“… Năm 61, 62 chi đó, tôi có gặp 4 nhân sĩ trí thức ở miền
Nam ra miền Bắc. Trong các vị, có một tên là Tôn Thất Dương Kỵ thì phải.
“Họ không chịu nổi chế độ độc tài” Ngô Đình Diệm, nên xin ra sống ở xứ Bắc
Kỳ Xã Hội chủ nghĩa thiên đàng. Và đã được chính phủ Sàigòn cho phép.
Gặp các cụ đi lóm thóm ở phố Tràng Tiền, nom nom ngó ngó và ở
các tủ kiếng mậu dịch Bách Hóa Tổng Hợp chưng toàn là “hàng mẫu, không bán” gồm
có rượu Tây, vải ta, nồi soong chảo bằng gang của Hợp Tác
Xã sản xuất) những tám váng sặc sỡ của người Thượng (tất cả đều là hàng để xem
chơi chớ không bán!). Không hiểu các vị có định mua món gì không? Nếu muốn mua
chắc không dễ như ở Sàigòn. Tôi tự nhủ thầm: Tôi muốn trốn về Sàigòn mà không
trốn được, các cụ ở trong đó lại chui ra đây! Rõ thật tréo cẳng ngổng quá trời!
Sau này không rõ các cụ được ưu đãi đến mức nào mà không thấy nói tới nữa.
Ai cũng biết ở miền Bắc có 2 nhà trí thức lớn nhất dân tộc Việt
Nam: Đó là cụ Nguyễn Mạnh Tường và cụ Trần Đức Thảo. Cụ Nguyễn
đã được phép sang Paris chơi vài tháng đâu hồi 92 thì phải. Về Hà Nội cụ viết
cuốn “Kẻ bị khai trừ”. Người ta hỏi, cụ không sợ tù à? Cụ bảo tôi 82 tuổi
rồi còn sợ gì?
Cụ Trần cũng được Hà Nội cho sang Paris công tác (gì
đó không hiểu - vận động trí thức Pháp và trí thức ta chăng?) Ở đây cụ đã nói
chuyện trước nhiều loại thính giả. Trong một cuộc nói chuyện cụ bảo “Chính
Mác sai!” Người ta hỏi tại sao? Cụ bảo: Mác lấy các điểm trong duy
tâm luận của Hégel (không phải Angels) làm ra duy vật biện chứng. Duy
tâm áp dụng trên trời có sai cũng không hại ai, còn duy vật đem ra áp dụng trên
mặt đất sẽ làm chết người. (Mà chết người thật! Chết hàng trăm triệu người chớ
không ít.) Chỉ vài hôm sau cụ qua đời.
Ai cũng biết Nhóm Nhân Văn Giai Phẩm gồm toàn những văn nghệ sĩ
ưu tú của dân tộc đi kháng chiến 9 năm trở về Hà Nội, hãy còn chân ước chân ráo
đã quay ra chống Đảng quyết liệt: Hoàng Cầm, Văn Cao, Phùng Quán, Nguyễn Hữu
Đang, Trần Dần, Lê Đạt. Phần lớn là đảng viên. Thế có lạ không?
Tại sao họ không yêu Đảng của họ nữa? Hỏi tức trả lời vậy.
Nhạc sĩ Văn Cao vừa mới qua đời. Trước khi nhắm mắt, ông nói: “Bây
giờ tôi không còn sợ nữa. Tôi cứ nói… “Tố Hữu đã ‘phạt’ tôi 30 năm không sáng
tác gì được!” Đau đớn cho ông là năm 1994, trong một buổi lễ phát phần thưởng
về Âm Nhạc, ông được xếp hạng 13 (gần hạng bét) đáng lẽ phải hạng nhất, không
có hạng 2 đến hạng 10.
Trên đây tôi vừa liệt kê một vài trường hợp trí thức văn nghệ sĩ
Xã Hội Chủ Nghĩa chống Đảng, thà chịu khổ nhục nhận “hình phạt đày ải” của Đảng
Cộng Sản, chớ không thay đổi thái độ với nó kể từ họ bắt đầu “ghét” Đảng. Nhìn
kỹ lại không thấy ai nói “ghét” thành “yêu” đối với Cộng Sản bao giờ. Những người
trước kia yêu, nay cũng ghét Đảng.
Khi đọc cái bài tường thuật của cụ Trần Đức Thảo ở Paris, tôi mới
thấy não lòng. Một triết gia độc nhất Việt Nam được người ngoại quốc kính nể
trên thế giới lại không được dùng đúng chỗ ở chính trên quê hương mình.. Phải
biết rằng chính cụ cũng đã mê Mác Xít khi còn ở Paris cho nên cụ đã xin về Việt
Nam để phục vụ đất nước trong công cuộc kháng Pháp, xây dựng thiên đàng. Về đến
nơi thì than ôi! Thiên đàng đâu không thấy chỉ thấy tang thương địa ngục. Nhiều
người đứng ở ngoài Chủ Nghĩa Xã Hội cứ tưởng nó là thiên đàng. Nhưng khi nhảy
vào sống với nó rồi mới biết mặt mũi nó mồm ngang miệng dọc ra sao. Chừng đó muốn
thối lui cũng không đuợc. Phải ghê gớm lắm mới dứt nổi “đường tơ”. Nếu Mác bảo
tôn giáo là thuốc phiện mê hoặc con người thì Mác Xít chính là thuốc
độc giết chết con người. Và tác hại vô cùng cho dân tộc nào cưu mang nó
Picasso về già mới trả thẻ đảng. Howard Fast cũng xin ra Đảng lúc gần đất xa trời.
Phải khó khăn lắm mới nhận ra bộ mặt thật của nó. Chẳng thế mà dân Liên Xơ bị bịp
trên 70 năm!
Tôi cũng đã sống 10 năm trên miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa. Tôi
không có lý luận như cụ Trần, nhưng bằng cảm tính nảy ra trong sinh hoạt hàng
ngày, trước tiên tôi thấy Chủ Nghĩa Mác kỳ cục. Nếu biết trước nó như thế này
thì không ai đi đánh Tây làm gì. Bởi vì như Nguyễn Chí Thiện đã nói:
“So với Đảng thì móng vuốt thực dân êm dịu gấp 10 lần”.
Nhưng đã lỡ nhúng chàm rồi, có nhiều người đành cam chịu, không
nói ra, để cho những người hậu tiến mắc lầm như mình. Dại rồi nên ngừa cho người
khác đừng dại như mình…
… Người Cộng Sản hễ nói là nói láo. Nhưng trước đây vẫn có nhiều
người tin. Tin rằng chính sách hợp tác xã, tổ chức quốc doanh… đều tuyệt vời.
Nay thì dân chúng đã thấy ở giữa miền Bắc và miền Nam ai hơn ai, giữa Liên Xô
và Hoa Kỳ ai đi trước ai (những 50 năm).
Tất cả nhân loại đều đã bừng mắt trước một sự thực vô cùng rõ rệt:
chủ nghĩa Cộng Sản chỉ là một sự ngu xuẩn và chính những kẻ theo đuổi nó gần 1
thế kỷ nay cũng không hiểu nó là cái gì.
“Tiếng chuông báo chết cho ai” đã đổ ở Liên Xô, ở Đông Âu bằng
những triệu chứng xáo trộn và bằng sự nổi dậy của dân chúng bị bịp. Nó cũng đã
báo chết cho Trung Cộng bằng Thiên An Môn. Việt Cộng đang lo sợ tiếng chuông ấy
vang lên ở Ba Đình nơi tên bịp lớn nhất lịch sử đang nằm rã rục.” (*)
*
Xin thưa phần trình bày rất thấu lý, đạt tình là đưa ra mặt
thật và móc moi ra cả tim, gan, phèo, phổi của cái gọi là “thiên đàng” Chủ
Nghĩa Xã Hội miền Bắc với hình ảnh mở đầu là “4 vị nhân sĩ trí thức
miền Nam đi lóm thóm ở phố Tràng Tiền” trong đó có một vị “đi chàng hảng”
được nêu danh là Tôn Thất Dương Kỵ là của cố văn sĩ Xuân Vũ (Bùi Quang Triết).Ông
này là một nhà văn tập kết ngay sau hiệp định đình chiến 1954.
“Tôi tự nhủ thầm: Tôi muốn trốn về Sàigòn mà không trốn được,
các cụ trong đó lại chui ra đây! Rõ thật là tréo cảng ngổng quá trời!”
Cái giọng văn chơn chất của người miền Nam đã cực tả cái cảnh:
“Thiên đường xã nghĩa cong cong
Kẻ hòng ra khỏi, người mong bước vào!”
Sau hiệp định Paris năm 1972, nghe nói cũng có những kẻ “Đông
gia thực phạn, Tây gia miên” (tạm dịch “Ăn cơm ở nhà bên Đông mà lại ngủ ở
nhà bên Tây) như luật sư Nguyễn Long,sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm… cũng được
trao trả về “thiên đường xã hội chủ nghĩa” của họ.
Chuyện các ông “người đuôi chó” như Lê Xuân Khoa, Nguyễn
Cao Kỳ, Trần Thiện Khiêm v.v… theo tôi, không có gì đáng trách; bởi vì họ
“chưa biết… mặt thật của thiên đường xã hội chủ nghĩa” cũng như họ chưa phải
gánh chịu những đau thương, nhục nhã trong những trại tù của VC. Chuyện lạ là
chuyện của những kẻ đã từng phải ở lại trong nước sau ngày 30-4-1975, đã phải
hèn nhát nói lời nịnh bợ Đảng và Nhà Nước để được yên thân như các ông nhà văn Nhật
Tiến, Nguyễn Mộng Giác, đã phải bị tù đày như Thẩm phán Nguyễn Cần tức
Lữ Giang, Tú Gàn, bác sĩ Bùi Duy Tâm… ; sau đó, đã phải liều chết tìm đuờng
vượt biên hoặc được đi Hoa Kỳ theo diện HO. để lo cho bản thân mình và tương
lai của gia đình; nay, lại quay lại nói lời bợ đỡ, kiss ass nhà cầm
quyền Việt Cộng. Nói theo cách nói hơi tục một chút, nhưng rất diễn tả là những
kẻ này nhớ cái cũi (mà bọn VC đã rọ mõm họ).
Bài viết này không nói về “những người đuôi chó” này. Mục đích của
bài viết này muốn nói đến hồi chuông báo tử đã và đang vang lên tại các nước
theo chủ nghĩa cộng sản và độc tài.
Năm 1986, hồi chuông báo tử vang lên tại các nước theo chủ nghĩa
cộng sản tại Đông Âu, sau đó vang sang cái nôi của chủ nghĩa cộng sản là
Liên Xô. Người cắt cái cây cộng sản là Liên Xô là Tổng Thống Mikhail
Gorbachev và ông ta đã bị đối thủ chính trị của ông ta là Boris
Yeltsin gạt ra khỏi chiếc ghế quyền lực. Nga Xô bay giờ đã là một nước tự
do, dân chủ.
Năm 1992, “tiếng chuông báo chết” cho Trung Cộng cũng đã
vang lên tại Thiên An Môn; nhưng, nhà cầm quyền sắt máu Trung Cộng đã dùng quân
đội ngoại biên kéo về nả súng bắn vào đoàn sinh viên biểu tình ở quảng trường
Thiên An Môn. Tuy cuộc biểu tình bị thất bại nhưng bức ảnh một thanh niên Trung
Hoa tay không cản bước bánh xích xe tăng rầm rập xốc tới đã là ngọn đuốc tranh
đấu đã bừng lên tại đất nước có dân số đông nhất thế giới này. Và năm ngoái, đất
nước này đã bị mất mặt vì đã hèn nhát không dám để người nhà của nhà bất đồng
chính kiến Lưu Hiểu Ba (đang bị nhà cầm quyền Trung Cộng nhốt tù) đến Olso lãnh
giải thưởng Nobel Hòa Bình.
Mấy năm trước, cuộc xuống đường biểu tình của người dân Tunisia
khiến Tổng Thống Ben Ali của xứ sở độc tài này phải cuốn gói trốn ra
nước ngoài.
Nguyên nhân cuộc xống đường là từ cái chết của anh sinh viên
nghèo 26 tuổi Mohamed Bouazizi bán hàng rong trên đuờng phố bị cảnh
sát tịch thu cả gánh hàng rong. Anh sinh viên nghèo đã tỏ thái độ phản kháng bằng
cách biến thân mình thành ngọn đuốc sống. Ngọn lửa đấu tranh để thiêu rụi chế độ
bạo tàn đã bùng lên khi hàng ngàn người tham dự tang lễ của anh. Hàng ngàn người
tham dự tang lễ của người sinh viên Tunisia can đảm đã biến thành cuộc biểu
tình tuần hành - như trước đây, hàng ngàn người dân Ấn Độ đã đi theo lời kêu gọi
của “Thánh” Mahatma Gandhi , cha đẻ của chủ thuyết bất bạo động đi
làm muối để tranh đấu cho độc lập, tự do, dân chủ cho Ấn Độ thoát khỏi ách thực
dân của đế quốc Anh.
Hương thơm của cuộc “Cách Mạng Hoa Lài” đã lan sang các nước
láng diềng như Ai Cập, Lybia.
Trong một cuộc biểu tình tại Ai Cập, một thanh niên đã hô to khẩu
hiệu: "Hãy treo cổ nó lên!”
Nhiều nhà bình luận đã tiên đoán “hồi chuông báo tử” của cuộc
“Cách Mạng Hoa Lài” ở Tunisia sẽ lan qua Miến Điện và sẽ đến Việt Nam trong một
ngày không xa!
*
“Đọc tin Tunisia mà nhớ tới đất nước Việt Nam cũng trong tình trạng
khốn khó tương tự: đại đa số người dân thất nghiệp bị bóc lột, và giá thực phẩm
cao, trong khi một thiểu số người thì sống sung túc, xa hoa trong sự hối lộ,
tham nhũng. Bao nhiêu công nhân Việt Nam nghèo khổ bị tư bản ngoại quốc bóc lột
ngay chính trên đất nước mình với sự thông đồng của chính quyền bản xứ. Bao
nhiêu nông dân Việt Nam phải mất nhà cửa, ruộng vườn, gia đình tan nát. Những
người Cộng Sản vô cảm chỉ biết có mình và đảng của mình mà không đoái hoài đến
quyền lợi của dân tộc. Người dân Việt Nam xét ra cũng không đến nỗi nào hèn kém
lắm so với Tunisia và các nước Bắc Phi khác. Cho nên chế độ này không thể tồn tại,
mà sớm muộn gì cũng phải chấm dứt, để người dân Việt Nam trong và ngoài nước
cùng nhau xây dựng đất nước”.
Xin mượn ý kiến này của tác giả Tuệ Vân, người có chương
trình “Bàn Chuyện Thời Sự” mỗi tuần trên một trang mạng để kết thúc
bài viết này.
Và rất hy vọng hồi chuông báo tử cho chế độ CSVN sẽ sớm vang lên
trên đất nướcViệt Nam để toàn dân có cuộc sống đầy đủ tự do, dân chủ và nhân
quyền!
LÃO MÓC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét