Thứ Ba, 4 tháng 2, 2014

DI NGÔN TỰ VẤN CỦA THIẾU TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM VÀ TRIỂN VỌNG TƯƠI SÁNG CỦA DÂN TỘC

Lê Quế Lâm
Trong những ngày cuối cùng của tháng Tư năm 1975, trước và sau khi Đại tướng Dương Văn Minh lên cầm quyền, đã có khoảng 130 ngàn người bắt đầu di tản khỏi đất nước. Trong số đó có tác giả Giao Chỉ, bút hiệu của cựu Đại tá Vũ Văn Lộc, hiện đang định cư ở thành phố San Jose Hoa Kỳ. Nay do lời mời của Báo Việt Luận, ông đến Sydney và có buổi nói chuyện với đồng hương vào lúc 1.30 chiều ngày thứ Bảy tuần này với đề tài Đường về quê hương. Ông sẽ trả lời câu hỏi mọi người đặt ra từ 1975 khi mới di tản khỏi Việt Nam “Ta biết làm gì cho hết nửa đời sau”. Và một câu hỏi khác “Đường đời trăm vạn nẻo, đâu lối về quê hương”.

VIỆT NAM KHÓ ĐƯỢC VÀO TỔ CHỨC HỢP TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG VÌ VI PHẠM QUYỀN LAO ĐỘNG QUỐC TẾ CĂN BẢN


Nguyễn Quốc Khải - Việc thương thuyết về Hiệp Ước Hợp Tác Xuyên thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP) giữa 12 quốc gia trong đó có Việt Nam, có nhiều triển vọng sẽ kết thúc trong năm 2014. Hoa Kỳ là quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất đang lãnh đạo việc thương thuyết này. Khi nhiều nước họp lại để trao đổi thương mại với nhau, luôn luôn có một số vấn đề phải cùng nhau giải quyết. Những vấn đề chính của TPP bao gồm quyền lao động, đầu tư, thu mua hàng hóa và dịch vụ của chánh phủ, dược phẩm và nông phẩm. Quyền lao động đứng hàng đầu, một vấn đề giản dị đối với những nước văn minh, nhưng xem ra gai góc đối với Việt Nam. Giữa một nước giàu và tiên tiến nhất là Hoa Kỳ và một nước nghèo và chậm tiến nhất là Việt Nam, đương nhiên có sự xung khắc mạnh mẽ về vấn đề lao động.

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

LÊ HIẾU ĐẰNG MỘT NGƯỜI YÊU NƯỚC HAY MỘT KẺ XUẨN ĐỘNG?

Nguyễn Thu Trâm, 8406 
Luật gia Lê Hiếu Đằng đã qua đời hôm 22 tháng 01 vừa qua sau nhiều tháng nằm viện chống chọi với bạo bệnh. Có lẽ đây là khoảng thời gian mà ông Đằng đã suy nghĩ rất nhiều về những lầm lạc của bản thân ông, mà hệ lụy của nó đối với quê hương, đất nước thật khó lường. 

TÌM HIỂU CÁC MỐC THẬP NIÊN TRONG ĐỜI NGƯỜI


Các mốc tuổi đời người được tính theo thập niên thường được nghe như  : tam thập . . . tứ thập . . . ngũ thập . . .v. v.   Nhiều người trong chúng ta vẫn quen nghe, thậm chí có đôi lần nhắc đến , nhưng chưa hẳn ai cũng nắm rõ ý nghĩa và xuất xứ.  Mời cùng tham khảo tư liệu sau

Khổng-Tử đã kể lại các giai-đoạn thành-đạt của cuộc đời ngài như sau: "Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên-mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, và thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ" (Ta tới mười lăm tuổi mới chuyên-chú vào việc học, ba mươi tuổi mới tự-lập, bốn mươi tuổi mới thấu-hiểu hết sự lý trong thiên-hạ, năm mươi tuổi mới biết mệnh trời, sáu mươi tuổi mới có kiến-thức và kinh-nghiệm hoàn-hảo để có thể phán-đoán ngay được mọi sự-lý và nhân-vật mà không thấy có điều gì chướng-ngại khi nghe được, và bảy mươi tuổi mới có thể nói hay làm những điều đúng theo ý-muốn của lòng mình mà không ra ngoài khuôn-khổ đạo-lý).

NHỮNG BỊA ĐẶT CỦA VC NGUYỄN THÀNH TRUNG (PHI CÔNG CON VC, NẰM VÙNG)

Nhận xét về những lời nói của Nguyễn Thành Trung (Báo Chính Luận phỏng vấn)

F5 Long Ly 538.

Tôi nhận được email của Thanh Huynh trong đó có đăng bài phỏng vấn Nguyễn Thành Trung do phóng viên báo Chính Luận thực hiện. Nhiều người đọc bài phỏng vấn này thấy Nguyễn Thành Trung trả lời rất bình thường, gọn ghẽ, mới đọc qua tưởng như Nguyễn Thành Trung cởi mở tâm tư chân thật của mình, của một người đã từng sống trong hai chế độ. Bài phỏng vấn N.T. Trung đã chứng tỏ rất nhiều dối trá, láo khoét thậm chí còn bịa đặt từ không ra có mà có lẽ chỉ những người cùng ngành, cùng thời với NT Trung mới biết được. 

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

NĂM NGỌ ĐỌC CHUYỆN “CHÚ BÉ TRIỀU TIÊN TRỘM BÒ”

Nguyễn Việt Nữ

Hiến pháp mới sửa đổi năm 2013 của XHCN Việt Nam vẫn còn giữ điều 4 HP là Đảng lãnh đạo theo tư tưởng Marxit-Hồ Chí Minh, vẫn với nền “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” lội ngược trào lưu văn minh.

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014

TRẦN VÀNG SAO


Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính (sinh 1941), là một nhà thơ Việt Nam.
Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1941 (Tân Tỵ) ở Thừa Thiên - Huế. Năm 1961 ông thi đỗ tú tài rồi vào Đại học Huế, tham gia các phong trào đấu tranh của sinh viên cùng thế hệ với Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Quang Long, Ngô Kha. Từ 1965 đến 1970, ông lên chiến khu và công tác tại Ban Tuyên huấn Thành uỷ Huế, viết báo với các bút danh Nguyễn Thiết, Lê Văn Sắc, Trần Sao. Năm 1970 ông được đưa ra miền Bắc an dưỡng, chữa bệnh. Ở nơi đây, ông có viết nhật ký gồm những suy nghĩ của ông về cái gọi là “hậu phương xã hội chủ nghĩa” và sau đó bị tố cáo, đấu tố và cô lập [2] đến nỗi ông có cảm giác không còn được coi là con người mà đã thành “một con vật, một con chó, theo như Hồi ký "Tôi bị bắt (Nhớ lại những năm tháng tôi bị bắt rồi được thả ra và sống như tù)" sau này của ông.

CÔNG AN CÔN ĐỒ PHÁ ĐÁM MA


Đặng Cứu Quốc  - Cái tên đã trực tiếp giành giật vòng hoa phúng điếu và băng-rôn đám tang với Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Dũng tại đám tang Luật gia Lê Hiếu Đằng, cái tên mặc áo trắng quần đen có cây viết vắt trên túi áo đó chính là tên Trần Anh Tuấn - đại úy công an phòng PA 25 Công an thành phố Hồ Chí Minh... còn có biệt danh là Tuấn Đói... Xếp cũ của Tuấn Đói là Nguyễn Chí Thành, từ Trưởng Phòng PA 25, leo lên chức Phó Giám đốc rồi Giám đốc Công an TPHCM. Sau khi có công trong vụ bắt Ts luật Cù Huy Hà Vũ bằng cách vu khống gian manh bởi 2 bao cao su, đã được Nguyễn Tấn Dũng thăng chức lên Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh 1... 

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

LINH NGHIỆM


Trần Huy Quang, 
LTS. Nhân Ngày Lễ Mẹ, trong khi khắp thế giới vinh danh hình ảnh phụ nữ với vai trò người mẹ, nhiều nhà nghiên cứu bùi ngùi vì thấy tội nghiệp cho các phụ nữ bị Ông Hồ vùi dập, bỏ rơi, như quý bà Nguyễn Thị Minh Khai, Tăng Tuyết Minh, Nguyễn Thị Xuân, Irene… Truyện ngắn “Linh Nghiệm” của nhà văn Trần Huy Quang đã được lưu hành trên các trang web trong dịp Lễ Mẹ này. Truyện viết về ông Hồ Chí Minh, gọi tắt là HINH, đã từng đăng nhiều năm trứơc trên báo quốc nội và tức khắc, cả báo và nhà văn cùng bị kỷ luật. Truyện cho mùa Lễ Mẹ này như một bản tiểu sử HCM cực ngắn mà rất đầy đủ như sau.

CUNG CHÚC TÂN XUÂN: GIÁP NGỌ 2014 MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG

THIẾU TƯỚNG NGUYỄN NGỌC LOAN, TƯ LỆNH CSQG/VNCH VỚI SÀI GÒN VÀ HUẾ TRONG MẬU THÂN 1968 VÀ VỤ XỬ BẮN TÊN ĐẶC CÔNG CỘNG SẢN BẢY LỐP


Huế sau 26 ngày kinh hoàng đã có một số người Huế bỏ Huế mà đi. Thế nhưng, có một người, mặc dầu thân sinh là người Bắc, nhưng ông lại được sinh ra tại Huế. Ông lớn lên tại Huế, rời khỏi Huế từ độ quê hương chìm đắm trong binh lửa. Nhưng mà mỗi khi Huế gặp nạn, dân Huế gặp khổ đau, thì ông lại trở về Huế với tấm chân tình và tình yêu của người con xứ Huế, thiết tha cứu Huế và chia sẻ bất hạnh với đồng bào Huế.

PHÙNG HOÀI NGỌC: THÔNG BÁO NGHỈ SINH HOẠT ĐẢNG


Phùng Hoài Ngọc - Thực ra, tôi đã hạ bút viết và nộp bản Thông báo này chiều hôm qua 30 Tết, hôm nay chỉ Khai bút đầu xuân bằng Lời tự giới thiệu và giải thích đôi chút.

GIÁO SƯ LÊ VĂN HẢO THÍCH ĐÔN HẬU THÍCH TRÍ QUANG ĐÀO THỊ XUÂN YẾN HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG NGUYỄN ĐẮC XUÂN...

Là những tên sát nhân trong Huế Mậu Thân 1968 phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và Tòa án Quốc tế về Tội Ác Chiến Tranh và Tội Ác Diệt Chủng.

Khoảng 6 giờ sáng ngày Mùng 2 Tết Mậu Thân 1968, sương mù tan dần, trời trở lạnh và thấp, Huế bật khóc trong nghẹn ngào tủi hận, khi nhìn về phía Kỳ Đài Phú Văn Lâu lá quốc kỳ VNCH không còn nữa, thay vào đó là một lá cờ gồm 3 phần:  xanh, đỏ, xanh ở giữa nền đỏ có ngôi sao vàng. Đó chính là cờ của Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình.

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

TRẢ LẠI SỰ THÂT LỊCH SỬ CHO BIẾN CỐ ĐAU THƯƠNG TẠI HUẾ MẬU THÂN 1968


QUA CÁI CHẾT CỦA LÊ HIẾU ĐẰNG, NGHĨ VỀ CHỌN LỰA HÔM NAY

Trần Trung Đạo  - Một người nữa vừa ra đi, ông Lê Hiếu Đằng. Trong tinh thần Phật Giáo những lời cầu nguyện “Siêu thăng Tịnh Độ” hay “Vãng sanh Cực Lạc” chẳng qua để an ủi người sống chứ không mảy may hiệu lực nào đối với người đã qua đời. Mỗi người trong cuộc đời này đang tự tìm nơi chôn cất mình và tự đào mộ cho chính mình. Chết về đâu và mộ như thế nào là do duyên nghiệp và tu tập của mỗi người quyết định, chẳng lời cầu nguyện nào làm thay đổi được.

CÁI TẾT THỨ 40

Phạm Đình Trọng - Các anh Ngụy Văn Thà, Nguyễn Thành Trí chiến đấu hi sinh ở Hoàng Sa khi tết nguyên đán Giáp Dần đã cận kề, khi ở Sài Gòn chị Huỳnh Thị Sinh vợ anh Ngụy Văn Thà và ở Nha Trang, chị Ngô Thị Kim Thanh vợ anh Nguyễn Thành Trí đã mua sắm đầy đủ hàng tết. Chỉ đợi các anh về là tết sẽ đến. Nhưng các anh không bao giờ về nữa. Từ đó mẹ con chị Huỳnh Thị Sinh, mẹ con chị Ngô Thị Kim Thanh không còn có tết nữa.

ÔNG ĐẶNG XƯƠNG HÙNG, MỘT LÃNH SỰ, PHÓ VỤ TRƯỞNG, BỎ ĐẢNG ĐỂ ĐÒI DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN CHO VIỆT NAM

Đặng Xương Hùng
GENEVA, Thụy Sĩ -- Một Vụ phó Bộ Ngoại Giao CSVN đã chính thức tuyên bố từ bỏ Đảng CSVN, theo một bài ông viết đăng trên báo Thông Luận ở Paris.
Trong bài viết ký tên Đặng Xương Hùng, tựa đề “Thư ngỏ gửi các bạn đồng nghiệp (ở Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam)” -- tác giả cho biết ông cũng từng là Lãnh sự VN tại Geneva, Thụy Sĩ, và bây giờ ông quyết định tham gia cuộc chiến vì nhân quyền, dân chủ VN.

HAI GIÁP RƯỠI – CHÚC MỪNG NĂM MỚI!


Cách đây đúng hai giáp Âm lịch, tức là 24 năm trước, tôi đã sang Việt Nam lần đầu tiên. Hai giáp sau, Việt Nam đã thay đổi rất nhiều và rất nhanh về nhiều mặt.

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

KHÁT KHAO TỰ DO DÂN CHỦ


Mục Sư Nguyễn Thành Nhân
Ngày tháng yên lành 28/01/2014.
 Bài viết nầy phát xuất bởi nguồn cảm hứng từ lời phát ngôn của một nghệ sĩ đa tài Charlie Chaplin trong bộ phim “The Great Dictator”. Tác phẩm nầy được Charlie Chaplin tức Vua Hề Sác Lô thực hiện vào cuối năm 1939 và được công chiếu vào đầu năm 1940.  Nội dung của phim là nhằm châm biếm, đã kích nhà độc tài Hitler cùng chế độ phát xít Đức Quốc Xã.

LỄ TẾ ÂM HỒN THẤT THỦ KINH ĐÔ 23.5 (ẤT DẬU) MỘT NÉT VĂN HÓA ĐỘC ĐÁO CỦA XỨ HUẾ

Nguyễn Phúc Vĩnh Ba 
Lễ tế Âm hồn Thất thủ Kinh đô - bữa quảy cơm chung (còn gọi là Lễ Truy niệm Chiến sĩ trận vong và đồng bào nạn vong năm Ất dậu)  là một nét văn hoá đặc trưng của nhân dân Thừa Thiên - Huế. Lễ này bắt nguồn từ sau chính biến ngày 23.5. năm Ất dậu (05.7.1885) khi Kinh đô Huế thất thủ.

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

THƯ CỦA HỌC TRÒ LIÊN THÀNH GỞI THẦY HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

Thưa Thầy,
Con là Liên Thành, là một học trò cũ của Thầy tại lớp Đệ Nhị B2, trường Quốc Học niên khóa 1958-1959. Có lẽ bây giờ vì tuổi đời đã cao hơn nữa thân mang bệnh tật nên Thầy không còn trí nhớ tốt, vì vậy con xin nhắc lại đây những kỷ niệm của bọn con lớp Đệ Nhị B2 niên khóa 58-59 tại trường Quốc Học Huế đối với Thầy.    
Đứng ngoài cùng bên trái là học trò Liên Thành (x) thời gian học với Thầy Hoàng Phủ Ngọc Tường tại trường Quốc Học Huế


Thưa Thầy,
Lớp Đệ Nhị B2 tụi con có khoảng 50 đứa. Tụi con học ban Toán nên môn Việt Văn thường không hấp dẫn và cũng không làm chúng con quan tâm lắm. Chúng con thỉnh thoảng bỏ lớp trốn học kéo nhau sang Lạc Sơn ngồi nhâm nhi ly café, cảm thấy thú vị hơn phải ngồi nghe giảng dạy môn Vạn Vật, Anh Văn v.v… Thế nhưng đối với môn Việt Văn của Thầy dạy thì lũ chúng con không thiếu một đứa nào trong lớp. Cả lớp im lặng ngồi há miệng say mê nghe Thầy giảng bài, nghe Thầy nói văn chương chữ nghĩa, nghe Thầy giải thích điển tích. Có thể nói trí nhớ của Thầy siêu đẳng.

GIẬT TƯỢNG LÊ NIN, SỰ BẤT MÃN CỦA NGƯỜI DÂN ĐÃ LÊN TỚI ĐỈNH?


Vào lúc 4 giờ15 sáng ngày 23/01/2014, bốn học viên Pháp Luân Công đã đến công viên Lê Nin cạnh Đại sứ quán Trung Quốc số 46 Hoàng Diệu – Hà Nội để kéo đổ tượng đài Lê Nin nhưng bất thành do đứt dây cáp. Mặc Lâm phỏng vấn nhân vật chính trong vụ tổ chức này là anh Nguyễn Doãn Kiên để tìm hiểu thêm sự thật, mời quý thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn này.

TIN VUI TRONG NHỮNG NGÀY GIÁP TẾT

Bùi Tín  - Còn 2 tuần nữa mới đến Tết Giáp Ngọ nhưng biết bao chuyện vui đã dồn dập xuất hiện. Lần đầu tiên nhân dân ta tổ chức công khai kỷ niệm 40 năm trận Hoàng Sa oanh liệt. Năm 1974 hải quân thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã hiên ngang chống trả bọn bành trướng, thể hiện rõ ý chí chống xâm lược kiên cường của dân tộc Việt Nam. Các hoạt động kỷ niệm đã diễn ra một cách long trọng bằng nhiều hình thức phong phú sinh động, bất chấp sự ngăn cản, phá đám bỉ ổi của bộ máy cầm quyền của đảng CS hèn với giặc ác với dân.

PHIÊN TÒA PHÚC THẨM LUẬT SƯ LÊ QUỐC QUÂN SẼ DIỄN RA VÀO NGÀY 18.02.2014

VRNs (27.01.2014) - Sài Gòn – Ngày 18.02.2014, lúc 8 giờ sáng, sẽ diễn ra phiên tòa phúc thẩm của Luật sư Lê Quốc Quân. Tòa án Nhân dân Tối cao Hà Nội đã gửi giấy báo cho Luật sư Hà Huy Sơn, luật sư bào chữa cho Luật sư Quân.

TIẾN SỸ NGUYỄN QUANG A KỂ LẠI CHUYỆN 3 GIỜ BỊ CÂU LƯU TRÁI PHÁP LUẬT

Hơn 3 giờ bị câu lưu trái pháp luật
Nguyễn Quang A 
Chúng tôi định đi thăm các tù nhân lương tâm và gia đình họ ngày 18-1-2014, tôi mắc bận không đi được. Ngày 19-1-2014 khi dự lễ tưởng niệm Hoàng Sa tại tượng đài Lý Thái Tổ mới biết cuộc đi thăm tù nhân được chuyển sang ngày 20. Chứng kiến cảnh chướng tai gai mắt do công an (tôi tin những người mặc thường phục hôm đó cũng là công an mặc thường phục để che mắt thiên hạ) gây ra trong buổi tưởng niệm 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, nhưng tôi đã không nhắc đến sự kiện đau lòng và ô nhục vào buổi sáng đó trong bữa cơm tối với phó thủ tướng Vương quốc Bỉ, một giáo sư về luật hiến pháp và nhân quyền. Giá mà bữa cơm ấy diễn ra sau 20-1-2014 thì tôi đã có thể nói cho vị giáo sư đáng kính về kinh nghiệm bản thân mà tôi tóm tắt sau đây.

ĐI MÔ CŨNG THẤY NHỤC CHO HÀ TỊNH


“Hà Tịnh ngày 18/1/2014 khánh thành đền thờ cố tổng bí thư Lê Duẩn. Đền thờ cố TBT Lê Duẩn sẽ là địa chỉ văn hóa tâm linh để người dân tới tưởng niệm, tri ân công lao của ông.”
Nguyễn Bá Chổi - Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, sinh ra ở Nghệ An, quê Vĩnh Phúc, nhưng “đi mô cụng nhớ về Hà Tịnh”, huống chi người Hà Tĩnh đi mô mà chẳng nhớ Hà Tịnh. Cũng như mọi người khác nhớ quê hương mình khi phải đi xa. Chẳng hạn như người Bình Định đi đâu cũng nhớ về Bình Định; người Yên Bái đi đâu cũng nhớ về Yên Bái; người Cà Mâu đi đâu cũng nhớ về Cà Mâu v.v... Riêng nỗi nhớ về quê hương của người Hà Tĩnh xưa nay hình như được khơi dậy nồng nàn da diết hơn mỗi lần nghe tiếng ai hát “đi mô cụng nhớ về Hà Tịnh”(*) của tác giả Dư Âm, nhưng nỗi nhớ ấy hôm nay đã bị lấn át đi bởi nỗi nhục. Thay vì “đi mô cũng nhớ về Hà Tịnh”, bây giờ đi mô cũng nhục cho Hà Tĩnh.

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

HUẾ - 46 NĂM TỘI ÁC DIỆT CHỦNG CỦA BĂNG ĐẢNG HỒ CHÍ MINH

Kính gởi Quý đồng bào Quốc nội và Hải ngoại cùng Quý chiến hữu:

Tiếp theo bài HUẾ - 46 NĂM TỘI ÁC DIỆT CHỦNG CỦA BĂNG ĐẢNG HỒ CHÍ MINH - (TỊNH NGỌC, KKT). HUẾ - ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN CÓ THẬT - (LIÊN THÀNH), xin trân trọng phổ biến bài thứ hai trong loạt bài liên quan Tội Ác Diệt Chủng của Băng Đảng Hồ Chí Minh tại Huế Tết Mậu Thân 1968, "DIỄN TIẾN CUỘC THẢM SÁT ĐỒNG BÀO VÔ TỘI TẠI HUẾ VÀO TẾT MẬU THÂN 1968 VÀ CUỘC THẨM CUNG CỦA THIẾU TÁ LIÊN THÀNH VỚI TÊN TRUNG TÁ ĐIỆP VIÊN CỘNG SẢN HOÀNG KIM LOAN" của tác giả Liên Thành.

MỘT LỜI NÓI PHẢI


S.T.T.D Tưởng Năng Tiến  - “Khi nào đảng Cộng còn cầm quyền, khi đó họ còn tiếp tục làm cho công việc hoà giải dân tộc không thể nào thực hiện được.” - Trần V độc giả Dân Luận

Tôi thấy trên tờ lịch tháng Giêng năm nay - tại văn phòng khai thuế - ảnh chụp những cành lá tuyết phủ trắng xoá, và bên dưới là một câu ngạn ngữ của người Nhật Bản: “One kind word can warm three winter months: Một lời nói tử tế có thể làm ấm lòng suốt cả mùa Đông.” 

CÂU CHUYỆN CỦA NGƯỜI TÙ “CẢI TẠO” VỀ TỪ YÊN BÁI


Saigon 1988 – Đón người thân học tập “cải tạo” từ miền Bắc trở về tại ga Saigon.
Tôi còn nhớ là những Sĩ quan cấp bậc Trung tá phải trình diện tại Trường học Don Bosco, Gò Vấp trong ba ngày từ 14, 15 và 16 của tháng 6 năm 1975. Tôi trình diện ngày giữa để không sớm mà cũng không trễ.

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

ĐIỆN NGUYÊN TỬ: THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG LÊN TIẾNG HOÃN, ROSATOM CỦA NGA THÚC GIỤC LÀM LIỀN. AI LÀ CHỦ ĐÍCH THỰC CỦA VIỆT NAM?


Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam - Báo Tuổi trẻ số ra ngày 16/01/2014 viết lại toàn văn lời tuyên bố của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi lễ tổng kết của Tập Đoàn Dầu Khí VN (PVN) hôm 15/01/2104 như sau“PVN phải đảm bảo khí để làm cụm nhà máy điện 5. 000MW thay thế cho 4. 000MW điện nguyên tử, bởi nhà máy điện nguyên tử có thể sẽphải hoãn đến năm 2020 mới khởi công (theo kế hoạch là năm 2014). Làm điện nguyên tử phải an toàn cao nhất, hiệu quả cao nhất, không đạt không làm.”

TÂN LIỀU LÀ TIÊU LẦN



Nguyễn Dư - Chưa bao giờ thấy mấy ông trong đảng cộng sản Việt Nam làm việc đàng hoàng, có trách nhiệm hoặc chịu trách nhiệm với những công việc mà họ đã làm, đang làm và sẽ làm. Đó là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng đạo đức trong xã hội, kinh tế quốc gia và nền giáo dục thê thảm như ngày hôm nay.

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

2014: NHỚ MẬU THÂN 1968, KẺ ĐỒ TỂ & NHÂN CHỨNG SỐNG


Vũ Thế Phan - “Gần gũi anh Tường tròn ba chục năm mình chưa nghe ai trong nước nói xấu về anh, chỉ một vài ông hải ngoại, chẳng rõ vì sao cứ đeo lấy anh nói dai như đỉa, kẻ bảo anh cơ hội, người nói anh ác nhân, thật chẳng ra làm sao. Tiện đây nói luôn, tết Mậu Thân (1968) anh Tường ở lại căn cứ trên rừng, không về Huế. Người ta thu băng lời kêu gọi của anh cho phát loa trên xe chạy khắp thành phố, nên nhiều người tưởng anh về Huế thôi. Chuyện này còn cả tấn người đang sống làm chứng, ít nhất có Trần Vàng Sao, Nguyễn Khoa Điềm, Tô Nhuận Vĩ, ai không tin về Huế mà hỏi.” 

VIỆT NAM: « CÔN ĐỒ » PHÁ RỐI ĐÁM TANG LUẬT GIA LÊ HIẾU ĐẰNG Ở SAIGON

Thụy My, RFI
Hôm nay 24/01/2014, một số côn đồ không rõ từ đâu đã thô bạo phá rối đám tang của luật gia nổi tiếng Lê Hiếu Đằng tại chùa Xá Lợi ở quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh, gây phẫn nộ cho những người mến mộ đến viếng vị luật gia đã từng bền bỉ đấu tranh vì dân chủ.

SAU LĂNG BA ĐÌNH, TƯỢNG ĐÀI LÊ-NIN SUÝT BỊ GIẬT SẬP TẠI HÀ NỘI

Kính thưa toàn thể đồng bào Việt Nam Yêu kính,
Rạng sáng ngày 23/1/2014, một nhóm 5 thanh niên tại Hà Nội là những người tu học Pháp Luân Công thực hiện một nỗ lực nhằm giật sập tượng đài Lê-nin, nằm ngay sát khu vực đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội. Trong đoạn video clip sau đó, nhóm thanh niên trên cho biết dù đã khảo cứu kỹ lưỡng, nhưng giai đoạn cuối của kế hoạch giật sập tượng Lê-nin chưa thành do sự cố đứt cáp giữa chừng. 

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

VÀI SUY NGHĨ VỀ BIỂN ĐÔNG

Biển Đông
Jonathan London

Không quốc gia nào có kinh nghiệm nhiều với Trung Quốc như Việt Nam. Thể giới có thể học được gì từ kinh nghiêm của Việt Nam? Ngược lại, Việt Nam có thể học được gì từ thế giới và các nước trong khu vực về cách đề cập tình trạng của ngày nay? Đối với Việt Nam, việc duy trì một quan hệ ổn định và thân thiện tối thiểu với Bắc Kinh đã và đang đặt ra những thách thức khó khăn và không ngừng nghỉ.

SỚ TÁO QUÂN 2014

Muôn tâu Thượng Đế
Tháng Chạp hăm ba
Áo mão Ta Bà
Trên lưng cá chép

CÔNG AN GIẢ DANH THỢ CẮT ĐÁ ĐỂ PHÁ BUỔI TƯỢNG NIỆM TỬ SĨ HOÀNG SA

TS Nguyễn Quang A tại buổi tưởng niệm sáng nay
TS Nguyễn Quang A tại buổi tưởng niệm sáng nay.
40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa là một sự kiện lớn. Đã không ít người nhầm tưởng về một sự thay đổi cách nhìn của chính quyền, khi những bài báo lên tiếng có phần mạnh mẽ và cới mở hơn nhưng năm trước kia. Nhưng buổi tưởng niệm của huyện đảo Hoàng Sa đã bị hủy bỏ sau nhiều ngày chuẩn bị và nhận được ủng hộ về tinh thần cũng như tài chính của nhiều cá nhân và tổ chức.

ĐẠI HỘI LẦN THỨ NHẤT LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT TỰ DO


Lao Động Việt - Trong hai ngày 17, 18 tháng 1 năm 2014, tại thành phố Bangkok, thủ đô Vương Quốc Thái Lan đã diễn ra Đại Hội lần thứ nhất Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do, gọi tắt là Lao Động Việt (LĐV).


Đại Hội quy tụ trên 20 đại biểu từ các nước trên thế giới như Bỉ, Đức, Pháp, Áo, Ba lan, Úc, Mỹ, Việt Nam, Mã Lai, Thái Lan, ngoài ra tại Đại Hội cũng hiện diện một số vị khách quốc tế: ông Bent Gehrt thuộc tổ chức Workers Rights Consortium, luật sư Charles Hector thuộc Workers Hub for Change, Giáo sư Sarah Kaine và Emmanuel Josserand thuộc Đại Học Kỹ Thuật Sydney.

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

VIỆT NAM TỒI TỆ HƠN CẢ SYRIA TRONG VIỆC BỎ TÙ PHÓNG VIÊN * VIETNAM WORSE THAN SYRIA IN JAILING REPORTERS

Với 18 nhà báo trong tù, Việt Nam đứng thứ năm trên thế giới về giam giữ các thành viên của báo chí.

Luke Hunt (The Diplomat)/Diệu Quyên (Danlambao) dịch - Việt Nam đã lọt vào danh sách 10 nước giam giữ nhiều phóng viên báo chí nhất cho dù họ chỉ đơn giản là làm công việc của họ. Theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) Việt Nam đứng ở vị trí thứ năm và cùng với Thái Lan là một trong hai quốc gia ở Đông Nam Á bị cho vào danh sách này năm 2013.

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT ĐƯỢC THÀNH LẬP

Trong hai ngày 17 và 18 vừa qua một tổ chức tranh đấu cho quyền lợi người lao động Việt Nam đã được thành lập qua đại hội lần thứ nhất mang tên Liên đoàn Lao động Việt tự do, gọi tắt là Lao Động Việt được tổ chức tại thủ đô Bangkok của Thái Lan.

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

HAI DÂN OAN NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT VÀ NGUYỄN THỊ TUYỀN BỊ TUYÊN PHẠT TỔNG CỘNG 66 THÁNG TÙ GIAM

Như chúng tôi đã đưa tin, hai dân oan Nguyễn Thị Ánh Nguyệt và Nguyễn Thị Tuyền đã ra tòa vào lúc ngày 21 tháng 1 năm 2014, với cáo buộc 'gây rối trật tự công cộng' theo khoản 1 điều 245 BLHS. Với các cáo buộc mang tính chất áp đặt, trả thù đối với tội danh này, bà Nguyệt và bà Tuyền đã phải đối mặt với bản án  tổng cộng lên đến 66 tháng tù giam.

CHẲNG BIẾT CHÚNG NÓ CÓ TỰ THẤY CHÚNG NHỤC HƠN CON CHÓ KHÔNG?

Nhạc Sỹ TÔ HẢI
Mọi động thái đáng mừng này lại được tiến hành ngay cả khi có một ”lực lượng nào” đó đã yêu cầu (và được tuân thủ) gỡ ngay những gì chú Ba nói ở Hội Khoa Học Lịch sử rằng “Lịch sử là lịch sử. Nhiệm vụ của chúng ta phải đưa vào sách giáo khoa dạy cho con cháu chúng ta biết yêu quý biển đảo…”

NHỮNG HIỂM HỌA TIỀM TÀNG CỦA NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TẠI CAMBODIA

Chuyện kể lại sự thật của một chiến sĩ Biệt Kích nhảy toán, sau ngày 30 tháng 4, 1975 vẫn tiếp tục chiến đấu chống bạo quyền Cộng Sản Việt Nam, sống lưu vong trên đất nước của mình suốt 30 năm, năm 2006 Biệt Kích Tango Ngô Văn Tài trốn sang Cambodia nhưng nơi đây cũng đầy dẫy mạn lưới tình báo của Việt Cộng… xin mời độc giả đọc một bài có giá trị về đấu tranh hiện nay.
Tác giả Ngô Văn Tài


Từ sau ngày mất nước 30 tháng 4 năm 1975, hàng triệu người Việt nam đã bỏ nước ra đi tìm tự do bằng đường thủy, đường bộ, và bằng tất cả mọi phương tiện mà họ có thể có được. Cái giá của tự do dân chủ mà người dân Việt mất nước phải đánh đổi là chính tài sản và tính mạng của họ và gia đình.

BIỂU TÌNH CHỐNG CHÍNH PHỦ TẠI THÁI LAN CÓ TÁC ĐỘNG NÀO ĐẾN NGƯỜI VIỆT TRƯỚC HIỆN TÌNH CỦA NƯỚC VIỆT?


Nguyễn Thu Trâm, 8406
Theo Tự Điển Bách Khoa Toàn Thư (Encyclopaedia Americana) thì biểu tình được hiểu một cách thông thường là hành động bất bạo lực của một nhóm người, nhằm mục đích đưa đến cộng đồng một quan điểm hay một cách nhìn về một vấn đề nào đó trong xã hội. Nhận thức một cách tổng quát thì “Biểu Tình” là một hình thức hành động bất bạo động nhằm thể hiện mục đích, bày tỏ quan điểm ủng hộ hoặc phản đối về một vấn đề công cộng nào đ​ó,  thường có liên quan đến vấn đề chính trị, kinh tế, và xã hội,  nhằm mục đích gây sức ép cho một thay đổi nhất định, vì vậy mà "Biểu Tình" thường được hiểu một cách nôm na là "Biểu Lộ Tình Cảm" của một nhóm người, một tầng lớp xã hội, hay của một dân tộc đối với một thể chế chính trị, một chính phủ, có thể là “yêu” tức là ủng hộ, cũng có thể là “ghét” tức là phản đối và mong muốn một cuộc cách mạng để thay đổi thể chế hoặc chính phủ đương nhiệm bằng một thể chế chính trị khác tốt đẹp hơn, một chính phủ khác thực sự vì quyền lợi chính đáng của mọi người dân

​Hoạt động "biểu ​ lộ​  tình ​ cảm"​ của công chúng  có thể diễn ra bởi nhiều cách  khác nhau. 

GIÁO SƯ NGUYỄN NGỌC BÍCH BỊ CHẶN KHÔNG ĐƯỢC VÀO MALAYSIA

Sáng hôm nay 21 tháng Giêng năm 2014 Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích bị chặn lại tại phi trường Kuala Lumpur không cho nhập cảnh vào Malaysia khi ông đáp chuyến bay từ Bangkok sang Kuala Lumpur để làm việc. Hải quan Malaysia không giải thích lý do thỏa đáng nào khi bị yêu cầu cho biết lý do.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho chúng tôi biết diễn tiến sự việc như sau:

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

HIẾN PHÁP - THÔNG ĐIỆP - THỰC TẾ

Phạm Đình Trọng

1. Ngay ngày đầu năm 2014, một tình huống bi hài đã diễn ra trong đời sống xã hội Việt Nam.

1.1.2014, ngày đầu tiên thực thi Hiến pháp 2013, một Hiến pháp lạm phát cao nhất những mĩ từ về Nhân dân. “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân... Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân...”(Điều 2). Nhân dân được mơn trớn, vuốt ve, đề cao đến mức tất cả danh từ chung “nhân dân” trong Hiếp pháp 2013 đều được đặc cách viết hoa.

VĨNH BIỆT DANH TƯỚNG BÙI THẾ LÂN

Mai Nguyễn Huỳnh

Gia đình chiến sĩ QL.VNCH, vừa mất đi một vị tướng tài ba, lỗi lạc- BÙI THẾ LÂN! Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC
Kính chúc hương hồn cố Thiếu tướng trở về với cõi an lành bình an...Sau khi hoàn thành Trách nhiệm- Danh dự Tổ quốc trao cho chiến sĩ QL.VNCH.

Thành kính phân ưu cùng tang quyến

TƯỞNG NHỚ TƯỚNG BÙI THẾ LÂN

Tin Thiếu tướng Bùi Thế Lân từ trần đến với tôi quá đột ngột. Có lẽ cũng như nhiều người quen khác của ông. Bởi mới 3 hôm trước đây, tôi nghe nói ông còn khỏe mạnh và còn đi ăn với gia đình. Hơn một tháng trước, ông gửi cho tôi khoảng 50 bức ảnh về ngày sinh nhật thứ 82 của ông tại nhà riêng ở San Jose. Trông ông rất khỏe mạnh, vui tươi, hạnh phúc cùng bạn bè. Có một bức ảnh ông gửi riêng cho tôi và hỏi đùa là “Trông giống Nhật hoàng không ?”. Tôi trả lời “Giống đến nỗi ông bà đi ngoài đường phố Tokyo, dân bò ra đường chào hết”. Thỉnh thoảng tôi điện thoại sang thăm ông, không có một dấu hiệu nào về bệnh tật của ông cả.

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

TƯỜNG TRÌNH LỄ TƯỞNG NIỆM 40 NĂM NGÀY 74 HẢI QUÂN VIỆT NAM CỘNG HÒA VỊ QUỐC VONG THÂN


Kính thưa quý vị, - Vào lúc 08h30 sáng ngày 19/1/2014, hưởng ứng lời kêu gọi của nhóm No-U Hà Nội, đông đảo người dân đã có mặt tại  tượng đài Lý Thái Tổ - Hồ Gươm - Hà Nội để tham gia buổi Lễ tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, tri ân 74 người lính Hải Quân VNCH đã anh dũng hy sinh, phản đối Trung Quốcg xâm chiếm Hoàng Sa.

THIẾU TƯỚNG BÙI THẾ LÂN, CỰU TƯ LỆNH THỦY QUÂN LỤC CHIẾN QLVNCH TỪ TRẦN

Thiếu Tướng Bùi Thế Lân

Thiếu tướng Bùi Thế Lân, Vị Tư lệnh cuối cùng của Sư đòan Thủy Quân Lục Chiến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sinh 1932 đã từ trần vào ngày 14 tháng 1, 2014 tại San Jose, Bắc California.

1954: SVSQ Khóa 4 Cương Quyết Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, tốt nghiệp cấp bậc Thiếu Úy- Đại Đội Trưởng, Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến
1960: Trung Úy Tham Mưu Trưởng Liên Đoàn TQLC
1961: 1-6 Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng Tiễu Đoàn 4 TQLC

HOÀNG ĐẾ ĐƯƠNG TRIỀU BHUMIBOL ADULYADEJ CỦA VƯƠNG QUỐC THÁI LAN

Hoàng Đế Bhumibol Adulyadej
 Bhumibol Adulyadej hoặc Phumiphon Adunyadet (Thái Lan), phiên âm tiếng Việt là Phu-mi-phôn A-đun-da-đệt, chính thức được gọi là “Đại đế” (tiếng Thái:ภูมิพลอดุลยเดช; IPA: pʰu:mipʰon adunjadeːd; nghe (trợ giúp·chi tiết)) (sinh ngày 5 tháng 12 năm 1927), còn được gọi là VuaRama IX, là vua Thái Lan đăng cơ ngày 9 tháng 6 năm 1946. Bhumibol Aduladej được xem là một trong số những vị quân vương trị vì lâu nhất thế giới. Mặc dù Thái Lan theo thể chế quân chủ đại nghị, vị quốc vương này đã vài lần can thiệp vào chính trường, gần đây nhất là trong cuộc khủng hoảng chính trị năm 2005 – 2006. Bhumibol Adulyadej được coi là có công lớn trong nỗ lực kiến tạo tiến trình chuyển đổidân chủ ở Thái Lan trong thập niên 1990, mặc dù trong giai đoạn đầu của vương triều, ông đã ủng hộ các chính phủ quân sự. Ông sử dụng tài sản to lớn của mình để cung cấp tài chính cho nhiều đề án phát triển, đặc biệt là ở nông thôn. ông được người dân Thái Lan hết sức yêu kính. Đối với nhiều người dân Thái, nhà vua được sùng bái gần như một thần linh. Những người chỉ trích (hầu hết bên ngoài Thái Lan) xem điều này là hệ quả của chính sách đàn áp bất kỳ sự chỉ trích nào nhắm vào hoàng gia.

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

CẢ GIA ĐÌNH BỊ CA KHỦNG BỐ VÌ MẶC ÁO TƯỞNG NIỆM HẢI CHIẾN HOÀNG SA

Kính thưa quý độc giả.- Vào lúc 23 giờ khuya ngày 18/1/2014, chị Đinh Thị Nguyễn Thảo Quỳnh Như đã bị một toán công an sắc phục đủ loại kéo đến sách nhiễu, khám xét nhà riêng tại địa chỉ 23/15 Đồng Xoài, quận Tân Bình.

SÀI GÒN: TƯỞNG NIỆM 40 NĂM HẢI CHIẾN HOÀNG SA, PHẢN ĐỐI CÔNG HÀM BÁN NƯỚC PHẠM VĂN ĐỒNG


Sáng ngày 17/1/2014, khoảng 30 dân oan các tỉnh đã tập trung tại khu vực công viên trước cổng dinh Độc Lập để tưởng niệm 74 tử sỹ VNCH đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Bà con dân oan đa số là phụ nữ lớn tuổi còn mang theo biểu ngữ có nội dung giới thiệu "Phong trào Dân oan Tranh đấu" - đây là một phong trào vừa được thành lập hồi cuối tháng 12, năm 2013. Bên cạnh là một tấm biểu ngữ in dòng chữ: