GENEVA,
Thụy Sĩ -- Một Vụ phó Bộ Ngoại Giao CSVN đã chính thức tuyên bố từ bỏ Đảng
CSVN, theo một bài ông viết đăng trên báo Thông Luận ở Paris.
Trong bài viết ký tên Đặng Xương Hùng, tựa đề “Thư ngỏ gửi các bạn đồng nghiệp
(ở Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam)” -- tác giả cho biết ông cũng từng là Lãnh sự
VN tại Geneva, Thụy Sĩ, và bây giờ ông quyết định tham gia cuộc chiến vì nhân
quyền, dân chủ VN.
Bài viết trên Thông
Luận này 19-1-2014 như sau:
“Thư ngỏ gửi các bạn
tham dự Phiên họp Kiểm điểm định kỳ toàn cầu về nhân quyền ở Việt Nam diễn ra
vào ngày 5/2/2014 tại Genève - Thụy sĩ.
Đại
sứ quán Việt Nam tại Thuỵ Sỹ
Genève, ngày 19/1/2014,
Các bạn thân mến,
Tôi tên là Đặng Xương Hùng. Tôi từng là Vụ phó Bộ Ngoại giao Việt Nam, từng là Lãnh sự Việt Nam tại Genève - Thụy sĩ (2008-2012). Tháng 10/2013, tôi từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam để bắt đầu cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.
Genève, ngày 19/1/2014,
Các bạn thân mến,
Tôi tên là Đặng Xương Hùng. Tôi từng là Vụ phó Bộ Ngoại giao Việt Nam, từng là Lãnh sự Việt Nam tại Genève - Thụy sĩ (2008-2012). Tháng 10/2013, tôi từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam để bắt đầu cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.
Điều
đầu tiên tôi xin bày tỏ cùng các bạn: tôi đứng lên chống lại đảng cộng sản Việt
Nam, không có nghĩa là tôi chống lại các bạn. Tôi rất thông cảm với các bạn.
Tôi đã cùng các bạn và tôi tin một ngày bạn cũng sẽ cùng tôi. Chúng ta, những
người dân Việt Nam, đều là nạn nhân của đảng cộng sản Việt Nam.
Tôi
hiểu các bạn đều đang tâm niệm mang lại những điều tốt lành nhất cho dân tộc
Việt Nam. Nhưng do những trói buộc vô hình khiến các bạn đôi khi phải hành động
không như mình mong muốn. Mỗi hành động và lời nói của các bạn đều phải tuân
theo sự chỉ đạo của đảng cộng sản Việt Nam. Tôi và các bạn đã cùng nằm trong
hoàn cảnh như vậy.
Hiện nay, đảng cộng sản Việt Nam đã chọn con đường đi ngược lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam. Họ quyết tâm duy trì chế độ đảng trị, phớt lờ những đòi hỏi dân chủ và nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.
Hiện nay, đảng cộng sản Việt Nam đã chọn con đường đi ngược lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam. Họ quyết tâm duy trì chế độ đảng trị, phớt lờ những đòi hỏi dân chủ và nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.
Tôi
quan tâm không nhiều đến nội dung các bạn trình bày trong Phiên báo cáo kiểm
điểm định kỳ toàn cầu lần này. Tôi biết các bạn là những người Việt Nam giỏi
nhất trong việc viết báo cáo loại này và các bạn đã được cấp trên phê duyệt tỉ
mỉ trước khi các bạn lên đường. Các bạn không thể nói khác được.
Những
bằng chứng về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam luôn luôn thừa thãi, mà chính các
bạn là người nắm đầy đủ nhất. Điều mọi người quan tâm nhất là thái độ của các
bạn tại Phiên họp lần này.
Cái
tâm nằm trong con tim và khối óc nhưng muốn có được cái tâm trong sáng, cần
được thể hiện ra ngoài bằng thái độ và hành động.
Các
bạn đã có tấm lòng thương yêu nhân dân và dân tộc Việt Nam, các bạn nên biểu
hiện bằng hành động. Đó là các bạn nên chăm chú lắng nghe, ghi chép đầy đủ và
báo cáo trung thực tất cả những gì mà bên ngoài nói về nhân quyền ở Việt Nam.
Các bạn nên làm những điều này với sự chân thành và cầu thị nhất.
Các
bạn đừng nên chú ý vào những hành động nhỏ nhen mà các bạn vẫn làm lâu nay, như
là cử người đi xếp hàng sớm để lấy chỗ đăng ký cho các tham luận của một số
nước bao che cho Việt Nam như Lào, Cu Ba. Tước đi cơ hội của những nước quan
tâm, mong muốn góp ý về nhân quyền cho Việt Nam tại Phiên họp. Các bạn đừng nên
đi thu nhặt hết những tài liệu phân phát của các đoàn, như của đoàn ông Võ Văn
Ái, rồi về vứt vào sọt rác cơ quan, tước đi quyền được tiếp cận thông tin của
tất cả mọi người. Các bạn đừng cử người gây cản trở hoặc gây sự mất chú ý đến
các hoạt động của các đoàn đại biều trong và ngoài nước đến đấu tranh cho nhân
quyền tại Việt Nam.
Những
hành động như vậy chưa chắc có sự chỉ đạo trong nước mà là tự “sáng kiến” của
các bạn, với mong muốn được “ghi công” trong “thành tích” bảo vệ nhân quyền cho
Việt Nam. Tôi thiết nghĩ, khi thời thế thay đổi, thì chính các bạn lại thành
người bị phê phán.
Tôi
rất mong tại Phiên họp lần này các bạn sẽ hành động theo đúng lương tâm của
mình. Các bạn nhất định sẽ được hoan nghênh.
Con
người là quý giá nhất trên hành tinh chúng ta. Nhân loại đang vươn tới mạnh mẽ
trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền của mọi con người. Hội đồng nhân quyền đưa ra
sáng kiến Kiểm điểm định kỳ toàn cầu về nhân quyền cũng là nằm trong mục tiêu
này.
Chúng
ta là công dân Việt Nam, đồng thời cũng là công dân toàn cầu. Vai trò của các
bạn là rất lớn cho tương lai của dân tộc Việt Nam. Nhất là khi Việt Nam được
bầu là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Một
lần nói thật, ta sẽ không còn phải mất công bao bọc sự giả dối.
Tôi
biết các bạn đã “mất” Tết để chuẩn bị cho Phiên họp này. Nhân dịp Tết Giáp Ngọ,
tôi xin chúc các bạn một năm mới sức khỏe dồi dào, hạnh phúc tràn đầy và có tấm
lòng trong sáng vì một cuộc đổi mới toàn diện cho đất nước Việt Nam chúng ta.
Đặng
Xương Hùng
Genève,
Thụy Sỹ”
Ghi
nhận rằng trong bài viết, ông Đặng Xương Hùng không nói rõ rằng ông có đang xin
tỵ nạn chính tri hay không, và nếu có là ở nước nào.
ĐẶNG XƯƠNG HÙNG - LÃNH
SỰ NGOẠI GIAO NÓI VỀ UPR
Thứ Ba, ngày 28 tháng
1 năm 2014
Ông Đặng Xương Hùng. Hình do ông Hùng gửi
Mới đây một bài viết của tác giả Đặng Xương
Hùng, nguyên Lãnh sự Việt Nam tại Geneve Thụy sĩ, Vụ phó Bộ Ngoại
giao Việt Nam viết cho phái đoàn trong nước sắp sang điều trần trong phiên họp
Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review - UPR) của Liên Hiệp Quốc
vào ngày 5 tháng Hai sắp tới, với những lời lẽ chân thành kêu gọi sự thay đổi
thái độ của họ. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn ông Đặng ương Hùng tác giả bức thư
để làm sáng tỏ thêm về việc làm ý nghĩa này.
Mặc Lâm: Thưa ông, xin ông cho biết động lực nào thúc đẩy ông viết bức thư gửi cho những người trong nước sắp tham gia vào buổi kiểm điểm định kỳ hoạt động nhân quyền của Việt Nam sắp tới tại Liên Hiệp Quốc. Chắc chắn rằng bức thư sẽ gặp phản ứng dữ dội từ nhà nước mặc dù ông tuyên bố đã bỏ đảng và chấp nhận tỵ nạn chính trị. Ông có thể chia sẻ thêm về việc làm này của ông hay không?
Đặng Xương Hùng: Tôi là người trong cuộc. Tôi là lãnh sự Việt Nam tại Geneve và thấy rằng dấu hiệu biến chuyển trong tình hình vừa rồi nhất là chuyện mà họ khăng khăng giữ lại điều 4 hiến pháp. Họ làm cho Quốc hội trở thành một chi bộ của đảng Cộng sản thì tôi nghĩ rằng mình phải ra đi. Việc tôi ra đi tôi chỉ chống lại Đảng cộng sản thôi chứ tôi không chống lại con người.
"Tôi là người trong cuộc. Tôi là lãnh sự Việt Nam tại Geneve và thấy rằng dấu hiệu biến chuyển trong tình hình vừa rồi nhất là chuyện mà họ khăng khăng giữ lại điều 4 hiến pháp."
Ông Đặng Xương Hùng
Tôi thấy đồng nghiệp của tôi là những người rất thông minh, rất giỏi họ được đào tạo và được ra nước ngoài, được tiếp xúc với bên ngoài họ hiểu thế nào là thế giới văn minh và tất nhiên họ cũng biết sự vô lý của chủ nghĩa Mác Lênin. Họ chưa thể có quyết định trong lúc này bởi vì cái thế của họ rất khó cho việc đó.
Cái hướng của tôi tập trung vào thái độ của những người hiện nay ở Bộ ngoại giao cũng như các bộ khác. Bởi vì các đoàn từ trong nước sang gồm rất nhiều bộ ngành. Với 11 bộ ngành và khoảng 30 người. Những cuộc họp ở trong nước đã rất cụ thể rồi và sự chuẩn bị của họ cũng chỉ lập lại bài bản như ngày xưa thôi nhưng lần này vai trò có khác vì Việt Nam đã ở trong Hội đồng Nhân quyền rồi và đó cũng là một yếu tố thuận lợi cho chúng ta.
Mặc Lâm: Ông nghĩ sao về các cá nhân từ Việt Nam sang kết hợp với những đoàn thể từ nhiều nước đang vận động để Liên Hiệp Quốc chú ý về việc kiểm điểm của Việt Nam vào ngày 5 tháng 7 sắp tới?
Đặng Xương Hùng: Đã có phái đoàn của những chàng trai cô gái tôi thấy rất thông minh, dõng dạc. Họ đưa ra những thông số, những dữ liệu về những vi phạm nhân quyền trong Việt Nam, như thế là tốt rồi. Còn việc làm ở đây làm sao cho nó hiệu quả thì phải theo dõi thái độ của đoàn Việt Nam. Nếu có cơ hội tiếp xúc thì nên giải thích cho họ rằng việc làm của họ chỉ có tác dụng bao che cho những tội lỗi, những vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam thôi chứ chả có tác dụng gì cho nhân dân Việt Nam cả. Chỉ càng kéo dài thời gian mong đợi của người dân cho một nước Việt Nam dân chủ, nhân quyền và tiến bộ đối với cộng đồng Quốc tế.
Mặc Lâm: Theo ông thì phái đoàn này nên làm gì với đoàn của chính phủ Việt Nam và qua kinh nghiệm của mình ông góp ý với cả hai phía trong và ngoài nước như thế nào?
Đặng Xương Hùng: Thái độ của họ trong kỳ này nên bớt đi sự o bế các nước Troika. Có ba nước Troika làm như trọng tài, ba nước ấy được bốc thăm. Việt Nam bốc thăm ra ba nước Troika là Keyna, Kazakhstan và Costa Rica. Họ dùng đại sứ và ngoại giao để o bế, mặc cả các nước này bằng cách mời cơm rồi trao đổi rằng các ông dễ dãi cho Việt Nam thì về sau này tới phiên các ông kiểm điểm nhân quyền thì Việt Nam sẽ làm tương tự trở lại. Tức là có sự mặc cả. Đó là việc chúng ta cần tác động.
Cần phải gặp các phái đòan của Keyna của Kazakhstan, Costa Rica để nói với họ đừng chấp nhận những cái gợi ý nhỏ nhen của đoàn Việt Nam. Các nước Troika cần giữ vai trò trọng tài của mình, hết sức vô tư trong vai trò trọng tài cho Việt Nam này. Chúng ta cần họ vô tư vì thời gian rất có hạn do đó nếu sự trình bày của ba nước Troika này có hướng dành cho đoàn trong nước thì thời gian dành cho phái đoàn bên ngoài có khả năng làm thay đổi thái độ và sức mạnh ép được nhân quyền Việt Nam không đủ thời gian để lên tiếng trình bày sự đàn áp nhân quyền của Việt Nam.
Mặc Lâm: Nhận xét của ông về yếu tố tác động phương Tây hiện nay để họ chú ý hơn về tình hình đàn áp nhân quyền Việt Nam đủ mạnh hay chưa và nếu không thì làm cách nào để thay đổi?
Đặng Xương Hùng: Nhân tố các nước có thể làm thay đổi được tình hình nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam là nhân tố nước lớn. Khi tôi sang đây tôi nhận thấy rằng các bản tin của Châu Âu nói chung là rất xao nhãng tình hình của Việt Nam. Thí dụ như Việt Nam thông qua hiến pháp và những gì xảy ra tại Việt Nam nói chung. Tất nhiên không phải ta là người Việt mà lại tô vẽ Việt Nam không có nhân quyền nhưng đó là sự thiếu thông tin và xao nhãng của các nước phương Tây đối với tình hình Việt Nam. Hiện nay họ còn rất nhiều những quan tâm nào là căng thẳng Trung Nhật, rồi Bắc Triều tiên, Syria hay Iran, Ukraine…tất cả những thứ đó khiến họ quan tâm hơn do đó họ xao nhãng đối với Việt Nam.
Mặc Lâm: Quay lại với bức thư ông gửi cho những người sắp sang tham dự buổi kiểm điểm nhân quyền. Xin ông cho biết nội dung quan trọng nhất của ông muốn chuyển tải tới họ là gì?
Đặng Xương Hùng: Bạn bè tôi những người trong đoàn có rất nhiều người tôi kính trọng và khâm phục. Tôi chỉ phân tích cho họ thay đổi thái độ thôi. Thái độ thay đổi là rất quan trọng để cho họ hiểu rằng tại sao Quốc tế người ta bắt các nước phải kiểm điểm nhân quyền của từng nước trên toàn cầu trong những kỳ như hiện nay như đối với Việt Nam.
"Bên kia người ta không biết vì khi về luôn luôn đoàn báo cáo là thành công. Là các nước phản ứng rất hạn chế đối với nhân quyền Việt Nam."
Ông Đặng Xương Hùng
Mặc Lâm: Thưa ông, xin ông cho biết động lực nào thúc đẩy ông viết bức thư gửi cho những người trong nước sắp tham gia vào buổi kiểm điểm định kỳ hoạt động nhân quyền của Việt Nam sắp tới tại Liên Hiệp Quốc. Chắc chắn rằng bức thư sẽ gặp phản ứng dữ dội từ nhà nước mặc dù ông tuyên bố đã bỏ đảng và chấp nhận tỵ nạn chính trị. Ông có thể chia sẻ thêm về việc làm này của ông hay không?
Đặng Xương Hùng: Tôi là người trong cuộc. Tôi là lãnh sự Việt Nam tại Geneve và thấy rằng dấu hiệu biến chuyển trong tình hình vừa rồi nhất là chuyện mà họ khăng khăng giữ lại điều 4 hiến pháp. Họ làm cho Quốc hội trở thành một chi bộ của đảng Cộng sản thì tôi nghĩ rằng mình phải ra đi. Việc tôi ra đi tôi chỉ chống lại Đảng cộng sản thôi chứ tôi không chống lại con người.
"Tôi là người trong cuộc. Tôi là lãnh sự Việt Nam tại Geneve và thấy rằng dấu hiệu biến chuyển trong tình hình vừa rồi nhất là chuyện mà họ khăng khăng giữ lại điều 4 hiến pháp."
Ông Đặng Xương Hùng
Tôi thấy đồng nghiệp của tôi là những người rất thông minh, rất giỏi họ được đào tạo và được ra nước ngoài, được tiếp xúc với bên ngoài họ hiểu thế nào là thế giới văn minh và tất nhiên họ cũng biết sự vô lý của chủ nghĩa Mác Lênin. Họ chưa thể có quyết định trong lúc này bởi vì cái thế của họ rất khó cho việc đó.
Cái hướng của tôi tập trung vào thái độ của những người hiện nay ở Bộ ngoại giao cũng như các bộ khác. Bởi vì các đoàn từ trong nước sang gồm rất nhiều bộ ngành. Với 11 bộ ngành và khoảng 30 người. Những cuộc họp ở trong nước đã rất cụ thể rồi và sự chuẩn bị của họ cũng chỉ lập lại bài bản như ngày xưa thôi nhưng lần này vai trò có khác vì Việt Nam đã ở trong Hội đồng Nhân quyền rồi và đó cũng là một yếu tố thuận lợi cho chúng ta.
Mặc Lâm: Ông nghĩ sao về các cá nhân từ Việt Nam sang kết hợp với những đoàn thể từ nhiều nước đang vận động để Liên Hiệp Quốc chú ý về việc kiểm điểm của Việt Nam vào ngày 5 tháng 7 sắp tới?
Đặng Xương Hùng: Đã có phái đoàn của những chàng trai cô gái tôi thấy rất thông minh, dõng dạc. Họ đưa ra những thông số, những dữ liệu về những vi phạm nhân quyền trong Việt Nam, như thế là tốt rồi. Còn việc làm ở đây làm sao cho nó hiệu quả thì phải theo dõi thái độ của đoàn Việt Nam. Nếu có cơ hội tiếp xúc thì nên giải thích cho họ rằng việc làm của họ chỉ có tác dụng bao che cho những tội lỗi, những vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam thôi chứ chả có tác dụng gì cho nhân dân Việt Nam cả. Chỉ càng kéo dài thời gian mong đợi của người dân cho một nước Việt Nam dân chủ, nhân quyền và tiến bộ đối với cộng đồng Quốc tế.
Mặc Lâm: Theo ông thì phái đoàn này nên làm gì với đoàn của chính phủ Việt Nam và qua kinh nghiệm của mình ông góp ý với cả hai phía trong và ngoài nước như thế nào?
Đặng Xương Hùng: Thái độ của họ trong kỳ này nên bớt đi sự o bế các nước Troika. Có ba nước Troika làm như trọng tài, ba nước ấy được bốc thăm. Việt Nam bốc thăm ra ba nước Troika là Keyna, Kazakhstan và Costa Rica. Họ dùng đại sứ và ngoại giao để o bế, mặc cả các nước này bằng cách mời cơm rồi trao đổi rằng các ông dễ dãi cho Việt Nam thì về sau này tới phiên các ông kiểm điểm nhân quyền thì Việt Nam sẽ làm tương tự trở lại. Tức là có sự mặc cả. Đó là việc chúng ta cần tác động.
Cần phải gặp các phái đòan của Keyna của Kazakhstan, Costa Rica để nói với họ đừng chấp nhận những cái gợi ý nhỏ nhen của đoàn Việt Nam. Các nước Troika cần giữ vai trò trọng tài của mình, hết sức vô tư trong vai trò trọng tài cho Việt Nam này. Chúng ta cần họ vô tư vì thời gian rất có hạn do đó nếu sự trình bày của ba nước Troika này có hướng dành cho đoàn trong nước thì thời gian dành cho phái đoàn bên ngoài có khả năng làm thay đổi thái độ và sức mạnh ép được nhân quyền Việt Nam không đủ thời gian để lên tiếng trình bày sự đàn áp nhân quyền của Việt Nam.
Mặc Lâm: Nhận xét của ông về yếu tố tác động phương Tây hiện nay để họ chú ý hơn về tình hình đàn áp nhân quyền Việt Nam đủ mạnh hay chưa và nếu không thì làm cách nào để thay đổi?
Đặng Xương Hùng: Nhân tố các nước có thể làm thay đổi được tình hình nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam là nhân tố nước lớn. Khi tôi sang đây tôi nhận thấy rằng các bản tin của Châu Âu nói chung là rất xao nhãng tình hình của Việt Nam. Thí dụ như Việt Nam thông qua hiến pháp và những gì xảy ra tại Việt Nam nói chung. Tất nhiên không phải ta là người Việt mà lại tô vẽ Việt Nam không có nhân quyền nhưng đó là sự thiếu thông tin và xao nhãng của các nước phương Tây đối với tình hình Việt Nam. Hiện nay họ còn rất nhiều những quan tâm nào là căng thẳng Trung Nhật, rồi Bắc Triều tiên, Syria hay Iran, Ukraine…tất cả những thứ đó khiến họ quan tâm hơn do đó họ xao nhãng đối với Việt Nam.
Mặc Lâm: Quay lại với bức thư ông gửi cho những người sắp sang tham dự buổi kiểm điểm nhân quyền. Xin ông cho biết nội dung quan trọng nhất của ông muốn chuyển tải tới họ là gì?
Đặng Xương Hùng: Bạn bè tôi những người trong đoàn có rất nhiều người tôi kính trọng và khâm phục. Tôi chỉ phân tích cho họ thay đổi thái độ thôi. Thái độ thay đổi là rất quan trọng để cho họ hiểu rằng tại sao Quốc tế người ta bắt các nước phải kiểm điểm nhân quyền của từng nước trên toàn cầu trong những kỳ như hiện nay như đối với Việt Nam.
"Bên kia người ta không biết vì khi về luôn luôn đoàn báo cáo là thành công. Là các nước phản ứng rất hạn chế đối với nhân quyền Việt Nam."
Ông Đặng Xương Hùng
Bởi vì con người và quyền của con người là quan trọng nhất đối với thế giới văn
minh. Đây mục tiêu của cả nhân loại chứ không phải chỉ nhằm vào Việt Nam mà
thôi. Họ không cố đưa ra để kiểm điểm Việt Nam và tạo sức ép để Việt Nam thay
đổi mà đây là cái chung. Nếu các anh các chị cứ tiếp tục theo lối cũ là soạn ra
một bài đọc rồi cố mà chống đỡ để giảm nhẹ những việc đàn áp nhân quyền của
mình là không thể được.
Mặc Lâm: Theo kinh nghiệm riêng xin ông cho biết trong khi ra trình bày trước Liên Hiệp Quốc như vậy thì phái đoàn có hỏi xin ý kiến hay báo cáo nhanh nhất về những diễn tiến trong buổi kiểm điểm tới cấp cao nhất trong Bộ chính trị hay không? và khi về nước thì các báo cáo này sẽ gửi như thế nào?
Đặng Xương Hùng: Bên kia người ta không biết vì khi về luôn luôn đoàn báo cáo là thành công. Là các nước phản ứng rất hạn chế đối với nhân quyền Việt Nam. Chúng ta đi chuyến này đã bảo vệ được, vẫn giữ được cái điều thế giới phương Tây không thể áp đặt giá trị nhân quyền của phương Tây cho Việt Nam bởi vì dân trí của Việt Nam vẫn còn thấp.
Xong rồi làm bản báo cáo, báo cáo lên trên thì trên lại tiếp tục đàn áp. Thế thì cái lỗi này là lỗi của người đang thi hành nhiệm vụ tức là mình không ghi chép thái độ của các nước khác để mà ghi vào báo cáo mà lại gửi bản báo cáo cho lãnh đạo không thể hiện được cái sùng sục cũng như ý của các nước phương Tây đối với vấn đề nhân quyền Việt Nam. Nó không thể hiện trong báo cáo đó. Đoàn này cũng gặp ông lãnh đạo, đoàn kia tô vẽ kéo thành công về phía mình, đưa ra những dữ liệu báo cáo lên trên là chúng tôi đã có sáng kiến này, có sáng kiến kia.
Mặc Lâm: Vâng, xin cám ơn ông Đặng Xương Hùng.
Vừa rồi là cuộc phỏng vấn ông Đăng Xương Hùng, nguyên là Lãnh sự Việt Nam tại Geneve Thụy sĩ, Vụ phó Bộ Ngoại giao Việt Nam. Chúng tôi sẽ trở lại với một câu chuyện khác của ông khi chính thức từ bỏ đảng Cộng sản mà ông đã theo trong nhiều chục năm, mời quý vị đón xem.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Mặc Lâm: Theo kinh nghiệm riêng xin ông cho biết trong khi ra trình bày trước Liên Hiệp Quốc như vậy thì phái đoàn có hỏi xin ý kiến hay báo cáo nhanh nhất về những diễn tiến trong buổi kiểm điểm tới cấp cao nhất trong Bộ chính trị hay không? và khi về nước thì các báo cáo này sẽ gửi như thế nào?
Đặng Xương Hùng: Bên kia người ta không biết vì khi về luôn luôn đoàn báo cáo là thành công. Là các nước phản ứng rất hạn chế đối với nhân quyền Việt Nam. Chúng ta đi chuyến này đã bảo vệ được, vẫn giữ được cái điều thế giới phương Tây không thể áp đặt giá trị nhân quyền của phương Tây cho Việt Nam bởi vì dân trí của Việt Nam vẫn còn thấp.
Xong rồi làm bản báo cáo, báo cáo lên trên thì trên lại tiếp tục đàn áp. Thế thì cái lỗi này là lỗi của người đang thi hành nhiệm vụ tức là mình không ghi chép thái độ của các nước khác để mà ghi vào báo cáo mà lại gửi bản báo cáo cho lãnh đạo không thể hiện được cái sùng sục cũng như ý của các nước phương Tây đối với vấn đề nhân quyền Việt Nam. Nó không thể hiện trong báo cáo đó. Đoàn này cũng gặp ông lãnh đạo, đoàn kia tô vẽ kéo thành công về phía mình, đưa ra những dữ liệu báo cáo lên trên là chúng tôi đã có sáng kiến này, có sáng kiến kia.
Mặc Lâm: Vâng, xin cám ơn ông Đặng Xương Hùng.
Vừa rồi là cuộc phỏng vấn ông Đăng Xương Hùng, nguyên là Lãnh sự Việt Nam tại Geneve Thụy sĩ, Vụ phó Bộ Ngoại giao Việt Nam. Chúng tôi sẽ trở lại với một câu chuyện khác của ông khi chính thức từ bỏ đảng Cộng sản mà ông đã theo trong nhiều chục năm, mời quý vị đón xem.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét