Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

VIỆT NAM VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC: VUI HAY BUỒN?

Phạm Minh Hoàng  - ...Việc VN được bầu vào HĐNQ sẽ đặt cho những người yêu chuộng tự do những thách thức và những cơ hội mới, đó là chúng ta phải nỗ lực hơn nữa để cả thế giới thấy khát vọng chính đáng của mình đang bị một chế độ và là thành viên của HĐNQ đàn áp. Những động thái của nhà cầm quyền VN sẽ bị săm soi kỹ hơn và kể từ đây "nhất cử nhất động" của họ cũng được thế giới chú ý kỹ hơn. Phản ứng mạnh mẽ của các tổ chức phi chính phủ như HRW, Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), UNW, Freedom House, FIDH... về việc các nước vi phạm nhân quyền trầm trọng như Nga, Trung Quốc, Ả Rập Saudi, VN, Cuba, Venezuela... cũng đang “hứa hẹn” cho các nước “băng đảng” một tương lai khá “bận rộn”...

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

HỒI SINH RA TỪ CÁT BỤI

Vanga sinh ngày 31/1/1911, mất ngày 11/8/1996. Bà sống ẩn dật cả đời ở vùng hẻo lánh Kozhuth thuộc Petrich, Bungary. Vanga mất thị lực năm 12 tuổi sau khi bị cuốn đi bởi một cơn lốc lớn. Người ta tìm thấy cô gái nhỏ vẫn còn thoi thóp hơi thở nằm vùi lấp giữa bụi và đá, hai hốc mắt chứa đầy cát. Vanga làm bạn với bóng tối từ đó. Lời tiên tri đầu tiên của Vanga được ghi nhận là vào năm bà 16 tuổi. Bà giúp cha mình tìm lại bầy cừu bị mất trộm bằng cách mô tả chính xác về cái sân nơi bọn trộm cất giấu đàn gia súc. Tuy nhiên, khả năng tiên tri của Vanga chỉ thực sự đạt đến độ chín năm 30 tuổi. Nhiều người tìm đến bà để xin những lời tiên tri. Trong đó có cả “kẻ hủy diệt” Adolf Hitler. Hitler từng ghé thăm nhà Vanga và rời đi với gương mặt nặng trĩu. 

VIỆT NAM GIỮA GỌNG KÌM NGA - HOA

Phạm Trần - Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ có mặt ở Việt Nam 12 giờ ngày 12/11/2013 nhưng ông đã biến đồng minh hàng đầu ở vùng Đông Nam Á thành một tiền đồn của Nga ở Á Châu và Thái Bình Dương.

PUTIN ĐẾN VIỆT NAM ĐỂ THÚC ĐẨY HỢP TÁC QUÂN SỰ VÀ NĂNG LƯỢNG

Tú Anh

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến Hà Nội trong ngày hôm nay 12/11/2013 trong bối cảnh Nga vừa trao cho Việt Nam chiếc tàu ngầm đầu tiên. Hồ sơ hợp tác quân sự và năng lượng là trọng tâm các cuộc thảo luận giữa lãnh đạo Nga-Việt.

TẠI SAO TÔI DỊCH 'BÊN THẮNG CUỘC'?

I   2 A    2 B    3   4   5   6   7   8   9   10   11 12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   KẾT
Cuốn 'Bên Thắng Cuộc' của nhà báo Huy Đức hiện đang được giáo sư người Nhật Ari Nakano, nhà nghiên cứu chính trị tại đại học Daito Bunka, Nhật Bản, dịch sang tiếng Nhật.
Bà cũng là người đã từng dịch hai cuốn 'Hoa Xuyên Tuyết' và 'Mặt Thật' của nhà báo Bùi Tín.
BBC đã có cuộc phỏng vấn ngắn với bà qua điện thoại bằng tiếng Việt vào ngày 14/7.
BBC: Trước hết, lý do nào khiến giáo sư quyết định dịch cuốn "Bên Thắng Cuộc" của nhà báo Huy Đức sang tiếng Nhật?

HÀ NỘI: DÂN VÂY KÍN TRỤ SỞ ỦY BAN, PHẢN ĐỐI CON CHÁU GIẶC HỒ CƯỚP PHÁ MỒ MẢ - ĐÁNH NGƯỜI TRỌNG THƯƠNG

Chiều nay, 13/11/2013, đông đảo bà con nhân dân thôn Mai Phúc đã kéo đến bao vây trụ sở Ủy ban nhân dân phường Phúc Đồng (Long Biên, Hà Nội) để biểu tình phản đối CA, chính quyền địa phương cướp phá mồ mả, đánh đập người dân.

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

BÁC SỸ RỪNG RÚ, THAY VÌ CẮT RUỘT THỪA LẠI CẮT NHẦM RUỘT GIÀ KHIẾN BỆNH NHÂN TỬ VONG

Sau gần hai mươi ngày nằm điều trị tại Bệnh viện Trung ương (TW) Huế, chị Nguyễn Thị Hương (SN 1988, thôn 6, xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã tử vong. Trước đó, ngày 22/10, chị được chuyển vào từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới  trong tình trạng hết sức nguy kịch do nhiễm trùng đường ruột nặng.

THẬT MĨA MAI! VIỆT NAM ĐƯỢC BẦU VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC!

Sáng ngày 12/11, Đại hội đồng LHQ bỏ phiếu bầu bổ sung một số thành viên cho hội đồng nhân quyền LHQ, Việt Nam đã trúng cử với số phiếu 184/192.  Tuy nhiên, những ý kiến trái chiều của dư luận trong nước và quốc tế trên đường Việt Nam trở thành thành viên mới nhất vẫn là những đề tài nóng.

VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN, LIỆU VIỆT NAM CỞI MỞ HƠN?

Hôm qua 12/11/2013 Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (HRC) cùng với Trung Quốc, Nga, Cuba, Ả Rập Xê Út, cho dù nhiều tổ chức phi chính phủ phản đối. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bầu thêm 14 ghế trong số 47 ghế của Hội đồng Nhân quyền. Các thành viên của Hội đồng có nhiệm kỳ ba năm, và không thể được bầu lại ngay sau hai nhiệm kỳ liên tiếp.

CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LHQ: CHIẾC ÁO KHÔNG LÀM NÊN THẦY TU


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Trong mọi cuộc bầu cử, ứng viên phải là tuyệt đối do tổ chức của “đảng CS” lựa chọn đưa ra – Ngoài xã hội tuyệt đối không một tờ báo tư nhân nào được phép xuất bản… Đây là thông điệp, tiêu chuẩn nhân quyền của CSVN “Tân” thành viên Hội Đồng Nhân Quyền LHQ”

NHỮNG SỰ THẬT CẦN PHẢI BIẾT (PHẦN 29) - TRẦN ĐẠI QUANG – KHAI MAN ĐỂ ĐÀN ÁP

Đặng Chí Hùng - Trần Đại Quang là tướng công an cộng sản đương chức có nhiều nợ máu với nhân dân. Bài viết này góp phần chỉ ra một số sự thật của Quang để sắp tới nhân dân Việt Nam đưa tên này ra trước tòa án nhân dân. Đó làm một điều mà chúng ta cần phải làm một cách công tâm nhất để trả lại công lý cho toàn dân Việt Nam.

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

ĐI THĂM NHÀ THƠ TRẦN ĐỨC THẠCH

Minh Văn - Đã hẹn với nhà thơ Trần Đức Thạch từ lâu mà tôi vẫn chưa đi thăm ông được. Biết ông ra tù cả năm nay, ngưỡng mộ cũng vì ông là một nhà thơ yêu nước. Những vần thơ của ông chứa đựng khát vọng tự do, khát vọng cống hiến - điều mà văn học nước nhà vẫn hằng khắc khoải. Cũng bởi lẽ đó mà ông phải ngồi tù 3 năm, vì đã dám cất lên tiếng nói sự thật bằng những vần thơ cháy bỏng. Vậy là thân phận nhà thơ được khắc họa ngay giữa chốn đời, bởi một chế độ nhà nước kiểm duyệt văn học nghệ thuật vào loại hà khắc nhất thế giới - chế độ Cộng sản. Vì đang thời gian quản chế nên ông thuê một căn nhà nhỏ ở vùng núi miền tây xứ Nghệ, cách nhà những 80 km để mà sống gần gũi với thiên nhiên. Vì vậy mà bạn bè hay những người quan tâm đến ông, nếu muốn đến thăm thì phải vượt thêm chặng đường dài này.

CÓ HAY KHÔNG VIỆC TRẦN HUỲNH DUY THỨC BỊ TRA TẤN NHỤC HÌNH BUỘC NHẬN TỘI?

Trần Văn Huỳnh  - Sáng ngày 8/11, tôi cùng mấy đứa con, cháu lên đường đi Xuyên Mộc mà lòng đầy bất an sau khi nhận được tin Thức bị ép cung bằng roi điện. Trong tâm trạng lo lắng, tôi nghĩ đến những tình huống xấu nhất. Tôi cố trấn an mình bằng những suy nghĩ tích cực, nhưng sau đó nỗi lo vẫn quay trở lại vì tôi nhận ra trong điều kiện thiếu thốn, khan hiếm thông tin thì mọi khả năng đều có thể xảy đến.

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

GIÁO SƯ NGUYỄN MẠNH TƯỜNG - VỊ “LƯỠNG KHOA TIẾN SĨ” CỦA HAI NƯỚC VIỆT-PHÁP

Phạm Khải
 Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường là một trí thức Việt Nam có học vị cao nhất thời Pháp thuộc. Chưa đầy 23 tuổi, tại một trường đại học vào loại danh giá của nước Pháp, ông đã giành trọn hai tấm bằng: Tiến sĩ Luật và Tiến sĩ Văn chương, trở thành một hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử khoa cử của hai nước Việt - Pháp. Được biết, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã kỷ niệm 100 năm ngày sinh của GS Nguyễn Mạnh Tường vào cuối tháng 12/2009 vừa qua,... 
Sức học phi thường

HỒI KÝ NGUYỄN MẠNH TƯỜNG - KỲ 1

Giáo Sư, Luật Sư Nguyễn Mạnh Tường
1      2     3      4      5      6
LỜI DỊCH GIẢ
Cuốn tự truyện "Kẻ Bị Khai Trừ hay Kẻ Bị Rút Phép Thông Công" được cụ Nguyễn Mạnh Tường hoàn tất năm 1991 viết bằng tiếng Pháp, được dịch ra tiếng Anh năm 2008 [*]. Đã gần hai mươi năm trôi qua, nhiều người trong nước vẫn chưa có dịp đọc tác phẩm này, lý do đơn giản là chưa ai dịch nó ra tiếng Việt và phổ biến. Tôi mạnh dạn trong khả năng giới hạn của mình cố gắng dịch cuốn sách, không biết có lột được hết những ý của cụ Tường một cách chính xác hay không, nên rất mong người đọc chỉ cho những chỗ dịch chưa được thoát. Mong muốn lớn nhất của người dịch là bản dịch này sẽ được hai giới quan tâm: 

HỒI KÝ NGUYỄN MẠNH TƯỜNG - KỲ 2

1      2     3      4      5      6
PHẦN HAI: MỎM ĐÁ TARPEIENNE
CHƯƠNG 1: VỤ ÁN NHÂN VĂN GIAI PHẨM

Về đến Hà Nội, tôi tràn ngập trong “vinh dự”. Khoa Trưởng của trường Luật, một trường đang chết, Phó Chủ Tịch Hội Luật Gia, Thủ Lãnh Luật Sư Đoàn, phó Khoa Trưởng Sư Phạm, giáo sư phụ trách việc giảng dạy về Văn Chương Pháp, thành viên ban chấp hành Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam đồng thời cũng nằm trong ban bí thư của Mặt Trận Tổ Quốc Hà Nội, thành viên của Hội Huynh Đệ Việt – Pháp, Hội Huynh Đệ Liên Xô - Việt Nam, thành viên của Uỷ Ban Bảo Vệ Hoà Bình Thế Giới, chủ tịch sáng lập Câu Lạc Bộ Đoàn Kết Trí Thức… Đó là những “vinh dự” mà tôi mang, đủ để in đầy hai mặt của tấm danh thiếp.

HỒI KÝ NGUYỄN MẠNH TƯỜNG - KỲ 3

Giáo Sư, Luật Sư NGUYỄN MẠNH TƯỜNG
1      2     3      4      5      6
CHƯƠNG 4:  TRẬN ĐẤU BÒ ĐẦU TIÊN TRONG MẶT TRẬN TỔ QUỐC

 Tôi nằm trong mẻ đầu tiên. Mỗi người bị kết án đều phải trình diện trước một toà án gồm những thành viên trong tổ chức mà người ấy sinh hoạt. Trong khi đạp xe từ nhà đến cơ quan trung ương của Mặt Trận Tổ Quốc, theo lời mời của Đảng, tôi cố gắng suy nghĩ xem buổi xử án tôi sẽ xảy ra như thế nào. Dường như đây là buổi tự phê bình mà tôi phải tự trình bày. Thật vậy, đây là một vụ xét xử chính trị mà tôi phải đối phó. Đảng đã chỉ định một số người ngồi sau cái bàn phủ khăn xanh và giữ vai trò công tố tuy không đưa ra bản cáo trạng nào nhưng chỉ đưa ra những câu hỏi nhằm chứng minh là tôi là kẻ có tội. Buổi thẩm vấn diễn ra công cộng, và nội dung là những lời buộc tội chính mà “hội đồng bồi thẩm” đã thiết lập nên. Kịch bản đã được nghiên cứu đến từng chi tiết nhỏ nhất. Phán quyết vụ án không được đưa ra vào phần chót của buổi xử án. Chính Đảng, sau đó sẽ trở lại quyết định nội dung của phán quyết. Mục tiêu được nhắm đến là “giáo dục” lại kẻ phạm tội sao cho kẻ này có thể chuộc lại những lầm lỡ, và đồng thời giáo dục quần chúng để cho họ tránh không mắc phải những lỗi lầm như những người kia.

HỒI KÝ NGUYỄN MẠNH TƯỜNG - KỲ 4

Giáo Sư, Luật Sư NGUYỄN MẠNH TƯỜNG
1      2     3      4      5      6
CHƯƠNG 7: TRẬN ĐẤU LẦN THỨ BA TẠI ĐẢNG XÃ HỘI VIỆT NAM

Nếu những người tổ chức cuộc đấu tố ở Đại Học hy vọng là tôi sẽ bị sỉ nhục, mất thanh danh thì họ đã lầm. Ngoại trừ một ít gián điệp, chỉ điểm đang lẫn lộn trong đám đông, cũng như thường lệ trong những cuộc họp quần chúng khác, đại đa số đều đứng về phía tôi, dành cho tôi những cái nhìn đầy thiện cảm, những cái nhìn thật làm tôi ấm lòng. Không ai dám biểu lộ tâm tình của họ một cách nào khác, dù là vài cử chỉ hay lời nói, vì họ sợ bị công an điểm mặt và sẽ bị phiền phức. Chủ nghĩa chính trị cực đoan đã thất bại cay đắng và lãnh đạo đã rút một bài học.

HỒI KÝ NGUYỄN MẠNH TƯỜNG - KỲ 5

Giáo Sư Luật Sư NGUYỄN MẠNH TƯỜNG
1      2     3      4      5      6
CHƯƠNG 9: SỬA SOẠN CHO CHUYẾN ĐI KHÔNG CÓ NGÀY VỀ
Điểm đặc trưng dễ phân biệt của chính quyền Việt Nam là họ không bao giờ cho người trong cuộc thanh trừng biết những biện pháp dành cho họ. Họ có nhiều cách để thực hiện ý muốn của mình. Mặt Trận không còn mời tôi dự những phiên họp của họ. Đại Học lấy lại chiếc xe đạp công vụ mà họ đã cấp cho tôi để đi đến lớp giảng. Các Toà Án gửi trả lại cho tôi những lá thư uỷ nhiệm luật sư. Tôi hiểu là tôi đã bị loại khỏi mọi chức việc, đã trở thành một thứ cùi hủi, một người hạ đẳng, một kẻ bị mất phép thông công! Vì thế, tôi đành phải tìm quên trong triết học để trám đầy những giờ khắc bị buộc phải nhàn cư rỗi rảnh, để tránh phải trùm kín đầu, đeo cái chuông lúc lắc kêu vang báo cho người trên đường phải tránh không đụng tôi.

HỒI KÝ NGUYỄN MẠNH TƯỜNG - KỲ CUỐI

Giáo Sư, Luật Sư NGUYỄN MẠNH TƯỜNG
1      2     3      4      5      6
CHƯƠNG 11: BẤT CHỢT…

Bất chợt, tôi lại nhớ vào năm 1936, khi tôi trở về Việt Nam luôn, tôi học tiếng Trung, tham gia phác hoạ văn phạm Việt Nam với nhóm Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ, và hợp tác làm cuốn tự điển với Khai Trí Tiến Đức. Cái gì đã khiến tôi luôn giữ thái độ sinh hoạt đó? Tôi, một người là chưa bao giờ ngưng tán dương đề cao những tác dụng lợi ích của nền văn hoá Pháp, một nền văn hoá đã tôi luyện thành một người như tôi ngày hôm nay? Tôi chỉ có thể trả lời câu hỏi như thế này: “Tôi trở về với truyền thống và dân tộc, không phải với cái giá của một cuộc đấu tranh cam khó và với những cố gắng bền bỉ, nhưng bằng cách để mình trôi theo một con đường dốc không thể thiếu một cách dễ dàng và tự nhiên. Những kẻ dù có trang bị một kiến thức khoa học rộng lớn, những người chống văn hoá Pháp mà tôi đã tiếp đón ở trường, và hay những kẻ chống văn hoá Việt, văn hoá mà tôi thấm nhuần suốt cuộc sống, tất cả bọn họ đều không có những cái nhìn lành mạnh và đúng đắn về văn hoá là gì. 

VIỆN KHỔNG TỬ VÀ QUYỀN LỰC MỀM CỦA TRUNG CỘNG


Nguyễn Hưng Quốc

Ở Việt Nam, trong suốt mấy tuần vừa qua, dư luận, ít nhất là trong giới trí thức, khá xôn xao về quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho phép thành lập Viện Khổng Tử tại trường Đại Học Hà Nội. Tất cả đều đồng thanh bày tỏ sự lo ngại và bất bình: Họ cho đó là dấu hiệu của cuộc xâm lược văn hóa, từ phía Trung Quốc, và của sự đầu hàng trước cuộc xâm lược ấy, từ phía Việt Nam.

NGUYỄN NGỌC GIÀ: “NHÀ NGOẠI CẢM” VÀ NGƯỜI CỘNG SẢN

Câu chuyện “đồng cô cốt cậu” dưới lớp áo “nhà ngoại cảm” như một cú trời giáng mang tên “quả báo” vào chính thể luôn đàn áp dã man tôn giáo. Sự việc này tạo nhiều cung bậc cảm xúc cho nhiều phía. Riêng người cộng sản, có lẽ chưa bao giờ cay đắng và nhục nhã bằng cú lừa quá đỗi tào lao như thế!
Nhà ngoại cảm

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

NHỮNG SỰ THẬT CẦN PHẢI BIẾT (PHẦN 28): NGUYỄN MINH TRIẾT: ANH HỀ BÁN NƯỚC


CÂU CHUYỆN CHUYẾN THĂM HOA KỲ CỦA CHỦ TỊCH VIỆT CỘNG NGUYỄN MINH TRIẾT

Vì kém Tiếng Anh nên trước khi có cuộc gặp với Tổng Thống Hoa Kỳ, người nhân viên phiên dịch tùy tùng nói với Chủ tịch nước Việt Nam là khi Ngài bắt tay Ông George W. Bush hãy nói: "How are you? "và Bush sẽ nói: "I am fine, and you?". Khi đó ngài chỉ cần nói: "Me too", rồi sau đó thì sẽ là phần việc còn lại của phiên dịch viên chúng tôi.

"No problem" Ngài Chủ Tịch trấn an nhân viên mình bằng câu Tiếng Anh ngắn gọn.

Có thể vì hơi khớp và hơi quá tự tin không chịu dợt nên Khi bắt tay Ông Bush thì Triết đã nói nhầm thành: "Who are you?"

Mặc dù bị shock nhưng cũng là người vui tính nên Bush đã nhanh nhẹn nói:

"Well, I am Laura 's husband, ha ha ha ha".

Và Ngài Chủ Tịch Triết cũng nhanh chóng trả lời ngay một cách rất tự hào dân tộc: 

 "Me too, ha ha ha ha".

TIỀN GIANG: CÔN AN TRA TẤN HỌC SINH 16 TUỔI ĐỂ ÉP NHẬN TỘI

Tuấn Khanh - Chỉ vì nghi ngờ em Nguyễn Hoàng Phương Phương (16 tuổi) ăn cắp xe đạp, công an xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang đã ập vào trường của em Phương giữa giờ học, giải em đi về đồn tra tấn, buộc phải nhận tội ăn trộm.

NHÀ BÁO PHẠM CHÍ DŨNG VIẾT TÂM THƯ GỬI QUỐC HỘI

TÂM THƯ GỬI QUỐC HỘI
HIẾN PHÁP MỚI – CƠ HỘI CUỐI CHO MỘT TRIỀU ĐẠI 

Hãy hỏi vì sao và do ai?
38 năm sau ngày đất nước thu về một mối, chưa bao giờ lòng dân Việt Nam ly tán như hiện thời. Hãy hỏi vì sao và do ai?

HẮN CŨNG LÀ BỒ TÁT!

Ông Bút - Cách nay 44 năm, được tin Hồ chí Minh “chuyển sang từ trần,” cả miền Bắc cấu mặt, bứt tóc, khóc lăn lóc, khóc thật “hoành tráng”. Trong số này, khóc để mong được đảng quan tâm, cơ cấu vào chức gì đó, đặng tiến thân, có số khóc cầu được thêm một tí tiêu chuẩn, như vài thước vải sô, tí gạo...

GS NGUYỄN MẠNH HÙNG: RẤT KHÓ TIN VÀO TẬP CẬN BÌNH – VIỆT NAM ĐÃ NẰM TRONG QUỸ ĐẠO CỦA TRUNG QUỐC

Phạm Trần  - Bài Phỏng vấn dưới đây được chúng tôi thực hiện với Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về Chính trị và Bang giao Quốc tế viện Đại học George Mason nhằm giải tỏa những thắc mắc tại sao trong thời gian vừa qua Trung Quốc đã tung ra chính sách ngoại giao “Con đường tơ lụa trên biển” và hô hào hợp tác phát triển “cùng thắng” với các nước lân bang có tranh chấp biển đảo với Bắc Kinh.

VIẾNG ĐÁM TANG CỤ ÔNG TÔN THẤT TẦN - NGƯỜI BỊ HỒ CHÍ MINH VÀ CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN BỎ TÙ 32 NĂM KHÔNG XÉT XỬ

Châu Văn Thi - Được tin nhạc phụ của nhà thơ Trần Mạnh Hảo là cụ ông Tôn Thất Tần vừa qua đời, chúng tôi tất tả đi viếng đám tang của cụ ông ở chùa Đại Giác, Phú Nhuận. Sau khi thắp hương xong cho cụ, chúng tôi có ngồi nói chuyện với gia đình. Bà Tôn Nữ Giáng Tiên cho biết ông là một trong những người tù lâu năm nhất dưới chế độ cộng sản. Dù tuổi cao sức yếu, ông vẫn còn minh mẫn đến những ngày cuối đời nhưng từ lâu ông đã không còn màng chuyện thế sự...

VỀ VỤ ÁN NHÂN VĂN GIAI PHẨM


1   2   3   4    5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17
NHỮNG HỒI TƯỞNG CỦA MỘT NHÂN CHỨNG

LTS : Kể từ tháng 8.1945, tức là từ khi Đảng cộng sản Việt Nam nắm chính quyền, rất nhiều vụ án oan khuất đã xảy ra trên đất nước dưới chế độ cực quyền và toàn trị. Có thể nói "Nhân Văn - Giai Phẩm" là một vụ án điển hình. Điển hình vì nó đánh thẳng vào tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ đã từng tận tụy đi theo đảng cộng sản và đã có công lao to lớn trong cuộc kháng Pháp giành dộc lập dân tộc. Điển hình vì hậu quả của nó ngay lập tức lan tỏa ra toàn xã hội, tạo tiền đề cho "vụ án xét lại - chống Đảng" và suốt hơn 30 năm qua nó gây nên nỗi ám ảnh khủng khiếp trong đời sống văn hóa - nghệ thuật - giáo dục nước nhà. Trong nhiều năm gần đây, từ khi có việc "cởi trói" văn nghệ sĩ hồi tháng 10.1987, người ta đã được biết nhiều hơn, chính xác hơn về những sự việc, những con người trong vụ án này.

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 1


                    1   2   3   4    5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17
TỰA
 Dự định tìm lại dấu vết phong trào Nhân Văn Giai Phẩm đã đến với tôi từ cuối thu 1984, khi trở lại lần đầu, sau ba mươi năm xa Hà Nội. 1984, lúc ấy tôi chưa cầm bút, và 1954, khi rời Hà Nội, tôi mới lên mười. Như phần lớn học sinh miền Nam, tôi đã thuộc lòng không chỉ những câu thơ nổi tiếng của Trần Dần:
Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà
chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ
mà còn cả những câu thơ ít nổi tiếng hơn, nhưng không kém phần đau xót:
Trời vẫn quật muôn vàn tảng gió.
Bắc Nam ơi! Ðứt ruột chia đôi.
Tôi cúi xuống quỳ xin mưa bão
Chớ đổ thêm lên đầu họ, khổ nhiều rồi!
Những tiếng thơ của một thời, thời còn yêu thương, thời vết thương chia cách hai miền chưa đỏ máu, chỉ có nhớ thương và thương nhớ bay bổng như Giấc mơ hồi hương của Vũ Thành:

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 2


CHƯƠNG 3
GIAI PHẨM MÙA XUÂN

 Giai Phẩm Mùa Xuân do Hoàng Cầm và Lê Đạt chủ trương. Hoàng Cầm trong bài Con người Trần Dần[1], và sau này, trả lời phỏng vấn RFI, đều xác nhận Trần Dần không biết gì về việc in bài thơ Nhất định thắng vì lúc đó đang tham gia Cải Cách Ruộng Đất ở xa. Có lẽ là để gỡ tội cho Trần Dần. Sự thực Trần Dần có tham gia Giai Phẩm Mùa Xuân: Sau khi bị bắt lần thứ nhất, bị cấm trại 3 tháng, Trần Dần và Tử Phác bị gửi đi tham gia Cải Cách Ruộng Đất. Trong lời"thú tội", Trần Dần viết: "Sau thời gian đó, trên có cho tôi đi tham quan cải cách ruộng đất để tự cải tạo. Song, tôi lại dựa vào cái thế tham quan, cứ đi lại Hà Nội, tiếp tục quan hệ với một người vợ chưa được phép. Hơn nữa lại quan hệ với Hoàng Cầm, Lê Đạt, ra Giai Phẩm Mùa Xuân. Tuy là họ đề ra, song sau khi thống nhất trước với nhau là: “Tự do lấy bài tôi đưa vào”, thì tôi hoàn toàn đồng tình. Mỗi lần gặp lại thúc đẩy, dục dã, ra cho nhanh. Việc tập hợp bài vở, tôi không rõ chi tiết. Bài Lão Rồng là do tôi viết. Tôi ví đồng chí Văn Phác như tên lý trưởng đã chà đạp Lão Rồng[2]".