhưng không qua được hàng rào an ninh rất chặt vào bên trong.
Các bài liên quan
Con đường dẫn tới tòa bị chặn lại, nhân chứng này cho biết, và đã xảy ra đôi co giữa các nhân viên bảo vệ và một số người tới theo dõi phiên xử.

Một vài người đã bị cảnh sát dẫn đi, theo một nguồn tin.
Ông Đoàn Văn Vươn, 53 tuổi, cùng các anh em của ông là Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Quý và Đoàn Văn Vệ, bị xử tội Giết người, theo Điểm d, Khoản 1, Điều 93 Bộ Luật Hình sự.
Tội này có khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù giam, tù chung thân hoặc tử hình.

Bốn người này cùng hai người khác, hiện đang bị truy nã, còn bị xử tội Chống người thi hành công vụ.

Vợ ông Vươn là Nguyễn Thị Thương và em dâu ông Vươn là Phạm Thị Báu, cũng sẽ bị xử tội Chống người thi hành công vụ, theo Điểm a, Điểm d, Khoản 2, điều 257 Bộ Luật Hình sự, với khung hình phạt từ 2 năm đến 7 năm tù.

Bốn bị cáo tội danh Giết người bị bắt từ tháng 1/2012.

Toàn bộ số bị cáo bị truy tố từ cuối năm 2012.

"Bình thản"

Ông Đoàn Văn Vươn ra tòa trong chiếc áo màu xi măng, tóc đã mọc dài hơn so với khi ông bị bắt và xuất hiện trong một đoạn video trên Truyền hình Việt Nam.

Theo một nhân chứng có mặt tại tòa, ông tỏ ra khá bình tĩnh.

Vợ ông, bà Nguyễn Thị Thương, thì có vẻ mặt hốc hác và mệt mỏi.

Vụ ông Đoàn Văn Vươn cùng người nhà dùng súng hoa cải tự chế bắn vào lực lượng cưỡng chế khu đầm của ông Đoàn Văn Quý xảy ra hôm 5/1/2012.

Trong vụ này 7 cán bộ chiến sỹ công an, quân đội, đã bị thương.

Kết luận điều tra của công an nói ông "Đoàn Văn Vươn tập hợp anh em ruột gồm [ông] Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Thoại và Phạm Thái (là anh vợ ông Quý) đã bàn bạc thống nhất lên kế hoạch chuẩn bị thực hiện việc chống lại lực lượng cưỡng chế".

Gia đình ông Vươn bị cho là đã "dựng hàng rào bằng tre, dóc rào để ngăn cản không cho người làm nhiệm vụ vào khu đất, đầm thu hồi cưỡng chế, rải rơm rạ ra lối đi vào và phủ lên nơi đặt mìn tự tạo, tưới xăng đốt, kích điện gây nổ mìn, nổ bình ga bắn đạn hoa cải vào người đến cưỡng chế".

Vụ việc đã gây chấn động dư luận, thu hút sự chú ý của các cấp cao nhất trong chính phủ cũng như của các nước ngoài.

Phiên tòa dự định diễn ra tới ngày 5/4.

Bản án định sẵn?

BBC Tiếng Việt vừa tiến hành cuộc khảo sát trên trang Facebook của mình. Hầu hết các ý kiến đều nghi ngờ tính công minh của phiên tòa và nghi ngờ 'bản án đã được định từ trước'.

"Đảng đã quyết thì khó thay đổi bản án đã được định sẵn trước lắm....Mọi tiếng nói giờ cũng chỉ như 'muối bỏ bể', 'nước đổ lá khoai'. Thương thay bác Vươn và thân quyến!", một cư dân Facebook có tên là Giovanni Paolo viết.

"Nếu chế độ cộng sản Việt Nam... quyết định tha bổng hoặc xử án nhẹ anh Đoàn Văn Vươn cùng những người trong gia đình anh thì người dân Việt Nam còn chút niềm tin vào hệ thống luật pháp do cộng sản Việt Nam tạo ra," Đại Dũng viết.

"Nếu xử với một bản án nặng nề, thì nhân dân Việt Nam hiểu rằng giải pháp cho một đất nước Việt Nam dân chủ, tự do, đa nguyên, đa đảng, thượng tôn luật pháp chỉ được tìm thấy bên ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam."

"Đảng Cộng sản Việt Nam đã hiện nguyên hình là một băng đảng mafia đỏ, chỉ bảo vệ quyền lợi riêng của phe cánh, nhóm lợi ích của Đảng Cộng sản Việt Nam mà thôi," Đại Dũng viết thêm.

Còn Hải Đăng bình viết: "Mong họ được trắng án, chính quyền sai ngay từ đầu."

"Nhìn hình ảnh Đoàn Văn Vươn thấy thương quá. Hình ảnh người nông dân cam khổ," TuyetAnh Candy bình luận.

Riêng Nguyễn Huy Hùng phản bác các ý kiến trên: "Có kế hoạch chi tiết như thế sao gọi là phòng vệ được. Tôi tin phiên tòa này sẽ được xử công bằng theo luật pháp. Tội của ai đến mức nào thì xử đến mức đó, kể cả những người đã ra lệnh sai luật dẫn đến vụ này".

"Đảng hay thủ tướng có trực tiếp áp đặt ý muốn được đâu? Tòa án chỉ làm theo luật như vụ Lê Văn Luyện được thôi, có muốn cũng không xử nặng hơn những gì đã quy định trong luật. Ai bảo tòa sẽ xử nặng chắc là những người không biết tý gì về luật mà nói vô căn cứ."

Under tight security, Vietnamese court begins hearing trial of farmers who fought police


By Associated Press, Tuesday, April 2, 9:57 AM

HAIPHONG, Vietnam — A Vietnamese court has begun hearing the trial of four fish farmers charged with attempted murder for fighting back against police and army officers seeking to evict them from their land last year.
The men are accused of using improvised explosive devices and shotguns and injuring seven security officers.
Despite the alleged violence, their plight and willingness to stand up to the state has earned them folk hero status in Vietnam, where anger at land seizures is one of the main sources of dissent against one-party rule.
Hundreds of police ringed the court in the northern city of Haiphong on Tuesday, ripping down posters from protestors and stopping news photographers.
Lawyers for the accused, land owner Doan Van Vuon and three relatives were not available for comment.
Copyright 2013 The Associated Press. All rights reserved. This material may not be published, broadcast, rewritten or redistributed.Nguồn: http://www.washingtonpost.com/world/asia_pacific/under-tight-security-vietnamese-court-begins-hearing-trial-of-farmers-who-fought-police/2013/04/01/0804bfc8-9b41-11e2-9219-51eb8387e8f1_story.html


BÁO LE MOND ĐƯA TIN VỀ VỤ XÉT XỬ ANH HÙNG NÔNG DÂN ĐOÀN VĂN VƯƠN


Việt Nam: Bắt đầu phiên tòa xử một nông dân chống cưỡng chế đất

(Le Monde/AFP 02/04/2013) Phiên tòa xử một người nuôi thủy sản đã sử dụng chất nổ để chống lại lực lượng cưỡng chế đến trục xuất ông ra khỏi mảnh đất của mình, đã được mở ra ngày thứ Ba 2/4 tại Việt Nam. Hàng mấy trăm công an đã phong tỏa các ngả đường dẫn đến tòa án Hải Phòng (Bắc Việt Nam), ngăn trở đám đông đến ủng hộ Đoàn Văn Vươn. Những người tranh đấu khác bị chận lại ở ngoại ô thành phố. 

Ông Đoàn Văn Vươn đã làm bị thương bốn công an và hai bộ đội trong lúc bị cưỡng chế đất vào tháng Giêng năm 2012, và đã trở thành một người anh hùng thực sự, tại một quốc gia cộng sản mà vấn đề đất đai đã trở nên hết sức nhạy cảm.

Ông Vươn và ba người đàn ông khác, tất cả đều là thành viên trong cùng một gia đình công giáo, phải ra tòa vì tội mưu sát. Vợ ông và người em dâu bị xét xử vì tội chống người thi hành công vụ. Hành động thách thức này, rất hiếm hoi tại Việt Nam, đã tạo ra một chiến dịch rộng rãi trên toàn quốc ủng hộ các bị cáo. Chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã cho rằng vụ cưỡng chế này là « bất hợp pháp », và hứa hẹn sẽ truy tố các quan chức địa phương tham nhũng.

Thứ Hai tới, năm cựu viên chức địa phương sẽ ra tòa vì đã phá hủy nhà của ông Đoàn Văn Vươn. « Chúng tôi đến đây một cách ôn hòa để bày tỏ sự ủng hộ gia đình ông Vươn » - nhà ly khai nổi tiếng Phạm Hồng Sơn, đã trải qua nhiều năm trong tù vì các hoạt động dân chủ - cho biết như trên. Ông lo ngại Đoàn Văn Vươn sẽ bị lãnh một bản án nặng nề « để gây sợ hãi ». « Nhiều người khác phải đối mặt với các vụ cưỡng chế bất hợp pháp và bất công. Nếu chính quyền đưa ra một bản án khoan hồng, có thể khiến những người khác phản ứng mạnh mẽ hơn».

Các vụ cưỡng chế đất là nguồn gốc gây căng thẳng từ nhiều thập kỷ qua tại Việt Nam, nhưng độ nóng đã tăng lên với vụ Đoàn Văn Vươn. Từ cuối thập niên 80, chính quyền đã bắt đầu giai đoạn chuyển tiếp khó khăn sang nền kinh tế thị trường. Và từ năm 1993, người dân Việt Nam có được « quyền sử dụng đất » trong vòng hai mươi năm, trên thực tế đất đai vẫn thuộc sở hữu Nhà nước.

Nhiều triệu nông dân bị lệ thuộc vào các viên chức địa phương, vốn có thể thu hồi đất đai màu mỡ của họ với danh nghĩa rất mù mờ là « lợi ích công », để có được những phong bì dày cộp.

Vụ án Đoàn Văn Vươn là « hình mẫu cho tất cả những gì bất hợp lý của hệ thống quản lý đất đai » Việt Nam – theo nhận xét hồi năm 2012 của David Brown, nhà ngoại giao Mỹ về hưu và là chuyên gia về khu vực. Trên 70% vụ kiện tụng chống lại chính quyền địa phương tại nước này có liên quan đến tranh chấp đất đai, và cuộc khủng hoảng chỉ có thể trầm trọng thêm vào năm 2013, khi hàng ngàn hợp đồng thuê đất đã đến hạn.

Trong những năm gần đây, nhiều cuộc biểu tình đã được tổ chức tại các thành phố lớn ở Việt Nam vì các vụ tương tự. Năm 2007, có nhiều ngàn người ở Thành phố Hồ Chí Minh đã xuống đường tố cáo việc tịch thu đất để xây dựng một trung tâm thương mại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét