Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

HẢI CHIẾN HOÀNG SA - 40 NĂM NHÌN LẠI - KỲ 5: BỎ MÌNH VÌ NƯỚC

Các tường thuật có chi tiết mâu thuẫn nhau về Hải chiến Hoàng Sa, nhưng có một thực tế không thể chối cãi, đó là Trung Quốc đã ngang nhiên xâm lăng quần đảo của Việt Nam. Và người Việt Nam đã chiến đấu để bảo vệ chủ quyền, nhiều người đã bỏ mình vì nước.

 Danh sách các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh trong Hải chiến Hoàng Sa 1974:


VỊ TẾ ƯU xin cung cấp tới bạn đọc danh sách 75 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh khi chiến đấu chống lại quân xâm lược Trung Quốc trong Hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Danh sách này đang tiếp tục được hoàn thiện với sự đóng góp của bạn đọc. 


6 quân nhân trong số 74 người đã ngã xuống trong trận chiến bảo vệ Hoàng Sa - Ảnh tư liệu

Phần lớn những tử sĩ này thân xác đã tan vào biển cả và suốt 40 năm qua, chỉ có người thân, bạn bè và đồng đội mới biết và tưởng nhớ họ.
Vẫn còn nhiều thông tin chưa rõ ràng trong danh sách dưới đây (khuyết họ, chức vụ…), rất mong bạn đọc giúp chúng tôi bổ sung thông tin, hoàn chỉnh danh sách để, dẫu muộn, chúng ta có thể thực hiện nghĩa vụ của mình trước những người đã ngã xuống trong khi chiến đấu bảo vệ chủ quyền đất nước.
Vị Tế Ưu xin cảm ơn kỹ sư hàng hải Đỗ Thái Bình (TP.HCM) và cựu Hạm trưởng HQ-4 Vũ Hữu San (Mỹ) đã cung cấp và giúp chúng tôi điều chỉnh các thông tin trong danh sách.
Sau đây là danh sách các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh trong Hải chiến Hoàng Sa 1974:
Số TT
Chức vụ
Họ tên
Đơn vị
1
Trung sĩ Cơ khí
Trần Văn Ba
HQ-10
2
Hạ sĩ Cơ khí
Phạm Văn Ba
HQ-10
3
Hải quân đại úy
Vũ Văn Bang
HQ-10
4
Hạ sĩ Cơ khí
Trần Văn Bảy
HQ-10
5
Thượng sĩ nhất quản nội trưởng Trọng pháo
Châu
HQ-10
6
Trung sĩ nhất Vô tuyến
Phan Tiến Chung
HQ-10
7
Hạ sĩ Giám lộ
Nguyễn Xuân Cường
HQ-10
8
Hạ sĩ Điện khí
Trần Văn Cường
HQ-10
9
Trung sĩ Bí thư
Trần Văn Đảm
HQ-10
10
Hạ sĩ nhất Vận chuyển
Nguyễn Thành Danh
HQ-4
11
Hạ sĩ Vận chuyển
Trương Hồng Đào
HQ-10
12
Hạ sĩ nhất đoàn viên
Trần Văn Định
HQ-10
13
Trung úy Người nhái
Lê Văn Đơn
Người nhái
14
Hạ sĩ Cơ khí
Nguyễn Văn Đông
HQ-10
15
Hải quân trung úy
Phạm Văn Đồng
HQ-10
16
Hải quân trung úy
Nguyễn Văn Đồng
HQ-5
17
Trung sĩ Trọng pháo
Đức
HQ-10
18
Thủy thủ nhất Trọng pháo
Nguyễn Văn Đức
HQ-10
19
Trung sĩ Thám xuất
Lê Anh Dũng
HQ-10
20
Hạ sĩ Quản kho
Nguyễn Văn Duyên
HQ-16
21
Thượng sĩ Ðiện tử (truy phong chuẩn úy)
Nguyễn Phú Hảo
HQ-5
22
Hạ sĩ Ðiện khí
Nguyễn Ngọc Hòa
HQ-10
23
Hạ sĩ Giám lộ
Nguyễn Văn Hoàng (nhỏ tuổi nhất)
HQ-10
24
Hải quân trung úy Cơ khí
Vũ Ðình Huân
HQ-10
25
Hạ sĩ Trọng pháo
Phan Văn Hùng
HQ-10
26
Thượng sĩ nhất Ðiện khí
 Võ Thế Kiệt
HQ-10
27
Thượng sĩ Vận chuyển
Hoàng Ngọc Lễ (cao tuổi nhất)
HQ-10
28
Thủy thủ nhất Thám xuất
Phạm Văn Lèo
HQ-10
29
Thượng sĩ nhất Cơ khí
 Phan Tấn Liêng
HQ-10
30
Hạ sĩ Trọng pháo
Nguyễn Văn Lợi
HQ-10
31
Thủy thủ nhất Cơ khí
Dương Văn Lợi
HQ-10
32
Hạ sĩ Người nhái
Ðỗ Văn Long
Người nhái
33
Trung sĩ Ðiện khí
Lai Viết Luận
HQ-10
34
Hạ sĩ nhất Cơ khí
Ðinh Hoàng Mai
HQ-10
35
Hạ sĩ nhất Trọng pháo
Nguyễn Quang Mến
HQ-10
36
Hạ sĩ nhất Cơ khí
Trần Văn Mộng
HQ-10
37
Trung sĩ Trọng pháo
 Nam
HQ-10
38
Thủy thủ nhất Trọng pháo
Nguyễn Văn Nghĩa
HQ-10
39
Trung sĩ Giám lộ
Ngô Văn Ơn
HQ-10
40
Hạ sĩ Phòng tai
Nguyễn Văn Phương
HQ-10
41
Thủy thủ nhất Phòng tai
Nguyễn Hữu Phương
HQ-10
42
Thượng sĩ nhất Trọng pháo
Nguyễn Ðình Quang
HQ-5
43
Thủy thủ nhất Trọng pháo
Lý Phùng Quy
HQ-10
44
Trung sĩ Cơ khí
Phạm Văn Quý
HQ-10
45
Trung sĩ Trọng pháo
Huỳnh Kim Sang
HQ-10
46
Hạ sĩ nhất Vận chuyển
Ngô Sáu
HQ-10
47
Trung sĩ Cơ khí
Nguyễn Tấn Sĩ
HQ-10
48
Thủy thủ Trọng pháo
Thi Văn Sinh
HQ-10
49
Trung sĩ Vận chuyển
Ngô Tấn Sơn
HQ-10
50
Hạ sĩ nhất Vận chuyển
Lê Văn Tây
HQ-10
51
Hải quân thiếu tá - Hạm trưởng (truy phong trung tá)
Ngụy Văn Thà
HQ-10
52
Hải quân đại úy Hàng hải-Thương thuyền
Huỳnh Duy Thạch
HQ-10
53
Hạ sĩ Trọng pháo
Nguyễn Văn Thân
HQ-10
54
Thủy thủ Điện tử
Thanh
HQ-10
55
Hải quân trung úy
Ngô Chí Thành
HQ-10
56
Hạ sĩ Phòng tai
Trần Văn Thêm
HQ-10
57
Hạ sĩ Phòng tai
Phan Văn Thép
HQ-10
58
Hạ sĩ nhất Vận chuyển
Lương Thanh Thú
HQ-10
59
Thượng sĩ Điện tử
Thọ
HQ-10
60
Thủy thủ nhất Vô tuyến
Phạm Văn Thu
HQ-10
61
Thủy thủ nhất Điện tử
Ðinh Văn Thục
HQ-10
62
Trung sĩ Giám lộ
Vương Thương
HQ-10
63
Thủy thủ (?) Người nhái
Nguyễn Văn Tiến
Người nhái
64
Hải quân thiếu tá – Hạm phó
Nguyễn Thành Trí
HQ-10
65
Trung sĩ Trọng pháo
Nguyễn Thành Trọng
HQ-10
66
Hạ sĩ Vận chuyển
Huỳnh Công Trứ
HQ-10
67
Thượng sĩ Người nhái
Ðinh Hữu Từ
Người nhái
68
Trung sĩ Quản kho
Nguyễn Văn Tuân
HQ-10
69
Thủy thủ nhất Cơ khí
Châu Túy Tuấn
HQ-10
70
Biệt hải
Nguyễn Văn Vượng
HQ-4
71
Hải quân trung úy
Nguyễn Phúc Xá
HQ-10
72
Trung sĩ Trọng pháo
Nguyễn Vĩnh Xuân
HQ-10
73
Trung sĩ Ðiện tử
Nguyễn Quang Xuân
HQ-10
74
Trung sĩ Điện khí
Xuân
HQ-16
 Bổ sung:
75. Trung sĩ Phạm Ngọc Đa - HQ-10
Cập nhật:
Ngày 9.1:
- Chúng tôi vừa nhận được điện thoại của nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc (TP.HCM). Ông Phúc cho biết theo thông tin do gia đình cung cấp, ở vị trí thứ 58 là Hạ sĩ nhất Vận chuyển Lương Thanh Thú (HQ-10), không phải "Lương Thanh Thi" như danh sách ban đầu. 
- Kỹ sư hàng hải Đỗ Thái Bình (TP.HCM) vừa nhắn tin cho Thanh Niên Online, thông báo gia đình cho biết ở vị trí 21 là Thượng sĩ Điện tử Nguyễn Phú Hảo, không phải "Hào" như danh sách ban đầu. Chúng tôi xin phép điều chỉnh.
Xin cảm ơn nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc và kỹ sư hàng hải Đỗ Thái Bình.
Ngày 12.1:
- Anh Trần Đoàn Nam ở TP.HCM đề nghị điều chỉnh tên cha của mình là Trần Văn Đảm (ví trí thứ 9), không phải Trần Văn Đàm như trong danh sách ban đầu. Xin trân trọng cảm ơn anh Trần Đoàn Nam.
Danh sách trên vẫn còn cần bổ sung và điều chỉnh, Thanh Niên Online mong tiếp tục nhận được sự góp ý của bạn đọc và rất xin lỗi nếu có điểm nào đó chưa chính xác do điều kiện xác minh khó khăn.
Ngày 14.1:
- Chúng tôi vừa nhận được thông tin từ gia đình một quân nhân hi sinh trong Hải chiến Hoàng Sa: “Gia đình chúng tôi có người mất trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, nhưng không thấy có tên trong danh sách. Thân nhân là Phạm Ngọc Đa, số quân là 71703011, phục vụ trên tàu HQ-10 (Nhật Tảo) với cấp bậc là trung sĩ. Trung sĩ Phạm Ngọc Đa không trực tiếp thiệt mạng trong trận chiến mà chết trong quá trình trôi dạt trên biển ba ngày sau khi tàu HQ-10 chìm (22.1.1974)...”
Gia đình trung sĩ Phạm Ngọc Đa còn gửi tới Thanh Niên Online bản sao chụp giấy báo tử, giấy trợ cấp của chính quyền VNCH và các giấy tờ, hình ảnh liên quan. Cũng theo người thân trong gia đình, thân mẫu của trung sĩ Phạm Ngọc Đa vẫn còn sống tại địa chỉ 588/20A Đông Thịnh 3, Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, An Giang.


Giấy chứng tử quân nhân Phạm Ngọc Đa - Ảnh: Gia đình cung cấp
Trung sĩ Phạm Ngọc Đa

Phong thư được trung sĩ Đa gửi đi từ tàu HQ-10

Ngày 16.1:
- Chúng tôi vừa nhận được tin nhắn của bạn đọc Trần Minh Kha ở quận 4, TP.HCM với nội dung sau: "Đề nghị quí báo điều chỉnh bổ sung họ và tên đầy đủ của anh tôi là: Trần Văn Xuân, trung sĩ điện khí, HQ-16 (ở mục 74). Trân trọng cảm ơn". Rất mong bạn Trần Minh Kha gửi số điện thoại hoặc email tới hộp thư toiviet@thanhnien.vn để chúng tôi xác minh thêm trước khi cập nhật.
Hạm trưởng Ngụy Văn Thà và con tàu HQ-10 Nhật Tảo nằm lại giữa biển khơi trong Hải chiến Hoàng Sa - Ảnh tư liệu
Gần 40 năm sau trận hải chiến, trong căn nhà tạm cư ở quận 10, TP.Hồ Chí Minh, góa phụ Huỳnh Thị Sinh kể với phóng viên Thanh Niên Online: “Ngày 18.1.1974, nhiều người nghe tin có đánh nhau ở ngoải nên kéo ra cầu tàu quân cảng chờ. Cô không ra được. Nghe người ta bảo chưa biết tàu mình ra làm sao”. Đến ngày 19.1, hung tin báo về, chồng bà, Thiếu tá hải quân Ngụy Văn Thà, tử trận ở tuổi 30, mất xác cùng con tàu HQ-10 Nhật Tảo mà ông chỉ huy.


“Người ta làm lễ truy điệu long trọng cho ông xã cô. Có cả tư lệnh Hải quân tới viếng”. Người chồng quá cố của bà được vinh danh, được truy phong trung tá hải quân dưới thời Việt Nam Cộng Hòa.



Chồng bà Sinh nằm trong số ít nhất 74 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa đã ngã xuống trong cuộc chiến bảo vệ quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974, trước sự xâm lăng của quân Trung Quốc.



Nằm lại nơi biển xa



Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) là tàu nhỏ nhất và có hỏa lực yếu nhất của Việt Nam Cộng Hòa. Khởi đầu cuộc chiến, các tàu 389 và 396 của Trung Quốc dồn hỏa lực vào HQ-16, nên HQ-10 được dịp “rảnh tay” phát hỏa vào tàu địch, khiến chiếc 389 của đối phương gần như tê liệt. Tuy nhiên, chỉ trong vòng khoảng 10 phút kể từ khi khai chiến, đài chỉ huy HQ-10 bị trúng đạn pháo, toàn bộ hệ thống truyền tin và hầm máy tê liệt. Hạm trưởng Ngụy Văn Thà tử trận, Hạm phó – Thiếu tá Nguyễn Thành Trí cũng bị trọng thương. HQ-10 trôi không kiểm soát và va vào tàu 389 của Trung Quốc, theo cuốn Tài liệu Hải chiến Hoàng Sa. Sau đó, hai chiến hạm Trung Quốc mới nhập vùng còn bắn dữ dội vào HQ-10 lúc này đã bất khả phản kháng, khiến tàu chìm vào buổi chiều ngày 19.1.



Khi HQ-10 trúng đạn, nhiều thành viên tàu tử trận cùng với Hạm trưởng. Số thủy thủ còn lại là 23 người đã tìm cách thả bè đưa Hạm phó Nguyễn Thành Trí đào thoát. Trong lúc lênh đênh trên biển, Hạm phó Trí cùng một thủy thủ khác đã không qua khỏi do vết thương quá nặng, đành nằm lại giữa biển khơi. Sau vài ngày trôi dạt không thức ăn, nước uống, những người sống sót trên bè được tàu chở dầu Skopionella trên đường từ Hồng Kông đi Singapore vớt được.



Khi tàu HQ-16 bị bắn trúng hầm máy, Trung sĩ Điện khí Xuân bị đạn chém đứt lìa tay. Trong hành trình rút về Đà Nẵng, Trung sĩ Xuân đã qua đời do vết thương quá nặng và không được chăm sóc đúng mức.



Hạm trưởng HQ-16 Lê Văn Thự nhớ lại: “Khi rời Hoàng Sa, tôi hết sức ân hận đã bỏ lại trên đảo một toán nhân viên 8 người do Trung úy Liêm chỉ huy khi có lệnh đưa nhân viên lên giữ đảo. Trung úy Liêm và toán nhân viên sau đó đã mạo hiểm vượt biển bằng bè vì không muốn Trung Cộng bắt làm tù binh. Sau hơn mười ngày lênh đênh trên biển, bè trôi về tận ngoài khơi Qui Nhơn, được ngư phủ cứu và được đưa vào bệnh viện Qui Nhơn cấp cứu. Họ vượt biển mà không chuẩn bị thức ăn nước uống nên Hạ sĩ Quản kho Nguyễn Văn Duyên đã chết vì kiệt sức khi đưa vào Qui Nhơn”.



Theo Hạm trưởng Vũ Hữu San, HQ-4 là tàu hiện đại nhất của Việt Nam Cộng Hòa nên phía Trung Quốc tưởng nhầm là soái hạm. Địch dồn hỏa lực rất lớn vào HQ-4 nên tàu trúng nhiều đạn nhưng sau đó khắc phục các tổn thất khá nhanh. Về nhân mạng, theo thống kê sau cuộc chiến, HQ-4 có Hạ sĩ vận chuyển Nguyễn Thành Danh và Nguyễn Văn Vượng (thành viên nhóm Biệt hải quá giang theo tàu) tử thương.



Bên cạnh đó, HQ-5 tổn thất một thành viên và bốn quân nhân thuộc nhóm Hải kích đi theo tàu. Theo các thống kê thu thập được cho đến hôm nay, phía Việt Nam Cộng Hòa tổn thất 74 nhân mạng trong Hải chiến Hoàng Sa; ngoài ra còn 16 người bị thương và 48 người bị bắt làm tù binh khi Trung Quốc tăng quân đổ bộ lên chiếm các đảo vào ngày 20.1.



Ngày 30.1.1974, phía Trung Quốc bắt đầu trao trả tù binh qua ngả Hồng Kông.



Căm giận và tưởng nhớ



Cuộc xâm lăng của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19.1.1974 đã thổi bùng ngọn lửa tranh đấu của nhân dân Việt Nam. Tài liệu do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa công bố cho biết tại hầu hết các tỉnh thành ở miền Nam, dân chúng và các đại diện dân cử, đoàn thể tôn giáo, nghiệp đoàn, hội sinh viên… đã tổ chức mít tinh, hội thảo, tuần hành, ra quyết nghị “để lên án đế quốc Trung Cộng và ủng hộ Chánh phủ VNCH”. Đồng bào còn gửi thỉnh nguyện thư lên Liên Hiệp Quốc và Tòa án Quốc tế La Haye đề nghị có biện pháp thích đáng với Trung Quốc.



Sinh viên Đại học Văn khoa và Minh Đức “đã tổ chức lễ tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh trong biến cố Hoàng Sa”, theo tài liệu Hoàng Sa – lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Nhiều quân nhân tử trận đã được truy phong, truy tặng các danh hiệu. Nhiều quân nhân sống sót sau cuộc chiến được tôn vinh



Về mặt ngoại giao và chính trị, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã có nhiều phản ứng mạnh mẽ. Chúng tôi xin giới thiệu ở đây hai bản tuyên cáo chính thức của Việt Nam Cộng Hòa sau khi Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa. Những văn bản này là bằng chứng khẳng định ý chí duy trì chủ quyền, không bao giờ từ bỏ chủ quyền dù bị nước ngoài cưỡng chiếm bất hợp pháp của chính quyền tại Sài Gòn lúc bấy giờ.



Chúng ta coi những tờ chiếu, tờ lệnh mà các triều vua, chúa thời Nguyễn ban cho các đội thủy quân, đội dân binh đi thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa là bằng chứng chứng minh chủ quyền, cho thấy hoạt động thực thi chủ quyền cấp nhà nước của các nhà nước tại Việt Nam là liên tục và không bao giờ từ bỏ. Thì ở đây, sự kiện các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa nổ súng vào tàu quân xâm lược Trung Quốc, cũng như những tuyên bố chính thức từ Chính phủ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan khác thuộc chính quyền Việt Nam Cộng Hòa xung quanh Hải chiến Hoàng Sa 1974 là những bằng chứng đanh thép tố cáo hành động xâm lăng phi pháp của Trung Quốc, khẳng định ý chí chủ quyền không bao giờ nhượng bộ của người Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét