Một tháng trước khi xảy ra Hải chiến Hoàng Sa 1974, Trung đội
địa phương quân Việt Nam trấn giữ Hoàng Sa còn cứu giúp ngư dân Trung Quốc gặp
bão biển, nhường họ từng miếng cơm, nước uống, vậy mà sau ngày 19.1.1974, máy
bay Trung Quốc bắn chặn cả tàu Việt Nam ra vớt xác.
Khu nhà đồn trú của địa phương quân tại Hoàng Sa - Ảnh chụp lại tư liệu Kỷ yếu Hoàng Sa |
Lễ chào cờ ở Hoàng Sa - Ảnh chụp lại tư liệu Kỷ yếu Hoàng Sa |
Ông Lữ
Điều, 87 tuổi, là người làng Nam Ô, nay trú phường Tam Thuận, quận Thanh Khê,
thành phố Đà Nẵng. Vốn người miền biển nên ông Điều chỉ vì muốn được tận mắt
nhìn thấy phần đảo xa của quê hương mà tự nguyện đăng ký ra bảo vệ Hoàng Sa từ
mùa hè năm 1952.
“Thời
đó Hoàng Sa rất bình yên, khi chúng tôi làm nhiệm vụ kiểm soát, bảo vệ Hoàng Sa
hằng ngày để báo về đất liền, thì có cả tàu cá Trung Quốc vào xin nước uống.
Tuy lúc đó chúng tôi uống nước rất tiết kiệm nhưng vẫn cung cấp cho họ lúc khó
khăn và không quên nói rằng đây là lãnh thổ của Việt Nam chúng ta", ông Điều
kể.
"Họ
còn tỏ ra rất biết ơn, hài lòng và gật đầu đồng ý bắt tay chúng tôi. Có lúc có
cả tàu cá Nhật Bản, ngư dân bị bệnh nặng vào đảo cầu cứu, chúng tôi cùng quân y
ra tay giúp đỡ và cứu chữa. Họ không biết đền ơn chúng tôi bằng gì nên biếu tặng
lưới và lưỡi câu, các tàu lớn khác cũng thường ghé vào”, ông Điều hồi tưởng lại.
Từ đó
cho đến tận tháng 12.1973, đơn vị địa phương quân của quân lực Việt Nam Cộng
Hòa bảo vệ Hoàng Sa vẫn thường xuyên cứu ngư dân Trung Quốc gặp nạn.
Ông Trần
Hòa, 60 tuổi, trú thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, còn nhớ
tháng 10.1973, ông nhận Sự vụ lệnh của Bộ chỉ huy Tiểu khu Quảng Nam ra Hoàng
Sa khám chữa bệnh cho địa phương quân và nhân viên khí tượng trên đảo.
Cuối
năm 1973, ông Hòa chứng kiến một trận bão bất ngờ khiến một tàu cá Trung Quốc
không kịp vào bờ trú ẩn đã tấp vào đảo ngay trong đêm. Bão mạnh dần, chiếc tàu
cá bị đánh dạt giữa biển khơi, phương tiện không còn, gia đình ngư dân Trung Quốc
phải tá túc tại đảo.
“Mặc
dù lương thực sử dụng luôn phải tính toán chi li, nhưng tình người trong cơn hoạn
nạn, nên ai nỡ ăn no để nhìn kẻ bên mình đang đói. Vậy là toàn đảo sẻ chia, cưu
mang gia đình Trung Quốc kia cho đến ngày họ xin được tàu về lại quê hương”,
ông Hòa kể.
Ông
Hòa còn nhớ như in ngày chia tay mọi người trên đảo ôm lấy nhau, ngôn ngữ bất đồng
nhưng trong đôi mắt những ngư dân Trung Quốc hiện lên bao sự quyến luyến và biết
ơn những người Việt Nam.
Tình
nghĩa địa phương quân của quân lực Việt Nam Cộng Hòa và những ngư dân Trung Quốc
là vậy, nhưng sau đó mọi chuyện chuyển biến rất nhanh. Ông Hòa thấy trong những
ngày tiếp theo, tàu Trung Quốc đến đánh bắt cá tại vùng biển Hoàng Sa càng nhiều
hơn bình thường. Khi tàu Hải quân Việt Nam Cộng Hòa tuần tra thì các tàu cá này
chạy ra hải phận quốc tế, khi tàu tuần tra đi rồi thì chúng lại buông neo thả
lưới quanh đảo.
Đến
sau khi trận hải chiến nổ ra, phía Trung Quốc thậm chí bắn chặn cả tàu Việt Nam
Cộng Hòa đang tìm cách vớt xác đồng đội.
Ông
Phan Ngọc Chung, 80 tuổi, trú khu phố 5, phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh
Quảng Nam, kể lại rằng sau trận hải chiến, ông nhận lệnh theo chiến hạm ra biển
tiếp cứu.
Nhưng
chỉ còn cách Hoàng Sa vài hải lý, tàu của ông bị 4 máy bay Trung Quốc tập kích,
chặn đường cứu nạn.
“Chúng
tôi gọi xin lệnh Quân đoàn 1 tại Đà Nẵng thì được điều về Lý Sơn để tránh máy
bay Trung Quốc chứ không cho chúng tôi tiến lên, vì lúc này tổn thất về nhân mạng
binh lính đã quá lớn”, ông Chung ngậm ngùi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét