Jonathan London
Đã từ lâu các học giả nuớc ngoài có tranh luận
về một vấn đề: chữ ‘Việt Nam’ khi viết bằng tiếng Anh nên là ‘Viet Nam’ hay
‘Vietnam’?
Các học giả, chuyên gia về Việt Nam có nhiều
quan điểm khác nhau. Cá nhân mình, khi viết bằng tiếng Anh, tôi thích viết ‘Viet
Nam’ vì nhiều lý do. Bằng tiếng Anh, tên chính thức của Việt Nam là Viet Nam.
Vì thế, trong những tư liệu tiếng Anh, Liên Hợp Quốc hình như luôn luôn viết
Viêt Nam ‘Viet Nam’. Trong khi đó, Ngân hàng Thể giới, cũng là một tổ chức
lớn, và cũng có quan hệ với hệ thống LHQ thì sử dụng Vietnam. Nhiều khi
tôi viết một bài báo cho môt tờ báo tiếng Anh, dù tôi gửi bản có chữ Viêt
Nam khi đọc báo lại thấy nó ‘bi kiểm duyệt’ sang Vietnam.
Trong ‘thể giới nói tiếng Anh’, Một số
’luật’ về ngôn ngữ (xin lỗi tôi không chuyên về lĩnh vực này) có nói, khi
viết đến tên của một nơi (chẳng hạn một tỉnh, thành phố) thì nên viết theo cách
viết bằng tiếng Anh phổ thông như ‘Hanoi’ hay ‘Haiphong’ chứ không phải là Ha
Noi hay Hai Phong (không bỏ dấu trong tiếng Anh). NHƯNG, đối với những nơi chưa
có nhiều người biết đến, chẳng hạn Quảng Bình thì nên viết Quang Binh hơn chứ,
không có chuyện viết ra Quangbinh.
Mặt khác, Việt Nam là một trường hợp đặc biệt
ở Đông Á vì Quốc ngữ Việt Nam có sử dụng những chữ của tây. Lấy ví dụ, Hoa ngữ
chẳng hạn. Khi nơi (địa lý) nào ở hoa lực được viết ra bằng tiếng Anh thì luôn
luôn là một từ, dù là Shanghai (Thương Hải) hay Sichuan (Tứ Xuyên). Chỉ có một
số trường hơp ít ỏi như chính Hông Kông (nơi tôi đang ngồi) có viết bằng hai
chữ (Hong Kong).
Nói đến đây, tôi nhớ ra một chuyện rất bực
mình đã xảy ra năm ngoái, khi tôi viết một bài về vấn đề ‘Tự chủ trong bệnh
viện công của Việt Nam’ trong tạp chí Khoa học xã hội và Y tế (Social
Science and Medicine), là tạp chí hàng đầu trên thể giới trong lĩnh vực Y tế
Công cộng. Vậy, tạp chí này yêu cầu tôi viết Việt Nam thành ‘Vietnam.’
Nhưng, đau đầu lớn hơn nữa là về quá trình
viết và soạn bài. Ở đây có hai nguyên nhân. Một là việc tạp chí yêu cầu bài của
tôi phải không quá 8,000 chữ (vì trước bài đã có trên 12,000 chữ nên đã phải nỗ
lực nhiều đề giảm bớt nó..khó lắm rồi!).
Hài là việc bài tôi là về Việt Nam. Về cở bản,
vấn đề là như sau: Chán nhất là dù họ đã yêu cầu viết Vietnam tôi đã phải viết
hai chữ cho mọi tên của những nơi như Tam Kỳ (Tam Ky) hay Cẩm Phả (Cam Pha)….
không được phép viết như ‘bọn’ học giả Trung Quốc viết Jiuzhaigou (Cửu Trại
Câu), mà chỉ đuợc một từ mà thôi. Trong bài của tôi, vì đã so sánh khoảng 14
địa phương khác nhau nên tôi đã phải viết tên của những nơi này nhiều và đã
phải ‘trả’ một giá rất cao. ‘Thấy mất công chưa?? Nhưng vẫn chọn viết Da Nang
vì tôi đã sống ở Quảng Nam một năm và không bắt mình viết Danang.
Lý do tôi đề cập vấn đề này vì hiện nay
tôi đang hoàn thành một cuốn sách về Việt Nam có nhiều tác giả (tôi đóng vai trò
biên tập, và cũng có viết hai chương), và chính tranh cãi này đã nổi lên hôm
qua khi đã có một ‘phái’ quyết liệt phản đối việc viết (bằng tiếng Anh
‘Viet Nam’). ‘Phái Vietnam’ này cho rằng, nên dùng cách phổ thông nhất và có lý
luân rằng, khi xem từ điển thì đa số có ‘Vietnam’ trước ‘Viet Nam’ và thậm chí
khẳng định ‘Viet Nam’ là một ‘phương án ít ưa hơn.’ Còn có người khác cho rằng
họ thích viết Việt Nam hơn vì khi viết Viet Nam và sau đó viết Vietnamese họ
thấy lạ. Chia buồn!
Có những người, như một ông bạn thân đã nghiên
cứu về Việt Nam nhiều năm luôn luôn viết Vietnam. Theo ông này, khi xem từ điển
thì gần như là luôn luôn là Vietnam. Và ông này cho rằng, luôn luôn phải theo
từ điển. Tôi chưa đầu hàng!! Xin lỗi Ông!! Những từ điển cũng có lúc sai lệch
chứ!! Bạn đã bao giờ viết Southsudan hay Southkorea hay Southdakota??
Không bao giờ có những chuyện đó!! Hơn nữa, cũng có nhiều lý do lịch sử chính
trị vì sao Việt Nam nên được viết ra bằng tiếng Anh là Viet Nam. Việt Nam có
nghĩa là Nam Viet. Là những người xa xưa, ngày xưa đã không muốn thành Tàu. Nói
như thế có đúng không, có mất dậy không ạ, có láo không ạ? Theo một só nhà sử
học, ngồn góc của tên “Việt Nam” chủ yêu có liên quan đến Nhà Triêu Đại Nguyễn
để mở rộng lãnh tổ vào phía nam, hơn là những chuyện cổ điện hơn nữa như đã
viết trên.
Chính vì thế, dù có nhiều khi tôi vẫn bị bắt
buộc phải chấp nhận ‘Vietnam’ thay vì “Viet Nam,” và đến lúc mà tôi được nghe
những lời lý luận có tính thuyết phục… tôi sẽ giữ vị trí ở phái Viet Nam. Nếu
được, ta nên gọi mọi nước đúng tên của nó chứ! Nhưng cũng có vấn để ở đó. Tôi
sẽ rất ngại viết Trung Quốc Zhongguo hay thậm chí Zhong Guo bằng tiếng Anh
chính vì tôi từ chối chấp nhận giả định là quốc gia đó là trung tâm của thể
giới. Trong trường hợp này, tôi ưa China hơn, dù đang nói hay viết bằng tiếng
Việt hay tiếng Anh!
Jonathan London
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét