Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

VĨNH BIỆT DANH TƯỚNG BÙI THẾ LÂN

Mai Nguyễn Huỳnh

Gia đình chiến sĩ QL.VNCH, vừa mất đi một vị tướng tài ba, lỗi lạc- BÙI THẾ LÂN! Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC
Kính chúc hương hồn cố Thiếu tướng trở về với cõi an lành bình an...Sau khi hoàn thành Trách nhiệm- Danh dự Tổ quốc trao cho chiến sĩ QL.VNCH.

Thành kính phân ưu cùng tang quyến

VĨNH BIỆT DANH TƯỚNG BÙI THẾ LÂN!

Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư ĐoànTQLCVN
SQ 52/700.453

TIỂU SỬ
Sanh tháng 11-1932 tại Hà Nội
1954: SVSQ Khóa 4 Cương Quyết Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, tốt nghiệp cấp bậc Thiếu Úy- Đại Đội Trưởng, Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến
1960: Trung Úy Tham Mưu Trưởng Liên Đoàn TQLC
1961: 1-6 Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng Tiễu Đoàn 4 TQLC
1963: Bàn giao chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 4 TQLC cho Đại Úy Lê Hằng Minh, du học khóa Chỉ Huy và Tham MưuTQLC tại căn cứ TQLC Quantico, Virginia Hoa Kỳ
1964: Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn TQLC thay thế Thiếu Tá Trần Văn Nhật nhậm chức Tùy Viên Quân Sự tại Phi Luật Tân.
- Thăng cấp Thiếu Tá
1965: Ngày 1-11, thăng cấp Trung Tá
1966: Thăng cấp Đại Tá
1971: Tư Lệnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn TQLC
1972: Ngày 4-5 Tư Lệnh Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến thay thế Trung Tướng Lê Nguyên Khang nhận chức vụ Tổng Thanh Tra QLVNCH.
- Ngày 28-5 Vinh thăng Chuẩn Tướng nhiệm chức
1973: Vinh thăng Chuẩn Tướng thực thụ
1975: Đầu tháng 4 vinh thăng Thiếu Tướng nhiệm chức
1975: Định Cư tại Houston, Texas và San Jose California


Huy Chương:
- Được ân thưởng nhiều huy chương Quân Sự và Dân Sự cao quý kể cả các huy chương của Đồng Minh.
- Legion of Merit ( Degree of Commander)



TÂM SỰ CỌP BIỂN BÙI THẾ LÂN:
Sau khi nhận chức Tư Lệnh Sư Ðoàn Thủy quân Lục chiến, ngày 5 tháng 4 năm 1972, được vài tháng thì tôi được chỉ thị Trung Ương soạn thảo kế hoạch cùng các đơn vị Nhảy Dù và Bộ Binh địa phương để tái chiếm Quảng Trị bằng mọi giá. Lúc đó tất cả đều do Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Ðoàn 1 chỉ huy. Chúng tôi được lệnh tham chiến toàn bộ Sư Ðoàn TQLC gồm 3 Lữ Ðoàn nòng cốt 147, 258 và 369.



Cuộc hành quân được khởi sự vào cuối tháng 6 năm 1972 và Thủy Quân Lục Chiến đi từ Quốc lộ 1 ra bờ biển hàng ngang đánh tiến ra Quảng Trị. Tôi chỉ thị cho Ðại tá Bảo, Lữ đoàn Trưởng Lữ Ðoàn 147 và Ðại tá Ðịnh, Lữ đoàn trưởng Lữ Ðoàn 258 cho rải quân hàng ngang từ Quốc lộ 1 cho đến ven bờ biển và hành quân tiến về hướng Bắc. Khu vực từ Quốc lộ 1 tiến vào núi thuộc vùng trách nhiệm của Sư Ðoàn Nhảy Dù. Ðồng thời tôi chỉ thị cho Ðại tá Lương, Lữ đoàn trưởng 369 đóng lại ở Mỹ Chánh để trừ bị. Cuộc hành quân tái chiếm Quảng Trị thật gay go và làm thiệt hại cũng như bị thương rất nhiều cho anh em mang cùng màu áo với tôi, đó là điều làm tôi vô cùng đau xót, nhất là vì tôi không ngờ đã phải đánh đổi một giá quá cao như vậy. Sáng 16 tháng 9 năm 1972, anh em chúng tôi vào được Cổ thành Quảng Trị. Và cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH được tung bay trên cột cờ Quảng Trị sau một thời gian vắng bóng. Và công việc mà tôi phải chu toàn gấp trong thời gian đó là vấn đề bổ sung quân số cho các đơn vị trực thuộc. Vì số tử thương khá cao nên tôi phải xoay sở lắm mới xong việc bổ sung cho Sư Ðoàn.



Ðầu tháng 2 năm 1975, tôi được lệnh thành lập thêm một Lữ đoàn nữa, đó là Lữ đoàn 468 gồm 3 tiểu đoàn 14, 16 và 18. Tôi chỉ thị cho Ðại tá Ðịnh về Sài gòn để lo vấn đề thành lập Lữ đoàn 468. Ðến cuối tháng 2/75 thì Lữ đoàn 468 đã được thành lập xong và được biệt phái ngay cho Quân đoàn 3 hành quân vùng Long An và Hậu Nghĩa. Tất cả ba Lữ đoàn 147, 258 và 369 ở lại đóng giữ Quảng Trị cho đến ngày 12 tháng 3 năm 75 thì tôi được lệnh của Trung tướng Ngô Quang Trưởng cho rút Thủy Quân Lục Chiến từ Quảng Trị vào Ðà Nẵng thay cho Sư đoàn Nhảy Dù được lệnh về Sài gòn.



Trung tướng Trưởng ra lệnh cho tôi chỉ đưa về Ðà Nẵng 2 Lữ đoàn 147 và 258 thôi. Còn Lữ đoàn 369 được tăng phái cho Trung tướng Lâm Quang Thi là Tư lệnh tiền phương tại Huế. Ngày 15 tháng 3 năm 75, Lữ đoàn 468 được không vận từ Sài gòn ra Ðà Nẵng.



Ngày 17 tháng 3 năm 75, Lữ đoàn 147, 258 và 468 của TQLC đã bàn giao nhận khu vực trách nhiệm bảo vệ vòng đai Ðà Nẵng từ đèo Hải Vân trở vào do Sư Ðoàn Nhảy Dù giao lại. Riêng Lữ đoàn 369 thì được đưa vào Huế dưới quyền chỉ huy của Tướng Thi kể từ ngày 15 tháng 3 năm 75. Hàng ngày tôi vẫn bay ra thăm các đơn vị của tôi ở Huế theo hệ thống hàng ngang. Vì các đơn vị của Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến thuộc thành phần Tổng trừ bị nên khi đã biệt phái cho các vùng thì được đặt trực tiếp chỉ huy hệ thống dọc của các vị Tư Lệnh Quân Ðoàn, còn tôi chỉ có quyền thăm h?i, giúp đỡ anh em thuộc cấp theo hệ thống ngang thôi chớ không có quyền gì hơn.



Chiều 23 tháng 3 năm 75, lúc 5 giờ, tôi đang bay đi thåm các đơn vị ở Ðà Nẵng thì được lệnh về gặp Trung tướng Trưởng ở Bộ Tư lệnh Quân ðoàn 1. Tôi đáp máy bay ở sân Bộ Tư Lệnh Quân đoàn 1 đi bộ vào thì gặp Chuẩn tướng Lê văn Ðiềm, Tư Lệnh Sư đoàn 1/ Bộ Binh đi ra với vẻ mặt buồn bã. Tôi chào hỏi Chuẩn tướng Ðiềm. Và tôi nói rằng "Ðiềm ơi ráng lo đi, tình hình bây giờ ở đâu cũng khó khăn cả." Chuẩn tướng Ðiềm chỉ lắc đầu buồn bã tạm biệt tôi và không nói một lời nào cả. Tôi vào văn phòng gặp ngay Trung tướng Trưởng và Trung tướng Trưởng nói với tôi rằng: "Tôi đã cho lệnh bỏ Huế rồi." Nghe tin như sét đánh, tôi hỏi ngay Trung tướng Trưởng: "Khi nào mình sẽ rút?" Trung tướng Trưởng với đôi mắt buồn bã như một bác sĩ có tài nhìn đứa con thân yêu của mình sắp bị chết, mình đủ khả năng chữa trị cứu sống nó, nhưng hai tay bị trói đe chỉ đứng nhìn mà thôi. Thật đau sót biết bao! Và Trung tướng Trưởng chỉ trả lời trong nghẹn ngào đúng hai chữ: "Ðêm nay".



Tôi thông cảm Trung tướng Trưởng hơn ai hết nên đành từ giã trở về hậu cứ liên lạc ngay Ðại tá Trì, Tư lệnh phó Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến, lúc đó đang đại diện tôi ở cạnh Bộ Tư Lệnh Tiền Phương ở Huế dưới quyền Trung tướng Thi. Tôi hỏi Ðại tá Trì có nhận được lệnh không, Ðại tá Trì trả lời: "Tôi đã nhận lệnh rút quân về Ðà Nẵng". Và tôi có hỏi kế hoạch rút quân như thế nào thì được biết là "rút theo đường biển, đi dọc theo sát bờ biển và sẽ có tàu đến đón".



Lúc bấy giờ Bộ Chỉ Huy của Lữ đoàn 369 đang ở tại căn cứ Tân Mỹ ở cửa Thuận An, Huế. Còn các đơn vị thì 2 tiểu đoàn đang ở An Lộ và một tiểu đoàn đang ở Bắc quận Hương Ðiền và Nam Mỹ Chánh, Huế.



Theo kế hoạch dự trù, như đã nói, tôi được biết là sẽ rút quân theo đường biển, nghĩa là tất cả các đơn vị của tôi và của Sư Ðoàn 1 Bộ Binh của Chuẩn tướng Ðiềm sẽ ra cửa Thuận An và sẽ có tàu Hải Quân và LCU Quân vận vào đón. Nhưng vì lệnh rút lui quá nhanh, quá đột ngột, nên các đơn vị không chu toàn được, không thì hành đúng theo kế hoạch rút quân. Do đó, các đơn vị của Lữ đoàn 369 đã rút theo phương tiện tự túc. Một số rút theo đường bộ dọc Quốc lộ 1 vào Ðà Nẵng, bị Việt cộng phục kích chận đánh thiệt hại rất nặng. Một số theo Ðại tá Lương đi bộ dọc theo bờ biển đi về phía Nam, được một số tàu Hải quân và LCU vào đón. Ðại tá Lương, Lữ đoàn trưởng 369 bị thương ở chân trong lúc cố gắng đưa các anh em ra LCU đang lềnh bềnh ngoài biển. Ðại tá Trì, Tư lệnh Phó Sư đoàn TQLC theo một LCU của Hải quân về Ðà Nẵng. Tổng kết bi thảm là chỉ một số nhỏ anh em TQLC thoát hiểm bằng đường bộ và đường thủy, còn bao nhiêu bị tử thương hay bị kẹt lại Huế. Số phận anh em rút theo đường biển còn bi thảm hơn: Rút quân dọc theo bờ biển với trên 110 cây số từ Huế vào Ðà Nẵng thì anh em TQLC có thể đi bộ được, nhưng khi đến ngang Phá Tam Giang ở cửa Tư Hiền thì có con sông chắn ngang r¤ấ rộng, mà bên kia sông thì VC đã chiếm rồi. Nên anh em TQLC cũng như Bộ Binh Sư đoàn 1 lội sang rất khó khăn. Và nếu có lội sang thì cũng bị VC bên kia sông bắt hết. Tóm lại ké hoạch rút quân của các đơn vị ở Huế, đều không được thi hành vì không có phương tiện và lệnh rút ban ra quá nhanh, không đủ thì giờ chuẩn bị rút quân. Về Ðà Nẵng, Ðại tá Lương được tôi đưa vào bệnh viện TQLC chữa trị vì vết thương ở chân khá nặng.



Chiều 29 tháng 3 năm 75, tôi được lệnh bay sang họp với Trung tướng Ngô Quang Trưởng tại Bộ Tư lệnh Hải quân vùng 1 Duyên Hải. Tôi vào văn phòng của Ðô Ðốc Hồ văn Kỳ Thoại và gặp Trung tướng Trưởng, Trung tướng Thi và Ðô Ðốc Thoại.



Tám giờ tối ngày 29 tháng 3 năm 75, Trung tướng Trưởng ngồi ở bàn giấy của văn phòng Ðô Ðốc Thoại gọi điện thoại về Sài gòn nói chuyện. Chúng tôi ngồi ở Sa lông chờ đợi. Tôi không nghe được những lời đối thoại giữa Trung tướng Trưởng với TT Thiệu và Ðại tướng Cao Văn Viên. Nhưng ít phút sau, nhìn thấy đôi mắt đỏ ngầu, khuôn mặt buồn bã và những lời đối thoại vắn tắt của tướng Trưởng, tôi cũng đoán được một phần nào những việc chẳng lành sắp đến cho anh em chúng tôi. Rời điện thoại, Trung tướng Trưởng tiến về phía chúng tôi. Với vẻ mặt buồn thảm, giọng nói nghẹn ngào ông nói: "Lệnh bỏ Ðà Nẵng." Chúng tôi đứng lặng người như bị sét đánh. Suốt cuộc đời binh nghiệp tôi chưa bao giờ được nghe một mệnh lệnh làm tê điếng như thế. Tôi không ngần ngại hỏi lại Tướng Trưởng: "Thưa Trung tướng mình phải bỏ Ðà Nẵng?" Tướng Trưởng trả lời: "Ðúng thế". Và ông lặng lẽ không nói thêm một lời.



Mười phút sau khi Trung tướng Trưởng ban hành lệnh bỏ Ðà Nẵng cho anh em chúng tôi thì VC pháo kích ngay vào Trung Tâm Hành quân của BTL/HQ/VIZH, trúng ngay sau văn phòng của Ðô Ðốc Thoại, chỗ chúng tôi đang ngồi. Ðạn pháo kích như mưa, càng lúc càng gia tăng, rơi cùng khắp căn cứ... Ðến 9 giờ tối, Chuẩn tướng Hinh, Tư Lệnh Sư Ðoàn 3 Bộ Binh đáp trực thăng vào gặp Trung tướng Trưởng và sau khi nhận chỉ thị, Chuẩn tướng Hinh đã bay về hậu cứ. Sau đó Trung tướng Thi cũng bay ra chiến hạm Mỹ, vì đã hết nhiệm vụ. Khoảng 9 giờ 45 Trung tướng Trưởng ra máy bay trực thăng riêng để về lại Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 1. Nhưng máy bay đã bị đạn pháo kích hư không sử dụng được. Tôi bèn đề nghị Trung tướng Trưởng lấy máy bay riêng của tôi thì cũng bị hư vì đạn pháo kích luôn.



Sau đó, Trung tướng Trưởng trở vào lại văn phòng Ðô Ðốc Thoại. Tôi và Ðô Ðốc Thoại thì liên lạc các chiến hạm để tìm cách di chuyển anh em Thủy quân Lục chiến. Ðến 10 giờ 15 phút thì Ðại tá Phước, Không đoàn trưởng Không đoàn 63 lái một trực thăng loại tải thương đáp xuống sân cờ Bộ Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải, và vào gặp Trung tướng Trưởng xin chỉ thị. Sau đó tôi đã tiễn đưa Trung tướng Trưởng ra chiếc trực thăng này để đưa Trung tướng về Bộ Tư Lệnh QÐ1. Còn phần tôi, tôi trở lại văn phòng của Ðô Ðốc Thoại lo phối hợp giải quyết vấn đề phương tiện rút quân cho các đơn vị trực thuộc Quân Ðoàn 1 và TQLC.



Tình hình càng lúc càng trầm trọng. Việt Cộng pháo vào phi trường Ðà Nẵng và Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 1ở· thành phố Ðà Nẵng. Các chiến hạm và tàu bè đã rời khỏi căn cứ của BTL/HQ/VIZH và CCYT/TV/ÐN. Phòng hành quân bị trúng pháo hư hại. Ðô Ðốc Thoại và tôi không còn một phương tiện nào trong tay nữa. Nên chúng tôi phải đi bộ quanh sau các mỏm đá dọc theo bờ biển ra sau bãi trước Hòn Sơn Chà. Và may khi đó có một ghe Hải quân đi ngang gần đó. Ðô Ðốc Thoại đã cho lệnh gọi chiếc ghe đó vào thì được biết đó là ghe của Hải quân do Thiếu tá Hy chỉ huy. Khi Thiếu tá Hy nghe nói trên bờ có Ðô Ðốc Thoại, nên đã la lớn rằng, "Nếu có Ðô Ðốc Thoại ở trong bờ thì xin Ðô Ðốc hãy lên tiếng cho tôi nhận ra tiếng thì tôi mới vào". Ðô Ðốc Thoại phải ráng hết mình la lớn vì trời tối, gió thổi mạnh, sóng to, biển khá động, nên rất khó nghe, hơn nữa, chúng tôi ở cách xa ghe gần nửa cây số.



Ðô Ðốc Thoại nói lớn: "Tôi là Ðô Ðốc Thoại đây! Anh em vào đón tôi với." Sau đó, Thiếu tá Hy, người đã từng làm đơn vị trưởng nhiều năm dưới quyền Ðô Ðốc Thoại đã nhận ra đúng giọng quen thuộc của người anh cả đã chỉ huy ông ta trong thời gian qua, bèn cho ghe Yabuta vào sát để đón Ðô Ðốc Thoại và tôi, cùng một số anh em Hải quân đi theo chúng tôi, chở thẳng ra cập HQ 802 của Hải Quân Trung tá Võ Công làm Hạm Trưởng. Lên tàu này chúng tôi đã thấy có Chuẩn tướng Hinh, Tư Lệnh SÐ3/BB ở đó. Kế đén, tôi lại gặp ngay Ðại tá Quế, TTM/SÐ/TQLC cũng có ở đấy.



Ngay sau đó, tôi nhờ hệ thống truyền tin Hải quân của chiến hạm để liên lạc các đơn vị ở trong bờ. Trong lúc đó anh em TQLC được chia làm hai nhóm. Một nhóm ở ngay Tiên Sa gần khu vực của Bộ Tư Lệnh HQ/VIZH. Và một nhóm ở căn cứ Non Nước, do Ðại Tá Trì Tư lệnh Phó SD/TQLC chỉ huy. Chúng tôi đã được một số chiến hạm của Hải quân vào gần bãi ủi của Non Nước để vớt anh em TQLC rất nhiều. Và chỉ có một vài chiến hạm loại đổ bộ như HQ 404, HQ 801 hay HQ 802 mới có thể vào gần được. Còn các chiến hạm khác thì chỉ ở ngoài và anh em TQLC chỉ có cách dùng ghe tàu nhỏ đi ra chứ không có cách gì đi ra tàu vì quá xa.



Sáng 30 tháng 3/75, HQ404 được lệnh vào gần cách bờ 5 hải lý để vớt tướng Trưởng, nhưng không vào thêm. Cuối cùng, tôi nghe Ðại tá Trí thuật lại là vị Hạm Trưởng đã cho tàu thả trôi từ từ vào mặc dầu lệnh Sài gòn là ở cách xa bờ 5 hải lý. Tàu tiến vào gần kề sát bờ, chỉ cách bờ chưa được 1 hải lý. Nên HQ 404 đã vớt được tướng Trưởng và đông đảo anh em TQLC, trong đó có cả Ðại tá Trí, từ trong bờ lội ra. Khi anh em TQLC lên tàu xong, Tổng tham mưu ra lệnh cho TQLC về Sàigòn chỉnh trang, bổ sung. Nhưng trên đường về thì ngày 1 tháng 4 năm 75, tôi được lệnh TTM do phương tiện truyền tin Hải quân chuyển lại là cho đổ bộ TQLC xuống Cam Ranh để chỉnh trang. Chúng tôi phải xuống ở bãi ủi Cam Ranh. Ðến ngày 3 tháng 4, TTM chỉ thị cho HQ 802 chở TQLC về Vũng Tàu.



Chúng tôi đóng quân tại Bãi Sau, Vũng Tàu, trong căn cứ dưỡng quân. Tôi cho lệnh các vị Lữ đoàn trưởng chỉnh đốn hàng ngũ, và trang bị lại cho các đơn vị. Ngày 6 tháng 4, tôi được lệnh TTM cho biệt phái 2 Lữ đoàn 147 và 258 cho Quân đoàn 3 do Trung tướng Toàn chỉ huy, trách nhiệm hành quân vùng Long Thành và phía Bắc phi trường Biên Hòa. Lúc đó LÐ/258 do Trung tá Tống chỉ huy. Riêng Lữ đoàn 468 thì ở tại Vũng Tàu để bổ sung và trang bị.



Sáng 29 tháng 4, tôi liên lạc với các đơn vị TQLC tăng phái cho QÐ3 thì được biết tình hình rất nặng nề, các đơn vị VC tấn công mạnh, có xe tăng yểm trợ. Ðến 10 giờ ngày 29 tháng 4 tôi mất liên lạc hẳn với 2 Lữ đoàn 147 và 258. ( nguồn Lê Bá Chư ghi thuật/Lịch Sử Ngàn Người Viết )



DANH TƯỚNG BÙI THẾ LÂN ĐÃ VỈNH VIỂN TỪ GIẢ GIA ĐÌNH VÀ CÁC CHIẾN HỮU NGÀY 14.1.2014 TẠI SAN JOSE, BẮC CALI



NHỮNG BÀI VIẾT VỀ NGƯỜI HÙNG QUẢNG TRỊ:
1. Thiếu Tướng Bùi Thế Lân Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến VNCH
2.Những hình ảnh về Thiếu Tướng BTL
3. Tướng Bùi Thế Lân Được Trao Huy Chương Legion Of Merit
4. Vài cảm nghĩ về Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư ĐoànTQLCVN
5.Vị phu nhân sau cùng của Tướng BTL - Tân Hôn Thiếu Tướng Bùi Thế Lân Cựu Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC VNCH June 9th 2012
6. Những Kẽ Bất Khuất
7. DanhTướng Bùi Thế Lân
8.Hình Sinh Nhật thứ 81 của Thiếu Tướng Bùi Thế Lân




Thiếu Tướng Tư lệnh Sư Đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến qua đời.
by Tuesday, January 14, 2014





SAN JOSE, California (NV) - Thiếu Tướng Bùi Thế Lân, cựu tư lệnh Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến QLVNCH, vừa qua đời vào lúc 10 giờ sáng Thứ Ba, 14 Tháng Giêng, tại San Jose, hưởng thọ 82 tuổi, một người thân trong gia đình (không muốn nêu danh tánh) xác nhận với nhật báo Người Việt.
Theo Lược Sử QLVNCH của ba tác giả Trần Ngọc Thống, Hồ Ðắc Huân, và Lê Ðình Thụy, thì cố thiếu tướng Bùi Thế Lân sinh Tháng Mười Một, 1932, tại Hà Nội.



Ông là học sinh hai trường trung học Chu Văn An và Dũng Lạc ở Hà Nội.
 Năm 1953, ông theo học khóa 4 Cương Quyết trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức, và tốt nghiệp một năm sau đó với cấp bậc thiếu úy, làm đại đội trưởng thuộc Tiểu Ðoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến.





Năm 1960, ông được thăng trung úy, với chức vụ tham mưu trưởng Liên Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến.



Ngày 1 Tháng Sáu, 1961, ông được thăng đại úy, làm tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến.



Năm 1963, ông bàn giao tiểu đoàn cho Ðại Úy Lê Hằng Minh và lên đường du học khóa chỉ huy và tham mưu Thủy Quân Lục Chiến tại căn cứ Quantico, Virginia, Hoa Kỳ.



Khoảng giữa Tháng Ba, 1964, ông được thăng thiếu tá, làm tham mưu trưởng Lữ Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến, thay thế Thiếu Tá Trần Văn Nhựt, được cử làm phụ tá tùy viên quân sự Tòa Ðại Sứ VNCH tại Manila, Philippines.
Ông được thăng trung tá ngày 1 Tháng Mười Một, 1965, và một năm sau được thăng đại tá.



Năm 1971, ông làm tư lệnh phó kiêm tham mưu trưởng Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến.



Ngày 4 Tháng Năm, 1972, ông làm tư lệnh Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến, thay thế Trung Tướng Lê Nguyên Khang đi làm tổng thanh tra Quân lực VNCH.



Cũng trong năm này, ông Lân được vinh thăng chuẩn tướng nhiệm chức vào ngày 28 Tháng Năm.



Năm 1973, ông được vinh thăng chuẩn tướng thực thụ.



Ðầu Tháng Tư, 1975, ông được vinh thăng thiếu tướng nhiệm chức.



Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, ông định cư tại Houston, Texas, và sau này sang cư ngụ tại San Jose. (Ð.D.)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét