Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

CÁ CHẠCH “TRƯỜNG XUÂN NGƯ” VÀ BÀI THUỐC CHỮA SUY GIẢM CHỨC NĂNG TÌNH DỤC

Cá chạch khá quen thuộc ở các vùng nông thôn Việt Nam. Nó thường sống ở ao, hồ, ruộng trũng, nhất là những nơi có lượng bùn (sình) nhiều.

Cá chạch có da trơn như lươn, con lớn nhất to hơn ngón tay cái người lớn, dài khoảng 1,5 tấc. Theo Đông y, cá 
chạch có vị ngọt, tính bình không độc, bổ khí huyết, cường dương, chống lão suy, tráng dương nên dân gian còn ví loài cá này là "trường xuân ngư", đặc biệt tốt với người cao tuổi. Người xưa còn gọi cá chạch là "nhân sâm dưới nước", bởi bên cạnh giá trị dinh dưỡng nó còn có nhiều tác dụng chữa bệnh.
Theo phân tích của dinh dưỡng học hiện đại, trong 100g thịt cá chạch chứa 83g nước, 9,6g protid, 3,7g lipid, 2,5g glucid và 1,2g chất khoáng. Như vậy, thịt cá chạch có lượng mỡ khá thấp nhưng lượng đạm lại phong phú, cao hơn nhiều so với các loại thịt và cá khác. Cũng trong 100 g thịt chạch, các nhà khoa học còn phân tích thấy có một lượng lớn các vitamin, nhất là vitamin B1 (30 Mgr), vitamin B2 (440 Mgr), vitamin A (70 đơn vị quốc tế), provitamin A (90 đơn vị quốc tế và nicotic acid (4 mgr). Ngoài ra, còn có những nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cơ thể như Ca, P, Fe...

Các sách thuốc cổ như Bản thảo cương mục, Tùy tức cư ẩm thực phổ, Trấn nam bản thảo, Y học nhập môn... đều có những kiến giải khá sâu sắc về công dụng của cá chạch trên cả hai phương diện thực phẩm và dược phẩm, nhất là đối với nam giới cao tuổi bởi nó vừa giúp chống lão hóa vừa khắc phục tình trạng suy giảm khả năng tình dục.

Một trong những món ăn cũng là bài thuốc chữa suy giảm tình dục từ cá chạch hiệu quả trong Đông y là: Lấy 5-6 con chạch, tẩy hết mùi tanh. Mổ chạch, bỏ ruột, lọc lấy thịt, bảo toàn bộ xương. Đổ dầu vào nồi, dùng lửa nhỏ rán cho mềm xương rồi cho thịt chạch vào rán. Thêm 300ml rượu hoặc 600ml nước, một lát gừng, đun nhỏ lửa cho đến khi nước còn lại một nửa và chuyển thành màu sữa là được. Lấy nước này, thêm muối, hạt tiêu rồi uống và ăn thịt. Dùng liên tục nhiều ngày. Những người bị suy giảm tình dục do tuổi tác, bệnh tật; suy nhược tinh thần và thể lực, mắc bệnh gan, kém ăn, xanh xao thiếu máu… dùng món ăn này đều rất tốt.

CÁ CHẠCH MÓN ĂN CHỮA BỆNH GAN VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Cá chạch không những có giá trị bổ dưỡng cao mà còn có khả năng phòng chống bệnh tật. Người xưa gọi cá chạch là “nhân sâm dưới nước”, sống trong ao hồ, đầm lầy, ruộng nước...
 Cá chạch có nhiều tên gọi khác nhau như thu ngư, hòa thu, nê thu..., tên khoa học của nó là Misgurnus anguillicaudatus (Cantor). Theo phân tích của dinh dưỡng học hiện đại, trong 100g thịt cá chạch chứa 83g nước, 9,6g protid, 3,7g lipid, 2,5g glucid và 1,2g chất khoáng. Như vậy, thịt cá chạch có lượng mỡ khá thấp nhưng lượng đạm lại phong phú, cao hơn nhiều so với các loại thịt và cá khác.

Theo dinh dưỡng học cổ truyền, cá chạch vị ngọt, tính bình, có công dụng bồi bổ tỳ vị, dưỡng thận trừ thấp, làm hết vàng da, cầm đi lỏng và có lợi cho dương sự. Dưới dạng các món ăn - bài thuốc (dược thiện), cổ nhân thường dùng cá chạch để chữa các chứng bệnh như tiêu khát (tiểu đường), dương nuy (liệt dương), trĩ, viêm gan, mụn nhọt, lở loét ngoài da... Xin giới thiệu một số phương cách dùng cá chạch để bồi bổ sức khỏe và phòng chống bệnh tật.

Bài 1: cá chạch rán vàng 120g, hoàng kỳ 15g, đẳng sâm 15g, hoài sơn 30g, đại táo 15g, gừng tươi 5g. Tất cả đem sắc kỹ, lấy nước bỏ bã, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: bồi bổ tỳ vị, dưỡng huyết, dùng thích hợp cho người suy nhược cơ thể, gầy yếu, thiếu máu, trẻ em suy dinh dưỡng.

Bài 2: cá chạch 250g, đậu phụ 500g. Cá chạch làm sạch, bỏ đầu đuôi; đậu phụ thái miếng đem nấu chín rồi cho cá chạch vào đun sôi một vài phút là được, chế thêm hành, gừng tươi và gia vị, dùng làm canh ăn. Công dụng: bổ tỳ vị, trừ thấp, dùng thích hợp cho người bị viêm gan vàng da, tiểu tiện không thông.

Bài 3: cá chạch 250g, mỡ lợn, hạt tiêu và gia vị vừa đủ, nấu thành canh ăn liền trong nửa tháng. Có thể thêm tôm sông tươi 30g và một chút rượu vang. Công dụng: bổ thận trợ dương, có lợi cho dương sự, dùng thích hợp cho người bị liệt dương, suy giảm khả năng tình dục.

Bài 4: cá chạch 250g, cát cánh 6g, địa du 18g, hoa hòe 9g, kha tử 9g. Tất cả đem sắc kỹ, bỏ bã lấy nước uống. Công dụng: chữa trĩ xuất huyết, trĩ sa không tự co lên được.

Một nghiên cứu được tiến hành trên 40 bệnh nhân bị viêm gan truyền nhiễm, kết quả có 24 bệnh nhân hết hẳn các triệu chứng lâm sàng, gan hết sưng, chức năng gan được phục hồi hoàn toàn; 11 bệnh nhân cơ bản hết các triệu chứng, chức năng gan được cải thiện, gan đỡ sưng; chỉ có 5 bệnh nhân không có tác dụng, bài thuốc đạt hiệu quả 87,5%. Các nhà y học Trung Quốc nhận thấy, cá chạch có tác dụng lợi mật, làm hết vàng da khá nhanh và có khả năng bảo vệ tế bào gan, làm hạ men gan tương đối tốt. Đối với trường hợp viêm gan mạn tính, cá chạch cũng có tác dụng điều trị ở một mức độ nhất định.

Cách dùng cá chạch để chữa bệnh tiểu đường: lấy 10 con cá chạch bỏ đầu đuôi, làm sạch, phơi hoặc sấy khô, đốt thành than rồi tán bột; lá sen tươi phơi khô tán bột, hai thứ lượng bằng nhau, trộn đều, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 2 thìa nhỏ.  

MÓN NGON BÀI THUỐC TỪ CÁ CHẠCH

Cá chạch (Mastacembelidae), dài khoảng gang tay, mình dẹp, lớn bằng ngón chân cái, đầu nhỏ hơi nhọn. Cá chạch còn gọi thu ngư. Trong đông y, chạch vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ khí huyết chống lão suy, tráng dương (là thức ăn quý của người già), thanh nhiệt trừ thấp, chữa các bệnh về mật, tụy, trĩ… Đặc biệt cá chạch cùng một số dược liệu khác chữa các bệnh về gan, như: viêm gan cấp, viêm gan mạn, viêm gan vàng da, ung thư gan. Theo Tây y, cá chạch có tới 17 acid amin thiết yếu nên dễ hấp thụ khi ăn. Cá chạch được xếp vào nhóm thực phẩm có màu đen, có nhiều công dụng chống oxy hóa. Nhớt của cá chạch có tác dụng tiêu viêm,kháng khuẩn mạnh.

Thịt dai và ngon nên cá chạch rất được người dân lưu vực sông Cửu Long ưa dùng. Mùa rộ cá chạch là dịp cận Tết Nguyên đán, người ta mua cá chạch “ngộp” về rửa sạch, ướp sơ nước mắm nhĩ, đem phơi chừng 3 nắng rồi treo trên giàn bếp để nướng ăn dần. Cá chạch nướng chấm nước mắm ớt đã ngon, nhưng một khi được chấm cơm mẻ thì sẽ càng thấy cái “thần” của món ăn đơn giản này.

Cá chạch kho tộ là món ngon của dân sành ẩm thực. Nhưng “độc chiêu” hơn là cá chạch nấu canh lá gừng. Cá làm sạch ruột, rửa sạch, cho vô nồi nước sôi. Khi cá chín, cho nắm lá gừng non xắt nhỏ vào. Cũng ngon như vậy là cá chạch kho nghệ. Món này giúp bữa cơm thơm ngon, đậm đà lại còn có tác dụng bảo vệ dạ dày thêm tốt hơn, nhờ nghệ.

Cùng họ cá chạch nhưng to hơn là chạch lấu (Mastacembelus armatus). Chạch lấu có thể chế biến thành nhiều món ngon, nhưng “độc chiêu” là nướng. Cá bỏ ruột, rửa sạch, để lên bếp than, trở đều cho đến khi cá chín. Cách nướng thứ hai là cho cá lên bếp than nóng hơ cho thật ráo nước, rồi vùi cá vào tro nóng cho tới khi chín, nướng trui. Cả hai món này ăn với muối hột đâm ớt sừng trâu. Điểm đáng lưu ý là khi nướng thì không được cắt cá ra thành từng khúc, dù cá to, bởi sẽ làm cá mất hết mùi vị đặc trưng. Nhưng như vậy vẫn chưa “đã”, bởi còn cách nướng khác hấp dẫn hơn. Cá chạch chọn con còn sống cạo phần nhớt ngoài da, lấy dao rạch trái mướp từ trên xuống, nhét cá vào trái mướp cho thật kỹ, sau đó lấy dây kẽm quấn chặt để khi nướng trái mướp được giữ nguyên không nứt ra.

Dùng hai nhánh tre tươi cắm vào hai đầu trái mướp, đặt lên bếp than hồng lửa liu riu, nước mướp ngọt sôi chảy ra thấm vào cá. Dùng đũa tách, gắp miếng thịt cá trắng ngần, khéo tay gói cùng rau sống, dưa leo, ớt hiểm xanh đỏ trong chiếc bánh tráng rồi chấm vào chén nước mắm me pha bột ngọt, giằm ớt trước khi ăn. Món ăn sẽ khiến bạn tê mê đầu lưỡi!

Với món chạch lấu nấu lá giang thì phải cắt cá thành từng khúc, chiên vàng trước khi cho nước vào nấu. Chính vì thịt ngon, giá trị dinh dưỡng và trị bệnh cao nên để tránh cá chạch trở thành mặt hàng khan hiếm trên thị trường, các nhà khoa học đã nghiên cứu nuôi (có thể lót bạt, bồn xi măng vì cá dễ nuôi) và cho sinh sản thành công.

Thịt cá chạch lành tính, không chỉ làm được bao la món ngon mà còn chứa nhiều bài thuốc rất quý.

Giống chạch thích chui rúc dưới bùn sâu nhưng phải là bùn sạch. Chúng sống khắp ba miền ở nước ta, dân miền Trung còn gọi là cá nhét. Ước tính, có khoảng sáu loại cá chạch: chạch khoang, chạch rằn, chạch lá tre (chạch gai, chạch cơm), chạch bông, chạch lấu và chạch bùn.

NHỮNG MÙA CÁ CHẠCH

Mùa này, ở chợ đầu mối hải sản TP.Mỹ Tho đã rộ cá chạch cơm. Những con chạch tươi xanh, trườn thoăn thoát giá bán lẻ khoảng 50.000đồng/kg. Tuy nhiên, người viết hỏi vài người sành cá mắm ở đây, họ chỉ gãi đầu chịu thua không biết cách thức bắt loại cá  này là như thế nào.

Song ở những vùng thuộc vựa cá đồng miền Tây như Ô Môn, Đồng Tháp phải đợi một hai tháng nữa mới vào vụ cào cá chạch cơm. Lúc này, nước lũ đã rút, để lại một lớp phù sa màu mỡ trên những bãi sông, mé rạch. Đó là môi trường lý tưởng để đám chạch cơm rúc vào, vừa để ẩn thân vừa tìm kiếm vi sinh tráng miệng. Nhưng chúng khó thoát khỏi bàn tay những con người tinh khôn, khéo léo. Họ dùng một bàn cào có chiều ngang khoảng 50 - 60cm, được gắn nhiều cây sắt cỡ căm xe đạp, nhọn đầu để bắt cá. Bàn cào này cấu tạo tựa chiếc lược, nhưng có cán dài khoảng 1,5 -3m.

Người bắt cá chạch có khi ngồi trên xuồng, có lúc ngâm mình trong bùn, đưa cào ra rồi kéo vào để rà tìm đám chạch cơm. Gặp "ổ" cá, một lần cào của họ có thể dính vài ba con. Một người cần mẫn cào cá chạch khoảng 3 tiếng, theo con nước, “nằm ngủ” cũng thu được vài ba ký. Cứ vậy, từng đoàn người í ới gọi nhau, chống xuồng đi cào chạch xôn xao từng khúc rạch, sông.

Một người bạn ở Gò Vấp, gốc miền Trung am hiểu cá chạch bùn thì khoái trá hồi tưởng cảnh đi cắm câu cá chạch ở cố hương:  “Nghe nó giãy đùng đùng sướng lắm!” Theo ông, chạch bùn cũng có ba loại: đuôi đỏ ít, đuôi vàng, đuôi trắng bạc. Con chạch bùn có đuôi trắng bạc còn được gọi chạch bùn chúa, rất quý, lớn nhất cỡ ba ngón tay, dài gần hai tấc. Loại này thích mồi trùn, chỉ ăn câu độ 17g -17g30, lúc trời chưa sụp tối.



Còn mùa bắt cá chạch khác, thụ động hơn là mùa tát đìa, thường vào mùa khô.

MÓN NGON BÀI THUỐC

Con chạch bùn Việt Nam từng hút hồn một chuyên gia Nhật, ông Masao Narita. Bởi theo ông, thịt chạch bùn có giá trị dinh dưỡng cao, có thể chống suy nhược ở người già, giúp tráng dương với quý ông và giúp đẹp da ở phụ nữ. Ngay cả nhớt của nó cũng có thể làm thuốc trị bỏng rất mau lành, không để lại sẹo. Và tại Nhật, một người có thu nhập trung bình không ăn nổi chạch bùn. Chạch bùn ở nước ta sống từ Bắc đến Trung  bộ và Tây Nguyên, nhưng trữ lượng ngày càng khan hiếm. Có lẽ do chất lượng môi sinh những những vùng này ngày càng kém.

Theo Đông y, thịt cá chạch giúp bổ khí huyết, chống lão suy, tráng dương, trợ lực, thanh nhiệt, phòng trừ thấp. Và về thành phần dinh dưỡng, trong 100g cá chạch chứa: 16g đạm, 17 a-xít amin trong đó chứa 8 a-xít amin tối cần thiết, 3.2g đường, 2g chất béo, 70 UI vitaminA, 0,01mg vitamin B1, 0,03mg vitamin B2, 327mg vitamin PP...

Song khi thưởng thức, bạn hãy quên đi bao thành phần, dược tính quý của cá chạch đi, để tâm hồn thoải mái hơn rồi tận hưởng bằng năm giác quan.

Món cá chạch cơm chiên xù, chấm nước mắm tỏi ớt dầm trái me non giã giập có thể xếp đầu bảng những món ngon dân dã. Thịt cá săn chắc, ngọt, béo, thơm hòa quyện. Da cá vàng ươm, giòn giòn. Chưa kể xác trái me non ngấm nước mắm ngon trở nên chua dịu, thanh khiết, cùng vị  cay, nồng nồng của tỏi ta, ớt hiểm giã... Bạn bốc miếng cá chạch cơm chiên cho tắm nước mắm me non, nhai chậm, hỏi còn sướng thần khẩu nào bằng. Món này bạn dùng nhâm nhi với bạn bè hay ăn với cơm đều ngon mê mỏi. Muốn da cá giòn hơn và không tanh, bạn nên xóc qua ít muối ớt.

Nhưng món chạch lấu nướng ống tre hay bó bẹ chuối còn ngon “thấu trời” hơn. Bởi món nướng thường giữ độ thơm, ngọt tinh nguyên của nguyên liệu. Chỉ cần một con chạch lấu khoảng 350g, nướng ống tre, cũng đủ gầy một tiệc xôm tụ. Tre dùng nướng phải là tre tươi, để khi nướng lửa than, nhựa tre (trúc nhự) sẽ tươm ra ào ạt hơn, thấm ngược vào thân cá. Rồi mỡ tre quyện vào mỡ cá, dậy hương thơm thật da diết... Cũng cần một ít đọt rau răm, đọt chanh, đọt bưởi phủ thân cá, để tinh dầu của những lá gia vị này hùn thêm chút mùi thơm kích thích cả khứu giác lẫn vị giác. Món ngon chân phương này sẽ hợp với thức chấm mộc mạc: muối ớt.

Những ngày này, bông điên điển đã “chạy” lên tới một số chợ ở TP.HCM như chợ Bến Thành Q.1, chợ Nhị Thiên Đường Q.8... Bông điên điển se duyên với cá chạch cơm trong nồi lẩu chua cũng phải “đạo”... thích ăn ngon. Tuy nhiên, ông mai phải là trái giác, trái của một loại dây leo thường mọc hoang dại ở những vùng đất phèn chua hay rừng ngập mặn. Trái giác có vị chua thanh và thơm thật quyến rũ. Trái giác lớn gần bằng trái nho xanh không hạt, lúc chín trái ngả màu tím sẫm. Trong cuộc phối ngẫu này, bông điên điển sẽ tham gia sau cùng. Có vậy cánh hoa mới còn giòn, độ nhân nhẫn của đài hoa mới còn thanh tao. Và nước lẩu mới chua dịu, thơm, ngọt... ngon căng bụng.

Dân miền Trung thì thích húp canh cá chạch nấu với lá gừng non. Có người nói không cần nêm bột nêm, nồi canh cũng ngọt lừ. Có người nói cá chạch giống cá kèo ở chỗ, giữ lại ít nhớt thì thịt cá mới thật béo, ngọt và không dai.

CÁ CHẠCH – THỨC ĂN QUÝ CỦA NAM GIỚI YẾU SINH LÝ

Hồ ao, ruộng nước, đầm lầy, sông ngòi nước ta có một giống cá ngon và bổ, đồng thời là vị thuốc được dùng từ lâu đời: Cá chạch. Chạch là một loại cá nước ngọt, thân dài, da trơn, chuyên sống ở tầng nước đáy, nom hơi giống con lươn nhưng ngắn và nhỏ hơn, thường rúc trong bùn. Đây là một thực phẩm có tiếng là bổ.

Về thành phần hoá học, trong 100g thịt chạch có 16,9g protit, 2g lipit, 3,2g gluxi, 169mg can xi, 327mg photpho, 3,2mg sắt, các vitamin B1, B2, PP, E… Như vậy, giá trị dinh dưỡng của cá chạch cũng tương đương như nhiều loại cá nước ngọt khác, nhưng chạch được đông y đánh giá cao hơn về mặt bồi dưỡng sức khoẻ và chữa bệnh.
Theo đông y, chạch vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ khí huyết, tráng dương, thanh nhiệt, trừ thấp, làm hết vàng da. Nó thường được dùng để chữa các bệnh liệt dương, suy giảm tình dục, viêm gan vàng da, mụn nhọt, lở loét, cơ thể suy nhược, mắc bệnh gan, thận mạn tính. Nhiều sách thuốc cổ đông y đã nói đến tác dụng bồi dưỡng và chữa bệnh của cá chạch, phân tích khá sâu cả về mặt thực phẩm và thuốc. Cách dùng chủ yếu để chữa bệnh và bồi bổ cơ thể là dưới dạng món ăn – bài thuốc.
Những “món ăn – bài thuốc” chừa bệnh yếu sinh lý và bất lực của nam giới.
q       Chữa suy giảm tình dục.
Lấy 5-6 con chạch, tẩy hết mùi tanh. Mổ chạch, bỏ ruột, lọc lấy thịt, bảo toàn bộ xương.
Đổ dầu vào nồi, dùng lửa nhỏ rán cho mềm xương rồi cho thịt chạch vào rán. Thêm 300ml rượu hoặc 600ml nước, một lát gừng, đun nhỏ lửa cho đến khi nước còn lại một nửa và chuyển thành màu sữa là được. Lấy nước này, thêm muối, hạt tiêu rồi uống và ăn thịt. Dùng liên tục nhiều ngày.
Những người bị suy giảm tình dục, suy nhược tinh thần và thể lực, mắc bệnh gan, kém ăn, xanh xao thiếu máu… dùng món ăn này đều rất tốt.

q       Chữa chứng bất lực, liệt dương
Cá chạch được dùng chữa bất lực sinh lý và liệt dương của nam giới khá công hiệu. Có thể dùng món ăn bài thuốc sau:
Cá chạch          250g,
Hạt hẹ              50g.
Làm sạch cá chạch, bỏ hết nội tạng. Hạt hẹ đãi sạch bọc vào vải, cho cùng các vào nồi, đun với nửa lít nước, cho muối ăn vừa đủ. Sau khi nước sôi, để nhỏ lửa om cho đến khi nước cạn một nửa thì bỏ hạt hẹ ra, ăn  cá, uống nước. Mỗi ngày ăn một lần, ăn liên tục trong 10 ngày là một liều thì sẽ thấy kết quả. Ăn hết hai liều như trên (20 ngày) hiệu quả sẽ rõ ràng hơn.

q       Món ăn chữa xuất tinh sớm.
Xuất tinh sớm là sự phóng tinh xảy ra quá sớm khiến cả hai vợ chồng cùng không thoả mãn, thậm chí có người vừa cho dương vật vào âm đạo đã xuất tinh. Trong trường hợp này cá chạch được coi là loại thuốc cường tinh tốt.
Cách làm và sử dụng như sau: Mua cá chạch về, làm sạch nhớt, cho vào nồi đất cùng với một lượng dầu ăn vừa đủ, đậy vung lại, đun cho cá chạch chết hẳn. Sau đó đổ rượu vào xâm xấp cá, đun nhỏ lửa khoảng 30 phút. Lấy cá ra để ăn lúc còn nóng. Ăn luôn một tuần lễ sẽ thấy có kết quả.

q       Cháo cá chạch bồi dưỡng sức khoẻ, tăng cường tình dục.
Cá chạch 300 – 500g, lạc nhân 100g, gạo tẻ 300g, dầu lạc hoặc dầu ăn thực vật khác, muối, xì dầu, đường, hành, rau thơm… vừa đủ.
Đãi sạch gạo, cho ít muối vào rồi đảo đều. Đun nước sôi, cho gạo vào nấu cháo. Mổ chạch, lọc bỏ xương sống, rửa sạch, để khô rồi cho dầu lạc, muối, xì dầu và đường vào đảo đều. Khi cháo sắp được, cho chạch vào nấu chín là được. Lúc ăn cho thêm hành và rau thơm. Những người có cơ thể suy yếu, yếu sinh lý, mắc bệnh gan, vàng da… ăn cháo này hàng ngày đều tốt.


BS. Kim Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét