“Kẻ hèn nhát hỏi: ‘Có an toàn không?’ Kẻ cơ hội hỏi: ‘Có khôn khéo không?’ Kẻ rởm đời hỏi: ‘Có được tiếng tăm gì không?’ Nhưng, người có lương tâm hỏi: ‘Có là lẽ phải không?’ Và có khi ta phải chọn một vị trí không an toàn, không khôn khéo, không để được tiếng tăm gì cả, nhưng ta phải chọn nó, vì lương tâm ta bảo ta rằng đó là lẽ phải.”
Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013
HỒI KÝ GIỮA ĐÊM TRƯỜNG CỦA NGUYỄN THỤY LONG - KỲ 2
Nguyễn Thụy Long |
Chia tay nhau lũ người lận đận
Nhìn nhau buồn chẳng nói năng chi
Cùng một kiếp thương vay khóc mướn
Được thua gì rồi cũng phải đi
Cuộc thế trăm năm là vậy đó
Khóc cười ư cũng chuyện thương tình
Ta đã sống bằng trăm thế kỷ
Bao chuyện động trời tặc lưỡi là xong
Mày viết ngày đêm Vùng mả động
Sống cùng ma quỷ rỡn chơi hoài
Nay mày ra đi về cõi khác
Tao ngồi buồn thắp một nén nhang
Cầu cho mày kiếp sau lại viết
Chép cho đời những chuyện trái ngang
Và uống rượu say rồi cười ngật
Về nhà chắc lại bị vợ nhằn
Cứ ngủ cứ mơ và cứ viết
Trăm năm còn sống còn đi hoang
Khóc cười ta cứ khóc cười mãi
Mặc thây thiên hạ nói năng chi
Mày về bên ấy bao nhiêu mộng
Ta ở bên này ngất ngưởng ngông.
HỒI KÝ GIỮA ĐÊM TRƯỜNG CỦA NGUYỄN THỤY LONG - KỲ CUỐI
Năm 1950. Ở Hà Nội, tôi 10 tuổi, mới dậu xong
bằng tiểu học, sửa soạn thi vào lớp đệ thất ( lớp 6 bây giờ ) trường trung học
Chu Văn An. Nghĩa là sẽ trở thành học sinh trường bưởi danh tiếng xưa kia đấy.
Nhưng là tuổi ăn tuổi chơi. Ba tháng hè, tôi tham gia tất cả những trò chơi trẻ
con ở Hà Nội. Đánh đinh, đánh đáo, sưu tầm programes ở những rạp chiếu phim,
xem ciné và đọc truyện.
Có lẽ thứ mà tôi đam mê nhất là đọc truyện. Tôi đọc lung tung đủ thứ truyện, từ truyện kiếm hiệp đến mọi loại tiểu thuyết, in thành từng tập mỏng phát hành mỗi tuần mà cha tôi gọi là tiể thuyết ba xu. Gom góp từng tập mỏng ấy để đóng lại thành pho sách dầy. Những truyện đăng trên báo tôi cũng cắt đóng lại thành từng tập. Không kể việc sưu tầm từng cuốn tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn mà tôi rất ngưỡng mộ. Tất cả những cuốn sách cũ, đôi khi nát phải tự phục chế. Lý do đơn giản là tôi không có tiền để mua những cuốn tiểu thuyết tinh còn thơm mùi mực in.
HỒI KÝ CỦA BÀ TÙNG LONG - KỲ 1
Người đọc
ở thành phố trong Nam cuối những năm 50, suốt những năm 60 và đầu những năm 70
– trên dưới 20 năm – quen với cây bút của nhà văn, nhà báo nữ Tùng Long, thường
ký kèm kèm chữ “bà” ở trước tên. Bà Tùng Long nổi tiếng ở các truyện gọi là tâm
lý xã hội, đăng trên các nhật báo như một số loại phụ trương nhiều kỳ mà vào thời
ấy gọi là “feuilleton”. Bà cũng nổi tiếng về các mục giải đáp tâm sự của bạn đọc
nữ trên các mục cố định của một số tờ báo hằng ngày hoặc định kỳ. Tờ báo mà bà
Tùng Long có mặt thường xuyên hơn hết là Sài Gòn Mới do bà Bút Trà, chị dâu của
chồng bà làm chủ nhiệm.
HỒI KÝ CỦA BÀ TÙNG LONG - KỲ 2
1 2 3 4
CHƯƠNG 3: ĐẦU TIÊN VÀ
CUỐI CÙNG
Trong thời
gian đang học bậc trung học đệ nhất cấp (chương trình Pháp) ở trường Gia Long,
tôi đã tập viết những bài báo, tùy bút hoặc dịch các bài viết về phụ nữ của các
báo Pháp, như LaFemme, Marie Claire, Rester jeune de corps, D’Âme et d’esprit…
Tôi gởi bài đến báo Sài Thành (sau đổi tên là Sài Gòn Mới), ba tôi có quen mấy
người làm việc ở đây do cùng sinh hoạt trong Hội Trung Việt ái hữu. Lại cũng có
khi ở không, tôi tập viết truyện ngắn gởi đăng thử ở các báo và vẫn ký Bạch
Vân, không có bút hiệu. Bài tôi gởi báo Sài Thành thường được đăng và sau đó
tôi nhận được những lời khuyến khích của tòa soạn mời tôi tiếp tục viết. Nhưng
tôi không có thời gian nhiều vì bận học thi.
HỒI KÝ CỦA BÀ TÙNG LONG - KỲ 3
1 2 3 4
CHƯƠNG 5. NHỮNG KỶ
NIỆM ĐÁNG NHỚ TRONG KHI GIỮ MỤC GỠ RỐI TƠ LÒNG
Tôi nghỉ viết từ năm 1972, vậy mà cho đến bây giờ, mỗi khi nói đến
tôi, nhiều người còn nhắc về mục Gỡ Rối Tơ Lòng của tôi và còn nói là với mục
này tôi đã giúp chị em, bạn đọc gần xa không ít. Lại có người khi thấy những
nhà xuất bản sau 1975 tái bản lại những quyển tiểu thuyết của tôi thì không khỏi
tiếc rẻ là tại sao tôi không cho in lại những bức thư hỏi chuyện tâm tình và những
câu trả lời của tôi
HỒI KÝ CỦA BÀ TÙNG LONG - KỲ CUỐI
Tôi không nhớ chúng tôi đã quen với Nguiễn Hữu Ngư 1 trong trường hợp nào. Kể về tuổi tác thì Ngư nhỏ hơn tôi khoảng 6,7 tuổi. Ngư lại là bạn học ban Tú tài trường Trung học Pétrus Ký với Lê Thị Hàn, cô em gái thứ tư của tôi.
Lúc ấy tôi đã lập gia đình với anh Hồng Tiêu Nguyễn Đức Huy và đã là mẹ của hai
con, sau khi tôi không còn chủ trương tờ báo Tân Thời. Anh Hồng Tiêu cũng chưa
hề quen biết Ngư. Và khi tôi bước vào làng báo thì Ngư mới chỉ là một học sinh
trung học.
Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013
Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013
HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ 1
Tháng 6
năm 1975 - một tháng sau ngày bộ đội cộng sản tràn ngập miền Nam tự do - những
quân nhân công chức của Việt Nam Cộng Hòa nghe Đài Phát thanh lần lượt loan báo
các lệnh gọi trình diện "học tập cải tạo". Đó là các thông cáo ngày
10-6, ngày 11-6, và ngày 20-6, ký tên Ủy Ban Quân Quản Thành phố Saigon - Gia Định.
Ngoài sự chỉ định rõ ràng những địa điểm và ngày giờ trình diện, còn có lời yêu
cầu những người đi học tập cải tạo phải "đem theo đầy đủ giấy, bút, quần
áo, mùng mền, vật dụng cá nhân, đồ ăn hoặc tiền bạc để dùng trong mười ngày, kể
từ ngày tập trung trình diện" (thông cáo ngày 20-6). Riêng đối với các sĩ
quan cao cấp trong quân đội và cảnh sát, các Dân biểu và Thượng nghị sĩ, các
lãnh tụ đảng phái "phản động" tại miền Nam, thì được lệnh "đem
theo đầy đủ giấy, bút, quần áo, mùng mền, vật dụng cá nhân, đồ ăn hoặc tiền bạc
để dùng trong một tháng kể từ ngày học tập đầu tiên" (thông cáo ngày
11-6).
HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ 2
- Mày từ
chối bằng cách nào?
- Thì tao cứ thẳng ruột ngựa thôi. Tao nói thưa anh, tôi bị nạn ở đầu và đang chờ giải ngũ thì Cách mạng vào giải phóng. Trí nhớ tôi từ đó rất kém. Nhiều chuyện vừa xảy ra chừng dăm ba phút tôi đã quên ngay. Xin anh cho tôi được học tập lao động như mọi người, và cái chức năng mà anh thương chọn tôi để giao cho xin giao lại người khác có trí nhớ tốt hơn.
- Rồi nó xử trí ra sao?
- Nó nói xa xôi rằng xã hội bên ngoài cũng cần những công dân có trí nhớ tốt. Trí nhớ tồi như của tao chắc còn phải phấn đấu lâu dài.
HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ 3
Thấm
thoát đã hai tháng trôi qua. Hai tháng tưởng dài như hai thế kỷ. Đêm từng đêm
những giấc mộng có màu xanh hy vọng úa héo dần với sức khỏe ngày một suy thoái.
Thế giới bên ngoài ra sao? Sài Gòn như thế nào? Vợ con ta, cha mẹ ta bây giờ ở
đâu? Những người ra đi, đặc biệt là các chiến hữu thoát được vào bưng biền có bắt
lại được liên lạc với nhau không? Và mặt trận mới đã hay sẽ bùng nổ ra ở đâu? Nếu
có, nguồn yểm trợ sẽ từ đâu tới? Những nguồn tin Thủy quân lục chiến Mỹ đã chiếm
một cái đảo thuộc lãnh thổ Campuchea, Phú Quốc có giao tranh... gần đây được mọi
người rỉ tai nhau. Nhưng, đó cũng chỉ là những tin đồn. Thực tế, những tù nhân
của chế độ mới hoàn toàn không biết một mảy may gì đến thế giới bên ngoài. Nói
một cách thơ mộng, họ là những kiếp người đã thực sự bị cắt khỏi mạch đời. Kiếp
sống nơi đây khác nào bị nhốt trong một cái hộp sắt tối đen.
HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ 4
Trong khi
bệnh ghẻ vô phương cứu chữa thì đợt học tập chính trị đã đến. Cả trại bùng lên
một khí thế khác thường. Hy vọng được thả lại thắp lên trong những trái tim u
ám mệt mỏi.
Để đón tiếp đợt học chính trị, ban chỉ huy trại bắt tù thực hiện thêm rất nhiều
khẩu hiệu mới để treo từ phòng ngủ lên đến hội trường: Chính Sách Khoan Hồng Của
Đảng Trước Sau Như Một. Học Tập Cải Tạo Là Con Đường Duy Nhất Để Trở Thành Người
Công Dân Lương Thiện. Học Tập Nghiêm Túc, Đi Sát Đi Sâu, Đào Sâu Suy Nghĩ, Thảo
Luận Đúng Ý...
HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ 5
Nếu lịch
sử đã biến bọn cán binh CSVN thành những tên hề vô duyên nhất trước mắt hơn 17
triệu dân miền Nam sau biến cố 30 tháng Tư năm 1975, thì lịch sử cũng tặng cho
bọn Rau Răm Ở Lại, là Vĩnh và các bạn bè, một dịp may bằng vàng để cảm nhận được
một cách sâu xa câu nói của một chính khách phương Tây: Lịch sử sẽ được viết lại
bởi những kẻ chiến thắng. Chuyện của người chiến bại sẽ hoàn toàn bị xuyên tạc...
Trong sự xuyên tạc ấy, tuy nhiên, có một điều đau đớn nhất đó là việc kẻ thù lại nói khá đúng về bọn lãnh tụ cá mập, bọn chính khách hoạt đầu, bọn tướng lãnh đê hèn chưa đánh đã bỏ chạy. Chúng nói thế nào về bọn lãnh tụ cá mập? - Là bọn ăn cắp, bọn lưu manh, bọn huyênh hoang, bọn lì lợm, bọn vô lương tâm. Chúng nói thế nào về bọn chính khách hoạt đầu? - Là bọn Việt gian, bọn tưởng bở lập lờ thỏa hiệp, bọn trí thức bằng cấp ngập tới răng nhưng đụng trận thực tế ngu hơn con bò. Chúng nói thế nào về bọn tướng lãnh chưa đánh đã bỏ chạy? - Là bọn cướp có môn bài, hiếp dâm có giấy phép; bọn mà tư cách và danh dự của một quân nhân còn thua cả một anh tân binh quân dịch!
Trong sự xuyên tạc ấy, tuy nhiên, có một điều đau đớn nhất đó là việc kẻ thù lại nói khá đúng về bọn lãnh tụ cá mập, bọn chính khách hoạt đầu, bọn tướng lãnh đê hèn chưa đánh đã bỏ chạy. Chúng nói thế nào về bọn lãnh tụ cá mập? - Là bọn ăn cắp, bọn lưu manh, bọn huyênh hoang, bọn lì lợm, bọn vô lương tâm. Chúng nói thế nào về bọn chính khách hoạt đầu? - Là bọn Việt gian, bọn tưởng bở lập lờ thỏa hiệp, bọn trí thức bằng cấp ngập tới răng nhưng đụng trận thực tế ngu hơn con bò. Chúng nói thế nào về bọn tướng lãnh chưa đánh đã bỏ chạy? - Là bọn cướp có môn bài, hiếp dâm có giấy phép; bọn mà tư cách và danh dự của một quân nhân còn thua cả một anh tân binh quân dịch!
HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ 6
Cái Tết đầu
tiên trong tù đã qua đi và dần dần xa mãi. Những lời chửi bới Phạm Văn Dự, một
trung úy đại đội trưởng Địa Phương Quân của vùng 4, đã cho anh em ăn một bữa
cơm nếp sống nhăn sống nhở vào trưa mùng 1 Tết cũng đã phai dần trong trí nhớ mọi
người. Tiếng gào la suốt ngày đêm của Tỷ và Non, những tiếng thét rùng rợn phát
ra đêm đêm từ những dãy connex kê dọc con lộ trước mặt L4T1, L4T2 dần dà cũng
không còn gây nổi xúc động trong lòng mọi người nữa.
Bên ngoài xã hội cuộc bầu cử 24 tháng 5 năm 1976 cũng hết dư âm. Những cảnh gù lưng học tập thảo luận về cuộc bầu cử thống nhất đất nước trên mọi mặt ấy cũng chẳng còn được ai nhắc nhở tới. Còn bên trong trại tù, Xuân qua rồi Hạ đến, mùa khô rồi lại mùa mưa, thêm được một hai lần nhà gửi quà vào...; lũ tù cải tạo hầu như đã mất hết những hy vọng hão huyền là học tập tốt, lao động tốt, cải tạo tốt sẽ được Cách mạng tha về. Vả lại biết thế nào là tốt? là đạt yêu cầu?
Bên ngoài xã hội cuộc bầu cử 24 tháng 5 năm 1976 cũng hết dư âm. Những cảnh gù lưng học tập thảo luận về cuộc bầu cử thống nhất đất nước trên mọi mặt ấy cũng chẳng còn được ai nhắc nhở tới. Còn bên trong trại tù, Xuân qua rồi Hạ đến, mùa khô rồi lại mùa mưa, thêm được một hai lần nhà gửi quà vào...; lũ tù cải tạo hầu như đã mất hết những hy vọng hão huyền là học tập tốt, lao động tốt, cải tạo tốt sẽ được Cách mạng tha về. Vả lại biết thế nào là tốt? là đạt yêu cầu?
HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ 7
Sau gần một
tháng cật lực chỉnh trang, tất cả những hàng rào ngăn cách giữa các đội, tất cả
những giàn mướp trước mỗi phòng, tất cả những dãy phuy xếp lộn xộn quanh các bờ
giếng, tất cả những gian bếp nhỏ sau mỗi dãy nhà ngủ... đều bị dọn sạch. Hệ thống
đường mương cũ đã bị lấp lại, thay vào đó là một hệ thống mới "đàng hoàng
hơn, to đẹp hơn" nói theo kiểu bác Hồ. Những cột điện trồng lẻ loi đều bị
hạ xuống. Những hàng cột điện mới được trồng lên dọc theo những con lộ mới đắp
trong trại. Đây cũng là một dịp để cho bọn tù toáy những ống sành cách điện đem
về phòng dấu làm ròng rọc kéo nước cho cả tổ.
HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ 8
Vĩnh bị
đuổi về trại ngay ngày hôm sau. Anh bị đuổi về trại đi lao động lúc chưa đi hết
được một vòng trại bệnh, nhất là cơn đau trong người chỉ mới lắng xuống chưa có
một hy vọng nào khỏi hẳn.
Buổi sáng, sau lúc điểm danh và khám bệnh, tên y sỹ Việt cộng rờ rờ mó mó vài cái vào lưng Vĩnh rồi ra lệnh phát cho anh 5 viên Vitamin C, đồng lúc nhỏ nhẹ bảo anh.
- Thôi nhé, hôm nay xuất viện về trại sinh hoạt chung với anh em nhé. Sỏi thận anh nếu có cũng nhỏ thôi, từ từ rồi nó trôi xuống bàng quang tiểu ra ngoài là hết. Nói rồi hắn lật lật mấy tờ giấy trước mặt, ơ hờ dặn Vĩnh thêm vài câu. Khi đi lao động, nếu gặp cỏ Sam hoặc dây Nhãn Lồng nhớ thu hoạch về nấu uống nhé. Uống mấy thứ ấy lợi tiểu tốt lắm.
Buổi sáng, sau lúc điểm danh và khám bệnh, tên y sỹ Việt cộng rờ rờ mó mó vài cái vào lưng Vĩnh rồi ra lệnh phát cho anh 5 viên Vitamin C, đồng lúc nhỏ nhẹ bảo anh.
- Thôi nhé, hôm nay xuất viện về trại sinh hoạt chung với anh em nhé. Sỏi thận anh nếu có cũng nhỏ thôi, từ từ rồi nó trôi xuống bàng quang tiểu ra ngoài là hết. Nói rồi hắn lật lật mấy tờ giấy trước mặt, ơ hờ dặn Vĩnh thêm vài câu. Khi đi lao động, nếu gặp cỏ Sam hoặc dây Nhãn Lồng nhớ thu hoạch về nấu uống nhé. Uống mấy thứ ấy lợi tiểu tốt lắm.
HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ 9
Vĩnh đã nằm
bệnh xá sang ngày thứ ba. Bộ mặt sưng phù của Vĩnh do sự phản ứng nước biển kiểu
Cách mạng đã xẹp xuống để thay vào chỗ cũ bộ mặt thực, bộ mặt của một xác ướp nặng
không quá 36 kgs. Nguyễn Hữu Nhật đã xuất viện từ hôm qua. Vĩnh buồn buồn như mất
một cái gì. Sáng nay sau khi điểm danh và khám bệnh, Vĩnh về giường nằm suy
nghĩ miên man. Vĩnh nhớ lại những câu nói của Nhật: Chúng ta đều bị lừa. Và
giai đoạn đầu, cá nhân tôi cũng đã phạm một vài lỗi lầm. Vĩnh không biết lỗi lầm
ấy là lỗi lầm gì, tuy nhiên, anh không quá bận tâm đến câu nói của Nhật và cũng
chẳng muốn tìm hiểu làm gì. Chính bản thân Vĩnh cũng có lỗi lầm trong giai đoạn
đầu. Trong đợt bích báo mùa Xuân năm 75, Vĩnh đã lỗi lầm làm một bài thơ có
nhan đề Buồng-Ta-Một-Cái-Sở-Thú và là người duy nhất mang họa văn tự tại trại
L4T3. Anh đã bị đem lên hội trường đấu tố, bị làm tự kiểm, bị hoạch họe và bị
đe dọa liên tiếp trong hai tháng trời.
HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ 10
Những
ngày giữa tháng 5 năm 77 bỗng dưng các công tác có quy hoạch lớn được ngưng lại.
Bọn tù được lệnh ở nhà sửa sang doanh trại, vét cống vét rãnh, vét giếng hoặc
chỉ luân phiên tưới rau xanh ngoài các khu canh tác. Cũng có nhiều đội bị lôi
lên các ban chỉ huy trại làm tạp dịch cho cán bộ. Những công tác này đã số chỉ
là vét hầm cầu, quét dọn hoặc khuân gạo vào kho hậu cần, xuống thực phẩm khỏi
các xe tiếp tế của khung hoặc sửa bếp, đóng bàn ghế...
HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ 11
Trại Suối
Máu nằm theo hình chữ nhật. Nếu tính từ cổng chính (cổng mới, còn cổng cũ quay
mặt ra con đường nhựa đã bị rào lại) thì bệnh xá chiếm một góc trong cùng. Để
đi tới bệnh xá, người bệnh (dù lao vờ để trốn học chính trị như Vĩnh!) phải đi
dọc theo con đường chính của trại vào sâu phía trong. Trên con đường này người
bệnh sẽ lần lượt đi qua K.1, K.2 rồi K.3. Đối diện với ba K, phía bên này đường
là ban chỉ huy của các K ấy. Phía trước mặt các ban chỉ huy có rất nhiều vọng
gác, và từ các vọng gác súng đại liên đều chĩa sang phía các K. Đặc biệt, một
lô-cốt coi mòi vững nhất và nhiều ổ súng nhất lại chính là ngôi thánh đường nho
nhỏ ngày xưa. Chưa hết, trên con đường này, ngay phía trước hàng rào các K, người
bệnh còn được hưởng một cảm giác ghê hồn khi nhìn thấy những dãy connex đen xì
nằm dài dài bên lề đường dưới trời trưa nắng. Bên trong những connex ấy, ngoại
trừ một cái có những tiếng hò hét không mệt mỏi thường xuyên phát ra, thứ hò
hét của một con người đã xa vời lý trí, còn thì chỉ có những tiếng thở mệt nhọc,
những tiếng cục cựa rã rời, chật chội giống như đời sống khốn cùng của những
loài bò sát, những sinh vật cấp thấp dưới hang ổ chìm sâu trong lòng đất!...
HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ 12
Bọn khung
bệnh xá và K.4 chào mừng lễ quốc khánh 2 tháng 9 năm 1978 của chúng bằng một
cái chết thê thảm của một vệ binh. Buổi chiều trước ngày lễ, chả hiểu chúng bị
thanh tra thế nào, thằng thủ trưởng sai hai thằng vệ binh dẫn mấy con heo nuôi
lậu giấu nơi cái connex nằm bên ngoài hàng rào. Chẳng hiểu ma đưa lối quỷ dẫn
đường ra sao, một thằng đạp trúng ngay quả lựu đạn gài của bọn an ninh vòng đai
trại. Ôi thôi! Cỏ cây hoa lá bỗng một thoáng nhuộm đầy máu me Việt cộng lẫn máu
heo lậu. Tiếng nổ vang lên vào lúc bọn Vĩnh đang chờ chích thuốc trên phòng
khám bệnh. Tất cả bỗng ngừng tay và ùa về phía hàng rào sau K.30, nơi gần nhất
chỗ phát ra tiếng nổ. Lúc ấy quả bọn tù bệnh và bọn thợ mộc chưa ai rõ là chuyện
gì, chỉ khi từ hàng rào bò vào một thằng máu me cùng mình, mọi người mới biết
là lũ cháu ngoan bác Hồ có thằng lâm nạn.
HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ 13
Những
ngày cuối năm Tây lịch 1978, không khí trại Hàm Tân nhộn nhịp hẳn lên. Hầu như
mọi tin tức về sự căng thẳng quân sự vùng biên giới Việt-Hoa và Việt-Miên bọn
tù đều nắm vững hết. Giai đoạn này, nếu bình tâm mà xét, có lẽ là một giai đoạn
bi hài nhất trong suốt quá trình lịch sử mấy ngàn năm của Việt Nam. Không bi
hài sao được, khi mà hầu như cả nước, vì hận thù một chủ nghĩa và một bọn người
đồng chủng có chính sách cai trị bạo tàn, đều cùng mong có một thế lực nào
khác, dù thế lực ấy là bọn Tàu có mối thù nghìn đời với dân tộc, kéo đến đập
tan cái bọn đồng chủng tàn bạo vô nhân kia đi, rồi sau đó ra sao thì ra, cùng
chết hết một lượt cũng được!
HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ CUỐI
Có lẽ chỉ Vĩnh và một vài người khác có đủ dữ kiện đoán biết rằng,
lần vượt ngục hồi tháng Nam của Tân Dân và Dũng có hẹn hò trước với nhau. Cuộc
vượt ngục ấy đã thất bại thê thảm bằng kết quả Tân Dân bị bắn chết. Dân đã làm
đúng như lời anh từng nói với Vĩnh: Sẽ có lần tôi chạy thử xem tôi và đạn AK
cái nào nhanh hơn cái nào! Riêng Dũng của đội 17 bị bắt ngay chiều hôm ấy, bắt
tại dòng suối! Khi đội trưởng Lễ phát hiện ra Dũng vắng mặt, Dũng đang còn ngậm
một cái ống tre và lẩn trốn dưới đáy một vực nước sâu. Việc ngậm ống sậy hay ống
tre để nằm trốn dưới nước chỉ xảy ra một cách an toàn và dễ dàng trên phim ảnh,
còn thực tế khác hẳn! Chỉ ít phút sau khi đội 17 rời địa điểm trở về trại, bọn
an ninh hiện trường đã lùng kiếm và bắt gặp Dũng trồi đầu lên thở...
THƯ GIẢN VỚI TIẾNG GUITAR CỦA MỘT THẦN ĐỒNG ĐẤT VIỆT Ở HOA KỲ
Tiếng Đàn Của Một Thần Đồng Guitar Viêt Nam:
Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013
HỒI KÝ TÙ BINH VÀ HÒA BÌNH CỦA PHAN NHẬT NAM - KỲ 1
Tôi muốn nói về tác giả Phan Nhật Nam từ tác phẩm đến đời sống của ông suốt
trong cả cuộc chiến và sau cuộc chiến ở vị trí của một độc giả qua những cảm nhận
của cá nhân mình. Có thể đó là những nhận xét có nhiều chất chủ quan và nhiều
khi đầy cảm tính.
Theo tôi, ở cương vị một người lính, Phan Nhật Nam phát biểu rất trung thực cái
tâm cảm của một thế hệ thanh niên phải bắt buộc đi vào chiến tranh. Những tác
phẩm của ông mang chất lửa của một người tốt nghiệp khóa sĩ quan hiện dịch của
trường Võ Bị Đà Lạt chọn võ nghiệp làm mục đích cho cuộc sống mình. Từ khi ra
trường, viết lên những dòng chữ nói lên hoài bão của mình, dù cả những lúc binh
nghiệp bị gập ghềnh trắc trở, ông vẫn là người lính trẻ thật nhiều mơ mộng và
lãng mạn, tham dự cuộc chiến như một việc phải làm của một thanh niên như mọi
người trong thế hệ của ông…
HỒI KÝ TÙ BINH VÀ HÒA BÌNH CỦA PHÂN NHẬT NAM - KỲ 2
Phi đạo nằm
theo hướng Nam - Bắc vạch một đường đỏ thẫm giữa lòng rừng cao su xanh lá. Trực
thăng hạ xuống theo lối xoắn trôn ốc, mặt phi đạo hiện rõ dần... Bước xuống sân
bay Minh Thạnh, cách quốc lộ 13 không đầy mười lăm cây số đường chim bay. Tôi
vào đất địch.
Dưới tàng cây xanh im bóng, trong khu rừng tịch mịch, từ tốn hít từng hơi thuốc ấm, nghe tiếng gió vi vu thổi qua hàng lá dày... Tôi tận hưởng hết tất cả bình yên trước một ngày căng thẳng. Đám cán bộ cộng sản đến từ Sài Gòn đang "hội ý" với những cán bộ địa phương. Chỉ còn khoảng thời gian "trong sáng" này để sống cho riêng mình. Nửa giờ nữa, một con người thật lạ phải thế chỗ trong tôi.
Dưới tàng cây xanh im bóng, trong khu rừng tịch mịch, từ tốn hít từng hơi thuốc ấm, nghe tiếng gió vi vu thổi qua hàng lá dày... Tôi tận hưởng hết tất cả bình yên trước một ngày căng thẳng. Đám cán bộ cộng sản đến từ Sài Gòn đang "hội ý" với những cán bộ địa phương. Chỉ còn khoảng thời gian "trong sáng" này để sống cho riêng mình. Nửa giờ nữa, một con người thật lạ phải thế chỗ trong tôi.
HỒI KÝ TÙ BINH VÀ HÒA BÌNH CỦA PHÂN NHẬT NAM - KỲ 3
Khi người
dân trên toàn thế giới rung chuông, mở rượu, tung giấy ngũ sắc để chào mừng Hòa
Bình Việt Nam, cùng lúc đó tại một hóc hẻm của Việt Nam, trên ngọn đồi cao năm
mươi thước giữa ranh giới hai tỉnh Tây Ninh, Bình Long, một cứ điểm quân sự
trông xuống hai con suối bắt đầu nổ súng như tia chớp giữa ngày quang.
Trận đánh Tống Lệ Chân bắt đầu nặng độ. Lợi dụng ngưng bắn, Cộng sản ra mặt tấn công ngày. Không ai trên thế giới biết đến, tất cả muốn xóa đi, bỏ qua tai nạn cục bộ của một Việt Nam rắm rối. Hòa Bình: thứ rượu nhạt mà thế giới hằng lâu không được uống. Tống Lệ Chân: trận chiến cuối mùa và cô đơn nhất của dòng thời gian binh lửa. Tính đến nay, căn cứ bị vây đúng 17 tháng hay 510 ngày. Không ai trong chúng ta nghĩ đến con số nhỏ bé ghê gớm này. Chúng ta cũng là những kẻ có tội.
Trận đánh Tống Lệ Chân bắt đầu nặng độ. Lợi dụng ngưng bắn, Cộng sản ra mặt tấn công ngày. Không ai trên thế giới biết đến, tất cả muốn xóa đi, bỏ qua tai nạn cục bộ của một Việt Nam rắm rối. Hòa Bình: thứ rượu nhạt mà thế giới hằng lâu không được uống. Tống Lệ Chân: trận chiến cuối mùa và cô đơn nhất của dòng thời gian binh lửa. Tính đến nay, căn cứ bị vây đúng 17 tháng hay 510 ngày. Không ai trong chúng ta nghĩ đến con số nhỏ bé ghê gớm này. Chúng ta cũng là những kẻ có tội.
HỒI KÝ TÙ BINH VÀ HÒA BÌNH CỦA PHÂN NHẬT NAM - KỲ CUỐI
Ngày 27
tháng 1 năm 1973 trên thế giới, ngày ký kết Hiệp Định tái lập Hòa Bình tại Việt
Nam. Những người dân văn minh, những người mang áo quần đẹp trong những căn nhà
sang trọng, nơi đường phố ở những thủ đô thị tân tiến cùng nhau hân hoan nâng
rượu, tung giấy ngũ sắc, hoa giấy lên bầu trời trong xanh vàng rực ánh nắng hay
trắng mênh mông mưa tuyết để chào mừng Hòa Bình Việt Nam, nơi xa họ nửa vòng thế
giới, cách biệt bởi Thái Bình Dương, hai giải đại lục Âu - Á ngút ngàn. Nơi bây
giờ là đêm tối dằng dặc với những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời và dưới trần
thế, trên đất đen, có những bước chân thì thầm độc địa, những mũi súng lạnh và
âm vang của tiếng nổ trái phá vừa dứt. Nơi xa xôi, trong đáy cốc rực rỡ của
Paris, Rome, Washington, NewYork người ta hân hoan trao cho nhau những nồng nhiệt
của hòa bình, siết chặt tay nhau với nụ cười rạng rỡ của văn minh, thế giới tiến
bộ nhân loại. Hòa Bình, báo hiệu sự thắng lớn của ánh sáng xua tan bóng tối,
hòa giải chiến tranh, của ý hướng xây dựng trên phá vỡ tiêu hủy. Ở Việt Nam,
đêm 27 rạng 28-1-1972 có những tiếng động tức tưởi hơi thở bị dứt khúc, tiếng
thét kinh hoàng của kẻ sắp chết bị một lưỡi dao sáng loáng ngập xuống thân thể
nồng ấm sức sống!!
HỒI KÝ DẤU BINH LỬA CỦA PHAN NHẬT NAM - KỲ 1
Theo lời dặn của C— Anh cố vấn văn chương— Tôi phải viết một cái tựa thật hách, ngắn, cô đọng và hay ho không chịu được... Nhưng viết thế nào để có thể gọi là " hách"? Thôi, tôi mở đầu bằng cách bày tỏ nguyên do đồng thời đề biện hộ cho những dòng viết ở những trang sau. Đến cái tuổi này lẽ tất nhiên tôi chẳng hy vọng gì nơi văn chương nữa, cũng không thể ước mơ nhờ cái ngõ văn chương để kiếm một chút danh gia. Hơn nữa, danh vọng của một người viết văn ở Việt Nam cũng chẳng lấy gì làm sáng sủa. Bao nhiêu năm làm văn nghệ, cũ như Lê Văn Trương, Đinh Hùng, mới như Quách Thoại, đến khi chết đi thì cũng chẳng còn gì - Thế Phong đó - anh chàng làm văn nghệ như một gã tiền phong, "Nửa đường đi xuống" phải đóng bộ ka-ki độ nhật qua ngày với tờ báo của Không Quân. Thế nên tôi chẳng hy vọng gì ở cái "nghề của chàng" nữa. Nhưng vẫn muốn viết, viết như một "nhu cầu", nói cho có vẻ thiết tha. Tôi đâu phải là hoàng tử văn chương ngoại hạng, xem chuyện viết lách như một công việc nghiêm trang giữa người và thế giới bí ẩn của chữ nghĩa, viết đối với tôi đúng ra chỉ là một cách thoát hơi - Viết để khoỉ ấm ức bực mình.
HỒI KÝ DẤU BINH LỬA CỦA PHAN NHẬT NAM - KỲ 2
Vừa chạm
phải mặt đất, chiếc phi cơ đã hãm ngay đà lại, thân tàu rung mạnh dữ dội như
chiếc tàu thủy bị sóng dồi. Núi đồi hai bên chạy ngược qua cửa phi cơ loáng
thoáng. Phi trường thuộc hạng B, từ lâu chỉ được xử dụng cho các loại phi cơ cỡ
C.47 nay vì tình trạng nghiêm trọng cần tăng viện một số binh sĩ tổng trừ bị,
chiếc C.123 phải đáp xuống trong điều kiện kém an toàn. Ra được khỏi phi cơ,
tôi thở phào khoan khoái như vừa thoát một đại nạn, mặt đất yên tĩnh dưới chân.
Đất vẫn mầu nhiệm cho người sau nguy biến. Nhớ đến lần hạ cánh vừa rồi tôi vẫn
còn khiếp hãi... Phi cơ phải lượn từng vòng thật thấp, núi bên trái, núi bên phải,
đầu và cuối phi đạo hai vực thẳm, từ ngày bị rớt máy bay ở Bình Giã, tôi đâm ra
sợ tất cả các loại phi cơ nên khi từ trên cao nhìn xuống phi đạo ngắn ngủn này
tôi đã hoang mang sợ hãi. Nhưng bây giờ thì yên trí. Đất đây rồi.
HỒI KÝ DẤU BINH LỬA CỦA PHAN NHẬT NAM - KỲ 3
Chúng tôi
đến Huế từ tháng Chín,trời còn nóng như đang mùa hè. Đóng quân ở thôn Nguyệt Biều,
bên cạnh sông Hương trông sang chùa Linh Mụ. Bao nhiêu lâu tôi không về lại Huế,
từ một tuổi nhỏ bỏ đi xa nay trở về như khách lạ. Làng thật đẹp, cây im mát,
con đường đất nhỏ dẫn xuống một bờ sông nước trong ngăn ngắt, tôi căng chiếc
võng ngủ dưới tàn cây, đêm xanh xao ánh trăng, cô gái da trắng mát tự nhiên
chao đôi thùng trên giòng nước long lanh... Bên kia sông, chùa Linh Mụ đổ hồi
chuông, âm thanh trôi chảy trên sóng nước. Và sâu đêm khuya im lặng, sóng vỗ thật
nhỏ, khẽ đập vào bờ lách tách như tiếng sông đang thở... Tôi tưởng ra một thiên
nhiên đang nở dài im lặng. Trong những đêm khuya đẹp đẽ này, tôi thường mượn một
chiếc thuyền, chỉ đủ cho một người ngồi bơi lang thang trên dòng sông để hiểu tại
sao người Huế tạo ra những điệu hò buồn bã một hơi thở tàn...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)