Trong hai ngày 17 và 18 vừa qua một tổ chức tranh đấu cho quyền lợi người
lao động Việt Nam đã được thành lập qua đại hội lần thứ nhất mang tên Liên đoàn
Lao động Việt tự do, gọi tắt là Lao Động Việt được tổ chức tại thủ đô Bangkok
của Thái Lan.
Vì quyền lợi người lao động Việt Nam
Từ nhiều năm qua các tổ chức hoạt động vì quyền lợi cho người
lao động Việt Nam đã đóng góp những nhân tố quan trọng và tích cực cho việc
thúc đẩy giới chủ và ngay cả chính phủ Việt Nam phải xem xét chính sách cũng
như cách đối xử với người lao động trong nước cũng như quốc tế khi xuất khẩu
lao động Việt sang các nước thứ hai.
Các tổ chức này hoạt động trong tinh thần tương trợ cho người
lao động Việt Nam giúp họ biết được quyền lợi của mình trong khi làm việc dưới
tình trạng hoàn toàn bị khống chế, o ép bởi Tổng Liên Đoàn Lao ĐộngViệt Nam,
một tổ chức do nhà nước quản lý và điều hành.
Ông Bent Gerht, Chủ tịch khu vực Đông Nam Á của tổ chức Worker Rights Connection. |
Sau một thời gian hoạt động bốn tổ chức có tên Công đoàn Độc lập
Việt Nam, Hiệp hội đoàn kết công nông Việt Nam, Phong trào lao động Việt Nam và
Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam đã cùng nhau tập họp lại để trở thành
liên đoàn có cái tên hoàn toàn mới đó là Liên Đoàn Lao Động Việt Tự do (Free
Viet Labor Federation)
Tham dự hội nghị này chúng tôi nhận thấy có hơn hai mươi đại
diện các tổ chức vừa nói từ nhiều quốc gia như Bỉ, Đức, Pháp, Áo, Ba lan, Úc,
Mỹ, Mã Lai, Thái Lan, và đặc biệt có cả Việt Nam đã tập họp nơi phòng hội nghị
của khách sạn First Hotel tại Bangkok Thái Lan để bầu Ban chấp hành nhiệm kỳ
đầu tiên.
Bốn tổ chức có tên Công đoàn Độc lập Việt Nam, Hiệp hội đoàn kết
công nông Việt Nam, Phong trào lao động Việt Nam và Ủy ban bảo vệ người lao
động Việt Nam đã cùng nhau tập họp lại để trở thành liên đoàn có cái tên hoàn
toàn mới đó là Liên Đoàn Lao Động Việt Tự do
Khách mời của đại hội này là hai vị giáo sư giảng dạy về tổ chức
xã hội dân sự cũng như quyền lợi người lao động đến từ Australia. Đặc biệt với
phát biểu của ông Bent Gerht, Chủ tịch khu vực Đông Nam á của tổ chức Worker
Rights Connection đã giúp cho đại hội thêm nhiều kinh nghiệm khi điều hành một
đường giây bảo vệ người lao động xuyên suốt nhiều nước tại khu vực.
Luật sư Charles Hector thuộc tổ chức Human Rights Defender cũng
trao đổi kinh nghiệm của ông về các vụ tranh chấp lao động mà ông từng tham gia
tranh cãi tại Malaysia và các nước.
Từ Việt Nam, nhà bất đồng chính kiến Lê Thị Công Nhân, đại diện
cho quôc nội của tổ chức Phong trào Lao động Việt Nam đã góp tiếng phát biểu về
hiện trạng công đoàn do nhà nước chủ trương, qua kết nối video conference Lê
thị Công Nhân cho biết về hiện trạng của công đoàn Việt Nam do nhà nước quản
lý:
-Hệ thống công đoàn này chỉ là một tổ chức một cánh tay nối dài
của thể chế độc tài Việt Nam vá hoàn toàn do Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập.
Người ta chỉ đạo hoạt động chứ nó hoàn toàn không có sự độc lập trong sự hoạt
động của nó trong kinh phí duy trì hoạt động cũng như các nội dung đối nội cũng
như đối ngoại. Quý vị có thể tìm hiểu điều này qua điều lệ của họ có quy định
rất rõ họ chịu hoàn toàn sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân viên
làm việc văn phòng và các chủ tịch thì đều nhận lương nhà nước và đều được bổ
nhiệm bởi các Đảng ủy của các cơ quan Đảng là nơi quyết định đầu tiên và cũng
là cuối cùng ai ở vị trí nào trong các công đoàn này. Hệ thống công đoàn này
được tổ chức như một bộ máy hành chính từ trên xuống dưới và chính vì thế nên
bất kỳ hoạt động nào của nó đều chịu sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thành viên chính thức của Nghiệp đoàn Lao động Thế giới
Ông Trần Ngọc Thành, chủ tịch Phong trào Lao động Việt Nam cho
biết những công tác sắp tới sau khi Ban chấp hành Liên Đoàn Lao Động Việt Tự do
được bầu ra:
Sau khi chúng tôi tổ chức đại hội lần này và hợp nhất thành Liên
đoàn Lao động Việt Tự do thì công việc đầu tiên chúng tôi sẽ hoạt động để trở
thành thành viên chính thức của Nghiệp đoàn Lao động Thế giới IDOC và bước tiếp
theo chúng tôi sẽ vận động để Liên đoàn Lao động Việt Tự do được hoạt động hợp
pháp và công khai tại Việt Nam
Ông Trần Ngọc Thành
-Sau khi chúng tôi tổ chức đại hội lần này và hợp nhất thành
Liên đoàn Lao động Việt Tự do thì công việc đầu tiên chúng tôi sẽ hoạt động để
trở thành thành viên chính thức của Nghiệp đoàn Lao động Thế giới IDOC và bước
tiếp theo chúng tôi sẽ vận động để Liên đoàn Lao động Việt Tự do được hoạt động
hợp pháp và công khai tại Việt Nam.
Ông Đoàn Việt Trung, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ người lao động Việt
Nam khi được hỏi liệu Liên đoàn Lao Động Việt sẽ nắm bắt cơ hội ra sao khi quy
định của TPP là nếu Việt Nam muốn vào TPP thì buộc phải có nghiệp đoàn lao động
độc lập, ông Trung cho biết:
-Nhìn về tương lai tôi thấy có hai hướng có thể xảy ra nhưng
chưa biết hướng nào, tại vì nó là tương lai mà. Một hướng là tiếp tục con đường
như lâu nay có nghĩa là chúng tôi tiếp tục công việc mà chúng tôi đã làm như đã
được báo cáo trong đại hội. Một con đường khác có thể được vẽ ra là thương ước
TPP có thề mở ra một cơ hội. Trong trường hợp TPP được ký kết và Việt Nam được
thu nhận và TPP có điều khoản đòi hỏi các quốc gia thành viên phải cho phép
thành lập nghiệp đoàn độc lập được hoạt động và nếu không cho phép thì TPP sẽ
bị bãi bỏ cho quốc gia đó. Trong trường hợp này thì tôi nghĩ tình hình cho
người lao động sẽ bắt đầu sáng sủa hơn.
Dĩ nhiên là con đường sẽ còn nhiều chông gai lắm vì nhà cầm
quyền Hà Nội sẽ không dễ dàng chấp nhân những đòi hỏi thực tế. Chúng tôi có thể
tiên liệu họ sẽ cho phép những nghiệp đoàn gọi là độc lập nhưng bên trong họ
quấy phá để cho không hoạt động được. Nhưng dù trường hợp như vậy xảy ra chăng
nữa nó vẫn sáng sủa hơn bây giờ không có một nghiệp đoàn độc lập nào được phép
cả. Đây là con đường mà tôi hy vọng sẽ vạch ra trong vòng vài năm tới kjhi TPP
hoạt động, nhưng ngay cả nếu điều đó không xảy ra thì chúng tôi vẫn hoạt động
như từ trước tới nay.
Tôi xin kêu gọi công nhân trong nước hãy mạnh dạn vượt qua sự sợ
hãi của mình bởi vì tiếng nói của mình rất quan trọng, nó bảo vệ cho quyền lợi,
cuộc sống của mình cũng như nhân quyền, nhân phẩm của mình. Là người công nhân
chúng ta cần phải có nhân phẩm. Mình bán sức lao động chứ không bán nhân phẩm
Ông Nguyễn Đình Hùng
Ông Nguyễn Đình Hùng, một viên chức của Nghiệp đoàn lao động Úc
tham gia đại hội cho biết nhận xét của ông về khó khăn trước mắt mà liên đoàn
Lao động Việt sẽ gặp trong thời gian tới, tuy nhiên theo ông nếu người lao động
trong nước biết kết hợp với khả năng hiện có của Lao Động Việt thì sự thành
công sẽ dễ dàng hơn:
-Theo tôi thì việc khó khăn trước mắt là những tổ chức hay hiệp
hội công nhân trong nước giống như tổ chức nghiệp đoàn độc lập tại mỗi hãng
xưởng, cơ sở thì họ cần tổ chức lại với nhau để tập hợp lại dưới cái dù của Lao
động Việt để bảo vệ công nhân trong nước. Hiện nay trong tình hình tại Việt Nam
không cho những tổ chức đó được thành lập theo xã hội dân sự và trên thực tế
chưa có tổ chức nào chính thức được công nhận. Có chăng nữa thì họ cũng thành
lập trong vòng kín đáo và hoạt động bí mật cho nên đó là việc trước mắt nhìn
thấy.
Nhân tiện đây tôi xin kêu gọi công nhân trong nước hãy mạnh dạn
vượt qua sự sợ hãi của mình bởi vì tiếng nói của mình rất quan trọng, nó bảo vệ
cho quyền lợi, cuộc sống của mình cũng như nhân quyền, nhân phẩm của mình. Là
người công nhân chúng ta cần phải có nhân phẩm. Mình bán sức lao động chứ không
bán nhân phẩm vì vậy hãy mạnh dạn đứng ra thành lập những nghiệp đoàn cơ sở
dưới cái dù của Lao động Việt. Lao động Việt là nơi có lời trước mắt vì sẽ đưa
tiếng nói của người công nhân trong nước ra quốc tế và nhờ những công đoàn quốc
tế cũng như các chính phủ can thiệp cho công nhân trong nước chúng ta.
Được biết trong thời gian qua, do bị theo dõi, trù dập nên hai
tổ chức trong nước là Công đoàn Độc lập Việt Nam, Hiệp hội đoàn kết công nông
Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn và đôi khi buộc phải rút vào bí mật. Tuy nhiên
để bù lại Phong trào Lao động Việt Nam và Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam
đã có những thành công đáng kể, nổi bật nhất là hoạt động thúc đẩy người lao
động trong nước đứng lên giành lại quyền lợi của mình và bảo vệ thành công hàng
trăm công nhân Việt lao động tại Malaysia.
Sự kết hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nước là một nỗ lực
bền bỉ của các bên. Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do tuy mới ra đời nhưng đã có
rất nhiều kinh nghiệm tranh đấu vì vậy có thể nói tổ chức này là niềm hy vọng
cho người công nhân Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét